Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

11. TÍCH CHUYỆN ÔNG ĐÀM MI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến chuyện ông Đàm Mi, một người thiện nam được sanh lên cõi trời Đâu Suất.

Thuở xưa, ở nước Xá Vệ có một người thiện nam rất có đức hạnh và rất chăm làm việc bố thí. Thường thường, ông dưng thực phẩm cho các vị tỳ kheo đi khất thực và cúng dường các vật dụng cần thiết cho chư Tăng, như thuốc men, quần áo, giường chiếu, v.v... Ông lại lãnh đạo một nhóm cư sĩ đông đảo thường đến đảnh lễ và nghe đức Phật thuyết giảng giáo lý. Ông được bảy người con trai và bảy người con gái, tất cả đều giống tánh Cha, biết giữ gìn giới đức và chăm làm bố thí.

Đến khi về già, gần chết, ông Đàm Mi cho cung thỉnh chư Tăng đến tụng kinh bên giường bịnh. Trong khi chư Tăng đang tụng Kinh TỨ NIÊM XỨ, thì có sáu chiếc thiên xa từ trên các cõi Trời hiện xuống và mời ông tùy ý bước lên một chiếc để được đưa lên một trong sáu cõi Trời. Ông Đàm Mi bảo chư Thiên hãy chờ một chút, sợ làm gián đoạn việc tụng kinh.

Khi dứt thời kinh, ông Đàm Mi gọi các con lại, nói rằng các thiên xa đang chờ ông, và yêu cầu các con rắc hoa lên chiếc thiên xa đi về cung Trời Đâu Suất mà ông chọn để tái sanh. Rồi đó, ông thở hơi cuối cùng và được sanh lên cung trời Đâu Suất như ước nguyện. Như thế, người làm lành được hưởng phước ngay trong đời nầy và còn tiếp tục hưởng nữa về đời sau.

Khi đức Phật kể tích chuyên nầy xong, ngài đọc lên bài Kệ như sau:
  • Nay vui sướng, mai còn vui sướng,
    Kẻ làm lành vui hưởng hai đời.
    Anh còn sung sướng lâu dài,
    Mỗi khi nhớ lại điều ngay mình làm.
    (Kệ số 016)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đàm Mi: Tên thật, đầy đủ bằng tiếng Pali là Dhammika Upāsaka.

- Cõi Trời Đâu Suất: Tiếng Pali là Tusita; ở cõi Trời nầy, có đức Di Lặc đang giảng Kinh. Trong tương lai, Đức Di Lặc sẽ xuống cõi Ta bà làm vị Phật kế tiếp đức Phật Thích Ca.

- Cư sĩ: Cư = ở, cư trú; sĩ = người học trò, người có danh. Cư sĩ, theo nghĩa chuyên môn trong Phật học, là những người tu tại gia, có đức hạnh cao.

- Kinh Tứ Niệm Xứ: Đây là bản Kinh quam trọng trong Trung Bộ Kinh. Kinh dạy ta phép quán:

(1) Quán thân bất tịnh (tức là bên trong thân chức chất dơ bẩn).

(2) Quán thọ là khổ (tức là tất cả các cảm thọ đều mang tính chất đau khổ cả).

(3) Quán tâm là vô thường (tức là tâm thay đổi luôn, chẳng thường hằng).

(4) Quán pháp là vô ngã (tức là mọi sự vật trên thế gian đều mang bản tánh rỗng rang, chẳng có tự ngã).

- Thiên xa: Thiên = Trời; xa = xe; chiếc xe trên Trời.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất đơn sơ kể chuyện người làm lành, khi gần chết, được chư Thiên đem thiên xa đến rước sanh về cõi Trời. Ý nghĩa là: làm lành thì được hưởng phước trong đời hiện tại, chết đi sẽ sanh lên Trời.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 016:

Bài Kệ cũng rất giản dị, ý nói ai làm lành thì đời nầy sung sướng; chết đi sẽ tái sanh vào cõi lành, tiếp tục hưởng phước vào đời sau. Đó chẳng phải là dụ dỗ ta phải làm lành, mà đó chính là Luật Nhơn Quả.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ: Lưu ý đến nghĩa của câu thứ nhì.

(2) Đường lên cõi Trời, chẳng phải đi bằng máy bay, mà do làm lành và biết chăm làm bố thí, tích chứa đức lành cho đời sau!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

12. TÍCH CHUYỆN VỀ TỘI ÁC CỦA ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến tội ác của Đề Bà Đạt Đa.

Thuở ấy, Đề Bà Đạt Đa ngụ tại xứ Cô Sâm Bi với đức Phật. Trông thấy đức Phật được sự kính trọng cao quí của mọi người và nhận được sự cúng dường rất hậu hĩ, Đề Bà Đạt Đa sanh tâm ganh tị, và muốn được thay thế đức Phật để cầm đầu Giáo hội Tăng già. Một hôm, trong khi đức Phật đang giảng pháp, Đề Bà Đạt Đa liền đến bên Đức Phật, viện cớ Đức Phật nay đã già cả rồi, nên giao quyền lại cho y cầm đầu Giáo hội. Đức Phật bác bỏ đề nghị đó và khiển trách Đề Bà Đạt Đa là đang nuốt phải đờm dãi của kẻ khác. Rồi đó, đức Phật bảo Giáo hội Tăng già ra giáo chỉ cáo tố Đề Bà Đạt Đa.

Đề Bà Đạt Đa phẫn uất lên và nguyện sẽ báo thù lại đức Phật. Cả thảy ba lần, Đề Bà Đạt Đa mưu sát đức Phật. Lần thứ nhứt, Đề Bà Đạt Đa mướn các xạ thủ bắn chết Phật. Nhưng bọn người giết mướn nầy được đức Phật cải hoá và cho thọ giáo, họ chứng được quả vị Tu đà hườn. Lần thứ hai, Đề Bà Đạt Đa trèo lên ngọn núi Linh thứu, lăn một hòn đá to để đè chết đức Phật, nhưng đá chỉ làm ngón chơn cái của đức Phật bị thương mà thôi. Đến lần thứ ba, Đề Bà Đạt Đa thả con voi Nà Là Gi Ri để húc chết đức Phật, nhưng khi thấy đức Phật, con voi liền quì xuống.

Sau ba lần mưu sát thất bại, Đề Bà Đạt Đa liền đổi chiến thuật, phá sự hoà hợp của Tăng đoàn, bằng cách khuyến dụ các tăng nhơn vừa nhập Đạo, theo y đến núi Tượng Đầu lập thành một Giáo hội mới. Nhưng hai vị đại đệ tử của Đức Phật là các Tôn giả Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên đến thuyết phục các tăng nhơn kia trở về.

Về sau, Đề Bà Đạt Đa ngọa bịnh nặng trong chín tháng. Y liền bảo các đệ tử của y khiêng y đến Kỳ Viên Tự là nơi đức Phật ngụ lúc ấy. Nghe tin Đề Bà Đạt Đa sắp đến, đức Phật bảo các đệ tử rằng, Đề Bà Đạt Đa chẳng có cơ duyên để gặp được Phật đâu. Khi bọn người khiêng Đề Bà Đạt Đa tới hồ nước trong khuôn viên chùa Kỳ Viên, thì họ đặt cáng xuống và cổi áo ra tắm. Lúc bấy giờ, Đề Bà Đạt Đa nhổm dậy, đặt chơn xuống đất, định đi vào trong. Nhưng đất dưới chơn lún xuống, từ từ nuốt chửng Đề Bà Đạt Đa vào lòng đất. Quả thật, Đề Bà Đạt Đa chẳng gặp được đức Phật trước khi sa xuống địa ngục Vô gián, vì các tội ác đã làm trước kia, nay phải đền tội.

Khi đức Phật kể xong câu chuyện về tội ác của Đề Bà Đạt Đa, Ngài liền nói lên bài Kệ như sau:
  • Kẻ làm ác đời nầy khổ sở,
    Đến đời sau lại khổ tiếp theo.
    Thường than: "Tội ác đã gieo!"
    Sau sa cõi dữ nặng đeo ưu phiền.
    (Kệ số 017)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Hậu hĩ: Rất nhiều và quí giá.

- Ganh tị: Ghen ghét, cà nanh, đòi cho mình cũng được như thế, hay hơn thế mới ưng bụng.

- Giáo hội Tăng già: Hội đồng các Trưởng lão cầm đầu Giáo hội.

- Giáo chỉ: Giáo = giáo hội; chỉ = bản văn có tánh cách như một sắc lệnh, ra lịnh cho các cấp dưới phải tuân hành.

- Cáo tố: Tố cáo, nêu rõ tội phạm ra. Trong Giáo chỉ cáo tố nầy, Giáo hội tuyên bố rằng, những gì Đề Bà Đạt Đa làm hay nói chỉ có liên hệ dến riêng y mà thôi, chẳng có liên quan chi đến đức Phật, Chánh Pháp vàTăng già. Danh từ chuyên môn nầy, tiếng Pali gọi là Pakāsanīya Kamma.

- Phẫn uất: Tức giận dữ dội.

- Mưu sát: Mưu = dự-tính làm lén; sát = giết. Mưu sát là sắp đặt mưu kế để giết, nhưng chẳng giết được.

- Xạ thủ: Xạ = bắn; thủ = tay. Người bắn cung hay bắn súng giỏi.

- Cải hóa: Cải = sửa đổi lại; hóa = trở nên. Cải hóa là làm cho tốt trở lại.

- Thọ giáo: Thọ = nhận; giáo = dạy. Học hỏi với ai.

- Linh Thứu: Chim kên kên; tên một đỉnh núi gần thành Vương Xá, giống hình con ó, nơi đức Phật giảng kinh Pháp Hoa. Còn gọi là núi Kỳ Xà Quật. Tên bằng tiếng Pali là Gijjhakūta.

- Chiến thuật: Chiến = chiến đấu, đánh nhau; thuật = cách, phương pháp. Đổi chiến thuật là đổi lối đánh, đánh cách khác hơn trước.

- Hòa hợp: Hòa = an hòa, hòa thuận với nhau; hợp = hiệp nhau, đồng ý với nhau, chẳng trái ngược. Phá sự hòa hợp của Tăng đoàn là tội nặng, thường bị trục xuất.

- Khuyến dụ: Khuyến = khuyên; dụ = dụ dỗ; gạt gẫm mời.

- Núi Tượng Đầu: Tên bằng tiếng Pali là Gayāsīsa.

- Thuyết phục: Thuyết = nói; phục = nghe theo.

- Ngọa bịnh: Ngọa = nằm. Ngọa bịnh là lâm bịnh nặng.

- Cơ duyên: Cơ hội may mắn.

- Khuôn viên: Trong vòng rào.

- Cáng: Tấm ván mỏng để khiêng người yếu; cái băng ca.

- Cõi dữ: Cõi xấu ác, phải chịu khổ sở. Theo kinh sách Đại Thừa, chúng sanh sanh vào một trong sáu cõi: ba cõi lành là cõi người, A tu la (thần) và Trời; và ba cõi dữ là điạ ngục, ngạ quỉ (quỉ đói) và súc sanh. Phật giáo Nguyên thủy phân biệt bốn cõi dữ (sắp A tu la vào cõi dữ).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện mang các ý nghĩa sau đây:
  • a. Tội ác của Đề Bà Đạt Đa bắt nguồn từ lòng ganh tị: Đề Bà Đạt Đa, vốn là em họ của Phật, đã ba lần mưu sát Phật, phá hoại Tăng đoàn, chỉ vì ganh ghét Phật, muốn thay thế Phật để cầm đầu Tăng chúng. Nguyên do sâu xa là lòng ganh tị. Lòng ganh tị lại bắt nguồn từ sự tham lam: thấy người hơn mình, muốn được hơn người. Đây là món độc hại to lớn nhứt mà người tu hành phải sớm hôm lo dẹp cho sạch trong tâm mình.

    b. Đề Bà Đạt Đa sa vào địa ngục ngay khi bị đất nứt hút xuống, đó là quả báo của các tội ác do y đã gây ra: đây cho thấy Luật Nhơn Quả báo ứng nhãn tiền (= ngay trước mắt). Làm ác chẳng thể nào tránh khỏi được các hậu quả ác đến cho mình, trong đời nầy, hay đời sau.
(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 017:

Bài Kệ số 017 nêu lên hậu quả kéo dài của tội ác: Kẻ làm ác phải chịu khổ sở cả hai đời: đời hiện tại và đời tương lai: Tại sao? Theo luật Nhơn Quả, gây nhơn ác, sẽ hứng chịu quả xấu. Quả xấu có thể xãy ra ngay trong đời hiện tại, hoặc trong các đời sau. Nhưng ngay trong hiện tại, kẻ làm ác cũng cảm thấy khổ sở, mỗi khi nhớ lại hành vi xấu ác mình đã làm: đó là ý nghĩa của câu Kệ:
  • Thường than: "Tội ác đã gieo".
Khi than như thế, thì tâm buồn rầu, lo sợ, chẳng biết rồi đây mình sẽ chịu hậu quả khổ đến bực nào. Chỉ nội sự lo buồn đó cũng đã làm khổ sở cho kẻ làm ác ngay trong hiện tại.

