VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM VÔ SẮC GIỚI

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 9.

TÂM VÔ SẮC GIỚI
Arūpavacaracitta


Tâm vô sắc giới là tâm thuộc về lãnh vực vô sắc, vì tâm này vượt ra ngoài phạm vi sắc pháp nghĩa là đối tượng của những tâm này thuộc về phạm vi tâm pháp và chế định. Những tâm vô sắc cũng là những tâm thiền như tâm sắc giới, nhưng trạng thái những tâm này cao hơn và mạnh hơn.

Cần chú ý là những tâm vô sắc nầy đều có trạng thái cũng như chi thiền giống với tâm ngũ thiền sắc giới và khi tính về thứ bậc thì nó thường được tính chung với tâm ngũ thiền sắc giới. Tâm thiền vô sắc giới được phân làm ba loại: tâm thiện vô sắc giới, tâm quả vô sắc giới và tâm duy tác vô sắc giới.

I. Tâm Thiện Vô Sắc Giới:

Là tâm có kết quả sanh làm người cõi vô sắc. Những tâm nầy là những tâm thiền mà đối tượng là các đề mục suy diễn chứ không nương vào các đề mục sơ tướng bằng sắc pháp như những tâm sắc giới.

Những tâm thiền vô sắc là những tâm thiền chứng đắc sanh khởi nơi phàm tam nhân và thánh quả hữu học.

Tâm thiện vô sắc giới được chia làm 4 loại:

1.1) Tâm Thiện Không Vô Biên:


- Là tâm thiền vô sắc thành tựu chứng đắc với đối tượng "hư không là vô biên".

Khi hành giả tu thiền sắc giới đã thuần thục, nếu vị nầy có đủ túc duyên, có tâm nhàm chán, xã ly sắc pháp với ý nguyện đạt đến bậc thiền vô sắc cao hơn thì vị nầy gom tâm định trên đề mục quang tướng thành tựu do thiền sắc giới.

Khi chăm chú vào đề mục quang tướng ấy, thời một điểm sáng nhỏ như ánh sáng đom đóm sẽ xuất hiện từ đối tượng ấy. Khi ấy hành giả tập trung tư tưởng, muốn ánh sáng ấy lan tràn ra khắp hư không. Hành giả chú tâm như vậy cho đến lúc điểm sáng ấy chiếu diệu hòa đồng, chiếu khắp cả hư không. Hành giả cần nhớ là sự chiếu rọi hư vô vô biên đó chỉ là do sự tưởng tượng mà ra và được gọi là Kasiṇagghatimākāsā (hư không phát xuất từ đề mục hoàn tịnh).

Từ đó, hành giả lấy đó làm đối tượng và niệm rằng " Ākāsa Ananto ... Ākāsa Ananto ... Ākāsa Ananto ... = hư không không bờ mé ... hư không không bờ mé ...". Suy niệm như vậy cho đến lúc hành giả định tâm hoàn toàn vào đề mục ấy, tức là đã chứng và trú tâm thiền này. Nếu muốn và đủ nghị lực, hành giả có thể luyện lên bậc thiền cao hơn. Nếu không, khi mệnh chung, hành giả sẽ sanh về cõi vô sắc giới thuộc cõi không vô biên.

1.2) Tâm Thiện Thức Vô Biên:

- Là tâm thiền vô sắc khi tu thiền lấy đề mục "thức là vô biên" làm đối tượng.

Sau khi đã chứng trú thiền không vô biên, hành giả khởi một suy niệm khác, suy niệm này phủ nhận quan niệm "hư không là vô biên" (có thể nói đây là śuy niệm xét lại" so với suy niệm củ ở bậc thiền trước), hành giả chăm chú suy niệm rằng "Viññāṇaṃ ananto ... Viññāṇaṃ ananto ... Viññāṇaṃ ananto ... = thức là vô biên ... thức là vô biên ..." cho đến khi được hoàn toàn định tâm vào đề mục là hành giả đã chứng trú bậc thiền Thức (tâm) vô biên xứ.

(Thức vô biên xứ là tâm thiền xét lại tâm không vô biên; - hành giả bắt cảnh quá khứ, cảnh nội phần, vì xét lại tâm của chính mình đã chứng là lấy tâm không vô biên làm đối tượng, - hành giả bắt cảnh chơn đế vì bắt cảnh thức là vô biên. – thức ở đây chính là tâm – ở tâm không vô biên hành giả nghĩ rằng hư không không có bờ mé, còn ở thức vô biên hành giả lại nghĩ chính tâm là không bờ mé).

Khi đã chứng được thiền thức vô biên, nếu muốn và đủ định lực hành giả có thể tiếp tục sang bậc thiền khác, nếu không, sau khi thọ nghiệp đã mản, hành giả sẽ được sanh vào từng thiền vô sắc, cõi thức vô biên.

1.3) Tâm Thiện Vô Sở Hữu:

- Là tâm thiền tu và chứng đắc với đề mục "Vô Sở Hữu" làm đối tượng.

Sau khi đã chứng đắc thiền thức vô biên, hành giả khởi ý niệm "không có chi" làm đề mục, ý niệm này do tâm tạo ra chứ không phải chơn đế. Hành giả chu tâm suy niệm Ṅatthi kiñci ... Natthi kiñci ... Natthi kiñci ... = Không có chi ... không có chi" cho đến khi chứng trú và định tâm chuyên chú vào đề mục này. Khi đã chứng được bậc thiền này, nếu hành giả không tiến lên trạng thái cao hơn được thì lúc mệnh chung sẽ được sanh vào từng vô sắc, cõi vô sở hữu. (tâm thiền này cũng có tính cách phủ nhận nhưng không xét lại tâm thiền củ).

Chữ Akiññāyatama được dịch là vô sở hữu xứ nghe không được ổn vì vô sở hữu có nghĩa là không có chi là của mình trong khi đúng nghĩa tiếng Pali có nghĩa là không có chi nên phải dịch là vô hữu xứ thì đúng hơn.

1.4) Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng:

- Là tâm thiền vô sắc được tu chứng với đề mục "chẳng phải tưởng, chẳng phải không có tưởng".

Khi hành giả đã chứng đắc vô hữu xứ, hành giả quán xét lại tâm vô hữu xứ với quan niệm "phải, đúng là không có chi (hành giả nhìn nhận nó), nhưng hành giả ý thức rằng sự nhận thức không có chi tức là cũng có vậy". Do đó, hành giả suy niệm rằng: "Satametaṃ panitametaṃ ... Satametaṃ panitametaṃ ... pháp ấy tế nhị, vi tế lắm (nghĩa là xét lại chẳng phải có tưởng, chẳng phải không có tưởng)".

Hành giả suy niệm như vậy cho đến khi tâm an trụ trên đối tượng suy diễn tức là được chứng đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng.

Chú ý: Tâm phi tưởng phi phi tưởng xét lại tâm vô hữu xứ (cảnh quá khứ) của chính mình đã đắc (cảnh nội phần); lấy tâm vô hữu xứ làm đối tượng (cảnh chơn đế), nhưng với quan niệm "xét lại" (chẳng phải tưởng, chẳng phải không có tưởng). Trái lại với tâm hữu xứ với quan niệm "cố quyết" là không có chi.

Người thành tựu tâm thiện này sau khi tạ thế sẽ được sanh vào lảnh vực vô sắc, ở cõi phi tưởng phi phi tưởng.

Tâm thiện thiền phi tưởng phi phi tưởng là bậc thiền cuối cùng của thiền vô sắc và cũng là bậc thiền cao nhất trong các tâm thiền hợp thế.

Ghi chú: trong khi các tâm thiền sắc giới được phân biệt bởi các sở hữu tâm (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Ðịnh và Xã) thì các tâm thiền vô sắc giới được phân biệt bởi các đề mục thiền định. Thiền sắc giới được định danh bởi thứ bậc cao thấp còn thiền vô sắc giới được định danh bởi các đề mục quán tưởng trong khi tu luyện tuy rằng cũng có sự cao thấp giữa các bậc thiền.
vdp09-1.jpg
vdp09-1.jpg (53.97 KiB) Đã xem 3486 lần


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM VÔ SẮC GIỚI (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

II. Tâm Quả Vô Sắc Giới

Là tâm thành tựu do tâm thiện vô sắc giới. Giống như tâm quả sắc giới, tâm quả vô sắc giới làm nhiệm vụ tục sinh, hộ kiếp và tâm tử cho người vô sắc. Tương ưng với tâm thiện vô sắc, tâm quả cũng được chia làm 4 tâm.

Tâm Quả Vô Sắc

vdp09-2.jpg
vdp09-2.jpg (58.46 KiB) Đã xem 3458 lần
III. Tâm Duy Tác Vô Sắc:

Là tâm thiền vô sắc được tu luyện bởi bậc tứ quả. Những tâm nầy chỉ có nơi vị A-La-Hán và không có tác năng tạo quả. Sở dĩ các vị A-La-Hán luyện thiền này vì dùng nó làm nền tảng, điều kiện để tiến nhập thiền Diệt (Nirodha Jhāna) chứ không vì do vô minh, tham ái, ... Tâm duy tác vô sắc cũng được phân làm 4 tâm thiền.

Tâm Duy Tác Vô Sắc

vdp09-3.jpg
vdp09-3.jpg (58.58 KiB) Đã xem 3453 lần
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM SIÊU THẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 10-a

TÂM SIÊU THẾ
Lokuttaracitta


Là tâm biết cảnh Niết-Bàn. Một trạng thái siêu thế vượt ngoài thời gian và không gian; không thuộc về thế gian vô thường, khổ não và vô ngã. Chấm dứt sanh diệt, thoát ly tam giới. Vượt ngoài thế gian ở đây có nghĩa là hiện trạng sanh diệt chấm dứt chớ không phải có một cái gì thực hữu sanh tồn ngoài thế gian. Tâm siêu thế được chia làm hai loại:

I. Tâm Ðạo (Maggacitta):

- Là tâm sát trừ phiền não, tỏ ngộ Niết-Bàn còn được gọi là tâm giải thoát.

Tâm này được thành tựu bởi một thời gian dài cam go tu tập. So với việc thực hành thiền chỉ để thành tựu đạo quả nơi sắc giới hay vô sắc giới thì quá trình tu tập nơi đây phức tạp và gay go hơn nhiều.

1.1) Cơ bản lý thuyết thiền quán:

Lý duyên khởi (Paticcasammuppāda) dạy rõ: "Do vô minh và ái dục, chúng sanh sanh tử; do sanh tử, khổ não có mặt". Chấm dứt sanh tử hay giải thoát (Vimutti) tức là an lạc. Mục đích của thiền quán là đạt được sự an lạc ấy.

- Ðể đoạn trừ ái dục, hành giả cần có một cái nhìn trung thực, đúng với sự thật của sự vật (nhận chơn). Như yêu mến xác thân là một ái dục, để đoạn trừ ái dục ấy hành giả cần nhận chơn xác thân là bất tịnh.

- Ðể đoạn trừ vô minh, hành giả cần có một lý trí sáng suốt để phân biệt đâu là sự thật, đâu là giả; đâu là chơn, đâu là ngụy, ...


Thiền quán dẩn hành giả đến hai mục đích ấy: nhận chân và sáng suốt.

Gọi là thiền quán (Vipassanā) có nghĩa là thiêu đốt nghịch pháp, phiền não do sự quán xét, thẩm hộ (Thiền - Jhāna), (Quán - Vipassanā) cũng dịch là minh sát nghĩa là xem xét với cái nhìn sáng suốt.

Nhìn một thân người, với vọng tưởng ta sẽ thấy sự đẹp, xấu, ... Ðó là cái nhìn (sự quan sát) của vô minh.

Trái lại, cũng nhìn một thân người, với trí giác, ta chỉ thấy bản chất bất tịnh của thân, tức là ta nhận chân được một sự thật, dưới sự che đậy của quần áo là một lớp da, dù được trang điểm như thế nào đi nửa thì bên trong vẩn là bất tịnh. Ðó là sự quán sát bằng trí tuệ hay còn gọi là minh sát.

Khi thực hành thiền quán, hành giả chuyên tâm theo dõi sự diệt sanh, sanh diệt của danh sắc (thân và tâm); hay dùng trí quán triệt, phân tích về bản chất giả tạm của ngũ uẩn.

Với sự chuyên tâm như vậy, một ngày nào đó, hành giả sẽ chợt nhận thấy rằng thế gian là giả tạm, là hư ảo, không có gì đáng để nắm giữ cả. Khi đó, nếu được phát triển thêm, hành giả sẽ trải qua nhiều giai đoạn chứng nghiệm và dần dần đạt đến đạo quả Niết-Bàn. Tổng quát: hành giả luyện tập đến giai đoạn nhàm chán của tâm, từ sự nhàm chán đó hành giả tiến đến xã ly và từ xã ly, hành giả tiến đến giai đoạn giải thoát.

1.2 Cơ bản thực hành thiền quán:

Ở thiền chỉ, hành giả chỉ cần gom tâm vào một đề mục là đủ. Ðối với thiền quán, sự gom tâm không phải là sự "chú tâm nhất điểm" như ở thiền chỉ, mà là sự "tấn tâm tùy quán" (Anuvipassi), đó là sự để tâm uyển chuyển theo dỏi sự biến chuyển, sự đổi thay, sự diệt sanh của Danh Sắc.

Sự tu tập thiền chỉ là lối niệm "gom tâm vào một điểm", nghĩa là giữ tâm luôn luôn khắn khít với đề mục, còn lối niệm của thiền quán là śự chuyên chú ghi nhận "theo dỏi ghi nhận sự chuyển biến của ngũ uẩn để có một "cái nhìn" đúng sự thật về bản chất của thế gian.

(1) Ðề mục thiền quán (Satipaṭṭhāna):

Trong thuật ngữ Phật học, chữ Kammaṭṭhāna (đối tượng hành thiền) được dùng chung cho cả thiền chỉ lẩn thiền quán còn riêng chữ Satipaṭṭhāna (niệm xứ) (Sati = niệm; Paṭṭhāna = vị trí, nơi chốn, chỗ. Dịch chung là đối tượng suy niệm, ghi nhận) chỉ dùng riêng đối với thiền quán. Có tất cả là bốn niệm xứ (tứ niệm xứ).

