Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Lu đang tìm hiểu về Tánh không và sự chứng ngộ của các bậc Thánh liên quan Tánh không (bao gồm các bậc A-la-hán, các bậc Bích Chi chư Phật) nhưng vẫn chưa rõ nhiều cái, nay xin đưa đề tài này ra để các đồng tu cùng lý giải, nguyên nhân của việc này là vì để củng cố làm rõ hơn và củng cố niềm tin hơn nữa nơi giáo pháp của Phật. Lưu ý rằng: việc lý giải dựa trên Tam Tạng Kinh Điển, Hệ Kinh Điển Bát Nhã và Mật Điển.

Lu xin đưa lý giải của một vài luận giải như sau:

Mật thừa Tây Tạng - Tổ Tsongkhapa http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81 ... 14-1_15-1/ có đoạn nhận định như sau:

Lại nữa, cũng như một nhận biết về một uẩn tâm hay thân không hiện hữu nội tại phải được xem là ý nghĩa của sự nhận biết vô ngã của các hiện tượng (các pháp, khác với con người), thì sự nhận biết một con người như là không hiện hữu nội tại phải có nghĩa là sự nhận biết về vô ngã của con người. Khi nào các uẩn được vọng tưởng là hiện hữu thật sự, thì ý niệm những con người thật sự hiện hữu cũng vẫn hiện hành. Bao giờ vẫn còn như vậy, người ta không thể chiến thắng mọi phiền não. Người ta phải chấp nhận rằng bất kể Thanh Văn và Độc Giác cố gắng bao nhiêu, các vị cũng không thể thoát khỏi vòng sanh tử, và như thế là không hợp lý. Nghĩ đến điều này, Chan-drakirti nói trong Bổ trợ cho Trung Đạo (Madhyamakavatara, VI. 131) :

Theo bạn, một thiền giả đã thấy vô ngã
Lại không chứng ngộ được tánh Như của sắc v.v…
Như thế tham v.v… sẽ được phát sanh khi đi vào sắc
Với cái hiểu (hiện hữu nội tại), vì ngài chưa thấu biết bản tánh của chúng.

Lại nữa, sự bình luận riêng của Chandrakirti nói, ‘Bởi vì người ấy đã đi lạc khi hiểu một hiện hữu nội tại của sắc v.v… người ấy không chứng được ngay cả vô ngã của con người. Vì người ấy hiểu có sự hiện hữu nội tại của các uẩn thân tâm, chúng là nguyên nhân của sự gán cho một cái ngã.’

Đây là tư tưởng của nhà bảo vệ pháp Nagarjuna. Tràng Hoa Quý Giá (Ratnavali, 35) của ngài nói :

Khi nào những uẩn còn được quan niệm,
Khi ấy có ý niệm về một cái ‘tôi’.
Khi quan niệm về một cái ‘tôi’ này hiện hữu.
Thì có hành động đưa đến kết quả tái sanh.

Cũng thế, Trung Đạo Luận (Madhyamakashastra, XVIII. 4-5) của Nagarjuna nói :

Khi những hành động và phiền não ngừng dứt, khi ấy có giải thoát ;
Chúng khởi từ vọng tưởng sai lầm, những cái này lại khởi ra
Từ những tạo tác (các tà kiến về hiện hữu nội tại) ;
Những tạo tác này ngừng dứt trong tánh Không.

Người ta bị trói buộc vào vòng sanh tử vì tưởng rằng những uẩn hiện hữu tự thân, và để giải thoát khỏi vòng sanh tử này người ta phải chinh phục được gốc rễ của nó, những tạo tác vọng tưởng về hiện hữu nội tại. Những tạo tác này được chinh phục qua sự chứng ngộ ý nghĩa tánh Không, sự không hiện hữu tự thân của các uẩn. Cũng thế, Tán Thán Vô Niệm (Nirvikalpastava) của Nagarjuna nói :

Con đường giải thoát mà chư Phật
Chư Độc Giác, chư Thanh Văn dựa vào
Là chỉ chính ngài, không gì khác hơn,
Điều đó là khẳng định.

