Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

189. TÍCH CHUYỆN VỊ TỲ KHEO GANH TỴ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến thái độ ganh tị của một vị tỳ kheo trẻ tuổi tên là Thi Sa.

Thuở ấy có một tỳ kheo trẻ tuổi tên là Thi Sa, tánh hay ganh tị, thường chê bai sự bố thí cúng dường của người khác. Thậm chí, Thi Sa cũng chẳng hề khen ngợi công đức của hai vị đại thí chủ nổi tiếng đương thời là cư sĩ Cấp Cô Độc và nữ cư sĩ Vi Sa Kha. Hơn nữa, Thi Sa lại thường khoe khoang, tự hào rằng gia đình mình rất giàu có, tiền bạc nhiều như nước trong giếng, ai muốn đến xin, cứ việc múc lấy mà dùng.

Nghe lời khoác lác nầy, các vị tỳ kheo khác rất nghi ngờ mới tìm về làng của Thi Sa; họ khám phá ra rằng, nhà cửa của Thi Sa rất là bần cùng, các thân nhơn họ hàng của Thi Sa bữa đói, bữa no. Các vị tỳ kheo mới trình lên đức Phật sự việc đó. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ kheo, tu sĩ nào chẳng hoan hỉ khi thấy các vị tỳ kheo khác nhận được sự cúng dường, và tỏ lòng ganh tị, thì chẳng bao giờ chứng đắc được Đạo và Quả cả".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Do niềm tin và tâm hoan hỉ,
    Con người mới sanh lòng bố thí.
    Thấy người khác nhận được cúng dường
    Đồ ăn, thức uống, mà đố kỵ,
    Cả ngày lẫn đêm, kẻ ganh tị
    Chẳng thể nào đắc được định tâm.
    (Kệ số 249)

    Ai cắt được ganh tị trong lòng,
    Bứng tận rễ và dẹp bỏ xong,
    Định tâm người ấy thường chứng được
    Đêm cũng như ngày, nếu ra công.
    (Kệ số 250)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ganh tị: Đố kỵ, ghen ghét, cà nanh, đòi cho hơn kẻ khác.

- Đại-thí-chủ: Đại = lớn; Thí-chủ = người bố thí, còn gọi là thí giả.

- Cư sĩ: Cư = ở; ở tại nhà; Sĩ = người. Cư sĩ là người tu tại gia.

- Cấp Cô Độc: Tên của vị cư sĩ xây cất chùa Kỳ Viên, tiếng Pali là Anāthapindika.

- Vi Sa Kha: Tên của vị nữ cư sĩ xây cất nữ tu viện Đông viên (Pubbārāma), ở phía Đông chùa Kỳ Viên, tiếng Pali là Visakha.

- Đạo, Quả: Đạo = con đường, đường lối tu hành (Pali: Magga); Quả = kết quả, sự tu hành đã thành-công tốt đẹp (Pali: Phala). Danh từ chuyên môn trong Bắc tông, gọi là hướng và quả, như Tu đà hườn hướng và Tu đà hườn quả.

- Định tâm: Định = đứng yên lại, chẳng xao động; Tâm = lòng. Đắc được định tâm là ngồi Thiền, tâm vắng lặng, chuyên chú vào một đề mục duy nhứt, chẳng hề xao lãng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị, kể lại tánh xấu hay ganh tị của một vị tỳ kheo. Đức Phật dạy, kẻ nào biết diệt lòng ganh tị, hoan hỉ khi thấy người khác được cúng dường, thì khi ngồi Thiền sẽ sớm đắc định tâm.

(2) Ý nghĩa hai bài Kệ số 249 và 250:
  • a. Hai câu đầu của bài Kệ số 249: Do đâu mà sanh lòng bố thí? Do niềm tin vào phước báo, và lòng hoan hỉ, vui mừng thấy người nhận của bố thí được vui. Thấy người vui mà vui theo gọi là tùy hỉ.

    b. Bốn câu sau của bài Kệ số 249: Vì trong tâm sanh ra ganh tị, cú lo ganh ghét mãi, nên ngồi Thiền chẳng đắc được định tâm.

    c. Hai câu đầu của bài Kệ số 250: Phải bứng tận gốc rễ lòng ganh tị. Gốc rễ đó ở đâu? Chính ngay trong tâm mình, nên dẹp bỏ đi.

    d. Hai câu chót của bài Kệ số 250: Tại sao đắc được định tâm? Vì nếu ra công dọn dẹp cõi lòng cho trong sạch, thì tâm định ngay.
    Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

190. TÍCH CHUYỆN NĂM NGƯỜI NGỒI NGHE PHÁP
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến thái độ ngồi nghe kinh của năm người tín đồ.

Thuở ấy, có năm người tín đồ tu tại gia đến chùa Kỳ Viên, nghe đức Phật giảng pháp. Trong khi đức Phật nói pháp, một người ngồi ngủ gục; một người lấy ngón tay vẽ vạch xuống đất. Người thứ ba, ngồi phía sau, gần gốc cây, lắc nhẹ vào cành lá. Người thứ tư ngẩng đầu nhìn lên trời xanh. Còn người thứ năm, ngồi gần bên đức Phật, chăm chỉ nghe lời giảng, chẳng bỏ sót câu nào. Tôn giả A Nan, đứng hầu bên cạnh Phật, nhìn thấy rõ năm người đó, đến khi đức Phật giảng xong, mới thưa trình riêng cùng đức Phật thái độ ngồi nghe kinh của họ. Đức Phật bảo: "Nầy A Nan, năm người cư sĩ nầy còn chưa dẹp bỏ xong các thói quen của họ trong tiền kiếp. Người ngồi ngủ gục, kiếp trước, vốn là con rắn, thường khoanh mình trong xó, ngủ liên miên. Kiếp trước của người thứ hai là con trùn thường chui qua chui lại trong đất. Người thứ ba vốn là con khỉ trong đời trước, cứ mãi chuyền từ cành nầy sang nhánh nọ trên cây. Còn người thứ tư, đời trước là một chiêm tinh gia, cứ ngẩng đầu lên xem các ngôi sao trên trời. Riêng người thứ năm, biết chăm chỉ nghe pháp, kiếp trước là nhà thiên văn học. Nầy A Nan, cần phải chú tâm, chăm chỉ, mới biết nghe Chánh pháp. Vẫn còn có rất nhiều người chẳng biết chú ý lắng nghe".

Tôn-giả A Nan bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, có sự ngăn cản nào khiến cho người ta chẳng nghe hiểu được Chánh pháp đang giảng?" Đức Phật đáp: "Có ba mối lậu hoặc lớn ngăn cản người nghe chẳng thấu hiểu rõ Chánh pháp: tham, sân và si; nhứt là lửa tham nó đốt cháy tất cả cõi lòng mà chẳng hề ngưng nghỉ".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Lửa nào bằng với lửa tham,
    Chấp nào hơn được chấp tâm giận thù.
    Lưới nào như lưới khờ ngu,
    Sông nào sánh được sông sâu ái hà.
    (Kệ số 251)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tín đồ: Tín = tin tưởng; Đồ = đồ đệ, học trò. Tín đồ là người theo Đạo; trong Phật giáo, còn gọi là thiện nam, tín nữ.

- Cư sĩ: Cư = ở; Sĩ = người. Cư sĩ là người theo đạo Phật, tu tại gia.

- Tiền kiếp: Tiền = trước; Kiếp = đời sống. Theo sự tin tưởng trong Phật giáo, chúng sanh có nhiều đời, đời trước đời hiện nay là tiền kiếp

- Chiêm tinh gia: Chiêm = xem xét; Tinh = ngôi sao; Gia = nhà, người. Chiêm tinh gia xem sao trên trời mà đoán số mạng con người.

- Thiên văn học: Khoa học về vũ trụ, không gian, các hành tinh, các ngôi sao, v.v...

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy; Hoặc = điều sai lầm. Lậu hoặc là các lỗi lầm từ bên trong tâm rỉ chảy, biểu lộ ra bằng hành động, lời nói xấu ác. Có ba lậu hoặc chánh: tham, sân, si; còn gọi là phiền não.

- Lửa tham: Ví sự tham lam như lửa, nó nung nấu, thúc dục lòng mình phải dành cho được, được rồi lại muốn thêm nữa, chẳng nguôi.

- Chấp tâm giận thù: Chấp là sự bám chặt trong lòng, chẳng lúc nào chịu rời ra; như giận ai thì giận mãi tới già, chết xuống tuyền đài cơn giận vẫn chưa tan.

- Lưới khờ ngu: Nghĩa bóng của sự si mê, nó bao trùm tâm trí kín mít chẳng thấy được lẽ phải và điều lành.

