Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

35. TÍCH CHUYỆN VUA TỲ LƯU LY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Vua Tỳ Lưu Ly tàn sát dòng họ Thích Ca.

Thuở ấy, vua Ba Tư Nặc của nước Câu Tát La, muốn cưới một công chúa dòng Thích Ca làm hoàng hậu, mới gởi sứ giả đến thành Ca Tỳ La Vệ để cầu hôn. Vua Đại Danh dòng Thích Ca mới chọn trong hàng con mình một nàng công chúa rất đẹp, vốn do một người cung nữ nô lệ sanh ra. Vua Ba Tư Nặc phong làm Hoàng hậu, sanh ra Thái tử Tỳ Lưu Ly. Khi Thái tử đúng mười sáu tuổi, về thăm quê mẹ ở Ca Tỳ La Vệ, các vị hoàng tử dòng Thích Ca đều bỏ đi săn, để khỏi đón tiếp một người vốn thuộc dòng ti tiện. Nhưng Thái tử Tỳ Lưu Ly vẫn được tiếp đãi nồng hậu nơi hoàng cung. Sau cuộc viếng thăm, Thái tử Tỳ Lưu Ly ra về; trong bọn tùy tùng có người bỏ quên đồ vật, trở lại lấy. Bấy giờ có người đầy tớ gái trong cung đang chùi rửa cái ghế Thái tử đã ngồi, vừa chùi vừa lẩm bẩm: "Ghế nầy ô uế đi vì đứa cháu của kẻ nô lệ đã ngồi lên". Người tùy tùng lấy làm lạ, mới hỏi tại sao, người đầy tớ thuật lại nguồn gốc, dòng dõi bên ngoại của Thái tử Tỳ Lưu Ly. Bà ngoại của Thái tử là một người nô lệ, được vua Đại Danh thương, nên mới sanh ra công chúa, mẹ của Thái tử. Chuyện được dấu kín trong thời gian Thái tử viếng thăm. Nào ngờ, người tùy tùng thuật lại hết cho Thái tử nghe. Tỳ Lưu Ly nổi giận, nguyện sẽ báo mối thù nầy.

Tỳ Lưu Ly là kẻ bạo ngược, đuổi vua cha phải chạy sang nước Ma Kiệt Đà, cướp ngôi, cầm quân sang đánh thành Ca Tỳ La Vệ. Biết bao nhiêu người trong dòng họ Thích Ca bị giết chết. Ngài A Nan khóc lóc xin nhờ đức Phật cứu cho, nhưng đức Phật bảo, đó là quả báo của dòng họ Thích Ca phải gánh chịu, vì trong một tiền kiếp, họ đã bỏ thuốc độc vào một hồ nước, giết hết loài cá trong hồ; nay cá ấy tái sanh ở nước Câu Tát La, đến báo oán.

Trên đường trở về nước, quân đội của Vua Tỳ Lưu Ly đóng đại dinh bên bờ sông, an giấc. Nửa đêm, nước lụt to lớn tràn ngập khắp nơi, cuốn tất cả mọi người trôi ra biển, chết hết.

Khi nghe kể lại việc nầy, đức Phật đọc lên bài Kệ sau đây:
  • Người mãi mê hái hoa dục lạc,
    Bị Tử thần đến bắt mang đi;
    Như cơn lụt lớn, khác gì,
    Cuốn phăng làng xóm ngủ khì, say mê.
    (Kệ số 047)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tỳ Lưu Ly: Tên thật vua nầy bằng tiếng Pali là Vitatūbha.

- Ba Tư Nặc: Tên thật vua nầy bằng tiếng Pali là Pasenadi, tiếng Phạn là Prasenajit. Vua Ba Tư Nặc là một Phật tử thuần thành, thường đến thưa hỏi đức Phật về giáo pháp.

- Câu Tát La: Tên thật nước nầy bằng tiếng Pali là Kosala.

- Thích Ca: Tên thật của dòng họ nầy bằng tiếng Pali là Sakya.

- Đại Danh: tên thật của vua nầy bằng tiếng Pali là Mahānāma.

- Ma Kiệt Đà: tên thật nước nầy bằng tiếng Pali là Magadha.

- Tàn sát: Tàn = tàn bạo; sát = sát hại, giết chết.

- Cầu hôn: Xin cưới.

- Nô lệ: Nô = đầy tớ; lệ = lệ thuộc. Nô lệ là người đầy tớ, thân thể thuộc về chủ, chủ có quyền sinh sát được.

- Ô uế: Dơ bẩn.

- Đại dinh: Đại = lớn; dinh = doanh trại, chỗ đóng quân.

- Hoa dục lạc: Hoa = bông hoa; dục = ham muốn; lạc = vui. Thú vui vật chất về thể xác, trong Phật học gọi là dục lạc. Bảo đó là hoa, vì dục lạc hay cám dỗ, làm người vui thích và mê đắm.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc báo thù của vua Tỳ Lưu Ly đã tàn sát dòng họ Thích Ca. Ý nghĩa quan trọng là Luật Nhơn Quả báo ứng: dòng họ Thích Ca trong tiền kiếp đã giết chết hết loài cá trong hồ bằng thuốc độc, trong kiếp nầy phải chịu cảnh tàn sát. Vua Tỳ Lưu Ly giết hại người trong họ Thích Ca, phải chịu quả báo hiện tiền (= ngay trước mắt) là bị nước lụt cuốn chết trôi ngoài biển, ngay trong đêm sau trận tàn sát.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 047:

Trong bài Kệ, đức Phật chỉ nhơn việc vua Tỳ Lưu Ly và quân lính đang ngủ mê, bị lũ lụt cuốn trôi trong đêm, mà so sánh với việc người ham chạy theo thú vui vật chất, chẳng dè Thần Chết rình sẵn bắt đi, vào lúc mình chẳng ngờ. Ý nghĩa quan trọng của bài Kệ là đừng tham đắm dục lạc, phải lo tu hành, vì mình chẳng biết được lúc nào mình sẽ chết. Nếu chẳng tu hành để giải thoát, sẽ phải trôi lăn mãi trong vòng khổ đau của sanh tử Luân hồi.

Tại sao đức Phật lại chẳng dùng thần thông cứu giúp dòng họ mình tránh khỏi cuộc tàn sát? Chẳng phải đức Phật đã vô tình với họ hàng, đó là vì luật quả báo khi báo ứng chẳng vì nể ai, chẳng tư vị ai, hễ đã làm ác thì phải chịu điều khổ sở. Chẳng có nơi nào trên thế gian nầy mà ta trốn được quả báo cả.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để tự khuyên răn lấy mình mỗi khi thấy bị thú vui cám dỗ.

(2) Ghi nhớ Tích chuyện, để tự trách mình mỗi khi có ý định muốn làm hại ai, hay trả thù ai.

(3) Hãy xem lại các Tích chuyện số 1, 2, 3, 4, và các bài Kệ liên hệ đến việc thù oán. Nhớ rằng: ôm việc thù oán trong lòng là tự hại mình trước, vì lòng mình chẳng được nhẹ nhàng, thanh thản.

(4) Về các thú vui giải trí, sau những giờ làm việc nhọc mệt, xin đề nghị thử xét lại để tránh các "dục lạc" thông thường sau đây:

- Hút thuốc lá, nhai kẹo, tán gẫu với bè bạn;

- Chơi bài tứ sắc, xoa mạt chược;

- Rủ nhau vào quán rượu nhâm nhi, sau giờ làm việc.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 24/08/15 03:49 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

36. TÍCH CHUYỆN BÀ KHƯU MA LY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bà Khưu Ma Ly, một người tín nữ được sanh lên cõi Trời.

Thuở ấy ở nước Xá Vệ có bà Khưu Ma Ly, có chồng từ năm mười sáu tuổi và sanh được bốn người con trai. Bà là một Phật tử thuần thành, hằng ngày thường dâng cúng thực phẩm cho các vị Tăng Ni đi khất thực. Bà thường đến chùa nghe giảng pháp, quét dọn quanh chùa, gánh nước đổ đầy vào lu và làm các công quả khác. Bà Khưu lại có được khả năng nhớ được tiền kiếp của bà, trước ở cung Trời Đao Lợi, làm vợ của vị Thiên nam tên là Tràng Hoa. Bà nhớ rõ, thuở ấy, bà và các người bạn đang cùng nhau hái hoa và vui đùa trong vườn hoa, bỗng bà qua đời và tái sanh xuống cõi nhơn gian. Cho nên, ngày nay, mỗi khi cúng dường chư Tăng Ni, bà thường cầu nguyện được tái sanh trở lại cõi Trời để gặp lại người chồng cũ và các bạn bè ở đấy.

Một hôm, vào buổi sáng, bà Khưu bị bịnh nhẹ, đến buổi chiều thì chết. Đúng như lời nguyện, bà Khưu được tái sanh lên cõi Trời Đao lợi và gặp lại ngay vị Thiên nam Tràng Hoa, bấy giờ còn đang ngoạn cảnh trong vườn hoa với các bạn gái của bà. Vì một trăm năm dưới cõi trần chỉ bằng một ngày trên Thiên giới, nên các người bạn và vị Thiên nam, mới hỏi bà Khưu, tự nãy giờ, bà đi đâu vắng mặt chẳng thấy. Bà Khưu thuật lại thời gian ở cõi người, có gia đình con cái và được nghe đức Phật giảng pháp như thế nào cho các thiên nữ cùng chồng nghe.

Bấy giờ, ở thế gian, các vị Tỳ kheo rất đau buồn khi hay tin bà Khưu đã lìa cõi trần, và đem chuyện bà Khưu trình với Phật. Đức Phật cho biết nơi tái sanh của bà Khưu là cõi Trời Đao Lợi, đồng thời chỉ dạy các vị tỳ kheo rằng, đời người rất ngắn ngủi, chưa kịp hưởng cho thỏa mãn các thú vui vật chất, đã phải chết đi. Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người mãi mê hái hoa dục lạc,
    Chưa thỏa lòng thèm khát ước mong,
    Đà trông thấy kìa ông Thần Chết
    Nắm cổ lôi đi, hết một đời.
    (Kệ số 048)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Khưu Ma Ly: Tên thật bằng tiếng Pali rất dài, Patipūjika Kumārī.

- Tín nữ: Tín = tin tưởng; nữ = phụ nữ, đàn bà, cô gái. Chữ tín nữ, trong Phật học, chỉ vào người phụ nữ tu tại gia, giữ năm giới, thường vào chùa làm công quả(= giúp việc thí công trong chùa). Danh từ chuyên môn là Ưu bà di (Upasikā), còn gọi là cận sự nữ. Về phía đàn ông, là Ưu bà tắc (Upasakā), hay là cận sự nam.

