Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hán dịch: Ngô nguyệt Chi
Việt dịch: HT Thích Hành Trụ
Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh Ấn Hành. PL: 2538 – 1994


Kinh Hiền Nhân

KINH CHÉP Sau khi Phật nhập diệt, Ngài Ca Diếp triệu tập đại hội kiết tập kinh điển. Ông A Nan lên pháp tòa thuật lại tất cả lời của Phật. Đây cũng là một thứ kinh Phật nói và là lời ông A Nan thuật lại.

Tôi đã nghe: Hồi ấy, Phật còn lưu trú tại nước Xá Vệ với một ngàn hai trăm năm mươi vị khất sĩ.

Cư sĩ Tu Đạt ngày ngày thân hành phụng sự Phật. Ông vâng lời Ngài giữ năm giới: không sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. Vốn là một người hiểu đạo đúng đắn, ông hay ưa bố thí, cứu giúp kẻ bần cùng khốn khổ, nên người ta tặng cho ông cái tên Cấp Cô Độc, nghĩa là nuôi giúp những kẻ cô đơn, khốn cùng. >>> Click

Mục lục: Toát yếu nội dung tiêu đề
01.Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại:
02.Bốn điều tự nguy
03.Bạn có bốn thứ
04. Bốn việc không tin
05. Mười trạng thái yêu thích

06.Tám việc biết là không ưa nhau
07.Có mười sự chứng tỏ đó là người trí
08.Có tám điều kiện để an ủi
09.Có tám cái thích
10.Có mười trường hợp mình không thể khuyên can

11.Có mười trường hợp không nên nói
12.Có mười triệu chứng nghi ngoại dâm.
13.Có mười việc không nên thân cận và tin cậy
14.Có năm cái đáng ghét
15.Làm thế nào để được người kính mến?

16.Còn 5 nguyên do bị người khinh mạn
17.Có mười kẻ mình không nên mời về nhà
18.Có tám điều kiện để được an vui
19.Bực trí giả có mười hai điều không lãng quên
20.Bực đại hiền có mười hai hạnh tốt

21.Có mười lăm tội nặng
22.Người đời có mười cái đáng hổ thẹn
23.Có mười hai điều khó
24.Người có trí tuệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc
25.Trong trần thế chỉ có đạo Niết bàn là cao quý hơn tất cả.

26. Chớ tin vội
27. Người trí là người...
28.Đàm luận với người trí phải cho vừa ý họ, mà muốn vừa ý họ thì thực là khó.
29. Người trí thì theo phép thánh hiền
30. Sám hối cầu xin xá tội

31. Luật đối đải
32.Nghe lời nịnh hót
33. Khéo dụng người
34.Con của chị Hiền Nhân tên là Đạo Nhân
35. Vua cùng Đạo Nhân tuần hành

36. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với những người đàn bà:
37. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với một bà già:
38. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với người đàn bà nặn sữa bò:
39. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với con ếch:
40. Vua hỏi Đạo Nhân giải quyết nguyên nhân:

41. Hiện Nhân trở lại:
42. Hiện Nhân giảng về nghiệp lực tội phước:
43. Hiện Nhân kể một sự tích vua Cẩu Lạp:
44.Kết luận
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 22/07/12 08:28 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại:


"Ở đời, có thịnh ắt có suy, có hội họp ắt có ly tán, lành dữ vô thường, họa phúc tự mình chuốc lấy.

Kết bạn mà không bền chắc thì không nên thân. Thân mà không có chừng độ, thân lâu sẽ có khinh lờn. Ví như múc nước giếng, múc sâu thì nỗi cặn.

Gần người hiền được thêm trí huệ ở với kẻ dốt càng thêm ngu si. Thường thấy thì hay khinh lờn, xa nhau thì sanh oán giận.

Giao tiếp người lành nên qua lại có chừng độ, thân mà có cung kỉnh thì thân lâu ngày càng có hậu.

Giao thiệp với kẻ bất lương, họ ăn ở không thực thà, lời ngon tiếng ngọt chẳng qua là để lợi dụng mình, dù cho có kết hợp cũng không nên tin. Vua lấy lễ độ tiếp tôi, tôi cung kính đáp lại. Nay Vua đối đãi khinh dể thì tôi phải cách xa.

Thương yêu nhau rồi có sự giận ghét nhau, khi thương thì muốn nhờ cậy, lúc ghét thì chẳng muốn gần.