Như thế, Nagarjuna nói rằng chỉ có mẹ – trí huệ không-ý-niệm thấu biết rằng các pháp không hiện hữu nội tại – là con đường giải thoát của cả ba thừa. Mẹ của các bậc Điều Ngự (Kinh Tám Ngàn bài Kệ Trí Huệ Hoàn Thiện, Ashtasahasri-kaprajnaparamita) nói, ‘Dù một người muốn tu hành trong những cấp bậc của một vị Thanh Văn cũng phải tu hành chính sự hoàn thiện này của trí huệ.’ Điều tương tự cũng được nói với con đường của một Độc Giác và một vị Phật. Kinh Cô Đọng về Trí Huệ Hoàn Thiện (Sanchayagathapranaparamita) ghi nhận :

Những người muốn trở thành Thanh Văn của bậc
Thiện Thệ và những người muốn
Trở thành Độc Giác hay Vua của Pháp (Phật)
Không thể thành tựu (mục đích của họ) nếu không
dựa vào cái Nhẫn này.

Nagarjuna đã kết tập ý nghĩa của những kinh này.


Như vậy, theo như trên của Đại sư Tsongkhapa, thì chư vị Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật đều có sự chứng ngộ Tánh không, nhờ vậy các Ngài đã hoàn toàn thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Mong nhận được những lý giải từ các Đạo hữu trong diễn đàn.

Kính!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa các thiện trí thức và hiền giả Lu.
Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh
Ngay nơi Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh, đã là nhị pháp rồi còn có chi mà nói.

Phật pháp không có tánh không, và cũng không có tánh có, nếu có nói một pháp là do tâm sanh.

Nên nói chơn không tự tánh, nếu được ỡ nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức giác.

Nếu muốn hiểu thêm nữa thì học Kim Cang Kinh đi, ỡ trong đoạn tứ tướng của Kim Cang Kinh.

Dẫu cho anh có đọc thêm 1000 bài của các vị sư cũng vô ích thôi, vì nó là luận văn, chứ không phải là thật tướng, thật tướng là anh phải tự đi vào mới thấy pháp tánh như thế nào, cần phải chứng nghiệm nội tâm.

Cường Nam AO SEN.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chữ "không" của cụm từ "tánh không" không có nghĩa phủ định, nó chỉ sự trống rỗng (trống không) của các pháp

các pháp có tướng vì tướng trống rỗng, gọi là pháp không tướng, hay pháp nhân duyên

:)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cường nam đã viết:Thưa các thiện trí thức và hiền giả Lu.
Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh
Ngay nơi Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh, đã là nhị pháp rồi còn có chi mà nói.

Phật pháp không có tánh không, và cũng không có tánh có, nếu có nói một pháp là do tâm sanh.

Nên nói chơn không tự tánh, nếu được ỡ nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức giác.

Nếu muốn hiểu thêm nữa thì học Kim Cang Kinh đi, ỡ trong đoạn tứ tướng của Kim Cang Kinh.

Dẫu cho anh có đọc thêm 1000 bài của các vị sư cũng vô ích thôi, vì nó là luận văn, chứ không phải là thật tướng, thật tướng là anh phải tự đi vào mới thấy pháp tánh như thế nào, cần phải chứng nghiệm nội tâm.

Cường Nam AO SEN.
Các vị Thánh thực tu nên mới hiểu được và viết ra luận văn để trình bày chỗ ngộ tánh Không của mình. Chứ đâu như phàm tình đọc luận văn của các ngài rồi cho đó là vô ích. Tứ tướng trong kinh Kim Cang là do Phật nói, bạn cũng đọc rồi chỉ cho người khác đọc, vậy đó là vô ích hay có ích. Đọc kinh rồi nói y theo kinh là bị kinh chuyển, chứ đâu phải chuyển kinh. Chuyển được kinh mới là chỗ chứng nghiệm nội tâm.

Vậy luận văn của bạn là vô ích hay có ích.

Ngay nơi Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh, đã là nhị pháp rồi còn có chi mà nói.


Bạn nói có vẻ hay lắm, nhưng nói xong liền "phê" cái sai của người ta thì chính câu nói của bạn cũng sai, vô tác dụng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Cường nam đã viết:Thưa các thiện trí thức và hiền giả Lu.

Nếu muốn hiểu thêm nữa thì học Kim Cang Kinh đi, ỡ trong đoạn tứ tướng của Kim Cang Kinh.

Dẫu cho anh có đọc thêm 1000 bài của các vị sư cũng vô ích thôi, vì nó là luận văn, chứ không phải là thật tướng, thật tướng là anh phải tự đi vào mới thấy pháp tánh như thế nào, cần phải chứng nghiệm nội tâm.