Còn câu Kệ:
  • Sau sanh cõi dữ nặng đeo ưu phiền.
Thì người chẳng tin có đời sau, chẳng tin có địa ngục thì xem thường, chẳng sợ. Họ cứ bảo, chết là hết! Chưa chắc đâu! Hãy nói với họ, nếu có đời sau, có địa ngục, thì sao? Ta cứ làm lành, tránh điều ác, thì mới chắc, dầu có địa ngục hay chẳng có, ta có lo gì. Đó là điều lợi trước mắt, chẳng phải lo ngay bây giờ, mà cũng chẳng phải sợ về sau.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Rút lấy bài học ở Tích chuyện: tội ác của Đề Bà Đạt Đa do lòng ganh tị mà sanh ra, và lòng ganh tị nầy lại bắt nguồn ở lòng tham. Vậy, ta cần phải chận đứng sự tham lam nơi tâm ta. Chận đứng cách nào?

- Thấy người hàng xóm mua xe mới, đừng ganh tị, cố mua một chiếc đẹp hơn. Đừng tranh giàu, tranh sang với láng diềng, với đồng nghiệp, với bạn bè, với bà con.

- Tham có nhiều thứ lắm, xin đề nghị bớt tham vài việc dễ làm: đừng ham xem Ti vi, tuồng cải lương, đến quá nửa đêm, hãy tự hạn chế thời giờ nầy để đọc Kinh sách.

- Khi thấy con người ta thi đậu, con mình rớt, thì ganh ghét; hãy mừng dùm cho người ta. Đó là tâm hỉ, một trong bốn tâm vô lượng rất quí, là từ, bi, hỉ, xả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

13. TÍCH CHUYỆN CÔ SỬ MA NA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có nhắc đến chuyện cô Sử Ma Na là con gái út của Trưởng giả Cấp Cô Độc.

Vào thời ấy, ở nước Xá Vệ, có hai nhà: một là nhà bà Vi Sa Kha và một là nhà ông Cấp Cô Độc luân phiên nhau hằng ngày dưng cúng thực phẩm lên hàng ngàn chư Tăng. Ở nhà bà Vi Sa Kha, người cháu gái của bà lo thu xếp mọi việc cúng dường; còn nơi nhà ông Cấp Cô Độc thì việc đó giao cho ba cô con gái lo liệu. Hai người con gái lớn của ông Cấp Cô Độc trong khi dưng cúng thực phẩm, nghe chư Tăng thuyết pháp và chứng được quả vị Tu đà huờn. Còn người con gái út là cô Sử Ma Na lại hơn thế nữa, cô chứng được quả vị Tư đà hàm.

Đến khi cô Sử Ma Na bị bịnh nặng, nằm trên giường, cô liền cho mời cha là ông Cấp Cô Độc đến gần bên. Khi cha cô đến nơi, cô lại gọi cha cô bằng em. Rồi sau đó, cô từ trần. Ông Cấp Cô Độc nghe gọi như thế, cứ tưởng con mình mê sảng vào lúc hấp hối, nên rất lo buồn. Sau khi tang lễ đã xong, ông liền đến đảnh lễ đức Phật và trình lại sự việc.

Đức Phật bảo, cô Sử Ma Na chẳng có mê sảng khi gần chết. Sở dĩ, cô gọi cha cô bằng em, là vì chính cô đã chứng được quả vị thứ hai trong hàng Thanh văn, trong khi đó cha cô và hai chị cô mới chứng được quả vị thứ nhứt mà thôi. Đức Phật còn cho biết, nay cô Sử Ma Na được tái sanh lên cõi Trời Đâu Suất.

Sau đó, Đức Phật mới đọc bài kệ, như sau:
  • Người hành thiện đời nầy vui sướng
    Đến đời sau còn hưởng phước nhàn.
    Lòng vui nhớ: "Ta làm lành!"
    Sau sanh cõi quí tăng phần phước duyên.
    (Kệ số 018)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Vi Sa Kha: Tên thật bằng tiếng Pali là Visakha.

- Sử Ma Na: Tên thật bằng tiếng Pali là Sumanadevi.

- Luân phiên: Luân = bánh xe; thay nhau; phiên = kỳ, bận, lượt. Luân phiên là thay phiên nhau, ngưòi nầy hôm nay, người kia hôm sau.

- Tu đà huờn: Quả vị thứ nhứt trong hàng Thanh văn; Sotāpatti.

- Tư đà hàm: Quả vị thứ hai trong hàng Thanh văn; Sakadāgāmi.

- Mê sảng: Chẳng còn hiểu biết nữa, nói nhảm.

- Tang lễ: Tang = đám ma. Tang lễ là lễ đám ma.

- Hành thiện: Hành = làm; thiện = lành. Làm lành.

- Phước nhàn: Nhàn = an vui, thong dong, chẳng bị ràng buộc.

- Cõi quí: Cõi lành. Đó là ba đường lành: cõi Người, cõi Thần và cõi Trời.

- Phước duyên: Duyên = duyên may. Được thêm phần sung sướng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:
  • a. Khi kể Tích chuyện nầy, đức Phật muốn chứng minh một lần nữa về Luật Nhơn Quả: hễ đã làm lành, tất sẽ được hưởng phước, chẳng những ngay trong đời hiện tại, mà cả về đời sau nữa.

    b. Tại sao cô Sử Ma Na lại gọi cha bằng em, đức Phật đã giải thích rõ trong Tích chuyện. Cô Sử chỉ gọi cha như thế vào lúc sắp tái sanh vào cõi Trời, nhờ chứng đắc quả vị cao hơn Cha và hai chị.
(2) Ý nghĩa bài Kệ số 018:

Cũng như bài Kệ số 017, bài Kệ số 018 nêu lên hậu quả dài lâu của việc làm thiện. Công đức của cô Sử Ma Na là cúng dường chư Tăng. Cúng dường các bực chơn tu là một hình thức của sự bố thí, một đức tánh cao quí để dẹp lòng bỏn xẻn, tham lam nơi tâm mình.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Thực hành việc bố thí để dẹp bỏ sự rít róng và bụng tham. Khi đem cho, chớ phân biệt ba việc: người cho, người nhận và vật hiến tặng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

14. TÍCH CHUYỆN HAI VỊ TỲ KHEO
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có nhắc đến việc hai vịtỳ kheo mà đường lối tu tập rất khác nhau.

Thuở ấy có hai vị tỳ kheo dòng dõi quí phái, kết làm bạn thân với nhau. Một vị rất thông thạo về Tam tạng Kinh điển, đọc tụng và giảng dạy giáo lý rất lưu loát. Vị nầy được làm giáo thọ dạy cho năm trăm vị tăng nhơn. Còn vị kia tuy hiểu rất ít về Kinh điển, nhưng rất tinh cần theo lời dạy trong Chánh pháp mà tu tập và hành trì; nhờ đó mà chứng đắc được đạo quả A la hán.

Trong một dịp đến đảnh lễ đức Phật ở Kỳ Viên Tự, họ gặp lại nhau. Vị giáo thọ chẳng ngờ là bạn mình đã chứng đắc A la hán, nên xem thường người bạn, nghĩ rằng ông ấy còn chưa thông thạo rành rẽ như mình về Kinh điển, còn chưa biết được một Bộ nào trong năm Bộ Kinh, cũng chẳng biết đến một Tạng nào trong Tam Tạng. Vị giáo thọ nghĩ như thế, nên định nêu ra những câu hỏi về Kinh Tạng để làm cho bạn mình phải bối rối và xấu hổ.

Lúc bấy giờ, đức Phật đọc được tư tưởng của vị giáo thọ, biết nếu ý định xấu kia mà thực hiện thì vị giáo thọ thông thái nầy sẽ bị tái sanh vào cõi dữ. Với tấm lòng từ bi, đức Phật ngăn chẳng cho vị giáo thọ hỏi khó vị kia, bằng cách chính ngài đặt ra các câu hỏi về Thiền định, về Đạo và về Quả. Vị giáo thọ chẳng trả lời nổi vì ông chỉ biết về lý thuyết mà thôi, còn chưa có kinh nghiệm tu tập. Còn vị tỳ kheo kia, nhờ thực hành thuần thục, tuân theo Chánh pháp mà hành trì, đã chứng đắc quả vị A la hán, nên giải đáp rất rành rẽ. Đức Phật tán thán vị nầy, và chẳng có một lời khen ngợi nào cả đối với vị giáo thọ.

Chúng Tăng lúc ấy rất lấy làm lạ khi thấy vị thầy dạy Pháp của họ chẳng được đức Phật khen ngợi, mới thưa hỏi đức Phật tại sao vậy. Đức Phật giải thích: vị giáo thọ tuy hiểu biết rất nhiều về giáo lý, mà chẳng đem ra thực hành trên thân tâm mình, thì cũng tựa như người chăn bò, lo săn sóc bò cho chủ, để lãnh lương, còn những chất ngon của các con bò, gọi là ngũ chủng ngưu vị, thì chỉ có chủ đàn bò mới biết mà hưởng được.

Vị giáo thọ chỉ hưởng được sự cung kính, cúng dường của các người học trò của ông. Còn bạn ông, vị A la hán, thì mới thọ hưởng được những phước lạc đo Đạo và Quả mang đến, giống như chủ đàn bò hưởng năm món ngưu vị. Đó là nhờ ra công sức chuyên cần hành trì, diệt hết ba món độc tham, sân, si, cùng các lậu hoặc, nên tâm cùng tuệ đều được giải thoát. Vị nầy mới thật sự hưởng được lợi ích do Chánh pháp mang đến.

Bấy giờ, đức Phật liền nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Kẻ dầu đọc tụng nhiều Kinh tạng,
    Tánh buông lung, chẳng ráng hành trì.
    Thằng chăn bò có khác chi,
    Đếm bò cho chủ, ích gì cho thân?
    Đạo quả Sa môn chẳng dự phần.
    (Kệ số 019)

    Người dầu tụng chẳng nhiều Kinh tạng,
    Y theo Chánh pháp ráng hành trì,
    Diệt ba độc tham, sân, si,
    Tuệ, tâm giải thoát, chẳng chi buộc ràng.
    Đời nầy, đời khác, màng chi nữa,
    Đạo quả Sa môn tự có phần.
    (Kệ số 020)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Kinh điển: Kinh = lời đức Phật giảng dạy, được ghi chép lại; điển = phép tắc. Kinh điển là kinh sách về giáo pháp của Đức Phật.

- Lưu loát: Trôi chảy; dễ dàng, dễ hiểu và chẳng ngập ngừng.

- Giáo thọ: Vị tăng rành rẽ về giáo lý, giảng dạy cho các tăng ni.

- Hành trì: Hành = làm, thực-hành; trì = giữ. Hành trì là tuân theo lời dạy trong Chánh pháp áp dụng vào đời sống tu hành, chẳng quên.

- Năm Bộ Kinh:Đó là:
  • (1) Trường Bộ Kinh.
    (2) Trung Bộ Kinh.
    (3) Tương Ưng Bộ Kinh.
    (4) Tăng Chi Bộ Kinh.
    (5) Tiểu Bộ Kinh.
Mỗi Bộ Kinh có trên dưới gần ngàn bài Kinh.

- Tam Tạng: Tam = ba; tạng = giỏ, đãy đựng kinh. Tam Tạng là tiếng chung để gọi tất cả kinh điển nhà Phật. Gồm có Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Luận.

- Thông thái: Hiểu biết rõ nhiều việc, có kiến thức thật rộng.

- Thuần thục: Rành rẽ, giỏi dắn, chín chắn.