- Thuần thành: Rất có nhiệt tâm, tin tưởng vào ngôi Tam Bảo, thi hành đúng các bổn phận của người tu tại gia.

- Công quả: Công = công đức; quả = kết quả, trái (cây). Danh từ nhà chùa, có nghĩa là vào chùa giúp việc lặt vặt, bếp núc; được tin tưởng là nhờ đó mà được công đức lành về sau.

- Thiên nam: Thiên = Trời; nam = đàn ông. Một vị Trời phái nam, còn phái nữ gọi là thiên nữ.

- Tràng Hoa: Tên thật bằng tiếng Pali là Mālabhāri.

- Nhơn gian: Nhơn = người; gian = khoảng, cõi, giới, xứ. Cõi nhơn gian là cõi người.

- Cõi Trời Đao Lợi: Tên cõi Trời nầy bằng tiếng Pali là Tāvatimsa.

- Ngoạn cảnh: Xem cảnh, ngắm hoa trong vườn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một vị thiên nữ ở cung Trời Đao Lợi tái sanh xuống cõi nhơn gian, làm Phật tử thuần thành, có gia đình và bốn con. Nhờ nhớ lại tiền kiếp, bà Khưu đến chùa làm công quả, cúng dường chư Tăng Ni, nghe giảng pháp. Bà cầu nguyện được tái sanh trở lên cung Trời, tái hợp lại với chồng cũ là một vị Thiên nam.

Ý nghĩa quan trọng trong Tích chuyện là cái chết đến bất ngờ, như đang hái hoa vui đùa mà phải chết; vì thế cho nên trong lúc sống, đừng chạy theo dục lạc, mà phải tinh tấn tu hành theo Chánh pháp.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 048:

Cũng như bài Kệ số 047, bài kệ số 048 cảnh cáo ta, nên biết cái chết sẽ đến bất ngờ, đừng "mãi mê hái hoa dục lạc", mà phải lo tu tập để được giác ngộ và giải thoát.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ số 048: Ý nghĩa cũng giống như bài trước, nên dễ thuộc.

(2) Thời gian rất tương đối: Theo Tích chuyện, thời gian ở dưới trần gian một năm chỉ bằng một ngày trên cõi Trời. Theo kinh kệ Phật học, ở các cõi Trời khác, thời gian còn lâu hơn nữa. Chúng ta chẳng thể nào kiểm chứng lại được, vì còn phải sống ở cõi trần gian. Ngay tại trần gian nầy, thời gian cũng chẳng giống nhau: ở Montreal tám giờ sáng thì ở Sài Gòn là tám giờ tối. Vậy, ta chớ nên cho rằng Tích chuyện nói sai sự thật về thời gian: khi mình chưa biết, chưa thấy, mình chẳng có quyền nói điều đó sai hay đúng; thái độ đứng đắn là chỉ nghe biết mà chẳng nên phê bình đúng hay sai.

(3) "Chẳng mãi mê hái hoa dục lạc" bằng cách nào? Tại sao ta lại chạy theo thú vui vật chất? Vì các thú vui nầy làm thỏa mãn sự đòi hỏi của các giác quan ta, như mắt muốn xem tuồng cải lương, như tai muốn nghe ca vọng cổ, v.v... Biết kềm chế các giác quan, là chẳng mãi mê chạy theo hái hoa dục lạc đó.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 24/08/15 03:50 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

37. TÍCH CHUYỆN ÔNG CƠ SĨ GIA, KẺ GIÀU CÓ MÀ RÍT RÓNG
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ông Cơ Sĩ Gia là một kẻ giàu có nhưng rất bỏn xẻn (rít róng).

Thuở ấy tại làng Sắc Kha Ra, gần Vương Xá thành, có một người rất giàu có, nhưng tâm tánh rất hà tiện, chẳng hề chịu bố thí, dầu là một vật thật nhỏ nhít trong số của cải của ông ta. Một hôm, vợ chồng ông ta muốn ăn bánh rế, bánh cay, mới đem chảo dầu lên từng thượng trên lầu để chiên bánh, chẳng muốn cho ai trong nhà trông thấy để xin chia phần.

Sáng sớm hôm ấy, đức Phật, trong cơn thiền định, quán thấy vợ chồng ông Cơ Sĩ Gia có được cơ duyên sắp chứng đắc đạo quả Tu đà hườn. Đức Phật liền sai vị đại đệ tử là Ngài Đại Mục Kiền Liên đi đến nhà của ông Cơ Sĩ Gia và đưa hai vợ chồng người nầy đến tịnh xá Kỳ Viên, vào đúng lúc chư Tăng sắp thọ ngọ trai.

Ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông bay đến làng Sắc Kha Ra, đứng lơ lửng trên không, trước cửa sổ, nơi hai vợ chồng Cơ Sĩ Gia đang lén lút chiên bánh. Ông Cơ Sĩ Gia nom thấy, mới bảo Ngài Mục Kiền Liên đi chỗ khác, nhưng vị đại đệ tử vẫn đứng yên, im lặng, chẳng nói lời nào. Một lúc sau, Cơ Sĩ Gia sốt ruột và tức tức trong bụng, mới bảo vợ: "Thôi, Bà hãy lấy một chút xíu bột, chiên một cái bánh thật nhỏ, đem thí cho hắn đi đâu thì đi cho rảnh!" Bà vợ nghe lời, vít chút bột bỏ vào chảo chiên, nhưng lạ thay, cái bánh phồng to lên chiếm cả mặt chảo. Cơ Sĩ Gia nghĩ rằng vợ mình đã lấy nhiều bột quá, nên chính tay vít một chút tẻo bột bỏ vào chảo chiên. Lạ thay, bánh cũng phồng to lên và chiếm cả mặt chảo như cái bánh trước. Mấy lần chiên như thế, cũng chẳng có được cái bánh nhỏ nào cả, Cơ Sĩ Gia mới bảo vợ, lựa trong rổ xem có cái nào nhỏ nhứt, lấy đem cho. Người vợ nghe lời, bốc lấy một cái, nhưng lạ thay, tất cả các bánh chiên sẵn đều dính chặt vào nhau, chẳng cách nào gỡ ra lấy riêng một cái được. Hì hục một chặp mà chẳng lấy được cái bánh nào, Cơ Sĩ Gia cảm thấy hết thèm ăn bánh nữa, mới bưng cả rổ bánh trao cho ngài Mục Kiền Liên. Lúc ấy, ngài Mục Kiền Liên mới dùng lời hòa nhã khuyến dạy hai vợ chồng Cơ Sĩ Gia về hạnh bố thí và mời cả hai đến chùa Kỳ Viên, gặp Phật và chư Tăng còn đang đợi họ đến thọ trai. Làng Sắc Kha Ra cách chùa Kỳ Viên hơn bốn mươi lăm do tuần, nhưng với sức thần thông của ngài Mục Kiền Liên, cả hai vợ chồng Cơ Sĩ Gia, tay bưng rổ bánh, chẳng mấy chốc đến nơi, đem dưng rổ bánh cúng dường đức Phật và chư Tăng. Bấy giờ, đức Phật, sau buổi ngọ trai, mới giảng về hạnh bố thí; Cơ Sĩ Gia và vợ nghe lời Phật dạy, thấu hiểu được Chánh pháp, mới chứng đắc quả vị Tu đà hườn.

Buổi chiều hôm ấy, khi các vị Tỳ kheo khen ngợi Tôn giả Mục Kiền Liên đã cảm hóa được vợ chồng Cơ Sĩ Gia bỏ được thói rít róng, đức Phật mới bảo chư Tăng rằng: "Này các vị tỳ kheo, các ông nên học theo tư cách của Mục Kiền Liên, mỗi khi đi vào làng để khất thực: nhận của bố thí mà chẳng hề làm giảm mất sự tin tưởng, sự rộng lượng cùng tài sản của người thí giả".

Bấy giờ, đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Ong đến bên hoa, tìm hút nhụy,
    Chẳng làm phai một tí sắc hương.
    Y nhu thế, trên đường khất thực,
    Tỳ kheo tỉnh giác bước vào làng.
    (Kệ số 049)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
Các tên được Việt hóa cho dễ đọc:
  • - Cơ Sĩ Gia: Tên thật người nầy bằng tiếng Pali là Kosiya.

    - Sắc Kha Ra: Tên thật làng nầy bằng tiếng Pali là Sakkāra.

    - Đại Mục Kiền Liên: Tên thật của Tôn giả bằng tiếng Pali là Mahā Moggallāna.
- Bánh rế, bánh cay: Loại bánh bằng bột, chiên dòn, thường được người Ấn Độ ưa dùng, trông giống như bánh còng, bánh cam của ta.

- Khất thực: Khất = đi xin; thực = ăn. Khất thực là hạnh tu của đức Phật đặt ra, buộc mọi tỳ kheo phải đi xin ăn, chẳng được làm nghề nào khác để sanh sống. Hạnh nầy có mục đích diệt lòng kiêu hảnh nơi người tu sĩ, phải cúi mình nhận của bố thí của kẻ khác mà sống; đây cũng là dịp để các tu sĩ gặp gỡ người thường để khuyên dạy về sự tu hành cho họ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc hai vợ chồng ông Cơ Sĩ Gia giàu mà rít róng, muốn ăn bánh mà chẳng muốn mời ai, nên trốn lên lầu cao chiên bánh. Tôn giả Mục Kiền Liên với sự kiên nhẫn và thái độ hiền hoà đã cảm hóa được họ, đưa họ đến gặp đức Phật nghe thuyết pháp mà chứng được quả vị thứ nhứt là Tu đà hườn. Tích chuyện đã khéo mô tả sự rít róng của vợ chồng Cơ Sĩ Gia: rứt lấy một cái bánh nhỏ trong rổ chẳng được, bánh dính chặt nhau trong rỗ, cũng như tiền bạc cất trong bóp chẳng chịu móc ra một ít để đem bố thí vậy! Người ta thường nói: "Đồng tiền dính liền khúc ruột!" đâu đành lòng rứt ra để tặng ai!