Lấy sự cung kỉnh nhau để cầu thân thiện, lấy sự răn dạy lẫn nhau để tránh xa điều ác. Mà nay có người chẳng phân biệt cái nào là ác, cái nào là thiện, ấy chẳng phải là đạo an thân.

Người không có lỗi với mình, thì mình không nên bày đặt sự sai lầm mà vu oan cho họ. Người muốn xa ta thì ta không nên miễn cưỡng gần họ. Sự thương yêu đã xa lìa thì không nên nghĩ đến.

II.

Con chim đậu gãy nhánh còn biết đi tìm nhánh khác để đậu, huống chi làm người qua lại có pháp độ, hà tất phải thủ thường.

Cành mục ta không nên vịnh nắm, người loạn ý ta chẳng phạm nhằm họ. Người muốn đem việc xấu cho nhau, dù thấy nhau cũng không vui, ta xướng mà người không phụ họa theo, nên biết đó là người ở bạc.

Người muốn đem việc lành cho nhau thì dù chậm dù gấp cũng phải đi; đem lời trung chính nhắc nhở nhau, thì cũng đủ biết người ấy là người hậu.

nay lại có người không chịu gần người hiền, chẳng lánh xa kẻ ác, trước kính sau khinh, không phân biệt kẻ hiền người ngu, thì nếu ta không đi còn đợi đến bao giờ mới đi!

Hoàng hậu ban đầu lễ lạy mà nay chỉ vòng tay, nếu ta không đi để đợi đến chừng mắng đuổi rồi mới đi hay sao? Ban đầu thì giường vàng, nay giường tre, ban đầu đũa ngà chén ngọc, mà nay chén sành đũa tre, ban đầu thì cơm ngon canh ngọt, mà nay cơm hẩm gạo tấm, vậy nếu ta không đi, đợi đến khi cơm đổ dưới đất mới chịu đi hay sao?

Bạn tri thức gặp nhau, chủ đãi khách, đêm đầu thì quý như vàng, đêm thứ hai thì làm lơ như bạc, đêm thứ ba lạt nhách như đồng, chứng cớ rõ ràng như vậy, nếu tôi không đi, đợi đến chừng nào mới đi?

III. Vua thưa:
Nước Trẫm mà được giàu có, thịnh vượng là nhờ Ngài. Nếu nay Ngài bỏ đi, sau này nước nhà ắt sẽ hại.

Hiền Nhân đáp:

Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại:

Một là cây có nhiều hoa trái thì nặng sẽ gãy nhánh;
hai là rắn độc ngậm nọc độc, nọc sẽ trở lại hại nó;
ba là người làm tôi không hiền thì sẽ hại nước nhà;
bốn là người làm việc bất thiện thì khi chết sẽ đọa vào địa ngục; ấy là bốn điều tự hoại.

Vậy nên trong kinh dạy rằng: "Sự độc ác do tâm sinh ra và sẽ trở lại tự hại tâm mình, cũng như sắt sinh ra chất sét, chất sét ấy sẽ trở lại tiêu hình của sắt.

Toát yếu 01: Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại.

Một là cây có nhiều hoa trái thì nặng sẽ gãy nhánh! - Hoa trái nhiều ví như người lòng đầy tham ái, thi sẽ tự khổ vào thân.

Hai là rắn độc ngậm nọc độc, nọc sẽ trở lại hại nó! - Ngậm máu phun người dơ miệng mình. Hay nhân nào thì quả đó, không sai chạy.

Ba là người làm tôi không hiền thì sẽ hại nước nhà! - Ngu mà được Phúc lộc chỉ làm khổ cho dân.

Bốn là người làm việc bất thiện thì khi chết sẽ đọa vào địa ngục ! - Địa ngục trần gian có là vì người làm việc bất thiện, nếu có trốn luật pháp nhân gian, thì cũng khó trốn được luật nhân quả.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

2.Bốn điều tự nguy

Nhà Vua thưa:

Trong nước không có tôi hiền, mọi việc đều nhờ nơi Ngài, nếu Ngài bỏ Trẫm mà đi thì nước nhà sau này sẽ nguy ngập.

