bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Không sinh không diệt
Không thường không đoạn
Không một không khác
Không đến không đi
đ/h Thánh_Tri, theo sự hiểu của mình thì đó là chân đế và Ngài Long Thọ đã chứng minh rằng chân đế không khác tục đế, tánh không không khác duyên khởi, cũng như niết bàn không khác ta bà, sắc tức thị không, không tức thị sắc

cho nên

vì không sinh không diệt nên chúng ta mới thấy các pháp sanh diệt
vì không thường không đoạn nên chúng ta mới thấy các pháp thường đoạn
...

và điều trên có nghĩa Ngài Long Thọ dạy rằng chúng ta không có vấn đề chi cả với tục đế; trí tuệ là sự thấy rõ (chứng ngộ) sự trống rỗng của các pháp tục đế và chân đế (sự trống rỗng của tánh không) mặc dù chúng ta xử dụng các pháp đó trong cuộc sống?
có lẽ hlich cho rằng "Đại chúng bộ" tức là đại thừa? còn "nhất thiết pháp hữu bộ" là Nhị Thừa?
"đại chúng bộ" là tiền thân của đại thừa và "nhất thiết pháp hữu bộ" là một trong nhiều phái xuất xứ từ "thượng tọa bộ" ("thượng tọa bộ" thường được coi là nhị thừa)

ý mình muốn nói từ post đó là những câu phán kiểu "nhị thừa thiếu sót này kia" nó rất là vô duyên đó là chưa kể có thể có sự mất vô tư, thiên vị

vì sao? tỉ dụ mình có chiếc xe nhỏ bốn máy đủ tiện lợi cho sinh hoạt của mình mà một người khác cứ nói xe mình thiếu sót này kia, không sánh bằng một chiếc xe to lớn tám máy, có phải là người đó vô duyên không ạ?
Theo Kinh Tạp A-Hàm, đức Phật khẳng định các pháp như ngũ uẩn, 6 xứ, 12 giới, ... đều là vô thường, đều trống rỗng tự ngã, bậc Thánh đệ tử Thanh Văn đã giác ngộ như vậy. Theo đó, bậc Thanh Văn đã giác ngộ không có tự tính nơi pháp (pháp không).
đ/h Luuuuuuuuuuuu à, khái niệm pháp có tự tính được khai triển sau thời kỳ khởi thủy cho nên nói bậc Thanh Văn giác ngộ pháp không có tự tính là hơi quá đà đó

pháp có tự tính không có nghĩa là pháp thường hằng đâu; pháp có tự tính cũng sinh diệt vô thường nhưng cá tính của nó không đổi, tức (mình hiểu là) cá tính của pháp có tự tính độc lập với sự nhận thức của chúng ta

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính đạo hữu hlich,
hlich đã viết: đ/h Luuuuuuuuuuuu à, khái niệm pháp có tự tính được khai triển sau thời kỳ khởi thủy cho nên nói bậc Thanh Văn giác ngộ pháp không có tự tính là hơi quá đà đó
Theo Kinh Tạp A-hàm mà Lu tìm hiểu, trong Kinh hoàn toàn không có nhắc tới cái gọi là pháp không hay nhân không. Nhưng nói về tính chất tự ngã thì có thể được xem như giống với khái niệm tự tính mà các chư Tổ như Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát, Nguyệt Xứng Bồ Tát và tánh không trong kinh Đại Bát Nhã nhắc đến.

Còn xét về yếu tố bộ phái, Lu không có ý kiến :), Lu chỉ nhận định suy xét trên các yếu tốt về giáo pháp.

Trong Minh Cú Luận, Bồ Tát Nguyệt Xứng có viết:
"Tự tính là cái gì không biến tác (tác động vào để thay đổi nó) được,
Vả lại, là cái gì không có tương đối tính với những cái khác.(2cd)"

Như thế, tự tính là cái "tự nó tồn tại" (như là tính chất vốn có của nó)-svo bhàvah , tức là thuộc về một cái gì đó "làm thành tự thể của nó"-atmìyam rùpam, làm cho nó là nó.