Thế nào là tứ niệm xứ?. - Tứ là bốn còn niệm là trạng thái tâm quan sát, theo dỏi, chú tâm, ghi nhớ, biết. Vậy tứ niệm xứ là bốn nơi chốn để chú tâm, để quan sát. Bốn nơi chốn ấy là:

i) Thân quán niệm xứ (Kāyānupassanā)

Thân quán niệm xứ là quan sát, biết rõ những gì thuộc về Sắc uẩn hay Hành tướng của Sắc uẩn. Hành giả lấy những gì trong thân và ngoài thân làm đối tượng để chuyên chú. Niệm thân giúp hành giả thấy rõ hiện trạng sanh diệt của sắc uẩn (Rūpakhandha).

Trong kinh Ðại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna), niệm thân được Ðức Phật chia làm bảy phần:

a) Niệm hơi thở (Ānapānasati): hành giả ngồi kiết già, an trú trong chánh niệm, trong đề mục hơi thở.

Khi hít vô dài, hành giả biết rõ.
Khi thở ra dài, hành giả biết rõ
Khi hít vô ngắn, hành giả biết rõ.
Khi thở ra ngắn, hành giả biết rõ.
Khi hít vô, hành giả biết rõ mình đang hít vô.
Khi thở ra dài, hành giả biết rõ mình đang thở ra.
Khi hít vô hơi thở vắng lặng, hành giả biết rõ.
Khi thở ra hơi thở vắng lặng, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm vui mừng khởi lên, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm vui mừng khởi lên, hành giả biết rõ.
Khi hít vô thân sung sướng sinh khởi, hành giả biết rõ.
Khi thở ra thân sung sướng sinh khởi, hành giả biết rõ.
Khi hít vô thọ tưởng sinh khởi, hành giả biết rõ.
Khi thở ra thọ tưởng sinh khởi, hành giả biết rõ.
Khi hít vô thọ tưởng vắng lặng, hành giả biết rõ.
Khi thở ra thọ tưởng vắng lặng, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm cảm thấy thơ thới, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm cảm thấy thơ thới, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm vô tư đối với cảnh, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm vô tư đối với cảnh, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm xa lìa ngũ dục, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm xa lìa ngũ dục, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm thấy được vô thường, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm thấy được vô thường, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm xa lìa triền cái, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm xa lìa triền cái, hành giả biết rõ.
Khi hít vô tâm giải thoát khỏi phiền não, hành giả biết rõ.
Khi thở ra tâm giải thoát khỏi phiền não, hành giả biết rõ.

Tóm lại: khi niệm hơi thở, hành giả chú tâm theo dỏi hơi thở ra, vô; trong khi đó, nếu trong thân, tâm có trạng thái gì sinh khởi hành giả phải ghi nhận được ngay sự việc vừa sinh khởi rồi tiếp tục quan sát hơi thở trở lại.

Biết rõ hơi thở của mình gọi là "quán thân trên nội thân", biết rõ hơi thở của người là "quán thân trên ngoại thân", biết rõ hơi thở của mình và người là "quán thân trên nội và ngoại thân", biết rõ hơi thở lúc sinh khởi gọi là "quán sự sinh trên thân", biết rõ hơi thở lúc diệt gọi là "quán sự diệt trên thân".

b) Niệm đại oai nghi:

Ðại oai nghi là cách đi, đứng, ngồi, nằm. Ði là sự chuyển động của xác thân, hai chân luôn luôn dở, bước, đạp. Ðứng là xác thân đình trụ, dừng lại, hai chân chịu sức nặng của thân. Nằm là xác thân trải dài trên đất, giường, ghế, ... Ngồi là xác thân co lại nửa phần trên, mông chạm vào một mặt phẳng như mặt ghế, mặt giường, ...

Hành giả phải luôn luôn gìn giữ chánh niệm, khi thân xác đang ở oai nghi nào hành giả phải biết rõ. Biết rõ oai nghi của mình gọi là "quán thân trên nội thân", biết rõ oai nghi của người là "quán thân trên ngoại thân", biết rõ oai nghi của mình và người là "quán thân trên nội và ngoại thân", biết rõ oai nghi sinh khởi gọi là "quán sự sinh trên thân", biết rõ oai nghi lúc diệt gọi là "quán sự diệt trên thân".

c) Niệm tiểu oai nghi

Tiểu oai nghi hay oai nghi phụ là những động tác phụ ngoài bốn động tác chính đã kể trên. Như tay dở lên, cười, nói, mặt quần áo, gật đầu, ...

Khi nhìn tới phía trước, hành giả biết rõ.
Khi ngó lui phía sau, hành giả biết rõ.
Khi mặc y nội, y vai trái, hành giả biết rõ.
Khi mang bát, mặt Tăng già lê, hành giả biết rõ.
Khi ăn uống, nhai nuốt, hành giả biết rõ.
Khi đại hay tiểu tiện, hành giả biết rõ.

Tóm lại, tất cả những diễn biến xảy ra nơi thân, hành giả biết rõ. Biết rõ các tiểu oai nghi của mình gọi là "quán thân trên nội thân", biết rõ các tiểu oai nghi của người là "quán thân trên ngoại thân", biết rõ các tiểu oai nghi của mình và người là "quán thân trên nội và ngoại thân", biết rõ các tiểu oai nghi sinh khởi gọi là "quán sự sinh trên thân", biết rõ các tiểu oai nghi lúc diệt gọi là "quán sự diệt trên thân".

d) Niệm về thể trược (còn được gọi là quán thân bất tịnh) (Asucino)

Hành giả quán thân mình từ đỉnh tóc đến gót chân. Thân này được bao bọc bởi một lớp da, che đậy những vật bất tịnh bên trong như tóc lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tim, gan, thận, ruột, óc, dạ dày, phổi, vật thực, phẩn, nước tiểu, đàm giải, mũ máu, mở đặc, ....

Hành giả quán sát thân bất tịnh như vậy một thời gian, hành giả sẽ sinh tâm nhàm chán thân mình cũng như thân người. Quan sát 32 thể trược của mình gọi là "quán thân trên nội thân". Quan sát 32 thể trược của người là "quán thân trên ngoại thân". Quan sát 32 thể trược của mình và người là "quán thân trên nội và ngoại thân". Quan sát 32 thể trược sinh khởi gọi là "quán sự sinh trên thân". Quan sát 32 thể trược lúc diệt gọi là "quán sự diệt trên thân".

e) Niệm về Tứ Ðại (Vavatthāna)

Tứ đại là Ðịa đại, Thủy đại, Hỏa đại và phong đại. Ðịa đại là chất đông đặc, có phận sự nâng đỡ các sắc pháp, có trạng thái cứng hoặc mềm. Thủy đại là chất lỏng, ướt, có phận sự nuôi dưỡng các chất sắc khác cho được tươi nhuần, gìn giữ sự phối hợp của các chất sắc khác cho dính lại với nhau. Có trạng thái chảy ra hay quến lại. Hỏa đại là chất âm dương, có phận sự làm cho các sắc khác khô chín và không hư thúi, có trạng thái nóng hoặc lạnh. Phong đại là chất hoạt động, có phận sự di chuyển hoặc cử động, có trạng thái lay động hoặc căng phồng lên. Theo kinh tạng, tứ đại trong thân có 42 thứ là:

- Ðất có 20 thứ: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tim, gan, óc, phổi, bao tử, ruột già, ruột non, vật thực, phân.

- Nước có 12 thứ: mật, đàm, mủ, máu, nước mắt, mở đặc, mồ hôi, dầu da, nước bọt, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu.

- Lửa có 4 thứ: lửa làm cho ấm thân, lửa làm cho thân xác khô khan, lửa làm cho thân nóng nảy, lửa làm cho vật thực tiêu hóa.

- Gió có 6 thứ: gió quạt lên, gió quạt xuống, gió ngoài ruột, gió trong ruột, gió chuyển động thân, gió theo hơi thở ra vô.

Sự quan sát về tứ đại giúp hành giả xã ly lòng cố chấp về xác thân. Quan sát tứ đại trong thân gọi là "quán thân trên nội thân". Quan sát tứ đại ngoài thân là "quán thân trên ngoại thân". Quan sát tứ đại trong thân và nghĩ đến tứ đại ngoài thân là "quán thân trên nội và ngoại thân". Quan sát tứ đại sinh khởi gọi là "quán sự sinh trên thân". Quan sát tứ đại lúc diệt gọi là "quán sự diệt trên thân".

f) Niệm về tử thi (Āsubha)

Tử thi là thân xác con người đã chết. Sau khi chết hai ba ngày thì thân xác bị biến dạng, sình lên, da đổi ra màu xanh đen, mùi hôi thúi nổi lên, xác thân rả ra, chảy nước mủ, bị dòi bọ đụt, ...

Hành giả quan sát tử thi để sanh tâm kinh cảm, ghê sợ xác thân, trừ lòng tham ái sắc tướng xinh đẹp. Quan sát thân mình rồi sẽ cũng như tử thi đã gặp gọi là "quán thân trên nội thân". Quan sát thân người rồi sẽ cũng như tử thi đã gặp là "quán thân trên ngoại thân". Quan sát thân mình và thân người rồi sẽ cũng như tử thi đã gặp là "quán thân trên nội và ngoại thân". Quan sát sự sinh khởi (trong từng giai đoạn) của thân gọi là "quán sự sinh trên thân". Quan sát thấy sự diệt mất (trong từng giai đoạn) của thân gọi là "quán sự diệt trên thân".

g) Niệm về hài cốt (Aṭṭhikāni)

Tử thi sau một năm trở lên chỉ còn lại bộ xương khô, đó gọi là hài cốt. Hài cốt này có thể là một bộ xương trắng hếu hay đen thui, rã ra thành bột. Hành giả quan sát thân mình với ý nghĩ: thân này đặc tánh là như vậy, bản chất là như vậy. Thân này rồi sẽ trở thành bộ xương khô như vậy, không thể nào vượt ra khởi bản chất đó. Sự quan sát như vậy là "quán thân trên nội thân". Quan sát thân người khác với ý nghĩ: thân đó rồi sẽ như vậy, không thể nào vượt khỏi đặc tính đó là "quán thân trên ngoại thân". Quan sát thân mình và thân người với ý nghĩ: thân này đặc tánh là như vậy, bản chất là như vậy. Thân này rồi sẽ trở thành bộ xương khô như vậy, không thể nào vượt ra khởi bản chất đó là "quán thân trên nội và ngoại thân".

Hành giả tu tập theo bảy cách của thân quán niệm xứ vị ấy sẽ an trú trong chánh niệm, hướng đến chánh đạo. Vị ấy sống không nương tựa, không đắm nhiểm một vật gì trên đời.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 22/09/12 21:07 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM SIÊU THẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1.2 Cơ bản thực hành thiền quán:

Ở thiền chỉ, hành giả chỉ cần gom tâm vào một đề mục là đủ. Ðối với thiền quán, sự gom tâm không phải là sự "chú tâm nhất điểm" như ở thiền chỉ, mà là sự "tấn tâm tùy quán" (Anuvipassi), đó là sự để tâm uyển chuyển theo dỏi sự biến chuyển, sự đổi thay, sự diệt sanh của Danh Sắc.

Sự tu tập thiền chỉ là lối niệm "gom tâm vào một điểm", nghĩa là giữ tâm luôn luôn khắn khít với đề mục, còn lối niệm của thiền quán là śự chuyên chú ghi nhận "theo dỏi ghi nhận sự chuyển biến của ngũ uẩn để có một "cái nhìn" đúng sự thật về bản chất của thế gian.

(1) Ðề mục thiền quán (Satipaṭṭhāna):

Trong thuật ngữ Phật học, chữ Kammaṭṭhāna (đối tượng hành thiền) được dùng chung cho cả thiền chỉ lẩn thiền quán còn riêng chữ Satipaṭṭhāna (niệm xứ) (Sati = niệm; Paṭṭhāna = vị trí, nơi chốn, chỗ. Dịch chung là đối tượng suy niệm, ghi nhận) chỉ dùng riêng đối với thiền quán. Có tất cả là bốn niệm xứ (tứ niệm xứ).

Thế nào là tứ niệm xứ?. - Tứ là bốn còn niệm là trạng thái tâm quan sát, theo dỏi, chú tâm, ghi nhớ, biết. Vậy tứ niệm xứ là bốn nơi chốn để chú tâm, để quan sát. Bốn nơi chốn ấy là:
***************************************************
Chỉ là cửa đầu để dẹp kiết, Quán là con đường chánh yếu để đoạn hoặc.
Chỉ là phương pháp hay nuôi lớn tâm thức, Quán là diệu thuật dẫn khởi thần giải.
Chỉ là thắng nhân của thiền định, Quán là chỗ nương tựa của trí tuệ.

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 240#p74479
*******
Gởi đ/h Lu,

Xin tạm dừng một chút, đ/h đọc lại và so sánh giữa sách Vi Diệu Pháp và tiêu đề kèm theo. Thấy có rất nhiều chổ tương đồng không khác giữa Thiền Chỉ, Thiền Quán...?
Nhưng cã ba tác giả giảng thì chỉ cần sơ hở, đọc nhanh là ta dể đi lạc đường.

Đi lạc đường có nghĩa đi lệch những gì trong giáo lý giảng. Từ thô tới vi tế. Có lắm lúc tưởng mình tu thật hay, nhưng lại thật tầm thường. Vì chỉ chạy theo ngoại vọng. Sự thật quay trở vào là tu rồi, điều này xin được minh kiến của đ/h.

Thiền chỉ dạy cho ta dừng dừng...!?

Thiền quán dạy cho ta thấy thấy...!?


