Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào các thiện hữu, hiện giờ do Kinh-Luật-Luận Phật pháp phổ biến quá rộng rãi, ai ai cũng có thể tìm đọc một cách dễ dàng nhưng không có một vị thầy hướng dẫn theo thứ lớp, cho nên dẫn đến tình trạng tiếp thu kiến thức Phật học không có thứ lớp phù họp căn cơ mỗi người, cho nên dẫn đển nhiễu loạn, đoạn kiến và rồi ai ai cũng có thể nói pháp, tranh luận, làm "luận chủ" nhưng một điều rất phổ biến dễ thấy nhất hiện nay là "nói pháp" nhưng không hề biết Khê lý - Khế cơ là gì, dẫn đến hỗn loạn và tranh biện, tự ngã.

Đã có đôi lần Đồng Nát có nói đến "tùy theo căn cơ, tùy theo phương tiện, tùy theo cảnh giới" mà nói pháp nhưng cái đó cung chỉ nói theo sự hiểu của riêng ngu này mà thôi.

Nay Đồng Nát tìm được bài phù hợp, xin giới thiệu bài viết của TS. Nhất hạnh liên quan đến Khế cơ và khế lý, nhằm bổ khuyết cho quý vị nhằm có thêm kiến thức để tự biết được năng lực và các phương tiện khi chia sẻ Phật pháp với bạn đồng tu. Thành thật mà nói, tất cả chúng ta đây trình độ Phật pháp còn rất hạn chế, cho nên chưa thể gọi là đi gieo nhân duyên chánh pháp cho người khác (xin đừng Tự ngã rằng ta đắc pháp cho nên ta có thể đi gieo duyên Phật pháp), mà chúng ta chỉ là chia sẻ kinh nghiệm học Phật, kinh nghiệm tu hành với đồng tu mà thôi.



Khế lý cũng là khế cơ


Trong đạo Bụt (Buddha) có thêm khái niệm về nhị khế, khế lý khế cơ. Khế lý nghĩa là phải phù hợp với căn bản đạo Bụt, không chống lại với giáo lý vô thường, vô ngã niết bàn. Thứ hai là khế cơ, có nghĩa là phù hợp với hoàn cảnh, với tâm lý, với trường hợp của người ta đang muốn giúp đỡ.


Khi đứng ra thuyết pháp cho một nhóm người, ta phải quán chiếu xem họ là những người nào, bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ như thế nào, họ mang những khổ đau nào, những vướng mắc nào, lúc đó ta mới nói về giáo lý cho họ được. Còn nếu đến với một thính chúng mà không có ý niệm gì về họ, thì ta không nên nói pháp, vì ta không có thể quán cơ, không thấy căn cơ của người nghe. Một pháp sư giỏi là một pháp sư biết quán cơ. Không phải mình có một mớ kiến thức Phật học rồi mình cứ thao thao bất tuyệt, người ta tiếp nhận được hay không cũng mặc. Đó là không biết khế cơ, mà lại thiếu cả từ bi. Động cơ thuyết pháp như thế không phải là lòng từ bi.


Trước hết, ta phải thấy những con người với những khổ đau, vướng mắc và khao khát của họ. Sau khi quán cơ, ta mới biết cần phải đưa ra và hiến tặng giáo lý nào. Dầu trong ta có chất chứa 2690 bài pháp thoại đã được chế biến sẵn, đó cũng chưa phải là Phật pháp. Vì Phật pháp đích thật phải có hai tính chất là khế lý khế cơ. Nếu không khế cơ thì chưa chắc đã là khế lý, vì bài giảng đó vô ích, không trị được bệnh nào cho ai cả. Một ông thầy thuốc trước khi cho thuốc phải chẩn mạch, phải biết được tình trạng cơ thể của người bệnh. Người thuyết pháp cũng vậy, phải thấy được căn cơ của người nghe để đưa ra những giáo pháp thích hợp. Nói rằng bài thuyết pháp này khế lý nhưng không khế cơ là sai. Vì khi không khế cơ thì nó cũng không khế lý, dầu nó chứa đầy danh từ Phật học dù không ai bác bẻ được những lý luận trong đó. Lấy ngay cả đoạn kinh ra đọc, không thay đổi một chữ nào cũng chưa chắc là giáo lý đích thật. Vì khi không giúp được ai an lạc thì nó không phải là giáo lý. Nghĩ cho kỹ ta thấy rằng khi nào khế cơ thì tất phải khế lý, mà khi nào thật sự khế lý thì đã khế cơ rồi. Cho nên khế lý bao hàm khế cơ, mà khế cơ cũng bao hàm khế lý ở trong. Ngay trong một buổi pháp đàm cũng vậy. Một buổi pháp đàm gồm một số người với những kiến thức của họ. Những điều ta nói trong buổi pháp đàm là nói ra cho những người đó nghe, chứ không phải nói cho những người ở chỗ khác nghe. Vì vậy ngôn ngữ của ta cũng phải theo nguyên tắc nhị đế và tứ tất đàn. Có thể có nhiều điều không nói được, vì thính chúng này không phải là thính chúng để nghe chuyện đó. Có những điều ta thấy rõ, đã chứng nghiệm là sự thật, nhưng chưa thể nói cho họ nghe. (...)Kẻ thù của ta là vô minh, là bạo động, là tham tàn, là cố chấp, kẻ thù của ta không phải là con người. Con người, (...) đều đáng thương, đáng giúp đỡ cả. ì Những câu nói trên rất đúng với tinh thần đạo Bụt. Nhưng khi quý vị nói điều đó ra giữa những người đã đau khổ nhiều quá vì chiến tranh, (...)hoặc tù đầy, thì nói câu đó có thể khiến tâm hồn họ bị một bức tường ngăn lấp, và họ không thể nào nghe tiếp được nữa.