Thế nhưng, "cái làm cho nó là nó" ấy của một cái gì đó, làm sao xác định được? Đối với một cái gì đó, thì cái "không thể biến tác được" của nó, chính là cái làm cho nó là nó.

Ngược lại, nói chung cái có thể biến tác được của một sự vật thì không phải là cái "làm thành tự thể của nó", ví dụ như: Đối với nước, thì là những cái gì như độ nóng lạnh của nó. Vả lại, một cái gì tồn tại phụ thuộc vào một cái gì đó, thì nó là cái sở thuộc* (cái mà nó tồn tại phụ thuộc, là cái chủ hữu), ví dụ như: những cái thuộc phạm vi sử dụng, hoặc tài sản. Đối lại, là những cái tồn tại phụ thuộc vào cái gì không phải của nó, ví dụ: Những mượn tạm trong một thời hạn nào đó là những cái không tồn tại phụ thuộc vào nó. Tất cả những cái này đều là cái có thể biến tác.

Cùng với những cái biến tác được, thì cái có tương đối tính với những cái khác cũng không được thừa nhận là tự tính. Chính vì điều này mà mà độ nóng là cái do nhân tạo tác và điều kiện tạo tác mà thành, thêm vào điểm trước đó không có sau đó lại có, là cái có thể biến tác được, vì vậy không thể gọi đó là tự tính của lửa.

Như vậy, tự tính của một cái gì là: 1. Cái là tự thể vốn sinh ra của nó, không thể biến tác được trong tam thời (quá khứ, hiện tại và tương lai). 2. Cái không phải là cái gì mà trước đó thì không thế, sau đó thành ra thế. 3. Cái không có tương đối tính với nhân tạo tác và điều kiện tạo tác, như độ nóng lạnh của nước, bờ bên này và bên kia, dài và ngắn...

Như thế thì, cái vốn là tự thể của lửa (lửa-tự-nó) có trong lửa chăng? Cứ điểm của tồn tại gọi là Sự-vật-tự-nó*, có cho là có nó cũng chẳng phải, cho là không có nó cũng không hẳn. Tuy nhiên, cứ công nhiên cho là thế thì người nghe sẽ hoảng hốt kinh sợ (bởi không còn cơ sở nào để có thể dựa vào đó mà phán đoán đâu là đâu nữa), nên Thế Tôn phải thuận theo tầm vói của thế tục mà mượn cái giả danh chỉ định để ngôn thuyết:

"(Về cái gì vốn không thể nói được thì) việc thuyết giảng cho con người

ta mà không thông qua ngôn ngữ vốn hạn định, thì nên nghe như thế nào đây, mà nên nói như thế nào đây? Rằng chỉ bởi giả danh chỉ định mà để nghe về cái ngoài tầm ngôn ngữ, để nói về cái ngoài tầm ngôn ngữ".

Trung Luận phẩm thứ 22, thi tụng thứ 2 cũng viết:

"Về cái gì vốn không tồn tại, thì cũng không thể nào nói được.

Về cái gì phi-tồn tại, thì cũng không thể nói được.

Về cái gì vừa tồn tại vừa phi-tồn tại, thì cũng không thể nói được,

Về cái gì không tồn tại cũng không phi-tồn tại, thì cũng không thể nào nói được.

Nói được chăng, chỉ là mượn giả danh mà nói thôi".
Trong Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ Tát Tịch Thiên phẩm Trí Tuệ, Ngài cũng nhấn mạnh rằng việc không chứng ngộ được vô tự tính của các Pháp hoàn toàn không thể giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trong Bồ Đề Tâm Luận của Bồ Tát Long Thọ trước tác cũng nhấn mạnh cái gì vô thường, biến tác, do nhân duyên, hoàn toàn không tự tính.