- Sông sâu ái hà: Ái = thương; Hà = sông. Sông ái tức là lòng tham ái, đắm say, vừa sâu vừa nguy hiểm, kéo ta trôi lăn mãi trong vòng sanh tử khổ đau của Luân hồi lẩn quẩn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Nhơn thái độ ngồi nghe pháp, chẳng đúng đắn của bốn người tín đồ, đức Phật dạy, chỉ vì lòng còn tham, sân, si nên người nghe pháp, chẳng hiểu thấu cho rõ ràng được Chánh pháp.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 251:

Bài kệ nầy kể rõ các sự ngăn trở khiến ta chẳng thông hiểu được Chánh pháp:
  • a. Lửa tham;
    b. Tâm cố chấp sân hận;
    c. Lưới si mê;
    d. Sông ái hà.
Bốn điều ô uế đó, ta phải cố rửa cho sạch khỏi lòng ta.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

191. TÍCH CHUYỆN VỊ PHÚ HÀO MẪN ĐÀ KHA
Vào một thời kia, đức Phật du hành đến xứ An Già, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị hào phú tên là Mẫn Đà Kha.

Thuở ấy, ở thành Bá Đi Gia, xứ An Già, có một vị hào phú tên là Mẫn Đà Kha, của cải rất nhiều mà cũng có lòng bố thí thật rộng rãi. Thiên hạ đồn rằng, ông Mẫn đã đào lên phía sau vườn nhà mình được nhiều pho tượng chạm hình con dê, bằng vàng ròng. Lại cũng có lời đồn rằng, trong nhiều kiếp trước, vào thời đức Phật Tỳ Bà Thi, ông Mẫn đã xây cất một tu viện trang nghiêm, với đầy đủ phòng ốc, điện sảnh; rồi dưng cúng thực phẩm lên chư Tăng trong hơn bốn tháng. Trong một kiếp sau nữa, ông Mẫn tái sanh vào thành Ba La Nại, gặp nạn đói kém, liền xuất tiền ra sắm sửa thức ăn bố thí cho dân chúng. Trong số những người đến khất thực, có một vị Bích chi Phật, ông Mẫn đều cúng dường đầy đủ. Nhờ phước báo đó mà ngày nay, ông Mẫn trở nên rất giàu có.

Hay tin đức Phật du hành đến thành Bá Đi Gia, ông Mẫn cùng với cả gia đình gồm có sáu người, đồng đi đến nơi, nghe đức Phật thuyết giảng. Sau khi cúng dường đức Phật và chư Tăng xong, ông Mẫn bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn, trên đường con đi đến đây, con có gặp vài người ẩn tu khổ hạnh đã nói xấu Thế Tôn, và bảo con đừng đến đây nghe pháp". Đức Phật đáp: "Nầy đại thí chủ, thật chẳng khó khăn gì đi vạch lỗi của kẻ khác mà lại cố dấu diếm tật xấu của chính mình".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà mọi người trong gia đình ông Mẫn đều chứng đắc được quả vị Tu đà hườn:
  • Dễ thay, thấy lỗi người ta,
    Lỗi mình thấy được, thật là khó thay!
    Phanh phui vạch lỗi của ai
    Như đang quạt gạo, trấu bay ra ngoài.
    Lỗi mình che kín chẳng khai,
    Như cờ bạc lận, quân bài dấu trong.
    (Kệ số 252)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Hào phú: Hào = có quyền thế; Phú = giàu. Hào phú là giàu và có nhiều quyền thế.

- Mẫn Đà Kha: Tên vị hào phú nầy, tiếng Pali là Mendaka.

- Xứ An Già, thành Bá Đi Gia, thành Ba La Nại: tên các địa danh nầy, tiếng Pali là: Anga, Baddiya, Bénarès hay Vārānasī.

- Tỳ Bà Thi: Tên một vị Phật giáng sanh năm kiếp trước đức Phật Thích Ca; tiếng Pali là Vipassī.

- Điện sảnh: Điện = căn phòng lớn trang nghiêm; Sảnh = phòng.

- Bích chi Phật: Một vị Phật tự mình giác ngộ và giải thoát, vào thời chẳng có giáo pháp của một đức Phật nào; tiếng Pali là Paccekabuddha. Bích chi Phật còn gọi là Độc giác, tự mình giác ngộ lấy, nhưng chẳng đi giáo hoá kẻ khác để họ được giác ngộ theo.

- Ẩn tu khổ hạnh: Ẩn tu = tu một mình nơi xa vắng; Khổ hạnh = tu ép xác với hi vọng mau được giác ngộ và giải thoát.

- Đại thí chủ: Đại = lớn, Thí chủ = người bố thí; còn gọi là thí giả.

- Cờ bạc lận: Cờ gian bạc lận; đánh bài ăn gian.

- Quân bài: Lá bài, con bài.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện có hai phần: phần đầu thuật lại công đức bố thí của ông Mẫn trải qua nhiều đời; phần sau, nhận xét của Đức Phật về tánh hay vạch lỗi của kẻ khác và che dấu lỗi của mình. Ý nghĩa của nhận xét nầy là chẳng nên vạch lỗi kẻ khác, trái lại phải biết tự xét lấy lỗi mình mà tránh đi, để thân tâm trở nên trong sạch, khỏi các cấu uế.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 252:

Bài Kệ đưa ra hai hình ảnh rất sống động:
  • a. Vạch lỗi của người như đang quạt gạo, trấu bay ra, dễ thấy;

    b. Che dấu lỗi mình kỹ lưỡng cũng như đứa cờ bạc gian lận dấu con bài bên trong, chẳng cho ai thấy cả.
Ý nghĩa của bài Kệ dĩ nhiên khuyên ta chớ vạch lỗi kẻ khác.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

192. TÍCH CHUYỆN TỲ KHEO ÚC GIA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị tỳ kheo tên Úc Gia.

Thuở ấy, có một vị tỳ kheo tên Úc Gia, tánh hay kẽ vạch lỗi lầm của người khác, và thường hay nói xấu các bạn đồng tu. Các vị tỳ kheo khác mới thưa trình cùng đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ kheo, nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại, thì đó là chẳng phải là một hành động xấu ác, đáng chê trách đâu. Trái lại, nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu, thì người nầy chẳng thể nào chứng đắc được định tâm. Y lại chẳng bao giờ thông hiểu được Chánh pháp, và các mối lậu hoặc nơi người ấy ngày càng gia tăng".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Kẻ nào cứ thấy lỗi của ai,
    Thường sanh lòng chỉ trích chê bai,
    Lậu hoặc người đó tăng hoài,
    Tiêu trừ cho sạch, biết ngày nào xong.
    (Kệ số 253)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Úc gia: Tên của vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Ujjhānasanni.

- Kẽ vạch: Moi móc, cố tìm chỗ sơ hở của kẻ khác để nói ra.

- Chỉ trích: Phê bình, khen hay chê, thường là có ý chê hơn khen.

- Hiểm độc: Hiểm = nguy hiểm; Độc = độc ác. Hiểm độc là làm việc ác ngầm, dấu ác ý chẳng cho lộ rõ ra, nên nguy hiểm lắm.

- Định tâm: Định = dừng lại, đứng yên; Tâm = lòng. Khi ngồi Thiền, tâm chẳng xao động, chỉ chú ý vào đề mục duy nhứt là đang có định tâm.

- Chánh pháp: Chánh = chơn chánh, đúng đắn; Pháp = pháp tu. Chữ Chánh pháp (= Dhamma) được hiểu là giáo pháp của đức Phật.
B. NGHĨA Ý:
(1 )Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một tỳ kheo có thói xấu hay kẽ vạch lỗi lầm của người khác để chê bai. Việc đó đến tai đức Phật, Ngài dạy rằng: "Chỉ dạy lỗi lầm của kẻ khác và cách sửa chữa lại cho tốt, là điều đáng làm; nhưng nếu vạch lỗi của kẻ khác để chê bai, chỉ trích với ý định nói xấu, đó là điều nên tránh". Đức Phật lại bảo: "Người hay moi móc lỗi của kẻ khác để nói xấu, khi tu thiền, chẳng những chẳng thể đắc được định tâm, mà nơi tâm người ấy, lậu hoặc sẽ gia tăng hoài, chẳng gột rửa hết được".

Ý nghĩa của Tích chuyện là phải thường thường xét đến chính lòng mình, thấy những lỗi lầm, thiếu sót của chính mình, hơn là quay sang người đồng tu, tìm lỗi của họ, để che dấu lỗi của mình. Có như thế mới khiến cho tâm mình dễ an định, các lậu-hoặc như sân, si, ngã mạn, ganh tị lần lần được dũa mòn mà tiêu tan đi.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 253:

Bài Kệ rất rõ nghĩa, chỉ dạy ta phải dẹp bỏ thói xấu chỉ trích lỗi kẻ khác để che dấu lỗi của mình.