- Tán thán: Khen ngợi.

- Giải thích: Cắt nghĩa rõ ra.

- Ngũ chủng ngưu vị: Ngũ = năm; chủng = loại, thứ; ngưu = trâu, bò; vị = vị ngon. Năm món ngon từ sữa con bò là: sữa, kem, bơ sống, bơ chín và phô mai (fromage).

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy dơ ra; hoặc = điều sai lầm. Chữ lậu hoặc được dùng để chỉ những thói xấu trong tâm, thường lộ ra ngoài, khiến cho ta phải phiền não, như tham, sân, si, mạn, nghi, v.v..

- Tâm, Tuệ: Tâm = lòng; tuệ = huệ, trí huệ. Tâm bị phiền não ràng buộc; trí huệ bị vô minh (= si mê) che lấp. Diệt bỏ được phiền não và vô minh thì cả tâm lẫn tuệ đều được giải thoát mà chứng đắc Niết bàn.

- Buông lung: Chẳng biết tự kềm chế, sống bừa bãi. Đồng nghĩa với chữ phóng dật.

- Chẳng dự phần: Chẳng hưởng được phần lợi ích.

- Tự có phần: Đã có phần lợi ích dành sẵn cho mình.

- Màng chi nữa: Chẳng còn ham chi nữa; hết thèm rồi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang một ý nghĩa quan trọng về đường lối tu tập. Đọc tụng nhiều Kinh điển mà chẳng biết cách ứng dụng tu hành cho thân tâm được thanh tịnh, chỉ như người chăn bò lo đếm số bò cho chủ, chẳng ích lợi gì cho bản thân. Người biết cách đọc tụng Kinh điển, chẳng cố lấy nhiều, mà chỉ cầu tìm cách ứng dụng để sửa đổi tâm tánh mình cho trong sạch hơn lên, để tiến đến mục tiêu giác ngộ và giải thoát.

Do đó, ta nên biết:
  • Thà biết ít mà biết chắc
    Khỏi tu mù, mà chẳng mắc tu lầm.
(2) Ý nghĩa hai bài Kệ sối 019 và 020:

Ý nghĩa của hai bài Kệ nhắc lại ý nghĩa của Tích chuyện: Khi đọc tụng Kinh điển, ta phải biết ứng dụng vào đời sống tu hành. Vấn đề là ứng dụng như thế nào? Bài Kệ số 020 chỉ rõ cách hành trì:

- Diệt ba mối độc: tham, sân, si;

- Giải thoát tâm và huệ. Tâm giải thoát khi diệt hết các phiền não chướng (chướng = gây trở ngại), nhứt là tham, sân, si. Huệ giải thoát khi diệt được sở tri chướng (sở tri = điều hiểu biết; sở tri chướng là các điều hiểu biết sai lầm, lỗi thời, cùng các cố chấp, các thành kiến).

- "Đời nầy, đời khác, màng chi nữa": câu nầy có nghĩa là chẳng còn bám níu vào cuộc sống Luân hồi nữa; như thế, sẽ chứng được cảnh giới vô sanh, nghĩa là chẳng bị sanh tử (= sự chết sống) ràng buộc nữa. Nói cách khác, đó là chứng đắc được cảnh Niết bàn.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng hai bài Kệ: Đây là dịp để nhớ đến ý nghĩa việc tụng đọc Kinh Kệ: đọc Kinh chẳng phải để được phước như một số người mê tín bảo Kinh nầy linh thiêng hơn Kinh kia. Kinh nào cũng dạy ta một cách tu hành, khi đọc tụng phải tìm cách ứng dụng; và có ứng dụng tu thì mới được hưởng lợi ích, đó là Kinh linh thiêng đấy.

(2) Thà biết ít mà biết chắc. Nếu chẳng biết đến Kinh kệ mà tu, đó là tu mù, chẳng hiểu rõ đâu là mục tiêu, đâu là nỗ lực. Nhưng biết mà biết quá nhiều, thì cũng chẳng hay, vì khi biết quá nhiều, lại đâm ra ít chịu thực hành theo. Thế nên thà biết ít. Nhưng phải biết chắc; vì có biết chắc mới đi đúng đường, khỏi phải phân vân, nghi ngại.

(3) Khỏi tu mù và chẳng mắc tu lầm. Khi mình hiểu biết về Kinh Kệ, đó là căn bản vững chắc cho mình đi tới dưới ánh sáng của ngọn đuốc Kinh kệ. Dọc đường có hầm hố, chông gai, mình nhờ Kinh Kệ nhắc nhở mà tránh được. Người tu mà chẳng hiểu biết Kinh Kệ, thì dễ lầm lẫn, lại thường mê tín nghe theo lời khuyến rủ của những kẻ đội lốt tu hành.

Biết chắc về Kinh Kệ tránh được khổ nạn tu lầm, phí cả một cuộc đời.

(4) Biết lấy Kinh Kệ làm Thầy, tránh được hai nạn: tu mù, tu lầm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

II. PHẨM: CHẲNG PHÓNG DẬT

15. TÍCH CHUYỆN HOÀNG HẬU SA MÃ HOA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ ở tu viện Cô Si Ta, gần thành Cô Sâm Bi, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Hoàng hậu Sa Mã Hoa, chánh cung của vua Ư Đề Na, nước Cô Sâm Bi.

Hoàng hậu Sa Mã Hoa có năm trăm cung nữ, trong số đó có bà Khưu Du hằng ngày đến tiệm bán hoa của Sử Ma Na mua bông về trang hoàng cung của Hoàng hậu. Trong dịp đến tiệm bán hoa, bà Khưu Du được nghe đức Phật thuyết pháp ở đó và bà chứng đắc được quả vị Tu đà huờn. Khi trở về hoàng cung, bà Khưu Du nhắc lại bài pháp cho Hoàng hậu và các cung nữ nghe và nhờ đó mà tất cả đều chứng đắc được quả vị Tu đà huờn. Kể từ đãy, bà Khưu Du được Hoàng hậu kính trọng như mẹ và thầy dạy đạo. Bà Khưu Du khỏi phải làm công việc tạp dịch nữa và tiếp tục đi nghe đức Phật giảng pháp về chỉ dạy lại cho Hoàng hậu và các cung nữ. Chẳng bao lâu, bà Khưu Du đã thông thạo về Tam Tạng Kinh điển.

Hoàng hậu Sa Mã Hoa và các cung nữ rất mong muốn được trông thấy đức Phật để đảnh lễ, nhưng họ sợ vua Ưu Đề Na tức giận, nên chỉ dám khoét một lỗ hổng trên bức tường ở hoàng cung để lén nhìn ra ngoài, nom theo đức Phật hằng ngày đến nhà các cư sĩ Cô Sa Ka, Cúc Khưu Ta và Pha Hoa Di để khất thực.

Vào thời ấy, vua Ưu Đề Na còn có một vị vương phi tên là Mã Can Di Hoa, vốn là người con gái yêu của một vị Bà la môn tên là Mã Can Di. Một hôm, Mã Can Di trông thấy đức Phật với tướng mạo trang nghiêm, đẹp đẽ, ôm bình bát đi khất thực, ông Mã liền gọi vợ và con ra xem, và muốn gả con cho đức Phật vì, theo ông, chỉ có người oai nghi như đức Phật mới xứng với vẻ đẹp tuyệt trần của cô Mã Can Di Hoa. Nhưng dức Phật từ chối: "Ngay cả khi thấy ba người con gái của Ma Vương là các cô Tham Ái, Ác Cảm, và Dục Vọng, nhan sắc xinh đẹp hơn nhiều, ta còn chẳng cảm thấy một chút nào lòng dục khởi lên nữa. Dầu sao, đối với tấm thân đầy chất bẩn và nước tiểu kia, ta cũng chẳng muốn để chơn ta đụng phải".

Khi nghe đức Phật nói như thế, hai vợ chồng vị Bà la môn Mã Can Di liền chứng đắc được đạo quả A Na Hàm. Họ liền giao con gái cho người em trai và xin gia nhập vào Giáo hội Tăng già. Tuy nhiên, cô Mã Can Di Hoa lúc ấy rất căm hận đức Phật và thề rằng sẽ trả thù, khi có dịp. Về sau, cô Mã Can Di Hoa được người chú đem dâng cho Vua Ưu Đề Na và được tuyển làm vương phi. Khi Mã Can Di Hoa hay tin đức Phật đến xứ Cô Sâm Bi và Hoàng hậu Sa Mã Hoa cùng các cung nữ khoét vách tường để dòm ra ngoài, bà Mã liền tố cáo với Vua, bảo rằng Hoàng hậu và các cung nữ chẳng trung thành với Vua và có sự giao du với bên ngoài. Vua Ưu Đề Na đến cung Hoàng hậu, nhìn thấy lỗ hổng trên tường, nhưng khi nghe trình bày sự thật, nhà vua hết nghi nan và chẳng tức giận.

Bà Mã Can Di Hoa vẫn còn căm tức nên tìm cách thuyết phục Vua rằng Hoàng hậu Sa Mã Hoa chẳng những chẳng trung thành với Vua mà còn âm mưu giết vua nữa. Được biết trước Vua sẽ ngự đến cung Hoàng hậu, bà vương phi Mã liền bắt một con rắn nhỏ thật độc, đem dấu vào trong cái bầu của cây đờn tì bà, mà vua thường thích đờn, rồi lấy một bó hoa chận phía ngoài cho rắn chẳng bò ra được. Bà liền tâu với Vua là bà có linh cảm rằng có người sẽ ám hại vua, xin vua đừng đến cung Hoàng hậu. Nhưng nhà vua chẳng nghe, bà Mã liền xin tháp tùng, nói là để bảo vệ Vua khi cần.

Đến cung Hoàng hậu, sau khi dự tiệc, Vua sai mang đờn ra để ngài tấu nhạc. Bà Mã liền rút bó hoa ra khỏi cây đờn và đem dưng cho Vua. Con rắn thoát khỏi chỗ bị giam, liền chui ra, rít lên, bò đến bên Vua. Nhà vua tức giận, bấy giờ tin lời bà Mã là Hoàng hậu Sa Mã Hoa muốn giết vua. Ngài liền bắt Hoàng hậu và các cung nữ đứng giàn hàng, rồi giương cây cung, đặt tên có tẩm thuốc độc, nhắm bắn. Lúc ấy, Hoàng hậu trầm tĩnh bảo các cung nữ đừng sợ hãi và cũng đừng oán giận vua, mà phải nhiệt tâm rải tâm Từ đến Vua và vương phi. Khi mũi tên độc của Vua bay về phía các cung nữ thì lạ thay, nó lại quay ngược trở về, rơi xuống đất. Nhà Vua tỉnh ngộ mới biết Hoàng hậu trong trắng và vô tội. Kể từ đó, Vua cho phép Hoàng hậu được thỉnh đức Phật vào hoàng cung để cúng dường thực phẩm và nghe thuyết pháp.

Nhận thấy các âm mưu để hại Hoàng hậu chẳng thành công, bà vương phi Mã Can Di Hoa mới nghĩ đến một kế hoạch chót. Bà cho người về nhờ chú bà thuê người đến đốt cung Hoàng hậu. Khi hay tin có hỏa tai, nhà Vua đến cung Hoàng hậu, nhưng chậm mất rồi, vì Hoàng hậu và các cung nữ đang nhập vào thiền định dưới ngọn lửa hồng đang bùng cháy. Bấy giờ, phần lớn các cung nữ đều chứng đắc quả vị Tu đà huờn, một số ít chứng được quả A na hàm.

Khi ngọn lửa đã tàn, nhà Vua chẳng để lộ vẻ tức giận, mà nói rằng: "Khi Sa Mã Hoa còn sống, ta vẫn luôn luôn lo ngại bà ta ám hại, nay bà ta đã chết rồi, ta mới yên tâm. Kẻ nào đã đốt cháy cung nầy mới thật là kẻ yêu ta, muốn bảo vệ ta đó". Bãy giờ, bà Mã Can Di Hoa liền tâu rằng chính bà đã thuê người đốt. Nhà vua cười khen bà Mã và ra lịnh mời tất cả thân nhơn của bà đến cung Vua để dự tiệc khen thưởng. Họ vui mà đến, đông đủ cả. Nhà Vua liền ra lịnh bắt tất cả, dĩ nhiên cả Vương phi Mã Can Di Hoa cũng ở trong số đó, đem ra sân thiêu sống.

