GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GÓP NHẶT CÁT ĐÁ
(Sa Thạch Tập)
Đỗ Đình Đồng dịch.

Đây là những câu truyện dịch từ một tập sách nhan đề là Sa Thạch Tập (Shaseki shu) do một Thiền sư người Nhật tên Vô Trú ( Muju) viết vào cuối thế kỷ 13. Những chuyện vui từ các nhà sư tu Thiền trích từ nhiều tập sách khác nhau đã được xuất bản ở Nhật trong vòng thế kỷ trước.

Vì người phương đông thích thể hiện hơn là lăng xăng nhiều việc.
Người khám phá chính mình là người được kính trọng nhất.
Một người khám phá chính mình là một người muốn khai mở tâm thức của chính mình như Đức Phật đã làm.

Đây là những câu chuyện kể lại những cuôc khai phá ấy.

1 - MỘT TÁCH TRÀ

Vào thời Minh Trị (1860 - 1912) Nan-In, một thiền sư Nhật tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền .
Nan-in mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách, nhưng vẫn tiếp tục rót thêm.
Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kềm mình được nữa : “Đầy quá rồi, xin đừng rót nữa”.
“Giống như cái tách này” Nan-in nói “ông cũng đấy ắp những quan niệm, những tu tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được, trù khi ông cạn cái tách trà của ông trước”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - ĐƯỢC VIÊN KIM CƯƠNG.

Gudo tuy là sư phụ của hoàng đế , nhưng ông thường rong chơi một mình như tên ăn mày lang thang. Một hôm Gudo trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của thủ phủ, Gudo đến một làng nhỏ tên Takenada . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt. Gudo ướt như chuột lột . Đôi dép rơm tả tơi. Gudo thấy có bốn, năm đôi dép trong cửa sổ một nông gia gần đó, và định mua một đôi.
Thiếu phụ dâng dép cho Gudo, thấy ông ướt quá, mời ông nghỉ lại nhà đêm đó. Gudo nhận lời, cảm ơn nàng. Gudo bước vào nhà, tụng kinh trước bàn thờ của gia đình. Rồi thiếu phụ giới thiệu mẹ và các con nàng với Gudo. Thấy cả nhà đều buồn, Gudo hỏi thăm có việc gì ? Thiếu phụ đáp :
“Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu. Khi đánh bạc ăn, anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ. Khi thua, anh ấy mượn tiền của nhiều người khác. Đôi khi say quá anh ấy không về nhà nổi. Tôi có thể làm gì được bây giờ?”
Gudo nói”Tôi sẽ giúp chồng chị. Đây là một ít tiền Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít thức ăn ngon. Rồi chị có thể đi nghỉ, tôi sẽ thiền định trước bàn thờ”.
Vào khoảng nửa đêm người chồng về, say mèm, lè nhè kêu “Này bà nó ơi, tôi đã về nè. Bà có gì cho tôi ăn không ?”
Guddo nói “Tôi có món cho anh. Tôi bị mưa không đi được, vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay. Đáp lại tôi có mua ít rượu và cá này, anh có thể dùng được”. Hắn lập tức uống rượu và ngã dài xuống nền nhà thiếp đi. Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn.
Sáng hôm sau, khi người chồng thức dậy, hắn quên mọi chuyện hôm qua. Hắn hỏi Gudo “Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định, đáp “Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi sắp đến Edo”. Người đàn ông rất hổ thẹn, Anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của hoàng đế. Gudo mỉm cười giảng giải :
“Mọi sự ở đời đều vô thường. Đời người chóng vánh. Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu, anh sẽ không còn thì giờ làm được việc gì, và anh còn gây khổ cho gia đình nữa”.
Người chồng chợt tỉnh dạy như trong cơn mộng. Anh ta nói “Ngài dạy chí phải. Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ? Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường”
Gudo chấp nhận : “Nếu anh muốn”.
Hai người bắt đầu đi. Sau khi họ đi được ba dặm đường, Gudo bảo anh ta trở lại. Anh ta xin Gudo “Xin cho đi năm dặm nữa”.
Hai người tiếp tục đi. Hết năm dặm, Gudo nhắc “Bây giờ anh có thể trở về”. Anh ta đáp “Xin mười dặm nữa”. Khi mười dặm đã qua, Gudo bảo “Bây giờ anh hãy về đi”. “Hừ, tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi”. Anh ta tuyên bố.
Trong những thiền viên hiện đại ở Nhật, có một bậc thầy nổi bật trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu ông là Munan (Vô qui), người không bao giờ trở về.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - THẾ À ?

Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống cuộc đời trong sạch. Một gia đình người Nhật bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở , có cô con gái đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô khám phá ra cô có thai.
Việc này làm cha mẹ cô nổi giận. Cô không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai. Nhưng sau bao nhiêu phiền phức, cuối cùng lại tên là Hakuin.
Phẫn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị thày này. Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng “ Thế à “ rồi thôi.
Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang đến trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin mất hết danh dự, nhưng việc này không làm ông buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế. Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.
Một năm sau, cô gái không còn chịu đựng được nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ nàng - rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin, mà là một thanh niên ngoài chợ.
Lập tức cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin tha lỗi, và xin đem đứa bé về.
Hakuin ưng thuận, khi đó Hakuin cũng chỉ thốt hai tiếng “ Thế à “.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - VÂNG LỜI

Những buổi nói chuyện của Bankei không chỉ có thiền sinh, mà còn có mặt cả những người thuộc các tầng lớp, môn phái khác theo dõi. Bankei không bao giờ trưng dẫn kinh điển hay đắm mình trong các cuộc tranh luận có tính cách học giả. Cho nên những lời Bankei nói ra đều trực tiếp từ tâm hồn ông đến thẳng những kẻ nghe ông nói.
Số cử tọa đông đảo của Bankei khiến một tu sĩ môn phái Nichiren nổi giận bởi vì những đệ tử đã bỏ ông để theo nghe Bankei giảng Thiền. Tu sĩ này bèn đến Thiền viện của Bankei với ý muốn định tranh luận cùng Bankei.
Tu sĩ kêu : “Này Thiền sư, xin chờ một chút. Bất cứ ai kính trọng ông cũng nghe theo lời ông cả. Nhưng một người như tôi đây không kính trọng ông đâu. Làm sao ông có thể khiến tôi nghe lời ông được ?”
Bankei nói “ Hãy đến đây, tôi sẽ chỉ cho anh thấy”.
Một cách kiêu hãnh, tu sĩ xô vẹt đám đông để lấy đường đến chỗ Bankei.
Bankei mỉm cười : “Hãy qua ben trái tôi”. Tu sĩ vâng lời.
“Không, hãy qua bên phải tôi, chúng ta có thể nói chuyện hay hơn. Hãy bước sang đây”.
Tu sĩ kiêu hãnh bước sang bên phải Bankei. Bankei nói
“Anh thấy không, anh đang nghe theo lời tôi. Và tôi nghĩ rằng anh là người rất hiền, ngoan. Bây giờ anh hãy ngồi xuống đó nghe đi”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

những bài này rất hay và ý nghĩa. ung hộ post tiếp ^^


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - NẾU YÊU HÃY YÊU CÔNG KHAI

Hai chục nhà sư và một ni cô tên Eshun theo thực tập thiền định với một Thiền sư nọ.
Mặc dù đã cạo trọc đầu và y phục tầm thường, Eshun vẫn rất xinh đẹp. Nhiều nhà sư thầm yêu Eshun. Một người trong bọn họ viết thư tỏ tình với Eshun, hẹn gặp mặt riêng.
Eshun không trả lời. Ngày hôm sau, khi Thiền sư giảng bài cho mọi người xong, Eshun đứng dậy, hướng về người đã viết thư cho mình nói “Nếu thật anh yêu tôi nhiều lắm thì hãy đến ôm tôi đi”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6 - KHÔNG CÓ YÊU THƯƠNG TỬ TẾ

