VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Sở hữu Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 12.

SỞ HỮU TÂM
Cetasika


Tâm thức không phải là một cá thể giản dị. Tâm thức là một sự tổng hợp của nhiều sở hữu tâm.

Thí dụ: trong 121 tâm được nói ở phần trước, những tâm giản dị nhất là Ngũ song thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức), những tâm nầy là những cảm giác thuần túy, không bị tiêm nhiễm ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ trên đối tượng. Nhưng nếu chúng ta tìm xét kỷ sẽ thấy những tâm ấy gồm có 7 sở hữu biến hành (Xúc, thọ tưởng, tư, định, mạng quyền và tác ý). Bảy sở hữu nầy cùng khởi lên một lượt, không trước, không sau, chúng đồng biết một cảnh với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng sanh và đồng diệt với tâm. Ðó là định luật chung cho tất cả các sở hữu tâm. Sở hữu tâm gồm có 52 sở hữu và được phân loại như sau:
vdp12-1.jpg
vdp12-1.jpg (115.8 KiB) Đã xem 2340 lần


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - SỞ HỮU TỢ THA

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 13.

SỞ HỮU TỢ THA
Aññasamāna


Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, thì đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, thì đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Ký, thì đặc tính của chúng là Vô Ký. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:

I. Sở Hữu Biến Hành (Sabbacittasādhāranā)

Sở hữu biến hành là những sở hữu có mặt trong 121 tâm, không một tâm nào có thể thiếu các Sở Hữu này; gồm có 7 Sở Hữu:

1. Xúc (Phassa):

Chữ Phassa xuất phát từ ngữ căn Phas = xúc chạm. Sở hữu xúc là sự xúc chạm của chủ thể với đối tượng (về mặt vật chất hay tinh thần); sự xúc chạm của tâm với cảnh gọi là xúc (Ārambhaṃ Busatiti = Phasso). Căn, Trần (Cảnh) và Thức gặp nhau gọi là Xúc (Vatthu ca Viññāṇaṃ ca Ārambhaṃ phusa tīti = Phasso). Thí dụ: hai bàn tay chạm nhau phát ra tiếng kêu. Hai bàn tay như căn và cảnh, chỗ chạm nhau là xúc, tiếng kêu ví như tâm thức. Sở Hữu Xúc được phân làm sáu loại:

Nhãn Xúc (là Sở Hữu Xúc hợp với Nhãn Thức do Mắt (Nhãn Căn) và Cảnh Sắc đối chiếu nhau).

Nhĩ Xúc (là Sở Hữu Xúc hợp với Nhĩ Thức do Tai (Nhĩ Căn) và Cảnh Thinh đối chiếu nhau).

Tỷ Xúc (là Sở Hữu Xúc hợp với Tỷ Thức do Mũi (Tỷ Căn) và Cảnh Khí đối chiếu nhau).

Thiệt Xúc (là Sở Hữu Xúc hợp với Thiệt Thức do Lưỡi (Thiệt Căn) và Cảnh Vị đối chiếu nhau).

Thân Xúc (là Sở Hữu Xúc hợp với Thân Thức do Thân (Thân Căn) và Cảnh Xúc (Ðất, Lửa, Gió) đối chiếu nhau).

Ý Xúc
(là Sở Hữu Xúc hợp với Ý Thức khi Ý Quyền (Ý Căn) và Cảnh Pháp đối chiếu nhau).

Cho nên Pālī chú giải như sau:

- Chơn tướng của sở hữu xúc là sự chạm nhau.

- Phận sự của sở hữu xúc là tâm tiếp xúc với cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu xúc là tâm, căn và trần hợp lại.

- Nhân cần thiết của sở hữu xúc là có cảnh hiện ra.

2. Thọ (Vedanā):

Chữ Vedanā dịch là Thọ, xuất phát từ ngữ căn Vid = thọ lảnh. Thọ là trạng thái tiếp thu, cảm nhận đối tượng qua lục căn. Chính thọ đóng vai trò cảm nhận một kết quả Thiện hay Bất Thiện chớ không phải có một linh hồn cảm thọ. Nên có chú giải "hưởng cảnh gọi là thọ" (Vedayatiti = Vedanā). Thí dụ: như một người ra sức làm việc tạo nên tiền của, tài sản, sự nghiệp. Về sau, khi lớn tuổi, người đó sống thỏa thích với tài sản mà mình đã tạo. Thỏa thích với tài sản đã tạo ví như sở hữu thọ vậy. Thọ được chia làm năm thứ:

Thọ Khổ: là những cảm giác khó chịu vì không thích hợp với thân .

- Chơn tướng của thọ khổ là thân xúc chạm cảnh xấu (cảnh không hợp với thân như nóng quá, lạnh quá, chật chội, ..).

- Phận sự của thọ khổ là làm cho các pháp đồng sanh với nó khó chịu.

- Sự thành tựu của thọ khổ là thân đau đớn.

- Nhân cần thiết của thọ khổ là có thần kinh thân (da).

Thọ Lạc: là những cảm giác khoan khoái do sự thích hợp với thân.

- Chơn tướng của thọ lạc là thân xúc chạm cảnh tốt (cảnh vừa ý, hạp với thân).

- Phận sự của thọ lạc là làm cho các pháp đồng sanh với nó thích hợp.

- Sự thành tựu của thọ lạc là thân cảm thấy sung sướng, dể chịu.

- Nhân cần thiết của thọ lạc là có thần kinh thân.

Thọ Ưu: Là cảm giác buồn bực của tâm vì gặp cảnh bất như ý.

- Chơn tướng của thọ ưu là cách tiếp nhận nghịch cảnh.

- Phận sự của thọ ưu là chuyên bắt cảnh trái ý.

- Sự thành tựu của thọ ưu là tâm thổn thức.

- Nhân cần thiết của thọ ưu là có sắc ý vật (Hadayavatthu).

Thọ Hỷ: là trạng thái dễ chịu, an vui; tâm hân hoan, thích thú vì tiếp xúc cảnh ưa thích, hạp ý.

- Chơn tướng của thọ hỷ là cách tiếp nhận cảnh ưa thích.

- Phận sự của thọ hỷ là chuyên bắt cảnh vừa ý.

- Sự thành tựu của thọ hỷ là tâm hớn hở, vui mừng.

- Nhân cần thiết của thọ hỷ là thân tâm yên tịnh.

Thọ Xã: là cảm giác trung bình, không vui, không buồn, không ưu, không hỷ. Thọ phi Khổ phi Lạc.

- Chơn tướng của thọ xã là tiếp nhận cảnh một cách bình thản.

- Phận sự của thọ xã là tiếp nhận cảnh với tư cách vô tư.

- Sự thành tựu của thọ xã là tâm thản nhiên.

- Nhân cần thiết của thọ xã là không vui không buồn.
vdp13-1.jpg
vdp13-1.jpg (38.1 KiB) Đã xem 2344 lần
Sở Hữu Thọ được phân làm sáu loại:

a) Nhãn Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Nhãn Thức để tiếp nhận Sắc Trần qua Nhãn Căn).

b) Nhĩ Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Nhĩ Thức để tiếp nhận Thinh Trần qua Nhĩ Căn).

c) Tỷ Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Tỷ Thức để tiếp nhận Khí Trần qua Tỷ Căn).

d) Thiệt Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Thiệt Thức để tiếp nhận Vị Trần qua Thiệt Căn).

e) Thân Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Thân Thức để tiếp nhận Xúc Trần qua Thân Căn).

f) Ý Thọ (là Sở Hữu Thọ hợp với Ý Thức để tiếp nhận Pháp Trần qua Ý Căn).

3. Tưởng (Saññā):

Tưởng là sự chép nhớ các Pháp. Nhớ lại các Pháp đã qua hay nhận biết đối tượng hiện tại qua các kinh nghiệm của ký ức. Chữ Saññā xuất phát từ ngữ căn Sam + ñā nghĩa là biết. Biết đây là nhận biết đối tượng có trạng thái riêng biệt như màu xanh, trắng, đen, vàng, tím, ... Sự nhận biết ấy là biết cái đã biết. Chính sở hữu Tưởng giúp cho ta nhận biết một đối tượng mà lần trước ta đã nhận thức được xuyên qua các môn. Thí dụ: người thợ mộc nhận ra phiến gổ thuộc loại nào, mấy phân, mấy tất, ... nhờ vào dấu hiệu đã ghi trước trên phiến gổ đó. Ngoài ra, những điềm chiêm bao trong giấc ngủ hay những suy tính, dự định, mơ mộng đến các việc trong tương lai cũng là việc làm của Sở Hữu Tưởng.

Sở Hữu Tưởng được phân làm sáu loại:

a) Sắc Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng đến Cảnh Sắc (màu sắc, đồ vật, v.v...) mà trước kia Nhãn Thức đã thấy, đã biết.

b) Thinh Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng đến các âm thanh (Cảnh Thinh) mà trước kia Nhĩ Thức đã nghe, đã biết.

c) Khí Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng đến các mùi thơm hoặc thúi (Cảnh Khí) mà trước kia Tỷ Thức đã ngữi, đã biết.

d) Vị Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng đến Cảnh Vị (mặn, ngọt, chua, cay, đắng, v.v...) mà trước kia Thiệt Thức đã nếm, đã biết.

e) Xúc Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng đến Cảnh Xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh) mà trước kia Thân Thức đã xúc chạm, đã cảm xúc.

f) Pháp Tưởng; tức là hồi tưởng, mơ mộng, suy nghĩ đến Cảnh Pháp (đối tượng của Ý Thức) mà trước kia Ý Thức đã ghi nhận, đã biết.

- Chơn tướng của sở hữu Tưởng là sự ghi chép, nhớ lại.

- Phận sự của sở hữu Tưởng là nhận biết đối tượng nhờ hồi tưởng lại sự vật đã được ghi nhận trong tiềm thức.

- Sự thành tựu của sở hữu Tưởng là nhớ được sự vật đã biết.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tưởng là có cảnh hiển bày.

4. Tư (Cetanā): Chữ Cetanā từ ngữ căn Cit = Suy tính. Sở hữu Tư phối hợp và đốc thúc các pháp đồng sanh tạo tác. Trong Thập Nhị Duyên Khởi (Paticcasammuppāda), sở hữu Tư gồm cả Hành (Sañkhāra) và Hữu (Bhava); trong Ngũ Uẩn, Hành Uẩn có đến 50 sở hữu (trừ sở hữu Thọ và sở hữu Tưởng), nhưng sở hữu Tư là quan trọng hơn hết; vì nó là trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm nên nó quyết định những hành động Thiện và Bất Thiện. Phật ngôn: " Cetanānaṃ Bhikkhavekammaṃ vadāmi = Nầy các Tỳ Khưu, Nghiệp là Sở hữu Tư ". Ðối với Dục giới tâm thì sở hữu Tư đóng vai trò chủ động đưa đến sự chất chứa các nghiệp. Ðối với Siêu Thế tâm, vì hướng đến sự diệt trừ các nghiệp nên sở hữu Tư ở đây không tạo thành nghiệp và được sở hữu Trí Huệ (Paññā) thay thế đóng vai trò chủ động. Trong các tâm Quả (Vipāka) dù sở hữu Tư có xuất hiện, nhưng không có ảnh hưởng vì các tâm Quả là những tâm thụ động nên không thể tạo nghiệp.

Sở Hữu Tư được phân làm sáu loại:

a) Sắc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Nhãn Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Sắc.

b) Thinh Tư
: Sở Hữu Tư hợp với Nhĩ Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Thinh.

c) Khí Tư: Sở Hữu Tư hợp với Tỷ Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Khí.

d) Vị Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thiệt Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Vị.

e) Xúc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thân Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Xúc (Ðất, Lửa, Gió).

f) Pháp Tư: Sở Hữu Tư hợp với Ý Thức để cố ý suy nghĩ, hồi tưởng, ghi nhận Cảnh Pháp.

- Chơn tướng của sở hữu Tư là điều hành, đôn đốc các pháp đồng sanh.

- Phận sự của sở hữu Tư là làm cho các pháp đồng sanh bắt cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tư là điều khiển được các pháp đồng sanh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tư là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

5. Nhất hành (Ekaggatā):

Còn được gọi là Ðịnh. Là sự gom tâm vào đề mục, an trụ tâm trên đối tượng. Sở hữu Nhất Hành nếu được trao đồi và phát triển sẽ tiến đến Ðịnh (Samādhi) và phát triển các loại Diệu Trí (Abhiññā). Ví như sức nóng mặt trời, nếu được một thấu kính gom lại sẽ phát ra lửa thiêu đốt các vật khác.

- Chơn tướng của sở hữu Nhất Hành là không loạn động trước đối tượng.

- Phận sự của sở hữu Nhất Hành là gom các pháp đồng sanh thành một.

- Sự thành tựu của sở hữu Nhất Hành là sự yên tỉnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Nhất Hành là thọ lạc.

6. Mạng quyền (Jīvitindriya):


Xuất phát từ ngữ căn Jìvita: Mạng; Indariyā: Quyền. Sở dĩ gọi là Mạng vì nuôi dưởng các sở hữu đồng sanh tồn tại đủ ba sát na tiểu (sanh, trụ, diệt); gọi là Quyền vì điều hành, cai quản các sở hữu đồng sanh. Nếu sở hữu Tư định đoạt các nghiệp, thì sở hữu Mạng quyền nuôi dưởng sở hữu Tư và các sở hữu tâm khác. Có hai loại sở hữu Mạng Quyền:

Danh mạng quyền (Nāma-Jīvitindariya): nuôi dưởng các tâm và tâm sở.
Sắc mạng quyền (Rūpa-Jīvitindariya): gìn giử sự sống cho các sắc pháp.

Như các loài thảo mộc được sống và tăng trưởng là nhờ nước nuôi dưởng; Nước ở đây là sở hữu Mạng quyền; còn các loài thảo mộc ví như các pháp đồng sanh (tâm, sở hữu tâm và các sắc pháp).

- Chơn tướng của sở hữu Mạng quyền là bảo tồn các pháp đồng sanh.

- Phận sự của sở hữu Mạng quyền là làm cho các pháp đồng sanh được tồn tại trong ba sát na tiểu.

- Sự thành tựu của sở hữu Mạng quyền là giữ các pháp đồng sanh tồn tại đến sát na diệt.

- Nhân cần thiết của sở hữu Mạng quyền là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

7. Tác ý (Manasikāra):

Là gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm (Ārammanaṃ manasipatipādāyatīti: Manasikāra), là đưa tâm đến đối tượng. Chú ý: sở hữu Tác Ý khác với sở hữu Tầm (Vitakka). Trong khi sở hữu Tác ý là hướng tâm và các tâm sở đến đối tượng, thì sở hữu Tầm quăng tâm và các sở hữu tâm lên đối tượng. Như một ống viển kính gom thâu cảnh cho vừa tầm mắt để quan sát, thì sở hữu Tác ý cũng hạn chế đối tượng trên một khuôn khổ nào đó để tâm nhận thức.

- Chơn tướng của sở hữu Tác ý là hướng dẩn các pháp tương ưng (các Sở Hữu đồng sanh) bắt cảnh trọn vẹn.

- Phận sự của sở hữu Tác ý làm cho tâm phối hợp với cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tác ý là là hướng tâm đến cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tác ý là phải có cảnh hiển bày.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - - SỞ HỮU TỢ THA (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

II. Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:

1. Tầm (Vitakka):

Từ ngữ căn Vi + takk nghĩa là suy nghĩ. Chữ này có sự sai biệt về ý nghĩa giữa Kinh tạng và Abhidhamma. Trong Kinh tạng, Vitakka có nghĩa là quan điểm tư tưởng. Trong Abhidhamma, Vitakka có nghĩa là dán áp tâm và các tâm sở lên đối tượng, nghĩa là tìm kiếm cảnh, đem tâm đến cảnh. Tuy Tầm chỉ là một tâm sở thông thường như các tâm sở khác nhưng trong thiền định thì Vitakka trở thành một tâm sở quan trọng (đệ nhứt chi thiền). Trong sơ thiền, Tầm được gọi là Appanāvitakka (appanā = an chỉ, an trụ). Trong Siêu thế Ðạo tâm (Lokuttara maggacitta), Vitakka được coi là Chánh tư duy (Sammā Sankappa), vì nó diệt trừ tà tư duy và dán áp tâm hành giả lên đối tượng Niết-Bàn.

Sở Hữu Tầm được chia làm sáu loại:

a) Sắc Tầm là trạng thái Nhãn Thức tìm đến Cảnh Sắc; hướng đến Cảnh Sắc.

b) Thinh Tầm là trạng thái Nhĩ Thức tìm đến Cảnh Thinh; hướng đến Cảnh Thinh.

c) Khí Tầm là trạng thái Tỷ Thức tìm đến Cảnh Khí; hướng đến Cảnh Khí.

d) Vị Tầm là trạng thái Thiệt Thức tìm đến Cảnh Vị; hướng đến Cảnh Vị.

e) Xúc Tầm là trạng thái Thân Thức va chạm Cảnh Xúc (Ðất, Lửa, Gió); tìm đến Cảnh Xúc.

f) Pháp Tầm là trạng thái Ý Thức hồi tưởng, suy tư đến Cảnh Pháp; hướng đến Cảnh Pháp. Như nghĩ đến người đã gặp, hoặc hoạch định chương trình sẽ làm, v.v..

- Chơn tướng của sở hữu Tầm là cách đem tâm đến cảnh.

- Phận sự của sở hữu Tầm là làm cho tâm hướng đến cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tầm là tâm gặp được cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tầm là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

2. Tứ (Vicāra):

Là sự tiếp tục dán áp tâm lên đối tượng, chăm chú quan sát đối tượng. Từ ngữ căn Vicar: gìn giữ cảnh, kềm tâm liền với cảnh (Vicaranaṃ: Vicāro), tức là tiếp tục dán áp tâm lên đối tượng mà Tầm đã dán áp. Thí dụ: Tầm như con ong bay đến cái bông; Tứ như con ong bay lượn quanh cái bông mà nó đã gặp. Tứ cũng là một chi thiền, nó diệt trừ được sở hữu Hoài Nghi (Vicikacchā).

Sở Hữu Tứ được chia làm sáu loại:

a) Sắc Tứ là trạng thái Nhãn Thức chăm chú quan sát Cảnh Sắc.

b) Thinh Tứ là trạng thái Nhĩ Thức lắng nghe Cảnh Thinh.

c) Khí Tứ là trạng thái Tỷ Thức ghi nhận Cảnh Khí; thưởng thức Cảnh Khí.

d) Vị Tứ là trạng thái Thiệt Thức ghi nhận Cảnh Vị; thưởng thức Cảnh Vị.

e) Xúc Tứ là trạng thái Thân Thức va chạm Cảnh Xúc; ghi nhận Cảnh Xúc.

f) Pháp Tứ là trạng thái Ý Thức quan sát, theo dõi Cảnh Pháp đang diễn ra trong Ý Căn.

- Chơn tướng của sở hữu Tứ là cách quan sát, chăm nom cảnh.

- Phận sự của sở hữu Tứ là làm cho tâm khắn khít với cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tứ là tâm ràng buột với cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tứ là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

3. Thắng giải (Adhimokkha):

Xuất phát từ ngữ căn Adhi + muc nghĩa là quyết định "đúng hẳn cái này", lựa chọn, quyết đoán một cách khẳng định cũng như một vị quan tòa tuyên án một vụ kiện.

- Chơn tướng của sở hữu Thắng giải là cách quyết đoán.

- Phận sự của sở hữu Thắng giải là làm cho tâm không lưởng lự.

- Sự thành tựu của sở hữu Thắng giải là cảnh được phân đoán.

- Nhân cần thiết của sở hữu Thắng giải là có cảnh cần phân đoán.

4. Cần (Viriyaṃ):

Là siêng năng, tinh tấn, cố gắng trước sự khó khăn. Như viên dũng tướng hằng lướt tới tiêu diệt đối phương để bảo vệ đoàn quân của mình, Cần bài trừ các ác pháp và nâng đở các thiện pháp. Cần là một trong năm pháp ngũ căn (Indriya) vì diệt trừ sự biếng nhát, cũng là một trong ngũ lực (Bala) vì không thể bị biếâng nhát lay động. Cần biến thành Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna), là một trong 7 Giác chi (Sattabojjahanga), là Chánh Tinh Tấn (Sammāvāyāmo) trong Bát chánh đạo (Atthangi kamagga). Trong 37 pháp Bồ Ðề (Bodhipakkhiya), Cần chiếm hết 9 chi.

- Chơn tướng của sở hữu Cần là cách siêng năng, chịu đựng.

- Phận sự của sở hữu Cần là trợ sức cho các pháp đồng sanh.

- Sự thành tựu của sở hữu Cần là không lui sụt.

- Nhân cần thiết của sở hữu Cần là quán tưởng cảnh (khổ, sanh, già, bệnh, chết, bốn đường ác đạo, ...).

5. Hỷ (Pīti):

Chữ Pīti: Hỷ, Phỉ lạc. Từ ngữ căn nghĩa là hoan hỷ, thích thú. Ðặc tánh của Hỷ là khiến cho tâm thích thú đối tượng. Sở hữu Hỷ còn được gọi là pháp Hỷ. Có 5 loại Hỷ là:

a) Tiểu Ðản Hỷ (Khuddaka pīti): sự hoan hỷ làm nổi da gà.

b) Sát na Hỷ (Khanika pīti): Sự hoan hỷ khởi lên nhanh như chớp.

c) Hải triều Hỷ (Okkantika pīti): Sự hoan hỷ dâng lên như sóng tạc vào bờ.

d) Khinh thăng Hỷ (Ubbega pīti): Sự hoan hỷ một cách nhẹ nhàng, khiến thân có thể bay bổng lên được.

e) Sung mãn Hỷ (Pharana pīti): Sự hoan hỷ thấm nhuần cả toàn thân như nước lụt tràn bờ.

Hỷ khác với Lạc và thường đến trước Lạc. Ðối với cảnh, Hỷ chỉ vui thích; còn Lạc thì thụ hưởng. Như một người khát nước, trông thấy bát nước thì vui mừng (Hỷ), khi uống vào thì cảm thấy thoải mái, dể chịu (Lạc). Hỷ được tìm thấy trong các tâm Thiện và Bất thiện.

- Chơn tướng của sở hữu Hỷ là sự mừng rở, sự phấn khởi.

- Phận sự của sở hữu Hỷ là làm cho thân tâm no vui.

- Sự thành tựu của sở hữu Hỷ là cách no lòng.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hỷ là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

6. Dục (Chanda):

Chanda: Dục, từ ngữ căn chad: ao ước, muốn. Ðặc tánh của Dục là lòng ham muốn. Dục có ba loại:

a) Tham Dục (Kāmacchanda): Sự ham muốn ngũ trần (hoàn toàn bất thiện)

b) Tác Dục (Kattukamyatā chanda): chỉ là sự muốn làm, ý muốn làm (không phải là Pháp Thiện hay Pháp Bất Thiện).

c) Pháp Dục (Dhammachanda): Sự ham muốn chơn chánh; sự mong muốn tạo các Thiện Pháp. Chính tâm này đã khiến Thái tử Tất Ðạt Ða xuất gia.

- Chơn tướng của sở hữu Dục là hy vọng đạt được cảnh.

- Phận sự của sở hữu Dục là làm cho tâm mong mỏi.

- Sự thành tựu của sở hữu Dục là được cảnh do tâm muốn biết.

- Nhân cần thiết của sở hữu Dục là phải có cảnh đáng muốn (biết) được.

-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - SỞ HỮU BẤT THIỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 14.

SỞ HỮU BẤT THIỆN
Akusalacetasika


Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:

I. SỞ HỮU SI PHẦN:

Là những sở hữu làm cho Tâm mê mờ, thiếu sáng suốt (vô minh). Những sở hữu này được tìm thấy trong tất cả tâm bất thiện nên chúng còn được gọi là Sở Hữu Bất Thiện Biến Hành và bao gồm bốn sở hữu sau:

1) Si (Moha):

Moha xuất phát từ ngữ căn Muh: bị sửng sốt, si mê, mê mờ, vô minh. Pāøli có chú giải: Mê mờ trong cảnh gọi là Si (Ārammane muyhathi: Moho). Si là một trong ba pháp căn bản phiền não và hiện hành trong tất cả các bất thiện tâm. Si trái với trí tuệ, nên không hiểu được lý nhân quả và Tứ Diệu Ðế.