Đồng thời, đức Phật Thích-Ca-Văn cũng nhấn mạnh việc các vị A-la-hán và Duyên Giác Phật đã thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Nếu áp dụng những điều trên đây, thì sẽ thấy các vị A-la-hán và Duyên giác Phật đều chứng ngộ được không tự tính của pháp. Chỉ như vậy luân hồi sinh tử mới chấm dứt.

Các pháp hoàn toàn vô tự tính, bởi vì nó không độc lập, bị biến tác.
hlich đã viết:pháp có tự tính không có nghĩa là pháp thường hằng đâu; pháp có tự tính cũng sinh diệt vô thường nhưng cá tính của nó không đổi, tức (mình hiểu là) cá tính của pháp có tự tính độc lập với sự nhận thức của chúng ta
Điều này hoàn toàn không chắc, trong Thắng Pháp cũng nêu sự sinh khởi của sắc, trong đó có yếu tố tâm và nghiệp.

Nam mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Các pháp hoàn toàn vô tự tính, bởi vì nó không độc lập, bị biến tác.
đ/h thấy con chó, kêu nó là con chó bởi vì nó có "cá tính chó"; "cá tính chó" mà biến tác thì chúng ta thấy con chó có khi kêu nó là con chó, có khi kêu nó là con mèo

thắng pháp chuyên về các pháp cá tính căn bản nhưng thắng pháp không bao giờ bàn đến chuyện độc lập hay không độc lập của các pháp này

Ngài Long Thọ thì nhấn mạnh đến tính không độc lập của các pháp cá tính căn bản, tức là sự không có tự tính

sau đây là đôi điều về các pháp cá tính căn bản của thắng pháp, gọi là pháp Paramattha, trích "Thắng Pháp Tập Yếu Luận" của Tỳ Kheo Thích Minh Châu,
Chữ Paramattha có nhiều ý nghĩa trong Abhidhamma. Parama nghĩa là không thay đổi (aviparìta), trừu tượng (Nibbattita) Attha nghĩa là vật, pháp Paramattha nghĩa là những vật không thay đổi, hay trừu tượng. Tuy dùng chữ không thay đổi, nhưng đừng hiểu lầm là những vật này trường cữu, thường còn. Một chậu bằng đồng không phải là một Paramattha, vì nó luôn luôn thay đổi và có thể nấu chảy và biến thành cái bình. Cái chậu và cái bình có thể phân tích và chia chẻ thành những sức mạnh vật lý căn bản và những đặc tánh. Sức mạnh và những đặc tánh ấy được gọi là Rùpaparamattha trong Abhidhamma. Chúng cũng bị thay đổi, nhưng đặc tánh của những sắc pháp này là giống nhau và được tìm thấy trong cái chậu cũng như trong cái bình. Chúng gìn giữ đặc tánh của chúng trong mọi sự kết hợp của chúng và vì vậy trong sớ giải, Parama có nghĩa là không thay đổi hay thực có. Attha ở đây có nghĩa là vật chớ không phải là ý nghĩa.
cho nên đ/h để ý là có pháp căn bản với cá tính không biến tác mặc dù chúng vô tự tính

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="hlich"]
đ/h Thánh_Tri, theo sự hiểu của mình thì đó là chân đế và Ngài Long Thọ đã chứng minh rằng chân đế không khác tục đế, tánh không không khác duyên khởi, cũng như niết bàn không khác ta bà, sắc tức thị không, không tức thị sắc

cho nên

vì không sinh không diệt nên chúng ta mới thấy các pháp sanh diệt
vì không thường không đoạn nên chúng ta mới thấy các pháp thường đoạn
...

và điều trên có nghĩa Ngài Long Thọ dạy rằng chúng ta không có vấn đề chi cả với tục đế; trí tuệ là sự thấy rõ (chứng ngộ) sự trống rỗng của các pháp tục đế và chân đế (sự trống rỗng của tánh không) mặc dù chúng ta xử dụng các pháp đó trong cuộc sống?
Chỗ nầy tôi không đồng tình.