Khi đức Phật nghe được các biến cố đó, ngài liền đọc lên ba bài Kệ sau đây cho chúng Tăng nghe:
  • Tỉnh giác là con đường Bất tử
    Buông lung là nẻo dữ Tử sanh.
    Sống theo tỉnh giác, tâm lành
    Hơn người phóng dật đã thành chửa chôn.
    (Kệ số 021)

    Đã thông hiểu chỗ hơn kém đó
    Bực trí cao chẳng có buông lung;
    Chí thành tỉnh giác một lòng
    An vui cõi Thánh, ung dung thanh nhàn.
    (Kệ số 022)

    Bực trí giả hằng tu thiền định
    Nỗ lực tinh cần tỉnh giác luôn.
    Vô thượng Niết bàn liền chứng đắc;
    Gông cùm, xiềng xích đều đập tan.
    (Kệ số 023)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
Các tên được Việt hóa cho dễ đọc:
  • Tiếng Việt = Tiếng Pali:

    - Cô Si Ta: Ghosita.

    - Sa Mã Hoa: Sāmāvati.

    - Ưu Đề Na: Udena.

    - Khưu Du: Khujjuttarā.

    - Sử Ma Na: Sumana.

    - Cô Sa Ka: Ghosaka.

    - Cúc Khưu Ta: Kukkuta.

    - Pha Hoa Di: Pāvāriya.

    - Mã Can Di: Māgandiya.

    - Mã Can Di Hoa: Māgandiyā.
- Chánh cung: Người vợ chánh của vua; hoàng hậu.

- Cung nữ: Cô gái phục vụ trong hoàng cung.

- Tạp dịch: Tạp = lặt vặt; dịch = công việc. Tạp dịch là làm các công việc lặt vặt trong nhà.

- Vương phi: Vương = vua; phi = vợ; vợ thứ. Theo phong tục đa thê (= có nhiều vợ), ngoài Hoàng hậu ra, Vua còn có nhiều vợ khác, gọi là vương phi.

- Căm hận: Thù ghét.

- Tố cáo: Kể rõ tội trạng của một người với kẻ khác.

- Giao du: Giao = giao thiệp, kết bạn; du = chơi bời với nhau.

- Nghi nan: Nghi ngờ.

- Trung trinh: Trung = trung thành; trinh = trinh tiết. Giữ lòng trung thành với chồng.

- Đờn tì bà: Một loại đờn giây, trông tựa như vĩ cầm ngày nay.

- Linh cảm: Linh = linh thiêng, huyền bí; cảm = cảm giác. Linh cảm là tự nhiên có ý nghĩ biết trước về một việc sắp xảy ra.

- Ám hại: Ám = đen tối; hại = nguy hại. Ám hại là hại ngầm.

- Rải tâm Từ: Tức là trong tâm chỉ nghĩ đến sự Từ bi, và mong muốn tấm lòng Từ bi của mình sẽ chuyển động được tâm người mình đang nghĩ đến.

- Tỉnh ngộ: Liền biết mình đã nghĩ lầm.

- Kế hoạch: Mưu kế dự định sẽ làm.

- Hỏa tai: Hỏa = lửa; tai = tai nạn. Bị lửa cháy thiêu.

- Thân nhơn: thân = thân tình, bà con; nhơn = người.

- Biến cố: Việc quan trọng đã xãy ra.

- Tỉnh giác: Tỉnh = chẳng còn mê; giác = biết. Người tỉnh giác là người sáng suốt, làm gì cũng biết mình đang làm gì, luôn chú ý đến hành động và mọi biến chuyển trong tâm của mình.

- Bất tử: Bất = chẳng; tử = chết. Vì sao tỉnh giác là con đường Bất tử? Vì khi tỉnh giác, biết mình đang sống, làm gì, nghĩ gì cũng biết, khác với người mê tuy còn thở nhưng như chết rồi vì mình chẳng biết mình đang làm gì, đang nghĩ gì.

- Buông lung: Buông trôi, chẳng có sự tự kềm chế lấy mình. Cùng nghĩa với chữ Phóng dật.

- Phóng dật: Phóng = buông trôi; dật = nghỉ ngơi. Cùng một nghĩa với các chữ: buông lung, lười biếng, cẩu-thả.

- Chửa chôn: Còn sống đó, nhưng vật vờ, vất vưởng như người chết chưa chôn, vậy thôi.

- Ung dung: Thong thả, tự do, chẳng bị ràng buộc.

- Vô thượng: Vô = chẳng có; thượng = trên. Vô thượng là chẳng còn gì ở trên đó nữa; cao nhứt.

- Niết Bàn: Tiếng Pali là Nirvana, có nghĩa là ra khỏi rừng u tối, tức là rừng phiền não. Chữ Niết bàn chỉ tâm trạng của người đã dứt sạch hết các phiền não, sống ung dung, tự tại. Đừng tưởng lầm Niết bàn là một nơi chốn nào trong không gian mà người tu hành đắc đạo đến đó ở cho thật sung sướng. Đó chỉ là cảnh giới của tâm người đã dứt hết các điều ham muốn, sống an nhiên trong niềm vui thanh tịnh, nhẹ nhàng.

Có hai cảnh Niết bàn: khi còn sống thì vào Hữu dư Niết bàn; đến khi bỏ thân xác thì vào Vô dư Niết bàn (dư = dư y, tức là tấm thân thể xác). Các bực chứng quả vị A la hán, đắc được Vô sanh (= chẳng còn phải tái sanh trong cõi Luân hồi), gọi là chứng đắc Niết bàn.

- Tham ái, Ác cảm, Dục vọng: Tên của ba cô gái đẹp của Ma vương. Tham ái = khao khát; Ác cảm = có ý ác, ghét; Dục vọng = lòng ham muốn. Cả ba đều chỉ đến sự cám dỗ.

- A na hàm: Quả vị thứ ba trong hàng Thanh văn, chẳng còn phải sanh lại ở cõi người nữa, nên được gọi là Bất Lai. Tiếng Pali là Anāgāmi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện đưa ra hai mẫu người: một người hiền từ biết tu tập theo Chánh pháp, biết lấy ơn ra trả oán; và một người buông lung theo lòng oán hận, gây ra nhiều tội ác. Mẩu người trước là Hoàng hậu Sa Mã Hoa; mẩu người sau là bà Vương phi Mã Can Di Hoa. Tích chuyện cho thấy: đã làm ác, tất phải chịu lấy hậu quả xấu, ngay trong đời nầy.

Ngoài ý nghĩa chánh vừa nêu trên, ta còn tìm thấy những ý nghĩa khác sau đây:
  • a. Cùng một lời nói của Phật về tấm thân bất tịnh, hai ông bà Mã Can Di và cô gái Mã Can Di Hoa có phản ứng khác nhau:
- Ông bà Mã Can Di biết rõ bên trong tấm thân của con người chứa những thứ bất tịnh như nước tiểu, máu mủ, v.v... nên khi nghe xong lời Phật, hai vợ chồng mới chứng được thánh quả.

- Cô Mã Can Di Hoa vì tự ái, nghe Phật nói thế, liền căm giận; sự si mê nầy cộng với tâm thù oán khiến cô đi sâu vào con đường tà ác.

- Phép quán thân bất tịnh giúp ta nhận thấy rõ, thân bề ngoài có đẹp đẽ vì trau chuốt, còn bên trong chứa đầy chất dơ bẩn. Đó là Sự thật. Một khi đã biết rõ như thế, sẽ sanh ra nhàm chán việc đuổi theo các thú vui thể xác, nhờ đó mà dứt được các dục vọng, tiến đến sự giải thoát cho tâm thoát khỏi mọi sự ràng buộc.
  • b. Vua Ưu Đề Na là người biết nhận lỗi khi mình làm quấy:
Khi mũi tên quay ngược lại chẳng hại bàHoàng hậu, nhà vua liền biết ngay là bà vô tội. Trước đó, thái độ trầm tĩnh của Hoàng hậu dặn bảo các cung nữ chẳng những chẳng đưọc oán hận Vua, mà còn phải rãi tâm Từ đến Vua và vương phi. Lẽ ra, đứng trước thái độ đó, nhà Vua phải cảm động mà dừng tay, nhưng vì lòng tức giận đang nổi mạnh lên đã che mời lý trí của nhà vua. Nhà Vua đã tỏ ra sáng suốt khi chăng cái bẫy ra để bắt kẻ thủ phạm chủ mưu đốt chết Hoàng hậu; tuy nhiên khi trừng trị luôn tất cả thân nhơn của bà Mã Can Di Hoa, thì cũng tàn ác quá!
  • c. Rải tâm Từ:
Lòng Từ là lòng thương người, muốn cho người được an vui. Rải tâm Từ là trong tâm an định phát ra những tư tưởng tốt đẹp hướng về người mà mình muốn cho nhận được các làn sóng tư tưởng đó. Có hai điều cần trong việc rải tâm Từ:
    • (a) Tâm phải ở trong tình trạng an định, nghĩa là lúc đó chỉ nghĩ đến lòng Từ mà thôi.
      (b) Tâm phải chơn thành và khẩn thiết, thật sự mong muốn cho người mình đang hướng về được mọi sự an lành.
Rải tâm Từ đến những người thân yêu thì dễ hơn rải đến người thù nghịch. Người biết đem lòng Từ đối đãi với kẻ nghịch là người đã thắng hoàn toàn được món độc: sân (= giận hờn).

(2) Ý nghĩa của ba bài Kệ:
  • a. Bài Kệ số 021:
So sánh giữa hai lối sống: buông lung (= phóng dật) và tỉnh giác. Sống buông lung là chẳng biết tự kềm chế, hoặc để cho tham, cho sân, lôi kéo mình đi. Chúng lôi kéo vào nẻo dữ. Còn sống tỉnh giác, biết kềm chế tâm, biết rõ mọi biến chuyển của tâm, khi tham, biết tham là xấu; khi sân, biết giận thì mất khôn. Người tỉnh giác như thế tiến theo con đường lành, sẽ chứng đắc các đạo quả, thoát vòng sanh tử Luân hồi.
  • b. Bài Kệ số 022:
Nêu lên ích lợi mà người tỉnh giác được hưởng: sống an vui trong cõi Thánh, tức là được giải thoát mọi ràng buộc, ung dung, thanh nhàn, chẳng phiền muộn; trái hẳn với người buông lung sống như người chết chưa chôn.
  • c. Bài Kệ số 023:
Nhờ Thiền định mà tâm thường tỉnh giác. Nếu biết tu tập thiền định một cách tinh cần, sẽ chứng đắc được cảnh giới an vui của Vô thượng Niết bàn.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng ba bài Kệ.

(2) Tập rải tâm Từ đến những người thân, như cha, mẹ, anh chị em.

(3) Lâu lâu, có giận ai, hãy nghĩ tới việc rải tâm Từ đến người ấy. Khi gặp lại người ấy, lòng mình sẽ nhẹ nhàng hơn: đó là lợi lớn cho mình rồi. Cứ thấy bớt giận dai là mừng đi, vì đã thắng được cái "sân" rồi đó!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

16. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CHỦ NGÂN HÀNG
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tu viện Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ông chủ ngân hàng tên là Cung Thác Cơ.

Vào thời xa xưa ấy, thành Vương Xá bị nạn dịch, dân chúng chết hại rất nhiều. Tại tư gia của vị giám đốcngân hàng, các đầy tớ đều bị bịnh chết cả. Vợ chồng ông chủ cũng vướng phải bịnh dịch. Khi biết mình chẳng sống sót nổi, ông mới kêu người con trai còn nhỏ tuổi lại mà bảo trốn đi nơi xa; và chỉ nên trở về sau một thời gian thật lâu. Ông còn trối với con là ông có chôn dấu một kho tàng bốn ngàn nén vàng và chỉ chỗ cho nó sau nầy đào lên mà dùng. Đứa con vâng lời cha, trốn vào rừng sâu; mười hai năm sau, khi đã trưởng thành, mới quay về chốn cũ.