Si là sự đam mê trong cảnh tượng, như người ngủ mê tưởng giấc chiêm bao là sự thật; như sương mù che áng tầm mắt, không cho ta nhìn rỏ được các cảnh vật ở xa.

- Chơn tướng của sở hữu Si là mờ ám, không có trí tuệ.

- Phận sự của sở hữu Si là ngăn che sự sáng suốt. Không hiểu được thấu đáo.

- Sự thành tựu của sở hữu Si là tạo sự mờ ám, nhận thức sai đối với cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Si là không khéo dùng tâm (tác ý sai lầm).

2) Vô Tàm (Ahirika):

Là không biết hổ thẹn khi làm điều ác (Na hiriyatina lajjiyati: Ahiriko), với sở hữu Vô Tàm, người ta có thể làm tất cả các điều tội lỗi (các ác pháp) mà không hề do dự. Không biết hổ thẹn với lương tâm.

- Chơn tướng của sở hữu Vô Tàm là không ái ngại khi thực hiện các ác pháp.

- Phận sự của sở hữu Vô Tàm là làm tất cả các ác pháp.

- Sự thành tựu của sở hữu Vô Tàm là tâm không lui sụt với cảnh tạo ác.

- Nhân cần thiết của sở hữu Vô Tàm là không biết tự trọng.

3) Vô Úy (Anottappa):

Không ghê sợ trước những hành động tội lỗi (Na ottappatīti: Anottappaṃ). Không biết hổ thẹn khi bị người khác chê cười. Như con thiêu thân bay vào lửa đỏ mà không sợ hải như thế nào, thì người Vô Úy cũng không hề sợ hải khi làm các pháp bất thiện như thế đó.

- Chơn tướng của sở hữu Vô Úy là cách không ghê sợ khi thực hiện các ác pháp.

- Phận sự của sở hữu Vô Úy là làm tất cả các ác pháp.

- Sự thành tựu của sở hữu Vô Úy là tâm không lui sụt với cảnh tạo ác.

- Nhân cần thiết của sở hữu Vô Úy là không tôn trọng kẻ khác.

4) Phóng Dật (Uddhacca):

Từ ngữ căn U (trên) + Dhu: giao động nổi lên. Phóng dật là trạng thái loạn động của tâm thức dễ bị cảnh trần chi phối. Như một đống tro, khi ném một hòn đá vào, bụi sẽ tung bay lên như thế nào; thì khi tâm bị cảnh kích thích, phóng dật sẽ khởi lên như thế ấy. Hoặc như mặt nước bị gió làm nổi sóng như thế nào, thì tâm phóng dật (ví như gió) sẽ làm tâm bất thiện bị giao động như thế ấy. Pāøli có chú giải: Sự loạn động gọi là Phóng Dật (Uddha tassabhāvo: Uddhaccaṃ). Phóng dật là một trong ngũ triền cái (Nivarana) và được Lạc (Sukha) thay thế trong Sơ thiền. Trong vài trường hợp đặc biệt, phóng dật đồng nghĩa với kiêu mạn.

- Chơn tướng của sở hữu Phóng dật là cách không an tịnh.

- Phận sự của sở hữu Phóng dật là làm tâm không thể an trụ lâu trên một cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Phóng dật là tâm hằng giao động.

- Nhân cần thiết của sở hữu Phóng dật là không khéo tác ý.

II. SỞ HỮU THAM PHẦN:

Là những Pháp làm cho Tâm bị đối tượng thu hút, dính mắc theo trần cảnh, muốm gom mọi vật làm sở hữu cho chính mình; những sở hữu này chỉ hợp với tâm tham. Gồm ba sở hữu sau:

1) Tham (Lobha):

Là sự ôm ấp, bám víu những cảnh xuất hiện hợp với lòng ái dục, hợp với sở kiến. Từ ngữ căn Lubh: ôm ấp, níu lấy; nên Pāøli có chú giải: Ham muốn gọi là tham (Ubbhatīti: Lobho). Khi gặp cảnh tốt đẹp thì tâm tham khởi lên, chấp trớc trần cảnh, luyến ái đối tượng, say đắm theo ngủ dục. Sở hữu tham có thể ví như một cục nam châm hút sắt.

- Chơn tướng của sở hữu Tham là cách bị cảnh thu hút.

- Phận sự của sở hữu Tham là làm tâm bị vướng mắc vào cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tham là không dứt bỏ cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tham là ưa gặp các pháp ràng buộc, hợp sở kiến.

2) Tà Kiến (Diṭṭhā):

Là hiểu sai sự thật. Từ ngữ căn Dit: thấy, nhận thức. Nhưng sự nhận thức ở đây là sai lầm, không đúng với sự thật. Thấy biết trái với sự thật, gọi là Tà Kiến (Micchā Passatīti: Diṭṭhi). Như một trái ớt cay mà lại cho là ngọt; coi thế gian là thường (thay vì vô thường), cho khổ não là an vui, cho vô ngã là hữu ngã (chơn tâm), coi bất tịnh là tịnh, ... những nhận thức kể trên được gọi là Tà Kiến vì không đúng với chơn đế.

Tà kiến khác với Si; vì trong khi Si che phủ đối tượng, thì Tà kiến là những nhận thức sai lầm trên đối tượng.

- Chơn tướng của sở hữu Tà Kiến là cách cố chấp vào những nhận thức (sở kiến) không đúng với chơn lý.

- Phận sự của sở hữu Tà Kiến là suy xét sai lầm.

- Sự thành tựu của sở hữu Tà Kiến là chấp cứng lấy sự sai lầm.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tà Kiến là không được gặp các bậc thiện tri thức.

3) Ngã Mạn (Māna):

Là kiêu ngạo, tự đắc, tự phụ; lúc nào cũng cho mình hơn người. Từ ngữ căn Man: kiêu ngạo, tự đắc, hay so sánh mình với kẻ khác. So sánh mình với người gọi là Ngã Mạn (Seyyomasmīti ādinā maññatīti: Mano).

- Chơn tướng của sở hữu Ngã Mạng là cách kiêu căn, tự phụ.

- Phận sự của sở hữu Ngã Mạng là làm cho được lừng lẩy.

- Sự thành tựu của sở hữu Ngã Mạng là cống cao, tự kiêu.

- Nhân cần thiết của sở hữu Ngã Mạng là phải có đối tượng để so sánh.

III. SỞ HỮU SÂN PHẦN:

Là những Pháp làm cho tâm nóng nảy, bực bội, khó chịu. Những sở hữu này chỉ thích hợp với tâm Sân. Gồm có bốn sở hữu như sau:

1) Sân (Dosa):

Từ ngữ căn Dus: phật ý, không bằng lòng. Khi có cảnh trái ý, nghịch lòng thì tâm Sân hay khởi lên. Nếu tâm Tham là sự gom vào, sự ôm ấp, gìn giữ đối tượng thì trái lại tâm Sân là sự đẩy ra, sự phá hoại, hủy diệt đối tượng. Sự hung ác, độc hại ... gọi là Sân (Saya meva dussatīti: doso). Sân là một trong ba căn bản phiền não.

- Chơn tướng của sở hữu Sân là cách nóng nảy, thô tháo.

- Phận sự của sở hữu Sân là làm cho tâm ta và tâm người nóng phừng lên.

- Sự thành tựu của sở hữu Sân là phá hoại.

- Nhân cần thiết của sở hữu Sân là cảnh bất như ý (do tác ý sai lầm).

2) Tật (Issa):

Là sự đố kỵ. Từ ngữ căn i + su: ganh ghét, tật đố. Như khi thấy có người giàu sang, thành công hơn mình thì sanh lòng ganh ghét, đố kỵ, ganh tỵ, vì không muốn người khác hơn mình; không muốn có người hơn mình gọi là Tật (Issayanā: Issā). Tật trái với Tùy Hỷ (Muditā).

- Chơn tướng của sở hữu Tật là sự đố kỵ với kẻ khác.

- Phận sự của sở hữu Tật là sự không bằng lòng vì thấy người khác hơn mình.

- Sự thành tựu của sở hữu Tật là tránh né để khỏi thấy kẻ khác hơn mình.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tật là những ưu điểm của kẻ khác (so với mình).

3) Lận (Macchariyaṃ):

Lận là sự keo kiệt, bỏn xẻn, không chịu chia sớt cho ai (Macchera bhavo: Macchariyaṃ).

- Chơn tướng của sở hữu Lận là cách gìn giữ tài sản của mình.

- Phận sự của sở hữu Lận là không chịu chia sớt cho ai.

- Sự thành tựu của sở hữu Lận là bón rít, không cho ra.

- Nhân cần thiết của sở hữu Lận là phải có tài sản.

4) Hối (Kukkuccaṃ):

Là hối tiếc, hối hận, ân hận việc đã qua (dù tốt hay xấu). Kukalassa bhàvo: trạng thái của một người có hành động sai lầm. Trạng thái của một người hối tiếc một hành động bất thiện đã làm, hoặc một hành động thiện đáng làm lại bỏ qua, hoặc một hành động thiện đã làm nhưng sau lại hối tiếc. Như một người hành động bố thí, giúp đở cho một người khác, sau được nghe kể về hành động xấu sa của người nhận bố thí thì sanh lòng ân hận vì cho rằng mình giúp lầm người. Hoặc một người lúc sân hận , mắng nhiếc kẻ khác, sau ân hận việc đã làm của mình. Hoặc một người không giúp đở người tàn tật, sau ân hận sự vô tâm của mình, ... Pàli có chú giải: "Kataṃ me pāpamakataṃ me puññaṃ kukkaccaṃ = ân hận tội đã làm, phước lại bỏ qua, nên gọi là hối".

- Chơn tướng của sở hữu Hối là hối tiếc, ân hận việc đã qua.

- Phận sự của sở hữu Hối là làm cho tâm bực bội với việc đã qua.

- Sự thành tựu của sở hữu Hối là sự ân hận trong tâm.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hối là tội đã làm hay phước không làm.

IV. SỞ HỮU HÔN PHẦN:

Là những sở hữu tâm yếu đuối, muôïi lược, chỉ thích hợp với những tâm Bất Thiện Hữu Trợ. Gồm có hai sở hữu, chúng luôn luôn xuất hiện cùng lúc, là một trong ngũ cái, và chỉ có tâm sở Tầm mới trừ diệt được chúng.

1) Hôn Trầm (Thīna):

Từ ngữ căn The là co rút lại như lông gà gặp phải lửa. Thīna là trạng thái co rút của tâm.

- Chơn tướng của sở hữu Hôn trầm là sự lười biếng.

- Phận sự của sở hữu Hôn trầm là làm cho không còn tinh tấn.

- Sự thành tựu của sở hữu Hôn trầm là cách lui sụt.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hôn trầm là không khéo dùng tâm.

2) Thụy Miên (Middha):

Là trạng thái hèn yếu, muội lược của các tâm sở. Tâm bắt cảnh không tươi tỉnh. Từ ngữ căn Middh: thiếu khả năng, lười biếng, không thích hoạt động, buồn ngủ.

- Chơn tướng của sở hữu Thụy Miên là sự dã dượi.

- Phận sự của sở hữu Thụy Miên là hạn chế lộ trình tâm, làm chúng giảm từ từ cho đến khi chỉ còn lại Hộ Kiếp.

- Sự thành tựu của sở hữu Thụy Miên là tâm lui sụt (buồn ngũ).

- Nhân cần thiết của sở hữu Thụy Miên là không khéo dùng tâm.

Hôn trầm được xem là sự đau yếu của các sở hữu tâm (Vedanā, Saññā và Sađkhāra: Thọ, Tưởng và Hành); Thụy miên được xem là sự đau yếu của tâm (Citta).

V. SỞ HỮU NGHI PHẦN:

Sở Hữu Hoài Nghi (Vicikichā) là sự nghi hoặc, không tin sự thật. Từ ngữ căn Vici là tìm hiểu, Kicchati là chán nản, mệt mỏi; vậy Hoài Nghi là chán nản trong việc tìm hiểu (vì không có kết quả). Hay Vi: không; Cikicchā: thuốc đối trị. Vậy Vicikichā có nghĩa là hết thuốc chữa. Thuốc chữa ở đây là Tri Kiến chơn chánh. Pāli có chú giải "Vicikicchātīti = do dự là hoài nghi".

- Chơn tướng của sở hữu Hoài Nghi là cách nghi hoặc.

- Phận sự của sở hữu Hoài Nghi là làm cho lưởng lự, phân vân.

- Sự thành tựu của sở hữu Hoài Nghi là không thể quyết đoán.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hoài Nghi là không khéo dùng tâm.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - SỞ HỮU TỊNH HẢO và Tổng kết

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 15.

SỞ HỮU TỊNH HẢO
Sobhanacetasika


Sở hữu tịnh hảo là những sở hữu trong sạch, tốt đẹp, tinh khiết; những sở hữu này chỉ hợp với tâm tịnh hảo. Gồm 25 sở hữu, chia làm 4 loại.

I. Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành (Sobhanasadhāranā)

Là những sở hữu xuất hiện với tất cả các tâm tịnh hảo. Gồm có 19 sở hữu:

1) Tín (Saddha):

Từ ngữ căn Sam: tốt, khéo + Dah: đặt xuống, để xuống, nghĩa là đặt lòng tin tưởng hoàn toàn vào tam bảo; đức tin trong sạch, đứng đắn. Ðặc tánh của Tín là khiến các sở hữu tâm đồng sinh trở nên trong sạch và hướng dẩn, kích thích chúng hướng đến một địa vị cao hơn. Khi có lòng tin thì các phiền não, nghi ngờ tiêu sạch. Khi có lòng tin thì có sự kích thích muốn tiến tới quả đích cao hơn. Như một người lội qua một khúc sông khó lội để những người khác tin tưởng và lội theo.

Saddha hay Tín thuộc thành phần tịnh hảo, tốt đẹp (Sobhana) nên phải có Chánh Tín: Tin Nghiệp (Kamassaddha), Tin Quả (Vipakassaddha), Tin Tư Nghiệp (Nghiệp riêng của mỗi cá nhân – Kammassakatā) và tin vào sự giác ngộ của Ðức Thế Tôn. Chú ý: Tín ở đây không phải là cuồng tín.

Vì vậy, đối tượng duy nhất của Tín phải là Tam Bảo. Nếu tin vào Tam Bảo mà tin một cách sai lầm (mê tín, cuồng tín) thì cũng không được coi là Chánh Tín, đừng nói tới tin vào những điều trái với Tam Bảo.

Vậy nếu một người không phải là Phật tử, nhưng họ tin tưởng tuyệt đối vào lời dạy của các bậc đạo sư thì đó không phải là chánh tín hay sao ? cụ thể hơn nếu những người theo Thiên Chúa giáo, họ tin tưởng vào lời dạy của Chúa trọn đời làm việc thiện để sau khi mản phần họ được Chúa rước về Thiên Ðàng, ngự bên cạnh chúa thì niềm tin đó có khác gì với sở hữu Tín trong tâm thiện tịnh hảo đâu ?.

Câu trả lời chắc chắn là không giống, bộ Māhāpatthāna có giải thích: bố thí, trì giới với lòng tham ái, mong tạo các việc thiện để được hưởng phước nhơn thiên thì gọi là "Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng cảnh duyên = Kusalo dhammo akusalassa dhammassa arammanapaccayena paccayo", và ở đây sẽ có câu hỏi nếu vậy người Phật tử thuần thành, khi làm việc thiện để mong cầu đạo quả Niết-Bàn thì có phải cũng là một tâm tham bất thiện hay chăng ? – không, bởi sự mong đắc chứng Niết-Bàn là mong thoát ly thú vui dục lạc của nhơn thiên chứ không phải là mong thụ hưởng nên không phải là tâm tham bất thiện.

- Chơn tướng của sở hữu Tín là cách tin Tam Bảo và luật nghiệp báo.

- Phận sự của sở hữu Tín là làm cho tâm tín ngưỡng.

- Sự thành tựu của sở hữu Tín là làm tâm không bị nhơ bẩn vì mê tín.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tín là Tam Bảo.

2) Niệm (Sati):

Từ ngữ căn Sar: nhớ đến. Nhớ đến ở đây không phải là sự hồi tưởng lại hay trí nhớ mà là sự tỉnh thức, nhận thức rõ ràng những hành vi, động niệm của mình trong thời điểm hiện tại, đối tượng của Sở Hữu Niệm là Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Sati nếu khéo luyện tập sẽ đưa đến Túc Mạng Minh. Ðặc tánh của Niệm là gìn giữ không cho các ác pháp sinh khởi, gìn giữ không cho các thiện pháp bị bỏ quên và để các thiện pháp luôn luôn có mặt. Niệm như người lính gát cửa, chỉ cho những người tốt đi vào còn những người xấu thì chặn lại.

- Chơn tướng của sở hữu Niệm là cách tỉnh thức, không sơ ý.

- Phận sự của sở hữu Niệm là ghi nhớ, làm cho không quên.

- Sự thành tựu của sở hữu Niệm là trau dồi tâm khắn khít với cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Niệm là biết vững chắc.

3) Tàm (Hiri):

Là hổ thẹn, không thể làm chuyện tội lỗi. Tàm là sự hổ thẹn đối với lương tâm của chính mình. Một người có lòng Tàm sẽ thối lui trước các pháp bất thiện như không dám rờ tay vào những vật dơ bẩn.

- Chơn tướng của sở hữu Tàm là cách hổ thẹn tội lỗi.

- Phận sự của sở hữu Tàm là không làm chuyện tội lỗi.

- Sự thành tựu của sở hữu Tàm là cách lui sụt trước ác pháp.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tàm là biết tự trọng.

4) Úy (Ottappa):

Là ghê sợ tội lỗi xấu xa. Từ ngữ căn Na + ava + tapp: bị đau khổ, bứt rứt. Otappa là sự sợ hải khi làm điều ác, sợ kết quả của các điều ác. Người có tâm Úy sẽ thấy sợ hải trước ác pháp như không dám đặt tay vào lửa, biết tự hối khi có sự chỉ trích của người khác.

- Chơn tướng của sở hữu Úy là cách ghê sợ tội lỗi (hổ thẹn).

- Phận sự của sở hữu Úy là không làm chuyện tội lỗi.

- Sự thành tựu của sở hữu Úy là cách lui sụt trước ác pháp.

- Nhân cần thiết của sở hữu Úy là sợ người cười chê và sợ hậu quả của ác pháp.

Tàm và Úy thường đi đôi với nhau, Tàm dựa trên lòng hổ thẹn, Úy dựa trên lòng sợ hải, đó là hai yếu tố cần thiết trong các thiện tâm

5) Vô Tham (Alobha):

Là không ham muốn ngủ dục, không luyến ái ngủ trần, không dính mắc đối tượng như lá sen không lưu nước sau một đám mưa. Vô Tham còn hàm nghĩa bố thí (Dāna), một thái độ vị tha tích cực.

- Chơn tướng của sở hữu Vô Tham là không đắm nhiểm trong ngũ dục.

- Phận sự của sở hữu Vô Tham là không chấp trước.

- Sự thành tựu của sở hữu Vô Tham là không nhiểm đắm trước cảnh ưa thích.

- Nhân cần thiết của sở hữu Vô Tham là khéo dụng tâm, khéo tác ý.

6) Vô Sân (Adosa):

Vô Sân đồng nghĩa với tâm Từ (Mettā). Ðặc tánh của Vô Sân là sự vắng mặt của hờn giận, bất bình, thù oán; làm cho các Danh Pháp đồng sanh được êm dịu, mát mẽ.

- Chơn tướng của sở hữu Vô Sân là không độc ác.

- Phận sự của sở hữu Vô Sân là tránh xa sự sát hại.

- Sự thành tựu của sở hữu Vô Sân là sự mát mẽ.

- Nhân cần thiết của sở hữu Vô Sân là khéo dụng tâm, khéo tác ý.

7) Hành Xã (Tatra Majjhattatā):

Là trung tánh, vô tư đối với các pháp tương ưng. Ðặc tánh của sở hữu Hành Xã là vô tư, không thiên lệch như người đánh xe điều khiển cặp song mả một cách đồng đẳng. Ðôi khi Hành Xã còn đồng nghĩa với Xã (Uppekkhā) trong Tứ Vô Lượng tâm. Hành Xã cũng có thể đồng khởi với Xã (Uppekkhā) trong các tâm thiện nhưng không thể đồng khởi với Xã (Uppekkhā) trong các tâm bất thiện và tâm vô nhân.

- Chơn tướng của sở hữu Hành Xã là dung hòa các pháp đồng sanh cho bằng nhau.

- Phận sự của sở hữu Hành Xã là làm cho các pháp đồng khởi không thái quá cũng không bất cập.

- Sự thành tựu của sở hữu Hành Xã là tâm vô tư đối với cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hành Xã là phải có các pháp tương ưng.

8) Tịnh Thân và Tịnh Tâm (Kāyapassaddhi Cittapassaddhi):

Từ ngữ căn Pa + sambh: an tịnh. Ðặc tánh của hai sở hữu tâm này là diệt trừ hay làm dịu xuống sự nóng bỏng của vật dục phiền não (Kilesadaratha vūpasaṃ), cũng như bóng mát của cây đối với người đang bị mặt trời thiêu đốt. Tịnh (Passaddhi) phản nghĩa với Phóng Dật (Uddhacca). Kāya: Thân, ở đây không phải nói về cơ thể mà ám chỉ một tổng hợp các sở hữu tâm. Citta chỉ cho tâm.

- Chơn tướng của hai sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm là sự an tịnh, lìa xa sự sôi nổi (phiền não) của tâm và các sở hữu tâm.

- Phận sự của hai sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm là làm êm dịu sự sôi nổi.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm là tâm êm dịu, mát mẻ đối với cảnh.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm là tâm và các sở hữu tâm.

9) Khinh Thân và Khinh Tâm (Kāyalahutā Cittalahutā):

Từ ngữ căn Laghu: nhẹ, mau. Ðặc tánh của hai tâm sở này là diệt trừ sự nặng nề của tâm và các sở hữu tâm giống như một người đặt một gánh nặng xuống. Khinh (Lahutā) đối trị với Hôn Trầm (Thīna) và Thụy Miên (Middha).

- Chơn tướng của hai sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm là cách lìa bỏ sự nặng nề của tâm và các sở hữu tâm.

- Phận sự của hai sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm là phá sự nặng nề của tâm và các sở hữu tâm.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm là làm tâm và các sở hữu tâm được nhẹ nhàng.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm là tâm và các sở hữu tâm.

10) Nhu Thân và Nhu Tâm (Kāyamuditā Cittamuditā):

Là sự dịu mềm của tâm và các sở hữu tâm. Ðặc tánh của hai sở hữu tâm này là diệt trừ sự thô cứng và chống đối. Như một miếng da thô cứng sau khi được thoa dầu hay ngâm nước sẽ trở nên nhu nhuyến (mềm dịu). Nhu (Muditā) đối trị với Tà Kiến (Diṭṭhā) và Ngã Mạn (Māna).

- Chơn tướng của hai sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm là sự dịu mềm của tâm và các sở hữu tâm.

- Phận sự của hai sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm là hạn chế sự thô cứng của tâm và các sở hữu tâm.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm là làm tâm và các sở hữu tâm bắt cảnh dể dàng.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm là tâm và các sở hữu tâm.

11) Thích Thân và Thích Tâm (Kāyakammaññatā Cittakammaññatā):

Từ ngữ căn Kamma + : thích ứng. Thích hợp với mọi hoàn cảnh. Như một cục sắt bị nung đỏ có thể làm thành bất cứ vật gì.

- Chơn tướng của hai sở hữu Thích Thân và Thích Tâm là cách lìa sự không thích hợp với công việc.

- Phận sự của hai sở hữu Thích Thân và Thích Tâm là diệt sự cứng ngắt của tâm và các sở hữu tâm.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Thích Thân và Thích Tâm là cách thích hợp với công việc của tâm và sở hữu tâm khi tiếp thâu đối tượng.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Thích Thân và Thích Tâm là tâm và các sở hữu tâm.