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM SIÊU THẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính Đạo hữu Thien Nhan,
Thien Nhan đã viết: Xin tạm dừng một chút, đ/h đọc lại và so sánh giữa sách Vi Diệu Pháp và tiêu đề kèm theo. Thấy có rất nhiều chổ tương đồng không khác giữa Thiền Chỉ, Thiền Quán...?
Nhưng cã ba tác giả giảng thì chỉ cần sơ hở, đọc nhanh là ta dể đi lạc đường.
Các luận giải về thiền định, thiền quán của các vị Bồ Tát đều tự có lý giải riêng và dựa trên lời Phật nói, việc phân biệt một chút sai khác giữa các phương pháp cũng như kỹ thuật hành thiền sẽ giúp hành giả hiểu sâu hơn nữa về giáo pháp. Điều quan trọng là tập trung vào một pháp phù hợp nhất (với mỗi người) để hành thiền.
Thien Nhan đã viết:Đi lạc đường có nghĩa đi lệch những gì trong giáo lý giảng. Từ thô tới vi tế. Có lắm lúc tưởng mình tu thật hay, nhưng lại thật tầm thường. Vì chỉ chạy theo ngoại vọng. Sự thật quay trở vào là tu rồi, điều này xin được minh kiến của đ/h.
Lu không có ý kiến gì hơn ý Đạo hữu, đúng như trong cấu số 40, phẩm Tâm, Kinh Pháp Cú giải:

Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma với gươm trí ;
Giữ chiến thắng không tham.


Theo Lu thì, lúc mới học Phật Pháp, nếu có duyên hành giả sẽ thấy Phật Pháp rất vi diệu, rồi nếu có duyên nữa thì có một vị Đạo sư hướng dẫn thì càng tốt. Sau đó, khi bắt đầu hành trì (bao gồm giữ giới nguyện), hành giả sẽ thấy khó khăn hơn chút, vì phải thay đổi thói quen, nhưng chỉ cần thay đổi được một chút, hành giả sẽ rất hoan hỉ và tín căn sẽ tăng trưởng hơn nữa.

Nhưng đó chỉ là một chút thay đổi, càng lúc mức độ khó khăn sẽ tăng dần hơn nữa. Lúc này, hành giả sẽ phải tốn nhiều sức lực hơn nữa bằng các phương tiện khác nhau như: quán (thiền quán Minh Sát Tuệ) thấy rõ những khó khăn đang diễn ra, vô thường, khổ, vô ngãl hoặc theo quán sát về thực tướng các pháp, không trong, không ngoài, không đến, không đi,... như trong Đại Trí Độ Luận, hệ kinh Bát Nhã có giảng giải kỹ; hoặc quán sự từ bi, nhẫn nhục, tinh tấn cái trước mắt hại ít nhưng lợi nhiều về sau, cái buông lung, lười biếng, sợ hãi lợi trước nhưng hại nhiều về sau, (lợi, hại ở đây là lợi, hại cho mình và chúng sinh); và còn nhiều phương pháp cũng như cách quán chiếu khác nữa.

Dần dần hành giả sẽ vượt qua được các khó khăn ấy, rồi tín căn tăng trưởng, sức định và tuệ cũng tăng trưởng dần hơn nữa. Rồi như vậy, Sự Thật Chân Đế, Tục Đế sẽ rõ ràng nơi hành giả không sớm thì muộn, Hành giả phải quán thấy rõ nơi tâm và tinh tấn.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM SIÊU THẾ (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

ii) Thọ quán niệm xứ (Vedanānupassanā)

Thọ là trạng thái hưởng cảnh của tâm; là cảm giác của tâm khi hứng chịu ngoại cảnh. Là những cảm giác khổ, lạc, ưu, hỷ và xã. Khi một tâm sinh khởi, ắc phải có một thọ đồng sinh, sự biết thọ sinh khởi gọi là thọ quán niệm xứ. Tức là theo dỏi, suy niệm, ghi nhận cảm thọ khởi lên. Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có ghi rằng:

Khi cảm giác khổ, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác ưu, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác hỷ, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác xã, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác khổ thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác khổ không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác phi khổ phi lạc (xã) thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác phi khổ phi lạc không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.

Tóm lại, quan sát để thấy rõ thọ uẩn gọi là thọ quán niệm xứ. Quan sát các cảm thọ của mình gọi là "quán thọ trên các nội thọ". Quan sát cảm giác của người gọi là "quán thọ trên các ngoại thọ". Quan sát cảm giác của mình và của người (dù thọ nào củng là vô thường, khổ não và vô ngã) gọi là "quán thọ trên các nội và ngoại thọ". Quán thấy sự sinh khởi và hoại diệt của các cảm giác gọi là "quán sự sinh diệt trên các thọ".

iii) Tâm quán niệm xứ (Cittānupassanā)

Tâm là sự nhận biết đối tượng, sự biết cảnh qua 6 căn: tâm nhãn thức (sự biết cảnh sắc), tâm nhĩ thức (sự biết cảnh thinh), tâm tỷ thức (sự biết cảnh khí), tâm thiệt thức (sự biết cảnh vị), tâm thân thức (sự biết cảnh xúc), tâm ý thức (sự biết hết 6 cảnh). Hành giả quan sát, ghi nhận sự sanh diệt, thay đổi của tâm thức, nhờ đó, thấy rõ được thực thể của thức uẩn (Viññāṇamkhandha). Như vậy người hành Tứ Niệm Xứ phải biết rõ các điều sau:

Khi mắt biết cảnh sắc, vị ấy biết rõ.
Khi tai biết cảnh thinh, vị ấy biết rõ.
Khi mũi biết cảnh khí, vị ấy biết rõ.
Khi lưỡi biết cảnh vị, vị ấy biết rõ.
Khi thân biết cảnh xúc, vị ấy biết rõ.
Khi ý biết cảnh pháp, vị ấy biết rõ. (Ý thức cũng biết cảnh ngũ, nhưng rất khó quan sát). Ðồng thời vị ấy còn phải biết rõ trạng thái của tâm khi được tiếp xúc với lục trần.
Khi tâm có tham, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô tham, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có sân, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô sân, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có si, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô si, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có hôn trầm, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có phóng dật, vị ấy biết rõ.
Khi tâm thành đáo đại (tâm thiền), vị ấy biết rõ.
Khi tâm không thành đáo đại, vị ấy biết rõ.
Khi tâm cao thượng, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô thượng, vị ấy biết rõ.
Khi tâm định, vị ấy biết rõ.
Khi tâm không định, vị ấy biết rõ.
Khi tâm giải thoát, vị ấy biết rõ.
Khi tâm không giải thoát, vị ấy biết rõ.

Tóm lại, khi tâm tiếp xúc với đối tượng có trạng thái như thế nào, hành giả phải quan sát biết rõ trạng thái ấy. Quan sát tâm mình gọi là "quán tâm trên nội tâm". Quan sát tâm người khác gọi là "quán tâm trên ngoại tâm". Quán sát tâm của mình và của người khác gọi là "quán tâm trên nội ngoại tâm". Quán thấy sự sinh khởi của tâm gọi là "quán sự sinh trên tâm". Quán thấy sự diệt mất của tâm gọi là "quán sự diệt của tâm".

iv. Pháp quán niệm xứ (Dhammānupassanā)

Là sự quan sát tất cả các trạng thái của Danh Sắc trên mọi phương diện (vi tế và chi tiết). Niệm pháp để thấy rõ chơn tướng của tưởng uẩn (Saññākhandha) và hành uẩn (Sañkhārakhandha). Ðược phân ra làm năm loại:

(a) Quan sát năm triền cái (Nivarana)

Triền cái là những pháp ngăn che các thiện pháp nhất là thiền định và trói buộc tâm trong vòng bất thiện. Có năm loại triền cái: tham dục cái, sân hận cái, hôn thụy cái, trạo hối (Phóng Dật) cái và hoài nghi cái. Vị tỳ kheo quán pháp trên các pháp cần phải biết rõ nhân sanh khởi của các trạng thái tâm sau đây:

Khi nội tâm có tham dục , vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có tham dục , vị ấy biết rõ.
Với tham dục chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với tham dục đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với tham dục đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có sân hận, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có sân hận, vị ấy biết rõ.
Với sân hận chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với sân hận đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với sân hận đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có hôn thụy, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có hôn thụy, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có trạo hối, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có trạo hối, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có hoài nghi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có hoài nghi, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.

Tóm lại, khi một trong năm triền cái sinh khởi, hành giả quan sát biết ngay. Quan sát năm triền cái của mình gọi là "quán pháp trên các nội pháp". Quan sát năm triền cái của người khác gọi là "quán pháp trên các ngoại pháp ". Quán sát năm triền cái của mình và của người khác gọi là "quán pháp trên các nội ngoại pháp ".

(b) Quan sát năm thủ uẩn (Upādānakkhando)

Uẩn là khối, nhóm, tập họp. Năm thủ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Khi tâm có sự chấp thủ (bám víu) uẩn nào, hành giả phải biết rõ.

Sắc uẩn, khi sắc uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Thọ uẩn, khi thọ uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Tưởng uẩn, khi tưởng uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Hành uẩn, khi hành uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Thức uẩn, khi thức uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.

Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của chính mình gọi là "quán pháp trên các nội pháp". Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của người gọi là "quán pháp trên các ngoại pháp". Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của mình và của người gọi là "quán pháp trên các nội ngoại pháp ". Quán thấy sự sinh khởi của năm uẩn gọi là "quán sự sinh trên các pháp ". Quán thấy sự hoại diệt của năm uẩn gọi là "quán sự diệt trên các pháp ".

(c) Quan sát mười hai xứ (Āyatana)

Xứ là nơi, chỗ, vị trí. Có tất cả là 12 xứ chia làm 2 phần là nội xứ và ngoại xứ.

6 nội xứ là:

Nhãn xứ: Mắt, vật trông thấy được các màu sắc.
Nhĩ xứ: Tai, vật nghe được các tiếng.
Tỷ xứ: Mũi, vật ngữi được các mùi.
Thiệt xứ: Lưỡi, vật nếm được các vị.
Thân xứ: Thân, vật cảm xúc được các sự va chạm.
Ý xứ: Tâm, sự nhận thức được mọi đối tượng qua năm xứ kể trên.

6 ngoại xứ là:

Sắc xứ: còn gọi là cảnh sắc, đối tượng ghi nhận của mắt.
Thinh xứ: còn gọi là cảnh thinh, đối tượng ghi nhận của tai.
Khí xứ: còn gọi là cảnh khí, đối tượng ghi nhận của mũi.
Vị xứ: còn gọi là cảnh vị, đối tượng ghi nhận của lưỡi.
Xúc xứ: còn gọi là cảnh xúc (đất, lửa, gió), đối tượng ghi nhận của thân.
Pháp xứ: còn gọi là cảnh pháp, đối tượng ghi nhận của ý thức: các trạng thái, màu sắc, hình thể, ...).

Người tu Tuệ quán, khi mắt thấy cảnh chỉ biết "đây là mắt, đây là sắc", do duyên hai pháp nầy, kiết sử (5 Triền cái) sinh khởi, hành giả biết rõ như vậy. Với kiết sử chưa sinh khởi, nay sinh khởi, hành giả phải biết rõ nhân của chúng. Với kiết sử đã sinh khởi, nay được đoạn trừ, hành giả biết rõ nhân của chúng. Với kiết sử được đoạn trừ, nay không còn tái phát, hành giả biết rõ nhân của chúng.

Khi tai nghe âm thanh ...
Khi mũi ngửi mùi ...
Khi lưỡi nếm vị ...
Khi thân cảm xúc ...
Khi ý suy nghĩ pháp ...

Nói tóm lại, người hành Tứ Niệm Xứ, trong bốn oai nghi, dù ở oai nghi nào, khi căn môn tiếp xúc với cảnh trần, hành giả phải an trú trong chánh niệm (biết rõ). Và nếu 10 triền cái sanh khởi, hành giả phải biết rõ. 10 Triền cái là 10 pháp trói buộc: dục ái, hữu ái, phẩn uất, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, tật đố, lận, sắc, vô minh, giới cấm thủ.

Quán sát các xứ của mình gọi là "quán pháp trên các nội pháp". Quán sát các xứ của người gọi là "quán pháp trên các ngoại pháp". Quán sát các xứ của mình và của người gọi là "quán pháp trên các nội ngoại pháp ". Quán thấy sự sinh khởi của các xứ gọi là "quán sự sinh trên các pháp ". Quán thấy sự hoại diệt của các xứ gọi là "quán sự diệt trên các pháp ".

(d) Quan sát thất giác chi (Bojjhaṅga)

Còn gọi là thất bồ đề phần là bảy pháp là cho tỏ ngộ thánh đế, thấy rõ Niết-Bàn, đắc chứng đạo quả. Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga giải về thất giác chi như sau:

Niệm giác chi là sự ghi nhớ, biết đến, thường hằng nhớ, không lẩn lộn, không quên mình.
Thẩm giác chi là trí tuệ, vô si, trạch pháp, giác minh, chánh kiến, thấy rõ sự thật (thiện hay bất thiện).
Cần giác chi (tinh tấn giác chi) là sự mở đường, hướng đạo, sách tấn, chánh cần, không lui sụt.
Hỷ giác chi là sự no vui, no lòng, phỉ lạc, pháp hỷ, trạng thái vui tươi, thái độ hoan hỷ.
Tịnh giác chi là sự vắng lặng, cách yên tịnh của tâm thức (sự an tỉnh của tứ danh uẩn).
Ðịnh giác chi là sự nhứt hành, an chỉ, đình trụ của tâm trên đối tượng (đề mục).
Xã giác chi là sự buông bỏ, cách xã ly, quân bình, trung tánh, bình thản, điềm nhiên, vô sự.

Người hành Tứ niệm xứ, khi nội tâm có niệm giác chi, vị ấy biết rõ. Khi nội tâm không có niệm giác chi, vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi trước chưa sanh khởi, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi đã sanh khởi nay tu tập được viên thành, vi ấy biết rõ.

Khi nội tâm có thẩm giác chi, vị ấy biết rõ. ...
Khi nội tâm có cần giác chi, ....
Khi nội tâm có hỷ giác chi, ...
Khi nội tâm có tịnh giác chi, ...
Khi nội tâm có định giác chi, ...
Khi nội tâm có xã giác chi, ...