Một bà lão Trung Hoa giúp đỡ một nhà sư hơn hai mươi năm. Bà dựng cho nhà sư một căn lều và nuôi ông ăn uống đầy đủ trong lúc ông Thiền định. Cuối cùng bà muốn biết nhà sư tiến bộ thế nào trong suốt thời gian qua.
Muốn biết rõ ràng, bà lão đến nhờ một cô gái. Bà bảo cô gái “Hãy đến chỗ ông ta, rồi bất ngờ hỏi “Gì nào ?”.
Cô gái đến chỗ nhà sư, vuốt ve một cách rất tự nhiên, rồi hỏi nhà sư đối xử với mình như thế nào ?
Nhà sư đáp một cách thơ mộng “ Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông, không nơi nào là không ấm áp”.
Cô gái trở về kể lại tất cả những gì mà nhà sư đã nói. Bà lão giận dữ than: “Nghĩ ta đã nuôi dưỡng hắn hai chục năm trời. Đành rằng hắn không thèm chú ý đến sự đòi hỏi của cô, hắn không có ý định cắt nghĩa điều kiện của cô. Hắn không cần đáp ứng sự đam mê, nhưng ít nhất hắn cũng phải tỏ ra có một chút từ tâm chứ”.
Lập tức bà lão đến đốt rụi căn lều của nhà sư.
(Thực ra là vì nhà sư chưa đắc đạo)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

7 - THÔNG BÁO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7 - THÔNG BÁO

Vào ngày cuối cùng của đời mình, Thiền sư Tanzo viết sáu chục tấm thiệp, bảo đệ tử gởi đi. Rồi ông qua đời. Thiệp viết :

Tôi đang rời bỏ trần gian này.
Đây là lời cáo phó của tôi.

Tanzo
27 tháng 7 năm 1872.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

8 - ĐẠI LÃNG (sóng lớn)

Một đô vật nổi danh tên là Onami (sóng lớn) sống vào đầu thời Minh Trị.
Onami mạnh vô cùng, và biết thuật đấu vật. Trong những cuộc đấu riêng tư, anh đã đánh bại luôn cả thầy. Nhưng anh bị học trò của mình ném xuống đài trong những cuộc đấu công khai. Anh cảm thấy vô cùng xấu hổ. Onami thấy cần đến sự giúp đỡ của một Thiền sư.
Hakuin một Thiền sư lang thang đang dừng bước tại một ngôi đền nhỏ ở gần đấy. Vì thế Onami đến thăm Hakuin và kể cho Hakuin nghe chuyện buồn của mình. Hakuin khuyên
“Tên anh là Đại Lãng, vậy tối nay anh hãy ở lại đây. Hãy tưởng tượng anh là những con sóng to lớn đó. Anh sẽ là một tay đấu vật không còn sợ hãi nữa. Anh sẽ là những con sóng khổng lồ đó, đang đùa quét tất cả mọi vật trước mặt, đang nuốt chửng tất cả con đường của chúng. Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch trên đất này”.
Hakuin lui ra. Onami ngồi trầm tư , cố gắng tưởng tượng mình là những con sóng. Onami nghĩ đến nhiều vật khác nhau, Rồi từ từ anh chuyển sang cảm giác thấy sóng càng ngày càng nhiều. Đêm càng jhuya, sóng càng lớn. Chúng quét sạch tất cả những bông hoa cắm trong những chiếc độc bình, Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt. Trước khi trời sáng, ngôi đền chỉ còn là một cơn thủy triều dâng lên của biển cả mênh mông.
Sáng hôm sau, Hakuin tìm thấy Onami còn đang thiền định, trên mặt anh ta thoáng nhẹ một nụ cười. Hakuin đập nhẹ vào vai nhà đo vật:
“Bây giờ thì không còn gì có thể quấy rầy anh được nữa. Anh là những con sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh”.
Ngay hôm đó Onami vào cuộc đấu trắc nghiệm. Anh ta đã thắng. Sau đó, ở Nhật không ai đánh bại được anh ta.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