12) Thuần Thân và Thuần Tâm (KāyapaguññatāCittapaguññatā):

Là sự tinh luyện thông thạo hay thuần thục của tâm và sở hữu tâm. Ðặc tánh của hai sở hữu tâm này là diệt trừ sự đình trệ (bệnh hoạn) của tâm và sở hữu tâm. Như một người thợ rành nghề có thể làm được tất cả các công việc trong lảnh vực nghề nghiệp của mình.

- Chơn tướng của hai sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm là sự không đình trệ của tâm và các sở hữu tâm.

- Phận sự của hai sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm là diệt trừ sự đình trệ của tâm và các sở hữu tâm.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm là cách xa lìa lỗi lầm.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm là cách thích hợp với công việc của tâm và các sở hữu tâm.

13) Chánh Thân và Chánh Tâm (Kāyujjukatā Cittujjukatā):

Là sự chánh trực của tâm và sở hữu tâm. Ðặc tánh của hai sở hữu này là đối trị với sự quanh co tà vạy của tâm và các sở hữu đồng sanh để chúng trở thành chơn chánh. Như kim chỉ nam giúp người khách lữ hành khỏi lạc hướng.

- Chơn tướng của hai sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm là cách chơn chánh, ngay thẳng.

- Phận sự của hai sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm là đối trị sự tà vạy.

- Sự thành tựu của hai sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm là được chơn chánh không tà vạy.

- Nhân cần thiết của hai sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm là tâm và các sở hữu tâm.

II. Sở Hữu Giới Phần (Viratiyo)

Là những sở hữu tâm ngăn ngừa và sát trừ các ác nghiệp do thân và khẩu gây ra. Các sở hữu nầy khi hợp với các tâm Ðại Thiện thì ngăn các ác nghiệp đang sanh (vừa sanh) và ngừa các ác nghiệp sẽ sanh. Khi hợp với tâm Siêu Thế thì sát tuyệt các ác nghiệp. Gồm có ba sở hữu tâm:

1) Chánh Ngữ: (Sammā Vācā):

Là lời nói chơn chánh, không vọng ngữ, không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói hai lưỡi, không nói lời ác độc, không nói ỹ ngữ.

2) Chánh Nghiệp: (Sammā Kammantā):

Là hành nghề chơn chánh, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

3) Chánh Mạng: (Sammā Ājiva):

Là nuôi mạng sống một cách chơn chánh, không bán thuốc độc, rượu, võ khí, nô lệ và các loài vật để sát sanh. Tức là không nuôi mạng do thân và khẩu ác.

- Chơn tướng của ba sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là không tạo thân và khẩu ác.

- Phận sự của ba sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là ngăn ngừa hoặc đối trị thân và khẩu ác.

- Sự thành tựu ba sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là thân và khẩu không tạo ác.

- Nhân cần thiết của ba sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là công đức của Tín, Niệm, Tàm, Úy và thiểu dục.

III. Sở Hữu Vô Lượng Phần (Appamaññā)

Là những sở hữu xem chúng sanh đồng đẳng (do đó, còn gọi là Sở Hữu Ðẳng Phần), không phân biệt kẻ thân, người thù; cũng gọi là Vô lượng tâm vì các sở hữu này lấy vô lượng chúng sanh làm đối tượng. Ðúng ra có tất cả là bốn sở hữu: Từ (Mettā), Bi (Karunā), Hỷ (Muditā) và Xã (Upekkhā); nhưng phần trước đã bàn đến Vô Sân tương đương với Từ và Hành Xã tương đương với Xã nên ở đây chỉ nói đến Bi và Hỷ mà thôi. 2 Sở Hữu Tâm này không bao giờ xuất hiện cùng lúc.

1) Bi (Karunā):

Từ ngữ căn Kar + unā nghĩa là làm cho tâm của người thiện rung động trước sự đau khổ của chúng sanh. Ðặc tánh của Bi là sự cầu mong diệt trừ sự đau khổ của mọi người (Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ).

- Chơn tướng của sở hữu Bi là cách muốn bài trừ sự đau khổ của chúng sanh.

- Phận sự của sở hữu Bi là không thể làm ngơ trước sự đau khổ của người khác.

- Sự thành tựu của sở hữu Bi là không ép uổng chúng sanh khác.

- Nhân cần thiết của sở hữu Bi là nhận thấy chúng sanh bị khổ.

2) Hỷ (Tùy Hỷ: Muditā):

Từ ngữ căn Mud là sự hoan hỷ, vui theo nhân thiện và quả phúc lợi lộc của chúng sanh khác.

- Chơn tướng của sở hữu Hỷ là vui theo quả phúc của chúng sanh.

- Phận sự của sở hữu Hỷ là không ganh tỵ với người khác.

- Sự thành tựu của sở hữu Hỷ là vừa lòng với sự tiến hóa của chúng sanh khác.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hỷ là nhận thấy chúng sanh tạo và hưởng hạnh phúc.

IV. Sở Hữu Trí Tuệ (Tuệ Quyền) (Paññindriya)

Là sự sáng suốt, hiểu biết sự vật đúng với lẽ thật (chơn lý). Từ ngữ căn Pa: đứng đắn + ñà: biết. Tức là biết một cách đứng đắn. Ðặc tánh của Tuệ quyền là hiểu biết đúng như thật. Vì trí tuệ chế ngự vô minh và chiếm địa vị ưu thắng trong sự hiểu biết nên gọi là Tuệ Quyền. Theo Thắng pháp (Abhidhamma) thì Trí (Ñāna), Huệ (Paññā) và Vô Si (Amoha) đồng nghĩa với nhau.

Tuệ quyền có mặt trong các tâm hợp Trí và là một trong bốn phương tiện để chứng Thần Túc Thông (Iddhipāda), Trí Tuệ được gọi là Suy tìm (Vīmamsā). Khi được Ðịnh (Samādhi) làm cho trong sạch, Trí Tuệ được gọi là Diệu Trí (Abhiññā). Trí Tuệ cũng là một trong Thất Giác Chi (Sattabojjhanga) với danh hiệu là Trạch Pháp (Dhammavicaya) và là Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) trong Ðạo Ðế (Magganga). Sự tột cùng của Trí Tuệ là sự giác ngộ của Ðức Phật. Trí tuệ theo nghĩa tuyệt đối là hiểu biết sự vật như thật theo đúng lý Vô Thường (Anicca), Khổ Não (Dukkha) và Vô Ngã (Anatta).

- Chơn tướng của sở hữu Trí Tuệ là hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp.

- Phận sự của sở hữu Trí Tuệ là bài trừ sự tối tăm, biết rõ ràng, rành mạch.

- Sự thành tựu của sở hữu Trí Tuệ là không mê mờ, không nhiễm đắm cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Trí Tuệ là Tịnh (Passadhi), khéo Tác ý và tục sanh bằng tâm tam nhân.
-ooOoo-
BÀI 16.

TỔNG KẾT CÁC SỞ HỮU TÂM


Như vậy sở hữu tâm gồm có 52 được chia ra làm 3 nhóm:

- 13 Sở Hữu Tợ Tha (Aññasamāra Cetasika).

- 14 Sở Hữu Bất Thiện (Akusala Cetasika).

- 25 Sở Hữu Tịnh Hảo (Sobhana Cetasika).

-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 17.

SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU TÂM


A- Tâm và sở hữu tâm

Tâm thức, như đã nói, không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức sanh khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc. Những thành phần phụ thuộc này được gọi là sở hữu tâm (Cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là "biết cảnh", nhưng được phân chia làm nhiều loại vì chúng có những đặc tính khác biệt nhau. Ðặc tính khác biệt ấy là do Śở Hữu Tâm" gây nên, như cũng đồng biết cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia có đặc tánh khó chịu, ...

Như vậy, để nhận rõ và phân định từng trạng thái của các thứ tâm cũng như những điểm dị đồng của các loại tâm thức chúng ta cần phải biết rõ về những sở hữu phối hợp tương ưng đồng sanh với tâm.

I. Tâm Bất Thiện Hợp Ðồng

1) Tâm Tham: tính chung 8 tâm tham có tất cả là 22 sở hữu:

13 sở hữu tợ tha.
7 sở hữu biến hành: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Hành, Mạng Quyền và Tác ý.
6 sở hữu biệt cảnh: Tầm, Tứ, Thắng Giải, Cần, Hỷ và Dục
4 sở hữu Si phần: Si, Vô Tàm, Vô Úy và Phóng Dật
3 sở hữu tham phần: Tham, Tà Kiến và Ngã Mạn
2 sở hữu Hôn phần: Hôn Trầm và Thụy Miên

Những tâm Tham thọ Xã không có sở hữu Hỷ xuất hiện. Những tâm Tham hợp Tà không có sỡ hữu Ngã Mạn xuất hiện. Những tâm Tham Ly Tà không có sở hữu Tà Kiến xuất hiện. Những tâm Tham Vô Trợ không có 2 sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên xuất hiện.

2) Tâm Sân: tính chung có 22 sở hữu đồng sanh hòa hợp là:

12 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ)
4 sở hữu Si phần
4 sở hữu Sân phần: Sân, Tật, Lận và Hối
2 sở hữu Hôn phần

Tâm Sân Vô Trợ không có sở hữu Hôn phần.

3 sở hữu Tật, Lận và Hối không thể khởi lên cùng lúc nên tâm Sân được chia ra làm 6 trường hợp như sau:

Tâm Sân có "Tật" vô trợ.
Tâm Sân có "Tật" hữu trợ.
Tâm Sân có "Lận" vô trợ.

Tâm Sân có "Lận" hữu trợ.
Tâm Sân có "Hối" vô trợ.
Tâm Sân có "Hối" hữu trợ.

3) Tâm Si: Tính chung có 16 sở hữu phối hợp là

11 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ và Dục)
4 sở hữu Si phần
1 sở hữu Hoài Nghi.

Tâm Si hợp Hoài Nghi không thể có sở hữu Thắng Giải.

Tâm Si hợp Phóng Dật không thể có sở hữu Hoài Nghi.

II. Tâm Vô Nhân Hợp Ðồng

Tổng cộng ở tâm vô nhân chỉ có 12 sở hữu tợ tha phối hợp theo 5 trường hợp sau:

Ngũ song thức chỉ có 7 sở hữu biến hành xuất hiện.

Tâm Khán Ngũ Môn, 2 tâm Tiếp Thu, 2 tâm Quan Sát thọ Xã có 10 sở hữu xuất hiện (trừ Cần, Hỷ, Dục).

Tâm Khán Ý Môn, có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Hỷ, Dục).

Tâm Quan Sát thọ Hỷ có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Cần và Dục).

Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu có 12 sở hữu (trừ Dục).

III. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Hợp Ðồng

Tâm Dục Giới có 38 sở hữu phối hợp là:

- 13 sở hữu tợ tha

- 25 sở hữu tịnh hảo: Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô Tham, Vô Sân, Hành Xã, Tịnh Thân, Tịnh Tâm, Khinh Thân, Khinh Tâm, Nhu Thân, Nhu Tâm, Thích Thân, Thích Tâm, Thuần Thân, Thuần Tâm, Chánh Thân, Chánh Tâm, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Bi, Tùy Hỷ và Trí Tuệ.

Những tâm thọ Xã sẽ không có sở hữu Hỷ xuất hiện.

Những tâm Ly Trí sẽ không có sở hữu Trí Tuệ xuất hiện.

- 3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phần khởi lên riêng biệt và tùy lúc (không bao giờ có 2 trong 5 sở hữu tâm này đồng khởi) nên tuy nói là có 38 sở hữu mà thật ra chỉ có 34 Sở Hữu đồng khởi trong các tâm Thiện hợp trí mà thôi.

- 3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phần không có mặt trong các tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo nên tâm Quả hợp trí chỉ có 33 Sở Hữu xuất hiện.

- 3 Sở Hữu Giới Phần không có mặt trong tâm vị A-La-Hán. Vì thế nên tâm Duy Tác Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí chỉ có 35 Sở Hữu tâm phối hợp mà thôi.

IV. Tâm Ðáo Ðại Hợp Ðồng

Tâm Ðáo Ðại gồm có 35 sở hữu tâm hợp lại là:

- 13 Sở Hữu tợ tha
- 19 Sở Hữu tịnh hảo biến hành
- 2 Sở Hữu vô lượng phần
- 1 Sở Hữu trí tuệ.

Tâm sơ thiền có 35 Sở Hữu phối hợp.

Tâm nhị thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp.

Tâm tam thiền có 33 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp.

Tâm tứ thiền có 32 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp.

Tâm ngũ thiền có 30 Sở Hữu (trừ 2 Sở Hữu vô lượng phần) phối hợp.

V. Tâm Siêu Thế Hợp Ðồng

Gồm 36 Sở Hữu đồng sanh hòa hợp là:

- 13 Sở Hữu tợ tha.
- 19 Sở Hữu tịnh hảo biến hành.
- 3 Sở Hữu giới phần.
- 1 Sở Hữu trí tuệ.

Tâm Sơ thiền có 36 Sở Hữu phối hợp.

Tâm Nhị thiền có 35 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp.

Tâm Tam thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp.

Tâm Tứ thiền có 33 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp.

Tâm Ngũ thiền có 33 Sở Hữu phối hợp.

B- Sở hữu tâm và tâm

Sở hữu tợ tha

Sở Hữu biến hành gồm 7 Sở Hữu có mặt trong 121 tâm.

Sở Hữu Tầm có mặt trong 55 tâm: 44 tâm Dục giới (trừ ngũ song thức) và 11 tâm Sơ thiền.

Sở Hữu Tứ có mặt trong 66 tâm: 44 tâm Dục giới ( trừ ngũ song thức), 11 tâm Sơ thiền và 11 tâm Nhị thiền.

Sở Hữu Thắng Giải có mặt trong 110 tâm (trừ ngũ song thức và tâm Si hợp Hoài nghi).

Sở hữu Cần có mặt trong 105 tâm (trừ 16 tâm Vô Nhân: ngũ song thức + 2 tâm tiếp thu + 3 tâm quan sát + 1 tâm Khán ngũ môn).

Sở hữu Hỷ có mặt trong 51 tâm: 4 tâm Tham thọ Hỷ + 2 tâm Vô Nhân thọ Hỷ + 12 tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ Hỷ + 11 tâm Sơ thiền + 11 tâm Nhị thiền + 11 tâm Tam thiền.

Sở hữu Dục có mặt trong 101 tâm (trừ 2 tâm Si và 18 tâm Vô Nhân).

Sở hữu bất thiện

Sở hữu Si phần có mặt trong 12 tâm bất thiện.

Sở hữu Tham có mặt trong 8 tâm tham.

Sở hữu Tà Kiến có mặt trong 4 tâm tham hợp tà.

Sở hữu Ngã Mạn có mặt trong 4 tâm tham ly tà.

Sở hữu Sân có mặt trong 2 tâm sân.

Sở hữu Tật

Sở hữu Lận

Sở hữu Hối

(3 sở hữu Tật, Lận, Hối này bất định và xuất hiện đơn độc)

Sở hữu Hôn phần có mặt trong 5 tâm bất thiện hữu trợ.

Sở hữu Hoài nghi có mặt trong tâm si hợp nghi.

Sở hữu Tịnh Hảo

Sở hữu tịnh hảo biến hành gồm 19 sở hữu có mặt trong 91 tâm (trừ 30 tâm dục giới vô tịnh hảo).

Sở hữu giới phần có mặt trong 48 tâm (8 tâm thiện dục giới và 40 tâm siêu thế).

Sở hữu vô lượng phần có mặt trong 28 tâm (8 tâm đại thiện dục giới tịnh hảo, 8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo và 12 tâm thiền sắc giới thọ hỷ).

Sở hữu Trí Tuệ có mặt trong 79 tâm (12 tâm dục giới tịnh hảo hợp trí, 27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế).

C- Sở Hữu Nhất Ðịnh và Bất Ðịnh.

Sở hữu Bất Ðịnh: Là những sở hữu được quy định phối hợp với một số tâm nào đó nhưng có tánh cách bất định chứ không nhất thiết là phải có (khi có, khi không). Sở hữu bất định gồm 11 sở hữu: Ngã Mạn, Tật, Lận, Hối, 3 sở hữu giới phần, 2 sở hữu vô lượng phần và 2 sở hữu hôn phần (Hôn Trầm và Thụy Miên luôn luôn đồng khởi, các sở hữu kia khởi lên riêng biệt).

Sở hữu Nhất Ðịnh: là những sở hữu luôn luôn xuất hiện ở những tâm đã được quy định sẵn. Gồm có 41 sở hữu (ngoại trừ những sở hữu đã nói ở trên).
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - LỘ TRÌNH TÂM

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 18.

LỘ TRÌNH TÂM
CITTA-VĪTHI


Là tiến trình sanh diệt của tâm. Tùy theo trường hợp sanh khởi lộ trình tâm được phân ra lộ dài, lộ ngắn, lộ lớn, lộ nhỏ. Tùy theo nơi chốn sanh khởi, lộ trình tâm được phân biệt làm hai loại: lộ trình qua ngũ môn và lộ trình qua ý môn. Ðơn vị đo lường trong lộ trình tâm được gọi là tâm Sát Na.

A- Tâm Sát na của Lộ trình tâm.

Trong trạng thái thụ động, khi tâm không bị kích thích bởi đối tượng, được gọi là tâm Hộ kiếp (Bhavaṅga). Khi bị kích thích bởi đối tượng thì một tâm sẽ khởi lên trên mặt tâm Hộ kiếp, rồi chìm xuống để một tâm khác khởi lên (thông thường chúng ta không thể giữ mãi một tâm không cho chìm vào tâm Hộ kiếp). Như vậy, đời sống của một tâm bao gồm 3 giai đoạn: Sanh (Uppāda), Trụ (Ṭhiti) và Diệt (Bhaṅga). Ðời sống đó được gọi là tâm sát na (Cittakhana).

I) Lộ trình qua ngũ môn.

Là dòng tâm thức sinh khởi qua năm căn môn: Nhãn môn, Nhĩ môn, Tỷ môn, Thiệt môn và Thân môn. Lộ ngũ môn được phân thành hai loại:

1) Lộ ngũ môn bình nhật.

Lộ ngũ môn bình nhật là lộ trình tâm xuyên qua ngũ môn để tiếp thu và xử sự với cảnh trong đời sống hàng ngày. Lộ ngũ môn bình nhật được phân ra làm bốn loại.

a. Lộ ngũ môn cảnh rất lớn

Là lộ trình tâm được diễn tiến đầy đủ trong 17 tâm sát na.

1- Khi một đối tượng vào trong phạm vi nhận thức của tâm thức, qua một trong năm cửa, một sát na của tâm Hộ kiếp được trôi qua. Sát na ấy được gọi là Quá khứ Hộ kiếp (Atītabhavaṅga). Tức là trạng thái tâm chủ quan sanh diệt đồng thời với cảnh sắp đến.

2- Tâm Hộ kiếp bị kích thích và rung động trong một tâm sát na gọi là sự rung động của Hộ kiếp (Bhavaṅgacalana). Tức là trạng thái tâm chủ quan bị cảnh mới chi phối.

3- Rồi tâm Hộ kiếp ngưng chuyển động trong một tâm sát na gọi là sự dừng đứng của Hộ kiếp (Bhavaṅgupaccheda). Tức là trạng thái tâm chủ quan chấm dứt, nhường chỗ cho những tâm khách quan khởi lên để tiếp thu và xử sự với cảnh mới. Khi đó các tâm sát na khác sẽ khởi lên và chìm xuống một cách mau lẹ như sau.

4- Tâm Khán ngũ môn (Pañcadvāravajjana) tức là tâm khách quan khởi lên hướng về đối tượng (cảnh mới hiện đến) và chìm xuống trong một tâm sát na.

5- Nhãn thức (Cakkhuviññāṇa) hay một trong bốn thức kia sẽ khởi lên trong một tâm sát na.

6- Tâm Tiếp thu (Sampaṭicchana) là tâm khách quan khởi lên bắt lấy cảnh trong một tâm sát na.

7- Tâm Quan sát (Santīrana) tức là tâm khách quan khởi lên xem xét cảnh (điều tra đối tượng) trong một tâm sát na.

8- Tâm Phân Ðoán (Voṭṭhapana) tức tâm Xác định đối tượng là vật tốt hay xấu, sạch hay dơ... (đây chính là công tác của tâm Khán Ý môn) khởi lên trong một tâm sát na.

9. – 15. Tâm Ðổng Tốc (Javana) tức là tâm xử sự với cảnh (còn gọi là tâm hưởng cảnh) khởi lên liên tiếp 7 tâm sát na. Chính đây là thời điểm quan trọng hơn cả trong toàn lộ trình vì các nghiệp thiện hoặc ác được tạo ra trong lúc này. Trong 7 sát na này, sát na thứ nhất tạo nghiệp, kết quả trong đời hiện tại, gọi là Hiện báo nghiệp; sát na thứ bảy, tạo nghiệp, kết quả trong đời sau, gọi là Sanh báo nghiệp; năm sát na còn lại, tạo nghiệp, kết quả từ đời kế tiếp cho tới lúc chứng Vô dư Niết-Bàn, gọi là Hậu báo nghiệp.

16. – 17. Tâm Thập di (Tadālambana) là tâm hưởng cảnh dư của tâm Ðổng tốc nhưng không có khả năng tạo nghiệp (vì những tâm làm việc Thập Di hoàn toàn là tâm quả). Tâm này khởi lên để gìn giữ và ghi nhận cảnh vào trong tiềm thức. Tâm này lập đi lập lại trong hai sát na.

Lộ ngũ môn cảnh rất lớn lại được chia ra làm ba lộ:

++ Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chót Thập Di: là lộ trình tâm hiện khởi qua ngũ môn đầy đủ như đã mô tả ở trên.

++ Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chót Ðổng Tốc: là lộ trình tâm khởi qua ngũ môn nhưng chỉ có 15 tâm sát na vì sau khi tâm Ðổng Tốc diệt thì tâm Hộ kiếp tiếp tục khởi lên chứ không có tâm Thập Di.

++ Lộ Ngũ môn cảnh rất lớn chót Hộ Kiếp Khách: là lộ trình tâm khởi qua ngũ môn, lộ tâm nầy sau khi tâm Ðổng Tốc diệt thì tâm Hộ Kiếp khách quan khởi lên trong một sát na để tiếp cảnh trước khi tâm Hộ Kiếp chủ quan hiện lên.

b. Lộ ngũ môn cảnh lớn

Là lộ trình tâm chỉ hiệân khởi đến hết 7 tâm sát na của tâm Ðổng tốc. Nhưng khởi đầu của lộ trình tâm có tới 2 hay 3 sát na tâm Hộ Kiếp quá khứ (không như bình thường chỉ có 1 tâm sát na mà thôi). Trong đoạn cuối của lộ trình tâm nầy, có thể có tâm Hộ Kiếp Khách sinh khởi sau tâm Ðổng Tốc.

c. Lộ ngũ môn cảnh nhỏ

Là dòng tâm thức khởi lên đến sát na tâm Phân Ðoán (tâm Xác Ðịnh) rồi diệt. Tiếp theo tâm Phân Ðoán là tâm Hộ Kiếp chứ không có tâm Ðổng Tốc, do đó lộ tâm này không thể tạo nghiệp.

d. Lộ ngũ môn cảnh rất nhỏ

Là dòng tâm thức hoàn toàn là tâm chủ quan (Hộ Kiếp) chứ không có tâm khách quan sinh khởi. Trong lộ nầy, tâm Hộ Kiếp chỉ rung động nhiều lần vì bị cảnh chi phối, nhưng chỉ rung động rồi trở lại trạng thái bình thường chứ không có lộ tâm khởi lên.

LỘ NGŨ MÔN
Cảnh rất lớn.

vdp18-1.jpg
vdp18-1.jpg (120.29 KiB) Đã xem 2197 lần
2) Lộ ngũ môn cận tử.

Là dòng tâm thức diễn tiến qua năm căn môn trước giờ phút lâm chung. Lộ ngũ môn cận tử được chia làm hai lộ: (i) chót Thập Di, (ii) chót Ðổng tốc.