Tóm lại, khi hành pháp tuệ quán, trong bốn oai nghi, khi trong tâm có pháp bồ đề phần sinh khởi đều phải biết rõ. Quán thấy thất giác chi của mình là "quán pháp trên các nội pháp". Quán thấy thất giác chi của người khác là "quán pháp trên các ngoại pháp". Quán thấy thất giác chi của mình và của người khác là "quán pháp trên các nội và ngoại pháp". Quán thấy sự sinh khởi lên của thất giác chi là "quán sự sinh trên các pháp". Quán thấy sự diệt mất của thất giác chi là "quán sự diệt trên các pháp". Hành như vậy gọi là pháp quán niệm xứ về thất giác chi.

(e) Quan sát tứ diệu đế (Ariyasacca)

Tứ Diệu Ðế còn gọi là Tứ Thánh Ðế là bốn sự thật siêu việt, bốn sự thật mà các vị thánh nhân thấy rõ và biết rõ.

1) Khổ Diệu Ðế (Dukkhāriyasacca)

Khổ diệu đế là sự bất toàn, vô thường, trống không, giả tạm, bất toại nguyện. Khổ đế chỉ cho sinh, già, bệnh, chết, sầu bi, khổ, ưu, không đạt ý muốn, tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ. Tạng Abhidhamma, tập Paticasamuppāda giải:

Sinh là sự sanh khởi của Danh và Sắc (ngũ uẩn).
Già là sự củ kỹ, tức là sát na trụ của Danh và Sắc.
Chết là chấm dứt một kiếp sống, sự tiêu diệt của Danh và Sắc trong từng sát na.
Sầu là sự phiền muộn, âu lo, buồn rầu.
Bi là sự khóc than, bi thán, ai bi.
Khổ là sự khổ khổ (không thích hợp với thân và tâm, sự bất như ý), hoại khổ (khổ sinh lên khi lạc diệt đi, hoặc lạc cực sinh bi), hành khổ (sự khổ vì ngũ uẩn bị hoại).
Ưu là sự lo buồn, tư lự.
Ai là sự thống kổ, rất buồn bực.
Cầu bất đắc là sự mong cầu đừng bệnh, đừng sinh, đừng già, đừng chết, đừng sấu bi, ... mong cầu những sự việc không bao giờ có thể toại nguyện được.
Chấp thủ năm uẩn là sự tham ái, chấp thủ vào năm uẩn của mình.

2) Tập Diệu Ðế (Samudayāriyasacca)

Tập diệu đế là nguyên nhân sinh ra sự khổ. Nguyên nhân đó không gì khác hơn chính là lòng tham ái.

- Dục ái: lòng tham ái sinh khởi và an trú trong các sắc thân, trong các sự khả ái, tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, các sắc pháp, các âm thanh (thinh sắc), các mùi thơm (khí sắc), các vị (khẩu vị), các sự xúc chạm, và các pháp sinh khởi trong tâm.

Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Thức trong đời: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Xúc trong đời: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Thọ trong đời: nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Tưởng trong đời: sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Tư (gom thu) trong đời: sắc tư, thinh tư, khí tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Ái (khao khát) trong đời: sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái và pháp ái.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Tầm (suy nghĩ, tìm kiếm, tìm tòi) trong đời: sắc tầm, thinh tầm, khí tầm, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm.
Hoặc lòng tham ái sinh khởi và an trú theo các Tứ (quan sát, xem xét, khám phá) trong đời: sắc tứ, thinh tứ, khí tứ, vị tứ, xúc tứ và pháp tứ.

- Hữu ái là sự khao khát, mong muốn các sự vật hiện hữu được tiếp tục hiện hữu trong các đời sau (thường kiến).

- Phi hữu ái là tham ái về sự đoạn diệt (sự tham ái theo đoạn kiến).

3) Diệt Diệu Ðế (Nirodha - Ariyasacca)

Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có giải: "Diệt tận các tham ái là diệt diệu đế".

Hoặc diệt sự tham ái đối với Thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Thọ: nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tưởng: sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưỡng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tư: sắc tư, thinh tư, khí tưỡng, vị tư, xúc tư và pháp tư là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Ái: sắc ái, thinh ái, khí tưỡng, vị ái, xúc ái và pháp ái là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tầm: sắc tầm, thinh tầm, khí tưỡng, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tứ: sắc tứ, thinh tứ, khí tưỡng, vị tứ, xúc tứ và pháp tứ là diệt diệu đế.

Tập diệu đế và diệt diệu đế khác nhau ở chỗ tham ái sinh và tham ái diệt đối với mọi sự vật. Do đó mà có câu "Phiền não tức bồ đề, Niết-Bàn là sinh tử".

4) Ðạo Diệu Ðế (Maggāriyasacca)

Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có giải: "bát thánh đạo có tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn (chánh cần), chánh niệm và chánh định".

Chánh kiến là thấy rõ sự khổ, thấy rõ các nhân sinh khổ, thấy rõ các pháp diệt khổ và thấy rõ con đường đi đến diệt khổ.

Chánh tư duy là sự suy nghĩ xa lìa tham dục, sự suy nghĩ xa lìa sân hận, sự suy nghĩ xa lìa giết hại.

Chánh ngữ là không nói dối, không nói đâm thọc, không nói hung dữ và không nói lời nhảm nhí, vô ích.

Chánh nghiệp là không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm.

Chánh mạng là không nuôi thân sống bằng thân nghiệp tà vạy và bằng khẩu nghiệp tà vạy.

Chánh tinh tấn là ngăn ngừa các ác pháp chưa sinh khởi không cho sinh khởi, diệt trừ các ác pháp đã sinh khởi và ngăn ngừa các ác pháp đã diệt được không cho tái phát. Tu thập thiện pháp chưa có cho có và gìn giữ các thiện pháp đã có cho được phát triển viên mãn.

Chánh niệm là sự tỉnh giác, biết rõ các sự việc xảy ra trong hiện tại, biết rõ thân trên thân, biết rõ thọ trên các thọ, biết rõ tâm trên các tâm và biết rõ pháp trên các pháp. Chế ngự tham sân sinh khởi.

Chánh định là trạng thái tâm thanh tịnh, vắnh lặng, xa lìa các pháp bất thiện. Chứng và trú sơ thiền: có Tầm, Tứ, Hỷ và Lạc do nhờ ly Dục sinh. Chứng và trú nhị thiền: có Hỷ và Lạc do nhờ Ðịnh sinh. Chứng và trú tam thiền: có sự an lạc do nhờ Xã niệm sinh. Chứng và trú tứ thiền: có sự an tịnh do nhờ phi khổ phi lạc sinh.

Tóm lại, người hành Tứ Niệm Xứ trong 4 oai nghi, luôn luôn phải có chánh niệm (biết rõ, ghi nhận hiện tại) đối với các pháp, và biết rõ "đây là sự khổ, đây là nhân sinh khổ, đây là sự diệt khổ và đây là con đường đi đến diệt khổ". Quán tứ diệu đế trong thân gọi là "quán pháp trên các nội pháp". Quán bốn diệu đế ngoài thân gọi là "quán pháp trên các ngoại pháp". Quán thấy bốn diệu đế ở trong và ngoài thân gọi là "quán pháp trên các nội và ngoại pháp". Quán thấy sự có mặt của tứ diệu đế gọi là "quán sự sinh trên các pháp". Quán thấy sự biến hoại của tứ diệu đế gọi là "quán sự diệt trên các pháp".

Lưu ý: Tứ niệm xứ là pháp tu chỉ quán, vì cùng một đề mục, nếu hành giả tu theo thiền chỉ (Samatha) thì sẽ đắc Ðịnh; nếu hành giả tu theo thiền quán (Vipassana) thì sẽ đắc Tuệ.


(xem tiếp phần 10.b)

-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM SIÊU THẾ (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 10-b

(2) Quá trình thực hành

Ðể đạt kết quả mỹ mãn, trước khi hạ thủ công phu, hành giả phải tự biết rõ tính nết của mình rồi chọn một trong những đề mục kể trên, đề mục nào thích hợp với cá tánh để hành tập. Căn tính của chúng sanh được phân làm 6 loại:

- Tham tánh (Rāgacarito), đề mục thích hợp là 10 đề mục tử thi và thân hành niệm.

- Sân tánh (Dosacarito), đề mục thích hợp là Từ, Bi, Hỷ, Xã, Xanh, Vàng, Ðỏ, Trắng.

- Si tánh (Mohacarito), đề mục thích hợp là pháp số.

- Tín tánh (Sañhācarito), đề mục Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiện thích hợp với người nặng về tánh đức tin.

- Giác tánh (Buñhicarito), đề mục thích hợp gồm có: niệm về sự chết, niệm tịch tịnh, đề mục phân biệt, đề mục tưởng về sự ô trược của vật thực.

- Tầm tánh (Vitakkacarito), thích hợp với đề mục pháp số

Ðề mục Ðất, Nước, Lửa, Gió, Hư không, Ánh sáng và bốn đề mục vô sắc thích hợp với mọi tánh nết.

Hành giả nếu tu thiền chỉ một thời gian sẽ chứng được 5 diệu trí (Thần thông trí, thắng trí):

- Thần thông trí (Iddhividhaññāna).

- Nhĩ thông trí (Dibbasotadhātoñāna).

- Tha tâm trí (Cetopariññāna).

- Túc mạng trí (Pubbenivāsānussatiññāna).

- Sanh tử trí (Cutāpapataññāna).

Ðó là thành quả cao tột trong thiền chỉ. Muốn tiến đến pháp xuất thế gian, hành giả phải chứng được Lậu tận trí (Āsavakkhayaññāna), muốn chứng được Lậu tận trí hay trở thành vị Arahan (A-La-Hán) thì hành giả phải gia công tu tập thiền quán (Vipassanā).

Thiền quán là phương pháp tu tập dùng trí tuệ quan sát tất cả mọi sự vật để thấy rõ được thực tướng, dứt trừ các phiền não. Nếu thiền chỉ là pháp định tâm để chế ngự phiền não, thì thiền quán là pháp tản tâm để phá hoại, diệt tận phiền não. Người ta còn so sánh: nếu thiền chỉ là tay nắm cỏ thì thiền quán là liềm cắt cỏ; nếu thiền chỉ như đứng tấn vửng thì thiền quán là tay lẩy tên; nếu thiền chỉ là ngăn tâm động thì thiền quán là khơi tâm chìm. Muốn tu thiền quán ta phải biết qua bảy pháp thanh tịnh (Xisuddhi). Trong pháp thất tịnh thì hai pháp đầu thuộc về thiền chỉ, còn năm pháp sau thuộc về thiền quán. Bảy pháp thanh tịnh ấy là:

1) Giới Tịnh (Sīlavisuddhi)

Hành giả phải gìn giữ giới luật (ngũ giới hay bát giới của cư sĩ; thập giới của vị sadi; 227 giới của vị tỳ kheo) cho được trong sạch thì tâm mới được thanh tịnh. Giới thanh tịnh có 4 là:

- Giới Bổn Thanh Tịnh (Pātimokkhasamsavarasīlam): dùng đức tin trong sạch để chế ngự thân và khẩu.

- Thu Thúc Căn Tịnh (Indriyasamvasrasīlam): dùng chánh niệm để tránh phiền não sanh khởi khi lục căn tiếp xúc với lục trần.

- Chánh Mạng Giới Tịnh (Ājīvapārisuddhi): cư sĩ không hành nghề bất chánh, vị tì khưu không dùng các phương cách sai trái để hút máu tín đồ.

- Quán Tướng Thanh Tịnh (Paccayasannissitasīlam): sự thanh tịnh nhờ quán xét bốn món vật dụng thờng ngày.

2) Tâm Tịnh (Cittavisuddhi)

Hành giả tu thiền định, khi sắp nhập định (cận định – Upacārasamādhi), hay khi nhập định (Appanārasamādhi), tâm được yên tỉnh, yên lặng được các triền cái. Chi pháp ở đây là Nhất Hành (Ekaggatācetasika). Tâm tịnh có hai:

- Cận Hành Ðịnh (Upacārasamādhi): là loại định trong dạng tâm thiện.

- An Chỉ Ðịnh (Appanāsamādhi): là định trên cảnh chế định hay cảnh chân đế mà hành giả dùng làm đề mục để thiền quán.

Khi tu Thiền Quán (Suddhivipassanāyānika), hành giả đạt đến tiểu khắc định (định tạm thời – Khanikasamādhi); định này cũng được coi là cận định (Upacārasamādhi)

3) Kiến Tịnh (Diṭṭhivisuddhi)

Hành giả dùng trí tuệ xem xét rõ về người, thú, tôi, ... để thấy chúng chỉ là do ngũ uẩn hợp thành hay nói khác đi chúng chỉ là Danh và Sắc họp lại trong đó yếu tố sắc là những nguồn hiện tượng luôn luôn biến đổi, sinh diệt theo định luật tự nhiên còn gọi là tam tướng (vô thường, khổ não và vô ngã) chứ không có tự ngã, linh hồn hay một cá thể nào đơn thuần và bất biến. Hành giả còn thấy rõ nguyên nhân phối hợp của chúng là do bốn nhân trong kiếp quá khứ (vô minh, ái, chấp thủ và nghiệp) và nhân hiện tại là vật thực (Āhāra), nhân duy trì kiếp sống. Hành giả cũng thấy rõ nguyên nhân sanh khởi của tâm pháp, như nhãn thức được sanh khởi do 4 nguyên nhân chính là: cảnh sắc, nhãn vật, ánh sáng và tác ý (sự chú ý). Nhĩ thức ... cũng có các nguyên nhân tương tự.

Tịnh pháp này lấy Danh Sắc phân tích tuệ (Nāmarūpaparicchedañāna) là tuệ đầu tiên của 16 Minh Sát Tuệ làm chi pháp cốt lõi, tuệ này là loại trí chia chẻ, phân tích Danh Sắc theo thực thể (Sabhāva) đúng với sự thật. Ðược gọi là Kiến Tịnh vì nó có tính cách thanh lọc thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi) và ngã kiến (Attadiṭṭhi) của hành giả.