Trong Tích chuyện có nói đến sự thần thông của Tôn giả Mục Kiền Liên, ngày nay ta chẳng chứng kiến được, thấy để mà tin theo, nhưng điều đó chẳng quan trọng mấy; chỗ quan trọng cần hiểu rõ là sự kiên nhẫn của Tôn giả, đứng im chờ được bố thí, kiên nhẫn đến mức cảm hóa được cả hai vợ chồng giàu mà kẹo nầy. Đọc Kinh sách Phật, ta chớ nên chú trọng quá đến các phép lạ, mà nên cố tìm hiểu nghĩa sâu kín ẩn trong lời kinh. Ở đây, nghĩa sâu kín đó chính là sự keo kiệt cần phải dẹp bỏ, để mau được giác ngộ và giải thoát.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 049:

Bài Kệ nầy so sánh thái độ của vị tỳ kheo đi khất thực với cảnh con ong bay đến bên hoa, chỉ để hút nhụy mà chẳng làm phai một tí sắc hương của hoa. Thá độ đó như thế nào? Đó là phải tỉnh giác, nghĩa là chẳng bao giờ đánh mất chánh niệm, luôn luôn tỉnh táo, kiên nhẫn, điềm đạm chờ nhận sự bố thí, mà chẳng làm giảm mất sự tín tâm, sự rộng rãi hay tài sản của người thí giả (= người cho). Ong đến hút nhụy nơi hoa, cũng như vị tỳ kheo đến với người thí giả, giúp cho người nầy dẹp bỏ sự rít róng, tạo được cho tâm mình sự vô tham, chẳng luyến tiếc của cải, để có cơ hội về sau được giải thoát ra khỏi cảnh khổ của kiếp Luân hồi.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ: Tuy bài Kệ nói về việc các tỳ kheo đi khất thực, nhưng người tu tại gia cũng có dịp ứng dụng trong việc tu hành của mình, khi tình nguyện đi xin tiền giúp cho các cơ quan từ thiện. Trong công tác nầy, cần phải nhẫn nhục, mềm mỏng.

(2) Trong các cuộc lạc quyên, mình có bao nhiêu, tùy sức mình mà giúp, chẳng nên vì danh mà cho thật nhiều, chẳng nên tủi thân vì mình chẳng sẵn tiền bạc dư. Của ít, lòng nhiều, tâm thành mới quí.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 24/08/15 03:50 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

38. TÍCH CHUYỆN ẨN SĨ PHẢ VỊ GIA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ẩn sĩ Phả Vị Gia được một tín nữ bảo trợ.

Thuở ấy, tại nước Xá Vệ có một người tín nữ giàu sang rất thành tâm hộ trợ một người ẩn sĩ, chăm sóc như con đẻ, giúp đỡ mọi nhu cầu. Bấy giờ, bà ấy nghe nói đến có đức Phật đang ngụ tại chùa Kỳ Viên, nên muốn thỉnh Phật cùng chư Tăng về nhà cúng dường thực phẩm. Bà liền đi đến nơi đức Phật trú ngụ, cung thỉnh Phật và chư Tăng đến nhà thọ-trai. Đức Phật nhận lời. Trong khi đức Phật ngỏ lời tán thán công đức cúng dường của vị tín nữ, thì vị ẩn sĩ Phả Vị Gia đang ở trong căn phòng bên cạnh, nghe thấy, mới nổi giận, to tiếng nguyền rủa bà thí chủ đã tỏ lòng kính trọng đức Phật và chư Tăng hơn mình. Vị tín nữ nghe ông ta đang nói xấu đức Phật và chúng Tăng, nên cảm thấy hổ thẹn trong lòng, chẳng còn theo dõi được những lời Phật đang giảng dạy. Đức Phật nom thấy mới bảo vị tín nữ, chớ nên để ý đến những lời bất nhã của kẻ ẩn sĩ kia, mà chỉ nên chú tâm đến những hành động tốt hoặc xấu của chính mình.

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Đừng nhìn thấy lỗi lầm người khác,
    Hoặc lỡ làm, hoặc sót chẳng làm.
    Hãy nhìn thấy tâm mình trước đã:
    Trót làm, lỡ sót, cả ngay gian.
    (Kệ số 050)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ẩn sĩ: Ẩn = kín; sĩ = người; người tu sĩ. Ẩn sĩ là người tu hành ở nơi xa vắng.

- Phả Vị Gia: Tên thật của vị ẩn sĩ nầy bằng tiếng Pali là Pāveyya.

- Bất nhã: Bất = chẳng; nhã = nhã nhặn. Lời bất nhã là lời hỗn láo, bất lịch sự, vô phép.

- Chú tâm: Để ý đến.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Ý nghĩa của Tích chuyện rất rõ ràng: chê hành động khiếm nhã của vị ẩn sĩ, vì ganh ghét mà có lời vô lễ đối với vị tín nữ và đức Phật cùng chúng Tăng. Sự gan ghét nầy làm phát sanh sự tức giận, tức là sân, một món độc thứ hai trong ba mối độc lớn, đã khiến cho chúng sanh trôi lăn mãi trong cảnh khổ của kiếp Luân hồi.

Đức Phật dạy bà tín nữ: "Đừng nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác" mà hãy chú tâm đến những lỗi lầm của chính mình". Nếu biết lỗi của mình mà sửa chữa lại, thì tâm trở nên thanh tịnh, sớm giác ngộ và giải thoát. Khi mình vạch lỗi của người, chính mình cũng đã có lỗi trước rồi: lỗi đã kẽ vạch lỗi lầm kẻ khác để chê bai.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 050:

Bài Kệ khuyên ta ba điều:
  • a. Đừng vạch lỗi kẻ khác.
    b. Phải chơn thành xét lấy lỗi lầm của chính mình.
    c. Lỗi có hai thứ:
    • (a) Lỡ làm điều quấy.
      (b) Quên làm điều lành.
Đây là đường lối thiết thực để thanh lọc tâm ý cho thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là tâm đã được giải thoát.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày với kẻ khác, giữ tâm sao cho được thanh tịnh.

(2) Đối với những người mà mình có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt, chỉ dạy, việc chỉ rõ các lỗi lầm của họ để sửa chữa lại, rất cần thiết. Nhưng khi chỉ dạy, phải dùng lời dịu dàng, chớ trách móc, đay nghiến.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 24/08/15 03:50 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

39. TÍCH CHUYỆN CƯ SĨ CHÚC PHA NHI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị cư sĩ Chúc Pha Nhi và hai vị vương phi của vua Ba Tư Nặc nước Câu Tát La.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ có vị cư sĩ tên là Chúc Pha Nhi, tu hành đắc được quả vị A na hàm. Lúc bấy giờ, cư sĩ Chúc Pha Nhi đang chăm chú ngồi nghe đức Phật thuyết pháp; bỗng có vua Ba Tư Nặc vào yết kiến đức Phật. Cư sĩ Chúc Pha Nhi chẳng đứng dậy chào đón vua, vì sợ rằng làm như vậy thì thiếu lễ độ đối với đức Phật trong khi ngài đang giảng pháp. Nhưng nhà vua lại cho rằng cư sĩ cứ ngồi yên như thế là thiếu sự kính trọng đối với mình, nên vua tỏ vẻ chẳng bằng lòng. Đức Phật nom thấy, đoán biết tâm trạng của nhà vua, nên sau đó có lời khen ngợi cư sĩ là người rất thông hiểu Chánh pháp và đã chứng đắc được quả vị thứ ba trong hàng Thanh văn là quả vị Bất Lai (= A na hàm). Khi nghe lời tán thán nầy củađức Phật, vua Ba Tư Nặc liền thay đổi thái độ và tỏ ra có cảm tình với cư sĩ Chúc Pha Nhi.

Khi gặp lại cư sĩ Chúc Pha Nhi, nhà vua nói: "Cư sĩ là người rất thông hiểu Chánh pháp của đức Phật, Trẫm xin mời cư sĩ đến hoàng cung để chỉ dạy lại cho hai người vương phi của Trẫm". Nhưng cư sĩ từ chối lời mời và khuyên vua nên trình với đức Phật cử một vị đại đệ tử đến giảng dạy. Thể theo lời thỉnh cầu của vua, đức Phật chỉ định Tôn-giả A Nan đến cung vua để giảng pháp cho hai vị vương phi là bà Mạt Lợi và bà Hoa Sa. Một thời gian sau, đức Phật hỏi Tôn giả A Nan về sự tiến bộ của hai vị vương phi. Tôn giả đáp: "Bà Mạt Lợi tu hành rất tinh tấn, còn bà Hoa Sa, mặc dầu nghe giảng nhưng chẳng chú tâm đến". Đức Phật bảo rằng: "Chánh pháp chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho những ai chăm chú nghe và biết tinh tấn áp dụng những điều học hỏi vào nếp sống hằng ngày".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Hoa đẹp sắc mà hương chẳng có,
    Người cài lên chẳng toả mùi hương.
    Lời cao quí, miệng thường bàn bạc,
    Chẳng thực hành, lợi lạc chi đâu?
    (Kệ số 051)

    Hoa đẹp sắc, hương thơm ngào ngạt,
    Người cài lên bát ngát mùi hương.
    Lời cao quí, miệng thường bàn bạc,
    Thực hành ngay, lợi lạc đường tu.
    (Kệ số 052)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Các tên được Việt hóa cho dễ đọc:
  • - Chúc Pha Nhi: Tên thật vị ẩn sĩ nầy tiếng Pali là Chattapāni.

    - A Nan: Tên thật của Tôn giả, tiếng Pali là Ānanda.

    - Mạt Lợi: Tên thật vị vương phi nầy, tiếng Pali là Mallikā.

    - Hoa Sa: tên thật vị vương phi, tiếng Pali là Vāsabhakhattiya.
- Thiết thực: Gần với sự thật, có ích lợi rõ ràng, trước mắt, ngay cho mình. Trái với thiết thực là viễn vông.

- Bàn bạc: Bàn luận, nói về.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện có hai ý nghĩa:
  • a. Danh lợi chẳng làm động tâm được cư sĩ Chúc Pha Nhi.
    b. Nghe hiểu Chánh pháp xong còn chửa đủ, cần đem giáo pháp ra ứng dụng vào đời sống tu hành, liên quan đến hai vị vương phi của vua Ba Tư Nặc.
Cư sĩ Chúc Pha Nhi chú tâm nghe Phật giảng pháp, chẳng đứng dậy chào vua; đó là cư sĩ trọng Phật hơn là kính nể quyền thế của đấng quân vương. Sau được vua mời vào cung giảng pháp, cư sĩ từ chối danh dự nầy, và đề nghị với vua thỉnh một vị đại đệ tử của Phật. Đây là lòng khiêm nhường đáng quí.

Bà Mạt Lợi nghe pháp do Tôn giả A Nan chỉ dạy, tinh tấn thi hành theo, nên có tiến bộ trong đường tu. Trái lại bà Hoa Sa, tuy có nghe pháp, nhưng lơ là, chẳng chịu thực hành, nên chẳng được lợi ích chi cả.