Trong hai lộ ấy được chia ra làm hai trường hợp: (i) có xen Hộ Kiếp rồi mới tử, (ii) không xen Hộ Kiếp.

Dòng tâm thức diễn biến như sau:

- Hộ Kiếp quá Khứ
- Hộ Kiếp rung động
- Hộ Kiếp ngưng lại
- Tâm Khán Ngũ Môn
- Ngũ song thức
- Tâm tiếp thu
- Tâm Quan Sát
- Tâm Phân Ðoán (tâm Xác Ðịnh)
- Tâm Ðổng Tốc trong 5 sát na
- Tâm Thập Di (có thể không khởi lên)
- Tâm Hộ kiếp (có thể không khởi lên)
- Tâm Tử
- Tâm tục sinh
- Tâm Hộ kiếp trong 14 sát na
- Tâm Hộ Kiếp rung động
- Tâm Hộ Kiếp ngưng lại
- Tâm Khán Ý Môn
- Tâm Ðổng Tốc trong 7 sát na
- Tâm Thập Di trong 2 sát na
- Tâm Hộ Kiếp
- .......

Chú thích: trong lộ trình tâm qua ngũ môn trong giờ cận tử thường được trình bày bằng hai lộ trình tâm liên tục: Lộ Cận Tử và Lộ Tục Sinh. Bởi lẽ chúng sanh sau khi chết sẽ được tái sanh ngay tức khắc (đúng theo kinh điển thì sự tục sinh nối tiếp liền sau khi tử chứ không có thân trung ấm để chờ đợi đi tái sanh). Thường lệ thì tâm Ðổng tốc phải có đủ 7 sát na, nhưng khi sắp chết hay lúc bị ngất xỉu hoặc khi Ðức Phật hiện song thông (một lần hiện cả nước lẩn lửa) thì tâm Ðổng Tốc chỉ có 5 sát na. Lúc Ðức Phật hiện song thông vì quá cắp bách bởi đồng thời bắt cả hai đề mục nước và lửa; còn đối với người bị ngất xỉu thì dòng tâm thức bị yếu đi nên không có đủ 7 sát na như thường lệ. Tâm Tử là sát na cuối cùng (tâm Hộ Kiếp diệt lần chót) của đời sống cũ. Tâm Tục Sinh là sát na đầu tiên của kiếp sống mới. Theo định luật, khi tục sinh phải diễn tiến đủ 14 sát na tâm Hộ Kiếp và 7 sát na tâm Ðổng Tốc trong lộ Tục sinh. Lý do tục sinh phải là tâm Tham, dù là vị Bồ Tát kiếp chót cũng vậy, các vị Bồ Tát tục sinh cũng do nghiệp lực chớ không phải là chí nguyện hay thị hiện như một vài lý thuyết hoang đường nêu lên.

LỘ NGŨ MÔN
Lộ trình tâm qua ngũ môn trong giờ Cận tử.

vdp18-2.jpg
vdp18-2.jpg (156.7 KiB) Đã xem 2186 lần
Lộ trình tâm lúc tái sanh

vdp18-3.jpg
vdp18-3.jpg (84.06 KiB) Đã xem 2188 lần


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - LỘ TRÌNH TÂM (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

II) Lộ trình qua ý môn.

Lộ Ý Môn là trạng thái sinh diệt của dòng tâm thức diễn tiến trong nội tâm chứ không phải do đối tượng từ bên ngoài. Lộ Ý Môn được phân làm 2 loại:

II.1. Lộ Ý Môn Thông Thường

Là lộ trình tâm không có Ðắc Thiền, Ðắc Ðạo, Hiện Thông, Niết-Bàn, ... Ðược chia làm hai loại:

1) Lộ Ý Môn Bình Nhật

Là dòng tâm thức diễn tiến trong đời sống hằng ngày. Ðược chia thành bốn loại:

a. Cảnh rất rõ

Dòng tâm thức lộ ý môn bình nhật cảnh rất rõ diễn tiến như sau: Hộ Kiếp quá khứ, Hộ kiếp rúng động, Hộ kiếp dừng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (7 sát na), tâm Thập Di (2 sát na). Lộ ý nầy có 10 sát na, 41 thứ tâm, 3 chặn tâm, 8 thứ người và 11 cõi. (10 sát na là: Khán ý môn, 7 Ðổng Tốc, 2 Thập Di. 41 thứ tâm là: Khán ý môn, 29 tâm Ðổng Tốc Dục giới (12 tâm bất thiện, Ưng Cúng sinh tiếu, 8 thiện và 8 Duy tác Dục giới Tịnh hảo) và 11 tâm Thập Di (3 tâm Quan Sát và 8 tâm Quả Tịnh hảo). 3 chặn tâm là: Khán ý môn, Ðổng Tốc và Thập Di. 8 thứ người là: 4 phàm nhân (người Khổ, người Lạc, người nhị nhân và người tam nhân) và 4 thánh quả (người Sơ quả, người Nhị quả, người Tam quả và người Tứ quả). 11 cõi là 11 cõi Dục giới).

b. Cảnh rõ

Lộ ý môn bình nhật cảnh rõ cũng giống như cảnh rất rõ nhưng không có 2 sát na tâm Thập Di.

c. Cảnh không rõ

Ở lộ nầy dòng tâm thức chỉ diễn tiến tới tâm Khán ý môn chứ không có tâm Ðổng Tốc.

d. Cảnh rất không rõ

Ở lộ nầy thì tuy ý thức bị cảnh chi phối, nhưng cảnh không thể hiện vào, vì thế nên Hộ Kiếp chỉ rúng động vài sát na rồi trở lại bình thường.

Lộ trình qua Ý MÔN: Ðối tượng rất rõ ràng.

vdp18-4.jpg
vdp18-4.jpg (25.14 KiB) Đã xem 2088 lần
2) Lộ Ý Môn Cận Tử

Lộ Ý Môn Cận Tử là dòng tâm thức khởi lên trong tâm thức lúc lâm chung. Ðược chia làm hai loại:

a. Tử khi còn tục sinh

Lộ Ý Môn Cận Tử khi còn tục sinh diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (5 sát na), tâm Thập Di (2 sát na), Hộ Kiếp, Tâm Tử, tâm Tục Sinh, tâm Hộ Kiếp (14 sát na), Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (7 sát na), tâm Thập Di (2 sát na), Hộ Kiếp, .... Lộ trình tâm này có 8 cái, 32 thứ, 3 chặn, 7 người và 11 cõi. (8 cái là: 1 sát na tâm Khán ý môn, 5 sát na tâm Ðổng Tốc, 2 sát na tâm Thập Di. 32 thứ là: Khán ý môn, 20 tâm Ðổng Tốc Dục giới (12 tâm bất thiện và 8 tâm Thiện Tịnh hảo) và 11 tâm Thập Di (3 tâm Quan Sát và 8 tâm Quả Tịnh hảo). 3 chặn tâm là: Khán ý môn, Ðổng Tốc và Thập Di. 8 thứ người là: 4 phàm nhân (người Khổ, người Lạc, người nhị nhân và người tam nhân) và 4 thánh quả (người Sơ quả, người Nhị quả, người Tam quả và người Tứ quả). 11 cõi là 11 cõi Dục giới).

b. Lộ Niết-Bàn.

Lộ Ý Môn Cận tử Niết-Bàn diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (5 sát na), tâm Thập Di (2 sát na, hoặc không có), Hộ Kiếp (hoặc không có), Niết-Bàn. Lộ này có 8 cái, 21 thứ, 3 chặn, 1 người, 7 cõi. (8 cái là: 1 sát na tâm Khán ý môn, 5 sát na tâm Ðổng Tốc, 2 sát na tâm Thập Di. 21 thứ là: Khán ý môn, tâm Ưng Cúng vi tiếu, 8 tâm Duy Tác Dục giới và 11 tâm Thập Di (3 tâm Quan Sát và 8 tâm Quả Tịnh hảo). 3 chặn tâm là: Khán ý môn, Ðổng Tốc và Thập Di. 1 người là A-La-Hán. 7 cõi là 1 cõi người và 6 cõi trời).

II.2. Lộ Ý Môn Ðặc Biệt

Lộ Ý Môn Ðặc biệt là lộ trình tâm Ðắc Thiền, Ðắc Ðạo, Hiện Thông, Nhập Thiền, Niết-Bàn.

1) Lộ Tâm Ðắc Thiền

Lộ trình tâm dược diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền, Hộ Kiếp. Lộ này có 6 cái, 27 thứ, 2 chặn, 5 người, 26 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực và 1 sát na tâm Thiền. 27 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 4 tâm Duy tác Dục giới hợp trí, 9 tâm Thiện Ðáo Ðại và 9 tâm Duy Tác Ðáo Ðại. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 5 người là 1 người phàm tam nhân và 4 người tứ thánh quả. 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

Chuẩn bị: là trạng thái tâm sắp sửa tiến tới một loại tâm cao hơn (tâm Thiền).

Cận Hành: là trạng thái tâm gần đạt đến tâm thiền.

Thuận Thứ: là trạng thái tâm thích hợp với sát na trước và nhu thuận với sát na sau.

Bỏ Bực: là trạng thái tâm dứt bỏ tâm Dục giới để phát triển tâm thiền.

Thiền: là trạng thái tâm an trú trong một đề mục, thiêu đốt các phiền não (đúng ra Thiền chỉ có thể dập tắt các phiền não một cách tạm thời). Ðối với người Huệ yếu, thì dòng tâm thức khi đắc thiền phải diễn tiến đũ 6 giai đoạn như trên; còn đối với người Huệ mạnh thì chỉ có 5 giai đoạn vì giai đoạn Chuẩn Bị không có.

2) Lộ Tâm Ðắc Ðạo

Là lộ tình tâm của người chứng ngộ 4 Ðạo và 4 Quả. Lộ tâm Ðắc Sơ Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị (hoặc không có nếu Huệ mạnh), Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 15 thứ, 2 chặn, 3 người, 17 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 15 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 5 tâm Ðạo và 5 tâm Quả. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 3 người là: người phàm tam nhân, người Sơ Ðạo và người Sơ quả. 17 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và cõi Tứ thiền Quảng Quả.

Lộ tâm Ðắc Tam Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 35 thứ, 2 chặn, 7 người, 26 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 35 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 30 tâm Siêu thế (trừ 5 tâm Sơ Ðạo và 5 tâm Sơ Quả). 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 7 người là: 4 Quả và 3 Ðạo (trừ người Sơ Ðạo). 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

3) Lộ Tâm Nhập Thiền

An chỉ (Appanā): nhứt tâm trên đối tượng gọi là An Chỉ (Ekaggaṃ cittaṃ ārammane appenti). Ở lộ này, dòng tâm thức an trú vào đề mục, tuy dòng tâm thức sanh diệt nhiều lần nhưng vẫn đồng một thứ tâm. Lộ này có 2 loại: Nhập Thiền hợp thế và Nhập Thiền Cơ. Thiền hợp thế là Thiền Sắc giới và Thiền Vô Sắc giới; còn Thiền Cơ là thiền nhập để làm căn bản hiện thần thông. Thiền Cơ chỉ nhập được bằng Ngũ Thiền Sắc giới mà thôi. Dòng tâm thức để nhập hai loại thiền này diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền (1 trong 18 tâm thiền hiệp thế).

4) Lộ Tâm Hiện Thông

Là dòng tâm thức diễn tiến khi Diệu Trí (Abhiññā, Thắng Trí) phát sanh để làm các việc sau:

Thiên Nhãn Thông: thấy rõ các sắc dù sắc thô, sắc tế, sắc tốt, sắc xấu, sắc xa, sắc gần, sắc bên trong, sắc bên ngoài, sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai, ... Thiên Nhãn Thông đều thấy rõ.

Thiên Nhĩ Thông: tai nghe rõ các thứ tiếng, dù tiếng lớn, dù tiếng nhỏ, tiếng xa, tiếng gần, tiếng tốt, tiếng xấu, tiếng quá khứ, tiếng hiện tại, tiếng vị lai, ... Thiên Nhĩ Thông đều nghe được.

Tha Tâm Thông: biết được tâm của kẻ khác, nhưng đối với Ðạo Quả thì chỉ biết được tâm của những người đồng bực hoặc thấp hơn chứ không thể biết được tâm của những người chứng ngộ cao hơn.

Túc Mạng Thông: nhớ lại được nhiều kiếp xa xưa.

Sanh Tử Thông: biết rõ những người đang có mặt từ đâu sanh ra và biết rõ những người đã chết sẽ tục sinh ở cõi nào.

Thần Thông: có thể biến hiện ra nhiều hình thức như bay trên hư không, đi trên nước, di xuyên qua vách, chun xuống đất, ...

Lậu Tận Thông: là biết rõ các lậu (10 phiền não) đã tận; thông này chỉ có ở vị A-La-Hán mà thôi.

Lộ trình tâm diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thông, Hộ Kiếp. Lộ này có 6 cái, 7 thứ, 2 chặn, 5 người và 22 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực và Thông. 7 thứ là: Khán ý môn, 2 tâm Thiện Dục giới thọ Xã hợp trí, 2 tâm Duy Tác Dục giới thọ Xã hợp trí và 2 tâm Diệu Trí. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 5 người là: người tam nhân và 4 thánh quả. 22 cõi là: 7cõi vui Dục giới và 15 cõi Sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng).

5) Lộ Tâm Nhập Thiền Quả

Là dòng tâm thức của các vị thánh khi nhập Thiền Siêu Thế (4 hoặc 20 tâm Quả Siêu Thế). Lộ trình tâm diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Thuận Thứ (3 hoặc 4 sát na), Thiền Quả (vô số sát na), Hộ Kiếp. Lộ này tâm sanh diệt vô số cái, có 29 thứ, 2 chặn, 4 người, 26 cõi.

Chú thích: tâm sanh diệt vô số bởi khi nhập thiền, dù hiệp thế hay siêu thế, chỉ có một thứ tâm, an trụ vào đề mục thích hợp với cơ tánh mà mình đã chọn lựa trong các đề mục tu thiền. Tâm ấy sanh diệt nhiều lân trong quá trình nhưng vẫn luôn luôn là một thứ tâm và một đề mục. 29 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 4 tâm Duy Tác Dục giới hợp trí (tâm Duy Tác Dục giới là việc Thuận Thứ) và 20 tâm Quả Siêu Thế. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 4 người là: 4 thánh quả. 26 cõi là: 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

6) Lộ Tâm Nhập Thiền Diệt

Khi các vị Thánh A-Na-Hàm và A-La-Hán có chứng đắc thiền Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng muốn chứng đến trạng thái diệt tận dòng tâm thức nên các vị phải Nhập Thiền Diệt. Khi nhập thiền diệt thì các vị chứng đến trạng thái không còn tâm (?). lộ trình tâm ở đây diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, nhập Thiền Phi tưởng Phi Phi Tưởng (trong 2 sát na), tâm không sanh trong 7 ngày, Tâm Quả (A-Na-Hàm hoặc A-La-Hán). Lộ trình này có 8 cái, 9 thứ, 2 chặn, 2 người, 22 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, 2 sát na tâm thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và 1 sát na tâm Quả. 9 thứ là: Khán ý môn, 2 tâm Thiện Dục giới thọ Xã hợp trí, 2 tâm Duy Tác Dục giới thọ Xã hợp trí, 2 tâm Ðổng Tốc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, 1 tâm Quả A-Na-Hàm Ngũ Thiền và 1 tâm Quả A-La-Hán Ngũ Thiền. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 2 người là: người Tam Quả và người Tứ Quả. 22 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 15 cõi trời Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

7) Lộ Tâm Niết-Bàn Liên Thiền

Vị A-La-Hán trước khi nhập Niết-Bàn ngài nhập các loại thiền Sắc và Vô Sắc, như trường hợp Ðức Phật. Lộ trình tâm Niết-Bàn Liên Thiền diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, vô số tâm thiền, Hộ kiếp (hoặc không có) và Niết-Bàn. Lộ này có vô số tâm vì khi nhập thiền thì tâm sanh diệt liên tục nhưng vẫn luôn luôn đồng một tâm, 14 thứ, 2 chặn, 1 người, 26 cõi.

Chú thích: 14 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Duy Tác Dục giới tương ưng, 9 tâm Duy Tác Ðáo Ðại. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 1 người là: người Tứ Quả. 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi ác thú.

8) Lộ Tâm Niết-Bàn Liên Thông

Vị A-La-Hán hiện thần thông trước khi nhập Niết-Bàn. Lộ trình tâm khi ấy như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị (hoặc không), Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thông, Hộ kiếp (hoặc không có) và Niết-Bàn. Lộ này có 6 cái, 4 thứ, 2 chặn, 1 người, 22 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thông. 4 thứ là: Khán ý môn, 2 tâm Duy Tác Dục giới thọ Xã hợp trí và Diệu Trí. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 1 người là: người Tứ Quả. 22 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 15 cõi trời Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

9) Lộ Tâm Phản Khán Chi Thiền

Vị A-La-Hán trước giờ nhập Niết-Bàn xét lại các chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Ðịnh và Xã). Lộ trình tâm ở đây được diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền bất định số, Hộ kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (7 sát na), Hộ kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (5 sát na), Hộ kiếp (hoặc không) và Niết-Bàn. Lộ này có 6 cái, 5 thứ, 2 chặn, 1 người, 22 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn và 5 Ðổng Tốc. 5 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Duy Tác Dục giới tương ưng. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 1 người là: người Tứ Quả. 22 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 15 cõi trời Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

10) Lộ Tâm Ðắc Ðạo Tột Mạng

Vị A-La-Hán khi vừa chứng đắc liền xét lại Ðạo Quả và phiền não rồi chứng luôn Niết-Bàn. Lộ trình tâm ở đây được diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, tâm Ðạo, Tâm Quả (3 sát na), Hộ kiếp (4 sát na), Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (7 sát na), Hộ kiếp (4 sát na), Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, tâm Ðổng Tốc (5 sát na), Hộ kiếp (hoặc không) và Niết-Bàn. Lộ này có 6 cái, 5 thứ, 2 chặn, 1 người, 22 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn và 5 Ðổng Tốc. 5 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Duy Tác Dục giới tương ưng. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 1 người là: người Tứ Quả. 22 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 15 cõi trời Sắc giới (trừ Vô Tưởng).
Lộ trình qua tâm Thiền Sắc giới.
vdp18-5.jpg
vdp18-5.jpg (51.32 KiB) Đã xem 2094 lần
Lộ trình qua tâm Thiền Vô sắc giới.

vdp18-6.jpg
vdp18-6.jpg (50.92 KiB) Đã xem 2092 lần
Các loại lộ trình qua tâm Siêu thế.

vdp18-7.jpg
vdp18-7.jpg (48.19 KiB) Đã xem 2096 lần
Lộ trình của AN CHỈ TỐC HÀNH TÂM

Tâm An chỉ (Appanā) ở đây giống như Tầm (Vitakka) nhưng nó sắc xảo và mãnh liệt hơn. Thiền giã tự lựa chọn một đối tượng hợp với tâm tánh mình, rồi chuyên chú quán tưởng đến khi chứng được Sơ Thiền. Lộ trình tâm ở đây gồm: Tâm Khán Ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tánh và An chỉ.

1) Tâm Chuẩn bị: gọi như vậy vì tâm này xuất hiện để sửa soạn, chuẩn bị cho một tâm cao hơn; hoặc tâm Ðáo đại, hoặc tâm Siêu thế.

2) Tâm Cận hành: gọi như vậy vì tâm này khởi lên rất gần với Thiền tâm hay Siêu thế tâm sắp chứng được. Thông thường sau hai sát na của tâm này khởi lên là bắt đầu lộ trình của An chỉ. Nhưng đối với người tu hành thuần thục thì Cận hành tâm sẽ khởi lên mà không qua Chuẩn bị tâm.

3) Tâm Thuận thứ: gọi như vậy vì tâm này vừa thuận với tâm trước và thuận với tâm kế tiếp.

4) Tâm Chuyển tánh: Nghĩa là tâm đã diệt trừ Dục giới tánh, phát triển Ðáo đại tánh hoặc Siêu thế tánh.

5) Tâm An chỉ: Khi tâm này khởi lên là định tâm đã đạt được mức độ rất cao.

Thiền (Jhāna) khi chưa phát triển đến mức tối đa được gọi là Cận định (Upacārasamādhi). Ðối với người phàm phu hay hữu học (Sekha), một trong 4 tâm Thiện Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí khởi lên. Ðối với vị vô học (Asekha), thì một trong bốn tâm Duy tác Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí khởi lên. Lộ trình của tâm An chỉ Siêu thế Ðổng Tốc được diễn tiến như sau:
vdp18-7.jpg
vdp18-7.jpg (48.19 KiB) Đã xem 2096 lần
Trong lộ trình này, Chuẩn bị có thể khởi hay không tùy theo trình độ tu hành. Ở đây, Chuyển tánh có nghĩa là tâm đã diệt trừ dục giới tánh và phát triển Siêu thế tánh.

Một trong 4 tâm Thiện Dục giới Ðổng Tốc hợp Trí khởi lên trong 4 giai đoạn sơ khởi này. Ðối tượng của 3 sát na đầu tiên thuộc về Dục giới, nhưng đối tượng của tâm sát na thứ tư là Niết bàn. Tuy vậy tâm sát na Chuyển tánh này chưa có thể diệt trừ các phiền não. Chỉ có tâm Ðạo khởi lên tiếp theo mới làm hai phận sự là diệt trừ phiền não và thể nhập Niết bàn. Tâm Ðạo chỉ khởi lên một lần rồi tiếp theo là 2 tâm Quả nếu có Chuẩn bị, hoặc 3 tâm Quả nếu không có Chuẩn bị

Trong trường hợp Ðệ nhị, Ðệ tam, Ðệ tứ thiền, tâm sát na Chuyển tánh được thay thế bởi Thanh tịnh (Vodāna). Nếu có Chuẩn bị thì Thanh tịnh là tâm sát na thứ tư, nếu không thì nó là tâm sát na thứ ba.

Một trong 4 tâm Ðạo chỉ khởi lên một lần trong đời người. Nhưng tâm Quả thì có thể chứng được cả ngày liên tục. Ba tâm Quả, Dự lưu, Nhứt lai, Bất lai khởi lên sau một tâm Ðổng Tốc thiện.

Khi hưởng quả A-la-hán, thì tâm Ðổng Tốc khởi lên phải là Duy tác, vì một vị A-la-hán không có tâm Thiện Ðổng Tốc.

Trong lộ trình của tâm An chỉ Ðổng Tốc có một trong 26 tâm khởi lên (18 tâm Ðáo đại + 8 tâm Siêu thế).

- Nếu tâm Ðổng Tốc thọ Hỷ, thì tâm An chỉ cũng thọ Hỷ.

- Nếu tâm Ðổng Tốc thọ Xã, thì tâm An chỉ cũng thọ Xã.

- Nếu tâm Ðổng Tốc là Thiện, thì tâm An chỉ cũng là Thiện.

- Nếu tâm Ðổng Tốc là ba tâm Quả, thì tâm An chỉ cũng là ba tâm Quả thấp hơn.

- Nếu tâm Ðổng Tốc là một tâm Ðổng Tốc Duy tác, thì tâm An chỉ cũng là một tâm Ðổng Tốc Duy tác hay A-la-hán quả tiếp theo.

* Nếu tâm Ðổng Tốc là tâm Thiện thọ Hỷ hợp Trí thì tâm An chỉ có một trong 32 Thiện tâm thọ Hỷ hợp Trí khởi lên:

4 Sắc giới (4 Thiền hợp Lạc).
16 Ðạo (4 Ðạo x 4 Thiền).
12 Quả (3 Quả x 4 Thiền).

* Nếu tâm Ðổng Tốc là tâm Thiện thọ Xã thì tâm An chỉ có một trong 12 Thiện tâm thọ Xã khởi lên:

1 Sắc giới (Ðệ ngũ thiền).
4 Vô sắc giới.
7 Siêu thế giới (trừ A-la-hán Quả).

* Nếu tâm Ðổng Tốc là tâm Duy tác thọ Hỷ thì tâm An chỉ có một trong 8 tâm Duy tác thọ Hỷ khởi lên:

4 Sắc giới ( trừ Ðệ ngũ thiền).
4 Siêu thế giới (A-la-hán tâm Quả trừ Ðệ ngũ thiền).

* Nếu tâm Ðổng Tốc là tâm Duy tác thọ Xã thì tâm An chỉ có một trong 6 tâm Duy tác thọ Xã khởi lên:

1 Sắc giới (Ðệ ngũ thiền).
4 Vô sắc giới.
1 Siêu thế giới (A-la-Hán Quả Ðệ ngũ thiền).

* Ðối với phàm phu và các hạng Hữu học, tâm Quả An chỉ khởi lên tiếp theo tâm Thiện Dục giới ba nhân.