Ngài Long Thọ nói "không sinh không diệt" là để phá chấp có và không tương đối hai đầu. Bởi ta không thể nhìn vạn vật mà đánh giá đúng về nó bằng vọng thức. Như cho cái bàn là có, cho cái bàn là không. Đó đều là sản phẩm giả lập của bộ não, hoàn toàn là chấp trước điên đảo.

Khi chúng ta nhã ra tâm chấp trước hai đầu có không rồi, thì không còn nơi nào để tâm bám chấp, lâu dần sở (cái bị thấy/ bám) mất , sở mất thì năng (cái thấy) mất, năng sở song vong, lúc đó tất cả mọi tâm thức hư vọng đều dứt sạch, chân tánh tự hiển bài. Khi chân tánh hiển bài thì mới có cái nhìn chân thật với vạn pháp. Bởi cái thấy nầy là bằng tuệ giác bát nhã mà không phải là vọng tâm vọng thức như lúc còn mê.

Thế nào là cái thấy chân thật? Nghĩa là "Thấy mà không thấy"/"Kiến vô kiến". Thấy mà tâm không khởi phân biệt chấp trước. Cho nên cái thấy bình đẳng với vạn pháp, Có và Không bất nhị.

Đó là mục đính chính khi ngài Long Thọ lập luận Bất Bát.

Chứ không phải nói Tánh Không là Duyên Khởi, Duyên Khởi là Tánh Không. Đó là sai lầm.

Nếu cho rằng "do vì không sanh không diệt nên mới thấy các pháp sanh diệt v.v..." thì hóa ra cái Vô Sanh lại trở thành Hữu Sanh. Tánh Không đi vào sanh diệt.

Nếu Thể Tánh mà có sanh diệt thì chẳng phải chân thể, chân tánh.

Đại Thừa khác Nhị Thừa ở chỗ Duyên Khởi Tánh Không là Nhị Thừa cho rằng các pháp do duyên hợp mà sanh, do duyên biệt ly mà diệt. Có và không đều cho duyên tụ duyên tan. Còn Đại Thừa thì chẳng phải vậy. Dưới cái nhìn của Đại Thừa thì "Đương Thể Tức Không" hay "Như Thị". Không cần chờ duyên tụ duyên tan thì mới biết vạn pháp là có hay không, sanh hay diệt.

Hơn nữa nếu cho duyên tụ thì có, duyên tan thì không thì đó là phân biệt, Sắc và Không trở thành hai thứ khác nhau. Nhưng Kinh thì lại nói Sắc Không Bất Nhị. Có người lại nói "Sắc là tướng, Không là tánh" vậy đó cũng là sai lầm, bởi cho rằng Tánh Tướng khác nhau, sắc không khác nhau. Trái với Kinh vì Kinh nói Tánh Tướng Sắc Không Bất Nhị.

Chẳng biết rằng "Tất Cả Duy Tâm Tạo". Sắc cũng là do tâm tạo, mà Không cũng là do tâm tạo. Cả hai thứ "Có và Không" đều do tâm tạo, thì đâu cần phải diệt có mới thành không, hay đem không dựng lập thành ra có!

Khi thấy sắc, sắc vốn không rồi vì do tâm tạo. Chứ không phải chờ cái không mà mới thấy được có mà nói rằng "không sinh không diệt mới thấy các pháp sanh diệt".

Viết nhiều rồi, thôi tạm ngưng nhé.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Theo như Trung Luận, Long Thọ Bồ Tát cho rằng các pháp vốn là không tự tính, từ vô tự tính có các điều kiện nhân duyên hoạt động, nếu không vô tự tính thì không có nhân duyên hoạt động, và cái gì do nhân duyên mà có, cái có này hoàn toàn vô tự tính, huyễn ảo.ảomootj trong các cửa ngõ lý giải ban đầu giúp chứng ngộ vô tự tính đó chính là duyên khởi, từ duyên khởi người quán chiếu có thể thấy rằng các pháp vốn vô tự tính. Điều này trong các Kinh thuộc hệ Hệ bát nhã, hoặc A-hàm đều đã có nói đến, có điều kinh thuộc Hệ Bát Nhã nói rộng hơn rất nhiều.