Cường Nam AO SEN.
Kính Đạo hữu Cường Nam,

Đoạn này của đạo hữu là một trích dẫn, Lu xin cám ơn chỉ dẫn của Đạo hữu tangbong .Nếu có thể có gì liên quan trực tiếp đến đề mục , kính mong Đạo hữu Cường Nam chia sẻ thêm. Vì đây chỉ thuần tuý là học thuật, mà mình vẫn còn cần làm rõ hơn nhiều vấn đề. Mình cũng cám ơn về sự nhắc nhở hành trì, dù chỉ mới biết về nhau nhưng Đạo hữu đã có lòng như vậy.
hlich đã viết:tangbong

chữ "không" của cụm từ "tánh không" không có nghĩa phủ định, nó chỉ sự trống rỗng (trống không) của các pháp

các pháp có tướng vì tướng trống rỗng, gọi là pháp không tướng, hay pháp nhân duyên

:)
Đạo hữu hlich có thể thêm bản văn nào rõ ràng hơn không? Đề mục này được lập ra cũng là cố gắng thu thập các bản văn liên quan chủ đề. Có thể nó sẽ góp ích hơn cho các hành giả sơ cơ. Mong là được như vậy!

Kính!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Một lời ái ngữ, đầy đủ hạnh nhu hòa, nhẫn nhục tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh Battinh.
Bỡi Battinh.
Các vị Thánh thực tu nên mới hiểu được và viết ra luận văn để trình bày chỗ ngộ tánh Không của mình. Chứ đâu như phàm tình đọc luận văn của các ngài rồi cho đó là vô ích. Tứ tướng trong kinh Kim Cang là do Phật nói, bạn cũng đọc rồi chỉ cho người khác đọc, vậy đó là vô ích hay có ích. Đọc kinh rồi nói y theo kinh là bị kinh chuyển, chứ đâu phải chuyển kinh. Chuyển được kinh mới là chỗ chứng nghiệm nội tâm.

Vậy luận văn của bạn là vô ích hay có ích.

Ngay nơi Đầu đề Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh, đã là nhị pháp rồi còn có chi mà nói.


Bạn nói có vẻ hay lắm, nhưng nói xong liền "phê" cái sai của người ta thì chính câu nói của bạn cũng sai, vô tác dụng
Thưa anh Battinh nếu anh còn là một hiền giả thì không có các lời như trên mà anh đã bầy tỏ tâm ý của anh như vậy. Vâng tiếc có điều là anh nói tứ tướng mà chẳng biết cái tứ tướng ấy đang nói về chính anh.

Anh là một hiền giả hành đạo và nói đạo pháp, chẳng biết nhìn cái thật tế mà nói, tối ngày cứ nói thứ này thứ khác, chẳng bao giờ thấy anh tự nói ra một pháp, chỉ biết ý văn, miệng luận. nếu anh là một người hành trực tâm, nói thật tánh, thì đâu có các lời như trên, một pháp đơn giảng như vậy anh còn chưa làm được, vậy mà nói pháp gì nữa.

Dẫu cho bây giờ anh có bầy tỏ ra 10 quyển kinh chăng nữa , một khi anh chưa tự thấy anh, cũng vậy thôi.

Cũng bời vì do anh không hiểu cái pháp Niết Bản cho nên anh mới có cái thấy gọi là Tánh Không, chư Phật thì không có nói tánh không, vì pháp này không có gì mà để nói, nếu nói có là người đời sau ché biến ra thôi. đừng có hỡ ra là nói đây là kinh Phật, cái nào là kinh Phật, cái nào là nhị pháp còn biết phân tích ra rõ mà đi nói Phật Pháp, nếu có muốn nói thì phải hiểu rõ mới nói, hoạc cùng chia sẽ với các ĐH.

Cường Nam AO SEN.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa hiền giả Lu.
Kính Đạo hữu Cường Nam,

Đoạn này của đạo hữu là một trích dẫn, Lu xin cám ơn chỉ dẫn của Đạo hữu .Nếu có thể có gì liên quan trực tiếp đến đề mục , kính mong Đạo hữu Cường Nam chia sẻ thêm. Vì đây chỉ thuần tuý là học thuật, mà mình vẫn còn cần làm rõ hơn nhiều vấn đề. Mình cũng cám ơn về sự nhắc nhở hành trì, dù chỉ mới biết về nhau nhưng Đạo hữu đã có lòng như vậy.
Một lời như hiền giả Lu rất khiến tôi kinh lể, đây là trong tâm khiêm tốn là công, ngoài hành lể phép là đức.