Thử phân tách ý nghĩa bài Kệ để tìm các sự ô uế, các lậu hoặc xảy ra trong tâm người hay kẽ vạch:
  • a. Thấy lỗi kẻ khác, chỉ trích chê bai: đây là ác ý muốn hạ kẻ khác, để ngầm tôn mình lên, đó là một hình thức của sự ngã mạn.

    b. Lậu hoặc người đó tăng hoài: Lậu hoặc nào? Đó là sự ganh tị, ghen ghét kẻ khác, thấy ai hơn mình thì chẳng ưa. Người hay ganh tị lo binh vực cái Ta của mình, khiến cho cái Ta ấy càng ngày càng to lớn thêm, chẳng thấy được các lỗi lầm đầy dẫy nơi tâm mình.
Vì lẽ nầy, bài Kệ mới nói: Tiêu trừ cho sạch, biết ngày nào xong.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

193. TÍCH CHUYỆN ÔNG TU BẠT ĐÀ LA, VỊ ĐỆ TỬ CHÓT CỦA ĐỨC PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật đến rừng Ta La, xứ Câu Thi Na, trước khi nhập Niết bàn, có đề cập đến vị đệ tử cuối cùng của đức Phật là ông Tu Bạt Đà La.

Thuở ấy, ở xứ Câu Thi Na có một người Bà la môn, sống trên trăm tuổi, thường theo học các vị sư ngoại đạo, nhưng còn chưa vừa lòng. Khi nghe tin đức Phật sắp nhập Niết bàn, trong rừng Sa La ở Câu Thi Na, ông Tu Bạt Đà La mới đến xin yết kiến đức Phật, để thưa hỏi về ba câu hỏi mà lòng ông còn thắc mắc, chưa được ai giải đáp thỏa đáng cả. Tôn giả A Nan bấy giờ hầu cận bên đức Phật, thấy Phật đang mệt, mới từ hối chẳng để ông Tu Bạt Đà La vào gặp Phật. Đức Phật nằm trên giường, giữa hai cây Ta La, nghe tiếng năn nỉ của ông Tu Bạt Đà La, mới gọi Tôn giả A Nan, bảo hãy đưa ông ấy vào.

Ông Tu Bạt Đà La, sau khi thăm hỏi đức Phật, liền nêu lên ba câu hỏi mà từ lâu ông thắc mắc tìm chưa được lời giải đáp:
  • (1) Giữa hư không, có dấu tích gì chăng?

    (2) Có vị sa môn nào đứng bên ngoài Chánh pháp của Như lai chăng?

    (3) Có sự vật hữu vi nào mà thường hằng mãi chăng?
Cả ba câu hỏi, đức Phật đều đáp là không, và Ngài nói lên hai bài Kệ sau đây, nhờ đó mà ông Tu Bạt Đà La, vị đệ tử cuối cùng của đức Phật, chứng đắc được quả vị A la hán:
  • Chẳng vết tích gì giữa hư không,
    Bên ngoài Chánh pháp, không Sa môn.
    Phàm phu thỏa thích trong chướng ngại,
    Chướng ngại, Như Lai trải qua xong.
    (Kệ số 254)

    Chẳng vết tích gì giữa hư không,
    Bên ngoài Chánh pháp, không Sa môn.
    Các hành hữu vi chẳng thường trụ,
    Chư Phật Như lai ổn cố xong.
    (Kệ số 255)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tu Bạt Đà La: Tên vị đệ tử chót của Phật, tiếng Pali là Subhadda.

- Rừng Ta La, xứ Câu Thi Na: Rừng cây Ta La, thân cây cao lớn, cành lá xanh tươi, trong xứ Câu Thi Na, nơi đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (= mất). Tiếng Pali là cây Sala, xứ Kusinārā.

- Các sư ngoại đạo: Các giáo chủ các môn phái tu khác chống đối với đạo Phật, như nhóm ông Phú Lan Na Ca Diếp (Purana Kassapa, chẳng tin lý thuyết nghiệp báo), như nhóm lõa thể Ni Kiền Tử (= nhóm Nigandha, tu khổ hạnh, chẳng mặc quần áo), v.v...

- Hư không: Khoảng trống không bao trùm tất cả vạn vật, vũ trụ. Vì chẳng có bờ bến, vì chẳng có hình sắc, nên gọi là hư, tức là chẳng phải có thật để dùng giác quan mà biết được, nhưng thật có, vì hư không thì thường hằng, tồn tại mãi.

- Sa môn: Tu sĩ Phật giáo. Xin nhắc lại: Sa môn (Pali: Samana) có ba nghĩa:
  • a. Cần giả (= siêng làm điều thiện),
    b. Tức giả (= ngưng dứt làm việc ác),
    c. Bần giả (= cam chịu sự nghèo khó để tu hành);
Ở đây chữ Sa môn có thêm một nghĩa nữa là bực Thánh, đã diệt hết các phiền não, chẳng còn tái sanh nữa.

- Chánh pháp của Như Lai: Giáo pháp do các đức Phật đã chỉ dạy. Như lai (Tathāgata) chỉ pháp thân của Phật.

- Chướng ngại: Điều ngăn trở. Ở đây chữ chướng ngại trỏ vào các lậu hoặc, phiền não, như tham ái, sân si, ngã mạn, v.v...

- Hữu vi: Hữu = có; Vi = làm, tạo tác ra. Sự vật hữu vi là những sự vật do sự tạo tác ra mà có, vì thế bị điều kiện hóa, nghĩa là do một nguyên nhơn nào đó mà sanh ra, rồi cũng bị một nguyên nhơn nào đó làm cho tiêu diệt đi. Sự vật hữu vi, còn gọi là các hành hữu vi (hành, tiếng Pali là sankhārā) ngày nay ta gọi là các sự vật bị điều kiện hóa, nghĩa là chẳng phải tự nhiên mà có, mà do nhơn duyên mà thành, rồi cũng do nhơn duyên mà diệt đi mất.

- Thường hằng: Thường còn mãi mãi; trái với chơn lý vô thường, theo đó, muôn vật có hình tướng đều thay đổi, biến dạng, tiêu mòn rồi diệt đi, chớ chẳng còn mãi được. Vô thường, Pali gọi là Anicca.

- Thường trụ: Thường = luôn luôn, trụ = ở yên mãi một chỗ, chẳng mất. Cùng nghĩa với: thường hằng, thường trú, thường còn.

- Ổn cố: Ổn = yên ổn; Cố = cố = định; Ổn cố là làm cho yên ổn, cố định, chẳng phải thay đổi, biến hoại nữa.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện lâm ly thuật lại việc đức Phật vào giờ phút chót trước khi lìa đời còn thâu nhận đệ tử và chỉ dạy giáo lý.

Ông Tu Bạt Đà La, tin theo ngoại đạo, đến thưa hỏi đức Phật ba câu hỏi về Giáo pháp:
  • a. Giữa hư không, có vết tích gì không? Có lẽ ông muốn biết, ngoài hư không còn có một cảnh giới nào khác hơn là các cõi Người và các bực Thánh nữa không?;

    b. Bên ngoài Chánh pháp có Sa môn không? Có lẽ ông muốn biết, ngoài các vị được chứng đắc theo Giáo pháp của các đức Phật, còn có kẻ nào tu theo ngoại đạo được thành bực Thánh không?

    c. Các sự vật hữu vi có thường hằng mãi không? Có lẽ ông muốn biết tấm thân năm uẩn hữu vi và hữu lậu nầy, có được thường còn mãi không?
Trong Kinh Pháp Cú nầy, đức Phật trả lời rất vắn tắt là "Không"; nhưng khi thuật lại việc thưa hỏi của ông Tu Bạt Đà La, trong Kinh Đại Niết bàn (Đại bản), phẩm 40, Đức Phật giải đáp rất cặn kẽ, nhứt là về cái "Không" và trong Kinh Đại Niết Bàn (Tiểu bản), phẩm 15, kể ra đầy đủ các bực Thánh, hiền tu theo Bát chánh đạo, trong Tứ diệu đế.

(Vì vấn đề nầy rất thâm sâu, Thiện Nhựt xin thưa thêm ba đìều:
  • (a) Muốn quán sát về Không, về Hư không, phải biết nhìn vào thực tướng (= tướng thật sự) của muôn pháp. Thực tướng nầy là tướng diệt của muôn pháp hữu vi; thí dụ, ngọn đèn dầu đang cháy, hết dầu, lửa tắt, thì lửa đi về đâu? Nhìn lửa, trước thì cháy, nay tắt mất đi, đó là tướng diệt, đó là thực tướng. Hư không cũng thế, ở cùng khắp nơi, mà ta chưa biết rõ chỗ nào xác định. Cái Không chính là đó. Vì Hư không chưa xác định, làm sao biết có vết tích gì ở đó cho được.