4) Ðoạn Nghi Tịnh (Kankhāvitaranavisuddhi)

Khi hành giả hiểu rõ rằng hiện tại được hình thành bởi những nguyên nhân trong quá khứ và hiện tại sẽ là nguyên nhân của tương lai. Sự việc đó được tái diễn liên tục tiếp nối thành một chuỗi dài vô tận. Hành giả còn biết rằng sự tái diễn đó chỉ chấm dứt khi hành giả chứng đạt được quả vị A-La-Hán. Nhờ những sự hiểu biết đó, hành giả không còn hoài nghi về quá khứ, hiện tại và vị lai, trạng thái đó gọi là đoạn nghi tịnh. Tiếp theo, hành giả suy niệm rằng tất cả các pháp đều do nhân duyên cấu tạo thành (pháp hành hay pháp hữu vi – Sankāra –), có duyên hiện khởi ắt phải có duyên diệt tắt, đó là định luật chung cho tất cả gọi là vô thường (Anicca) mà cái gì vô thường thì tất nhiên là khổ (Dukka) vì không có một thực hữu nào thường hằng với thời gian và không gian đó là hiện tượng vô ngã (Anatta). Với những nhận thức đó, hành giả thành tựu được phổ thông tuệ (Sammāsananāna).

Tịnh pháp này lấy Duyên Ðạt Tuệ (Paccayaparigga hañāna) là thiền tuệ thứ hai của 16 Minh Sát Tuệ làm chi pháp cốt lõi, đây là trí tuệ ghi nhận các duyên trợ của Danh Sắc bản thân. Ðược gọi là Ðoạn Nghi Tịnh bởi nó giúp hành giả tránh được tám nghi hoặc:

Buddhe Kankhati: Nghi ngờ về Ðức Phật, về ân đức tối thượng của ngài.

Dhamme Kankhati:
Nghi ngờ về giáo pháp, ân đức, công năng của giáo pháp.

Sanghe Kankhati: Nghi ngờ về chư Tăng, về ân đức và pháp tánh của chư tăng.

Shikkhāya Kankhati: Nghi ngờ về tam học, về công năng và lợi ích của tam học.

Pubbante Kankhati:
Nghi ngờ về vấn đề hiện hữu trong quá khứ.

Aparante Kankhati: Nghi ngờ về vấn đề hiện hữu trong tương lai.

Pubbantāparante Kankhati: Nghi ngờ về vấn đề hiện hữu trong cả hai thời điểm quá khứ và tương lai.

Idappaccayatā paticcasamuppannesu ca dhammesu Kankhati: Nghi ngờ về định lý duyên sinh tập khởi.

5) Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh (Maggāmaggañānadassanavisuddhi)

Sau khi dứt trừ mối nghi ngờ về quá khứ, hiện tại, vị lai; hành giả tiếp tục quán tưởng về luật tam tướng cho đến khi thình lình tự thân hành giả phát ra ánh sáng phỉ lạc ... đó chỉ là những phiền não mà hành giả cần phải vượt qua. 10 phiền não ấy là:

- Hào quang (Obhāsa).

- Pháp Hỷ (Pīti).

- Tịch Tịnh (Passaddhi).

- Thắng giải (Adhimokkha).

- Tinh Cần (Paggaha).

- An Lạc (Sukha).

- Trí Tuệ (Ñāna).

- Ức Niệm (Uppatthāna).

- Hành Xã (Upekkhā).

- Pháp Ái (Nikanti).

Khi những triệu chứng này phát sanh, hành giả không nên khởi tâm ưa thích, mà phải nhận thức rằng đó là những chướng ngại, ngăn chận sự tiến bộ của hành giả. Hành giả phải luôn luôn ý thức đến mục tiêu của mình để vượt qua mười phiền não đó. Khi hành giả đã liểu tri, thắng vượt 10 pháp Upakkilesa gọi là Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh.

Ở giữa tuệ thứ ba (Thẩm Sát Tuệ - Sammasanañāna) và tuệ thứ tư (Sanh Diệt Tuệ - Udayabbayañāna) của 16 Tuệ Minh Sát được gọi là Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh. Vì hai Tuệ này giúp hành giả tạm thời thoát khỏi ba pháp ràng buộc (Gāha): Ái (Tanhā), Mạn (Māna) và Kiến (Diṭṭhi) trong mười phiền não. Lúc Sanh Diệt Tuệ còn muội lược (non yếu - Tarunudayabbayañāna), hành giả ghi nhận được sự sanh diệt của Danh Sắc khi có phiền não (kilesa) khởi lên, hành giả không bám víu, ôm ấp mà lại càng vững mạnh kiên trụ thêm nữa, càng lúc, hành giả càng thấy rõ thêm sự sanh diệt của Danh Sắc nên được gọi là Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Tịnh.

6) Tiến Hành Tịnh (Patipadāñānadassanvisuddhi – Hành Lộ Tri Kiến Tịnh)

Sau khi thoát ly được 10 phiền não, hành giả tiếp tục quán luật tam tướng (Vô Thường, Khổ não và Vô ngã). Hành giả sẽ thoát khỏi ba kiến chấp sai lầm: Thường tưởng, Lạc tưởng và Ngã tưởng; thấy rõ về sự sanh khởi và diệt tận của các pháp hữu vi, dần dần chánh trí sẽ phát sanh, thành tựu đạo quả, chứng ngộ Niết-Bàn. Chánh trí có 10 thứ là:

- Sanh diệt trí (Udayabbayaññāna)


Sau khi tỏ ngộ lý sanh diệt một cách rõ ràng tức hành giả đã thành tựu được Sanh diệt tuệ (Udagavayañāna) hay Sanh diệt trí.

- Hoại diệt trí (Bhangaññāna)

Trong hai trạng thái sanh diệt thì trạng thái diệt nổi bậc và tạo ấn tượng sâu sắc cho hành giả (vì khi chưa có mà phát khởi thì khó nhận hơn là đã có mà bị diệt mất). Dần dần, hành giả chỉ nhận thấy sự diệt tắt của Danh Sắc mà thôi. Giai đoạn này gọi là Ðoạn diệt tuệ hay Hoại diệt trí.

- Hãi kinh trí (Bhavyatūpatthānaññāna)

Sau khi thấy rõ bản chất thật sự của Danh Sắc, đến giai đoạn nào đó, hành giả sẽ thấy tất cả những gì bị sanh diệt đều là đáng sợ. Trạng thái này gọi là Kinh Hãi Tuệ hay Hãi Kinh Trí.

- Quả hoạn trí (Ādīnavaññāna)

Khi thấy Danh Sắc là đáng sợ, hành giả gom tâm suy niệm về tánh chất nguy hiểm, đáng sợ; thấy rõ Danh Sắc là nền tảng tạo ra mọi sự thống khổ. Trạng thái này gọi là Hoạn Họa Tuệ hay Quả Hoạn Trí.

- Yếm ố trí (Nibbidāññāna)

Lúc bấy giờ, hành giả thấy nhàm chán Danh Sắc vô cùng, hành giả muốn thoát ly Danh Sắc, muốn được giải thoát ngay. Trạng thái này là Dục Ly Tuệ hay Yếm Ố Trí.

-Dục thoát trí (Muñcitukāmyatāñāna)

Lòng tham muốn ấy khiến cho hành giả khởi nhiệt tâm quyết làm thế nào để tiến đạt giải thoát ngay tức khắc. Trạng thái đó gọi là Quyết Ly Tuệ hay Dục Thoát Trí.

- Giảm trạch trí (Paṭisankhāraññāna)

Dần dần hành giả ý thức rằng sự nôn nóng, sôi nổi, khó đạt đến kết quả, hành giả bắt đầu dịu lại trong việc tu tập.

- Hành xã trí (Sankhārupekkhāñāna)

Dần dần tâm hành giả trở lại trạng thái thản nhiên, quân bình. Trạng thái này gọi là Xã Tuệ hay Hành Xã Trí.

- Thuận thứ trí (Anulomaññāna)

Nếu đủ căn duyên tiến đến đạo quả, hành giả sẽ đạt đến trạng thái tâm thuần thục, khi ấy, hành giả lấy một trong ba tướng (Vô thường, Khổ, Vô ngã) làm đề mục tu tập. Khi thấy rõ tam tướng, tâm hành giả hướng đến đối tượng giải thoát (Niết-Bàn). Giai đoạn này gọi là Thuận Thứ Trí.

- Chuyển tộc trí (Gotrabhūññāna)

Tuệ Thuận Thứ chỉ tồn tại nơi hành giả trong một sát na tâm, sau tuệ này, tâm hành giả chuyển sang đối tượng Niết-Bàn. Sự biến chuyển này được xem là một bước nhảy vọt đến bờ kia nên gọi là Tuệ Bỏ Bực hay Chuyển Tộc Trí.

Sau giai đoạn chuyển tộc trí là hành giả đã tiến gần đến đạo quả giải thoát, phiền não được sát trừ. Giai đoạn này hành giả thấu rõ được đạo quả Niết-Bàn.

7) Tri Kiến Tịnh (Nānadassanavisuddhi)

Tri kiến tịnh là trí tuệ giác hay đạo tuệ giúp hành giả đoạn trừ tám hôn kiến do vô minh sanh ra; tám hôn kiến đó là:

- Không biết thân tâm, Danh Sắc là khổ.

- Không ý thức rằng do hỷ ái (Nandī) mà đau khổ phát sanh.

- Không tin rằng Niết Bàn là cứu cánh thoát khổ.

- Không biết rằng Bát Thánh Ðạo là con đường dẫn tới Niết Bàn.

- Không biết có đời trước (bất tri tiền thân).

- Không biết có đời sau (bất tri hậu thân).

- Không biết lý tái sanh, cho rằng thân này đơn thuần do cha mẹ tạo ra và sau khi chết sẽ không còn gì nữa.

- Không biết lý nhân quả trong mọi loài.

Chính nhờ tuệ giác này, hành giả hiểu rằng Khổ Ðế nên biết, Tập Ðế nên diệt, Diệt Ðế nên chứng và Ðạo Ðế nên hành.

- Hành giả thấy rõ rằng tất cả chúng sanh đều bị các khổ đau như già, bịnh, chết, ưu, bi ai, não, ... chi phối. Các sự đau khổ này do sự sinh là nhân tập khởi; chính Niết-Bàn là pháp đoạn diệt sự sinh, từ đó đoạn diệt các khổ; và chỉ có Bát Chánh Ðạo là con đường duy nhất dẩn đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Hữu là nhân tập khởi các sự sinh. Sinh có 4 loại: Noãn sinh, Thai sinh, Thấp sinh và Hóa sinh. Tất cả 4 thứ sinh này đều do Hữu là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Hữu, từ đó đoạn diệt sinh; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Thủ là nhân tập khởi các Hữu, Hữu có 3 loại: Dục Hữu, Sắc Hữu, và Vô Sắc Hữu; tất cả 3 thứ Hữu đó đều do Thủ là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Thủ, từ đó đoạn diệt Hữu; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Ái là nhân tập khởi các Thủ, Thủ có 4 loại: Dục Thủ, Tà Kiến Thủ, và Tà Giới Thủ và Ngã chấp Thủ; tất cả 4 thứ Thủ đó đều do Ái là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Ái, từ đó đoạn diệt Thủ; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Thọ là nhân tập khởi các Ái, Ái có 3 loại: Dục Ái, Hữu Ái, và Phi Hữu Ái; tất cả 3 thứ Ái đó đều do Thọ là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Thọ, từ đó đoạn diệt Ái; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Xúc là nhân tập khởi các Thọ, Thọ có 5 thứ là Thọ Khổ, Thọ Lạc, Thọ Ưu, Thọ Hỷ và Thọ Xã; Thọ có 6 loại: Nhãn Thọ, Nhĩ Thọ, Tỷ Thọ, Thiệt Thọ, Thân Thọ và Ý Thọ; tất cả 6 thứ Thọ đó đều do Xúc là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Xúc, từ đó đoạn diệt Thọ; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Lục Nhập là nhân tập khởi các Xúc, Xúc có 6 loại: Nhãn Xúc, Nhĩ Xúc, Tỷ Xúc, Thiệt Xúc, Thân Xúc, Ý Xúc; tất cả 6 thứ Xúc đó đều do Lục Nhập là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Lục Nhập, từ đó đoạn diệt Xúc; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Danh Sắc là nhân tập khởi các Lục Nhập, Lục Nhập là 12 xứ họp thành, có 6 loại: Nhãn Nhập, Nhĩ Nhập, Tỷ Nhập, Thiệt Nhập, Thân Nhập, Ý Nhập; tất cả 6 thứ Nhập đó đều do Danh Sắc là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Danh Sắc, từ đó đoạn diệt Lục Nhập; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Danh Sắc là nhân tập khởi các Nhập Danh là Thọ, Tưởng, Hành; Sắc là Tứ Ðại và 4 Sắc Y Ðại sinh. Tất cả Danh Sắc này đều do Thức là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Thức, từ đó đoạn diệt Danh Sắc; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Thức là nhân tập khởi các Danh Sắc, Thức ở đây là 32 tâm quả hiệp thế và được chia làm 6 loại: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức; tất cả 6 thứ Thức đó đều do Hành là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Hành, từ đó đoạn diệt Thức; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Hành là nhân tập khởi các Thức, Hành có 3 loại: Thân Hành, Khẩu Hành và Ý Hành; tất cả 3 thứ Hành đó đều do Vô Minh là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Vô Minh, từ đó đoạn diệt Hành; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát tiếp tục, thấy Vô Minh là nhân tập khởi các Hành, Vô Minh có 4 loại: Bất tri Khổ, Bất tri Tập, Bất tri Diệt và Bất tri Ðạo; tất cả các sự Vô Minh đó đều do Lậu Hoặc là nhân tập khởi; Niết-Bàn là pháp đoạn diệt Lậu Hoặc, từ đó đoạn diệt Vô Minh; Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả tiếp tục quán sát, thấy Lậu Hoặc là nhân tập khởi Vô Minh. Lậu Hoặc gồm có 3 là Dục Lậu, Hữu Lậu và Kiến Lậu. Niết-Bàn là pháp diệt tận các Lậu Hoặc. Bát Chánh Ðạo là con đường đưa đến Niết-Bàn.

- Hành giả quán sát thấy rõ Tứ Diệu Ðế trong Thập Nhị Duyên Khởi như vậy là vị này đã thành tựu một trong tứ Thánh Quả, và sau khi thành tựu đạo quả, hành giả quán sát lại những phiền não đã diệt, những đạo quả đã chứng, trạng thái này gọi là Phản Khán Trí.