9 - KHÔNG THỂ ĂN CẮP MẶT TRĂNG

Ryuokan là một Thiền sư sống cuộc đời đơn giản nhất trong căn lều nhỏ dưới chân núi.
Vào buổi chiều nọ, có một tên trộm viếng lều của Ryuokan, lục soát để lấy đồ.
Ryuokan về, bắt gặp hắn đang lục soát, nói: “Có lẽ anh từ xa đến đây để viếng tôi. Vô lẽ để anh trở về tay không sao ? hãy lấy quần áo của tôi để làm một món quà”.
Tên trộm ngạc nhiên. Hắn lấy quần áo của Ryuokan rồi tẩu thoát. Ryuokan ngồi trần truồng, ngước mắt nhìn trăng thơ mộng
“Hỡi người bạn nghèo khổ ! Ước gì ta có thể cho anh mặt trăng đẹp này”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10 - BÀI THƠ CUỐI CÙNG CỦA HOSHIN

Thiền sư Hoshin sống ở Trung Hoa nhiều năm. Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản. Ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử.
Khi thấy mình đã già lắm rồi, Hoshin kể lại cho đệ tử nghe một câu chuyện mà Hoshin đã được nghe lúc còn ở Trung Hoa. Câu chuyện thế này :

Vào ngày 25 tháng chạp năm nọ, Tokufu thấy mình đã quá già, và biết mình sắp chết, ông nói với các đệ tử “Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi”. Các đệ tử tưởng ông nói đùa. Nhưng Tokufu là một bậc thày có tấm lòng đại lượng, nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm.
Vào một buổi chiều năm mới, Tokufu kết luận “Các con đã đối xử tốt với ta. Ta sẽ giã từ vào chiều mai, khi tuyết ngừng rơi”.
Các môn đệ đều cười, cho rằng Tokufu đóng trò, và nói chuyện vô lý, bởi vì đêm nay trời đất quang đãng, thì làm gì có tuyết rơi. Và ngày kế, các đệ tử không thấy Tokufu đâu cả, họ chạy vào Thiền phòng. Tokufu đã qua đời ở đó.

Hoshin người kể câu chuyện này, nói với các đệ tử mình “Một Thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình, nhưng nếu ông ta thực sự muốn làm thé, ông ta có thể làm được”.
Một đệ tử hỏi “Thầy làm được không ?”
Hoshin đáp “Được, ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới, kể từ bây giờ”.
Không một đệ tử nào tin lời Hoshin. Hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước. Khi ông gọi họ đến quanh mình. Hoshin nhắc :
“Bảy ngày đã qua. Thày đã nói thày sẽ giã biệt các con. Theo thường lệ, thày phải viết một bài thơ để vĩnh biệt, nhưng thày không phải là thi sĩ, cũng không phải là người viết chữ đẹp. Vậy một anh nào trong các con hãy ghi lại những lời cuối của thày”.
Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa, nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết . Hoshin hỏi “Con đã sẵ sàng chưa ?”. Người viết đáp “Vâng, bạch thày”. Rồi Hoshin bắt đầu đọc :
Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng
Tánh sáng là gì ?
………………….
Thường lệ bài thơ gồm bốn dòng, vì thế người đệ tử nói “Bạch thày, còn một dòng ngắn”.
Hoshin hét lên một tiếng “Kaa…!” như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi ra đi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