    (b) Trong Tứ diệu Đế, chơn lý thứ tư là Đạo đế, chỉ rõ con đường thánh đạo, gồm có tám ngành: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Ai theo con đường nầy mà tu tập, lần lượt chứng đắc các quả vị:
    • - Tu đà huờn,
      - Tư đà hàm,
      - A na hàm, là ba quả vị Hiền, còn phải tái sanh, và
      - A la hán là quả vị Thánh, thoát khỏi Luân hồi.
    Các vị tu hành chứng đắc đó, theo Tích chuyện nầy gọi là Sa môn. Xét qua sáu phái ngoại đạo vào thời ông Tu Bạt Đà La, chẳng có giáo lý của phái nào có được con đường Thánh đạo như trong Phật giáo, vì thế đức Phật mới bảo: "Ngoài Chánh pháp của các đức Phật, chẳng có Sa môn".

    (c) Chữ Pali Sankhārā, nghĩa vừa rộng, vừa chẳng được xác định rõ, thường được dịch tiếng Hán Việt là Hành.

    Nghĩa rộng của chữ Sankhārā, Hành, là sự kết hợp và biến chuyển của một sự vật gồm có hai phần, phần có hình sắc và phần vô hình. Vì là sự kết hợp và đang biến chuyển, nên sự vật ấy được gọi là sự vật hữu vi, do các nhơn duyên trong quá khứ và hiện tại mà thành, rồi lại biến chuyển theo các điều kiện của các nhơn duyên hiện tại và tương lai mà thay đổi, hao mòn rồi biến diệt mất. Như thế, nghĩa rộng của chữ Sankhārā, Hành, là tất cả sự vật trong thế giới hiện tượng, thấy được tạo tác ra, có sự biến chuyển từ bên trong rồi thay đổi và diệt mất theo các điều kiện gọi là các nhơn duyên. Hữu vi chính là tánh cách kết hợp tạm thời đó, vì thế nên chẳng thể nào thường hằng được.

    Trong số các nghĩa chẳng xác định rõ, chữ Sankhārā, Hành, lại riêng chỉ đến các hiện tượng tâm linh, vô hình nhưng có tướng, nhận thấy rõ trong tâm. Các hiện tượng tâm linh đó kết hợp lại tạm thời, được gọi là hành uẩn, thường được giải thích, một cách vắn tắt, là các hành động, lộ ra bên ngoài bằng lời nói hay việc làm. Nhưng các hiện tượng trong hành uẩn thường là những ý tưởng đang biến chuyển, di động, nên các dịch giả Tây phương thường gọi hành uẩn là mental formations (= những sự kết thành của phần tâm linh đang biến chuyển). Vì hành uẩn là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn, nên một nghĩa nữa của chữ Sankhārā, Hành, lại chỉ đến thân tâm ngũ uẩn đang tạm thời hiện có đây, nhưng rồi sẽ tan rả mà trở về Không. (Đấy là điều căn bản trong Tâm kinh mà Bồ tát Quán Tự Tại nói rõ, khi Ngài chuyển pháp Bát nhã Ba la mật, soi thấy thực tướng của thân tâm ngũ uẩn là Không, nên mới vượt qua mọi khổ nạn được)
Để tóm tắt, Thiện Nhựt xin nhắc lại về ba câu hỏi của ông Tu Bạt Đà La:
  • a. Về Hư không, đó tướng diệt của muôn sự vật, chẳng còn vết tích gì, nên mới gọi là Không;
    b. Chẳng hề có bực Sa môn, hay Thánh hiền nào cả, trong giới ngoại đạo, vì họ chẳng biết theo con đường thánh là Bát Chánh đạo;
    c. Trong các hành hữu vi, tức là các hiện tượng bị điều kiện hóa, thân tâm ngũ uẩn nầy là vô thường.
Kính xin người đọc vui lòng chỉ dạy thêm cho Thiện Nhựt).

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 254 và 255:

Đây là hai bài Kệ rất khó, hai câu khởi đầu giống nhau, hai câu chót của mỗi bài đưa đến hai kết luận khác nhau:
  • a. Chẳng vết tích gì giữa hư không: những sự vật có hình tướng, khi tiêu diệt, trở về với thực tướng (= tướng chơn thật) thì nằm trong Hư không, chẳng để lại dấu vết chi. Nhưng nên hiểu ngầm thêm, là bên trong cái Không đã có sẵn cái Có, chỉ chờ hội đủ mọi nhơn duyên để lại hiện lên.

    b. Bên ngoài Chánh pháp, chẳng Sa môn: chẳng ai chứng được bực Thánh, gọi là Sa môn, mà chẳng tu theo Bát chánh đạo trong Chánh pháp của các đức Phật cả. Nên hiểu ngầm thêm, giáo lý của bất cứ phái tu nào thiếu Bát chánh đạo, thì đó là tà đạo, chớ tin theo.

    c. Phàm phu thỏa thích trong chướng ngại; Chướng ngại Như Lai trải qua xong: Chướng ngại đây là các phiền não, lậu hoặc như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, phàm phu chẳng biết sự độc hại, nên thỏa thích trong đó; còn các đức Như Lai đã dứt trừ chúng xong.

    d. Các hành hữu vi chẳng thường trụ, Chư Phật Như Lai ổn cố xong: Các hành hữu vi, ở đây, trỏ vào năm uẩn của thân-tâm. Phàm phu chẳng biết, cho đó là thường còn; còn chư Phật Như Lai, dùng Trí huệ Bát nhã quán chiếu thấy thân tâm năm uẩn thấy vừa rỗng rang, lại vừa giả tạm, nên đạt đến giác ngộ và giải thoát, được tự tại trong cảnh an nhiên, tịch diệt, đó tức là các bực Đại giác đã ổn cố xong.
    Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XIX. PHẨM PHÁP TRỤ
194. TÍCH CHUYỆN CÁC VỊ THẨM PHÁN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến các vị thẩm phán xét xử chẳng đúng theo luật pháp.

Một hôm, có các vị tỳ kheo đi khất thực xong, trở về tịnh xá, gặp cơn mưa to, mớí đến tạm trú ngoài hàng hiên của một tòa án. Trong khi đó, bên trong phòng án, các vị thẩm phán đang phân xử các vụ kiện. Các vị tỳ kheo nhận thấy rằng, khi phán quyết, có vị thẩm phán lại định đoạt một cách chuyên chế, xử chẳng công bằng, vì đã trót nhận tiền hối lộ của những người kiện tụng. Khi ra về đến tịnh xá, các vị tỳ kheo thưa trình cùng đức Phật những điều đã nghe thấy tại tòa án. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ kheo, khi phân xử các mối tranh chấp, nếu để cho tình cảm hay tiền bạc lôi cuốn, thì đó chẳng phải là những vị thẩm phán công minh chánh trực, chẳng phải là người tuân phục vào luật lệ. Chỉ khi nào xét xử vô tư, dùng trí thông minh quyết đoán đúng theo luật lệ, bấy giờ mới xứng danh là một vị thẩm phán công bằng, an trú nơi luật pháp".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Chẳng phải là người an trụ pháp,
    Kẻ nào chuyên chế phán xét ai.
    Chánh tà, đen trắng, cả hai,
    Xử phân rành rẽ, người tài trí cao.
    (Kệ số 256)

    Chẳng chuyên chế, thật công bằng
    Đúng theo luật pháp dẫn đường dân đen.
    Hộ trì sáng suốt nền luật pháp,
    Đấy mới xứng danh bực Pháp trụ.
    (Kệ số 257)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Pháp Trụ: Pháp = có hai nghĩa: luật pháp và giáo pháp; Trụ = ở yên nơi đó. Người trụ pháp luôn tuân phục luật pháp và giáo pháp.

- Thẩm phán: Quan Toà, người phân xử các sự tranh chấp.

- Tòa án: Nơi xét xử các cuộc tranh chấp, ấn định hình phạt.

- Phán quyết: Quyết định về phải, quấy, của quan Tòa.

- Chuyên chế: Chuyên = nghiêng riêng về một phía; Chế = bó buộc. Người chuyên chế bắt kẻ khác phải theo ý riêng của mình.

- Kiện tụng: Tranh cãi nhau phải nhờ Tòa án phân xử.

- Công minh chánh trực: Công = ngay thẳng; Minh = sáng suốt; Chánh = chơn chánh, đứng đắn; Trực = thẳng. Quan Tòa công minh chánh trực thì xử đoán công bằng, phải quấy, chánh tà thật rõ ràng.

- Vô tư: Vô = chẳng; Tư = riêng, thiên vị. Người vô tư là người công bình, chẳng riêng vị bụng người nào mà bẻ vẹo công lý.