Rút bài học về ý nghĩa thứ hai của Tích chuyện: Mỗi khi nghe giảng pháp ở chùa, chớ nên bàn luận miên man rằng pháp nầy cao, pháp kia linh nghiệm v.v... mà phải tìm cách ứng dụng để tu hành, sao cho tâm được thanh tịnh. Đó mới là lợi ích thiết thực của việc đi chùa nghe pháp.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 051 và 052:

- Bài Kệ số 051 nói đến hoa có sắc mà chẳng có hương. Đây là ám chỉ đến người có sắc đẹp mà chẳng có đức hạnh. So sánh với người thường bàn luận về lời cao ý đẹp mà chính mình chẳng chịu thực hành, thành ra chẳng có ích lợi gì cả.

- Trái lại, bài kệ số 052 nói đến hoa vừa có sắc vừa có hương, để ám chỉ vào người vừa có sắc đẹp lại có đức hạnh cao quí. Đó là nhờ nghe đến lời cao quí trong Chánh pháp và tinh tấn thi hành theo trong đường tu. Ích lợi cho việc tu hành rất là to lớn.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng hai bài kệ; để ý: Có sắc mà chẳng có hương.

(2) Tìm cách ứng dụng bài học nầy vào việc đi chùa:
  • a. Để nghe pháp.
    b. Tìm cách thi hành trên bản thân mình.
    c. Chẳng bàn luận suông.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 24/08/15 03:51 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

40. TÍCH CHUYỆN BÀ TÍN NỮ VI SA KHA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Đông Viên (Pubbārāma), nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bà tín nữ Vi Sa Kha, người đã cúng dường cho Tăng đoàn ngôi tu viện Đông Viên.

Bà Vi Sa Kha là cháu nội của ông Mẫn Đà Kha, một trong năm người hào phú nhứt ở vương quốc của vua Tần Bà Sa La. Khi đức Phật du hành đến làng Bhaddiya, ông Mẫn dẫn bà Vi Sa Kha, lúc bấy giờ được bảy tuổi, cùng năm trăm quyến thuộc tới nghe Phật giảng pháp, và chứng đắc được đạo quả Tu đà hườn.

Khi đến tuổi trưởng thành, bà Vi Sa Kha kết hôn với con trai ông Mỹ Nga Ra là một người rất giàu có ở Xá Vệ. Một hôm, ông Mỹ đang ngồi ăn cơm, có một vị tỳ kheo dừng lại trước cửa để khất thực. Ông Mỹ lờ đi, chẳng chịu bố thí. Bà Vi Sa Kha thấy thế mới thưa cùng vị tỳ kheo: "Xin ngài tha lỗi cho, cha chồng tôi đang bận ăn các thức ăn còn thừa, nên chẳng cúng dường Thầy được". Nghe con dâu nói thế, ông Mỹ nổi giận lên và đuổi bà Vi Sa Kha ra khỏi nhà. Bà Vi Sa Kha chẳng chịu đi, bảo rằng mình chẳng có lỗi chi. Bà yêu cầu mời tám vị trưởng thượng trong làng đến, để xét xem bà có lỗi cùng không. Khi các vị trưởng thượng đến nhà, ông Mỹ trình bày rằng: "Tôi đang dùng các thức ăn tươi tốt, cháo sữa đựng trong chén bằng vàng như thế nầy, mà con dâu tôi dám bảo là tôi đang ăn đồ thừa. Thật đáng đuổi nó đi!". Bà Vi Sa Kha phân trần: "Thưa các Ngài, khi tôi thấy cha chồng tôi cứ ngồi yên ăn cháo, lờ đi việc vị tỳ kheo đang đến khất thực, tôi nghĩ rằng cha chồng tôi chẳng chịu tạo phước lành bố thí cúng dường trong đời nầy, mà chỉ đang thọ hưởng phước dư thừa của đời trước. Vì thế, tôi mới nói, cha chồng tôi đang bận ăn các thức ăn còn thừa lại. Xin quí Ngài xét xem tôi có lỗi trong lời nói hay không". Các vị trưởng thượng cùng thảo luận và đồng ý rằng, khi nói lên Sự Thật như thế, bà Vi Sa Kha chẳng có lỗi gì. Bà Vi Sa Kha tiếp: "Con là người vững tin nơi Phật pháp, con chẳng muốn sống trong một nhà mà người chủ lại chẳng chịu bố thí cúng dường chư Tăng. Con sẽ ra đi, nếu chẳng được phép cung thỉnh đức Phật và chư Tăng đến nhà để dưng cúng thực phẩm". Liền đó, lời thỉnh cầu của bà được chấp thuận.

Ngày hôm sau, đức Phật và chư Tăng được mời đến nhà ông Mỹ để thọ trai. Trong khi dưng thực phẩm lên đức Phật và Tăng chúng, bà Vi Sa Kha cho mời ông Mỹ đến để chia xẻ phước đức cúng dường, nhưng ông lại từ chối. Đến khi việc thọ thực đã xong, bà Vi Sa Kha cũng cho người mời ông Mỹ ra phòng khách để nghe đức Phật giảng pháp. Bấy giờ, ông Mỹ nghĩ rằng chẳng nên từ chối nữa, nên mới ngồi trong phòng bên cạnh, cách sau một bức rèm, theo đúng lời căn dặn của vị thầy ngoại đạo Ni Kiền Tử của ông ta. Nhờ nghe được lời giảng pháp của đức Phật mà ông Mỹ chứng được quả vị Tu đà hườn; ông rất hân hoan, cảm ơn người con dâu và bảo rằng từ rầy về sau, bà Vi Sa Kha được coi như người mẹ tinh thần của ông.

Bà Vi Sa Kha sanh được mười người con trai và mười người con gái. Bà có một chiếc áo choàng nạm kim cương do cha bà cho khi bà về nhà chồng. Bà mặc áo ấy đi đến Kỳ Viên Tự để lễ Phật. Thấy áo nặng quá, bà cổi ra, trao cho đứa hầu gái giữ. Sau buổi giảng pháp, đứa tớ gái quay về, lại bỏ quên chiếc áo ở tu viện. Bấy giờ, Tôn giả A Nan có nhiệm vụ thu nhặt các vật bỏ quên để hoàn lại. Bà Vi Sa Kha sai đứa ở trở lại và dặn nó rằng: "Nếu Tôn giả A Nan đã cất chiếc áo, thì đừng xin lại, vì ta muốn cúng dường cho Tôn giả". Nhưng Tôn giả A Nan từ khước chẳng nhận. Bà Vi Sa Kha liền đem bán chiếc áo để lấy tiền mua thực phẩm cúng dường chư Tăng. Chẳng ai có đủ tiền để mua, nên bà Vi Sa Kha mới mua lại với giá chín đồng tiền vàng. Với số tiền to lớn nầy, bà xây ngôi tu viện Đông Viên, ở về phía Đông chùa Kỳ Viên để dưng cúng lên đức Phật và chư Tăng Ni. Tên tu viện đó bằng tiếng Pali là Pubbārāma.

Sau buổi lễ khánh thành tu viện Đông Viên, bà Vi Sa Kha bảo với con cháu rằng, mọi ước nguyện của bà nay đã hoàn toàn thỏa mãn. Bà hân hoan và thành tâm đọc kinh cầu nguyện, đi nhiễu nhiều vòng chung quanh tu viện. Chư Tăng thấy thế, cho rằng bà Vi Sa Kha đang ca hát và đến thưa trình với Phật rằng bà Vi Sa Kha tỏ ra rất khác thường, có lẽ bà đang mất trí. Đức Phật bảo: "Tín nữ Vi Sa Kha, trong nhiều đời, tâm rất rộng rãi, bố thí cúng dường rất nhiều. Bà ta là người làm cho Phật pháp được hưng thịnh. Hôm nay, bao nhiêu sự ước mong cúng dường Phật pháp đã hoàn mãn, nên bà rất hân hoan, chẳng phải là người mất trí đâu. Đó cũng như người thợ kết tràng hoa khéo léo, đã khéo chọn số hoa tươi trong đống hoa ngổn ngang, kết thành một tràng hoa thật đẹp".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Lấy hoa trong đống ngổn ngang,
    Khéo tay, thợ kết nhiều tràng hoa xinh.
    Cùng thế ấy, tử sanh tuy lận đận.
    Khéo biết làm lành, việc thiện cũng tăng.
    (Kệ số 053)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Các tên được Việt hóa cho dễ đọc:
  • - Vi Sa Kha: Tên thật vị tín nữ nầy tiếng Pali là Visākhā.

    - Mẫn Đà Kha: tên thật vị hào phú nầy tiếng Pali là Mendaka.

    - Tần Bà Sa La: Tên thật vị vua nầy là Bimbisāra.

    - Mỹ Nga Ra: Tên thật người giàu có nầy tiếng Pali là Migāra.
- Phân trần: Nói rõ ra để kẻ khác hiểu được bụng thật của mình.

- Bức rèm: Tấm màn mỏng ngăn chia hai phòng trong nhà.

- Người mẹ tinh thần: Ở đây có nghĩa là bà Vi Sa Kha hiểu biết Phật pháp nhiều hơn ông Mỹ, nên được ông ta kính trọng, chẳng xem như con dâu, mà xem như một bực tu hành đạo đức cao hơn mình.

- Khánh thành: Buổi lễ mừng việc xây cất đã thành công.

- Đi nhiễu: Đi chầm chậm xung quanh ngôi chùa, tháp, để tỏ lòng kính trọng. Thường các đệ tử hay đi nhiễu ba vòng chung quanh chỗ Phật ngồi để tỏ lòng kính trọng Phật.

- Hưng thịnh: Khởi phát lên mạnh mẽ.

- Tử sanh lận đận: Tử sanh là sống chết; lận đận là khổ sở. Vì phải tái sanh, sống đi chết lại nhiều đời kiếp để chịu khổ sở, nên bài Kệ mới nói Tử sanh lận đận. Tu hành đến mức được giải thoát, khỏi phải chịu cảnh Luân hồi nữa, thì thoát được vòng tử sanh lận đận, chứng được cảnh Niết bàn vô sanh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:
  • a. Bà Vi Sa Kha chê thái độ cứ ngồi ăn, lờ đi việc cúng dường của ông Mỹ là đang ăn đồ thừa.
    b. Công đức cúng dường tu viện Đông Viên của bà Vi Sa Kha.
Bà Vi Sa Kha rất có lý khi bảo ông Mỹ đang ăn đồ thừa, mặc dầu ông ta đang ăn cháo sữa trong chén vàng. Vì chẳng chịu tạo thêm phước mới trong đời nầy, nên chỉ hưởng dụng phước cũ của đời trước. Phước cũ đó tức là đồ ăn dư thừa của đời trước. Hưởng hết phước cũ rồi mà chẳng chịu tạo phước mới, bằng cách bố thí, cúng dường, thì chẳng còn được sung sướng về các đời sau.

