Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Lưu Ly
Bài viết: 35
Ngày: 27/12/13 03:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi Lưu Ly »

...............
Sửa lần cuối bởi Lưu Ly vào ngày 15/02/20 05:53 với 1 lần sửa.


gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Lưu Ly đã viết:Ai muốn nói gì thì nói quả bảo tự họ chịu , họ có phỉ báng 1 kẻ xấu ác thì quả báo chẳng đáng là bao còn lỡ phỉ báng 1 bậc thánh thì quả báo hơi bị nặng đó nên mọi người nên xem xét lại , tui viết thì viết ai nói gì làm gì mọi cảnh trần không làm tâm ta vọng động được .

Phật dạy " nhất thiết pháp vô ngã " , hết thảy các Pháp đều không có ngã từ đây mà lập .Trên từ cõi trời thứ 33 dưới cho đến tất cả các loài hàm linh đều không có Tự Ngã .Hết thảy đều chỉ mượn duyên sanh mà thành đương thể tức là Không .Do đó nó vốn không có Tự Ngã .

Tâm kinh viết " Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không " Bổn Thể là Diệu Trí Như Như vì 1 Pháp Như , cho nên hết thảy đều Như ,Bồ Tát Quán Tự Tại dùng trí Như Như này để chiếu tất cả các Pháp , rõ biết sắc uẩn cho đến thức uẩn đều là vô tánh Không , tự thể vốn Không vì vốn là Không nên ngài Tự Tại nơi tất cả các Pháp , Phá Ngũ Uẩn mà thành tựu Pháp thân .

Sắc chính là Không , Không chính là Sắc . Hết thảy các Sắc Tướng đều chỉ mượn duyên sanh nên Thể nó vốn là Không chẳng phải nó diệt rồi mói gọi là Không , ngay khi nó hiện Thể của nó cũng đã là Không , tuy Thể nó là Không nhưng vẫn mượn hết thảy các duyên để hợp thành cái Sắc do đó mới biết Tánh Không tức là Chơn Sắc , Chơn Sắc tức là Tánh Không .

Ngoài Không ra không có Sắc ngoài Sắc ra không có Không , Sắc và Không vốn chẳng 2 .Ngay nơi trí Bát Nhã này thì mọi người đều đầy đủ không ai dư cũng chẳng ai thiếu , trên từ Phật thì chẳng có tăng , dưới là phàm phu mê muội thi cũng chẳng giảm .Chỉ vì người đời vốn không tự biết nên chịu làm phận chúng sanh nếu tỏ ngộ nơi Thực Tướng Bát Nhã thì sẽ 1 bước viên thành Phật đạo có gì bảo là khó chăng ?

Phật thuyết kinh tức là Văn Tự Bát Nhã y theo Văn Tự Bát Nhã này mà khởi quán trí Bát Nhã , chiếu soi các Pháp lâu ngày liền chứng được Thực Tướng Bát Nhã . Lúc đó sẽ biết Pháp Pháp là Bát Nhã nơi nơi là biển viên giác chốn chốn đều là niết bàn .Giới Định Tuệ hay Dâm Nộ Si đều là hạnh thanh tịnh , tất cả cảnh giới đều là Bất Tư Nghì .
Ai muốn nói gì thì nói quả bảo tự họ chịu , họ có phỉ báng 1 kẻ xấu ác thì quả báo chẳng đáng là bao còn lỡ phỉ báng 1 bậc thánh thì quả báo hơi bị nặng đó nên mọi người nên xem xét lại , tui viết thì viết ai nói gì làm gì mọi cảnh trần không làm tâm ta vọng động được .

Đây là cách ông vượt ra khỏi nhân quả ( và tam giới, và sinh tử) đấy à. =)) =))
Tâm kinh viết " Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không " Bổn Thể là Diệu Trí Như Như vì 1 Pháp Như , cho nên hết thảy đều Như ,Bồ Tát Quán Tự Tại dùng trí Như Như này để chiếu tất cả các Pháp , rõ biết sắc uẩn cho đến thức uẩn đều là vô tánh Không , tự thể vốn Không vì vốn là Không nên ngài Tự Tại nơi tất cả các Pháp , Phá Ngũ Uẩn mà thành tựu Pháp thân .

Sắc chính là Không , Không chính là Sắc . Hết thảy các Sắc Tướng đều chỉ mượn duyên sanh nên Thể nó vốn là Không chẳng phải nó diệt rồi mói gọi là Không , ngay khi nó hiện Thể của nó cũng đã là Không , tuy Thể nó là Không nhưng vẫn mượn hết thảy các duyên để hợp thành cái Sắc do đó mới biết Tánh Không tức là Chơn Sắc , Chơn Sắc tức là Tánh Không .

Ngoài Không ra không có Sắc ngoài Sắc ra không có Không , Sắc và Không vốn chẳng 2 .Ngay nơi trí Bát Nhã này thì mọi người đều đầy đủ không ai dư cũng chẳng ai thiếu , trên từ Phật thì chẳng có tăng , dưới là phàm phu mê muội thi cũng chẳng giảm .Chỉ vì người đời vốn không tự biết nên chịu làm phận chúng sanh nếu tỏ ngộ nơi Thực Tướng Bát Nhã thì sẽ 1 bước viên thành Phật đạo có gì bảo là khó chăng ?