- An trụ pháp: Có hai nghĩa:

(1) Lúc nào cũng giữ đúng theo luật pháp trong xã hội;
(2) Luôn tuân theo đầy đủ các giới luật trong Đạo.

- Hộ trì: Hộ = bảo vệ; Trì = giữ gìn. Hộ trì luật pháp là giữ cho nền luật pháp được sáng tỏ và được mọi người biết tuân theo.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất đơn sơ: một nhóm tỳ kheo nhận xét cách xét xử thiếu công bằng của thẩm phán nơi tòa án, mớí thưa trình cùng đức Phật. Đức Phật nhơn đó mới chỉ dạy thế nào là người trụ pháp. Đức Phật bảo: "Người có nhiệm vụ phân xử phải thật công-bằng, chớ nên vì tình cảm hay vì tiền bạc mà xét đoán thiếu vô tư. Bực pháp trụ là người xét-xử đúng theo luật pháp, chẳng chút nào thiên vị".

Ý nghĩa của Tích chuyện là ngoài việc tuân hành các luật lệ trong xã hội, còn có việc tuân phục các giới-luật trong Đạo, các lời chỉ dạy trong Chánh pháp nữa. Kẻ tuân theo đầy đủ, giới-đức thanh tịnh, mới được gọi là bực pháp trụ.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 256 và 257:

Cả hai bài Kệ, ý nghĩa rất sáng tỏ rõ ràng, nói đến những bực tuân trì luật pháp trong xã hội, để phân xử các mối tranh chấp của người dân. Đấy là những người xét xử vô tư, chẳng thiên vị, xứng đáng với danh nghĩa là bực Pháp trụ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

195. TÍCH CHUYỆN SẤU VỊ TỲ KHEO BA HOA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến thái độ ăn nói ba hoa của sáu vị tỳ kheo.

Thuở ấy, có sáu vị tỳ kheo thường hay gây nên sự xáo trộn nơi phòng ăn trong tu viện hay ở làng mạc. Một hôm, trong khi các vị Sa di đang thọ thực, nhóm sáu vị tỳ kheo đó bước vào trai đường, nói vang lên: "Nầy các chú Sa di, các chú phải biết chúng ta đây là bực hiền trí". Rồi họ lại đẩy bàn, kéo ghế, tranh nhau chỗ ngồi cao, làm mất cả trật tự và sự yên lặng nơi phòng ăn. Khi đức Phật biết được sự việc ấy, Ngài bảo rằng: "Nầy chư tỳ kheo, Như Lai chẳng gọi là bực hiền trí, những kẻ hay ăn nói ba hoa, chẳng nể nang kẻ khác, làm mất lòng người chung quanh. Chỉ những người chẳng đem lòng thù hận kẻ khác, chẳng hại người, mới xứng danh là bực hiền trí".

Rồi đức Phật mơí nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chẳng phải trở thành người hiền trí,
    Kẻ đã lắm lời nói ba hoa.
    Chẳng thù, chẳng sợ, an hoà,
    Bực hiền trí đó mới là xứng danh.
    (Kệ số 258)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ba hoa: Ăn nói xấc xược, lia lia cái miệng chẳng ngừng.

- Thọ thực: Thọ = nhận; Thực = ăn. Tiếng nhà chùa nghĩa là ăn cơm.

- Trai đường: Trai = bữa ăn chay: Đường: nhà. Trai đường là phòng ăn trong chùa.

- Hiền trí: Hiền = hiền lành; Trí = trí huệ. Hiền trí là người hiền lành, có trí thông minh; theo nghĩa trong Phật học, đó là người có giới đức thanh tịnh, thông hiểu Chánh pháp, còn gọi là thiện-tri thức.

- Như Lai: Tiếng Đức Phật tự xưng khi nói với đệ tử. Pali là Tathāgata. (Như = như thế, Lai = đến; bực đã đến đây như thế).

- An hòa: An = an ổn; Hòa = hòa thuận. Người an hoà sống yên ổn, hiền lành, chẳng gây sự chống đối với kẻ khác.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại thái độ ba hoa của sáu vị tỳ kheo gây xáo trộn trong phòng ăn. Đức Phật dạy, muốn xứng danh là bực hiền trí, phải là người chẳng thù hận, an hòa, chẳng làm hại đến kẻ khác.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 258:

Bài Kệ chê thái độ ba hoa của kẻ lắm lời và nêu ra ba đức tánh tốt của bực hiền trí: chẳng hận thù, chẳng sợ hãi và sống an hoà với mọi người.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

196. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO NHẤT KỆ TỤNG
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Trưởng lão chỉ thuộc lòng có mỗi một bài Kệ, nên được biệt hiệu là tỳ kheo Nhứt Kệ Tụng.

Thuở ấy, có một vị Tỳ kheo sống ẩn cư trong một khu rừng ở xứ Xá Vệ. Vào ngày rằm, vị ấy thường đọc tụng bài Kệ duy nhứt mà vị ấy thuộc, cho dân chúng nghe. Hôm ấy, có hai vị Trưởng lão rất thông thạo Chánh pháp, dẫn một nhóm đông tỳ kheo vào rừng, để thực tập Thiền định. Tỳ kheo Nhứt Kệ Tụng mới thỉnh hai vị ấy đăng đàn thuyết pháp. Hai vị hỏi, có nhiều người đến nghe chăng; vị tỳ kheo ẩn cư đáp, dân chúng đến nghe cũng khá đông, mà các vị thọ thần trong khu rừng cũng nhiệt liệt tán thưởng nữa. Hai vị liền nhận lời nói pháp. Sau thời pháp, dân chúng ngồi nghe, giữ im lặng, còn các thọ thần trong rừng cũng chẳng thấy tán thán như thường lệ. Hai vị Trưởng lão rất ngạc nhiên, và mời tỳ kheo Nhứt Kệ Tụng thử lên nói pháp xem sao. Vị tỳ kheo vâng lời, lấy cây quạt che mặt lại và tụng đọc bài Kệ quen thuộc rồi giảng nghĩa rành rẽ. Dân chúng tỏ vẽ rất hài lòng, các thọ thần cũng tán thưởng nhiệt liệt.

Khi trở về tịnh xá, các vị tỳ kheo mới thưa trình sự việc cùng đức Phật: "Bạch Thế Tôn, dân chúng và các thọ thần trong rừng đã tỏ ra thiên vị trong việc tán thán Tỳ kheo Nhứt Kệ Tụng, mà họ chẳng biết khen tặng hai vị Trưởng lão của chúng con là những người rất thông thạo Chánh pháp". Đức Phật đáp: "Nầy chư tỳ kheo, Như Lai chẳng gọi là thông thạo Chánh pháp, kẻ nào đã học nhiều và nói lắm về Chánh pháp. Người thông thạo Chánh pháp, mặc dầu chỉ thuộc một bài Kệ duy nhứt, nhưng thấu hiểu tường tận về Tứ Diệu Đế, luôn luôn tỉnh thức, đó mới là người trì pháp thật cao".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chẳng phải trở thành người trì pháp,
    Kẻ đã lắm lời nói ba hoa.
    Tuy nghe ít nhưng mà trực chứng,
    Chẳng lảng xao Giáo pháp chút nào,
    Đấy là người trì pháp thật cao.
    (Kệ số 259)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Nhứt Kệ Tụng: Biệt hiệu nầy, tiếng Pali là Ekudāna (Eka = một; Udāna = bài Kệ nói lên cảm hứng của đức Phật, trong Tiểu Bộ Kinh).

- Ẩn cư: Ở ẩn, sống riêng một mình nơi vắng vẻ.

- Duy nhứt: Chỉ riêng có một mà thôi. (Nhứt = một).

- Thực tập Thiền định: Tập luyện việc ngồi Thiền, nhập định.

- Đăng đàn: Đăng = leo lên; Đàn = cái đài cao để làm lễ, hay để nói chuyện với công chúng. Đăng đàn là bước lên đài để nói pháp.

- Thọ thần: Thọ = cây to sống lâu năm; Thần = thần linh. Thọ thần là thần linh sống dựa trên cây cổ thọ.

- Tán thán, tán thưởng: Khen ngợi.

- Hài lòng: Vui lòng, mừng rỡ.

- Tỉnh thức: Tỉnh = tỉnh táo, chẳng mê; Thức = biết rõ. Người tỉnh thức là người luôn luôn chú tâm, đang làm, nói, nghĩ gì, thì trong tâm biết rõ mình đang làm, nói, nghĩ về điều đó, và chỉ điều đó mà thôi.

- Trì pháp: Trì = giữ gìn, hộ trì; Pháp = Chánh pháp. Trì pháp ở đây cùng một nghĩa với chữ Pháp trụ, an trụ nơi Chánh pháp.