Bà Vi Sa Kha là người tín nữ rất nổi tiếng vào thời đức Phật còn tại thế. Sau khi ông Cấp Cô Độc mua ngôi vườn của Thái tử Kỳ Đà bằng cách lót vàng lên khu đất, để xây tu viện Kỳ Viên cúng dường Phật và chư Tăng, thì bà Vi Sa Kha đã xây cất ngôi tu viện Đông Viên, cũng rộng lớn cúng dường Phật và chư Tăng Ni. Hai công đức cúng dường nầy rất to tát, kinh sách thường nhắc đến.

(2) Ý nghĩa bài Kệ số 053:

Bài Kệ có liên quan đến ý nghĩa thứ hai của Tích chuyện: công đức cúng dường tu viện cho Tăng Ni.

Hai câu đầu: So sánh với người thợ kết tràng hoa. Giữa đống hoa ngổn ngang, người thợ khéo tay, biết chọn hoa đẹp kết thành tràng. Cũng như người đang sống trong cảnh khổ, biết tìm cách tạo phước đức trong đời nầy, khiến cho cuộc sống có ý nghĩa đẹp như một tràng hoa.

Hai câu sau: Tuy còn đang trôi lăn trong cảnh sanh tử khổ sở của Luân hồi, người biết tạo phước lành, khéo tìm cơ hội làm cho việc thiện của mình tăng lên thêm, do đó sẽ có ngày gặp đủ cơ duyên để được giác ngộ và giải thoát.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; nhớ đến công đức bà Vi Sa Kha, để mỗi khi được mời hùn công đức tu bổ chùa chiền mà hăng hái tham gia vào.

(2) Thực tập việc cúng dường, bố thí:

- Mỗi khi gặp người nghèo khổ, nên đưa tiền, ít nhiều chẳng kể, cho con cháu đi theo mình, để chính tay nó trao cho người ăn xin, tập cho nó có thói quen bố thí.

- Mỗi tuần vào chùa lễ Phật, nên bảo con cháu đi theo, cầm theo hoa quả, cung kính đặt lên bàn Phật, dạy nó xá ba xá trước tượng Phật, để tỏ lòng cung kính. Chớ nên bảo nó, con lạy Phật để ngài phò hộ con học giỏi, thi đậu, v.v... vì như thế làm mất ý nghĩa cúng dường đi.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

41. TÍCH CHUYỆN VỀ CÂU HỎI CỦA TÔN GIẢ A NAN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một câu hỏi của Tôn giả A Nan.

Thuở ấy, vào buổi chiều, Tôn giả A Nan đang ngồi một mình, ngẫm nghĩ trong đầu về một việc: "Hương thơm của thân cây, của bông hoa, của rễ cây, các loại hương thơm nầy đều bay theo chiều gió mà lan rộng ra. Chẳng biết có mùi hương nào vừa bay theo chiều gió, lại vừa ngược với chiều gió chăng? Chẳng biết có hương thơm nào tỏa rộng bát ngát khắp nơi chăng?" Tôn giả chẳng tự mình tìm lấy câu trả lời, mà lại đến gần bên đức Phật, thưa thỉnh Ngài giải đáp cho.

Đức Phật nói: "Nầy A Nan, thí dụ như có người quy y Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, hành trì đầy đủ năm giới tại gia, tỏ ra rộng rãi trong việc bố thí, cúng dường, chẳng hề rít róng, người ấy thật có đức hạnh và đáng khen ngợi. Danh tiếng người nầy sẽ lan rộng ra khắp chốn, và các tỳ kheo, các bà la môn, cả những người thường nhơn, ai ai cũng đều khen ngợi người ấy, dầu người ấy cư trú ở bất cứ nơi nào".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Hương chiên đàn, mạt lỵ, già la,
    Chẳng hương nào ngược gió bay xa.
    Chỉ có hương thơm nhà đạo đức
    Ngược gió mà phảng phất mười phương.
    (Kệ số 054)

    Hương chiên đàn cùng hương mạt lỵ,
    Hương già la với hương vũ quí,
    Giữa những thứ hương nầy,
    Giới hương là vô nhị.
    (Kệ số 055)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Hương: Mùi thơm.

- Hành trì năm giới tại gia: Hành = làm; Trì = giữ; Năm giới:
  • (1) Chẳng sát sanh.
    (2) Chẳng trộm cắp.
    (3) Chẳng tà dâm.
    (4) Chẳng nói dối.
    (5) Chẳng uống rượu.
Đây là năm giới cấm mà người tu tại gia phải giữ đúng.

- Chiên đàn: Loại gỗ thơm, có mùi như trầm hương. Tiếng Pali là Gandha.

- Mạt lỵ: Loại hoa giống như hoa lài của ta. Tiếng Pali là Mallika.

- Già la: Một loại gỗ thơm. Tiếng Pali là Tagara.

- Hoa vũ quí: Một loại hoa thơm tựa mùi hoa lài, tiếng Pali là Vassiki.

- Mười phương: Bốn phương chánh: Đông, Tây, Nam, Bắc; bốn phương bàng: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc; và hai bên Trên và Dưới, cộng lại là mười phương.

- Vô nhị: Vô = chẳng có; Nhị = hai. Cùng nghĩa với chữ độc nhứt, nghĩa là chỉ có một, chẳng thể có hai; chẳng có gì sánh bằng được.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: các mùi hương đều bay theo chiều gió, chỉ có giới hương mới có thể ngược gió mà phảng phất khắp mười phương. Đức Phật nêu rõ thế nào là giới hương: đức hạnh của người tu hành, quy y Tam Bảo, giữ đúng ngũ giới, siêng năng bố thí, nhờ đó mà danh thơm, tiếng tốt được mọi người xa gần đều quí mến.

(2) Ý nghĩa hai bài Kệ số 054 và 055:

Hai bài kệ so sánh các thứ hương thơm, như hương chiên đàn, mạt lỵ, già la, vũ quí, chẳng thể ngược gió bay xa như hương thơm nhà đạo đức, tức là giới hương. Người có đức hạnh, tu hành tinh tấn, sẽ được mọi người gần xa kính mến, nhờ biết quy y Tam Bảo và giữ đúng giới hạnh.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; ghi nhớ: giới hương cao quí hơn tất cả mọi mùi hương.

(2) Tập giữ giới cho thật thanh tịnh: Phật tử tu tại gia chỉ có năm giới phải tuân theo, nhưng giữ cho trọn vẹn chẳng phải là việc dễ. Cần phải thường thường xét lòng mình, đừng dễ dãi với mình mà vi phạm.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

42. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ ĐẠI CA DIẾP
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc Tôn giả Đại Ca Diếp, vừa xuất diệt tận định.

Thuở ấy, Tôn giả Đại Ca Diếp vừa xuất cơn diệt tận định liền ôm bình bát đi vào một khu nghèo khổ nhứt trong thành Vương Xá để khất thực. Mục đích của Tôn giả là khiến cho một người nghèo khổ nào đó có được cơ duyên tạo nên phước đức thật to lớn vì cúng dường cho một bực vừa chứng nhập diệt tận định. Lúc bấy giờ, vua Đế Thích Sắc Ca trên cõi Trời, nom thấy, muốn tạo nên phước báu đó, mới cùng với vợ là bà Sử Gia Ta, hoá hình làm hai vợ chồng già cả cùng khổ, làm nghề dệt vải ở thành Vương Xá. Tôn giả Đại Ca Diếp dừng lại trước cửa nhà, người chồng liền bưng lấy bình bát của Tôn giả, sớt vào cơm trắng với cà ri đầy bát, mùi thơm của thức ăn bốc lên bát ngát cả thành phố. Bấy giờ, Tôn giả đoán biết người thí giả nầy chẳng phải là người thường, liền mở mắt thiên nhãn ra nhìn, thấy đó chính là Vua Trời Đế Thích Sắc Ca hóa hình ra. Vua Đế Thích mới nói thiệt rằng, trước kia ông rất nghèo khổ vì chẳng có cơ hội tạo phước cúng dường trong thời đức Phật. Nói xong, Vua Đế Thích và phu nhơn liền kính cẩn chào Tôn giả để từ biệt trở về cung Trời.

Nơi tịnh xá Trúc Lâm, đức Phật dùng thiên nhãn, nhìn thấy cảnh tượng nói trên, mới nói cho các vị tỳ kheo biết việc cúng dường của vua trời Đế Thích. Các vị tỳ kheo thắc mắc tại sao vua Đế Thích lại biết được Tôn giả Đại Ca Diếp vừa xuất cơn diệt tận định, để giáng trần mà cúng dường. Đức Phật giải đáp rằng: "Nầy chư tỳ kheo! Danh tiếng của một người có đức hạnh cao quí như Đại Ca Diếp vang dội xa gần, thấu đến tận cung Trời, khiến cho Vua Đế Thích biết được mà đến cúng dường".

Bấy giờ đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Hương chiên đàn, hương già la còn nhạt,
    Chỉ có giới hương toả ngát cung Trời.
    (Kệ số 056)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tôn giả Đại Ca Diếp: Tôn giả = bực đáng kính trọng; Đại Ca Diếp = Tên thật của Tôn giả bằng tiếng Pali là Mahākassapa. Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đại đệ tử của Phật, tu theo hạnh đầu đà vào bực nhứt. Ngài kế tiếp đức Phật lãnh đạo Tăng đoàn và là vị Tổ sư thứ nhứt của Thiền tông Ấn Độ.

- Diệt tận định: Diệt = tiêu diệt; tận = hết cả, chẳng còn gì; định = tâm trạng của người tu thiền, đạt đến mức rỗng không, chẳng còn bị ngoại cảnh chi phối, chẳng còn bị ý ưởng bên trong trì níu. Diệt tận định là tình trạng nhập định cao nhứt, vượt qua bốn cõi Thiền và bốn cõi đại định, chấm dứt tạm thời được thọ uẩn và thức uẩn, mà chứng nhập Niết bàn.

- Vương Xá thành: Tên thật thủ đô cũ của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), bằng tiếng Pali là Rājagaha. Gần thành Vương Vá, có ngọn núi Linh Thứu, còn gọi là ngọn Kỳ Xà Quật hay Kê Túc Sơn, tiếng Phạn là Gridhrakūta, hình thể giống như con chim ó xoè cánh ra. Chính nơi đây, có hương phòng của Đức Phật, và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được Đức Phật giảng tại đây.

- Sử Gia Ta: Tên thật bằng tiếng Pali là Sujāta.

