Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính các vị đạo hữu.
Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Bát nhã, ý nghĩa sâu xa, đọc khó hiểu khó nghĩ, nên tôi đưa lên những phần không hiểu, mong được các đ/h quan tâm xem xét, giải thích hộ những chỗ tôi còn chưa thông. Được như vậy tôi mang ơn quí đ/h rất nhiều.
Đây là phần thứ nhất:

Xá Lợi Phất bạch Phật rằng : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng tĩnh tọa dười gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng - Này ngài Xá Lợi Phất ! Bất tất ngồi sững đó mới là tọa Thiền. Vả lại tọa Thiền là chẳng ở trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền ; không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là tọa Thiền ; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu mới là tọa Thiền ; tâm không trụ trong cũng không trụ ngoài mới là tọa Thiền ; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là tọa Thiền ; không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là tọa Thiền ; Nếu ngồi được như thế mới là chỗ được Phật ấn khả (chứng nhận)

Thế nào là "chẳng ở yên trong ba cõi mà hiện thân ý " ?
Thế nào là "không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi " ?
v.v...
Mong được các đ/h giúp đỡ.

Câu "không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu" theo ý tôi là tâm không rời chính định (các vị hay gọi là thường tuệ tri), mà vẫn làm các việc thế gian như ăn, ngủ ... chẳng hạn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

DN xin viết lại đoan trích
Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng, không đoạn phiền não mà vào Niết bàn (4) mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy".

Bạch Thế Tôn, lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông.

Mã: Chọn hết

Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng;
Nếu ngồi yên trong 3 cõi mà tâm không yên thì chẳng phải ngồi yên.

Mã: Chọn hết

không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng;
đi đứng lằm ngồi mà tâm lặng yên như trong diệt tận định mới là ngồi yên.

Mã: Chọn hết

không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng;
Đi đứng lằm ngồi, ăn cơm rửa chén, hái rau bổ củi tâm hằng vô niệm mới là ngồi yên.

Mã: Chọn hết

tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng;
bên ngoài đối cảnh, bên trong đối tâm mà không dính mắc(khởi tham sân si, mạn nghi...) mới là ngồi yên.

Mã: Chọn hết

đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng
hành 37 phẩm trợ đạo không sinh kiến chấp mới là ngồi yên.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Đọc đoan kinh trên của ĐH diệu ngộ đến đây MHBN hơi hoài nghi: "Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng"

Và sau khi đọc lại của Bác bình thì: " chẳng ở yên trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền"

Hai ý kinh này khác nhau! Câu kinh bác Bình đúng hơn! Ở đây Ngài Duy Ma Cật đều nói lên tính bất nhị cả.

Riêng câu kinh trên của bác bình: thì thân và ý vốn chẳng lìa tự tánh vô sanh, thì khi ấy khởi thân ý như thân ý chẳng khác tánh vô sanh mà thường sanh các thân và ý.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 18/07/12 05:15 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Diệt tận định vốn là vô tâm, vô niệm, chẳng niệm phân biệt sanh khởi: Do thế mà chẳng nhập điệt tận định , chẳng vô phân biệt tâm, thường sanh phân biệt mà chẳng lìa đại định vô sanh bản thể. Dụng tâm phân biệt của trí (trước là thức) mà rõ tỏ tường tận tánh vô sanh của trí phân biệt đó. Có nghĩa dụng trí (trước kia là thức) phân biệt rõ ràng mà chẳng lìa đại định vô sanh vô phân biệt tự tánh.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 18/07/12 04:18 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu mới là tọa Thiền:
Việc phàm phu và việc của chúng sanh vốn cùng một nghĩa, dụng tâm phàm phu mà hằng trụ nơi vô trụ (đạo pháp). Có nghĩa ở dụng tâm phàm phu mà tỏ rõ bản tánh vô sanh từng việc của mình, rõ thông nhân quả, mà chẳng thủ chẳng xả.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 18/07/12 04:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tâm không trụ trong cũng không trụ ngoài mới là tọa Thiền
Trong ngoài vốn chẳng khác đều là tâm, đều là bản tánh vô sanh thường Đắc định thì trụ trong trụ ngoài làm chi nữa (vì ở đâu cũng là đại định, cũng đều là tâm, đều là tự tánh).