- Trực chứng: Trực = thẳng, chẳng qua trung gian của ai hay vật gì; Chứng = chính mình thấy, nghe và biết rõ, chớ chẳng phải chỉ nghe kẻ khác nói rồi tin theo.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một vị tỳ kheo chỉ học thuộc có một bài Kệ duy nhứt, nhưng rất thông thạo Chánh pháp, nên được đức Phật khen là người biết trì pháp.

Ý nghĩa của Tích chuyện là: về Chánh pháp, chỉ cần hiểu thật thấu đáo nghĩa Tứ diệu đế, lòng luôn luôn tỉnh thức, đó mới thật là người đang trụ pháp.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 259:

Thử phân tách từng câu bài Kệ:
  • a. Chẳng phải trở thành người trì pháp, Kẻ đã lắm lời nói ba hoa: Mặc dầu thông hiểu Chánh pháp, nếu nói quá nhiều, để tỏ ra mình hiểu rõ giáo lý; đó chẳng phải là người trì pháp mà là người khoe khoang sự hiểu biết.

    b. Tuy nghe ít nhưng mà trực chứng: Nghe ít mà hiểu thấu đáo, chính mình nhận thấy được sự tu hành có hiệu quả tốt đến bổn thân mình, đó gọi là trực chứng, tu mà biết mình đang tu thật sự.

    c. Chẳng lảng xao Giáo pháp chút nào: Tâm luôn luôn nhớ đến Chánh pháp, biết giữ thân, miệng, ý theo đúng giới luật, đó mới thật là trì pháp, giữ gìn pháp mãi trong tâm.

    d. Đấy là người trì pháp thật cao: Cao, vì chẳng có lúc nào sơ hở hay quên Chánh pháp cả.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

197. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO PHÁT DI GIA
Tích Chuyện nầy hơi giống Tích chuyện số (65).

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Trưởng lão Phát Di Gia.

Thuở ấy, có Trưởng lão Phát Di Gia tu hành rất tinh tấn, chứng đắc được quả vị A la hán. Vì Trưởng lão người thấp lùn, nên thường bị các tỳ kheo trẻ tuổi gán cho biệt hiệu là Lakundaka, có nghĩa là người lùn tịt. Một hôm có ba mươi vị tỳ kheo ở phương xa đến yết kiến đức Phật. Đức Phật quán thấy đã đủ cơ duyên cho các vị ấy chứng đắc được đạo quả, nên khi họ vừa ngồi xuống bên cạnh, đức Phật liền hỏi: "Nầy chư tỳ kheo, khi quí vị bước vào đại sảnh, quí vị có thấy một vị Trưởng lão nào chăng?" Các vị tỳ kheo thưa: "Bạch Thế Tôn, khi bước vào đại sảnh, chúng con chẳng thấy có vị Trưởng lão nào cả, chỉ thấy một chú Sa di thấp lùn mà thôi". Đức Phật bảo: "Nầy chư Tỳ kheo, vị đó chẳng phải là Sa di, tuy người thấp lùn và rất khiêm tốn, nhưng tu hành thật tinh tấn, chứng đắc quả vị A la hán rồi. Như Lai chẳng gọi là Trưởng lão, những ai vì đầu bạc, đạo mạo trông như một Trưởng lão; chỉ bực nào thông suốt Tứ Diệu Đế, chẳng hề sanh tâm làm não hại đến chúng sanh, Như Lai mới gọi đó là bực Trưởng lão".

Rồi đức Phật nói lên hai bài Kệ sau đây, nhờ đó mà các vị tỳ kheo du-phương chứng được quả vị A la hán:
  • Đâu thành vị tăng Trưởng Lão,
    Chỉ nhờ nay đã bạc đầu.
    Dầu cho tuổi hạc đã cao,
    Chỉ đáng sắp vào hàng Lão ngu tăng.
    (Kệ số 260)

    Ai thông Chơn lý Tứ Diệu Đế,
    Sống theo chánh hạnh, chẳng hại người
    Các căn điều phục, biết tự chế,
    Lậu hoặc dứt, trí huệ sáng ngời,
    Mới xứng danh là bực Trưởng lão.
    (Kệ số 261)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phát Di Gia: Tên của vị Trưởng lão nầy, tiếng Pali là Bhaddiya.

- Tinh tấn: Tinh = tinh túy, đẹp đẽ, trong sạch; Tấn = tấn bộ, đi tới. Tu hành tinh tấn là tu hành có tấn bộ, ngày càng tốt đẹp hơn.

- A la hán: Quả vị thứ tư, cao nhứt, vào hàng Thánh, dứt hết các phiền não, lìa mọi tham muốn, khỏi phải tái sanh trong vòng Luân hồi nữa. Tiếng Pali là Arahant là con người tự tại.

- Biệt hiệu: Biệt = riêng; Hiệu = tên đặt thêm, gán cho ai, hay tự gán cho mình.

- Lakundaka: Lùn tịt, lùn xịt; đọc theo giọng Việt: La-cun-đa-ca.

- Quán thấy: Nhìn thấy rõ trong tâm, bằng con mắt tâm.

- Cơ duyên: Cơ = cơ hội; Duyên = duyên may. Có đủ dịp may.

- Đạo quả: Trong việc tu hành, biết rõ con đường tu hành, công việc phải làm như thế nào, đó là chứng Đạo; khi tu tập thuần thục, có kết quả tốt đến bổn thân, tánh tình, tâm trí mình, đó là chứng Quả. Tiếng Pali: Đạo = Magga; Quả = Phala.

- Đại sảnh: Đại = lớn; Sảnh = phòng. Đại sảnh là phòng khách.

- Trưởng lão: Trưởng = lớn tuổi; Lão = già. Ở đây chữ Trưởng lão được dùng để tạm dịch chữ Pali Thera, bực tu lâu năm, đã chứng đắc đạo quả; thường là bực A la hán. Phái nữ là Theri, Nữ trưởng lão.

- Sa di: Người mới vào chùa, tập sự tu, chưa thọ giới tỳ kheo. Tiếng Pali là Sāmanera. Phía phụ nữ là Sa di Ni.

- Khiêm tốn: Khiêm nhường, nhũn nhặn, chẳng hề phách lối.

- Đạo mạo: Đạo = đạo đức; Mạo = dung mạo, hình dáng. Người đạo mạo là người có hình dung bên ngoài trang nghiêm, đạo đức.

- Chúng sanh: Chúng = số đông; Sanh = có mạng sống. Chữ chúng sanh chỉ tất cả sanh vật, có mạng sống, như Trời, thần linh, người, thú vật, những kẻ còn trôi lăn trong vòng sanh tử Luân hồi. Trong Phật học, chúng sanh đối nghĩa với Thánh hiền, bực giải thoát.

- Du phương: Du = đi đó đây; Phương = phương hướng. Các vị tỳ kheo du phương đi đó đi đây, để tìm học thêm ở các vị tu hành khác.

- Tăng: Nam tu sĩ Phật giáo, chữ Phạn Sangha, đọc là Tăng già.

- Tuổi hạc: Tuổi sống lâu như con chim hạc già.

- Lão ngu tăng: Tiếng khinh khi những kẻ già đời tu hành mà chẳng biết đạo pháp, chẳng chút trí huệ, dốt nát về kinh kệ.

- Chánh hạnh: Chánh = chơn chánh, đứng đắn; Hạnh = tánh hạnh.

- Các căn điều phục: Có sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Điều phục là kềm chế, giữ cho đàng hoàng. Điều phục các căn là giữ gìn các giác quan, chẳng ham chạy theo các thú vui của cảnh vật bên ngoài, chẳng để cho ý bên trong dắt tâm đi lang thang, mất cả sự chú tâm. Đó còn gọi là tự chế, tự mình kềm chế lấy mình.

- Lậu hoặc: Lậu = Rỉ chảy ra; Hoặc = điều sái quấy. Chữ Lậu hoặc trong Phật học, chỉ các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, chợt nổi lên trong tâm, rỉ chảy ra, bộc lộ ra bằng lời nói thô cọc hay bằnghành động xấu ác, để mình bị ràng buộc.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc các vị tỳ kheo du phương lầm nhận Trưởng lão Phát Di Gia là một chú Sa di, vì dáng vóc thấp lùn của Trưởng lão. Đức Phật cho biết Trưởng lão đã chứng được quả vị cao nhứt là A la hán, dứt sạch các phiền não, sống khiêm tốn, chẳng hề làm tổn não ai. Nhơn đây, đức Phật nêu rõ vài đức tánh của môt bực Trưởng lão: thông suốt Tứ Diệu Đế, từ bi đối với mọi chúng sanh.

(2) Ý nghĩa hai bài Kệ số 260 và 261:

Bài Kệ số 260 nói đến các vị tu hành lâu năm, tuổi đã cao mà trí huệ vẫn chưa phát triển, được đức Phật xếp vào hàng Lão ngu tăng.