- Giáng trần: Giáng = đi xuống; trần = ở đây, chỉ cảnh trần gian của cõi người.

- Giới hương: Giới = các điều răn cấm trong giáo lý; hương = mùi thơm. Chữ giới hương có nghĩa là danh tiếng của người tu hành giữ giới luật thật đầy đủ, đức hạnh thật cao.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc vua Đế Thích từ cung Trời hiện xuống để cúng dường Tôn giả Đại Ca Diếp, một bực tu hành đã chứng đắc được diệt tận định. Ý nghĩa của Tích chuyện là giới hương toả rộng khắp nơi, xa đến tận cung Trời; nói cách khác, danh tiếng người tu hành có đức hạnh cao, tự nhiên vang dội đi xa, chẳng cần phải phô trương chi cả.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 056:

Ý nghĩa cũng giống với hai bài Kệ trước, số 054 và 055.
HỌC TẬP:
- Học thuộc lòng bài Kệ, và nhớ lại hai bài Kệ trước về giới hương.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

43. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO CƠ THI CA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Cơ Thi Ca, người chứng đắc được quả vị A la hán, trước khi nhập diệt.

Thuở ấy ở nước Ma Kiệt Đà, có Trưởng lão Cơ Thi Ca tu hành rất tinh tấn, thường ngồi Thiền trên một phiến đá ở núi Isigili. Nhưng rủi thay, mỗi khi vào cơn đại định, Trưởng lão lại bị bịnh hoạn hoành hành, khiến cho việc tu tập bị trở ngại. Với chí cương quyết, Trưởng lão nỗ lực hành trì, nhưng mỗi lần đều bị gián đoạn vì cơn đau, khiến cho sự tiến bộ bị ngưng trệ. Đến lần thứ bảy, Trưởng lão quyết tâm, thà chết chớ chẳng chịu ngả lòng. Trưởng lão toan dùng dao cạo cắt lấy yết hầu để tự sát, thì chứng đắc được quả vị A la hán. Sau đó, ngài nhập diệt.

Lúc bấy giờ, Ma vương hay biết Trưởng lão đã từ trần, mới tìm cách xem Trưởng lão thác sanh về đâu. Ma vương tìm hoài chẳng thấy, mới hóa hình ra một chàng thanh niên đến yết kiến đức Phật để thưa hỏi, chẳng biết Trưởng lão Cơ Thi Ca, nay đi về đâu. Đức Phật bảo Ma vương: "Nầy Ma vương, ông đừng cố tìm biết nơi thác sanh của Cơ Thi Ca chi cho vô ích vì Trưởng lão Cơ Thi Ca đã chứng đắc được quả vị A la hán, sau khi gột sạch tất cả lậu hoặc và nhập Niết bàn. Với tất cả quyền lực của một vị Ma vương, ông chẳng thể nào tìm được nơi thác sanh của những bực đã chứng quả vô sanh như Cơ Thi Ca".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người hằng sống trong lòng tỉnh thức;
    Giới hạnh cao, đạo đức vẹn toàn,
    Bằng Chánh trí, giải thoát xong lậu hoặc;
    Ác ma muốn bắt, biết đâu mà tìm.
    (Kệ số 057)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Trưởng lão: Trưởng = lớn, lớn tuổi; lão = già. Chữ Trưởng lão, trong Phật học chỉ vào các bực tu hành lâu năm, đức hạnh vẹn toàn.

- Cơ Thi Ca: Tên thât của vị Trưởng lão bằng tiếng Pali là Godhika.

- Quả vị A la hán: Đây là quả vị thứ tư, cao nhứt trong hàng Thanh văn. Người chứng được quả vị nầy chẳng còn phải tái sanh trong cõi Luân hồi nữa, nên gọi là quả vô sanh, hằng sống an vui trong cảnh tịch diệt của Niết bàn.

- Isigili: Tên một ngọn núi thuộc nước Ma Kiệt Đà (Magadha).

- Đại định: Tâm trạng của người ngồi Thiền đạt đến cảnh giới vắng lặng, rỗng không.

- Hoành hành: Hoành = tung hoành, tàn phá; hành = làm. Bị hoành hành là bị hành hạ khổ sở.

- Ngưng trệ: Bị dừng lại, chẳng tiến lên thêm được.

- Yết hầu: Cổ họng.

- Tự sát: Mình giết mình, tự tử.

- Thác sanh: Sanh trở lại nữa.

- Yết kiến: Đến gặp người cao quí.

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy; hoặc = điều sai lầm. Chữ lậu hoặc là danh từ chuyên môn Phật học, trỏ vào các thói xấu của con người chẳng có tu hành. Lậu hoặc được ví với các chất bẩn thỉu rỉ chảy từ bên trong ra. Đó là các món độc như tham, sân, si, mạn(= kiêu căng), nghi, tà kiến.

- Vô sanh: Vô = chẳng có; sanh = sanh trở lại nữa, theo vòng Luân hồi. Chứng được quả vô sanh thì chẳng phải chịu cảnh chết đi sống lại và sự khổ sở của Luân hồi. Đừng tưởng ầm vô sanh là chẳng sanh nữa, tiêu diệt luôn; trái lại, người chứng quả vô sanh hằng sống mãi trong cảnh tịch diệt an vui của Niết bàn.

- Chánh trí: Chánh = chơn chánh, đứng đắn; Trí = trí huệ. Đồng một nghĩa với chữ Trí huệ Bát nhã Ba la mật, cái trí của bực tu hành đã đến được bờ bên kia, nghĩa là được giác ngộ và giải thoát.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện đề cao ý chí cương quyết của một vị Trưởng lão tinh tấn hành Thiền, khuất phục được cơn đau, để chứng được quả vị A la hán.

Tích chuyện còn nêu lên việc Ma vương muốn tìm bắt Trưởng lão Cơ Thi Ca khi ngài từ trần, nhưng chẳng được. Đó là một cách nói trong Kinh sách, để giải thích sự vô sanh: vì chẳng còn phải tái sanh nữa, sống an vui trong cảnh Niết bàn, nên sự cám dỗ của Ma vương chẳng có cách nào phá hại được nữa.

(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 057:

Bài Kệ ghi lại con đường tu tập để tiến lên mục tiêu đắc được đạo quả vô sanh, nghĩa là thoát khỏi được vòng sanh tử Luân hồi, chứng nhập cảnh giới Niết bàn an vui.

Thử phân tách bài Kệ:

- Người hằng sống trong lòng tỉnh thức: đây là đường lối tu tâm, luôn luôn giữ chánh niệm, tỉnh giác, khiến cho vọng niệm chẳng thể khởi lên lôi kéo tâm theo còn đường quấy;

- Giới hạnh cao, đạo đức vẹn toàn: trì giữ giới hạnh thật thanh tịnh, tránh điều dữ, siêng làm việc lành, vừa tạo thêm phước, vừa chuyển đổi được nghiệp quả xấu của các đời trước;

- Bằng Chánh trí, giải thoát xong lậu hoặc: về mặt tích cực, phát triển Trí huệ Bát nhã (Chánh trí) bằng cách siêng tu Thiền định; về mặt tiêu cực, tận diệt các lậu hoặc, nhứt là ba món độc tham, sân, si.

- Ác ma muốn bắt, biết đâu mà tìm: chứng được quả vô sanh, chẳng còn bị sự tham ái lôi kéo vào con đường sanh tử nữa.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để tự nhắc nhở lấy con đường tu tập.

(2) Tập ngồi Thiền: buổi đầu nên tập ngồi tĩnh tâm, yên lặng theo dõi từng hơi thở ra vào, hơi đi tới đâu, tâm theo dõi đến đấy. Thử tập trong mười hơi thở, nghỉ một lát, tập tiếp. Nhớ đừng nghĩ gì cả, khi thở.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

44. TÍCH CHUYỆN HAI NGƯỜI BẠN KHÁC ĐẠO
Vào một thời kia, dức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến hai người bạn khác đạo nhau và phép mầu hoa sen.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ có hai người bạn thân nhau, một người tên là Sĩ Di Cúc, một người tên là Hạ Đinh Nha. Sĩ Di Cúc là một Phật tử tại gia rất thuần thành, còn Hạ Đinh Nha thì theo ngoại đạo là nhóm loã thể Ni Kiền Tử. Nhóm ngoại đạo nầy chống đối với đức Phật. Đã nhiều lần, anh Hạ nghe theo lời bọn Ni Kiền Tử, thường khuyên bạn mình nên bỏ đạo Phật mà đi theo nhóm loã thể. Anh Hạ nói: "Nầy bạn, bạn nên theo học đạo với chúng tôi. Các vị thầy của tôi có được quyền năng mạnh mẽ, biết được cả việc quá khứ, việc hiện tại và việc tương lai. Các ngài còn đọc được tư tưởng của các người khác nữa!" Anh Sĩ nghe nói thế, muốn biết được sự thật, nên mới thỉnh nhóm Ni Kiền Tử đến nhà mình để dâng cơm cúng dường.

Anh Sĩ cho đào một hố sâu trước sân, che rạp lại; bên dưới hố để đầy phân và các chất bẩn thỉu, bên trên lót ván mỏng, kê ghế ngồi. Anh sắp nhiều chậu, chất lá chuối ở dưới, còn bên trên thì để cơm và cà ri. Khi các người Ni Kiền Tử đến, anh Sĩ mời họ xếp hàng đi vào từng người một, theo thứ tự đứng trước ghế của mình, rồi cùng ngồi xuống một lượt. Vừa ngồi xuống, thì ghế bật ngả, cả bọn Ni Kiền Tử lọt vào hố phân, la chí choé. Anh Sĩ to tiếng nói: "Các ông thường khoe là biết cả việc quá khứ, hiện tại và vị lai, đoán rõ được tư tưởng của người khác, sao lại chẳng biết mình sẽ rơi vào hầm phẩn?" Cả bọn Ni Kiền Tử giận dữ, vừa nguyền rủa, vừa bẽn lẽn, bò lên, bỏ ra về.

Thấy những người đồng đạo của mình bị nhục như thế, anh Hạ rất căm phẫn; trong hai tuần, chẳng thèm nói chuyện với anh Sĩ. Sau nghĩ được mưu kế trả thù, anh giả bộ làm lành, đến nhờ anh Sĩ tới cung thỉnh đức Phật và chư Tăng đến nhà anh, để anh dâng cơm cúng dường. Anh Sĩ đến trình Phật việc anh gạt bọn Ni Kiền Tử khi trước, và thưa thỉnh ngài nên xét xem có nên nhận lời đến nhà anh Hạ chăng? Đức Phật quán thấy đã đến cơ duyên khiến cho đôi bạn Hạ và Sĩ cùng chứng đắc được đạo quả Tu đà hườn, nên nhận lời, hôm sau đến thọ thực ở nhà anh Hạ.