Theo Bồ Đề Tâm Luận do Bồ Tát Long Thọ trước tác luận rằng, cái "Tâm tạo" cũng vốn không có thực thể nắm bắt được, chỉ là giả danh, không thực có. Tâm này biến chuyển trong từng sát na, lệ thuộc nhiều yếu tố, không thể có cái gọi là tâm trong hiện tại, tâm này chỉ là huyễn ảo.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu cho rằng "do vì không sanh không diệt nên mới thấy các pháp sanh diệt v.v..." thì hóa ra cái Vô Sanh lại trở thành Hữu Sanh. Tánh Không đi vào sanh diệt.
đây là sự chấp có cái vô sanh và cái hữu sanh và sự khác biệt giữa chúng (một loại chấp có)?

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Theo Kinh Tạp A-hàm mà Lu tìm hiểu, trong Kinh hoàn toàn không có nhắc tới cái gọi là pháp không hay nhân không.
trước hết mình trích một đoạn này trong Kinh Tạp A-hàm,
KINH 34. NGŨ TỲ-KHEO[3]
Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, nơi Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại.

Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

“Sắc không có ngã[4]. Nếu sắc mà có ngã, thì bệnh, khổ không thể sanh nơi sắc được, cũng không thể có ước muốn khiến cho như vầy hay không như vầy đối với sắc được. Vì sắc là vô ngã, cho nên nơi sắc bệnh, khổ sanh và cũng có thể có ước muốn khiến cho như vầy hay không như vầy được. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.
năm pháp sắc thọ tưởng hành thức là những pháp cá tính căn bản; Đức Phật nói không có một "ngã" pháp nào khác làm chủ trong ta cả vì "Nếu sắc mà có ngã, thì bệnh, khổ không thể sanh nơi sắc được, cũng không thể có ước muốn khiến cho như vầy hay không như vầy đối với sắc được."

sự vô ngã của năm pháp sắc thọ tưởng hành thức như trình bày ở trên thuộc thời kỳ khởi thủy, và sự vô ngã có nghĩa không có pháp thứ sáu chủ thể nào ngoài năm pháp cá tính căn bản; cho nên theo các bộ kinh khởi thủy, trí tuệ về sự vô ngã của năm pháp như vậy là đủ rồi

sau thời kỳ khởi thủy sự vô ngã của các pháp căn bản được gọi là "nhân không" và một khía cạnh mới được đề xướng ra, đó là cá tính của năm pháp có tự tính hay không; từ đó sự không có tự tính của cá tính các pháp được tranh luận và gọi là "pháp không"

:)


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ở đây có sự hiểu lầm giữa Thánh Tri và Luu do "tự tánh" được hiểu theo 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau trong 2 trường phái khác nhau
1. Thiền tổ sư : Khái niệm "Tự Tánh" được dùng tương đương với "Chân Tâm" / "Phật Tánh"/ " Thật Tánh"
2. Bát Nhã Tánh Không: Tự Tánh = Ngã


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Chứ không phải chờ cái không mà mới thấy được có mà nói rằng "không sinh không diệt mới thấy các pháp sanh diệt".
"vì không sinh không diệt nên chúng ta mới thấy các pháp sanh diệt" = "không tức thị sắc" đó mà; nhưng mà chưa chứng ngộ được nên mình phải chờ thôi