Bài Kệ số 261 nêu rõ các đức tánh của một vị Trưởng lão:
  • a. Thông suốt bốn Chơn lý Nhiệm mầu, biết đời là khổ, biết khổ do tham ái mà ra; biết sự diệt khổ trong cảnh giới Niết bàn và biết con đường thánh đạo (Bát Chánh đạo) đưa đến sự diệt khổ;

    b. Sống theo giới hạnh;

    c. Chẳng não hại chúng sanh;

    d. Tự chế để điều phục các căn;

    e. Dứt trừ hết mọi lậu hoặc; và

    f. Nhứt là trí huệ sáng ngời trong sự giác ngộ và giải thoát.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

198. TÍCH CHUYỆN CÁC TỲ KHEO GANH TỴ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến các vịtỳ kheo hay ganh tị.

Thuở ấy ở chùa Kỳ Viên, có thông lệ là các vị Sa di trẻ tuổi thường phục vụ, hầu hạ các vị Trưởng lão là thầy dạy Đạo cho họ. Họ làm những việc lặt vặt để giúp cho thầy, như rửa bát, giặt quần áo, sắp xếp giường chiếu, v.v... Có một nhóm tỳ kheo trung niên thấy thế, sanh lòng ganh tị, cũng muốn được hầu hạ, bàn tính cùng nhau, đến trình với đức Phật, xin hãy bảo các Sa di đến học hỏi kinh nghiệm tu tập và giáo lý nơi họ, vì họ cũng có tài hùng biện, thông suốt về giáo pháp, diễn giảng rất giỏi. Đức Phật quán thấy tâm địa ích kỷ của họ, muốn được phục vụ như các vị Trưởng lão, nên bác bỏ đề nghị ấy. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ kheo, Như lai chẳng gọi là bực hiền thiện, kẻ nào tự cho mình có tài hùng biện, thuyết pháp giỏi. Chỉ những ai đã diệt sạch được lòng ganh tị, bụng ích kỷ, chứng được đạo quả A la hán, Như Lai mới gọi đó là các bực hiền thiện".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Nào phải do tài hùng biện,
    Chẳng vì đẹp đẽ sắc diện,
    Mà thành được người hiền thiện,
    Nếu tâm còn ganh, ích kỷ, kiêu căng.
    (Kệ số 262)

    Ai là người cắt được tâm ấy,
    Góc rễ đào lên đem diệt hết,
    Trí huệ sáng ngời trừ sân hận,
    Mới xứng là người hiền thiện vậy.
    (Kệ số 263)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ganh tị: Ghen ghét, đòi hơn kẻ khác, cà nanh.

- Phục vụ: Phục = làm tròn; Vụ = công việc. Phục vụ là hầu hạ.

- Thầy dạy Đạo: Tiếng trong chùa gọi là thầy bổn sư, vị thầy dạy đạo lý tu hành cho mình. (Bổn = gốc, Sư = thầy; vị thầy gốc của mình.)

- Trung niên: Trung = giữa, Niên = năm, tuổi. Trung niên là tuổi vào khoảng bốn, năm mươi.

- Hùng biện: Hùng = hùng hồn; Biện = biện luận. Tài hùng biện là tài ăn nói khéo, hay, khiến người nghe dễ tin theo.

- Tâm địa: Tâm = lòng; Điạ = đất. Nghĩa bóng, tâm địa là tâm trạng, bụng dạ thật sự ra sao; tiếng bình dân gọi là... đúng tim đen.

- Ích kỷ: Ích = có lợi; Kỷ = chính mình. Kẻ ích kỷ chỉ biết lợi cho mình

-Hiền thiện: Hiền = hiền lành, Thiện = lành. Ở đây, chữ Hiền thiện được dùng để chỉ những người tu hành cao, tánh hiền hoà, có trí.

- Sắc diện: Sắc = hình sắc; Diện = khuôn mặt. Sắc diện = vẻ mặt.

- Sân hận: Sân = giận; Hận = hờn, thù. Sân thì giận dữ, quát tháo một lúc rồi thôi; còn Hận, hờn, thì căm tức, để ngầm lâu trong bụng, dai hơn, khó trị tận gốc hơn.

B. NGHĨA Ý:

(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại các tỳ kheo ganh tị với các vị Trưởng lão; họ bàn nhau trình đức Phật, bảo các Sa di đến học ở họ, để họ được hầu hạ như các vị Trưởng lão. Đức Phật biết rõ tâm địa ích kỷ, ganh tị của họ nên bác bỏ. Ngài dạy thêm rằng, bực thầy hiền thiện là người đã dứt bỏ hẳn sự ganh ghét và lòng ích kỷ.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 262 và 263:

Bài Kệ số 262 nêu rõ: tài hùng biện, vẻ mặt đẹp đẽ, là bề ngoài; chỉ khi tâm hết ganh ghét, ích kỷ, mới làm nên bực hiền thiện.

Bài Kệ số 263 tiếp theo ý bài Kệ trước, quan trọng là câu: Gốc rễ đào lên đem diệt hết. Gốc rễ của ganh tị, ích kỷ là gì? Đó là cái Ta, cái Tự kỷ, cái Ngã, ở trong tâm, lúc nào cũng muốn Mình hơn kẻ khác. Bỏ dứt hẳn được cái Ta đó, gọi là Vô ngã, mới là người hiền thiện. Việc tu tâm quan trọng chính là ở đó: dẹp bỏ tận rễ cái Ngã.

Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

199. TÍCH CHUYỆN TỲ KHEO HẠT THA CA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị tỳ kheo tên là Hạt Tha Ca.

Thuở ấy, có vị tỳ kheo Hạt Tha Ca thường hay tranh luận với các du sĩ ngoại đạo, nhưng vì đuối lý nên chẳng thắng được họ. Tỳ kheo Hạt liền hẹn với họ, sẽ gặp nhau lại ở một nơi khác. Đến gần giờ hẹn, ông Hạt liền đến sớm, chưa thấy các du sĩ tới nơi, mới vênh váo bảo mọi người là bọn ngoại đạo đã chịu thua tài biện luận của mình, nên chẳng đến nơi hẹn. Mánh lới nầy đến tai đức Phật. Ngài liền cho gọi tỳ kheo Hạt Tha Ca đến và bảo: "Nầy tỳ kheo Hạt Tha Ca, tại sao ông lại có thái độ giả dối như thế? Chẳng phải cạo trọc đầu mà có được danh nghĩa Sa môn. Kẻ đã dứt trừ xong mọi ác ý mới là Sa môn".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Cạo đầu chưa hẳn là Sa môn,
    Nếu hay nói dối, thiếu giới hạnh,
    Tham dục, luyến ái vẫn còn mạnh,
    Sao được xứng danh là Sa môn.
    (Kệ số 264)

    Ai khắc phục, hoàn toàn lìa bỏ,
    Hành động ác, cả lớn lẫn nhỏ,
    Đã vượt qua hết các điều tà,
    Mới xứng danh là bực Sa môn.
    (Kệ số 265)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Hạt Tha Ca: Tên vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Hatthaka.

- Tranh luận: Cãi nhau về nghĩa lý. Còn gọi là biện luận.

- Du sĩ ngoại đạo: Tu sĩ đi lang thang, chẳng theo đạo Phật.

- Đuối lý: Thiếu lý lẽ để tranh hơn với kẻ khác khi cãi nhau.

- Vênh váo: Vẻ phách lối, tự cho mình là tài giỏi, nói oang oang.

- Mánh lới: Mưu kế gian xảo.

- Cạo đầu: Theo giới luật nhà Phật, khi bước vào đường tu, phải cạo đầu, cắt hết râu tóc; tiếng Hán là thế phát (thế = cắt; phát = tóc).

- Giới hạnh: Giới = các điều răn cấm trong Đạo; Hạnh = đức hạnh.

- Tham dục: Tham = ham quá chừng; Dục = muốn.

- Luyến ái: Luyến = mê luyến, tríu mến; ái = thương, thích.

- Khắc phục: Thắng được, dẹp bỏ được.

- Điều tà: Điều sái quấy; Tà là xiêng xéo, chẳng chơn chánh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc tỳ kheo Hạt Tha Ca thường đuối lý khi tranh luận với các du sĩ ngoại đạo. Hạt Tha Ca dùng mánh lới gian xảo, hẹn gặp lại họ để cãi tiếp, nhưng lại đến trước giờ hẹn, rồi tuyên bố láo là họ chịu thua chẳng dám đến. Đức Phật quở thái độ gian dối đó của tỳ kheo Hạt Tha Ca, và dạy rằng: "Cạo đầu chưa phải hẳn là Sa môn; đó chỉ là bề ngoài; còn bên trong tâm, phải dứt hết mọi ác ý, gian xảo, mới xứng danh là Sa môn".