Để báo thù, anh Hạ cũng đào hố sâu, bên dưới để than hồng, bên trên lót ván, trải thảm và kê ghế ngồi. Các chậu đựng thức ăn cũng chứa đầy lá chuối bên dưới, có chút ít cơm và cà ri phủ bên trên. Khi đức Phật và Tăng đoàn đến nhà, bước lên tấm thảm, thì lạ thay, than hồng dưới hố đều biến mất, và năm trăm cành hoa sen thơm ngát đang vươn lên cao, nở rộng ra, làm tòa ngồi cho đức Phật và các đệ tử. Trông thấy phép mầu đó, anh Hạ hoảng hốt đến bên anh Sĩ, nói nhỏ: "Nầy bạn ơi! Làm sao bây giờ? Tôi đã lỡ nhét lá chuối bên dưới các chậu đựng thức ăn, làm sao mà có thực phẩm để dưng cúng Phật?" Anh Sĩ bảo bạn, nên xem lại, thì lại lạ lùng thay, mỗi chậu đựng đầy các thức ăn thơm ngon cả.

Sau buổi ngọ trai, đức Phật giảng pháp, nói về hạnh bố thí; cả hai người bạn thấu hiểu được Chánh pháp, nên đắc được đạo quả Tu đà hườn. Đức Phật bảo họ: "Các phàm phu tục tử chẳng biết các đức hạnh cao quí của ngôi Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Họ cũng như những người mù, chỉ có bực hiền trí, đầy đủ Trí huệ, như người sáng mắt".

Rồi đức Phật thốt lên hai bài Kệ sau đây:
  • Giữa hố rác dơ bên đại lộ,
    Hoa sen thơm nở, đẹp lòng người.
    Cùng thế ấy, giữa chợ đời phàm tục,
    Kẻ mê mù còn nhung nhúc nơi nơi.
    Nhô lên cao, với trí huệ sáng ngời,
    Người đệ tử chơn thành của Đức Phật.
    (Kệ số 058 và 059)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phép mầu: Phép lạ, các quyền năng siêu phàm của người đắc đạo mà người thường chẳng có được.

- Sĩ Di Cúc: Tên thật người Phật tử nầy bằng tiếng Pali là Sirigutta.

- Hạ Đinh Nha: Tên thật người nầy bằng tiếng Pali là Garahadinna.

- Thuần thành: Rất tin tưởng và trung thành với Đạo

- Quyền năng: Sức lực, tài phép.

- Siêu nhiên: Siêu = vượt lên trên; Nhiên = tự nhiên. Quyền năng siêu nhiên là có sức làm những việc khác thường, như bay bổng, đi trên mặt nước, v.v...

- Rạp: Cái mái lợp che phía trước nhà, để đón khách.

- Căm phẫn: Căm giận lắm.

- Cơ duyên: Cơ = cơ hội, dịp; Duyên = duyên cớ. Chữ Cơ duyên trong Phật học có nghĩa là dịp tốt, giúp ta thành tựu được việc gì.

- Tòa ngồi: Ghế ngồi. Chỗ Phật ngồi gọi là tòa ngồi.

- Đại lộ: Đại = lớn; Lộ = đường đi. Đại lộ là đường cái, rộng lớn.

- Nhung nhúc: Đông nghẹt.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:
  • a. Chê nhóm lõa thể Ni Kiền Tử khoác lác khoe biết được việc quá khứ, vị lai.

    b. Khen ngợi người tu hành có trí huệ sáng suốt, biết tin tưởng ngôi Tam Bảo.
Vấn đề có thể gây thắc mắc cho người đọc Kinh là quyền năng siêu nhiên của đức Phật, biến than hồng thành hoa sen để làm toà ngồi. Chẳng có chi đáng trách trong việc nghi ngờ về phép lạ cả, vì ngày nay, ta chẳng chứng kiến được việc đó để tin theo. Nhưng vấn đề có phép lạ hay không, chẳng liên quan gì với Chánh pháp mà đức Phật dạy ta cả. Tại sao? Vì lời dạy của Ngài rất thiết thực cho đời sống hằng ngày của chúng ta, biết đường ngay, nẻo phải, mà thi hành theo để khỏi phải chịu khổ sở mãi trong cuộc sống nơi cõi Luân hồi. Vả lại, ngài đã được anh Sĩ Di Cúc báo trước việc trả thù của anh Hạ Đinh Nha, tất nhiên Ngài sẽ đề phòng, tránh được cạm bẫy. Việc hóa các hoa sen làm chỗ ngồi cũng thế, giả dụ Phật nói cho anh Hạ biết rằng ngài đã biết mưu kế của anh để hại ngài, thì chắc anh Hạ cũng sẽ phải nhắc ghế cao mời ngài ngồi, nào có khác chi là các tòa hoa sen.

Đọc Kinh sách, do người sau chép lại, đôi khi có thêm nhiều chi tiết lạ thường, để thu hút những người nhẹ da, mê tín, ta cần phân biệt rõ ý nghĩa sâu xa của lời Kinh, chớ vội tin theo, hoặc chê bỏ, vì các chi tiết khác thường đó. Ý nghĩa quan trọng ở đây là sự sáng suốt của người tin theo Chánh pháp, chẳng bị lừa gạt vì lời khoe khoang của bọn ngoại đạo, tự bảo mình biết việc quá khứ, vị lai, biết được tư tưởng của người khác.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 058 và 059:

Hai bài kệ nêu lên hình ảnh rất đẹp của hoa sen bát ngát hương thơm giữa hố rác bên đường, để ví với người đệ tử chơn thành của đức Phật. Giữa đám người còn mê mờ, chạy theo danh lợi, tranh giành nhau trong cuộc sống, người đệ tử Phật sáng suốt tuân theo Chánh pháp, trì giữ giới hạnh, khiến cho tiếng tốt vang xa, nào có khác chi hương thơm bát ngát của đóa hoa sen, toả rộng ra, vượt lên khỏi chỗ bẩn thỉu của hố rác bên đường.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng hai bài Kệ.

(2) Tập bỏ các thói mê tín dị đoan:

- Đi chùa để xin Xâm: Đây là thói mê tín cần dẹp bỏ. Phải tự nhũ rằng: việc sẽ đến, thế nào cũng đến; chắc gì cây xâm đoán đúng. Chỉ cần biết giữ lòng thành, làm lành lánh dữ, việc hung hiểm rồi sẽ qua đi; mình sẵn sàng để đối phó, cần gì lời tán tỉnh của thầy bói.,

- Đừng nhẹ dạ tin lời đồn đãi rằng thầy nầy có phép thần thông, cô kia có tài biến hóa, mà chạy theo để nhờ cứu độ cho. Phật độ chúng sanh, chẳng phải bằng cách hóa phép đưa mọi người đến Niết bàn, mà Ngài chỉ chỉ cách tu tập cho mọi người tự tu để chứng Niết bàn.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

V. PHẨM NGU

45. TÍCH CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐI TÌM HÁI HOA SEN TRẮNG
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc một người đàn ông, theo lịnh vua Ba Tư Nặc, đi xa để tìm hái hoa bạch liên.

Thuở ấy, vua Ba Tư Nặc nước Câu Tát La, một hôm ra khỏi thành đi dạo, gặp một thiếu phụ trẻ đẹp đang đứng bên cửa sổ trong nhà. Vua trầm trồ khen ngợi sắc đep của người đàn bà ấy và trong lòng nổi lên ý định muốn xâm chiếm lấy. Nhưng người đàn bà ấy đã có chồng. Vua liền cho mời hai vợ chồng người thiếu phụ vào làm việc trong hoàng cung. Người chồng được lịnh vua, phải đi đến một nơi cách xa thành Xá Vệ hơn mười hai dặm đường, để hái hoa bạch liên và lấy đất sét đỏ đem về kịp trong buổi chiều cùng ngày, để Vua dùng khi tắm rửa. Nếu về chẳng đúng giờ, người chồng sẽ bị xử tử: nhà vua muốn giết người chồng để chiếm lấy người vợ.

Sáng sớm hôm ấy, người chồng vội vàng mang giỏ cơm, từ giã vợ, lên đường đi đến địa phận của Địa Long Vương, nơi có hoa sen trắng và đất sét đỏ màu lửa. Dọc đường, anh dừng chơn, nghỉ mệt, đem cơm ra mời các khách bộ hành cùng ăn. Đến ao sen rộng lớn minh mông, anh chẳng biết cách nào tìm hái được hoa bạch liên và móc đất sét đỏ, nên mới đứng bên bờ ao, lấy cơm ra, rải xuống ao và khấn to lên: "Hỡi các vị thần linh canh giữ ao sen nầy, xin hãy nhận thực phẩm cúng dường của con và giúp con có được bông sen trắng cùng đất sét đỏ, đem về cho vua, trước khi mặt trời lặn, vì nếu chậm, con sẽ bị vua xử tử!" Bấy giờ, vua Địa Long nghe thấy, mới hiện thân lên làm một người già cả, cầm một bó hoa sen và nắm đất sét đỏ, đem đến cho người chồng. Tạ ơn xong, người chồng vội vã lên đường quay về thành.

Chiều hôm ấy, Vua Ba Tư Nặc sợ người chồng trở về kịp thời, nên ra lịnh đóng cửa thành sớm hơn mọi khi. Người chồng về đến thành, thấy cửa đã đóng, liền đến bên vách thành, trét đất sét lên tường, cậm bó hoa sen xuống đất, cất cao giọng, nói to lên: "Hỡi dân chúng trong thành! Nhà Vua muốn giết tôi để cướp vợ tôi, sai tôi đi hái hoa bạch liên và lấy đất sét đỏ, phải về trước khi mặt trời lặn. Mặt trời còn đang đỏ ối kia, mà cửa thành lại đóng chặt. Xin hãy làm chứng cho tôi đã về kịp thời". Nói xong, người chồng bỏ đi, hướng về Kỳ Viên Tự nơi đức Phật ngụ, để tìm nơi nương tựa.