* Ðối với các vị A-la-hán, thời tâm Quả An chỉ khởi lên tiếp theo tâm Duy tác Dục giới ba nhân.

B- TÂM THẬP DI (Tadālambana)

Tâm Thập di khởi lên sau những tâm Ðổng Tốc Dục giới, chỉ với những chúng sanh ở Dục giới, với những đối tượng ở Dục giới, những đối tượng này phải rất lớn hoặc rất rõ ràng.

Những tâm làm công tác Tâm Thập di là 11 tâm Quả Dục giới (3 tâm Quan sát + 8 tâm Quả Tịnh Hảo), và Tâm Thập di sẽ có những đặc tính của tâm khởi lên. Thí dụ: Một tâm Quan sát thọ Hỷ đang khởi lên với một đối tượng, thì Tâm Thập di cũng thọ Hỷ. Tâm Thập di không thể thọ Ưu.

Chỉ có vị A-la-hán mới có thể chế ngự Tâm Thập di không cho khởi lên, và trong trường hợp này thì Tâm Thập di và tâm Ðổng Tốc đồng tánh với nhau.

Tâm Thập di và tâm Ðổng Tốc.

Thông thường thì Tâm Thập di có cùng một cảm thọ với tâm Ðổng Tốc, nhưng nếu tâm Ðổng Tốc thọ Ưu thì Tâm Thập di sẽ thọ Xã (vì Tâm Thập di không thể thọ Ưu). Ðối với một người mà tâm Tục sinh thọ Hỷ, thì sau tâm Ðổng Tốc thọ Ưu sẽ không có Tâm Thập di, vì tâm Hộ kiếp tiếp theo cũng thọ Hỷ. Khi ấy một tâm Quan sát thọ Xã sẽ khởi lên trong một sát na và được gọi là Āgantukabhavanga và trong trường hợp này đối tượng của tâm Thập Di cũng khác với đối tượng của tâm Ðổng Tốc. Nếu tâm Tục sinh không thọ Hỷ, thì Tâm Thập di sẽ thọ Xã và tâm Hộ kiếp theo sau cũng vậy.
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - PHI LỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 19.

PHI LỘ
Là các pháp không thuộc lộ trình tâm (thoát ly lộ trình tâm). Các pháp này được chia làm ba loại:

1.- Người,
2.- Cõi và
3.- Nghiệp.

I. NGƯỜI

Còn gọi là chúng sanh, loài hữu tình, loài có tâm thức. Ðược chia làm 12 loại:

1) Người Khổ

Là những chúng sanh thiếu hạnh phúc, thường bị khổ đau. Người khổ được chia ra làm 4 loại:

- Ðịa ngục (Niraya): là những chúng sanh hằng bị mọi thống khổ, chẳng có sự an vui.

- Ngạ quỹ (Peta): là những chúng sanh hằng bị đói khát, chẳng thụ hưởng được các thực phẩm của Nhơn Thiên; do căn bỏn xẽn, hủy bán Tam Bảo, không tin Chánh Pháp, ...

- Bàng sanh (Tiracchāna): là loại chúng sanh đầu đuôi ngang nhau, từ ngữ căn Tiro: ngang + Acchāna: đi. Các súc sanh đi ngang, bò xuống, không đi thẳng như người. Có loại sanh bằng trứng (noãn sanh), có loại sanh con (thai sanh), có loại sanh nơi ẩm thấp (thấp sanh), không thấy nói tới hóa sanh.

- A-Tu-La (Asura): là những vị không có hoan lạc, thường rất hung dữ. Tục thường gọi là Thần, có đôi lúc vì quá sợ sệt, còn được tôn là Thánh như quan Công ... loại A-Tu-La này khác với loại A-Tu-La Thiên, đối thủ của trời Ðế Thích và sống ở Tam Thập Tam Thiên (trời Ðao Lợi), tục truyền ở dưới biển cũng có A-Tu-La vương và còn có một loại A-Tu-La căn duyên giống như Ngạ quỹ thường ở nơi cồn bãi, rừng núi hoặc hang động, ăn uống những vật nhơ nhớp

Tâm của những chúng sanh này thuộc bản năng và hành động của chúng bị Tham, Sân Si chi phối trong đời trước. Chúng tục sanh bằng tâm Quan Sát thọ Xã trong Dục giới Vô Nhân Bất Thiện tâm [thân thức thọ Khổ]. Những hạng người này không thể chứng thiền tâm.

2) Người Lạc

Người lạc là những người có nhiều hạnh phúc hơn những người khổ, họ không đến nổi chịu nhiều khổ đau như những người khổ. Những người này tục sinh bằng tâm Quan sát thọ Xã trong tâm Thiện Vô Nhân [thân thức thọ Lạc], hạng người này cũng không thể chứng thiền hay đạo quả được. Những người lạc ở cõi người thuộc về thai sanh, ở cõi Tứ thiên vương và vô tưởng thì hoàn toàn hóa sanh. Những người ở cõi Vô tưởng tục sinh bằng sắc pháp chứ không có tâm. Khi tục sinh làm người, những hạng người này thường thiếu trí tuệ, hay bị tàn tật.

Hai loại người kể trên vì tục sinh bằng tâm Quan Sát thọ Xã Vô Nhân, trong tâm Quả không có nhân nào, nên còn gọi là người Vô nhân (Ahetuka).

3) Người Nhị Nhân (Duhetuka)

Người Nhị nhân là người thiếu trí tuệ lúc tái sanh vì tâm tục sinh của người nhị nhân là một trong 4 tâm Quả Tịnh hảo ly trí (thiếu nhân Vô Si). Người nhị nhân cũng không thể đắc thiền hay đạo quả được. Những người này được tái sanh trong 7 cõi là: cõi người và 6 cõi trời Dục giới. Sở dỉ gọi là người Nhị nhân vì tâm Tục Sinh của những người này chỉ có Vô Tham và Vô Sân chi phối.

Những người Nhị nhân và Vô nhân không bao giờ có tâm Duy Tác hay Tâm An Chỉ, khi sanh làm người chúng không có tâm Quả Tịnh Hảo hợp trí (vì chúng không có tâm Thiện hợp trí đủ tam tư làm nhân trong đời trước).

4) Người Tam Nhân

Những chúng sanh nào có tâm mạnh mẽ và sáng suốt vì hành động của chúng trong quá khứ được Vô Tham, Vô Sân và Vô Si chi phối, được gọi là người Tam nhân. Những người này được tái sanh với đầy đũ trí tuệ, có thể tu thiền và chứng được các đạo quả của Siêu Thế tâm. Tâm Tục Sinh của người Tam nhân là 4 tâm Quả Tịnh hảo hợp trí hay 9 tâm Quả Ðáo Ðại. Trong 31 cõi, người Tam nhân có thể tái sanh được 21 cõi (trừ cõi Vô Tưởng, 4 cõi Ác thú và 5 cõi Tịnh cư).

5) Người Sơ Ðạo

Là người sát trừ phiền não và chứng ngộ Niết-Bàn lần đầu tiên. Người Sơ Ðạo diêt trừ được 3 phiền não đầu là: Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới Cấm Thủ. Người Sơ Ðạo có thể có mặt trong 17 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 3 cõi Sơ Thiền, 3 cõi Nhị Thiền, 3 cõi Tam Thiền và cõi Tứ Thiền Quảng Quả.

6) Người Nhị Ðạo

Là người sát trừ phiền não và chứng ngộ Niết-Bàn lần đầu thứ hai. Người Nhị Ðạo làm giảm nhẹ thêm hai phiền não kế là Tham Dục và Sân. Người Nhị Ðạo có thể có mặt trong 21 cõi là 4 cõi Vô Sắc và 17 cõi mà người Sơ Ðạo có thể sanh lên.

7) Người Tam Ðạo

Là người sát trừ phiền não và chứng ngộ Niết-Bàn lần đầu thứ ba. Người Tam Ðạo dứt tuyệt hai thứ phiền não Tham Dục và Sân. Người Tam Ðạo có thể có mặt trong 21 cõi như người Nhi Ðạo.

8) Người Tứ Ðạo

Là người sát trừ phiền não và chứng ngộ Niết-Bàn lần đầu thứ Tư. Người Tứ Ðạo sát tuyệt 5 phiền não còn lại là Sắc Ái, Vô Sắc Ái, Ngã Mạn, Phóng Dật, Vô Minh. Như vậy 10 phiền não chỉ được diệt tuyệt hoàn toàn khi hành giả chứng đến Tứ Ðạo. Người Tứ Ðạo có thể có mặt trong 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi ác thú.

9) Người Sơ Quả

Người Sơ Quả là người đã chứng đắc Sơ Ðạo. Người Sơ Quả nếu không chứng chứng thêm Ðạo Quả cao hơn thì cũng không quá 7 kiếp sanh trở lại làm người nên còn gọi là Quả Thất Lai; người Sơ Quả không bao giờ sa đọa vào 4 cõi khổ (4 ác đạo) và chắc chắn sẽ được Niết-Bàn nên còn gọi là Dự Lưu hay Nhập Lưu. Người Sơ Quả có thể tục sinh trong 21 cõi là cõi người, 4 cõi Vô Sắc, 6 cõi trời Dục Giới, 3 cõi Sơ Thiền, 3 cõi Nhị Thiền, 3 cõi Tam Thiền và cõi Tứ Thiền Quảng Quả.

10) Người Nhị Quả

Người Nhị Quả là người đã chứng đắc Nhị Ðạo. Người Nhị Quả nếu không chứng Ðạo Quả khác thì chỉ tái sanh lại cõi Dục giới một lần nên còn gọi là Nhất Lai. Người Nhị Quả có thể tục sinh ở 21 cõi giống như người Sơ Quả.

11) Người Tam Quả

Người Tam Quả là người đã chứng đắc Tam Ðạo. Người Tam Quả nếu không đắc A-La-Hán Ðạo thì sẽ sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên (5 cõi trời tịnh cư) chứ không trở lại cõi Dục giới nửa nên còn gọi là Bất Lai. Ở cõi trời Tịnh Cư được phân làm 5 cõi, người Tam Quả tùy theo lúc tu tập, phát triển chi thiền nào mạnh sẽ được tái sanh vào một trong 5 cõi đó: nếu vị Tam Quả có Tín căn mạnh thì sẽ tục sinh ở cõi Vô Phiền Thiên; nếu vị Tam Quả có Tấn căn mạnh thì sẽ tục sinh ở cõi Vô Nhiệt Thiên; nếu vị Tam Quả có Niệm căn mạnh thì sẽ tục sinh ở cõi Thiện Kiến Thiên; nếu vị Tam Quả có Ðịnh căn mạnh thì sẽ tục sinh ở cõi Thiện Hiện Thiên; nếu vị Tam Quả có Tuệ căn mạnh thì sẽ tục sinh ở cõi Sắc Cứu Cánh Thiên; vị Tam quả có thể có mặt trong 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi ác thú. Vị Tam Quả dù không đắc Thiền cũng được sanh về cõi Sơ Thiền.

12) Người Tứ Quả

Người Tứ Quả là người đã chứng đắc Tứ Ðạo. Người Tứ Quả ở cõi nào thì khi Ngũ Uần tiêu hoại sẽ Niết-Bàn nơi ấy chứ không còn tái sanh nên còn gọi là Vô Sanh; vì đã diệt trừ sạch các phiền não, hoàn toàn trong sạch, xứng đáng cho người trời cúng dường nên còn gọi là Ưng Cúng.

II. CÕI

1) Cõi Dục Giới:

Gồm 11 cõi được chia ra như sau

a) Cõi Ác Thú (Apāyabhūmi): từ ngữ căn apa + aya: chỗ không có hạnh phúc. Gồm 4 cõi.

b) Ðịa Ngục (Niraya): từ ngữ căn Nis + aya: đi đến chỗ tiêu diệt. Cõi này chỉ có mọi sự thống khổ chứ không có sự an vui.

c) Ngạ Quỹ (Pettivisaya): Peta từ ngữ căn Pa + i + ta: chúng sanh đã đi, nghĩa là đã chết. Chúng không phải là ma quỹ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát. Chúng sống trong rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa.

d) Súc Sanh (Tiricchānayoni): từ ngữ căn Tiro: ngang + Acchāna: đi. Các sinh vật đi ngang, bò đi, không đi thẳng như người, còn gọi là Bàng sanh.

e) A-Tu-La (Asurakāya): Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không chói sáng. Những chúng sanh này rất hung dữ, hay gây gổ. Loại A-Tu-La sanh ở đây không giống với loại A-Tu-La chư thiên chuyên gây chiến với chư thiên và sống ở cõi Tam Thập Tam Thiên.

Tâm Tục Sinh trong cõi Ác Thú là tâm Quan Sát thọ Xã trong Bất Thiện Dục Giới Vô Nhân.

f) Cõi người (Manussa): những người có tâm cao thượng (Ma-no Ussannaṃ etesaṃ). Chữ Manusya có nghĩa là con của Manu, loài người trở thành có văn minh sau vị tu sĩ Manu.

g) Cõi Trời Dục Giới (Kāmmasugatibhūmi): gồm 6 cõi.

- Tứ Thiên Vương (Cātummahārājika): đây là cõi thấp nhất trong các cõi chư thiên.

- Tam Thập Tam Thiên (Tāvatimsa): Ðế Thích (Magha) cư ngụ ở đây. Sở dĩ gọi như vậy vì theo tích truyện có 33 vị dưới sự hướng dẩn của Ðế Thích đã làm những việc thiện và được tục sinh tại đây.

- Dạ Ma Thiên (Yāma): Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Nơi đây mọi đau khổ đều được trừ diệt.

- Ðâu Suất Ðà Thiên (Tusita): những vị sống sung sướng. Theo tục truyền, vị Bồ Tác tương lai (Di Lặc) đang sống tại đây và chờ cơ hội thuận tiện để tái sinh làm người và thành Phật.

- Hóa Lạc Thiên (Nimmānarati): những vị sống hoan lạc trong những lâu đài tự tạo ra.

- Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimmitavasavatti): những vị đem dưới quyền của mình các vật do các vị khác đã hóa hiện.

Tâm Tục sinh trong cõi người thiếu trí hay tàn tật là tâm Quan Sát thọ Xã trong tâm Thiện Dục giới Vô Nhân và 4 tâm Quả Tịnh hảo ly trí. 4 tâm Quả tịnh hảo hợp trí còn lại làm tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp và tâm Tử cho những người trong Dục giới thiên.

2) Cõi Sắc Giới

2.1- Cõi Sơ Thiền Thiên

Phạm Chúng Thiên (Brahmapārisajjā): đây là cảnh giới thấp nhất. Những vị sanh ra ở đây là đồ chúng của Ðại Phạm Thiên (Mahābrahmā).

Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohitā): những vị sanh ra ở đây sẽ là phụ tá cho Ðại Phạm Thiên.

Ðại Phạm Thiên (Mahābrahmā): các vị sanh ở đây có hình thái đẹp, hưởng nhiều hạnh phúc và sông lâu hơn các vị sinh trong 2 cảnh trời trên.

2.2- Cõi Nhị Thiền Thiên

Thiểu Quang Thiên (Parittābhā)

Vô Lượng Quang Thiên (Appamānābhā)

Quang Âm Thiên (Ābhassarā)

2.3- Cõi Tam Thiền Thiên

Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā)

Vô Lượng Tịnh Thiên(Appamanāsubhā)

Biến Tịnh Thiên (Subhakinhā)

2.4- Cõi Tứ Thiền Thiên

Quảng Quả Thiên (Vehapphalā)

Vô Tưởng Thiên (Asaññasattā)

Phước Sanh Thiên (Suddhāvāsā):

Vô Phiền Thiên (Avihā)

Vô Nhiệt Thiên (Atappā)

Thiện Hiện Thiên (Sudassā)

Thiện Kiến Thiên (Sudassì)

Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṭṭhā)

3) Cõi Vô Sắc Giới

3.1- Cõi Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāsānañcāyatanabhūmi)

3.2- Cõi Thức Vô Biên Xứ Thiên (Viññānancāyatanabhūmi)

3.3- Cõi Vô Hữu Xứ Thiên (Ākiñcāññāyatanabhūmi)

3.5- Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. (Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi)

III. NGHIỆP

Nghiệp (Kamma) là hành vi, tạo tác, hành động thiện hay bất thiện cố ý. Trừ hành động của Ðức Phật và các vị A-la-hán, hành động của các loài khác đều tạo nghiệp. Nghiệp bao gồm 12 tâm Bất thiện, 8 tâm Thiện Tịnh Hảo, 5 tâm Thiện Sắc giới và 4 tâm Thiện Vô sắc giới. 8 Tâm Siêu thế vì có tính cách đoạn trừ phiền não nên không còn nghiệp. Tại tâm Dục giới, sở hữu Tư (Cetanā) đóng vai chủ động; trong khi tại tâm Siêu thế thì sở hữu Trí tuệ (Paññā) chiếm địa vị ưu thắng.

29 tâm tạo nghiệp kể trên tạo ra 23 tâm Quả ở Dục giới (15 tâm Quả Thiện, Bất Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Tịnh Hảo), 5 tâm Quả ở Sắc giới và 4 tâm Quả ở Vô sắc giới.

Ghi chú: 2 tâm Quan Sát thọ Xã trong Dục Giới Vô Nhân và 8 tâm Quả trong Dục Giới Tịnh Hảo làm công tác tâm Tử, tâm Tục Sinh và Hộ Kiếp cho những người cõi Dục giới.

Nghiệp được phân làm 3 loại:

1) Thời gian thành tựu của nghiệp:

Là thời điểm nghiệp hiện khởi để thọ lảnh. Tùy theo thời điểm tạo nghiệp trong lúc tâm Ðổng Tốc (Javana) khởi lên, sinh ra các thời điểm thọ quả sẽ như sau:
vdp19-1.jpg
vdp19-1.jpg (47.86 KiB) Đã xem 2079 lần
Gồm có 4 loại:

Hiện Báo Nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīyakamma):là những hành động thiện hoặc ác có quả báo ngay trong kiếp sống hiện tại. Theo Abhidhamma, chúng ta tạo nghiệp khi tâm Ðổng Tốc khởi lên, tâm này tồn tại 7 sát na trong lộ trình tâm. Nghiệp được tạo do sở hữu Tư phối hợp với các tâm thiện hay bất thiện vào tâm sát na thứ nhất, sẽ thọ quả ngay trong kiếp hiện tại. Do đó gọi là Hiện Báo Nghiệp. Thí dụ như sát nhơn phải đền mạng, hoặc như trong tích chuyện có anh hàng bò, cắt lưỡi bò nướng ăn, liền bị đứt lưỡi và chết một cách rất đau khổ ngay trong kiếp hiện tại.

Sanh Báo Nghiệp (Upapajjavedanīya): là những hành động thiện, ác tạo quả nơi đời sau. Theo Abhidhamma, những nghiệp này được tạo do sở hữu Tư phối hợp với các tâm thiện hay bất thiện vào tâm sát na thứ 7 của tâm Ðổng Tốc. Thí dụ vì tạo ác nghiệp, khi chết bị đọa vào 4 đường ác đạo hoặc nhờ làm điều lành, khi chết được tái sanh trong nhàn cảnh.

Hậu Báo Nghiệp (Aparāpariyavedanīya): là những hành động thiện hoặc bất thiện được trổ quả từ đời thứ hai trở về sau, cho đến khi đạt Niết-Bàn. Như trường hợp Ðại Ðức Mục Kiền Liên bị bọn cướp giết hoặc Ðức Phật phải mang bệnh kiết lỵ,... Nghiệp này được tạo do sở hữu Tư hiệp với các tâm thiện hay bất thiện vào lúc tâm sát na thứ 2 đến thứ 6 của tâm Ðổng Tốc.

Vô Hiệu Nghiệp (Ahosikamma): Những hành động thiện hoặc ác không còn khả năng để cho quả được gọi là Vô Hiệu Nghiệp. Thật ra không có loại nghiệp nào gọi là Vô Hiệu nghiệp, nhưng nếu các quả báo ở đời này hay đời sau mà không thành tựu được (vì không đũ nhân duyên) thì các nghiệp báo ấy được gọi là Vô Hiệu Nghiệp.

2) Sức mạnh của nghiệp:

Tùy theo hành động Thiện hay Bất thiện, quả sinh ra sẽ có những phản ứng mạnh hay yếu. Sức mạnh đó được chia làm 4 loại sau:

a. Cực Trọng Nghiệp (Garukakamma): là những nghiệp gây ra bởi những hành động rất thiện hay rất ác. Nghiệp này nhất định tạo quả ngay trong đời này hay đời sau. Nếu là nghiệp thiện, thời thuộc về các ý nghiệp như Thiền Sắc giới hay Vô Sắc giới, hoặc hành Thập hạnh Phúc, tu Thập Ðộ, ... nếu là nghiệp Bất Thiện như giết cha, giết mẹ, giết A-La-Hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng. Năm nghiệp vừa kể còn gọi là Vô Gián Nghiệp (Ānantariyakamma) và nhất định sẽ cho quả ở kiếp sau. Một người tu thiền, lở phạm cực trọng nghiệp, việc thiện của người này sẽ bị tiêu trừ ngay tức khắc. Ðời sống kế tiếp của vị này sẽ bị cực trọng nghiệp chi phối, như Devadatta mất thần thông và phải sanh vào cảnh ác thú vì đã làm Ðức Phật bị thương và phá hoại hòa hợp tăng. Hay vua A Xà Thế (Ajātasattu) không thể chứng Sơ quả vì đã giết phụ vương.

b. Cận Tử Nghiệp (Āsannakamma): là những hành động Thiện hay Bất Thiện khởi theo Thân, Khẩu, Ý (làm ra hay nhớ nghĩ đến) trong giờ phút lâm chung. Nghiệp này cũng có sức mạnh gần như Cực Trọng Nghiệp vì nó chi phối đến đời sống sau này. Ngay cả Cực Trọng Nghiệp cũng phải diễn qua hình thức Cận Tử Nghiệp để chi phối đời sống kế tiếp. Vì lý do đó nên người ta hay tổ chức nhiều nghi lễ để khiến người sắp chết nhớ đến việc thiện mình đã làm hầu được tái sanh nơi cõi tốt đẹp hơn. Một người ác có thể tục sinh vào cõi Thiện thú nếu khi chết, người ấy làm hay nhớ đến một Thiện sự mà mình đã làm. Trái lại, một người thiện có thể sanh vào cõi ác thú vì khi chết, người ấy làm hay nhớ đến một việc ác. Như hoàng hậu Mallika vợ vua Kosala, bà ấy sống một đời sống ngay thẳng tốt lành, nhưng lúc lâm chung, nhớ đến một lời nói láo của mình, nên phải sống 7 ngày đau khổ trong ác thú. Hay vua A Dục, vị đại hộ pháp của giáo hội, phải tái sinh trong kiếp rắn, vì trong giờ lâm chung nổi cơn sân hận, ...

c. Tập Quán Nghiệp (Ācinnakamma):

Là những hành động Thiện hay Bất thiện, do thường làm nên trở thành thói quen, tập quán, cá tánh của con người. Khi sắp từ giã cuộc đời, người đó nhớ lại các việc đã quen làm đó. Như anh đồ tể Cunda, dầu hằng ngày sống bên cạnh chùa của Ðức Thế Tôn, khi chết la hét như con heo vì nhớ lại thói quen thường làm của mình. Vua Dutthagāmi ở Tích Lan hàng ngày thường để bát chư tăng, khi sắp băng hà, ngài nhớ lại việc này và cảm thấy hoan hỷ nên được tái sanh vào cung trời Ðẩu Xuất.

d. Khinh Thiểu Nghiệp (Katattākamma):

Còn gọi là Tích Lủy Nghiệp, là những nghiệp Thiện hay Bất Thiện không thuộc vào ba trường hợp kể trên, trong khi làm lại không trực tiếp với đối tượng bị làm và làm xong thì quên liền. Nghiệp này rất nhẹ và rất ít có cơ hội trổ quả (nhưng nếu ba nghiệp kể trên không có cơ hội kết quả thì nghiệp này sẽ trổ quả), tuy vậy chúng sẽ không bị mất đi khi tái sanh mà cứ tích tụ lại từ đời này đến đời khác để chờ cơ hội trổ quả. Như trường hợp Ðức Phật, trong một kiếp Ngài là một Hoàng Tử, một hôm Ngài dương cung bắn một đóa hoa để chơi, vô tình làm một con sâu bị trúng tên chết oan. Về sau, con sâu ấy chính là vua Yakkha, nhân khi săn bắn, lở tay bắn trúng Bồ Tác Sovana.