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 264 và 265:

Bài Kệ số 264 kể ra những thiếu sót và lỗi lầm của một tu sĩ còn chưa xứng đáng là một Sa môn:
  • a. Nói dối, đây là giới cấm thứ tư trong ngũ giới (= năm giới của người tu tại gia);
    b. Thiếu giới hạnh, chẳng tuân theo giới luật;
    c. Tham dục, ham muốn điều sái quấy;
    d. Luyến ái, bấu víu, bám chặt vào các thú vui.
Xét cho kỹ, các điều thiếu sót nầy bắt nguồn từ ý nghĩ quá tôn trọng cái Ta, muốn mình hơn kẻ khác, tham muốn và bấu víu vào các thú vui vật chất. Một vị Sa môn xứng với danh nghĩa, bên trong phải gột rửa dứt sạch cái Ta, cũng như bên ngoài đã cạo hết râu tóc vậy.

Bài Kệ số 265, tiếp tục ý nghĩa thanh tịnh hóa thân tâm của bài Kệ trước, khuyên ta nên vượt qua hết mọi điều tà, mới xứng danh là Sa môn. Như ba nghĩa căn bản của chữ Sa môn đã dạy rõ:
  • a. Cần giả là siêng làm điều thiện;
    b. Tức giả là dứt bỏ hết các điều ác;
    c. Bần giả là cam chịu sự nghèo khó để tu hành.
Câu "Hoàn toàn lìa bỏ các hành động ác, cả lớn lẫn nhỏ", đó chính là ý nghĩa thứ hai của chữ Sa môn.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

200. TÍCH CHUYỀN NGƯỜI BÀ LA MÔN TỰ NHẬN LÀ TỲ KHEO
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một người Bà la môn đi khất thực, tự nhận mình là Tỳ kheo.

Thuở ấy, có một người thuộc giai cấp Bà la môn thường đi khất thực. Ông ta nghĩ rằng, mình đi khất thực cũng như những tu sĩ Phật giáo, vậy mình cũng là một tỳ kheo. Ông đến gặp đức Phật và nói lên ý ấy. Đức Phật bảo: "Nầy Bà la môn, ta chẳng gọi ông là Tỳ kheo chỉ vì ông đi khất thực. Kẻ nào còn mang tà kiến ngoại đạo trong tâm, chẳng phải là một tỳ kheo. Tỳ kheo còn phải luôn luôn quán chiếu thâm sâu về Chơn lý: muôn pháp đều vô thường, khổ, vô ngã."

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Tỳ kheo đâu chỉ mang bình bát
    Đi lang thang khất thực từng nhà.
    Tuân hành Chánh pháp cần thông đạt,
    Mới xứng danh Khất sĩ Tăng già.
    Chỉ ăn xin, đó là hành khất.
    (Kệ số 266)

    Người vượt lên trên ác cùng thiện,
    Phạm hạnh hoàn toàn đang thực hiện,
    Bước đường đời, thẩm sát và suy tư,
    Mới thật xứng danh là bực Tỳ kheo.
    (Kệ số 267)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Bà la môn: Giai cấp tu sĩ trong xã hội xưa ở Ấn Độ; tiếng Pali là Brahmana.

- Khất thực: Khất = xin; Thưc = ăn. Theo giới luật nhà Phật, tỳ kheo chẳng được phép có nghề riêng để sanh sống, phải hạ mình xuống đi xin ăn (để dẹp lòng tự ái của cái Ta) và cũng có dịp gặp dân chúng để giảng dạy đạo lý cho họ. Tỳ kheo còn gọi là Khất sĩ.

- Tà kiến: Tà = xiêng xéo, chẳng chơn chánh; Kiến = ý kiến. Tà kiến có rất nhiều, thường kể ra hai tà kiến nầy:
  • (1) Thường kiến: Tin rằng con người có linh hồn bất diệt, dầu có làm tội ác gì, linh hồn cũng tái sanh làm người mãi.

    (2) Đoạn kiến: Tin rằng, chết đi là hết, chẳng còn có gì; chẳng tin theo luật Nhơn quả, lý Luân hồi. Các phái ngoại đạo vào thời đức Phật thường mắc vào hai tà kiến đó.
- Quán chiếu: Giữ tâm cho an ổn rồi suy nghĩ thật sâu xa về một đề tài có liên quan đến Chơn lý.

- Chơn lý: Sự Thật.

- Vô thường: Vô = chẳng; Thường = còn mãi. Lẽ vô thường cho rằng tất cả mọi sự vật có hình tướng đều phải biến đổi rồi tiêu diệt, chẳng thể nào thuờng còn mãi mãi được.

- Vô ngã: Vô = chẳng; Ngã = ta. Thuyết Vô ngã cho rằng muôn sự vật đều là sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố khác nhau, chẳng có một linh hồn, chẳng có một cái Ngã, chẳng có cái chi làm chủ nơi sự vật ấy cả; hễ nhơn duyên thôi kết hợp, sự vật ấy sẽ tiêu diệt mất.

- Tăng già: Giáo hội Phật giáo, tiếng Pali là Sangha.

- Hành khất: Hành = đi; Khất = xin ăn. Xin phân biệt rõ sự khác nhau và hơn kém nhau giữa hai danh từ: Khất sĩ và hành khất. Khất sĩ là tu sĩ Phật giáo, lấy hạnh khất thực làm giới luật; còn hành khất là kẻ ăn mày, vì thiếu thốn mà đi xin ăn, chẳng có tu hành chi cả.

- Phạm hạnh: Phạm = Phạn, tiếng Pali là Brahma, phiên âm là Bà la môn; Hạnh = đức hạnh, hạnh kiểm.Phạm hạnh là đức hạnh tu hành của giai cấp Bà la môn; theo nghĩa rộng, là đức hạnh đáng quí.

- Thẩm sát: Thẩm = kỹ, rõ; Sát = xét. Thẩm sát là suy xét thật rõ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một người Bà la môn đi khất thực, tự nhận mình là tỳ kheo. Đức Phật bảo, cầm bình bát đi khất thực từng nhà, chưa đủ để thành một tỳ kheo, khi trong tâm còn chứa tà kiến. Một tỳ kheo đúng theo danh nghĩa khất sĩ, còn phải thông hiểu Chánh pháp, quán chiếu thâm sâu về Vô thường, Khổ và Vô ngã.

Nếu chỉ đi khất thực suông, đó chỉ là hành khất, chớ chẳng phải là Khất sĩ.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 266 và 267:

Thử phân tách từng câu mỗi bài Kệ:

Về bài Kệ số 266:
  1. Tỳ kheo đâu chỉ mang bình bát, đi lang thang khất thực từng nhà: Tỳ kheo đâu chỉ đi khất thực suông, còn có dịp gặp dân chúng để chỉ dạy họ thêm về giáo lý.
  2. Tuân hành Chánh pháp cần thông đạt, mới xứng danh Khất sĩ Tăng già: Tuân theo Chánh pháp, hiểu rõ Giáo lý, giữ gìn Giới luật, đó là phần tu tập trên thân tâm, mới xứng danh là Tỳ kheo, là Khất sĩ của Giáo hội (= Tăng già).
  3. Chỉ ăn xin, đó là hành khất: Tay mang bình bát đi khất thực, đó chỉ là hình thức bề ngoài; nếu bên trong chẳng có sự thông hiểu Giáo pháp, thì đó chẳng qua là một người hành khất, chỉ biết đi xin cơm, để ăn cho qua ngày, không hơn không kém.
Về bài Kệ số 267:
  1. Người vượt trên ác cùng thiện: Vượt trên điều ác là bỏ dứt được các điều bất thiện; Vượt lên trên điều thiện là siêng năng làm các điều lành, làm điều lành đã quen, đã siêng, nên chẳng chút cố gắng, chẳng thấy khó nhọc chi, nên gọi đó là vượt lên trên điều thiện.
  2. Phạm hạnh hoàn toàn đang thực hiện: Bằng lối sống trong kỷ luật của giới đức thanh tịnh, thực hiện được đầy đủ các đức hạnh của bực chơn tu.
  3. Bước đường đời, thẩm sát và suy tư: Luôn luôn thực hành việc quán chiếu trong Thiền định, sống trọn vẹn với nội tâm bằng cách suy tư thâm sâu và thẩm sát cặn kẽ về cuộc đời sướng ít khổ nhiều trong vòng Luân hồi, để tìm theo con đường giải thoát.
  4. Mới thật xứng danh là bực Tỳ kheo: Thực hiện đầy đủ các đức tánh kể trên, áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, nặng nghiêng về nội tâm thanh tịnh bên trong, đấy mới thật xứng danh là bực Tỳ kheo; chớ nào phải chỉ có mỗi một việc ôm bình bát đi khất thực.
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]104 khách