Lúc bấy giờ, ở thành Vương Xá, chẳng ai nhận ra được chàng trai con ông chủ ngân hàng cả, vì vóc dáng đã to lớn, thay đổi nhiều. Cung Thác Cơ liền tìm đến nơi chôn dấu kho tàng, thấy vẫn còn nguyên hiện. Nhưng chàng nghĩ rằng, nếu ta đào lên lấy vàng, thì những người chung quanh tưởng đó là của vô thừa nhận chôn dưới đất, sẽ tố cáo đến quan, rồi ta sẽ bị bắt vì vi phạm luật lệ. Theo luật thời ấy, những của tìm ra dưới đất đều thuộc về nhà Vua. Vì thế, Cung Thác Cơ mới đi tìm nghề sanh sống, chẳng đụng tới kho tàng. Vào nhà một nông gia, chàng xin việc và được thâu nhận làm người báo giờ, mỗi buổi sáng, kêu gọi mọi người thức dậy, đến giờ nấu cơm, đến giờ đem trâu bò ra cày ruộng, v.v... Chàng chăm chỉ làm việc như thế trong một thời gian.

Bấy giờ, Vua xứ Ma Kiệt Đà là Tần Bà Sa La, mỗi buổi sáng nghe tiếng của Cung Thác Cơ đi rao khắp nơi, mới lấy làm lạ, nghe giọng nói như là tiếng nói của một người giàu sang. Ngài liền cho thị vệ ra xem, thì ra đó là một chàng trai nghèo khổ đang đi báo thức. Nhà vua chẳng tin người nghèo khổ mà có giọng nói như thế, mới chođiều tra. Một thị nữ được phái đi làm công việc nầy. Bà ta dẫn theo một dứa con gái, cải trang thành một ngườidu khách lỡ độ đường, đến xin ngụ qua đêm trong trang trại mà Cung Thác Cơ giúp việc. Người chủ nông trại cho phép bà và con ngụ tạm nơi túp lều của Cung Thác Cơ.

Vào độ ấy, có buổi lễ cúng tế cho hoa mầu được tươi tốt. Vua ra lịnh mọi người phải đóng góp vào để mua sắmlễ vật. Cung Thác Cơ nghèo quá, chẳng có tiền, đành phải đến chỗ chôn dấu vàng, đào lên, lấy vài đồng tiền, rồi nhờ bà khách ngụ đem đi đóng góp phần mình cho quan. Bà thị nữ lấy tiền riêng của mình ra đóng góp, còn hai đồng tiền vàng gởi ngay đến hoàng cung. Bà trở về tâu sự việc lên Vua và đề nghị Vua cho gọi Cung Thác Cơ đếntrình diện. Cung Thác Cơ sợ-hãi, chẳng biết mình bị tội gì, nhưng sau cùng cũng đến. Đức Vua hỏi nguyên do vì sao Cung-thác-cơ có được hai đồng tiền vàng, và Vua hứa rằng, nếu nói lên đúng sự thật thì chẳng hề bị bắt tội. Cung Thác Cơ liền kể lại hết sự tình, ngày còn bé, cha là chủ ngân hàng, bị bịnh dịch khi chết có trối chỗ chôn vàng, thời gian mười hai năm trốn ở rừng sâu, nay trở về, nhưng chẳng dám đào lên để hưởng dụng, mà phải đi làm công cho một nông gia. Nhà Vua thấy vẻ thật tình, cho điều tra lại rõ ràng, mới phong cho Cung Thác Cơ làm giám đốc ngân hàng của Hoàng gia, và lại gả công chúa cho chàng nữa.

Sau đó, trong một dịp đến đảnh lễ Đức Phật ở tịnh xá Trúc Lâm, nhà Vua cho Cung Thác Cơ tháp tùng. Nhà Vua trình lên Đức Phật sự việc của Cung Thác Cơ, khen chàng là người biết nỗ lực tìm lấy nghề nghiệp để sanh sống, hơn là nhờ vào gia tài của cha mẹ chôn dấu để lại.

Nhơn dịp nầy, đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người tỉnh giác, các căn điều phục;
    Đúng theo Chánh pháp, cuộc mưu sanh;
    Việc làm cẩn trọng, nhiệt thành;
    Ý, lời, hành động cũng thanh tịnh rồi;
    Chẳng hề phóng dật trong lối sống,
    Danh tiếng người nầy tăng trưởng thật cao.
    (Kệ số 024)
Sau khi nghe xong bài Kệ, Cung Thác Cơ chứng được quả vị Tu đà huờn.
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ngân hàng: Ngân = bạc; hàng = cửa hàng. Ngân hàng là nhà băng

- Trúc Lâm: Trúc = cây tre, cây trúc; lâm = rừng. Tên tu viện nầy bằng tiếng Pali là Veluvana.

- Cung Thác Cơ: Tên thật bằng tiếng Pali là Kumbhaghosaka.

- Giám đốc: Giám = cai quản, coi sóc; đốc = đốc thúc, điều khiển. Giám đốc là vị chủ, điều khiển mọi người trong hãng.

- Bịnh dịch: Bịnh truyền nhiễm nguy hiểm, giết chết nhiều người.

- Vô thừa nhận: Vô = chẳng có; thừa-nhận = nhìn-nhận. Của vô-thừa-nhận là của vô-chủ, chẳng biết của ai.

- Vi phạm: Vi = làm trái với; phạm = phạm tội.

- Nông gia: Nông = nghề làm ruộng; gia = nhà. Nông-gia là người làm ruộng, trồng lúa.

- Ma Kiệt Đà: Tên nước, tiếng Pali là Magadha.

- Tần Bà Sa La: Tên thật bằng tiếng Pali là Bimbisara.

- Thị vệ: Thị = Người theo hầu; vệ = người theo bảo vệ. Thị vệ là lính theo hầu vua.

- Thị nữ: Người đàn bà hầu hạ trong cung vua.

- Lỡ độ đường: đi đường quá về ban đêm, tìm chỗ ngủ.

- Trang trại: khu vườn hay ruộng có trồng trọt.

- Nông trại: Khu vườn, ruộng của nông gia.

- Điều tra: Tìm các bằng chứng về sự thật.

- Trình diện: Trình = thưa trình; diện = mặt. Trình diện là đến ra mắt.

- Các căn: Căn = gốc; nơi phát sanh ra. Theo nghĩa chuyên môn trong Phật học, sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

- Điều phục: Điều = điều khiển, sắp xếp cho có thứ tự; phục = chế phục, làm chủ lấy. Điều phục các căn có nghĩa là làm chủ các giác quan, chẳng chạy theo cảnh vật bên ngoài. Thí dụ: chẳng nhìn vào chỗ chẳng đáng nhìn.

- Cuộc mưu sanh: Mưu sanh = làm nghề để sanh sống, nuôi thân mình và gia đình. Mưu sanh đúng theo Chánh pháp, chính là Chánh Mạng, được đức Phật giảng trong Bát Chánh Đạo. Về việc chọn nghề cho đúng theo Chánh pháp, xin xem lại ở cuối trang 45. Về Bát Chánh Đạo, xin xem lại cuối trang 38.

- Cẩn trọng: Cẩn = cẩn thận, kỹ lưỡng; trọng = chú trọng tới.

- Nhiệt thành: Nhiệt = nóng, thành = thành thật. Làm việc thật nhiệt thành là làm việc rất cẩn thận, hăng say và thích thú mà làm.

- Tăng trưởng: Tăng = gia tăng, thêm lên; trưởng = lớn. Tăng trưởng là càng ngày càng to lớn hơn. Trái với giảm thiểu.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện kể lại đời sống cần cù, đúng theo Chánh pháp của một chàng thanh niên, tuy được cha mẹ để lại nhiều tiền của mà chẳng tiêu dùng, vẫn siêng năng chọn nghề sanh sống trong sạch và đạo đức. Khác hẳn với các cậu "công-tử bột" xài phá gia tài cha mẹ để lại, chẳng có nghề ngỗng gì làm ăn cả.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 024: Ý nghĩa của bài Kệ bổ túc ý nghĩa của Tích chuyện và dạy ta nên sống trong tỉnh giác và theo đúng Chánh pháp. Người như thế biết:

- Tỉnh giác: khi làm hay suy nghĩ thì biết làm và nghĩ đúng;

- Các căn điều phục: giữ gìn các căn, chẳng chạy theo các thú vui vật chất, chẳng để cho cảnh vật bên ngoài cám dỗ và lôi cuốn;

- Cuộc mưu sanh đúng theo Chánh pháp: biết chọn nghề có ích cho mình, gia đình mình mà chẳng hại đến các chúng sanh khác;

- việc làm cẩn trọng, nhiệt thành: hành động cẩn thận, chín chắn và hăng hái.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Phải biết chọn nghề đúng với Chánh mạng: xem lại trang 45.

(3) Giữ sao cho BA NGHIÊP được thanh tịnh:
  • (a) Thân làm việc đàng hoàng (thân nghiệp).
    (b) Miệng nói lời chơn chánh (khẩu nghiệp).
    (c) Ý suy nghĩ chơn thiện (ý nghiệp).
Đó là đường lối thanh lọc thân tâm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

17. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ TIỂU PHAN THA CA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tu viện Trúc Lâm, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Tôn giả Tiểu Phan Tha Ca, vị tỳ kheo chậm hiểu mà mau quên.

Tiểu Phan Tha Ca cùng với anh là Đại Phan Tha Ca, là cháu nội của một vị giám đốc ngân hàng; vị nầy thường dẫn hai cháu đi nghe giảng pháp. Về sau, Đại Phan Tha Ca gia nhập Tăng đoàn, chẳng bao lâu chứng được đạo quả Ala hán. Tiểu Phan Tha Ca cũng theo chơn anh, đi xuất gia, nhưng vì trí thông minh chậm lụt, học đâu quên đó, một bài kệ bốn câu, thuộc câu chót thì quên mất câu đầu. Đó là vì trong tiền kiếp, vào thời đức Phật Ca Diếp, Tiểu Phan đã trêu chọc một vị Tăng nhơn ngu tối, cho nên kiếp nầy phải sanh ra chậm hiểu mà mau quên. Anh là Đại Phan rất thất vọng về Tiểu Phan, lại thường nói Tiểu Phan chẳng xứng đáng làm tỳ-kheo trong Tăng đoàn.

Vào độ ấy, có cư sĩ Di Hoa Ca đến đảnh lễ Phật và thỉnh Phật cùng chư Tăng về nhà để dâng cúng thực phẩm. Đức Phật nhận lời. Đại Phan lúc bấy giờ chịu trách nhiệm sắp xếp để chư Tăng đi thọ thực. Trong danh sách, tất cả tăng chúng đều được mời đi, nhưng Đại Phan lại bỏ tên của Tiểu Phan ra. Khi Tiểu Phan biết được tin ấy, liền sanh ưu phiền, cho rằng mình chẳng xứng đáng, mới tính trở về nhà, hoàn tục. Đức Phật đọc rõ ý định đau buồn đó của Tiểu Phan, mới đến gọi Tiểu Phan theo ngài về Hương phòng. Đức Phật lấy ra một cái khăn trắng, bảo Tiểu Phan ngồi xuống, cầm lấy khăn, mặt hướng về phương Đông, tay chà khăn, miệng đọc hai tiếng: "Lau sạch!" Sau đó, đức Phật liền lên đường đến nhà cư sĩ Di Hoa Ca.

Ngồi trong hương phòng, Tiểu Phan chăm chú làm theo lời Phật dạy, tay chà khăn, miệng đọc: "Lau sạch!", chẳng hề ngừng nghỉ. Chẳng bao lâu, cái khăn trắng dính dơ, đổi thành màu ngà ngà. Miệng vẫn đọc, tay vẫn chà, Tiểu Phạn nhận thấy sự biến đổi của cái khăn và đồng thời trong tâm quán tưởng được tánh cách vô thường của mọi vật hữu vi. Bấy giờ, đức Phật, từ nhà của Di Hoa Ca, đọc được tư tưởng đó của Tiểu Phan, Ngài liền dùng thần thông chiếu hào quang lên và hóa hình ra ngồi trước mặt Tiểu Phan. Ngài bảo Tiểu Phan: "Chẳng phải chỉ có cái khăn bị dính bụi dơ mà thôi đâu; bên trong tâm mọi người có ba chất bẩn là tham, sân, si. Nếu biết "lau sạch" ba chất dơ đó trong tâm, thì tỳ kheo sẽ đạt được mục tiêu và chứng đắc đạo quả A la hán". Tiểu Phan nghe nhận được lời Phật dạy, tiếp tục quán tưởng, và chẳng bao lâu liền chứng đắc quả vị A la hán, gột rửa được chỗ u tối trong tâm trí.