Phản Khán Trí (Paccavekkhanañna) là trí tuệ của vị thánh nhơn sau khi đắc đạo quả xét lại đạo quả mình vừa chứng đắc, Niết-Bàn mình vừa tỏ ngộ và phiền não mình vừa sát trừ.

- Ðối với Tu-Ðà-Huờn thì phản khán trí khởi lên, xét thấy Thân Kiến, Hoài Nghi và Tà giới thủ đối với mình đã tiêu diệt hoàn toàn do đạo quả mình vừa chứng đắc, vị ấy tin chắc rằng mình không còn tục sinh vào 4 đường ác đạo (Ðịa ngục, Ngạ quỷ, A-Tu-La và Bàng sanh), sau đời sống này, sẽ tái sinh không quá 7 kiếp trong cõi Dục Giới.

- Ðối với vị Tư-Ðà-Hàm, khi phản khán trí khởi lên, thấy Dục Ái và Sân Hận đối với mình đã giảm nhẹ, do đạo quả mình đã chứng được. Sau đời hiện tại, chỉ phải tái sanh một lần nửa trong cõi Dục Giới.

- Ðối với vị A-Na-Hàm thì phản khán trí khởi lên, xét thấy Dục Ái và Sân Hận đối với mình đã tiêu diệt hoàn toàn do nhờ đạo quả mình vừa chứng đắc. Sau kiếp sống này, sẽ sinh lên cõi Sắc Giới tịnh cư chứ không còn trở lại cõi Dục Giới nửa.

- Ðối với vị A-La-Hán, khi phản khán trí khởi lên, vị ấy biết rõ tất cả các phiền não như Sắc ái, Vô sắc ái, Ngã mạn, Phóng dật, Vô minh, ... đối với mình nay đã hoàn toàn diệt tận, do nhờ đạo quả mình vừa chứng được. Sự tục sinh nay đã chấm dứt vì phạm hạnh đã hoàn thành, phận sự đáng làm, đã làm xong.

Ðó là phản khán trí của các vị thánh nhơn. Tuy nhiên, cũng có những vị thánh nhơn sau khi chứng quả không quán xét lại các phiền não đã sát trừ và các phiền não chưa được sát trừ.

Ðiều cần biết thêm ở đây là các hành giả tu tập Vipassanā, phải y cứ vào tam tướng phổ thông (Tīnilakkhanāni) là Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã. Ðạt được trí tuệ đầu tiên là Thẩm Nghiệm Trí (Sammasanañānaṃ).

Thẩm Nghiệm Trí là trí tuệ suy xét về Ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) theo định luật tam tướng (vô thường, khổ não và vô ngã).

- Sắc uẩn, dù quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệc, thù thắng, sắc viễn, sắc cận, ... đều là Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã (chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta).

- Thọ uẩn, dù thọ uẩn đã qua hay hiện tại, hoặc đã sanh khởi hay chưa sanh khởi, thọ bên trong hay bên ngoài, thọ thô hay thọ tế, ... đều là Vô Thường, thống khổ, phi ngã, phi ngã sở.

- Tưởng uẩn, dù tưởng hiện tại, tưởng quá khứ, tưởng vị lai, tưởng nội phần, tưởng ngoại phần, tưởng thô, tưởng tế, tưởng hạ liệc, tưởng thù thắng, tưởng cận, tưởng viển, ... đều là Vô thường, Khổ não, Vô ngã.

- Hành uẩn, dù quá khứ hành, hiện tại hành, vị lai hành, ... đều là Vô thường, Khổ não và Vô ngã.

- Thức uẩn, dù quá khứ thức, hiện tại thức, vị lai thức, nội phần thức, ngoại phần thức, ... đều là Vô Thường, Khổ não và Vô ngã.

Trí tuệ sơ khởi của hành giả tu tập Vipassanā là suy xét như trên. Tuy nhiên, không phải hành giả nào cũng có khả năng thấy rõ được hết ba tướng, nên tùy theo cá tánh của mỗi người được chia ra làm 3 loại tùy quán.

- Vô Thường Tùy Quán (Aniccānupassanā): Nhờ trí tuệ mà thấy được sự đổi thay, sanh diệt của Danh Sắc; ở đây, ta cần hiểu rõ ba danh từ:

++ Vô thường tánh: tính thể, tính chất của vô thường.

++ Vô thường tướng: hiển thể, biểu thái của vô thường tánh.

++ Vô thường tùy quán: Trí tuệ ghi nhận hai phương diện trên.

Bộ chú giải Sammohavinodanī nói rằng: Danh Sắc là vô thường vì sau khi sanh khởi ắt bị hoại diệt (tính chất có rồi không – hutvā-abhāva). Ðể làm sáng tõ hơn, ta phải thấy Danh Sắc trên bốn khía cạnh sau:

++ Uppādavayavantattā: Sự sanh diệt.

++ Viparināma: Sự thay đổi, biến chuyển.

++ Tāvakālika: Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian.

++ Niccapatikkhepa: Không có tính chất thường hằng.

Những gì do các duyên trợ tạo được gọi là pháp hữu vi (Sankhārā), quá trình tồn tại của chúng bao gồm ba giai đoạn: Sanh (Uppāda), Trụ (¿hiti), Diệt (Bhaṅga). Ba giai đoạn này là tướng của hữu vi pháp (Sankhāralakkhana) vậy. Cho nên cứ mỗi sát na tiểu (sanh, trụ, diệt) trôi qua là từng cái vô thường tướng trôi qua.

Vô thường tùy quán ở đây không phải là niệm suông "mọi vật có sanh ắt có diệt" mà phải thấy rõ các giai đoạn sanh, trụ, diệt (nhất là giai đoạn diệt) của Danh Sắc

- Khổ não Tùy Quán (Dukkhānupassanā): Ở đây, hành giả ghi nhận rõ là ngũ uẩn, dù ở hoàn cảnh nào, trạng thái nào, lúc nào cũng có một khổ tánh cố hữu. Khổ tánh đó được chia ra làm ba phần sau:

* Khổ khổ (Dukkhadukkha): là những sự đau đớn, nhức nhối, tê mỏi, lạnh nóng, rát, phỏng ... (thân thức thọ khổ) và sự buồn rầu, đau khổ, lo sợ, sự bất toại ý, ... (tâm thọ ưu). Những cảm giác của thân tâm (Danh Sắc, ngũ uẩn) như thế gọi là khổ khổ.

* Hoại khổ (Viparināmadukkha): là cái khổ do sự sanh diệt liên tục của Danh Sắc. Ta khó ý thức hoại khổ trong sự khổ thân (thân thức thọ khổ), khổ tâm (tâm thọ ưu) vì chúng tiềm ẩn, không nổi bật như một buổi trưa hè nóng bức, một cơn gió mát thổi lên khiến ta thấy thoải mái (lạc thân lạc tâm sinh khởi), cái cảm giác khó chịu vì nóng nực không còn nửa (khổ thân khổ tâm bị hoại) nhưng ta không cảm thấy khổ vì sự hoại diệt đó vì ý thức hưởng thụ ở đây mạnh hơn. Ðối với lạc thân (thân thức thọ lạc) lạc tâm (tâm thọ hỷ) thì ta dễ ghi nhận hơn. Như lúc trời nóng ta đi tắm, nước mát làm ta thấy dể chịu, sau khi tắm xong, trời vẩn còn nóng thì cảm giác khổ lại sinh khởi tiếp tục, muốn dể chịu ta phải lập lại hành động trước.

* Hành khổ (Sankhāradukkha): Sự sanh diệt liên tục của Danh Sắc (dù khổ hay lạc) được gọi là hành khổ, nó là một hệ thống sinh khởi, diễn tiến và hoại diệt của Danh Sắc do duyên tạo. Ý thức rõ ràng về hành khổ hành giả mới có khả năng đoạn trừ tuyệt căn các phiền não.

- Vô Ngã Tùy Quán (Anattānupassanā): Pali có chú giải: Na attā – Anattā: không phải bản ngã tức là vô ngã vậy. Natthi attā etassa khandhapañ-cakassavā – Anattā: trong ngũ uẩn không có cái gọi là bản ngã nên gọi là vô ngã vậy. Thật ra vô ngã không phải chỉ có ở ngũ uẩn mà thôi, ngay cả Niết Bàn, chế định cũng là vô ngã. Trong bộ Parivāra (Luật tạng) Ðức phật có dạy: Các pháp hữu vi đều mang tướng trạng vô thường, khổ và vô ngã. Còn Niết-Bàn và chế định chỉ là vô ngã mà thôi (Aniccā sabbasanhatā dukkhānattā ca lakkhitā Nibbānaṃ ceva paññatti anattā iti nicchitā). Nói cách khác Anattā asaratthena (không có cái cốt lỏi căn bản là vô ngã) nghĩa là Danh Sắc được hình thành bởi duyên hợp, nếu lấy thọ và tưởng ra, Danh pháp không thành hình; nếu sự sống (Jīvita) biến mất, sức nóng (Usmāteja) không còn nữa, thì Sắc pháp cũng tan rả; diệt rồi sinh, sinh rồi diệt, Danh Sắc chỉ là một sự diễn tiến liên tục như vậy nên được gọi là vô ngã.

Hành giả nào nhờ quán về Vô Thường mà được giải thoát, gọi là Vô Tướng Giải Thoát (Animittovimokkho); hành giả nào được giải thoát nhờ quán về Khổ não thì gọi là Vô Nguyện Giải Thoát (Appanihitovimokkho); hành giả nào nhờ quán Vô Ngã mà được giải thoát, gọi là Không Tánh Giải Thoát (Suññatāvimokkho).

Ba phương pháp tu tập kể trên được gọi chung là Tam Giải Thoát Môn (Tīnivimokkhamukkha). Do quán Vô Thường, không còn chấp tướng mà được giải thoát nên gọi là Vô Tướng Giải Thoát Môn; do quán Khổ Não, không còn tham đắm dục lạc mà được giải thoát gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Môn; do quán Vô Ngã, không còn chấp tự ngã mà được giải thoát, gọi là Không Tánh giải Thoát Môn.

1) Tâm sơ đạo (Sotapattimagga).

Còn gọi là Tu-Ðà-Huờn đạo, là tâm chứng ngộ, thấy rõ Niết-Bàn lần đầu tiên, như người tìm hướng đi trong đêm tối, bổng có một tia chớp lóe lên giúp người đó nhận rõ hướng đi của mình là đúng. Do đó, đối với vị Tu-Ðà-Huờn, khi thấy rõ Niết-Bàn, vị ấy không còn quan niệm sai lầm về "cái này là tôi, cái này là của tôi, là tự ngã, Tôi", tức là đoạn diệt được Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi). Bởi sự thật được thấy rõ, vị này thành tựu một ṅiềm tin bất thối", không còn sự hoài nghi đối với tam bảo, lý duyên khởi, ... (Si Hoài Nghi), tức là vị này đoạn được hoài nghi kiết sữ (Vicikicchā) và dứt mọi tà kiến, không gìn giữ sự cúng tế hay các điều luật tà vạy vô ích nửa, tức là vị này chấm dứt "giới cấm thủ" (Sīlabataparānāna). Khi chứng đắc Sơ đạo, vị này được gọi là Nhập Lưu (Sotāpana) nghĩa là bước vào dòng Thánh, sẽ trôi chảy Niết-Bàn.

2) Tâm nhị đạo (Sakadāganimagga).

Còn gọi là tâm Tư-Ðà-Hàm Ðạo, là tâm liểu tri, chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ hai, tâm đạo này làm giảm nhẹ hai phiền não kiết sữ: Dục Ái (Kāmarāga) và Sân Hận (Patigha). Ðạt được tâm đạo này hành giả chỉ còn phải trở lại cõi Dục giới một lần nửa mà thôi; do đó, còn gọi tâm đạo này là Nhất Lưu Ðạo Tâm.

3) Tâm tam đạo (Anāgamimagga).

Còn gọi là tâm A-Na-Hàm Ðạo, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ ba. Tâm này diệt trừ hoàn toàn hai kiết sữ: Dục Ái và Sân Hận, nhờ đó mà hành giả sẽ không còn tái sanh vào cõi Dục giới nữa (vì nhân tái sanh cõi Dục giới là Dục Ái đã bị diệt mất), nên còn gọi tâm này là Bất Lai Ðạo Tâm.

4) Tâm tứ đạo (Arahattamagga).

Còn gọi là A-La-Hán Ðạo tâm, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn một cách rốt ráo. Những lần chứng ngộ trước, đối với hành giả, như những tia chớp lóe sáng lên rồi phụp tắc. Lần chứng ngộ thứ tư này, hành giả được bừng tỏ hoàn toàn như mặt trời hiện lên xóa tan đêm tối vậy.

Tâm đạo này sát trừ trọn năm kiết sữ còn lại là: Ái Sắc (Rūparāga), Ái Vô Sắc (Aruparāga), Ngã Mạn (Māna), Phóng Dật (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjā).
vdp10-1.jpg
vdp10-1.jpg (30.71 KiB) Đã xem 3426 lần
vdp10-2.jpg
vdp10-2.jpg (108.04 KiB) Đã xem 3442 lần
vdp10-3.jpg
vdp10-3.jpg (96.56 KiB) Đã xem 3409 lần
vdp10-4.jpg
vdp10-4.jpg (99.54 KiB) Đã xem 3409 lần
vdp10-5.jpg
vdp10-5.jpg (103.73 KiB) Đã xem 3424 lần


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tâm Siêu Thế (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

II. Tâm Quả Siêu Thế

- Là tâm thành tựu do tâm Ðạo Siêu Thế. Những tâm này được sanh lên ngay khi tâm đạo vừa diệt, liên tục không gián đoạn dù chỉ một tâm sát na.

Những tâm quả này có trạng thái giống như tâm đạo, bắt một cảnh với tâm đạo, chỉ khác là những tâm này không sát trừ phiền não như tâm đạo (khi những tâm này sinh lên, thì phiền não đã bị các tâm đạo diệt tận). Tương ưng với tâm đạo, tâm quả Siêu thế cũng được chia làm 4 tâm:

1) Tâm Sơ Quả (Sotāpattiphalacittaṃ)

Tâm Sơ Quả được chia ra làm ba loại:

Ekabija: Nhất hườn sanh nhơn, là vị sơ quả này làm người một kiếp rồi đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.