Suốt đêm ấy, vua Ba Tư Nặc trằn trọc mãi, chẳng ngủ được, trong lòng nung nấu vì ý định gian ác, muốn giết người chồng để chiếm người vợ. Vào khoảng nửa đêm, tai nhà vua nghe văng vẳng tiếng kêu than, khóc lóc rền rĩ của bốn người đang đau khổ, từ dưới địa ngục vang lên. Sáng ra, nhìn thấy vẻ bơ phờ của nhà vua, nghe vua nói mất ngủ, hoàng hậu Mạt Lợi mới khuyên vua đến thưa thỉnh cùng đức Phật. Theo lời, Vua ngự đến chùa Kỳ viên, nơi đây gặp lại người chồng, đang ngồi hầu bên cạnh đức Phật. Nghe nhà vua kể lại việc nghe tiếng kêu khóc trong đêm qua, Đức Phật bảo đó là tiếng kêu khóc của bốn chàng thanh niên giàu có, vào thời đức Phật Ca Diếp, thường hay gian dâm với vợ người, nay còn đang phải chịu hình phạt khổ sở, bị chất đồng đỏ nấu sôi trong cảnh địa ngục Dương đồng. Nhà vua sực tỉnh lại, cảm thấy ăn năn về ý định đen tối của mình muốn chiếm vợ của người khác.

Bấy giờ, nhà vua mới thưa với đức Phật: "Bạch Thế Tôn! Một đêm mất ngủ, con nằm trằn trọc, thấy đêm dài vô tận!" Người chồng ngồi gần đó, cũng thưa với đức Phật: "Bạch Thế Tôn! Khi con cố đi nhanh qua quảng đường dài hơn chục dặm, lòng con cảm thấy ngao ngán, mệt mỏi vì đường xa!" Lúc ấy, đức Phật mới bảo cả hai, đường xa, đêm dài, còn chưa lâu, chưa dài bằng cuộc sống sanh tử mãi trong cõi Luân hồi!"

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người trằn trọc thấy đêm dài vô tận;
    Kẻ mỏi chơn ngao ngán dặm đường xa.
    Hạng ngu khờ chưa thông Chánh pháp,
    Cõi Luân hồi, biết thuở nào ra!
    (Kệ số 060)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Bạch liên: Bạch = trắng; Liên = sen; Bạch liên là hoa sen trắng. Trong bản Kinh tiếng Pali gọi đó là Kamuda.

- Đất sét đỏ: Chất đất dùng khi tắm rửa ngày xưa, như sà bông ngày nay. Trong bản Kinh tiếng Pali, gọi đất đó là Arunavati.

- Vua Ba Tư Nặc nước Câu Tát La: Tên thật bằng tiếng Pali là vua Pasenadi, nước Kosala.

- Xử tử: Xử = xét tội; tử = chết. Xử tử là kết tội phải bị chết

- Địa phận: Địa = đất; Phận = khu, vùng; Điạ phận là vùng đất.

- Địa Long Vương: Địa = đất; Long = rồng; Vương = vua. Điạ Long Vương là vua Rồng đất.

- Trằn trọc: Nằm trên giường mà ngủ chẳng được, thao thức mãi.

- Bơ phờ: Nhọc mệt, vẻ mặt hốc hác.

- Đức Phật Ca Diếp: Tên đức Phật nầy tiếng Pali là Kassapa. Đức Phật Ca Diếp giáng sanh trước đức Phật Thích Ca. Ngài là vị Phật thứ sáu trong số bảy vị Phật của Hiền kiếp.

-Gian dâm: Gian dối lấy vợ hay chồng của người khác.

- Địa ngục Dương đồng: Địa ngục = ngục thất nơi các người chết đang chịu hình phạt vì tội ác đã làm lúc còn sống. Địa ngục Dương đồng, tiếng Pali là Lohakumbhi Niraya, nơi đó tội nhơn bị chất đồng đỏ nấu sôi, cứ một thời gian lâu mới được trồi lên mặt chảo, kêu khóc chẳng thành lời. Trong địa ngục Dương đồng có bốn chàng thanh niên lúc sống ở trần thế, giàu có mà gian dâm với vợ người khác.

- Sực tỉnh: Bỗng nhiên tỉnh ngộ lại, nhận biết lỗi của mình.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:

(1) Chê trách ý định gian ác của vua Ba Tư Nặc, muốn chiếm lấy vợ của người khác.

(2) So sánh sự ngao ngán của người mỏi chơn phải đi xa, của người trằn trọc ban đêm chẳng ngủ được, với số phận tái sanh nhiều lần của chúng sanh ở cõi Luân hồi.

Gian dâm, hay tà dâm, là phạm vào giới thứ ba trong năm điều cấm của ngũ giới mà người Phật tử tu tại gia phải tuân theo. Gian dâm là thông dâm với chồng hay vợ của kẻ khác. Đối với giới tỳ kheo, phải dứt tuyệt việc hành dâm, nghĩa là phải sống độc thân trọn đời.

Đức Phật so sánh con đường dài thăm thẳm của Luân hồi với đoạn đường xa, với đêm dài chẳng ngủ được, để chỉ cho ta thấy cuộc Luân hồi, phải tái sanh trong vòng sanh tử, là dài dặc, như người bước đi mãi trong đêm tối. Người thường, chẳng hiểu Chánh pháp, chỉ biết một đời sống trăm năm mà thôi, tưởng rằng sau khi chết là hết. Đó là điều sai lầm lớn, vì trước khi sanh ra đời nầy, đã có đời trước, và sau khi chết đi, còn phải tái sanh vào đời sau. Tại sao vậy? Đó là vì khi sống, chúng sanh đã tạo nên nghiệp; khi dứt cuộc sống nầy, nghiệp sẽ kéo ta đi tái sanh. Ai làm lành, sanh vào cõi lành; ai làm ác, sanh vào cõi dữ. Cứ thế tiếp tục mãi chẳng ngừng, trừ phi biết tu tập để chứng được Niết bàn vô sanh.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 060:

Bài Kệ, sau khi so sánh cõi Luân hồi với dặm đường xa, với đêm dài trằn trọc, mách cho cách thoát khỏi: phải thông hiểu Chánh pháp và chuyên tâm tu tập để dứt nghiệp mà chứng cảnh Niết bàn vô sanh. Chỉ có người ngu khờ, chẳng biết đến Chánh pháp, mới trôi lăn mãi trong vòng đau khổ của Luân hồi.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ cảnh khổ của Luân hồi.

(2) Có Luân hồi thật sự hay không? Đây là câu hỏi mà các người chẳng tin nơi đạo Phật, thường đặt ra. Ta chớ nên để mất thì giờ, bàn cãi vô ích với họ về việc nầy. Chỉ nên tự hỏi: nếu thật có Luân hồi, mà chẳng chịu tin, thì số phận của mình sẽ ra sao? Tin thì có lợi, chẳng tin lỗ lã biết chừng nào mà kể.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

46. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI SA DI CỦA TÔN GIẢ ĐẠI CA DIẾP
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến người Sa di của Tôn giả Đại Ca Diếp.

Thuở ấy, Tôn giả Đại Ca Diếp ngụ gần thành Vương Vá, có hai người Sa di theo hầu; một người biết tuân theo lời dạy, kính cẩn, lễ độ với Tôn giả; còn người kia thì chẳng được như thế. Khi Tôn giả chỉ dạy bổn phận của người tu hành đối với bực trưởng thượng, thì người sau nầy tỏ ra rất bất mãn. Một hôm, người ấy đến nhà một người tín nữ, nói dối rằng Tôn giả Đại Ca Diếp bị bịnh; người tín nữ liền dưng cúng thực phẩm ngon, nhờ đem về cho Tôn giả dùng. Người Sa di ấy nhận lời, nhưng dọc đường ăn hết cả. Đến khi Tôn giả biết chuyện đó, mới quở trách về tội nói dối, thì anh ta lại tỏ ra căm giận. Sánh hôm sau, khi Tôn giả và người Sa di kia đi khất thực, thì anh ta ở lại tịnh xá, đập vỡ cả chậu, bát, son chảo, rồi nổi lửa đốt cháy cả căn nhà.

Bấy giờ có một vị tỳ kheo ở Vương Xá thành, đến Kỳ Viên Tự yết kiến đức Phật, thuật lại việc Tôn giả Đại Ca Diếp bị người Sa di đốt cháy cả tịnh xá, đức Phật mới bảo, nếu chẳng gặp được người tốt, thì cứ nên sống một mình, còn hơn là làm bạn với người ngu.

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Tìm bạn đường, mà tìm chưa gặp
    Kẻ bằng mình, hoặc bậc hơn mình.
    Thà rằng cứ ở độc cư,
    Còn hơn kết bạn người ngu, kẻ khờ.
    (Kệ số 061)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đại Ca Diếp: Tên thật của Tôn iả tiếng Pali là Mahākassapa.

- Sa di: Người tu sĩ vào chùa tập sự tu hành. Sau hai năm, nếu đủ tuổi, sẽ được thọ giới tỳ kheo. Tiếng Pali là Sāmanera, ở chùa Việt gọi là chú tiểu, chú điệu.

- Bất mãn: Bất = chẳng; Mãn = vừa ý. Bất mãn là giận, chẳng được vừa lòng.

- Độc Cư: Độc = cô độc, ở một mình, chẳng có bạn bè; Cư = ở.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện chê thái độ tu hành của người Sa di: chẳng biết nghe lời thầy dạy, tỏ ra bất mãn khi bị quở trách về tội nói dối. Ý nghĩa của Tích chuyện là chớ nên thân cận với người ngu, kẻ khờ, vì sẽ gặp những điều bất lợi do họ gây ra cho mình.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 061:

Bài Kệ khuyên ta nên chọn người bạn đường. Thông thường chữ bạn đường có nghĩa là người cùng đi chung đường với mình; lại còn có nghĩa là người bạn chung sống cả đời với mình, chồng hay vợ. Ở đây, Tôn giả có hai người đệ tử, một người tốt, một người xấu. Đức Phật bảo, thà rằng ở độc cư, chớ chọn đệ tử ngu hờ mà bị thiệt hại. Thật ra Tôn giả Đại Ca Diếp chẳng phải kết bạn với hai người đệ tử, mà chính là thâu nhận họ để chỉ dạy đạo cho họ. Lời khuyên của đức Phật về việc chọn bạn để sống chung có tầm mức rộng rãi hơn: thà ở một mình, nếu chẳng gặp người bằng mình hay hơn mình mà kết bạn. Bằng mình, hay hơn mình, ở đây, có nghĩa là bằng hay hơn về đức hạnh, chớ chẳng có nghĩa là giàu có, sang trọng hơn mình, vì nếu chọn như thế sẽ mang tiếng là quá trọng danh lợi, quyền thế, điều mà người tu hành phải tránh.
HỌC TẬP:
Để ghi nhớ trong việc chọn bạn mà chơi. Một khi đã kết thân rồi, ta phải tỏ lòng trung thành với nhau, vì thế, cần chọn lựa kỹ lưỡng trước khi kết bạn.
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.88 khách