Vào lúc ấy, nơi nhà cư sĩ Di Hoa Ca đang sửa soạn dâng thực phẩm lên Đức Phật và tăng chúng. Đức Phật liền lấy tay che bát lại, và nói: "Còn thiếu một tỳ kheo, chưa được mời đến dự." Cư sĩ vội sai người chạy đến tu viện Trúc Lâm; rồi một lát sau, tỳ kheo Tiểu Phan Tha Ca theo người đầy tớ của cư sĩ bước vào nhà. Sau khi thọ thực xong, đức Phật mời Tiểu Phan thuyết pháp. Bấy giờ, Tiểu Phan với lòng đầy tự tín, nói thao thao bất tuyệt, giọng như con sư tử rống!

Khi trở về tịnh xá, chúng Tăng bày tỏ sự ngạc nhiên, thấy Tiểu Phan thuyết pháp rất hay, đức Phật liền thuật lại việc Tiểu Phan đã tập luyện với hai tiếng "Lau sạch" một cách tinh cần, khẩn thiết, nên đã chứng đắc quả Thánh. Rồi đức Phật đọc lên bài Kệ sau đây:
  • Bằng vào tỉnh giác và nỗ lực,
    Giới đức cao, điều phục các căn;
    Xem kià bực trí xây hòn đảo,
    Lũ lụt dầu to khó ngập tràn.
    (Kệ số 025)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
Các tên được Việt hóa cho dễ đọc:
  • - Đại Phan Tha Ca: Mahāpanthaka.

    - Tiểu Phan Tha Ca: Cūlapanthaka. Trung Hoa phiên âm, đọc ra tiếng Hán Việt là Châu Lợi Bàn Đà Già. (Mahā = lớn, Đại; Cūla = nhỏ, Tiểu).

    - Di Hoa Ca: Jivaka.
- Hoàn tục: Hoàn = trở về, trở lại; tục = thế tục. Hoàn tục là việc người đã xuất gia đi tu rồi, nay lại bỏ tu, quay về với đời sống thế tục.

- Hương phòng: Căn phòng riêng, có hương thơm, trong cốc của đức Phật (cốc = túp lều nhỏ, dành cho người tu hành tịnh tu). Chữ Hương phòng dịch nghĩa tiếng Pali là Gandhakuti.

- "Lau sạch": Nguyên tiếng Pali là Rajoharanam. Rajo, Raja là bụi dơ, chất bẩn; Harana là làm cho sạch; lau, tẩy cho sạch.

- Màu ngà ngà: Màu trắng đục, vì dính dơ, có lẽ vì buị và mồ hôi tay của Tiểu Phan.

- Vô thường: Vô = chẳng có; thường = thường hằng. Vô thường là tánh cách của sự biến đổi theo thời gian, chẳng giữ nguyên vẹn được.

- Hữu vi: Hữu = có; vi = làm. Theo nghĩa thường thì hữu vi là những sự vật do tạo tác nên mà thành; và vì do tạo tác mà thành, nên cùng với thời gian mà bị hủy diệt mất; hễ có thành, thì có hoại. Theo nghĩa chuyên môn trong Phật học, hữu vi là những sự vật bị điều kiện hoá, nghĩa là, chịu sự thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo duyên cớ. Thí dụ như cái nhà là vật hữu vi, do xây cất mà thành, rồi một ngày kia sẽ sụp đổ. Thí dụ khác,thân tâm con người là vật hữu vi, do cha mẹ sanh ra, sẽ có ngày chết đi.

Trái ngược với Hữu vi là Vô vi, tức là những sự vật chẳng do ai tạo nên mới có, mà luôn luôn thường hằng, thí dụ như: Sự thật, Hư không.

- Quán tưởng: Suy nghĩ sâu xa về một đề tài duy nhứt, chẳng xao lãng, chẳng lo ra.

- Thao thao bất tuyệt: Thao thao = nói trôi chảy, rõ ràng, lưu loát; bất tuyệt = chẳng dứt.

- Như sư tử rống: Trong kinh Phật, thường nói về tài thuyết pháp khiến cho người nghe tin phục và vâng theo, cũng như con sư tử rống lên muôn thú nghe đến đều sợ hãi và tuân phục.

- Tự tín: Tin ở tài sức của mình, chẳng nhút nhát.

- Nỗ lực: Ráng hết sức mình, dẹp bỏ mọi việc khác để làm cho xong được việc đang làm.

- Giới đức: Giới = các điều răn cấm; đức = đức hạnh, tánh tình.

- Xây hòn đảo: Ý nói tạo cho mình một nơi nương tựa vững chắc; cũng như một hòn đảo vươn lên khỏi mặt nước vậy.

- Lũ lụt: Nước dâng tràn cao lên làm ngập tất cả.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện mang các ý nghĩa sau đây:
  • a. Nỗ lực tinh cần của Tiểu Phan khi thực hành lời dạy của Phật: ngồi yên, tay chà khăn, miệng đọc "Lau sạch", mắt nhìn khăn, tâm chú ý chẳng lúc nào lo ra, chẳng lúc nào ngưng nghỉ. Nỗ lực tinh chuyên nầy đưa đến sự định tâm và nhờ đó mà trí huệ phát sáng. Cố giữ thân trong kỷ luật, đó là giới; chú ý liên tục, đó là định. Kết quả: đắc huệ.

    b. Cách dạy của Phật hết sức thực tiển và có hiệu lực phi thường: đối với người chậm hiểu mau quên, ngài chỉ dạy có hai tiếng: "Lau sạch" mà thôi, rồi chỉ cách điều phục thân tâm: tay thì chà, miệng thì đọc, tai nghe tiếng, mắt nhìn vào khăn, tức là buộc tâm phải chú ý vào việc học. Thầy như thế, trò như thế, thảo nào chẳng đạt được kết quả mau chóng.

    c. Từ sự quan sát cái khăn đổi màu đến sự quán tưởng tính cách vô thường của sự vật hữu vi: đó là con đường thanh lọc thân tâm. Trong Tích chuyện chẳng thuật rõ sự biến chuyển ở nội tâm của Tiểu Phan, nhưng ta có thể phỏng đoán là nhờ sự định tâm mà Tiểu Phan đã đi sâu vào quán- tưởng, quét sạch được ba món độc: tham, sân, si mà Phật chỉ dạy phải lau sạch, phải dẹp bỏ.
(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 025: Ngoài việc nhắc lại các đức tánh: tỉnh giác và nỗ lực, bài kệ còn nói đến giới đức và điều phục các căn. Thường tu Thiền mà chẳng đắc định tâm được, là vì thường ngày giữ giới lơ là, các căn buông lung, chạy theo ngoại cảnh.

Bài kệ ví sự thành công của người tỉnh giác như xây cho mình một hòn đảo vững chắc, khiến cho lũ lụt của ba món độc chẳng tràn ngập nổi.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài kệ.

(2) Tập chú ý: thử nhìn vào cây nhang và xem đến bao giờ thì lại nhìn vào chỗ khác; thử hít vào và thở ra, theo dõi hơi thở, coi được mấy hơi thở.

(3) Ngay bây giờ, thử soát lại xem mình còn nhớ được mấy bài Kệ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

18. TÍCH CHUYỆN "HỘI HÈ TUỔI TRẺ VUI NHỘN"
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến dịp lễ vui nhộn của lũ thiếu niên khờ.

Vào thời đó, ở nước Xá Vệ có tục lệ của bọn thiếu niên khờ dại tổ chức một tuần lễ vui đùa. Trong thời gian nầy, bọn trẻ ngốc nghếch ấy lấy tro và phân bò bôi trét lên đầu, mặt, rồi đi rong khắp cả phố phường, hò hét om lên. Chúng đến trước cửa nhà người ta, đứng đấy phiền nhiễu, chờ được cho tiền mới chịu đi khỏi.

Lúc bấy giờ, các thiện nam, tín nữ đến tu viện trình với chư Tăng, xin đừng ra đường, và mỗi ngày họ đem thực phẩm đến dâng cúng các vị tỳ kheo. Dân chúng cũng ngại có việc rắc rối, nên đóng cửa im ỉm. Đến ngày thứ tám, hội hè chấm dứt, các cư sĩ mới đến mời Đức Phật và chư Tăng lên đường khất thực như trước.

Khi nghe kể lại cuộc hội hè của bọn trẻ trong tuần qua, đức Phật bảo rằng, chỉ những kẻ ngu khờ, dại dột mới có thái độ và hành động như thế, thật đáng chê trách. Bấy giờ, đức Phật đọc hai bài Kệ sau đây:
  • Người ngốc với kẻ khờ
    Sống buông lung, vật vờ.
    Bực trí giữ tỉnh giác,
    Tợ viên ngọc trong kho.
    (Kệ số 026)

    Chớ sống đời phóng dật,
    Chớ say mê dục lạc.
    Hãy thiền định, tỉnh giác,
    Niềm vui lớn sẽ đạt.
    (Kệ số 027)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Hội hè: Dịp vui có đông người tụ tập ồn ào.

- Vui nhộn: Vui nhưng quá ồn ào.

- Khờ dại: Thiếu thông minh, ít học.

- Ngốc nghếch: Ngu khờ, thiếu hiểu biết.

- Phiền nhiễu: Gây bực bội, khó chịu cho kẻ khác.

- Im ỉm: Im lìm, chẳng mở hé cửa.

- Vật vờ: Lờ phờ, lười biếng, chẳng chút hăng hái.

- Dục lạc: Dục = ham muốn; lạc = thú vui. Dục lạc là các thú vui về vật chất, thấp kém.

- Niềm vui lớn: Ý muốn nói đến niềm vui lâu dài, to lớn của cảnh giới Niết bàn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện rất giản dị, kể lại phong tục xấu xưa kia ở nước Xá Vệ về bọn trẻ khờ dại tụ tập đông đảo trong một tuần, gây ồn ào và phiền nhiễu dân chúng. Đức Phật cho rằng hành động của chúng là dại khờ, chẳng biết sống theo tỉnh giác, để đạt được niềm vui lớn hơn: Niết Bàn.

(2) Ý nghĩa của hai Kệ 026 và 027:
  • a. Kệ số 026 chê trách hạng người sống buông lung và khen các bực biết tỉnh giác: kẻ buông lung vật vờ, sống chẳng có mục đích; còn người trí, biết giữ sự tỉnh giác, cao quí như viên bảo ngọc trong kho.

    b. Kệ số 027 khuyên ta chớ phóng dật và hãy chuyên cần tu tập thiền định và tỉnh giác, để đạt nguồn vui to lớn, lâu dài hơn các thú vui vật chất: đó là nguồn vui Vô thượng Niết Bàn.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng hai bài Kệ.

(2) Bớt nghe ca nhạc, xem phim, xem truyền hình, đã mất thời giờ, còn khiến tâm dễ buông lung, bị các cảnhsay mê, bạo hành lôi cuốn. Giới cấm thứ 8 trong Bát quan trai giới là chẳng nghe hát xướng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

19. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ ĐẠI CA DIẾP
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Tôn giả Đại Ca Diếp.

Thuở ấy, Tôn giả Đại Ca Diếp đang ẩn cư nơi động Cây Tiêu và để trọn thời giờ luyện tập Thiền định. Tôn giả quán tưởng về ánh hào quang và cố gắng phát triển thiên nhãn để chiếu soi pháp giới và xem chúng sanh nào tỉnh giác, chúng sanh nào phóng dật, chúng sanh nào sắp chết cùng chúng sanh nào sắp tái sanh.

Lúc bấy giờ, đức Phật trong cơn nhập định tại Kỳ Viên Tự, bằng thiên nhãn, Ngài thấy được đường lối của Tôn giả Đại Ca Diếp đang tu tập. Đức Phật muốn báo cho Tôn giả biết rằng Tôn giả đang phí mất thời giờ để làm công việc quán chiếu như trên. Ngài liền phóng hào quang và hóa hiện ngồi ngay trước mặt Tôn giả Đại Ca Diếp. Đức Phật bảo: "Nầy Ca Diếp, số chúng sanh chết đi và tái sanh lại thật là vô lượng, ông chẳng thể đếm cho xuể được. Ông chẳng nên lo lắng về điều ấy, vì đó là phạm vi trách nhiệm của chư Phật".