Những điều ta nói mà người khác không nghe được thì không nên nói, vì nói ra họ cũng không hiểu. Nói những chuyện mà họ tiếp nhận được thì họ hiểu liền. Cho nên không phải bất cứ những kiến thức nào mình cho là đúng đều có thể nói, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Đó là nguyên tắc tứ tất đàn. Cho nên thuyết pháp cũng như pháp đàm không phải là một dịp phô diễn kiến thức, mà phải làm sao cho những người hiện diện được lợi lạc. Có thể nói rằng một bài giảng, một câu nói phù hợp với chánh pháp thì đồng thời phải phù hợp với căn cơ của người nghe. Nếu không phù hợp căn cơ của người nghe, nếu không giúp tháo gỡ được cho người đó, nếu không đem lại lợi ích, thì chưa hẳn đó đã là chánh pháp. Vậy chúng ta đã học được gì với bài pháp thoại về nhị đế, tứ tất đàn, và hai quy tắc khế cơ khế lý? Chúng ta học được rằng phải thực tế, phải bao dung, đừng cố chấp. Chúng ta phải như không khí, ở đâu cũng thong thả ra vào, không còn vướng mắc nữa. tangbong
(Thiền Sư Nhất Hạnh)
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 15/01/12 19:18 với 2 lần sửa.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Để khế lý_khế cơ cũg khó lắm.và cái j cũg có2 mặt của nó.bắt sự việc toàn mỹ thì "cực đoan".cuộc sống thì k thể đòi hỏi công thức.mọi thứ gối lên nhau.k cái j đứng tách rời(độc thân)để mà chúg ta phân loại.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Cuộc sống mang tíh toàn bộ.k thể chọn cái này và bỏ cái kia.mọi thứ sinh ra gối lên nhau,bù đắp cho nhau.mới thành1 thể hoàn chỉnh.phá bỏ1 chi tiết là phá bỏ cả hình hài.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chính vì chẳng biết cách "phương tiện" để phù hợp với căn cơ (khế cơ) của người khác cho nên loạn và điên đảo hết!!!
Chính vì khong nắm vững căn bản này dẫn tới không tự đanh giá năng lực của mình tới đâu dẫn đến nói vô tội vạ thiếu Từ và Bi khi nói pháp hay thảo luận với bạn đồng tu, do trụ tại ngã mà nói Pháp. Nói Pháp mà khong khế lý- khế cơ thì Chánh Pháp trở thành phi pháp do nói khong phù hợp hoàn cảnh, do không phù hợp người nghe, do không biết cách phương tiện. tangbong

Kính chúc an lạc và trí tuệ trong chánh Pháp.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 15/01/12 17:49 với 1 lần sửa.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Mình chưa từng đọc duyên khởi hay lý nhân duyên của PHẬT...nhưg chắc nó là thế,tương tự thế...mà #thế thì cũng chẳng sao.mọi thứ vẫn thế...cuộc sống... cái DUYÊN nó KHỞI,mình vẩn là mình


thanhthao
Bài viết: 8
Ngày: 12/01/12 20:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhthao »

CHÀO BẠN ĐỒNG NÁT

Thưa anh bạn đồng hành tôi nghỉ rằng kinh phật không cần phải học trường lớp hoặc ai dạy gì cả ;quan trọng cái tâm của mình có thật lòng để học kinh phật hay không thôi ;theo như tôi thấy có rất nhiều người mang tiếng học trường lớp ra rồi tu ở chùa rất sang trọng có giỏi về kinh phật hay không ;tôi muốn nói điểm chính là ở chỗ này (tu tâm ;tu tánh không bằng tu ở tại nhà ) tu hành không cần phải cạo đầu vô chùa mới cho là tu hành đó chỉ là hình tướng mà thôi ;tôi nghỉ đồng nát nên cần phải học hỏi chú Cường Nam rất nhiều đi ;bởi vì chú Cường Nam là 1 người rất giỏi về kinh phật tuy nhiên chú ấy không phải là người xuất gia. Nhưng qua những bài tôi đã đọc và trong đó đã thể hiện cái tâm tu đạo và cái lòng từ bi khi nói về phật pháp của chú ấy. Tuy bài viết của :"Bạn Đồng Nát"
củng hơi thể hiện về phật pháp nhưng bạn Đồng Nát cần phải giải thích rõ ràng và lập luận 1 cách hợp lí khi nói kinh phật, hơn nữa tôi thấy bạn cũng không hiểu về phật pháp nhiều lắm. Tôi có 1 thắc mắc rằng:"Tại sao phần mở đầu của bạn lại nói cần phải học trường lớp hoặc thầy thì mới biết rõ về phật, nhưng phần sau của bạn lại viết 1 cách sơ sài lủng củng và nói 1 cách khó hiểu, ngắn gọn không giống như là 1 người đã được học trường lớp hoặc thầy mà ngược lại giống như bạn đang ghen tỵ 1 cái gì đó về người khác.Tuy tôi củng là người được học trong 1 lớp giản phật pháp ra nhưng trong đó có nói về cái tâm của con người rất kỷ là:"Nếu mình làm 1 cái gì đó mà không bằng người ta thì mình phải học hỏi và ca ngợi người mà tài giỏi hơn mình, chứ không được ghen tỵ giận hờn, hoặc làm điều gì đó để chiếm đoạt được mục đích như mình muốn, Làm như vậy nếu có ai đó biết được thì eo ôi sấu hổ biết bao và mang tội lớn cho bản thân sau này. Tôi đây bụng thì đầy phật pháp nhưng trong đầu thì lý lẻ, lập luận và giải thích tôi còn phải học hỏi về chú Nam Cường huấn chi bạn Đồng Nát phật pháp thấp mà còn so tài với người cao đạo.Thôi thư cũng đã dài rồi qua cau chuyện của bạn Đồng Nát tôi muốn góp ý kiến của riêng tôi về câu chuyện của bạn là những gì tôi đã nói ở trên và hơn nữa tôi khuyên bạn trước khi viết phải si nghỉ cho kỹ và cần học hỏi nhiều về chú cường, riêng tôi bây giờ tôi củng phải đọc và nghiên cứu về bài phật pháp của chú cường viết lên hàng ngày.Tôi chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Khế Cơ = Hợp căn cơ trình độ người nghe,

Khế Lý = Đúng theo ý nghĩa được Kinh Luật Luận giảng dạy theo trình độ.

Kinh Phật có dạy đem Pháp Bồ Tát giảng cho người muốn tu Thanh Văn Thừa là Có Lỗi, đem Pháp Thanh Văn Thừa mà dạy cho người muốn tu Hạnh Bồ Tát là Có Lỗi.

Đây là diễn đàn chung không ai biết ai chứ không phải là chùa cho nên khi viết bài hay trả lời chỉ là có thể tùy theo người hỏi mà trả lời.

Bài trả lời là nhằm về người hỏi cho nên hễ nói Khế Cơ Khế Lý thì chỉ có thể nói về người hỏi.

Kinh có thể giảng theo rất nhiều trình độ.

Như trong Kinh Phật nói Lý Vô Thường, Tứ Đế, 12 Nhân Duyên thì cũng có nhiều trình độ sai khác.

Lý Vô Thường, Tứ Đế, 12 Nhân Duyên theo Thanh Văn Thừa khác, Bồ Tát Thừa khác

Giới Thanh Văn Thừa khác, Giới Bồ Tát Thừa khác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

cảng ngi sâu càng thâý mọi câu trả lời đều vô nghĩa.
cân phải khế lý khế cơ,vâỵ trước phảỉ hỉểu khế lý khế cơ lả thế nảo?là hợp lý và hợp căn cỏ!.vây hợp lý là thế nào?.
hợp căn cơ là sao?.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Mọi câu hỏi và mọi câu trả lời(vẽ ra) thì chứng tỏ bạn đang k sống trong thực tại.bạn đag liên tưởg tới1 hình mẫu nào đó trog tưog lai và đòi hỏi cak giải quyết.
tất cả chỉ ra rằng bạn đang sốg một cách k thực tế.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Tứ tất đàn
Trích dẫn:
Tứ tất đàn: Bốn pháp thành tựu. Bốn tiêu chuẩn để trình bày sự thật.