3) Nhiệm vụ của nghiệp

Về phương diện công tác, nghiệp được chia làm 4 loại:

a) Sanh Nghiệp: (Janakakamma):

Là những nghiệp Thiện hay Bất Thiện chi phối sự tái sanh trong kiếp sau. Những nghiệp này có khả năng Tục Sinh, khi tâm Tử chấm dứt đời sống hiện tại (ngũ uẩn bị hoại).

Theo sớ giải, Janakakamma là nghiệp sanh ra Tâm Uẩn và Sắc Uẩn khi mới thọ thai. Tâm đầu tiên là tâm Tục Sinh (Patisandhi viññāna) bị chi phối bởi Sanh Nghiệp này.

b) Trì Nghiệp: (Upatthambhakakamma):

Là nghiệp tiếp theo Janakakamma, cùng một loại với Sanh Nghiệp, có nhiệm vụ nuôi dưởng, nâng đở, duy trì Sanh Nghiệp cho đến khi Tâm Tử xuất hiện. Trì Nghiệp thuộc về Thiện, nếu Sanh Nghiệp là Thiện, và làm cho người thọ nghiệp được khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc. Trái lại, Trì Nghiệp sẽ thuộc về ác, nếu Sanh Nhiệp thuộc về Bất Thiện, và làm cho người thọ nghiệp bị yếu ớt, đau khổ, bệnh hoạn, ... tóm lại nếu Sanh Nghiệp có nhiệm vụ tạo ra thì Trì Nghiệp có bổn phận nuôi dưởng những gì Sanh Nghiệp đã tạo.

c) Chướng Nghiệp: (Upapīlakakamma):

Nghiệp này trái với Trì Nghiệp, có nhiệm vụ làm trì trệ, yếu ớt, sự thành tựu của Sanh Nghiệp. Nếu Trì Nghiệp nuôi dưởng, ủng hộ Sanh Nghiệp, thì Chướng Nghiệp ngăn che, đình trệ sự phát triển của Sanh Nghiệp. Nếu Sanh Nghiệp là Thiện, thì Chướng Nghiệp sẽ là Bất Thiện và ngược lại. Như một người sanh ra với một thiện Sanh Nghiệp, bị đau yếu bệnh hoạn, khổ sở luôn,... Nghĩa là người đó không được hưởng những quả tốt lành của một thiện Sanh Nghiệp.

d) Ðoạn Nghiệp: (Upaghātakakamma):

Là những nghiệp hoàn toàn đối lập với Sanh Nghiệp, Ðoạn Nghiệp mạnh hơn Chướng Nghiệp, có khả năng tiêu diệt, đoạn trừ khả năng của Sanh Nghiệp. Nếu Chướng Nghiệp làm trở ngại sự thành tựu của Sanh Nghiệp, thì Ðoạn Nghiệp tiêu diệt hẳn Sanh Nghiệp. Ðoạn Nghiệp có thể là một nghiệp Thiện hay ác.

4) Phân loại theo ÐẶC TÍNH.
vdp19-2.jpg
vdp19-2.jpg (24.05 KiB) Đã xem 2080 lần
12 Bất thiện tâm, nếu làm công tác Hiện báo nghiệp, sẽ sanh ra 7 quả bất thiện cho đời hiện tại.

Nếu chúng làm công tác Sanh báo nghiệp thì sẽ sanh ra 7 bất thiện nghiệp cho đời sau.

Nếu chúng làm công tác tâm Tục sinh, tâm Hộ kiếp và tâm Tử (Sanh nghiệp) hoặc Cận tử nghiệp thì sẽ sanh ở cõi Ác thú (chỉ có 11 Bất thiện tâm làm tác động vì tâm Phóng dật quá yếu ớt nên không thể làm tâm Tục sinh tại đây).
vdp19-3.jpg
vdp19-3.jpg (20.81 KiB) Đã xem 2082 lần
8 Tịnh Hảo Thiện tâm nếu làm Hiện báo nghiệp sẽ tạo 16 quả trong đời này (8 Vô nhân Quả tâm và 8 Tịnh Hảo Quả tâm).

8 Thiện tâm này nếu làm Sanh báo nghiệp sẽ tạo 16 quả cho đời sau.

8 Thiện tâm này nếu làm Kiết sanh thức sẽ được sanh vào cõi Thiện Thú.

8 Tâm Quả Vô nhân có thể sanh ra ở Dục giới và Sắc giới.

Những quả thiện lại chia làm 2 loại:

- Quả hai nhân: Những thiện nghiệp được là với tâm Vô tham, Vô sân nhưng thiếu Vô si (những thiện tâm ly Trí) thường sanh ra làm người tàn tật hay ngu đần (4 tâm Quả Tịnh Hảo ly Trí cộng với 8 tâm Quả Thiện Vô nhân là 12 quả thiện). Những người này không thể chứng thiền định.

- Quả ba nhân: 4 tâm Thiện hợp Trí sẽ sanh ra 4 tâm Quả hợp Trí, những người này hưởng quả toàn vẹn hơn.

Các luận sư còn phân tích như sau:

Tâm thọ Hỷ hợp Trí vô trợ sanh ra 12 tâm Quả (4 tâm Quả vô trợ và 8 tâm Quả Vô nhân).

Tâm thọ Hỷ hợp Trí hữu trợ sanh ra 12 tâm Quả (4 tâm Quả hữu trợ và 8 tâm Quả Vô nhân).

Tâm thọ Xã hợp Trí vô trợ và tâm thọ Hỷ ly Trí vô trợ chỉ hưởng 10 tâm Quả (2 tâm Quả ly Trí vô trợ và 8 tâm Quả Vô nhân).

Tâm thọ Xã hợp Trí hữu trợ và tâm thọ Hỷ ly Trí hữu trợ chỉ hưởng 10 tâm Quả (2 tâm Quả ly Trí hữu trợ và 8 tâm Quả Vô nhân).

Tâm thọ Xã ly Trí hữu trợ chỉ sanh có 8 Tâm Quả Vô nhân.
vdp19-4.jpg
vdp19-4.jpg (20.45 KiB) Đã xem 2076 lần
Ðây chỉ có ý nghiệp do thiền định sanh nên quả của chúng được chia làm 5 theo các cõi thiền. Và vẩn chịu ảnh hưởng của các tâm Quả Vô nhân.

Ai chứng Sơ thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Phạm chúng thiên; ai chứng một cách trung bình, được sanh vào cõi Phạm phụ thiên; ai chứng một cách thù thắng, được sanh vào cõi Ðại phạm thiên.

Ai chứng Nhị và Tam thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Thiểu quang thiên; ai chứng một cách trung bình, được sanh vào cõi Vô lượng quang thiên; ai chứng một cách thù thắng, được sanh vào cõi Quang âm thiên.

Ai chứng Tứ thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Thiểu tịnh thiên; ai chứng một cách trung bình, được sanh vào cõi Vô lượng tịnh thiên; ai chứng một cách thù thắng, được sanh vào cõi Biến tịnh thiên.

Hàng Nhập lưu khi chứng Ðệ Ngũ thiền sẻ sanh vào cõi Quảng quả thiên; hàng Dự lưu và hàng Nhất lai chứng Ðệ Ngũ thiền được sanh vào cõi Quảng quả thiên; nhưng nếu các vị này không tha thiết đến các cảnh giới có sắc (khi tu tập thiền định, các vị không chấp trước vào tưởng) thì sẽ được sanh vào Vô sắc giới thiên.

Các hàng Bất lai chứng Ðệ Ngũ thiền và các tâm sở Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh và Huệ được phát triển đồng đều, được sanh vào cõi Quảng quả thiên.

- Nếu Tín phát triển mạnh và lấn ác các tâm sở khác, được sanh vào cõi Vô phiền thiên.

- Nếu Tinh Tấn lấn ác các tâm sở khác, được sanh vào cõi Vô nhiệt thiên.

- Nếu Niệm lấn ác các tâm sở khác, được sanh vào cõi Thiện kiến thiên.

- Nếu Ðịnh lấn ác các tâm sở khác, được sanh vào cõi Thiện hiện thiên.

- Nếu Huệ lấn ác các tâm sở khác, được sanh vào cõi Sắc cứu cánh thiên.

Các vị Bất lai, không có qui luật nhất định là các vị không được sanh vào các cõi khác (Te pana aññattha na nibbattantīti niyamonatthi).

Các vị A-na-hàm chứng được thiền định trước khi chết, được sanh vào cõi Tịnh cư thiên.
vdp19-5.jpg
vdp19-5.jpg (14.83 KiB) Đã xem 2080 lần
Chỉ thuộc ý nghiệp, thuộc thiền tâm và được chia thành 4 loại theo đối tượng tu hành.

Ðối với Vô sắc giới thiện tâm, nếu chứng được tâm nào thì sanh vào cõi Vô sắc giới tương đương với tâm đã chứng. Các thiện tâm làm tác động ở đây bao gồm các thiện tâm của Sắc giới và Vô sắc giới.

Nguyên nhân của sự chết.

Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết là sự diệt tận của Mạng quyền (Jīvitindraya), sức nóng (Usna = Tejodhātu) và Thức (Viññāṇa) của một cá nhân. Chết không phải là đoạn diệt hẳn, mà chết tại chỗ này, là sanh lại ở chỗ khác.

Thọ diệt: một người chết vì năng lực của đời sống đã tận. Sở hữu Tư (Cetanā) lúc này rất mạnh, nó chi phối sự tái sanh.

Nghiệp diệt: một người có thể chết trước tuổi thọ của mình do bởi quả mà người đó thọ lảnh ở kiếp này đã hết (năng lực của sanh nghiệp đã tận).

Thọ và nghiệp đồng diệt: chết vì cả hai năng lực bị diệt tận.

Sát nghiệp (Upacchedakakamma): là nghiệp cắt đứt thình lình sức sống của sanh nghiệp. Sức mạnh của một nghiệp quá khứ có thể bất thần hiện khởi làm tiêu tan sanh nghiệp của một loài hữu tình khiến họ phải chết.

Ba cái chết kể trên gọi là chết bình thường hay chết đúng thời (Kālamarana). Cái chết do Sát nghiệp gây ra gọi là chết phi thời hay là chết bất đắc kỳ tử (Akālamarana).

Một người khi sắp chết, một thiện hay bất thiện nghiệp khởi ra trước người đó, nghiệp ấy có thể là:

- Cực trọng nghiệp: có thể là nghiệp thiện như thiền, hay một nghiệp ác như giết cha ... nghiệp này quá mạnh, hiện lên và lấn ác các nghiệp khác.

- Nếu Cực trọng nghiệp không có thì Cận tử nghiệp sẽ khởi lên, một niệm thiện hay bất thiện sẽ khởi lên do bởi kinh nghiệm mà người ấy đã làm khi xưa.

- Hay một nghiệp tướng (Āsana kamma) tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà người ấy nhận lảnh khi làm nghiệp ấy sẽ khởi lên.

- Hoặc Thú tướng (Gatinimitta) tức là một hình tướng của cảnh giới sắp tái sanh sẽ khởi lên làm cận tử nghiệp.

- Nghiệp được nhận thức bởi ý môn, thuộc về một đối tượng quá khứ.

- Nghiệp tướng hiện khởi qua một trong sáu căn môn, thuộc về một đối tượng quá khứ hay hiện tại.

- Thú tướng là một sắc tướng chỉ xuất hiện trong giờ phút lâm chung, hay hiện khởi ra dưới hình thức chiêm bao ở một người khỏe mạnh và ngũ thật ngon. Ðược nhận thức bởi một trong sáu căn môn, thuộc về một đối tượng quá khứ hay hiện tại.

- Những điều kể trên khởi lên trong 5 tâm sát na của tâm Ðổng tốc, rồi được tâm Thập di ghi nhận trong 2 tâm sát na.

Liền theo đó, y cứ theo đối tượng khởi lên, người đó sẽ tái sanh trong cảnh tương ứng.

Khi từ trần, một hữu tình với 3 nhân có thể tái sanh ở mọi cảnh giới. Những hữu tình khác (vô nhân, hoặc hai nhân) chỉ tái sanh ở cõi Dục giới.

Khi từ trần ở cõi Sắc giới, sẽ không bị tái sanh thành một hữu tình vô nhân; đối tượng Nghiệp tướng ở đây thuộc về khái niệm (đối tượng thiền quán).

Khi từ trần ở cõi Vô sắc giới, sẽ được tái sanh ở cõi Vô sắc, hoặc tái sanh ở cõi Dục giới với ba nhân, tùy theo trường hợp; hoặc tái sanh ở một cõi cao hơn nhưng không tái sanh ở một cõi thấp hơn; đối tượng Nghiệp tướng ở đây thuộc về Ðáo đại và khái niệm (như hư không vô biên).

Khi tái sanh, liền sau khi tâm Tục sinh diệt, tâm Hộ kiếp sẽ khởi lên; và như một dòng sông, dòng Hộ kiếp sẽ trôi chảy cho đến lúc người đó mạng chung, khi ấy Hộ kiếp sẽ trở thành tâm Tử rồi diệt. Tiếp theo đó, tâm Tục sinh lại được sanh ra .....

Trong đời sống, sự luân chuyển của tâm Hộ kiếp, bị chận đứng nhiều lần bởi các lộâ trình tâm thức khởi lên; nhưng một khi lộ trình tâm chìm xuống (Hộ kiếp), thì tâm Hộ kiếp lại khởi lên và tiếp tục lưu chuyển cho đến khi bị gián đoạn vì một lộ trình tâm khác.

Tâm Tục Sinh, tâm Hộ Kiếp và tâm Tử của một đời sống cùng y cứ trên một đối tượng giống nhau, cùng có các sở hữu tâm như nhau. Các tâm này thực ra chỉ là một tâm nhưng mang 3 tên khác nhau tùy theo công tác chúng đang làm.
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - SẮC PHÁP

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 20-a.

SẮC PHÁP
Rūpa
Sắc Pháp là thể chất vô tri giác, do danh từ Rūpa, có nghĩa là vật chất có tính cách thay đổi và hoại diệt. Theo thuật ngữ Phật học, Sắc Pháp không những dùng để chỉ các phần tử vật chất mà ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nó còn hàm chứa tất cả về vật lý ẩn tàng trong phần tử vật chất đó, thí dụ như sự biến đổi lẹ làng khiến ta không thể gõ hai lần lên cùng một chỗ. Sự tồn tại của một Sắc Pháp là 17 tâm Sát na hay 51 Sát na tiểu.

Sắc Pháp gồm có 8 đặc tính sau:

1. Pháp Vô Nhân hay Phi Nhân (Ahetuva): vì chúng không có nhân tương ưng như Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

2. Pháp Hữu Duyên (Sappaccaya): vì chúng chỉ có sự hiện hữu tương đối, do duyên trợ tạo là Nghiệp (Kamma), Tâm (Citta), Âm Dương hay thời tiết (Utu) và Vật Thực (Āhāra).

3. Pháp Hữu Lậu (Sāsava): vì chúng trở thành đối tượng của dục vọng (tứ lậu).

4. Pháp Hữu Vi (Sankhāra): vì bị chi phối bởi bốn nguyên nhân Kamma, Citta, Utu và Āhāra.

5. Pháp Hợp Thế (Lokīya): vì chúng phụ thuộc vào năm uẩn.

6. Pháp Dục Giới (Kāmavacara): vì chúng nằm trong phạm vi của giới vực Dục lạc (bao gồm cả 28 Sắc Pháp).

7. Pháp Vô Cảnh (Anārammanaṃ): còn gọi là Pháp Phi Sở Duyên, vì không nhận thức được đối tượng, không biết cảnh (làm chỗ nương cho tâm thức biết cảnh).

8.Pháp Phi Trừ (Appahātabba): còn gọi là Pháp Phi Sở Ðoạn, vì các Sắc Pháp không thể tuần tự đoạn diệt như các phiền não. Ở đây không có nghĩa là các Sắc Pháp không bị luật Vô Thường chi phối.

Muốn nắm vững căn bản của Sắc Pháp, ta phải nghiên cứu và phân biệt thật kỹ, vì nó vừa thực tế, vừa vi tế, hơn nữa, ta thường có sự nhận định sai lầm giữa Siêu lý và Chế định.

Một hạt bụi rất nhỏ mà mắt ta có thể nhìn thấy trong một luồng ánh sáng gọi là Ratharinu. Một Ratharinu có thể phân làm 16 Tājjāris. Một Tājjāris phân làm 16 Anu và một Anu phân ra làm 16 Paramanu. Như vậy, một hạt bụi nhỏ mà ta có thể nhìn thấy được, được bao gồm bởi 4.096 Paramanu.

Khi Ðức Phật còn tại thế, Paramanu là một đơn vị vi tế nhất của phần tử vật chất mà người ta không thể tiếp tục phân tách ra nửa được, như hiện nay, theo các nhà khoa học thì nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất bất khả phân chia, mỗi nguyên tử được cấu tạo bởi électron, proton và neutron. Ngày xưa, với nhãn quang siêu phàm của Ðức Phật, Ngài đã nhìn thấy một Paramanu được cấu tạo bởi bốn nguyên chất gọi là Phatu.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bốn nguyên chất đó là Ðất (Pathavī Phatu), Nước (Āpo Phatu), Lửa (Tejo Phatu) và Gió (Vayo Phatu). Bốn nguyên tố đó luôn luôn xuất hiện trong mọi Sắc Pháp từ nhỏ đến lớn, từ vi trần đến núi cao, không có ngoại lệ.

Thí dụ: khi tay ta rờ cục đá, phần ngoài cục đá là Ðất, nóng hay lạnh là Lửa, sự lớn nhỏ, nặng nhẹ là Gió, giúp cho ba yếu tố trên dính lại với nhau tạo ra cục đá là Nước. Một thí dụ khác như nước chẳng hạn, sự nóng hoặc lạnh của nước thuộc về yếu tố Lửa, sự mềm dịu của nước thuộc về yếu tố Ðất, áp lực của nước thuộc về yếu tố Gió, còn yếu tố Nước là sự kết hợp ba yếu tố kia lại với nhau.

Ðất (Pathhavī): từ ngữ căn Puth: trương ra, dản ra. Là sự duỗi ra và lan rộng. Ðất là yếu tố nâng đỡ và làm nền tãng để các Sắc Pháp cùng hòa hợp và tồn tại. Không có Ðất thời các vật chất không thể choán chỗ trong không gian.

Trạng thái: cứng hoặc mềm (Kukkhalattalakkhanā).

Phận sự: duy trì (Patitthanārasā), chính yếu tố Ðất có phận sự choán chỗ hay tạo vị trí, duy trì cho các Sắc đồng sanh.

Sự thành tựu: hứng chịu (Sampatachanapaccupaṭṭhānā).

Nhân cần thiết: các tam Ðại còn lại (Nước, Lửa và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).

Nước (Āpo): Chơn tướng là chảy ra và quến lại, Ðất còn có thể rờ được nhưng nước là một Sắc vi tế trong vật chất mà chúng ta không thể nào tiếp xúc được bằng năm giác quan.

Từ ngữ căn Ap: đến + Pāy: lớn lên, tăng lên. Āpo có nghĩa là lớn lên, trưởng thành, có đặc tính là làm cho các phần tử rời rạc kết hợp lại với nhau và cho ta một ý niệm về hình thể độc nhất. Thí dụ: nhờ chất nước nên mảnh giấy trước mặt chúng ta hiện hữu với hình thể của nó, nếu không có chất nước kết hợp thì mảnh giấy sẽ không thành hình mà trước mắt chúng ta chỉ có những phần tử rời rạc không đồng nhất.

Trạng thái: Chảy ra hay kết hợp lại (Paggharanalakkana Ābandhanalakkhanā). Khi một vật chất từ thể đặc biến ra thể lỏng (như kim loại chẳng hạn) thì chất Nước chiếm phần trội hơn ba chất kia.

Phận sự: cách tiến hóa, nhờ sự chảy ra và quến lại nên Nước làm cho các chất đồng sanh đượm nhuần, tươi tốt (Bynhanarasā).

Sự thành tựu: Siết chặc lại, kết hợp lại (Sangahapaccupaṭṭhānā).

Nhân cần thiết: các tam Ðại còn lại (Ðất, Lửa và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).

Lửa (Tejo): Là sự nóng và sự lạnh. Pāli chú giải: Tejeti paripacetìti = Tejo: Làm cho chín gọi là lửa. Lửa là thành phần nóng trong vật chất, lạnh cũng là một hình thức của Lửa, cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên linh hoạt và nhu nhuyến, từ ngữ căn Tej: làm cho sắc bén, làm cho thuần thục, Lửa tạo sinh lực cho vật chất, Sắc pháp được tăng trưởng, tồn tại hay hủy hoại đều do yếu tố Lửa gây ra. Trong các yếu tố của Tứ Ðại, chỉ yếu tố Lửa có năng lực làm cho vật chất tự hồi sinh.

Lửa ở trong thân có năm nhiệm vụ:

-Là chất ấm trong thân (Unmātejo).
-Là chất nóng trong hơi thở (Samtappanatejo).
-Là chất nóng quá độ (Dahanatejo).
-Là Lửa làm cho thân già (Khiranatejo).
-Là Lửa làm cho tiêu vật thực (Pācakatejo).

Trạng thái: Cách nóng (Unhattalakkhanā).

Phận sự: Làm cho chín (Paripācanarasā).

Sự thành tựu: Làm cho ấm áp (Maddavānuppādanapaccupaṭṭhānā).

Nhân cần thiết: Các tam Ðại còn lại (Ðất, Nước và Gió) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).

Gió (Vayo): Từ ngữ căn Vāy: rung động. Là sự lay động và sự căng ra. Gió là thành phần di động, chính nhờ Gió mà vật chất chuyển động và được xem là năng lực phát sanh hơi nóng, nói khác đi, nhờ Gió mà Lửa di chuyển được khắp châu thân, hay đi khắp mọi nơi.

Gió ở trong thân có sáu nhiệm vụ:

- Là Gió thổi lên (Uddhanagamavāyo).
- Là Gió thổi xuống (Adhogamavāyo).
- Là Gió thổi trong bụng (Kucchitthavāyo).
- Là Gió trong ruột già (Kotthāsayavāyo).
- Là Gió làm cho tiêu vật thực (Gamavāyo).
- Là hơi thở vô ra (Assāsapassāsavāyo).

Trạng thái: Lay động hay căng ra (Sanāranalakkhanā và vittham-bhanalakkhanā). Mọi rung động hay mọi áp lực của Sắc Pháp đều do nguyên tố Gió làm chủ động.

Phận sự: Làm cho lay động. Gió làm cho các Sắc đồng sanh lay động và đổi chỗ, Gió cũng làm cho các Sắc đồng sanh cứng vững, không lay động như hơi được bơm vào bánh xe (Samu-dīranarasā).

Sự thành tựu: Là sự chuyển động, kéo đi. Sự dời chỗ của vật chất thực hiện được là nhờ động năng của Gió (Abhininārapaccu-paṭṭhānā).

Nhân cần thiết: Các tam Ðại còn lại (Ðất, Nước và Lửa) (Āvasesadhātuttāyapadatthānā).