Bấy giờ, đức Phật liền đọc lên bài Kệ sau đây:
  • Bực hiền trí lên lầu cao trí huệ,
    Bằng giác tâm, dẹp hết tệ buông lung.
    Các ngài dứt khổ trong lòng,
    Đoái nhìn đến kẻ trong vòng khổ đau,
    Như bực Thánh trên cao đỉnh núi,
    Cúi nhìn xem bên dưới đồng bằng
    Còn lắm phàm phu nhọc nhằn, dại dột.
    (Kệ số 028)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tôn giả Đại Ca Diếp: Tên bằng tiếng Pali là Mahākassapa. Ngài là vị Tổ thứ nhứt của Thiền tông Ấn độ. Trong hội Linh Sơn, một hôm Đức Phật cầm một cành hoa đưa lên trước chúng Tăng mà chẳng nói gì cả Tôn giả Đại Ca Diếp nhìn cành hoa, lặng lẽ mĩm cười. Đức Phật nói: "Ta nay có Chánh pháp nhãn tạng, trao cho Đại Ca Diếp". Câu chuyện nầy về sau thường được nhắc đến là việc "nhìn hoa mà nhận ra được Phật tánh".

Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đại đệ tử giỏi nhứt về hạnh đầu đà (= tu khổ hạnh).Sau khi Phật nhập Niết bàn, Tôn giả cầm đầu Tăng đoàn, và triệu tập Kỳ Kết tập Kinh điển Lần Thứ Nhứt tại thành Vương Xá.

- Ẩn cư: Ẩn = Ở riêng một mình nơi xa vắng; cư = ở, cư trú, ngụ.

- Động Cây Tiêu: Động = hang đá; cây Tiêu tên bằng tiếng Pali là Pipphali.

- Thiên nhãn: Thiên = Trời; nhãn = con mắt. Người tu hành đắc được thiên nhãn có thể nhìn thấy thật xa, thấy cả những vât bị ngăn che.

- Nhập định: Nhập = vào; định = định-lực. Nhập định là tâm của người tu thiền đang ở trong tình trạng vắng- lặng, chẳng bị cảnh vật bên ngoài lôi kéo, mà ý bên trong cũng dừng lại, chẳng trì-níu.

- Vô lượng: Vô = Chẳng có; lượng = tính, đếm, cân, lường. Vô lượng có nghĩa là vô số, chẳng thể đếm tính được.

- Phạm vi trách nhiệm: Ý muốn nói đó là thuộc về phần việc riêng của chư Phật.

- Hiền trí: Hiền: lành, tốt; trí = trí huệ, thông minh. Theo nghĩa chuyên môn trong Phật học, bực Hiền là người chứng đắc được ba quả vị đầu tiên của hành Thanh văn; bực Trí là người đã chứng đắc được trí huệ Bát nhã Ba la mật (= trí huệ giác ngộ và giải thoát.)

- Trí huệ: Trí thông minh. Theo nghĩa chuyên môn trong Phật học sự sáng suốt (= Bát nhã) đưa ta sang bờ giác ngộ bên kia (= ba la mật).

- Giác tâm: Giác = hiểu biết thấu đáo; tâm = lòng. Giác tâm là tâm giác ngộ, thấu rõ đường lối giải thoát khỏi cảnh sanh tử Luân hồi.

- Tệ: Điều xấu tệ.

- Đoái nhìn: Thương mà nhìn đến.

- Phàm phu: Phàm = thường; phu = người. Phàm phu là người thường, chưa tu hành. Trong Phật học chữ phàm phu trái với chữ Thánh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện rất giản dị: Tôn giả Đại Ca Diếp quán tưởng về sự sanh tử của chúng sanh, dùng thiên nhãn để đếm xem ai phải sanh về đâu, ai sắp chết. Đức Phật biết được tâm trạng đó của Tôn giả, mới khuyên Tôn giả đừng mất thời giờ làm công việc đó, vì chúng sanh sanh tử, tử sanh thật là vô lượng, đếm sao cho xuể.

Thế thì ta phải chọn đề tài gì để quán tưởng? Tích chuyện chẳng thấy nói, nhưng bài Kệ chỉ rõ: dùng giác tâm để dẹp hết sự phóng dật và các phiền não trong lòng.

(2) Ý nghĩa bài Kệ số 028:

Bài Kệ gợi lên hình ảnh của bực hiền trí đang bước lên lầu cao trí huệ, nhìn xuống phía dưới thấy những kẻ phàm phu còn dại khờ mà xót lòng thương, muốn cứu giúp.

Ngày nay, ta thường gọi những người trí thức cao là những bực đã đến đỉnh cao trí huệ. Theo ý nghĩa trong bài Kệ, bực đỉnh cao trí huệ đã dẹp hết tất cả phiền não trong lòng mình, nhìn thấy kẻ còn lận đận trong vòng đau khổ, phải thương họ, và dĩ nhiên, phải giúp họ thoát khổ. Đó là đường lối tự giác và giác tha: mình đã giác ngộ, dẹp bỏ mọi phiền não cùng tánh buông lung (phóng dật), nay đi chia xẻ sự giác ngộ của mình với kẻ khác.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Tập dẹp bỏ tật xấu phóng dật: Xin đề nghị vài điểm:

- Sáng sớm 5 giờ rưỡi, thức dậy tập thể thao và ngồi Thiền, mùa hè cũng như mùa đông. Đừng viện cớ gì để "nằm nướng" thêm.

- Đừng gát lại ngày mai việc có thể làm ngay ngày nay: chịu khó ngồi lại viết bức thơ trả lời bạn, vì đã nhận được thơ bạn hơn mười bữa rồi. Lười viết thơ cũng là một hình thức phóng dật đấy!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

20. TÍCH CHUYỆN HAI VỊ TỲ KHEO BẠN ĐỒNG TU
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến hai vị tỳ kheo là bạn đồng tu, nhưng cách tu tập lại khác nhau xa.

Vào độ ấy, hai vị tỳ kheo đó, sau khi được đức Phật chỉ dạy cho mỗi người một đề tài quán-tưởng, liền đi vào rừng sâu, để tỉnh tu. Một vị tỳ kheo có tánh phóng dật, dành phần lớn thời giờ ngồi sưởi bên đống lửa, tán chuyện gẫu với các vị tỳ kheo trẻ tuổi khác trong suốt canh đầu của đêm, rồi sau đó nằm lăn ra ngủ. Còn vịtỳ kheo kia rất tinh cần, giữ đúng các bổn phận của một vị tăng nhơn. Vị ấy đi kinh hành vào thời canh đầu, canh giữa thì an nghỉ, đến canh cuối, lại thức dậy, siêng năng hành thiền. Nhờ tinh tấn luyện tập như thế, nên chẳng bao lâu vị nầy chứng đắc được đạo quả A la hán.

Đến cuối mùa mưa, chấm dứt thời kỳ an cư kiết hạ, hai vị tỳ kheo đều quay về Tịnh xá Kỳ Viên để đảnh lễ Phật. Đức Phật hỏi: "Trong mùa an cư, các ông đã tu hành như thế nào?" Vị tỳ kheo lười biếng mới bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, anh bạn đồng tu với con chẳng được siêng năng cho lắm, thường bỏ phí thời giờ, nằm lăn ra ngủ." Nhưng Đức Phật lại gạn hỏi: "Thế, còn ông thì sao?" Vị tỳ kheo ấy đáp rằng ông ta thường ngồi gần bên lửa sưởi ấm vào canh đầu, rồi ngồi yên suốt cả đêm chẳng ngủ. Tuy nhiên, đức Phật quán thấy rõ ràng sự thật, nên bảo vị tỳ kheo lười biếng rằng: "Chính ông là người lười, phóng dật, chẳng tu hành tinh tấn, lại tìm cách nói xấu bạn ông, vu cho bạn ông là người lười và phóng dật. Ông cũng như một con ngựa hèn, chậm lụt, sánh thế nào được với con tuấn mã, chạy nhanh, là người bạn đồng tu của ông."

Rồi đức Phật mới đọc lên bài Kệ sau đây:
  • Tinh cần sống giữa người còn phóng dật,
    Tỉnh táo bên kẻ ngủ gật triền miên,
    Bỏ sau lưng đám ngựa hèn,
    Như con tuấn mã, bực hiền phi nhanh.
    (Kệ số 029)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:

- Đề tài quán tưởng: Đề tài = đầu đề, vấn đề; quán tưởng = suy nghĩ sâu xa. Đề tài quán tưởng là đầu đề được đem ra suy nghiệm trong lúc ngồi thiền; như nếu đang quán tưởng về tấm thân bất tịnh, thì đầu đề là thân thể chứa đầy chất dơ bẩn bên trong.

- Tỉnh tu: Tỉnh = yên lặng; tu = tu. Tỉnh tu là tu trong yên lặng, ở nơi xa vắng, để dễ chuyên tâm.

- Tán chuyện gẫu: Nói chuyện tầm phào cho vui, chẳng đứng đắn.

- Canh đầu của đêm: Canh = khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ trong một đêm. Ấn Độ chia đêm ra ba canh, canh đầu, canh giữa và canh chót. Việt Nam ta chia đêm ra làm năm canh, mỗi canh hai giờ; nửa đêm vào giờ Tí, là canh ba.

- Vu: Nói phao vu, gán tội xấu cho kẻ khác.

- Ngựa hèn: Ngựa xấu, ngựa dở.

- Tuấn mã: Tuấn = đẹp, mạnh; mã = con ngựa. Tuấn mã là ngựa hay, giỏi, chạy nhanh. Phi = bay; ở đây có nghĩa là chạy thật nhanh.

- Tinh cần: Siêng năng, nỗ lực và bền chí.

- Triền miên: Chằng chịt; ở đây, có nghĩa là ngủ lâu và nhiều quá.

- Bực Hiền: Các vị tu hành đã chứng đắc được một trong ba quả vị đầu tiên của hàng Thanh văn: Tu đà huờn, Tư đà hàm, A na hàm.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại hai thái độ tu hành của hai vị tỳ kheo đồng tu: một vị lười biếng, phóng dật; một vị tinh cần, nỗ lực hành thiền. Lẽ dĩ nhiên, kẻ lười đã bỏ phí thời giờ để ngủ nghỉ, tán gẫu; còn người tinh cần, tu hành đúng theo lời Phật dạy, nên sớm chứng đắc được đạo quả A la hán. Đức Phật ví người lười như con ngựa hèn, lẹt đẹt theo sau, còn người siêng năng như con tuấn mã chạy nhanh, bỏ lại sau đám ngựa dở.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 029:

Bài kệ số 029 nêu lên hình ảnh của hai mẩu người: kẻ lười như con ngựa hèn, người siêng như con tuấn mã. Cùng nhận chung một lời chỉ dạy của đức Phật để tỉnh tu, một người thành công, còn một người chẳng đắc được gì cả; chỗ khác nhau chính là nỗ lực của từng người. Bài kệ cho thấy rõ ích lợi của sự tinh cần và tai hại của sự phóng dật.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Để tự mình sửa đổi lấy mình, xin đề nghị lập một bảng, chia ra làm hai cột, một cột ghi những việc mình thường ngán chẳng thích làm, và một cột ghi những việc mình thường ham thích làm. So sánh hai cột, tự hỏi tại sao mình ngán ở cột bên nầy, và tại sao mình thích ở cột bên kia. Rồi, thử làm như thế nầy: lấy một việc ngán làm, đem làm ngay; đến khi nhớ và thèm muốn làm việc mình thích, thì dừng lại, tự nói với mình: hãy chờ trong chốc lát, mười phút chẳng hạn. Kế đó, so sánh hai thái độ của chính mình, lúc bắt đầu làm cái việc ngán, với thời gian chờ đợi để làm cái việc thích.

Nếu thấy mình hăng hái làm việc mình ngán: tánh lười đã bị khuất phục.

Nếu thấy mình chẳng nôn nóng trong khi chờ, chưa làm việc mình thích: sự cám dỗ bị đánh lui trong một thời gian; nếu kiên quyết thêm, thắng luôn sự cám dỗ. Đó là một cách nhỏ để thanh lọc tâm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

21. TÍCH CHUYỆN MÃ HÀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Nóc Nhọn, gần thành Tỳ Da Ly, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Mã Hà sau tái sanh làm Vua Đế Thích ở cõi Trời.