Hiền Nhân đáp:

Làm người có bốn điều tự nguy:
Một là gánh vác việc nhà người; hai là làm chứng việc nhà người; ba là mai mối vợ chồng người; bốn là tin theo lời tà siểm. Ấy là bốn điều tự nguy. Vậy nên trong kinh dạy rằng: "Người ngu chuyên làm việc ác, tự rước lấy sự tai họa vào thân. Đời nay vui lòng, lung ý, đời sau mang tội rất nặng."

tangbong tangbong tangbong

Toát yếu 02: Làm người có bốn điều tự nguy:
Một là gánh vác việc nhà người. Là làm nhiều việc thị phi về mặt khẩu nghiệp. Lấy lời có nói không, lời không nói có là thị phi. Mược cá chém thớt (Không phân biệt chánh tà là thị phi.) Xua nịnh, khinh khi, đâm thọc, vu khống là thị phi.

hai là làm chứng việc nhà người; Trong khi không biết cái lỗi của người trong cuộc.

ba là mai mối vợ chồng người; Xúi người bỏ chồng, hay bỏ vợ.

bốn là tin theo lời tà siểm. Lời ủy mị, nói thêm, nói bớt chỉ muốn hại người là lời tà siểm.

Bốn điều nguy này là bởi nghiệp khẩu tạo tác, không biết phân biệt thiện ác, chánh tà. Do đó, mới có câu. Người ngu là kẻ thù chính họ, vì làm ác chẳn có trí khôn.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 22/07/12 02:45 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

3.Bạn có bốn thứ
Nhà Vua thưa:

Trẫm trọng Ngài như người bạn quý, thường ở với nhau không khinh dể, Ngài chớ bỏ mà đi.

Hiền Nhân đáp: Bạn có bốn thứ.

Một là kết bạn như hoa; Hai là kết bạn như cân; Ba là kết như núi; Bốn là kết bạn như đất.
tangbong tangbong tangbong
Toát yếu 3:
Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế: hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ.

Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dể nhau.

Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng, loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực. Kết bạn cũng thế: khi sang thời sang với nhau, khi vui đồng vui.

Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều dựa đất mà sinh. Làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ, ân hậu không quên...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

4. Bốn việc không tin

Nhà Vua thưa:

Nay Trẫm biết cái trí suy nghĩ của Trẫm còn cạn hẹp, tin theo lời tà siểm, khiến Ngài Hiền Nhân phải ra đi.

Hiền Nhân đáp:

Người có trí biết bốn việc không tin: Một là bạn tà ngụy; Hai là bề tôi nịnh siểm; Ba là vợ yêu nghiệt; Bốn là con bất hiếu. Ấy là bốn cái không nên tin theo.

tangbong tangbong tangbong
Toát yếu 4:

Vì thế kinh dạy: "Bạn tà hại người, tôi nịnh loạn triều, vợ yêu nghiệt phá nhà, và con bất hiếu hại cả cha mẹ."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

5. Mười trạng thái yêu thích

Nhà Vua thưa:

Trước kia Trẫm yêu quí hậu trọng Ngài, xin Ngài nghĩ lòng tốt của Trẫm không nên bỏ đi vậy.

Hiền Nhân đáp " Có mười trạng thái tỏ cho biết là có yêu quý hậu trọng "

tangbong Toát yếu tangbong
Một là xa nhau lâu không quên: Dù xa nhau cũng không hề quên tình nghĩa bạn bè, đồng đạo, Thầy bạn. (Nghĩa)
Hai là thấy nhau thì vui mừng;
Ba là có món ngon vật lạ san sẻ cho nhau;
Bốn là khi có lỡ lời không chấp trách nhau;
Năm là nghe điều lành càng thêm vui vẻ;
Sáu là thấy việc dữ đem lời trung chính mà can gián;
Bảy là làm được những việc khó làm; Tức là lòng hy sinh vật chất, tinh thần.
Tám là không đem chuyện riêng nói với người; là những lời dèm pha, có tính chất xấu.
Chín là khi gặp việc bối rối phải giải quyết cho nhau: Việc bối rối là những việc không vui như tại nạn, bệnh hoạn.
Mười là đến lúc nghèo khổ không rời bỏ nhau.

Ấy là mười sự yêu quý hậu trọng. Nên trong kinh có dạy: "Bỏ dữ làm lành tu tập đúng như Pháp, đem lời trung chánh dạy dỗ, nghĩa hiệp, có đạo."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

6.Tám việc biết là không ưa nhau

Nhà Vua nói:

Vì tội ác của bốn quan cận thần, nên Ngài không ưa Trẫm nữa.

Hiền Nhân tiếp: Có tám việc biết là không ưa nhau:

Một là thấy nhau mặt đổi sắc;
Hai là liếc ngó không thẳng thắn;
Ba là lời nói không ôn hòa;
Bốn là nói phải cho là quấy;
Năm là nghe người suy bại thì vui thích;
Sáu là nghe người hưng thịnh thì không vui;
Bảy là hủy bỏ chê bai việc tốt đẹp của người;
Tám là tán thành việc ác của người.