Giáo pháp mà đức Phật dùng để giáo hoá, dẫn dắt chúng sinh có thể được chia làm 4 phạm trù, gọi là Tứ tất đàn. Tất đàn là từ ghép chung cả tiếng Phạm và Hán. Tất nghĩa là khắp hết; đàn nói đủ là đàn na, dāna, có nghĩa là bố thí; Phật dùng bốn pháp này để bố thí khắp hết tất cả chúng sinh.

Theo Luận Đại trí độ của Bồ tát Long Thọ, Tứ tất đàn có đại ý như sau:
1. Thế giới tất đàn: Tuỳ thuận theo pháp thế gian mà nói nghĩa nhân duyên hoà hợp; cũng tức là dùng những pháp phổ thông ở thế gian như tư tưởng, ngôn ngữ, quan niệm... để thuyết minh chân lý duyên khởi. Chẳng hạn như: Con người là do nhân duyên hoà hợp mà có, vì thế nên chẳng phải là thực thể. Cho rằng con người có thật xưa nay vốn là cái thấy phổ thông của thế tục, nên Phật nói pháp thích hợp với thế tục để thuận theo mọi người, khiến cho phàm ohu vui mừng mà được chính trí thế gian, cho nên Tất đàn này còn được gọi là Lạc dục tất đàn.

2. Các vị nhân tất đàn: Gọi tắt là Nhân tất đàn. Tức tuỳ theo căn cơ và năng lực khác nhau của mỗi chúng sinh mà nói các pháp thực tiễn xuất thế, khiến chúng sinh sinh khởi niệm thiện căn, cho nên cũng gọi là Sinh thiện tất đàn.

3. Đối trị tất đàn: Đối với phiền não của chúng sinh như tham, sân, si... tuỳ bệnh mà cho thuốc pháp để đối trị. Đây là giáo pháp nhằm diệt trừ phiền não và ác nghiệp của chúng sinh. Vì giáo pháp này có công năng dứt các điều ác của chúng sinh, cho nên cũng gọi là Đoạn ác tất đàn.

4. Đệ nhất nghĩa tất đàn: Tức dẹp bỏ tất cả ngôn ngữ, luận nghị mà trực tiếp dùng Đệ nhất nghĩa đế giải thích rõ lý thực tướng của các pháp, khiến chúng sinh chân chính khế nhập giáo pháp, cho nên cũng gọi là Nhập lý tất đàn. tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

cảng ngi sâu càng thâý mọi câu trả lời đều vô nghĩa.
cân phải khế lý khế cơ,vâỵ trước phảỉ hỉểu khế lý khế cơ lả thế nảo?là hợp lý và hợp căn cỏ!.vây hợp lý là thế nào?.
hợp căn cơ là sao?.
Hợp Lý là Hợp Lý Lẽ Trong Kinh dạy.

Hợp Căn Cơ là Hợp Căn Cơ Người Hỏi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Khế Lý - Khế Cơ; Cần Thiết Đối Với Người Nói Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Đồng Nát đã viết:Khi đứng ra thuyết pháp cho một nhóm người, ta phải quán chiếu xem họ là những người nào, bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ như thế nào, họ mang những khổ đau nào, những vướng mắc nào, lúc đó ta mới nói về giáo lý cho họ được. Còn nếu đến với một thính chúng mà không có ý niệm gì về họ, thì ta không nên nói pháp, vì ta không có thể quán cơ, không thấy căn cơ của người nghe. Một pháp sư giỏi là một pháp sư biết quán cơ. Không phải mình có một mớ kiến thức Phật học rồi mình cứ thao thao bất tuyệt, người ta tiếp nhận được hay không cũng mặc. Đó là không biết khế cơ, mà lại thiếu cả từ bi. Động cơ thuyết pháp như thế không phải là lòng từ bi.
(Thiền Sư Nhất Hạnh)

Đây thuộc về trí giác ,người tu hiện nay chạy theo giáo lý thuyết ,thì cho đây là chánh pháp ,là đúng ý ,khi nói ra không ai có thể cải lại ,nếu ai đó không dùng giáo lý ,chỉ dùng trí thì cho là tà ma ngoại đạo.
Nhiều khi trí tuệ chưa phân định nổi giáo lý ,tranh cải không nổi ,lên trang wet món ăn sẳn không cần suy ngẫm ,thậm chí trí phàm cũng post ngay được một bài luận ,nên bài lập luận thành mốp mà bậc hạ trí cũng dùng được ,bậc tu thượng căn không bao giờ dùng luận ,chỉ nói lời đơn thuần ,nên vẫn bị mắng thuộc loại hạ phẩm .
Đời bây giờ thượng hạ đều lộn ngược khó phân minh .


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.102 khách