11 - CÂU CHUYỆN SHUNKAI

Tuyết đại mỹ nhân Shunkai có một tên khác là Suzu, bị bắt buộc phải lập gia đình trái với ý muốn của nàng khi Shunkai còn quá nhỏ. Sau này, khi cuộc hôn nhơn đã kết thúc, Shunkai theo học triết tại một trường đại học.
Nhìn thấy Shunkai là phải yêu nàng. Luôn luôn và bất cứ nơi nào nàng bước chân đến là có kẻ yêu nàng, và chính nàng cũng yêu nhiều người. Tình yêu đã đến với Shunkai ở đại học và sau này, khi triết học không làm cho Shunkai được thỏa mãn.
Shunkai đến viếng một ngôi đền để học Thiền, nhiều Thiền sinh yêu nàng. Toàn thể cuộc đời Shunkai ướt đẫm tình yêu. Cuối cùng đến Kyoto Shunkai mới trở thành một Thiền sinh thực sự. Những sư huynh, sư đệ của Shunkai ở một ngôi đền phụ thuộc của đến Kennin đã ca ngợi lòng chân thành của Shunkai. Một người trong bọn họ đã chứng tỏ tinh thần đồng chí hướng với Shunkai bằng cách đã giúp đỡ Shunkai trong việc nắm vững căn bản Thiền học.
Sư trưởng của đền Kennin, Mokurai có nghĩa là yên lặng sấm sét, là một người rất nghiêm khắc. Mokurai tự giữ giới luật rất nghiêm trang và muốn các đệ tử cũng làm như mình.
Ở nước Nhật hiện thời, dù bất cứ với nhiệt tâm nào, dường như các tu sĩ đã đánh mất tinh thần Phật giáo, vì họ có vợ. Mokurai thường xách chổi đuổi những người đàn bà khi ông tìm thấy họ ở bất cứ nơi nào trong ngôi đề của ông. Nhưng Mokurai càng quét đuổi các bà vợ đó nhiều chừng nào thì dường như họ càng trở lại nhiều chừng đó.
Trong ngôi đền đặc biệt này, bà vợ của tu sĩ trưởng nổi ghen với sự chăm chỉ và sắc đẹp của Shunkai. Nghe các đệ tử ca ngợi sự hành Thiền trang nghiêm của Shunkai, bà vợ tu sĩ trưởng đã thấy ngứa ngáy khó chịu. Cuối cùng bà phao đồn tùm lum về việc Shunkai với một thanh niên, bạn Shunkai. Vì thế anh ta và Shunkai bị trục xuất ra khỏi đền.
Shunkai nghĩ ”Có thể ta gây nên một lỗi lầm về chuyện yêu đương, nhưng bà ấy không thể ở lại ngôi đền đó được, nếu bạn ta bị đối xử quá bất công như thế”. Đêm đó Shunkai mang một thùng dầu hỏa, đốt trụi ngôi đền đã được xây dựng hơn hai mươi lăm năm này.
Sáng hôm sau Shunkai thấy mình bị cảnh sát bắt giữ. Một luật sư trẻ thích Shunkai và cố gắng giúp nàng được nhẹ tội. Nhưng Shunkai bảo vị luật sư “Đừng, đừng giúp tôi làm gì, biết đâu tội lại quyết định làm một việc gì khác, rồi tôi lại ngồi tù nữa. Vô ích”. Cuối cùng Shunkai bị tuyên án bảy năm tù.
Shunkai lại được một cai tù sáu mươi tuổi thả ra, vì ông ta cũng say mê nàng. Nhưng bây giờ người ta xem nàng như một “con chim tù”. Không ai còn muốn kết giao với Shunkai. Cả đến các Thiền sinh, những người được cho là tin vào sự giác ngộ ngay trong thời này và với thân này, tất cả đều tránh xa nàng.
Shunkai nhìn thấy Thiền là một việc và những kẻ theo Thiền lại là một việc khác hoàn toàn. Những người thân thuộc của Shunkai cũng không còn gì với nàng. Shunkai trở thành một người bệnh tật, nghèo nàn và yếu đuối.
Shunkai gặp một tu sĩ tên Shinshu dạy cho nàng niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà và Shunkai tìm được nơi đây chút an ủi và thanh bình của tâm hồn. Shunkai qua đời khi nàng còn đẹp tuyệt trần và chưa đầy ba mươi tuổi.
Shunkai đã viết lại câu chuyện đời nàng trong một sự cố gắng hữu ích để hổ trợ cho chính nàng. Một phần nhỏ câu chuyện này, nàng kể cho một người đàn bà khác ghi lại. Vì câu chuyện đã đến tai những người dân Nhật. Những người đã từ chối Shunkai, những người đã phỉ báng và oán ghét Shunkai, bây giờ đọc lại chuyện đời Shunkai với giọt lệ ăn năn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]97 khách