Phật thuyết kinh tức là Văn Tự Bát Nhã y theo Văn Tự Bát Nhã này mà khởi quán trí Bát Nhã , chiếu soi các Pháp lâu ngày liền chứng được Thực Tướng Bát Nhã . Lúc đó sẽ biết Pháp Pháp là Bát Nhã nơi nơi là biển viên giác chốn chốn đều là niết bàn .Giới Định Tuệ hay Dâm Nộ Si đều là hạnh thanh tịnh , tất cả cảnh giới đều là Bất Tư Nghì .
Ôi Tâm Kinh :-SS . Chỉ tội nghiệp cho mỗi ngài Quán Tự Tại. Bị người đời sau bóp cho méo mó.

Hay cho câu: Muốn tránh nghiệp vô gián đừng báng Như Lai chánh pháp luân.
và câu: Nhân quả rõ ràng, khó khỏi cái nghiệp vô tác. :-P

Trước đây tôi không tin lời Phật về thời Mạt Pháp. Nhưng bây giờ qua lời ông nói thì tôi tin rồi. :-SS

PS: ông nên kiếm ông Thánh Tri đàm đạo đi. Tôi thấy 2 ông hợp nhau đó. =P~


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

conbohai đã viết:...Vậy theo ĐH thì nói về bản chất thân-tâm ngũ uẩn như thế nào mới là Chánh kiến? Và nói như thế nào về Tam Pháp Ấn: Khổ - Vô Thường - Vô Ngã đây?
Phải thấy Khổ - Vô Thường - Vô Ngã thì mới chịu tìm con đường giải thoát. Có một điều nghe có vẻ nghịch lý là chúng ta công phu rất nhiều để rồi chúng ta nhận ra thứ có sẵn dù công phu hay không công phu thì nó vẫn vậy, nhưng không thể nói nó là thường, vô thường hay gì gì cả!
Kính!


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
conbohai
Bài viết: 18
Ngày: 21/01/14 19:22
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi conbohai »

#-o ./..,., #-o


Nguyên Tuệ Lý
Bài viết: 21
Ngày: 04/01/14 00:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Tuệ Lý »

“Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”
<Tăng Chi: II.3 (AN II.3)>
-----------------------------------------------------------------------------

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"
--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."
<TƯƠNG ƯNG BỘ>
--------------------------------------------------------------------------

“- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài?

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Thiền định; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận nghinh đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài.”
<Tăng Chi VII.6 (AN VII.6)>


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lưu Ly đã viết:Ai muốn nói gì thì nói quả bảo tự họ chịu , họ có phỉ báng 1 kẻ xấu ác thì quả báo chẳng đáng là bao , còn lỡ phỉ báng 1 bậc thánh thì quả báo hơi bị nặng đó nên mọi người nên xem xét lại nên sám hối đi thì vừa trước khi quá muộn , tui viết thì viết ai nói gì làm gì , mọi cảnh trần không làm tâm ta vọng động được .
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu

Một người phỉ báng một người, như gieo mầm nhân bất thiện. Bất kể người đó là thánh nhân hay, kẻ xấu ác thì quả báo nhận lại cũng như nhau. Hậu quả của hành vi bất thiện không căn cứ trên đối tượng bị phỉ báng, mà căn cứ trên hành vi phỉ báng
Ta làm một việc A thì ta sẽ nhận lại một việc A, chứ không căn cứ trên đối tượng bị tác động bởi hành vi A
Bên cạnh đó, nhân quả không xét trên khía cạnh đúng sai của vấn đề, mà đơn giản chỉ là gieo hạt gì nhận hạt đó


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
hieuway13
Bài viết: 10
Ngày: 18/03/14 05:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Chánh Pháp Diệt Tận - Thời Kỳ Cực Ác

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuway13 »

Gửi tặng các bác mấy câu
"Lời nói thì tựa mây xanh
Dưới đất không ly một điểm trần"

Mỗi người có một chánh kiến riêng, và những thứ gọi là ngũ uẩn, tâm chẳng sanh chẳng diệt, cái đó thì cao siêu, hàng phàm phu tục tử như mình không thể biết thế nào là đúng thật sự đâu, vì chẳng ai hiểu được trí tuệ của Phật nỗi đâu, nên thay vì nói chuyện tranh luận này nọ thì mọi người nên "Ăn chay niệm Phật nói lời từ bi". Giống như ngày xưa có ông lão hay tìm các vị sư để nghe những giáo pháp vi diệu, và cuối cùng ông gặp được một vị pháp sư đạo cao đức trọng. Và vị sư chỉ nói mấy câu: "ông cứ làm tốt, niệm Phật là được". Ông già bĩu môi và đi xuống núi. Những câu đơn giản vị pháp sư nói. Con nít 8 tuổi cũng nói được nhưng ông già 70 tuổi chưa chắc đã làm được
p/s: còn ai nói tâm chẳng sanh chẳng diệt thì chưa hiểu rõ về Phật pháp rồi, nên xem lại kinh bát nhã


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.96 khách