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

tangbong
hlich đã viết: sự vô ngã của năm pháp sắc thọ tưởng hành thức như trình bày ở trên thuộc thời kỳ khởi thủy, và sự vô ngã có nghĩa không có pháp thứ sáu chủ thể nào ngoài năm pháp cá tính căn bản; cho nên theo các bộ kinh khởi thủy, trí tuệ về sự vô ngã của năm pháp như vậy là đủ rồi

sau thời kỳ khởi thủy sự vô ngã của các pháp căn bản được gọi là "nhân không" và một khía cạnh mới được đề xướng ra, đó là cá tính của năm pháp có tự tính hay không; từ đó sự không có tự tính của cá tính các pháp được tranh luận và gọi là "pháp không"
:)
À, Lu có thể hiểu ý Đạo hữu hlich nói gì. Như ý Lu hiểu, cái "ngã" mà Đạo hữu đề cập đến theo thời kỳ A-Hàm chính là "cái tôi" (người ta thường gọi), chứ chưa phải được nói đến là "tự tính" (cái mà bao gồm cả bản chất cố định cơ bản (và "cái tôi")!

Giả sử ngũ uẩn không là cái tôi đi, nó có cá tính căn bản (ví dụ như H và O là thành phần của H2O chẳng hạn) (Lu tạm gọi nó là bản chất cố định cơ bản) làm cho nó không bị biến tác và thay đổi, nhưng trong A-Hàm, đức Phật cũng nói rằng ngũ uẩn cũng bị biến tác, vô thường. Nếu như ngũ uẩn là cái bản chất cố định căn bản này, thì nó không bị biến tác, vô thường. Nhưng do nó bị biến tác, vô thường, nên nó không thể là bản chất cố định căn bản được. Nếu như cho rằng ngũ uẩn có cá tính căn bản nó thực có và không thay đổi, thì có thể rơi vào thế câu hỏi Thế giới là thường hay vô thường, một trong 62 kiến chấp.

tangbong
anhshipga đã viết:Ở đây có sự hiểu lầm giữa Thánh Tri và Luu do "tự tánh" được hiểu theo 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau trong 2 trường phái khác nhau
1. Thiền tổ sư : Khái niệm "Tự Tánh" được dùng tương đương với "Chân Tâm" / "Phật Tánh"/ " Thật Tánh"
2. Bát Nhã Tánh Không: Tự Tánh = Ngã
Phật Tánh được đức Phật nói đến như là sự tiềm năng. Nó xuất hiện khi chủ thể chứng Tánh không, không còn một dấu vết của nhị nguyên phân biệt.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

để mình giải thích thêm về "sắc, thọ, tưởng, hành, thức"; năm pháp này mình gọi là căn bản vì mọi người ai ai cũng chỉ là tập hợp của năm pháp này thôi; kế đến là "cá tính sắc" của sắc: tỉ dụ như thân thể của đ/h, nó là pháp sắc, nó thay đổi từ lúc sơ sinh cho đến bây giờ; mặc dù nó thay đổi nhưng nó luôn bị liệt kê là pháp sắc, tức là "cá tính sắc" của thân thể của đ/h nó không thay đổi; đ/h có đồng ý về sự không thay đổi của "cá tính" không ạ?

bây giờ trở lại tỉ dụ của đ/h, mình so sánh nước (H20) và người (ngũ uẩn)

nước là tập hợp các phân tử H20; nước vô thường biến đổi ra hơi nước hoặc nước đá nhưng hơi nước và nước đá cũng là tập hợp các phân tử H20; H20 vẫn hoàn H20

người là tập hợp năm pháp cá tính căn bản (sắc, thọ, tưởng, hành, thức); người vô thường nên thành người già rồi chết, (nếu chết tái sinh làm người) người kiếp sau cũng là tập hợp năm pháp cá tính căn bản; sắc vẫn hoàn sắc, thọ vẫn hoàn thọ, ...

:)


uvst
Bài viết: 5
Ngày: 16/01/13 16:34
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi uvst »

.
Sửa lần cuối bởi uvst vào ngày 31/01/13 00:22 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.87 khách