Kolamhola: Ða lục hườn nhơn, là vị sơ quả tục sinh làm người từ hai đến sáu kiếp, sẽ đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.

Sattakkhataṃ: Ða thất hườn nhơn, vị này chậm trể lắm thì đến kiếp thứ bảy sẽ đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.

2) Tâm Nhị Quả (Sokadāgāmiphalacittaṃ)

Tâm Nhị Quả được chia làm năm bực:

- Sau khi đắc Nhị quả, hành giả đắc luôn Tứ quả, chứng Niết-Bàn tại cõi Dục giới.

- Chư Thiên đắc Nhị quả và đắc luôn Tứ quả, chứng Niết-Bàn tại cõi Chư Thiên.

- Hành giả đắc Nhị quả trong cõi Dục giới, được sanh lên cõi trời và chứng đắc Tứ quả, nhập Niết-Bàn ngay trong cõi ấy.

- Chư Thiên đã chứng đắc Nhị quả trên cõi trời, sanh xuống cõi Dục giới, chứng đắc Tứ quả, đạt Niết-Bàn trong cõi Dục giới.

- Hành giả đắc Nhị quả sanh về cõi Chư Thiên, hết tuổi thọ, sanh trở lại ở cõi Dục giới, tu tiếp và chứng đắc Tứ quả, đạt ngộ Niết-Bàn trong cõi Dục giới.

3) Tâm Tam Quả (Ānagāmiphalacittaṃ)

Tâm Tam quả được chia làm năm loại:

- Trung ban bất hườn: hành giả sau khi chứng Tam quả trong cõi Dục giới được sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên, tiếp tục tu hành và sẽ chứng quả A-La-Hán trong nửa tuổi thọ trở về trước. Cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên gồm có năm cõi, hành giả trong lúc tu tập tùy theo căn phần phát triển sẽ thọ sinh vào một trong các cõi đó.

Tín căn mạnh sẽ được sanh vào cõi Vô Phiền Thiên (Avihā) tuổi thọ là 1000 đại kiếp.

Tấn căn mạnh sẽ được sanh về cõi Vô Nhiệt Thiên (Atappā) tuổi thọ là 2000 đại kiếp.

Niệm căn mạnh sẽ được sanh về cõi Thiện Kiến Thiên (Sudassī) tuổi thọ là 4000 đại kiếp.

Ðịnh căn mạnh sẽ được sanh về cõi Thiện Hiện Thiên (Sudassā) tuổi thọ là 8000 đại kiếp.

Huệ căn mạnh sẽ được sanh về cõi Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṭṭhā) tuổi thọ là 16000 đại kiếp.

- Sanh ban bất hườn: vị Tam quả này tương tợ như Trung ban bất hườn, nhưng chứng đạo quả A-La-Hán từ nữa tuổi thọ trở về sau.

- Vô hành ban bất hườn: vị này đầy đũ căn lành, hành đạo đắc quả A-La-Hán dể dàng không cần tinh tấn lắm (Asañkhāraparinibbāyi).

- Hữu hành ban bất hườn: vị này căn lành còn yếu nên phải tinh tấn lắm mới đắc A-La-Hán (Sasañkhāraparinibbāyi).

- Thượng lưu ban bất hườn: vị này căn lành quá yếu, phải sanh vào cõi Ngũ Tịnh cư thấp nhứt, sống hết tuổi thọ rồi sanh lên cõi Ngũ tịnh cư cao hơn, cứ tu tập như thế cho đến khi sống hết 5 cõi Ngũ tịnh cư mới đắc quả A-La-Hán, chứng ngộ Niết-Bàn.

4) Tâm Tứ Quả (Arahattaphalacittaṃ)

Tâm Tứ quả được chia làm ba loại:

- Tứ quả Toàn Giác: là bậc hoàn toàn giác ngộ, có nhứt thiết chủng trí do tu đầy đủ 30 độ Pārāmi. Sau khi chứng quả Chánh Ðẳng Chánh Giác, vị này có khả năng xử dụng các chế định tục đế để diễn đạt các pháp chơn đế cho chúng sanh hiểu, cứu độ vô số chúng sanh.

- Tứ quả Ðộc Giác: là bậc tự mình tu tập và hoàn toàn giác ngộ do thực hành 20 độ Ba la mật. Vị này không có khả năng diễn đạt chánh pháp để cứu độ chúng sanh.

- Tứ quả Thinh Văn Giác: là bậc hoàn toàn giác ngộ nhờ nghe và tu tập theo sự hướng dẩn của bậc toàn giác. Thực hành 10 độ Ba la mật. Sau khi đắc đạo quả Niết-Bàn có khả năng độ chúng sinh đồng đắc đạo quả Niết-Bàn.

Ghi nhớ rằng trong các tâm Hiệp thế thì Sở Hữu tâm làm chủ động, nhất là sở hữu Tư, tất cả các pháp đồng sanh để tạo nghiệp. Trong các tâm Siêu thế thì Sở Hữu Trí Tuệ làm chủ động mạnh hơn cả.

Khi hành giả tu Tuệ quán nếu trình độ tâm định đã đạt đến loại thiền nào trong năm bực thiền chỉ thì đến khi thành tựu đạo quả, hành giả cũng có trình độ tâm như vậy.

Thí dụ: hành giả đã đắc tam thiền, khi hành thiền quán, tỏ ngộ Niết-Bàn, đắc sơ đạo, thì tâm đạo ấy là Sơ đạo tam thiền, tâm này cũng có Tầm, Tứ.

Ðối với hành giả chưa đắc bậc thiền nào, thì đạo quả sẽ được coi như tương đương với người đã đắc sơ thiền.

Dù tâm Siêu thế được phân theo 5 bực thiền chỉ là do tính theo chi thiền, nhưng tâm đạo và tâm quả ở đây có đối tượng là Niết-Bàn chứ không phải là các đề mục tu tập của thiền chỉ.

TÂM SIÊU THẾ
Tâm Quả

vdp10-6.jpg
vdp10-6.jpg (84.26 KiB) Đã xem 3386 lần
vdp10-7.jpg
vdp10-7.jpg (80.95 KiB) Đã xem 3372 lần
vdp10-8.jpg
vdp10-8.jpg (78.57 KiB) Đã xem 3361 lần
vdp10-9.jpg
vdp10-9.jpg (81.12 KiB) Đã xem 3368 lần
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 11.

TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM


Tâm Dục giới có 54, Tâm Sắc giới có 15, tâm Vô Sắc giới có 12, Tâm Siêu Thế giới có 8 (hoặc 40). Như vậy, tổng cộng có 89 hoặc 121 tâm.

Tâm chỉ có một ý nghĩa là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng (Cintīti = Vijāñāti). Phân theo người và cõi thì có 121 tâm, tính theo cái thì vô lượng vô biên, vì trong một cái khảy móng tay, tâm sanh diệt hằng triệu triệu cái, nên mới nói tâm chỉ là một. Một ở đây là một ý nghĩa chứ không phải là một thứ hay một cái.

Tâm chia theo phần dị danh.

Tâm chia theo hữu nhơn và vô nhơn:

Tâm hữu nhơn gồm có:

- 12 tâm bất thiện.
- 24 tâm dục giới tịnh hảo.
- 15 tâm sắc giới.
- 12 tâm vô sắc giới.
- 20 tâm đạo siêu thế.
- 20 tâm quả siêu thế.

Tâm vô nhơn gồm có:

- 18 tâm dục giới vô nhân.

Tâm chia theo tương ưng và bất tương ưng:

Tâm chia theo tương ưng:

- Tà kiến: tâm Tham thứ 1, 2, 5, 6.
- Trí tuệ: 12 tâm Dục giới tịnh hảo hợp trí và 67 tâm thiền (27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế).
- Sân: 2 tâm sân.
- Hoài nghi: 1 tâm Si hợp nghi.
- Phóng dật: 1 tâm Si hợp phóng dật.

Tâm chia theo bất tương ưng:

- 4 tâm Tham ly tà.
- 12 tâm Dục giới tịnh hảo ly trí.
- 18 tâm Dục giới vô nhân.

Tâm chia theo hữu trợ và vô trợ:

Tâm chia theo hữu trợ:

- 4 tâm Tham (tâm thứ 2, 4, 6, 8).
- 1 tâm Sân (tâm thứ 2).
- 12 tâm dục giới tịnh hảo (4 tâm Thiện ( tâm thứ 2, 4, 6, 8), 4 tâm Quả (tâm thứ 2, 4, 6, 8) và 4 tâm Duy Tác (tâm thứ 2, 4, 6, 8)).

Tâm chia theo vô trợ:

- 4 tâm Tham (thứ 1, 3, 5, 7).
- 1 tâm Sân (thứ 1).
- 12 tâm dục giới tịnh hảo (4 tâm Thiện (1, 3, 5, 7), 4 tâm Quả (1, 3, 5, 7) và 4 tâm Duy Tác (1, 3, 5, 7).

Tâm chia theo tâm thiền và tâm phi thiền:

- Tâm thiền: gồm 27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế.
- Tâm phi thiền: 54 tâm dục giới.

Tâm chia theo thọ:

- Thọ khổ: 1 tâm thân thức dục giới quả bất thiện vô nhơn.
- Thọ lạc: 1 tâm thân thức dục giới quả thiện vô nhơn.
- Thọ ưu: 2 tâm Sân.
- Thọ hỷ:

-- 4 tâm Tham thọ hỷ.
-- 1 tâm quan sát thọ hỷ.
-- 1 tâm ưng cúng sinh tiếu thọ hỷ.
-- 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ.
-- 12 tâm sắc giới thọ hỷ.
-- 32 tâm siêu thế thọ hỷ.

- Thọ xã:

-- 4 tâm tham thọ xã.
-- 2 tâm si thọ xã.
-- 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xã.
-- 14 tâm vô nhân thọ xã.
-- 3 tâm sắc giới thọ xã.
-- 12 tâm vô sắc giới thọ xã.
-- 8 tâm siêu thế thọ xã.

Tâm chia theo hiệp thế và siêu thế:

- Tâm hiệp thế gồm có 81 tâm (54 tâm dục giới và 27 tâm đáo đại).
- Tâm siêu thế gồm có 40 tâm ( 20 tâm đạo và 20 tâm quả).

Tâm chia theo tịnh hảo và vô tịnh hảo:

- Tâm vô tịnh hảo gồm có 30 tâm (12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhân).
- Tâm tịnh hảo gồm có 91 tâm (24 tâm dục giới tịnh hảo + 27 tâm đáo đại + 40 tâm siêu thế).

Tâm chia theo ba tánh:

- Tánh bất thiện. (19 tâm)
- Tánh thiện. (92 tâm)
- Tánh vô ký. (20 tâm duy tác)

Tâm chia theo bốn giống:


- Giống bất thiện:

8 tâm tham
2 tâm sân
2 tâm si

- Giống thiện:

8 tâm thiện dục giới tịnh hảo
5 tâm thiện sắc giới
4 tâm thiện vô sắc giới
20 tâm đạo siêu thế giới

- Giống quả:


7 tâm quả bất thiện vô nhân
8 tâm quả thiện vô nhân
8 tâm quả dục giới tịnh hảo
5 tâm quả sắc giới
4 tâm quả vô sắc giới
20 tâm quả siêu thế giới

- Giống duy tác


3 tâm duy tác vô nhân
8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo
5 tâm duy tác sắc giới
4 tâm duy tác vô sắc giới

Tâm chia theo NHÂN:


Nhân gồm có 6: Tham, Sân, Si (ba Bất thiện nhân), Vô Tham, Vô Sân và Vô Si (hai nhân Thiện và nhân Vô ký).

- 18 tâm không có nhân (Dục giới vô nhân tâm).

- 2 tâm có một nhân là 2 tâm Si.

- 22 tâm có hai nhân là:

-- 10 tâm Bất thiện (8 Tham chỉ có Tham và Si + 2 Sân chỉ có Sân và Si).
-- 12 Dục giới Tịnh Hảo tâm ly Trí (chỉ có Vô Tham và Vô Sân).

- 47 tâm có ba nhân (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) là:

-- 12 tâm Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí.
-- 27 tâm Ðáo đại.
-- 8 tâm Siêu thế.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Tâm chia theo CÔNG TÁC

Có tất cả là 14 tác dụng của tâm. Nếu phân chia theo vị trí thì có 10 loại:
vdp11-1.jpg
vdp11-1.jpg (97.24 KiB) Đã xem 3318 lần
vdp11-2.jpg
vdp11-2.jpg (66.18 KiB) Đã xem 3326 lần
vdp11-3.jpg
vdp11-3.jpg (71.84 KiB) Đã xem 3335 lần
vdp11-4.jpg
vdp11-4.jpg (55.32 KiB) Đã xem 3328 lần
vdp11-5.jpg
vdp11-5.jpg (74.79 KiB) Đã xem 3320 lần
Tóm lại:

- 2 tâm Quan sát thọ Xã làm 5 tác dụng:

-- Tâm tục sinh (Kiết sanh thức)
-- Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
-- Tâm Tử
-- Tâm thập di (Ðồng sở duyên)
-- Tâm Quan sát

- 8 tâm quả trong Dục giới Tịnh Hảo làm 4 tác dụng:

-- Tâm tục sinh (Kiết sanh thức)
-- Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
-- Tâm Tử
-- Tâm thập di (Ðồng sở duyên)

-- 9 tâm Quả trong Sắc giới và Vô sắc giới làm 3 tác dụng:

-- Tâm tục sinh (Kiết sanh thức)
-- Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
-- Tâm Tử

- 1 tâm Quan sát thọ Hỷ làm 2 tác dụng:

-- Tâm Quan sát
-- Tâm thập di (Ðồng sở duyên)

- Tâm Khán Ý môn có 2 tác dụng:

-- Tâm Xác định (tâm Phân Ðoán)
-- Khán môn: Khai mỡ cho lộ ý sanh khởi.