Vào độ ấy, có một vị hoàng tử xứ Ly Xa, tên là Mã Hà Ly, đến nghe đức Phật giảng kinh Đế Thích Sở Vấn. Đức Phật nhắc đến tên của vị Đế Thích một cách rất nồng nhiệt, khiến cho hoàng tử Mã Hà Ly nghĩ trong bụng chắc đức Phật đã có quen biết nhiều với vị Thiên chủ đó. Hoàng tử liền bạch Phật để hỏi cho rõ. Đức Phật đáp: "Ta biết rõĐế Thích và Ta cũng biết do đâu mà vị ấy trở thành Thiên chủ Đế Thích". Rồi đó, Đức Phật kể lại sự tích như sau:

Thuở xưa, tại làng Ma Ca La, có chàng thanh niên tên là Mã Hà. Chàng thanh niên nầy, cùng với ba mươi hai người bạn cùng tuổi, lo đi đắp đường, xây cầu và cất nhà tạm trú cho khách bộ hành. Mã Hà còn tuân theo đúng bảy điều giới luật trong suốt đời mình. Bảy điều ấy là:
  • (1) Phụng dưỡng mẹ cha.
    (2) Kính trọng các bực tôn trưởng.
    (3) Nói lời dịu dàng, hoà nhã.
    (4) Tránh phỉ báng, vu khống kẻ khác.
    (5) Chẳng rít róng mà sẵn lòng bố thí.
    (6) Luôn luôn nói lên Sự thật.
    (7) Biết tự kềm chế chẳng nổi giận.
Chính nhờ những công đức phước thiện và đức hạnh đẹp đẽ đó trong đời sống ấy, nên Mã Hà được tái sanh thành Thiên chủ Đế Thích, làm vua ở cõi Trời.

Bấy giờ, đức Phật mới nói lên bài Kệ như sau:
  • Tinh cần hành thiện gắng tua,
    Khiến cho Đế Thích làm vua cõi Trời.
    Tỉnh giác thời được lời khen ngợi,
    Còn buông lung thì mới bị chê.
    (Kệ số 030)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Mã Hà: Tên thật bằng tiếng Pali là Magha.

- Chùa Nóc Nhọn: Tên thật bằng tiếng Pali là Kūtāgāra (Kūtā = nhô lên cao; agāra = nơi cư trú).

- Tỳ Da Ly: Thành phố Vesali; phiên âm đọc theo chữ Hán Việt.

- Kinh Đế Thích Sở Vấn: Đế Thích = Vua ở cõi Trời, tiếng Pali gọi là Sakka; sở = chỗ; vấn = hỏi. Trong bản Kinh nầy, vua Trời Đế Thích thưa hỏi đức Phật, tại sao có thù hận giữa các chúng sanh. Bản Kinh tên là Sakkapanha Suttanta, thuộc về Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya).

- Mã Hà Ly: Tên thật bằng tiếng Pali là Mahāli.

- Xứ Ly Xa: Tên thật của xứ nầy bằng tiếng Pali là Licchavi.

- Nồng nhiệt: Nồng = nhiệt = nóng, ấm; ở đây, lời rất khen ngợi.

- Đế Thích: Tên vị Thiên chủ. Vị nầy còn có tên là Kiều Thi Ca.

- Vu khống: Đặt chuyện nói xấu người khác.

- Gắng tua: Cố gắng, nỗ lực.

- Buông lung: Thả lỏng, chạy theo thú vui, chẳng biết tự kềm-chế. Đồng nghĩa với Phóng dật. Trái nghĩa với Tinh cần, Tinh tấn, Siêng năng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại vì sao Mã Hà được sanh lên làm Vua Đế Thích ở cõi Trời; chính nhờ vào hai việc,
  • a. Siêng năng làm việc thiện.
    b. Tuân giữ bảy điều giới luật.
Làm Vua ở cõi Trời thì sung sướng lắm, nhưng ngay tại cõi thế gian nầy, nếu ta bắt chước theo Mã Hà, ta cũng được sung sướng trong lòng.

(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 030:

Bài Kệ nhắc lại Tích chuyện dưới hình thức văn vần cho dễ nhớ. Chỗ Phật khuyên ta nên theo là làm việc lành và giữ giới luật.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ.

(2) Tiếp theo việc đề nghị ở phần Học Tập, xin đề nghi thêm vài việc nhỏ có tầm quan trọng lớn:

- Đừng vứt rác ngoài đường: khi thấy đứa cháu ăn kẹo vứt giấy xuống, mình cúi xuống lượm, cất vào túi. Nó có hỏi, thì bảo để đem bỏ vào thùng rác. Tập cho trẻ có tánh tốt nầy rất quí.

- Đi đường, thấy có miểng chai, cúi xuống lượm bỏ vào thùng rác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

22. TÍCH CHUYỆN MỘT VỊ TỲ KHEO
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Tỳ kheo nhờ quán sát ngọn lửa bùng cháy mà chứng được Đạo tuệ.

Thuở ấy, có một vị tỳ kheo, sau khi được Phật chỉ dạy cho một đề tài quán tưởng, liền rút vào rừng sâu, để hành thiền. Mặc dầu vị ấy đã nỗ lực chuyên cần trong một thời gian khá lâu, nhưng chẳng đạt được kết quả mong muốn. Vị ấy cảm thấy buồn lòng và chán nản, nên mới quay trở về Kỳ Viên Tự để xin đức Phật chỉ dạy thêm. Trên đường về, vị ấy chợt thấy một làn khói xanh mù mịt bốc cao lên, liền vội leo lên đỉnh núi để nhìn. Trông thấy ngọn lửa từ từ bốc lên và lan rộng ra, vị tỳ kheo bỗng nảy ra trong tâm ý tưởng nầy: cũng giống như ngọn lửa kia đang thiêu đốt hết tất cả, Đạo tuệ sẽ tiêu diệt mọi kết sử, cả lớn lẫn nhỏ".

Lúc bấy giờ, tại nơi Hương phòng ở Kỳ Viên Tự, đức Phật đang thiền quán, nhơn đọc được tư tưởng của vị Tỳ kheo đang suy nghiệm, ngài liền phóng hào quang, hiện hình đứng trước mặt vị Tỳ kheo và nói rằng: "Này Tỳ kheo, tư tưởng của ông đang đi đúng đường, hãy tinh tấn tiến theo hướng đó. Tất cả chúng sanh phải dùng Đạo tuệ mà đốt cháy hết các kết sử, lớn hoặc nhỏ, cũng như ngọn lửa rừng đang đốt cháy hết các lùm cây".

Rồi, đức Phật liền nói lên bài Kệ sau đây:
  • Tỳ kheo nào sợ nguy phóng dật,
    Lại an vui, tỉnh giác trong lòng,
    Tiến nhanh như ngọn lửa hồng
    Đốt thiêu kết sử, xích xiềng nhỏ, to.
    (Kệ số 031)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đạo tuệ: Đạo = con đường; tuệ = trí sáng suốt nhìn thấy được ý nghĩa sự vật. Nói các vắn tắt, đạo tuệ khiến tâm ta nhìn thấy được đúng con đường tu hành, cần làm gì, cần tránh gì, sẽ chứng đắc được gì. Trong thiền tông gọi đó là sơ giác ngộ, sự giác ngộ ở bước đầu.

- Quán sát: Quán = nhìn vào bên trong; sát = xem xét kỹ lưỡng. Quán sát khác với quan sát ở chỗ khi quán sát, ta quay vào trong tâm mà nhìn sự biến chuyển của tâm, còn quan sát, thông thường thì nhìn cảnh vật bên ngoài.

- Xiềng xích: Sợi dây sắt trói tay, buộc chơn.

- Kết sử: Kết = kết chặt lại, ràng buộc lại; sử = sai khiến. Kết sử là những tình cảm, tư tưởng có tánh cách ràng buộc và thúc dục ta phải hành động một cách sai lầm. Còn được dịch là thúc thằng, theo tiếng Pali là Sanyojana (thúc = ràng buộc; thằng = sợi dây trói).

Theo giáo lý Bắc Tông, có tất cả mười kết sử, chia ra:

- Ngũ độn sử: Năm mối ràng buộc và sai khiến, cấp thấp, như:
  • (1) Thân kiến (chấp thân thường còn; tiếng Pali là sakkāyaditthi).
    (2) Nghi (hồ nghi, chẳng tin Chánh pháp, tiếng Pali là vicikiccha).
    (3) Giới cấm thủ (tin vào giới cấm mê tín như cúng tế các tà thần, tiếng Pali là silabha taparāmāsa).
    (4) Tham (tiếng Pali là kāmarāga và
    (5) Sân (giận hờn, tiếng Pali là patigha).
- Tu đến bực A na hàm thì dứt được hết năm kết sử nầy.

- Ngũ lợi sử: Năm món ràng buộc và sai khiến, cấp cao, như:
  • (1) Sắc ái kết (tiếng Pali là Rūparāga, luyến ái cảnh Sắc giới).
    (2) Vô sắc ái (tiếng Pali là Arūparāga, luyến ái cảnh Vô sắc giới).
    (3) Mạn (tiếng Pali là mano, sự kiêu căng, khi người).
    (4) Trạo (tiếng Pali là Uddachcha, sự giao động, bối rối).
    (5) Vô minh (tiếng Pali là Avijja, sự si mê, ngu tối).
- Tu đến bực A la hán dứt nốt năm kết sử nầy, được hoàn toàn giải thoát.

Theo giáo lý Nam Tông, cũng có mười thúc thằng (Sanyojana), y như trong giáo lý Bắc Tông, chia ra:

- Ba thúc thằng đầu tiên khi diệt được, sẽ chứng quả Tu đà hườn;

- Hai thúc thằng kế tiếp khi diệt được sẽ chứng quả Tư đà hàm;

- Cả năm thúc thằng đầu tiên (tương đương với ngũ độn sử) khi diệt xong hết, sẽ chứng quả A na hàm;

- Bực A la hán diệt nốt năm thúc thằng chót (tương đương với ngũ lợi sử).

Nhớ đủ 10 món thì khó, chỉ cần nhớ ba món chánh: tham, sân, si.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất đơn sơ, thuật lại việc một tỳ kheo vào rừng hành thiền, có điểm còn thắc mắc, quay về thưa hỏi Phật. Dọc đường, thấy một ngọn lửa rừng đang đốt cháy các lùm cây, bỗng nghĩ đến, nơi tâm ta, các kết sử đang nung nấu, thúc đẩy ta vào con đường tà. Nếu ta biết và chứng Đạo tuệ, thấy rõ con đường tu hành chơn chánh, thì với trí huệ đó, ta sẽ dẹp tan được các kết sử ràng buộc kia, cũng như ngọn lửa rừng đang thiêu đốt hết các lùm cây.

Vấn đề đặt ra cho ta là làm sao chứng được Đạo tuệ. Đường lối để tiến đến đó là tiếp tục quán tưởng, nghĩa là quay vào bên trong tâm, nhận rõ các biến chuyển của tâm để điều phục, để chấn chỉnh lại theo đúng Chánh pháp. Đó là đại ý của lời khuyên của Phật đã dạy vị Tỳ kheo.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 031:

Khi mình ham quá mà kịp biết mình đang tham, khi mình nổi nóng mà kịp biết mình đang giận, đó là tâm mình đang tỉnh giác. Tâm ấy đang biết rõ sự tham, sự giận là quấy, chẳng để cho tham lôi cuốn, chẳng để cho giận trì kéo, đó là chận được tham, khắc phục được giận. Do đó, nhờ sự tỉnh giác mà tâm tạm thời phá tan được hai kết sử tham và sân.

Nếu biết giữ tâm luôn luôn tỉnh giác, trong lòng sẽ an vui, nhờ đó mà tiến nhanh trên con đường đạo hạnh. Trái lại, nếu tâm buông lung, thì nguy cơ của sự phóng dật sẽ khiến cho các kết-sử nổi lên ràng buộc, lôi kéo, thúc đẩy ta vào đường tà.

Biết siêng canh chừng tâm, hằng tỉnh giác, đó là ý nghĩa của bài Kệ mà hai câu chót nói đến ích lợi lớn lao của việc diệt tan các kết sử.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài kệ.

(2) Ôn lại cách chận cơn giận nổi lên, được bàn ở trang 15 và 16.

(3) Giới cấm thủ là một kết sử thường thấy ở kẻ mê tín: mất dao, đem nải chuối cúng Ông Địa nhờ chỉ dùm! Chớ cúng, ráng đi kiếm lấy còn hơn. Ông Địa nào, ở đâu, lại đi ăn hối lộ như thế!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.91 khách