Vậy nên trong kinh dạy rằng: "Lở đánh chết người, tội ấy còn có thể dung thứ; dùng tâm độc âm mưu để hại người, tâm niệm ấy rất không nên gần."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

7.Có mười sự chứng tỏ đó là người trí

Trẫm là người ngu si, không biết phân biệt kẻ trí người ngu, nên nghe lời tà siểm làm trái mất ý thánh nhân.

Có mười sự chứng tỏ đó là người trí:

Một là biết kẻ hiền người ngu;
Hai là biết kẻ sang người hèn;
Ba là biết kẻ giàu người nghèo;
Bốn là biết việc nào khó việc nào dễ;
Năm là biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm;
Sáu là biết nhiệm vụ của mình;
Bảy là vào nước nào biết được phong tục của nước đó;
Tám là biết được chỗ trở về;
Chín là học rộng hiểu nhiều;
Mười là biết được túc mạng.

Mười việc đó chứng tỏ người có trí. Kinh dạy: "Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

8.Có tám điều kiện để an ủi
Nước Trẫm từ khi được Ngài giúp đỡ, trong ngoài đều được an ổn. Nếu nay Ngài bỏ ra đi thì Trẫm còn biết nương nhờ nơi ai.

Có tám điều kiện để an ủi:

Một là được của cha mẹ để lại;
Hai là có nghề nghiệp bảo đảm lấy sự sống của mình;
Ba là học thức cao;
Bốn là có bạn hiền;
Năm là được người vợ trinh lương;
Sáu là được người con hiếu thảo;
Bảy là tôi tớ được hòa thuận;
Tám là lìa xa việc ác. Đó là tám điều kiện để được an ổn.

Kinh dạy: "Sinh ra sẳn có của cha mẹ để lại và gặp được bạn hiền, rất thiết; các việc ác không phạm đến và có phước thừa rất thích."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

9.Có tám cái thích

Lời của thánh nhân thật không một ai nghe mà không thích.

Có tám cái thích:

Một là cùng làm việc với người hiền;
Hai là được học với bực thánh nhân;
Ba là tánh thể được nhân từ và ôn hòa;
Bốn là sự nghiệp mỗi ngày mỗi hưng thịnh;
Năm là diệt được tánh giận dữ;
Sáu là biết lo phòng ngừa tai nạn;
Bảy là biết nương gần đạo pháp;
Tám là bạn bè không dối gạt nhau.

Kinh chép rằng: "Có Phật ra đời rất thích; diễn giảng đạo pháp rất thích, chúng tăng nhóm hợp và hòa thuận rất thích. Hòa thuận thì thường an vui."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

10.Có mười trường hợp mình không thể khuyên can

Ngài Hiền Nhân nói.

Có mười trường hợp mình không thể khuyên can:

Một là tham lam che mất lương tri;
Hai là tham đắm sắc đẹp;
Ba là ưa danh vọng địa vị;
Bốn là kẻ ngang tàn bạo ngược;
Năm là kẻ nhút nhát;
Sáu là kẻ khờ khạo lừ đừ;
Bảy là kẻ kiêu ngạo buông lung;
Tám là người ưa đấu tranh;
Chín là người chấp tập tục si mê;
Mười là kẻ tiểu nhân. Ấy là mười trường hợp ta không thể khuyên can.

Kinh chép: "Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

11.Có mười trường hợp không nên nói


Trẫm là kẻ kiêu ngạo lại là buông lung, chưa thể xa lìa được sắc đẹp, còn Ngài là chứng pháp vô vi, lẽ nào không nói với Trẫm nữa sao?

Có mười trường hợp mình không nên nói với người:

Một là kẻ ngạo mạn;
Hai là kẻ ngu độn;
Ba là kẻ hay lo sợ;
Bốn là kẻ ham vui chơi;
Năm là kẻ hay e lệ;
Sáu là kẻ câm ngọng;
Bảy là kẻ cừu hận;
Tám là kẻ đói lạnh;
Chín là kẻ mắc nhiều việc;
Mười là người đang tham thiền tịnh lự. Đó là mười trường hợp.

Trong kinh có câu: "Làm được hãy nên nói, làm không được thì đừng nên nói suông; lời hư nguy không thành tín thì các bực minh triết không thèm đoái đến."


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.76 khách