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là tọa Thiền ;
Tu hành 37 phẩm trợ đạo mà chẳng dính mắc, thông suốt, tỏ rõ bổn tâm, chẳng vì đắc pháp các phầm trợ đạo, mà nhận chứng đắc, chẳng vì thông các phẩm trợ đạo mà dính mắc sở chứng, tâm hành, rõ nguồn căn nguyên pháp hành trợ đạo vốn từ bản tánh sanh ra các pháp ấy mà đạt được công đức, chứng nhập đại định vậy.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là tọa Thiền ;
Phiền não sanh khởi mà tỏ tường chỗ sanh khởi vốn chẳng động chẳng tịnh, phiền não thì biết phiền não, thì ngay phiền não ấy chứng đắc ngay tứ tính Niết Bàn đầy đủ, ấy là chứng Phiền não vốn Niết Bàn, mà không giới hạn kiến lập về Niêt Bàn là chứng đắc Niết bàn xa lìa phiền não đạt an vui giải thoát ... Ngay ấy trong thế gian pháp đều rõ biết Niết Bàn vốn chẳng lìa nơi đây...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xá Lợi Phất bạch Phật rằng : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng tĩnh tọa dười gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng - Này ngài Xá Lợi Phất ! Bất tất ngồi sững đó mới là tọa Thiền. Vả lại tọa Thiền là chẳng ở trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền ; không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là tọa Thiền ; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu mới là tọa Thiền ; tâm không trụ trong cũng không trụ ngoài mới là tọa Thiền ; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là tọa Thiền ; không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là tọa Thiền ; Nếu ngồi được như thế mới là chỗ được Phật ấn khả (chứng nhận)


Trong kinh dich là tĩnh tọa (có nghĩa ngồi yên), nhưng thực chất ngài Xá Lợi Phất yên ngồi để tu tập, để chứng đạo, nên dịch là tọa thiền thì đúng hơn.
Bất tất ngồi sững đó mới là tọa Thiền. Vả lại tọa Thiền là chẳng ở trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền

Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng nói với ngài Mã Tổ Đạo Nhất rằng "Thiền không phải là ngồi" Thiền là tâm tuơng ưng với chơn như. mà chơn như thì không ở trong ba cõi, không ở ngoài ba cõi. cho nên nói "tọa Thiền là chẳng ở trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền" Nếu chẳng có thân ý, thì giống như hư không vô tri. (xin lỗi đánh dư chữ "yên" : câu chẳng ở yên trong ba cõi)
không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là tọa Thiền

Diệt tận định là diệt hết các tư tuỏng, các niệm, các chấp ngã, tức là vào Niết bàn.
Nhưng Thiền là vẫn hiện các oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) mà tâm vẫn không khởi một niệm, giống như là nhập diệt tận định.
tâm không trụ trong cũng không trụ ngoài mới là tọa Thiền
Tức là tâm vô sở trụ.
đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là tọa Thiền

Nếu có kiến chấp tức tâm đã động rồi. Chỉ cần tâm không tức đầy đủ 37 phẩm Bồ Đề
không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là tọa Thiền
Nếu tâm không một niệm, tức chánh định, tức diệt tận định, làm gì còn phiền não nữa mà đoạn, mà không Phiền não tức Niết bàn. cho nên nói "không đoạn phiền não mà vào Niết bàn".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bàn luận vô ích, bởi lời nói chẳng phải Thiền.

Hãy đơn độc đề khởi nghi tình "Triệu Châu vì sao nói chữ "Vô"?" giờ giờ phút phút ngày ngày tháng tháng nghi mãi không thôi, khi nhân duyên đến "Ồ" lên một tiếng, ngay đó được thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

ĐH MHBN và ĐB Bình giảng kinh không nói được sự tăng tiến của người tu tập thiền định
qua cách nói của ngài Duy Ma Cật. Như thế rất thiếu sót, chẳng phù hợp ý ngài Duy Ma Cật.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

BK có câu hỏi hơi vô duyên chút xíu: Việc Phàm Phu ở đây là gồm những việc gì?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.75 khách