Bốn chất vừa kể trên gọi là Sắc Tứ Ðại Minh tức là Sắc có chơn tướng rõ rệt, bốn Sắc này cũng là đơn vị căn bản của mọi Sắc Pháp.
* * *
(Còn tiếp)
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Sắc Pháp (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

24 thứ Sắc còn lại nương nhờ vào Sắc Tứ Ðại mà sinh ra nên được gọi là Sắc Y Sinh (Upādāyarūpa). Sắc Y Sinh được chia làm 10 nhóm:

1) SẮC THẦN KINH (Pasādarūpa)

Sắc thần kinh là sự trong ngần, sự nhạy, sự thâu cảnh, là tịnh sắc. Chính nhờ có Sắc Thần Kinh mà lộ ngũ mới có chỗ nương nhờ để sanh ra.

Sắc Thần Kinh được chia làm năm loại:

1.1) Thần kinh nhãn (Cakkhupāsada): Là cách trong ngần nương con mắt để thấy được Cảnh Sắc do nhờ Sắc Tứ Ðại mà sinh ra, liên hệ trong thân. Có hai loại: Trí nhãn (Pañcacakkhu), nhục nhãn (Mansacakkhu).

Trí Nhãn (Pañcacakkhu): được chia làm năm loại:

a) Phật nhãn: Tuệ biết tánh nết chúng sanh.

b) Toàn tri nhãn: còn gọi là Nhất Thiết Chủng Trí tức là trí hiểu biết của chư Phật.

c) Huệ nhãn: Là Sở Hữu Trí, hợp với tâm Tứ Ðạo.

d) Pháp nhãn: Là Sở Hữu Trí hợp với tâm Ðạo của bậc thiền học.

e) Thiên nhãn: Tức nhãn thông.

Nhục Nhãn (Mansacakkhu): được chia làm hai loại:

a) Thần kinh nhãn (Pasādacakkha): còn gọi là tinh Sắc hay phần chính giữa con ngươi trong bảy lớp mạc ở giữa tròng đen. Chính nhờ Thần Kinh nhãn mà con mắt có thể thấy được. Còn được gọi là Nhãn Quyền, Nhãn Căn hay Nhãn Môn.

b) Nhãn Hiện tượng: là tất cả các bộ phận của con mắt.

Trạng thái: Sự trong ngần hay sự nhạy của mắt khi tiếp xúc với cảnh sắc (Rūpabhigātārahabhutappasādalakkhanaṃ).

Phận sự: Tìm kiếm cảnh sắc (Rūpasu Āviñchanarasaṃ).

Sự thành tựu: Chỗ nương của nhãn thức (Cakkhuviññānassa adhārabhavapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước (Datthuthāmatānidānakammakhabhutapadattānaṃ).

1.2) Thần Kinh Nhĩ,

1.3) Thần Kinh Tỷ,

1.4) Thần Kinh Thiệt cần hiểu tương tợ như thế.

1.5) Thần kinh thân: Là tất cả bộ phận thân thể chúng sanh. Thần kinh thân hay sự nhạy của thân hay tịnh sắc. Ðược phân làm hai loại:

Thân bản thể tức là thần kinh nương thân (Pasādakayam); Thân Căn.

Thân cụ thể tức là thân hay các bộ phận thân thể.

Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại khi thâu cảnh xúc (Photthabbābhighatārahabhutappasādalakkhanaṃ).

Phận sự: Soi chiếu đến cảnh xúc (Photthabbesu Āviñchanarasaṃ).

Sự thành tựu: Chỗ nương của Thân thức (Kāyaviññānassa ādhārabhāvapadatthānaṃ).

Nhân cần thiết: Có cảnh xúc (Busitukamatānidānakamma-jabhūtapadattānaṃ).

2. SẮC CẢNH GIỚI (Gocararūpa)

Sắc Cảnh Giới là đối tượng của các căn, gồm có:

2.1) Cảnh Sắc (Rūparammana): Gồm các tướng trạng và màu sắc, tức các đối tượng mà mắt có thể nhận thức được khi chúng xuất hiện. Cảnh Sắc là Sắc bị thấy hay Sắc mà Nhãn Thức biết được. Nơi tiến hành của Nhãn Thức gọi là (cảnh) Sắc.

Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh nhãn là các hiện tượng, các vật có hình thức, tức là Sắc bị thấy (Cakkhapatihananalakkhānaṃ).

Phận sự: Làm cảnh cho Nhãn Thức. Chỉ có Nhãn Thức mới biết được Cảnh Sắc (Cakkhuviññāṇassuvisayabhārasataṃ).

Thành tựu: Làm vật thực cho Nhãn Thức (Tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

2.2) Cảnh Thinh (Saddhārammane): Gồm các loại âm thanh như tiếng nói, tiếng gió, tiến trống, tiếng kèn, tiếng mỏ, tiếng nhạc, ... Cảnh Thinh là loại Sắc bị nghe hay là loại Sắc mà Nhĩ Thức nhận biết.

Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh nhĩ là Sắc bị nghe (Sotapati-hananalakkhānaṃ).

Phận sự: Làm cảnh cho Nhĩ Thức. (Sotaviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).

Thành tựu: Làm vật thực cho Nhĩ Thức (Tassevogarapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

2.3) Cảnh Khí (Gandhāramanā): Là các thứ hơi, mùi, như hơi thơm, thúi, ... Là loại Sắc mà Tỷ Thức biết. Nơi tiến hóa của Tỷ Thức gọi là cảnh khí.

Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh Tỷ là Sắc bị Tỷ Thức biết (Ghānapati-hananalakkhānaṃ).

Phận sự: Làm cảnh cho Tỷ Thức. (Ghānaviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).

Thành tựu: Làm vật thực cho Tỷ Thức (Tasseragocurapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

2.4) Cảnh vị (Rasānammana): Là các vị chua, cay, mặn, lạc, ... hay các chất bị nếm. Sắc mà Thiệt Thức nếm gọi là vị.

Trạng thái: Ðối chiếu với thần kinh thiệt là Sắc bị nếm (Jvihāpati-hananalakkhānaṃ).

Phận sự: Làm cảnh cho Thiệt Thức. (Jvihāviññāṇassuvisayabhāvacasaṃ).

Thành tựu: Làm vật thực cho Thiệt Thức (Tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

2.5) Cảnh xúc (Photthabbānammana): Là cứng, mềm, dùn, thẳng, nóng, lạnh, tức Ðất, Lửa, Gió trừ Nước vì Nước quá tế nhị nên Xúc không thể cảm giác được.

3. SẮC TRẠNG THÁI (Bhāvarūpa)

Sắc Trạng Thái còn gọi là Sắc Tính, là tư cách, khuôn khổ, hiện tượng, nhất là Căn ... của nam, nữ. Ðược chia làm hai loại:

3.1) Sắc Trạng Thái Nữ (Itthibhāvarūpa): hay Nữ tính tức là những cách thức thuộc về phần nữ như nữ căn, nữ tướng, thân phần nữ, thái độ nữ, nết na nữ, hành động theo cách người nữ.

Trạng thái: Những biểu hiện theo khuôn khổ người nữ (Itthibhāva-lakkhānaṃ).

Phận sự: Trình bày ra người nữ (Itthitipakāsanarasaṃ).

Thành tựu: Có nữ căn (Itthilingādīnam karanabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

3.2) Sắc Trạng Thái Nam (Purisabhāvarūpa): hay Nam tính tức những trạng thái thuộc về phần nam như nam căn, nam tướng, thân phần nam, thái độ nam, nết hạnh nam, hành động theo cách người nam.

Trạng thái: Những biểu hiện theo khuôn khổ người nam (Purisabhāva-lakkhānaṃ).

Phận sự: Trình bày ra cách người nam (Purisotipakāsunarasaṃ).

Thành tựu: Có nam căn (Purisalingādīnamkāranabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catumahābhūtapadatthānaṃ).

Sắc trạng thái nam và nữ khác nhau có bốn cách:

Căn: Nam căn và nữ căn.
Hình tướng: Kịch cợm và yểu điệu.
Tính nết: Hùng dũng và nhu mì.
Hành động: Cứng cỏi và yếu đuối.

4. SẮC Ý VẬT (Hadayavatthu)

Sắc Ý Vật là cứ điểm của tâm thức. Tập Dhammasanganī không nói đến Sắc Pháp này. Tập Atthasālinī, Hadayavatthu được giải thích là cứ điểm của tâm thức (Cittassa vatthu). Trong kinh điển, ta không thấy Ðức Phật xác định cứ điểm của tâm thức nằm tại chỗ nào trong cơ thể; nhưng trong thời Ngài còn tại thế, theo truyền thống Upanishad, thì quả tim là cứ điểm của tâm thức; theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim. Vì vậy, ta có thể nói Sắc Ý Vật là Sắc tim, là bản chất của tim. Ðược chia làm hai phần:

4.1) Nhục đoàn tim (Mansahadayarūpa) là trái tim, có hình dáng tương tợ như bông sen còn búp.

4.2) Bản sắc tim (Vatthuhayarūpa)là một thứ Sắc Nghiệp, nương sanh nơi Nhục đoàn tâm. Trong tập Paṭṭhāna, Ðức Phật nói đến cứ điểm của tâm thức một cách rất tổng quát như sau: Yamrūpanissaya (Y cứ trên Sắc Pháp này).

Trạng thái: Chỗ nương của Ý Giới và Ý Thức Giới (Manodhātumano-viññāṇadhātunaṃ Nissayalakkhānaṃ).

Phận sự: Hứng chịu những Giới. (Tāsaññevadhātunaṃ Adhāranarasaṃ).

Thành tựu: Bảo vệ những Giới (Tadubbahanapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại Minh (Catucahābhūtapadatthānaṃ).

5. SẮC MẠNG QUYỀN (Jīvitindriyarūpa)

Gọi là Sắc Mạng vì nó bảo vệ sự tồn tại các Sắc Pháp đồng sanh, có phận sự gìn giữ Sắc Nghiệp, bảo vệ cho thân không hư hoại. Sắc Mạng Quyền đồng sanh với tâm Tục Sinh và chấm dứt cùng lúc với tâm Tử.

Trạng thái: Bảo vệ các Sắc đồng sanh (Sahajātarāpapanupālakkhānaṃ).

Phận sự: Gìn giữ sự tồn tại của Sắc Nghiệp (Tesampavattanarasaṃ).

Thành tựu: Sự phối hợp các Sắc Pháp đồng sanh với nhau cho bền vững (Tesaññevathapanapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại điều hòa (Yāpayitabbapadatthānaṃ).

6. SẮC VẬT THỰC (Āhararūpa)

Gồm bốn loại:

- Ðoàn thực (Kabalikarāhāra): là thức ăn, ám chỉ chất bổ của miếng ăn.

- Xúc Thực (Phassāhāra)

- Tư Thực (Manosañcetāahāra): thuộc Danh Pháp Hữu Vi.

- Thức Thực (Viññāhāra)

Sắc Vật Thực thuộc Ðoàn Thực. Vật Thực có hai:

- Vật thực ngoại (Bahiddhāhāra): là những chất bổ từ bên ngoài đưa vào nuôi cơ thể như miếng ăn, thuốc uống, ...

- Vật thực nội (Ojāñattāhāra): là sự tự dinh dưỡng của mỗi bọn Sắc. Vật thực nội được vật thực ngoại giúp đỡ mới tạo ra các Sắc Pháp. Các Sắc Pháp dần dần khởi lên khi vật thực được luân chuyển khắp cơ thể.

Trạng thái: Giúp cho thân được tăng trưởng (Ojalakkhānaṃ).

Phận sự: Gìn giữ sự tồn tại của Sắc Pháp (Rūpahāranarasaṃ).

Thành tựu: Trợ giúp cho thân thể (Kāyupatthambhanapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Thực phẫm thích hợp nên dùng (Ojāoharitabbapadat-thānaṃ).

7. SẮC HƯ KHÔNG (Ākāsarūpa)

Sắc Hư Không hay Hư Không Giới (Ākāsadhātu) là khoảng trống (hư không) phân chia các bọn Sắc Pháp với nhau, là kẽ hở hay ranh giới giữa các bọn Sắc Pháp nên còn gọi là Hạn Giới Sắc (Paricchedarūpa). Theo Abhidhamma, Hư Không cũng là một Sắc Pháp được cấu tạo bởi bốn Pháp: Nghiệp (Kamma), Tâm (Citta), Âm Dương (Thời tiết, Utu) và Vật Thực (món ăn, Āhārā). Hư Không được phân ra làm bốn loại:

- Hữu hư không (Ajtākasa): Là hư không của vũ trụ, là không gian, bầu trời.

- Không gian hư không (Paricchinnākāsa): Là khoảng trống giữa hai vật thể.

- Tuyệt tịnh hư không (Kasiñugghātimakāsa): Là hư không phủ nhận 9 đề mục (ám chỉ đề mục Không Vô Biên).

- Giao giới hư không (Paricchedākāsa): Là ranh giới của hai bọn Sắc Pháp.

Trạng thái: Khoảng trống phân chia các bọn Sắc Pháp (Rūpapariccheda-lakkhānaṃ).

Phận sự: Trình bày riêng từ phần của bọn Sắc Pháp (Rūpapariyantappakāsa-narasaṃ).

Thành tựu: Phân cách các Sắc Pháp (Rūpamariyādapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có ranh giới của các bọn Sắc (Paricchinnarūpapadatthānaṃ).

8. SẮC BIỂU TRI (Viññattirūpa)

Là trạng thái của tâm thức được biểu lộ qua hành động, nét mặt, ngôn ngữ. Sắc Biểu Tri có hai thứ:

8.1) Sắc Thân Biểu Tri (Kāyaviññattirūpa): Là thân hành động, có hai loại:

- Thân tiêu biểu thông tri: là Sắc hiện trên thân nêu bày cho người khác biết ý nghĩa hay tâm trạng, như khi đang giận thì mặt đỏ lên.

- Thân tiêu biểu hành vi: Là trạng thái thân lúc hoạt động hay làm việc, nó không nhằm truyền đạt một thông điệp nào, đây không phải là chơn tướng của Thân Biểu Tri.

Khi nói đến Thân Biểu Tri, ta phải hiểu đó là Thân tiêu biểu thông tri.

Trạng thái: Làm người khác hiểu ý qua thân hành động (Viññāpana-lakkhānaṃ).

Phận sự: Trình bày ý nghĩa, tâm trạng (Adhippāyapakāsanasasaṃ).

Thành tựu: Cách thân lay động (Kāyavipphandanahetubhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Gió do Sắc Tâm tạo (yếu tố Gió cần thiết cho mọi hoạt động) (Cittasamutthānavayodhātupadatthānaṃ).

8.2) Sắc Khẩu Biểu Tri (Vacīviññattirūpa): Là cách phát ra bằng miệng, có hai loại

- Khẩu tiêu biểu thông tri: là miệng phát ra nêu bày cho người khác biết ý nghĩa hay tâm trạng, như kêu nhau, nói chuyện.

- Khẩu tiêu biểu hành vi: Miệng hành động nhưng không nhằm nêu bày để tỏ hiểu với nhau, đây không phải là chơn tướng của Khẩu Biểu Tri.

Khi nói đến Khẩu Biểu Tri, ta phải hiểu đó là Khẩu tiêu biểu thông tri.

Trạng thái: Làm người khác hiểu ý qua lời nói (hành động của Khẩu) (Viññāpanalakkhānaṃ).

Phận sự: Trình bày ý nghĩa, tâm trạng (Adhippāyapakāvaranaṃ).

Thành tựu: Miệng nói năng (Vacighosahetubhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết: Có Ðất do Sắc Tâm tạo (Cittasamutthānapathavidhātu-padatthānaṃ).

9. SẮC ÐẶC BIỆT (Vikārarūpa)

Sắc Ðặc biệt là những Sắc có tính cách thù thắng đễ sử dụng. Ðược phân làm ba loại:

9.1) Sắc Khinh (Rūpalahutā): Là trạng thái nhẹ nhàng, linh hoạt của Sắc Pháp, có phận sự phá trừ tính cách nặng nề của Sắc.

Trạng thái: Sự nhẹ nhàng (Adandhatālakkhanā).

Phận sự: Trừ cách nặng nề của Sắc (Rūpanamgarubhāvinodanarasā).

Thành tựu: Làm việc một cách nhẹ nhàng (Sahuparivattitāpaccupaṭṭhānā).

Nhân cần thiết: Có Sắc nhẹ (Sahurūpapadatthānā).

9.2) Sắc Nhu (Mudutārūpa): Là sự nhu nhuyến của Sắc Tâm, Âm Dương và Vật thực nội, là trạng thái uyển chuyển trong việc làm, có phận sự bài trừ cách sượng cứng của Sắc.

Trạng thái: Sự mềm mại (Athaddhatālakkhanā).

Phận sự: Trừ cách sượng cứng của Sắc (Rūpanamtaddhavinodananasā).

Thành tựu: Không trở ngại trong công việc làm (Sabbākriyāsu Avinodhi-tāpaṭṭhānā).

Nhân cần thiết: Có Sắc mềm (Mudurūpapadatthānā).

9.3) Sắc Thích Nghiệp (Rūpakammaññatā): Là sự thích ứng, thích hợp với cảnh để giải quyết công việc như ý, lúc nào cũng hợp với công việc, như muốn đưa, giở, nâng cách nào cũng được, cao thấp đúng theo ý sắp đặt.

Trạng thái: Cách thích nghi (sự thích hợp).

Phận sự: Trừ cách không thích ứng (bài trừ cách không thích nghi).

Thành tựu: Cách lưu tồn lực lượng.

Nhân cần thiết: Có Sắc Thích Nghiệp.

10. SẮC TỨ TƯỚNG (Lakkhanarūpa)

Sắc Tứ Tướng là tướng trạng của Sắc Pháp trong chu trình tiến hóa, hay sự thay đổi của Sắc pháp theo yếu tố thời gian. Ðược phân làm bốn loại:

10.1) Sắc Sinh (Upacaya): Là cách phát sanh ra Sắc (từ chỗ không trở thành có gọi là sinh). Chúng là trạng thái sơ sanh và được xem là sự sanh khởi đầu tiên của các bọn Sắc. Sự sanh tiếp nối của các bọn Sắc đó cho đến khi mạng chung được kể là giai đoạn Sắc Tiến (Santati). Cả hai giai đoạn Upacaya Santati còn được gọi chung là jāti (sanh). Vì thế, tổng số Sắc Pháp chỉ còn có 27 Sắc.

Trạng thái: Sơ sanh (Ācayalakkhanā).

Phận sự: Làm công tác sanh những bọn Sắc (Rūpanamummujjāpanaraso).

Thành tựu: Sự đầy đủ của Sắc Pháp (Paripuññabhāvapaccupaṭṭhāno).

Nhân cần thiết: Có Sắc đồng sanh (Uparitarūpapadatthāno).

10.2) Sắc Tiến (Santati): là cách tiến hóa, tăng trưởng của Sắc pháp, trong giây phút đầu tiên của mỗi Sắc pháp thì Upacaya Santati đồng lúc xuất hiện trong một sát na tiểu; sau đó, khi Sắc pháp phát triển thì chỉ có Santati hiện hữu mà thôi.

Trạng thái: Cách tiến hóa của Sắc Pháp (Parattilakkhanā).

Phận sự: Làm cho sự tiến hóa được liên tục (Anuppabandhanarasā).

Thành tựu: Cách không đứt đoạn nhau (Anupacehedapaccupaṭṭhāna).

Nhân cần thiết: Có Sắc nối nhau (Anuppabandhakasurūpapadatthāna).

10.3) Sắc Dị (Jaratā): Là cách già, tàn lụn. Là sự tiêu mòn, thoái hóa của Sắc Pháp (Sắc Tiến và Sắc Dị còn được gọi chung là Sắc Trụ; Sắc Trụ tồn tại trong 49 sát na tiểu).

Trạng thái: Cách hao mòn của Sắc Pháp (Rūpaparipālakkhanā).

Phận sự: dẫn dắt cách hao mòn (Upanayanarasā).

Thành tựu: Vượt qua giai đoạn sơ sanh (Navabhāvapagamanapaccupaṭṭhāna).

Nhân cần thiết: Có Sắc tiêu mòn (Paripaccunānarūpapadatthāna).

Giai đoạn Santati và Jaratā được xem là giai đoạn ṭhiti (Trụ) của Sắc.

10.4) Sắc Diệt (Aniccatā): hay Tánh Vô Thường của Sắc Pháp. Ðây là giai đoạn Sắc bị hủy hoại hay bị diệt (bhaṅga). Từ chỗ có trở thành không gọi là diệt.

Trạng thái: Cách hư hao, làm cho mất (Paribhidalakkhanā).

Phận sự: Chìm lặng xuống (Samsidanarasā).

Thành tựu: Cách tiêu hoại (Khayarayapaccupaṭṭhāna).

Nhân cần thiết: Có Sắc đang hoại mất (Paribhijjamānarūpapadatthāna).

Ngoại trừ 5 Sắc Pháp là: 2 Sắc Biểu Tri (Viññattirūpa), Sanh (Jāti), Dị (Jaratā) và Diệt (Aniccatā), 23 Sắc Pháp còn lại có tuổi thọ là 17 tâm sát na, tâm sát na đầu là Upacaya, tâm sát na cuối là Aniccatā và 15 tâm sát na ở giữa là Jaratā.

* * *

10 Sắc Pháp, từ Sắc Hư Không (Akāsarūpa) đến Sắc Vô Thường (Aniccatā) được gọi là Aniphannā = Sắc Phi Thành Tựu (Phi Sở Tạo Sắc, Bất Hoàn Sắc) hay Sắc Không Rõ.

(Còn tiếp)


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Sắc pháp (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHÂN LOẠI CÁC SẮC PHÁP (Rūpavibhāgo)

Vì các Sắc Pháp có hình tướng và tính chất không đồng nên được phân thành các loại sau:

* Sắc Rõ (Nipphannarūpa): Từ Sắc Ðất đến Sắc Vật Thực gồm 18 Sắc gọi là Sắc Rõ có nghĩa là rõ rệt, cũng gọi là chơn tướng, hữu trạng thái, hữu nhân sinh thành tựu vì phần chánh trội hơn. Ðược Tuệ Quán dùng làm cảnh để niệm thân trong thân. 10 Sắc pháp còn lại được gọi là Sắc Không Rõ (Aniphanna-rūpa) hay phần phụ thuộc, không hiện bày rõ rệt.

* Sắc Nội (Ajjhattikarūpa): là năm loại Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc, Pasādarūpa), chúng rất cần thiết đối với Ngũ song thức, nếu không có chúng thì Ngũ song thức không thể ghi nhận được Sắc cảnh Giới. 23 Sắc còn lại gọi là Sắc Ngoại (Bāhirarūpa).

* Sắc Hữu Vật (Vatthurūpa): hay Sở Y Sắc, bao gồm Sắc Thần Kinh và Sắc Ý Vật. Là có vật hiện bày. Sáu Sắc có vật chất hiện bày là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tim. 22 Sắc còn lại gọi là Phi Sở Y Sắc hay Sắc vô tri (Avatthurūpa) vì thiếu vật tiêu chuẩn thí dụ như nam căn hay nử căn chỉ là thái độ, tính tình nên chưa đủ tiêu chuẩn cho Sắc.

* Sắc Môn (Dvārarūpa): Là loại Sắc làm nhân hay làm dịp cho tâm khách quan sanh ra. Gồm Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc) và Sắc Biểu Tri.

- Sắc Thần Kinh làm nhân sanh cho lộ ngũ môn nên được gọi là sanh môn (Upapatthidvāsa) chúng chiếm phần quan trọng trong Môn Hiệp Ðồng.

- Hai Sắc Biểu Tri còn được gọi là Thân Môn và Khẩu Môn, vì sự nói và thân hành động đều do tâm điều khiển để tạo ra Thân Nghiệp và Khẩu Nghiệp. Nhờ vào Sắc Biểu Tri mà trạng thái của tâm được biểu lộ ra ngoài nên gọi là sắc Môn như người ở trong nhà muốn đi ra ngoài phải nhờ cửa mà ra.