- Tâm Khán Ngũ Môn làm nhiệm vụ hướng tâm (khai mở lộ ngũ môn).
- 2 Tâm Tiếp thu chỉ có 1 tác dụng tiếp thu.
- 10 Thức tâm (Ngũ song thức) có tác dụng là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc.
- 55 Tâm còn lại chỉ có một tác dụng làm tâm Ðổng Tốc (tốc hành tâm).


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Tâm chia theo CĂN MÔN

Nhãn môn: có 46 tâm:

- 1 Tâm Khán ngũ môn.
- 2 Nhãn thức (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
- 2 Tâm Tiếp thu (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
- 3 Tâm Quan sát (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
- 1 Tâm Khán Ý môn.
- 29 Tâm Ðổng tốc (12 tâm Bất thiện + 16 tâm Thiện + tâm Ưng Cúng sinh Tiếu).
- 8 Tâm Thập Di (chỉ cho 8 tâm quả trong Dục giới Tịnh Hảo vì 3 tâm Quan sát đã kể trước rồi).

Nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn
: cũng có ở mỗi cửa là 46 tâm.

Tổng cộng có tất cả là 54 tâm khởi qua ngũ môn.

Ý môn: có tất cả 67 tâm khởi lên.

- Tâm Khán Ý môn.

- 55 tâm Ðổng tốc:

-- 12 Tâm Bất thiện.
-- Tâm Ứng Cúng Sinh Tiếu.
-- 16 Tâm Dục giới Tịnh Hảo (8 tâm Thiện + 8 tâm Duy tác).
-- 10 Tâm Sắc giới (5 tâm Thiện + 5 tâm Duy tác).
-- 8 Tâm Vô sắc giới (4 tâm Thiện + 4 tâm Duy tác).
-- 8 Tâm Siêu thế.

- 11 tâm Thập di:

-- 8 Tâm Dục giới Tịnh Hảo (8 tâm Quả).
-- 3 Tâm Quan sát (trong Dục giới vô nhân tâm).

- Ngoài ra có 19 tâm không khởi qua căn môn nào vì chúng chỉ là quả của các hành động trong quá khứ. Các tâm đó là:

-- 2 Tâm Quan sát thọ Xã.
-- 8 Tâm Quả Tịnh Hảo.
-- 5 Tâm Quả Sắc giới.
-- 4 Tâm Quả Vô sắc giới.

19 tâm vừa kể trên chỉ làm tác dụng tâm Tục Sinh, tâm Hộ Kiếp và tâm Tử.

Tóm lại:


- 36 tâm khởi qua một cửa:

-- 10 thức tâm (Ngũ song thức):

--- 2 Tâm khởi qua nhãn môn.
--- 2 Tâm khởi qua nhĩ môn.
--- 2 Tâm khởi qua tỷ môn.
--- 2 Tâm khởi qua thiệt môn.
--- 2 Tâm khởi qua thân môn.

-- 10 Tâm Sắc giới ( tâm Thiện và tâm Duy tác). [Khởi qua ý môn]

-- 8 Tâm Vô sắc giới (tâm Thiện và tâm Duy tác). [Khởi qua ý môn]

-- 8 Tâm Siêu thế (tâm Ðạo và tâm Quả). [Khởi qua ý môn]

- 3 tâm khởi qua 5 cửa: (không khởi qua ý môn)

-- Tâm Khán ngũ môn.
-- 2 Tâm Tiếp thu.

- 31 tâm khởi qua 6 cửa:

-- Tâm Quan sát thọ Hỷ.
-- Tâm Khán Ý môn (hay tâm Xác định).
-- 29 Tâm Dục giới Ðổng tốc.

- 10 tâm khởi qua 6 cửa và đồng thời cũng không khởi qua cửa nào:

-- 2 Tâm Quan sát thọ Xã.
-- 8 Tâm Quả trong Dục giới Tịnh Hảo.

10 tâm trên khi làm công tác Thập di thì chúng khởi qua 6 cửa; nhưng khi chúng làm công tác Tục sinh, Hộ kiếp và tâm Tử thì chúng không khởi qua cửa nào hết.

- 9 tâm hoàn toàn không khởi qua cửa nào hết:

-- 5 tâm Quả trong Sắc giới.
-- 4 tâm Quả trong Vô Sắc giới.

9 tâm này là quả của tâm Thiền nên không khởi lên trong tâm thức của Dục giới. Chúng chỉ làm công tác Tục sinh, Hộ kiếp và tâm Tử.

Phân loại theo ÐỐI TƯỢNG

Tâm có 6 đối tượng là Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc và Pháp. Pháp, đối tượng của ý căn cũng có 6 đối tượng là Tịnh sắc căn, Tế sắc căn, Tâm, Tâm sở, Niết bàn và Khái niệm.

1) Sắc là đối tượng duy nhất của nhãn thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.

2) Thinh là đối tượng duy nhất của nhĩ thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.

3) Khí là đối tượng duy nhất của tỷ thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.

4) Vị là đối tượng duy nhất của thiệt thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.

5) Xúc là đối tượng duy nhất của Thân thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.

6) Ðối tượng của Tâm khởi qua ý môn thì bao gồm cả quá khứ, hiện tại, vị lai và vượt thời gian tùy theo trường hợp:

- 6 đối tượng của tâm Ðổng tốc Dục giới (Kāmajavana) trừ tâm Ưng Cúng sinh Tiếu là thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai và thoát ly thời gian.

- Ðối tượng của tâm Tục sinh là quá khứ, hiện tại và vị lai.

- Ðối tượng của tâm Ðổng tốc giúp cho Diệu trí (Abhiñña) được thiên nhãn thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai và thoát ly thời gian.

- Ðối tượng của tâm Ðổng tốc Ðáo đại là quá khứ và thoát ly thời gian (vì Niết bàn thường hiện tại nên thoát ly thời gian).

- Khái niệm (paññatti) cũng thoát ly thời gian.

Khi lâm chung, một người có thể thấy mình đang làm một hành động mà khi còn sống mình thường làm; như kẻ hay giết người sẽ thấy mình đang giết người. Một Phật tử tín thành có thể thấy mình đang lạy Phật. Sự thấy đó gọi là nghiệp (Kamma). Hoặc người ấy có thể thấy những dụng cụ có liên hệ đến những hành động thường làm của mình như kẻ giết người có thể thấy con dao. Người Phật tử có thể thấy hình ảnh đức Phật. Sự thấy này gọi là nghiệp tướng (Kammanimitta). Một người độc ác có thể thấy hình ảnh địa ngục, ngạ quỷ hoặc một người chí thiện có thể thấy hình ảnh các cõi trời. Sự thấy này gọi là thú tướng (Gatimitta).

Tịnh sắc căn (Pasāda): Còn gọi là Sắc Thần Kinh, là tinh chất của Tứ Ðại, có khả năng thu nhận cảnh (thần kinh). Tịnh sắc của thân căn thì ở cùng khắp cả thân. Còn Tịnh sắc của 4 căn kia chỉ ở tại vị trí của căn đó.

Tế sắc (Sukhumarūpaṃ): Trong 28 sắc pháp có 12 sắc được gọi là Thô sắc [5 Tịnh sắc căn (Sắc thần kinh), Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc (gồm Ðất, Lửa và Gió)], các sắc còn lại được gọi là Sắc Tế.

Tâm (Citta) chỉ cho 89 tâm.

Tâm sở (Cetasika) chỉ cho 52 Sở Hữu tâm.

Niết bàn (Nibbāna) là đối tượng siêu thế đối với 8 tâm Siêu thế.

Khái niệm (Paññatti) có 2 loại:

- Danh chế định (Nāmapaññatti): Tên của các đồ vật.
- Nghĩa chế định (Atthapaññatti): Là đối tượng hay ý nghĩa gợi ra bởi Danh chế định.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Ðối tượng của tâm Vô nhân tâm và tâm Bất thiện

Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc làm đối tượng cho 5 Thức căn, tâm Khán ngũ môn và tâm Tiếp thu.

11 Tâm Quả Dục giới còn lại (3 tâm Quan sát + 8 tâm Quả Tịnh Hảo) làm những công tác tâm Quan Sát, hay tâm Thập di, hoặc tâm Tục sinh, tâm Hộ kiếp và tâm Tử. Những công tác tâm Quan Sát và tâm Thập di chỉ có những đối tượng ở Dục giới do đó không thể có công tác ở những cảnh giới cao hơn được. Một người có thể tự cao khi làm được một việc thiện hay chứng được một cảnh giới thiền, do đó đã có một tâm Bất thiện khởi lên trước một đối tượng thiện; nhưng các tâm Bất thiện không thể khởi ở Siêu thế giới vì tại đây không có Tham, Sân, Si.

8 Tâm Ðổng Tốc ly Trí có thể khởi với các đối tượng ở Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, nhưng không khởi lên với các đối tượng Siêu thế. Các bật Dự lưu, Nhứt lai và Bất lai đã đạt được cảnh giới Siêu thế, nhưng khi tâm các vị ấy là Dục giới ly Trí thì các vị ấy không nhận thức các cảnh giới Siêu thế. Cũng vậy, tâm Duy tác Dục giới ly Trí, vị A-La-Hán không nhận thức được các cảnh giới Siêu thế dù các vị biết rất rỏ ràng về cảnh giới đó.

Ðối tượng của tâm Thiện hợp Trí.


Ðối tượng của tâm Thiện Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí của bậc Bất lai có thể thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới hay một cảnh giới của Siêu thế giới mà mình đã chứng được nhưng không vượt hơn cảnh giới đó.

Ðối tượng của tâm Duy tác Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí của vị A-La-Hán có thể khởi lên ở cảnh giới nào cũng được. Trong một Diệu Trí của Ðệ ngũ thiền, một vị A-La-Hán có thể biết được mọi vật ở bất cứ cảnh giới nào, hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai, hay ở rất xa.

Tâm Khán Ý môn hay Tâm Xác định có thể khởi lên với mọi đối tượng với mọi cảnh giới, vì tâm này làm công tác suy tư nên tư tưởng nào cũng phải có nó.

Ðối tượng của Vô sắc giới Ðệ nhất và Ðệ tam Thiền làm tâm Tục Sinh, tâm này cũng chỉ là một khái niệm của quá khứ như hư không là vô biên (Ananto ākāso) hoặc không có sở hữu gì (natthi kiñci). Hai khái niệm trên được xem như là Nghiệp tướng (Kammanimitta) xuyên qua Ý môn của đối tượng của Ðệ nhị và Ðệ tứ Thiền.

Trong Vô sắc giới, Ðệ nhị thiền lấy Sơ thiền làm đối tượng và Ðệ tứ thiền lấy Ðệ tam thiền làm đối tượng.

Tóm lại:

- 25 Tâm khởi lên với các đối tượng ở Dục giới:

--23 tâm Quả Dục giới.
--1 Tâm Khán ngũ môn.
--1 Tâm Ưng Cúng sinh Tiếu.

- 6 tâm lấy Vô biên làm đối tượng:

--3 Thức vô biên Xứ.
--3 Phi tưởng phi phi tưởng Xứ.

- 21 tâm lấy khái niệm làm đối tượng:

--15 Tâm Sắc giới.
--3 Tâm Không vô biên Xứ.
--3 Tâm Vô sở hữu Xứ.

- 8 tâm lấy Niết bàn làm đối tượng:

--4 Tâm Ðạo.
--4 Tâm Quả.

- 20 tâm lấy tất cả làm đối tượng (trừ các đối tượng ở Siêu thế):

--12 Tâm Bất thiện.
--4 Tâm Thiện Dục giới ly Trí.
--4 Tâm Duy tác Dục giới ly Trí.

- 5 Tâm lấy tất cả làm đối tượng (trừ các đối tượng ở Siêu thế):

--4 Tâm Thiện Dục giới hợp Trí.
--1 Tâm Thiện Diệu Trí (Abhiñña, Tâm thông, đạt được ở Ðệ Ngũ Thiền).

- 6 tâm khởi lên với tất cả các đối tượng:

--4 Tâm Duy tác Dục giới hợp Trí.
--1 Tâm Duy tác Diệu trí.
--1 Tâm Quan sát.

Phân loại theo TRÚ CĂN

Ở Dục giới, có 7 thức tâm khởi lên y cứ trên 6 trú căn (6 trú căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và đoàn tâm):

- Ý giới (Manodhātu): tâm Tiếp Thu và tâm Khán ngũ môn.
- Ý thức giới (Manoviññānadhātu): tâm Quan Sát, tâm Quả Tịnh hảo, tâm Sân, tâm Ưng Cúng sinh Tiếu, tâm Sắc giới, tâm Ðạo Dự Lưu.
- 5 Thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức) (Viññāṇa).

Ở Sắc giới, có 4 tâm khởi lên y cứ trên 3 trú căn là mắt, tai và đoàn tâm (Mũi, lưỡi và da không có ở cõi Sắc giới):

- Ý giới.
- Ý thức giới.
- Nhãn thức giới.
- Nhĩ thức giới.

Ở Vô sắc giới, sự nhận thức tự mình không y cứ vào trú căn nào cả.

43 Tâm khởi lên y cứ vào 6 trú căn:

- 23 Tâm Quả Dục giới (Kāmavipāka).
- 1 Tâm Khán ngũ môn (Pañca dvātāvajjana).
- 1 Tâm Ưng Cúng sinh Tiếu (Hasituppāda).
- 2 Phấn tâm (tâm Sân) (Patigha).
- 15 Tâm Sắc giới (Rūpāvacara).
- 1 Tâm đạo Dự lưu (Sotāpattimagga).

42 Tâm khởi lên y cứ vào 6 trú căn và cũng không nương vào chỗ nào cả:

- 10 Tâm Bất thiện (trừ 2 tâm Sân) (Akusala).
- 1 Tâm Khán Ý môn (Manodvārāvajjana).
- 8 Tâm Thiện Dục giới (Kusalacittāni).
- 8 Tâm Duy tác Dục giới (Kriyācittāni).
- 4 Tâm Thiện Vô sắc giới.
- 4 Tâm Duy tác Vô sắc giới.
- 7 Tâm Siêu thế (trừ tâm đạo Dự lưu) (Lokuttara).

4 Tâm Quả Vô sắc giới khởi lên cũng không y cứ vào trú căn nào hết.
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]68 khách