- 21 Sắc còn lại được gọi là Phi Môn Sắc (Advārarūpa).

* Sắc Quyền (Indriyarūpa): Hay Căn Sắc, là Sắc có nhiệm vụ hạn chế trong phạm vi quyền lực và bổn phận của mình. Sắc Quyền gồm có 8 Sắc Pháp sau:

- Năm Sắc Thần Kinh (Tịnh Sắc) chỉ có quyền hạn đối với ngũ song thức mà thôi. Thí dụ Thần Kinh Nhãn hạn chế Nhãn thức trong phạm vi thấy mà thôi, nếu không thì Tâm Nhãn Thức không sanh lên được.

- Hai Sắc Trạng Thái (Sắc Tính) Nam, Nữ hạn chế các bộ phận thân thể, hành động, nói năng, hình tướng, tánh nết, ... để sự phân biệt nam, nữ được rõ ràng.

- Sắc Mạng Quyền hạn chế cho thân thể không hư hoại, hạn chế cho vật thực tiêu hóa, cho cơ thể được bảo tồn và Sắc Nghiệp được tròn đủ 51 sát na.

- Ngoài tám Sắc kể trên, 20 Sắc còn lại được gọi là Sắc Phi Quyền hay Phi Căn Sắc (Anindriyarūpa).

* Sắc Thô (Olārikarūpa): gồm 12 Sắc là:

- Năm Sắc Thần Kinh
- Bảy Sắc Cảnh Giới: Sắc Thinh, Khí, Vị và Xúc (Ðất, Lửa và Gió) hiện bày rõ rệt.

Sắc Thô còn được gọi là Sắc Gần (Cận Sắc, Santikarūpa) dùng làm đề mục để tu Tứ Niệm Xứ, khi tu tuệ rất dể tỏ ngộ.

Sắc Thô còn được gọi là Sắc Chạm Nhau (Hữu Ðối Sắc, Sappatigharūpa) vì Sắc Thần Kinh và Sắc Cảnh Giới cần phải xúc chạm hay đối chiếu với nhau để Tâm Thức sinh khởi, như Thần kinh Nhãn cần có Cảnh Sắc, Thần Kinh Nhĩ đối chiếu với Cảnh Thinh, ...

*Sắc Tế (Sukkhumarūpa): Ngoài 12 Sắc Thô vừa kể trên, 16 Sắc còn lại được gọi là Sắc Tế. Là những Sắc không rõ ràng.

Sắc Tế còn được gọi là Sắc Xa (Viển Sắc, Durirūpa) vì không hiển bày, khó mà tỏ ngộ được.

Sắc Tế còn được gọi là Sắc Không Chạm Nhau (Phi Hữu Ðối Sắc, Appati-gharūpa) vì chúng không cần nương tựa với nhau để hiện hữu.

*Sắc Thủ (Upādinnarūpa): Hay Hữu Chấp Thọ Sắc, gồm 18 Sắc Pháp do Sắc Nghiệp sanh, do tham ái và tà kiến chấp thọ chi phối nên chấp cứng không buông bỏ do đó gọi là Sắc Thủ (Kammajaṃ upādinnarūpaṃ = Sắc do nghiệp sanh gọi là Sắc Thủ). Các Sắc còn lại như Sắc Tâm, Sắc Trạng Thái, Sắc Vật Thực, ... được gọi là Sắc phi Thủ (Phi Hữu Chấp Thọ, Anupādinnarūpa).

* Sắc Hữu Kiến (Sanidassanarūpa): Hay Sắc Nhập, là chỉ có một Sắc trong Sắc Cảnh giới làm đối tượng biết cho một loại Sắc trong năm Sắc Thần Kinh, Sắc đó được gọi là Sắc Hữu Kiến. Thí dụ: Cảnh Sắc là Sắc bị thấy đối với Nhãn Môn, ngoài Cảnh Sắc Nhãn Môn Không thể biết các Sắc khác (như Cảnh Thinh hay Cảnh Vị), nên Cảnh Sắc là Sắc Hữu Kiến đối với Nhãn Môn. 27 Sắc còn lại Nhãn Môn không thể biết được nên được gọi là Sắc Phi Hữu Kiến (Anidassanarūpa).

*Sắc Thâu Cảnh (Gocaraggāhikarūpa): Hay Thủ Cảnh Sắc, đây chính là Sắc Thần Kinh thâu bắt Sắc Cảnh Giới. Trong năm Sắc Thần Kinh thì Thần Kinh Nhãn và Thần Kinh Nhĩ không cần đạt đến đối tượng (không cần đến sát với cảnh), Thần Kinh Tỷ, Thần Kinh Thiệt và Thần Kinh Thân đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với đối tượng (Sampattavasenā = Cần đạt đến đối tượng). 23 Sắc còn lại gọi là Bất Thủ Cảnh Sắc (Agocaraggāhikarūpa).

* Sắc Bất Ly (Avinibbhogarūpa): Hay Bất Giản Biệt Sắc, gồm tám Sắc: Sắc Tứ Ðại, Sắc, Khí, Vị và Vật Thực là những loại Sắc chẳng sanh riêng rẽ hay không bao giờ xa lìa nhau nên gọi là Sắc Bất Ly. Tám Sắc Bất Ly này luôn luôn có mặt trong mỗi Sắc Pháp như Sở Hữu Biến Hành đối với Tâm trong Danh Pháp vậy. Từ vi trần đến núi cao đều có mặt bốn nguyên tố Ðất, Nước, Lửa và Gió, đồng thời cũng có bốn Sắc phụ thuộc xuất hiện là Sắc, Khí, Vị và Vật Thực dinh dưởng. Tám Sắc Bất Ly này là nguồn gốc căn bản của vật chất, được sinh khởi bởi Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật thực.

SỰ SANH KHỞI CỦA SẮC PHÁP (Rūpasamutthāna)

Ðạo Phật không không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các Sắc Pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu của các Sắc Pháp và tìm kiếm những ảnh hưởng gì tác thành Sắc Pháp.

Theo Vi Diệu Pháp, vật chất dù là vật vô tri giác cũng phải có nhân trợ tạo mới sanh ra được và bốn nhân tạo ra Sắc Pháp là Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật Thực (Kammaṃ, cittaṃ, utu, āhāro ceti cattāri rūpasamutthāni nāma).

1) Sắc Nghiệp (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh (do Sở Hữu Tư tạo thành). Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp. Những Nghiệp này thuộc về Dục Giới và Sắc Giới và chỉ có chúng mới tạo ra Sắc Pháp. Nghiệp là ảnh hưởng của Sở Hữu Tâm hợp với 11 Tâm Bất Thiện (trừ Tâm Si Phóng Dật), 8 Tâm Thiện ở Dục Giới và 5 Tâm Thiện ở Sắc Giới.

Nghiệp làm nhân sanh 18 Sắc Pháp: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 1 Sắc Hư Không, 1 Sắc Mạng Quyền, 1 Sắc Ý Vật, 2 Sắc Tánh.

Từ lúc tục sinh đã có 3 bọn Sắc Nghiệp (Thân thập Pháp (Kāyadasaka), Tánh thập Pháp (Bhāvadasaka) và Tâm sở y thập Pháp (Vatthudasaka)) sanh khởi đồng lúc với Tâm Tục Sinh nên được gọi là Sắc Tục Sinh, từ sát na trụ của Tâm Tục sinh trở về sau thì Sắc Nghiệp được gọi là Sắc Nghiệp Bình Nhật. Thân thập pháp gồm có 4 Sắc Tứ Ðại, 4 Sắc phụ (Sắc, Khí, Vị và Vật Thực), Sắc Mạng Quyền và Sắc Thần Kinh Thân. Tánh thập pháp và Tâm sở y thập pháp cũng gồm có các pháp tương tợ.

Cùng với sát na sanh của Tâm Tục Sinh, các Sắc pháp do nghiệp quá khứ chi phối khởi lên trong từng sát na, như ngọn lửa của cây đèn, cho đến sát na thứ 17, Sắc pháp diệt đồng lúc với Tâm Tử.

2) Sắc Tâm (Cittajārūpa): Là Sắc do Tâm tạo, tức do 75 hay 107 tâm sanh ra (trừ ngũ song thức và 4 Tâm Quả ở Vô Sắc Giới).

Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Theo Abhidhamma, ngay sát na đầu tiên khi Tâm Hộ Kiếp sinh khởi (nghĩa là liền sau khi Tâm Tục Sinh sanh khởi), các Sắc Tâm bắt đầu được tạo ra.

Trong sát na trụ và diệt của mỗi tâm, không một Sắc Pháp nào do tâm sanh được sinh lên, vì ở những sát na ấy tâm rất yếu ớt.

Ngũ song thức là những tâm thụ động nên không có khả năng tạo ra Sắc Tâm. Các Tâm Quả Vô Sắc cũng không tạo ra Sắc Pháp vì các thiền vô sắc được phát triển nhờ không chấp thủ và tham ái Sắc Pháp.

Các Tâm Thiền rất cần thiết để sinh các Sắc Tâm. Môït người đắc thiền có thể tạo ra những Sắc Pháp rất mạnh mẽ khiến người tu thiền có thể sống không cần ăn uống trong nhiều ngày.

26 Tâm Ðổng Tốc (10 Tâm Thiện và Duy Tác Sắc Giới, 8 Tâm Thiện và Duy Tác Vô Sắc Giới, 8 Tâm Siêu Thế) có thể tạo ra những cử chỉ thân thể như bay trên không, đi trên nước, ...

Tâm Phân Ðoán (Voṭṭhapanacitta) chính là Tâm Khán Ý Môn (Manodvārā-vajjana). 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới là 12 Tâm Bất Thiện, 1 Tâm Ưng cúng Sinh Tiếu. 16 Tâm Thiện và Duy Tác Tịnh Hảo. 2 Tâm Diệu Trí (Abhiññā Citta) là 2 Tâm Thiện và Duy Tác Sắc Giới Ðệ Ngũ Thiền hợp Xã.

13 Tâm Ðổng Tốc thọ Hỷ là 4 Tâm Bất Thiện thọ Hỷ, 8 Tâm Thiện và Duy Tác Tịnh Hỏa thọ Hỷ và 1 Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu thọ Hỷ.

Các vị phàm phu khi cười lớn hay mỉm cười là kinh nghiệm của 4 Tâm Bất thiện và 4 Tâm Thiện Tịnh Hảo; các vị Hữu học (Sekha) cũng có các kinh nghiệm tương tợ ngoại trừ 2 Tâm Bất Thiện Ly Tà. Các vị A-La-Hán kinh nghiệm 4 Tâm Duy Tác Tịnh Hảo và 1 Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu. Các Ðức Phật chỉ mỉm cười với 4 Tâm Duy Tác Tịnh Hảo.

15 Sắc Pháp do Tâm làm nhân sanh là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Thinh, Sắc Hư Không, 3 Sắc Ðặc Biệt và 2 Sắc Biểu Tri.

3) Sắc Âm Dương (Utujārūpa): Âm dương ở đây được dùng theo nghĩa Hỏa Ðại (Tejodhātu) gồm cả nóng và lạnh; nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta đã biết, khi tục sinh, nghiệp tạo ra Sắc Tục Sinh tức ba bọn Sắc (Thân thập pháp, Tánh thập pháp và Tâm sở y thập Pháp). Lửa ở bên trong, gồm trong ba bọn Sắc này hợp với Lửa bên ngoài tạo ta các Sắc Pháp do Âm Dương sinh, tại thời điểm sinh khởi của Tâm Tục Sinh. Ngay ở sát na đầu tiên, Lửa do Tâm sanh được thay thế bằng Lửa do Nghiệp sanh.

13 Sắc Pháp do Âm Dương sanh là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Thinh, Sắc Hư Không và 3 Sắc Ðặc Biệt.

4) Sắc Vật Thực (Āhārajārūpa): Là Sắc do Vật Thực tạo (chất dinh dưỡng). Vật Thực bao hàm các món ăn vật chất và các chất dinh dưỡng (Ojā) chứa trong các Sắc Pháp do Nghiệp, Tâm và Âm Dương sanh. Nội dưỡng chất nhờ có ngoại dưỡng chất giúp đở mới tạo ra các Sắc Pháp. Các Sắc Pháp chỉ được sanh ra khi dưỡng chất được tiêu hóa khắp thân thể.

11 Sắc Pháp do Vật Thực tạo ra là: 8 Sắc Bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.

Chú ý: Sắc Âm Dương và Sắc Vật Thực cần có sự phối hợp cã nội và ngoại (Ajjhattaṃ ca bahiddhā ca) mới tạo ra Sắc Pháp.

NHÂN TẠO SẮC PHÁP

4 Sắc Tứ Tướng (Lakkhanarūpam) không do nhân nào sanh ra vì chúng là tánh tự nhiên của mọi đời sống (Sắc Pháp).

Sắc 1 nhân: là Sắc chỉ có một cách tạo, hay chỉ do một nhân tạo. Sắc một nhân là Sắc Nghiệp hoặc Sắc Tâm.

Sắc Nghiệp gồm có 9 Sắc: 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Tính, 1 sắc Ý Vật và 1 Sắc Mạng Quyền.

Sắc Tâm gồm có 2 Sắc Biểu Tri.

Sắc 2 nhân: tức Sắc Thinh được tạo bởi hai nhân là Tâm và Âm Dương.

- Sắc Thinh do Tâm tạo như tiếng nói, khóc, cười, ...

- Sắc Thinh do Âm Dương tạo như âm nhạc, tiếng gió hú, ...

Sắc 3 nhân: Là Sắc pháp được tạo ra do Tâm, Âm Dương và Vật Thực. Sắc Pháp đó là 3 Sắc Ðặc Biệt (Khinh, Nhu và Thích).

Sắc 4 nhân: gồm 9 Sắc do Nghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật Thực tạo ra: 8 Sắc Bất Ly và Sắc Hư Không.

PHÂN BỌN CÁC SẮC PHÁP (Kalāpayojanā)

Danh từ Kalàpa được dịch là bọn, nhóm, đoàn, khối, ... là những phần tử rất vi tế, nhỏ cùng tột, không còn chia chẽ ra được. Các Sắc Pháp được chia ra làm 21 bọn Sắc, vì chúng đồng sanh (Ekuppada), đồng diệt (Ekanirodha), đồng nương (Ekanissaya) và đồng sống với nhau (Sahavutino).

1) Sắc Nghiệp (Kammajākalāpa) gồm có 9 bọn:

a) Bọn Nhãn (Cakkhudasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Nhãn.

b) Bọn Nhĩ (Sotadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Nhĩ.

c) Bọn Tỷ (Ghānadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Tỷ.

d) Bọn Thiệt (Jivhādasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Thiệt.

e) Bọn Thân (Kāyadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Thần Kinh Thân.

f) Bọn Trạng Thái Nam (Purisabhāvadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Trạng Thái Nam.

g) Bọn Trạng Thái Nữ (Itthibhāvadasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Trạng Thái Nữ.

h) Bọn Sắc Tim (Vatthudasakakalāpa) có 10 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 1 Sắc Mạng Quyền và 1 Sắc Tim.

i) Bọn Sắc Mạng Quyền (Sotadasakakalāpa) có 9 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly và 1 Sắc Mạng Quyền.

2) Sắc Tâm (Cittajākalāpa) gồm có 8 bọn: Ðược chia thành hai nhóm:

a) Nhóm bọn gốc: Là nhóm không có Sắc Ðặc Biệt (Khinh, Nhu và Thích) phối hợp, Pāli gọi là Mūla. Gồm có 4 bọn:

- Bọn Bát Thuần (Suddanavakakalāpa): chỉ có 8 Sắc Bất Ly.

- Bọn Thinh Cửu (Saddanavakakalāpa): gồm 9 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và Sắc Cảnh Thinh.

- Bọn Thân Biểu Tri (Kāyaviññattinavakakalāpa): gồm 9 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và Thân Biểu Tri.

- Bọn Thinh Khẩu Biểu Tri (Vaciviññattisaddadasakakalāpa): gồm 10 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và Khẩu Biểu Tri.

b) Nhóm bọn ngọn: chúng có Sắc Ðặc Biệt phối hợp, Sắc Ðặc Biệt thường sanh ra trong những thân thể tráng kiện, không bệnh tật, khiến sự đi, đứng, ngồi, nằm, cử động, ăn nói dịu dàng, uyển chuyển, không bị trở ngại. Pāli gọi là Mūli. Gồm có 4 bọn:

- Bọn Ðặc Biệt (Lahutādi ekādasakakalāpa): có 11 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.

- Bọn Thinh Ðặc Biệt (Saddalahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.

- Bọn Thân Ðặc Biệt (Kāyaviññattilahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Thân Biểu Tri và 3 Sắc Ðặc Biệt.

- Bọn Khẩu Thinh Ðặc Biệt (Vaciviññattisaddalahutāditarasakakalāpa): có 13 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Khẩu Biểu Tri, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.

3) Sắc Âm Dương (Utujākalāpa) gồm 4 bọn chia thành 2 nhóm:

a) Nhóm gốc:

- Bọn Âm Dương Bát Thuần (Suddahatthakakalāpa): có 8 Sắc Bất Ly.

- Bọn Thinh Cửu (Saddanavakakalāpa): có 9 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly và Sắc Cảnh Thinh.

b) Nhóm ngọn:

- Bọn Âm Dương Ðặc Biệt (Lahutādi ekādasakakalāpa): có 11 Sắc là 8 Sắc bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.

- Bọn Thinh Ðặc Biệt (Saddalahutādidvādasakakalāpa): có 12 Sắc là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Cảnh Thinh và 3 Sắc Ðặc Biệt.

4) Sắc Vật Thực (Āharajākalāpa) gồm 2 bọn:

- Bọn Vật Thực Bát Thuần (Suddahatthakakalāpa): chỉ có 8 Sắc Bất Ly.

- Bọn Ðặc Biệt Thập Nhất (Lahutādi ekādasakakalāpa): gồm 11 Sắc là 8 Sắc Bất Ly và 3 sắc Ðặc Biệt.

5) Sắc Pháp phân theo cõi:

- Cõi Dục Giới có đủ 28 Sắc Pháp.

- Cỏi Sắc Giới có 23 (trừ Tỷ, Thiệt, Thân và Sắc Tính).

- Cõi Vô Tưởng chỉ có 17 Sắc Pháp là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Mạng Quyền, Giao giới (Sắc Hư Không), Sắc Ðặc Biệt và Tứ Tướng. Cõi này không có Sắc do Tâm tạo và Vật Thực tạo.

6) Sắc Tục Sinh phân theo cõi:

Sắc Tục Sinh là ba bọn Sắc (Thân Thập Pháp (Kāyadasaka), Tánh Thập Pháp (Bhāvadasaka) và Tâm Sở Y Thập Pháp (Vatthudasaka)), do Nghiệp quá khứ tạo, đồng sanh với Tâm Tục Sinh. Ðược chia ra làm 4 trường hợp:

- Sắc Tục Sinh cõi Vô Tưởng: toàn là hóa sinh (Opāpātika), thường vô hình, mắt trần không thể nhìn thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời kỳ thai nghén. Thường thường các vị Ngạ Quỷ (Petas), Chư Thiện (Devas) và Phạm Thiên (Brahmā) thuộc loại hóa sanh. Ở cõi này chỉ có 17 Sắc Pháp là 9 Sắc thuộc bọn Sắc Mạng Quyền (Sotadasakakalāpa) và 8 Sắc Bất Ly (Avinibbhogarūpa).

- Sắc Tục Sinh cõi Sắc Giới Hữu Tưởng: toàn là hóa sinh, có 14 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Mạng Quyền, Sắc Ý Vật (Sắc tim), Sắc Thần Kinh Nhãn, Sắc Thần Kinh Nhĩ, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn có 4 bọn: Nhãn, Nhĩ, Sắc Tim và Sắc Mạng Quyền.

- Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc thai sanh và noãn sanh (Jalàbuja ca Añdaja) có 19 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn thời khi sanh có 3 bọn là bọn Ý Căn, bọn Trạng Thái và bọn Thần Kinh Thân.

- Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc hóa Sanh và thấp Sanh (Opāpātika ca Samsedaja) có 19 Sắc Pháp: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Phân theo bọn thì có 7 bọn là 5 bọn Thần Kinh, 1 bọn Trạng Thái, 1 bọn Sắc Tim.

Ðặc Biệt, Biểu Tri với Thinh,
Dị, Diệt chẳng có đang hình hóa sanh.

Còn khi bình nhật đủ ràng,
Bao nhiêu các Sắc không đành bớt ra.


Ghi chú:

Tứ Sanh: Noãn sanh (Añdaja) do trứng sanh, Thai sanh (Jalābuja) do từ bào thai sanh ra, Thấp Sanh (Samsedaja) do sanh từ chỗ ẩm ướt (như vài loại động vật hạ đẳng) và Hóa sanh (Opāpātika).

Tam Sanh: Noãn sanh và Thai sanh đều phải nhờ bụng mẹ nên còn gọi chung là Phúc sanh (Gabbhaseyaka), Thấp sanh và Hóa sanh.

Cỏi Dục Giới có đủ tứ sanh hay tam sanh (Yoni). 16 cõi Sắc Giới chỉ có Hóa Sanh. Cõi Vô Sắc Giới vì không có Sắc Pháp nên chỉ có Tâm Tục Sinh (Patisandhi) tiếp nối của đời sống cũ.

Tâm điều khiển các cách biểu tri

1) Cách khóc do 2 Tâm Sân sai khiến.

2) Cách cười được phân làm ba trường hợp:

- Chúng sanh cười bằng 8 Tâm (4 Tâm Tham và 4 Tâm Ðại Thiện) thọ Hỷ.

- Bậc A-La-Hán, bậc Thinh Văn và bậc Ðộc Giác cười bằng Tâm Ưng Cúng Sinh Tiếu và 4 Tâm Duy Tác thọ Hỷ.

- Bậc Toàn Giác cười bằng 4 tâm Duy Tác thọ Hỷ.

3) Cách nói có 32 tâm sai khiến là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới (12 tâm Bất thiện + 16 tâm Thiện + tâm Ưng Cúng sinh Tiếu), Tâm Khán Ý Môn và 2 Tâm Thông (Diệu Trí).

4) Cách hoạt động tiểu oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến (xem lại cách nói).

5) Cách hoạt động đại oai nghi cũng do 32 tâm sai khiến.

6) Cách kềm chế 3 oai nghi, hoặc 4 oai nghi có 58 tâm là 29 Tâm Ðổng Tốc Dục Giới, Tâm Khán Ý Môn, 2 Tâm Thông (tâm Diệu Trí), 18 Tâm Ðổng Tốc Ðáo Ðại, 8 (hay 40) Tâm Siêu Thế.

7) Cách tầm thường do 75 hoặc 107 tâm điều khiển (trừ Ngũ Song Thức và 4 tâm Quả Vô Sắc).

Cách là do Sắc Tâm điều khiển, có những tâm vì không tạo được Sắc Tâm nên không ảnh hưởng được cách nào. Những tâm đó là: 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới, Tâm làm việc Tục sinh, Hộ Kiếp và Tâm Tử (như 2 Tâm Quan Sát) và Ngũ Song Thức.

Những tâm còn lại đều có Sắc Tâm nên sai khiến thân hành động, khẩu nói năng theo những cách khác nhau. Chú ý: không một loại tâm nào có thể điều khiển được hết 7 cách nói trên.

19 Tâm sai khiến được 1 cách là cách tầm thường. Những tâm này quá yếu ớt như: 3 Tâm Quan Sát, 8 Ðại Quả, 3 Ý Giới, 5 Tâm Quả Sắc Giới. Mặc dù những tâm này tạo được Sắc Tâm nhưng vì quá yếu ớt nên không sai khiến được các cách khác.

58 Tâm Thiền Ðổng Tốc chỉ sai khiến 2 cách: cách tầm thường và cách kềm vững 3 đại oai nghi.

14 Tâm Dục Giới thọ Xã, 4 Tâm Thông và Tâm Khán Ý Môn sai khiến được 5 cách (trừ cách khóc và cách cười).

12 tâm Dục Giới thọ Hỷ sai khiến được 6 cách (trừ cách khóc).
-HẾT-

-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]68 khách