Kính tangbong

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

đọc thêm 1000 bài của các vị sư cũng vô ích thôi, vì nó là luận văn,
Nhìn lại mình coi nào, có thoát ra khỏi vòng tứ tướng như trong Kim Cang mà bạn đã chỉ Lu không. Tôi biết tôi cũng chẳng thoát khỏi vòng tứ tướng, nhưng tôi cũng không dám bạo gan bạo phổi nói những lời trên như bạn đâu.

Học chi nhiều giữ vậy, chỉ một quyển kinh còn học chưa hết, đừng nói là mười quyển. Trong kinh Pháp Hoa, ông Pháp Đạt tụng có một quyển đó mà chưa hiểu, bị Lục Tổ quở, nói Ông chỉ Đạt được Pháp hữu lậu. Sau khi nghe Lục Tổ giảng, ông ấy ngộ ra, bây giờ chính là Đạt Pháp vô lậu.

Bạn chưa tới đó thì nên nói lời khiêm nhường, nhu hòa, nhẫn nhục như Lu. Bạn còn kém Lu xa lắm.

Tôi đâu dám nói pháp như bạn, vì biết mình còn kém, tôi hiểu sao thì nói vậy, miễn là không nói bậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa hiền giả Lu.
Kính Đạo hữu Cường Nam,

Đoạn này của đạo hữu là một trích dẫn, Lu xin cám ơn chỉ dẫn của Đạo hữu .Nếu có thể có gì liên quan trực tiếp đến đề mục , kính mong Đạo hữu Cường Nam chia sẻ thêm. Vì đây chỉ thuần tuý là học thuật, mà mình vẫn còn cần làm rõ hơn nhiều vấn đề. Mình cũng cám ơn về sự nhắc nhở hành trì, dù chỉ mới biết về nhau nhưng Đạo hữu đã có lòng như vậy.
Thưa anh bạn, Cường xin chia sẽ với anh nhé. bỡi vì do cái chủ đề lập lên chỉ có tánh không, cho nên sẽ dẫn đến đúng theo cái ý của nó là không có gì để nói.

Em thì hiểu ý anh muốn lập lên chủ đề muốn nói là cái chơn không của nghĩa chơn vô thường, và cái tánh chơn như của tự tánh, vâng nếu nói riêng về chữ tự tánh, thì còn tùy thuộc cái tánh ấy áp dụng cho cái gì.

Ví dụ, nếu em nói,( pháp tánh, tự tánh), ấy tức là cái bản thể của cái pháp, nếu trong cái tánh ấy, có tướng, thì là thể của tướng, nếu trong cái tánh ấy vô tướng, thì là cái thể hư cấu của cái pháp, tức là sự hàm ý của cái pháp ấy, chính cái dụng ý của nó gọi là cái tánh của cái pháp, những nó không có thật tướng, bỡi vì nó không có thân sát.

Một con người, nếu nói là không trí, tức là vô minh, nếu nói có trí, tức là trí tụe, nếu nói chơn trí, tức là trí huệ, tức là Bát Nhã.

Vâng nói đên đây, cần phải phân biệt rõ, người có trí tụe, nếu áp dụng một cái đúng, thì sẽ thành quáng chiếu bát nhã, tức là huệ, vâng cũng có thể chưa là chơn huệ. bỡi vì con phải côi cái huệ ấy có chấp vào tri kiến hây không, nếu chấp, thì đồng với phàm tụe, tức là chưa thấy rõ chính mình.

Vâng người ta sẽ nghĩ, há nếu có ai hành được như chơn huệ, tức là trí Bát Nhã sự thật, người này chắc chắng huệ của nó sẽ được vĩnh hằng. nếu kiến giải như vậy là một sự sai lầm, vì tà chánh chỉ trong một sát na thôi. cho nên há có ai luôn luôn là tâm Bồ Đề là được rồi. như các chư Phật vậy, các Bồ Tác vậy, bỡi vì xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần.

Vì vậy, có một số nhà thuyết pháp viết ra để gọi là kinh Phật theo cái hiểu biết riêng của họ, mà diễn ra, nếu nói đúng thì không sao, nếu nói không đúng thì sẽ diễn ra nhiều cái nhị pháp, chính vì vậy các vô mình, chấp lấy mà học cho là kinh Phật chánh pháp. do vậy người học kinh Phật phải luôn luôn côi lại nguồn góc của quyển kinh mà mình đang học, và phải tự khỡi nghi tịnh mà tư duy cho đến thành chung đạo, nếu không có đáp án, thì đừng nên học, vì không rõ mình đang học cái gì, mà bảo lả tu hành, tu cái gì? mà hành cái gì?.

Luận văn mà Cường nói là có hai ý nghĩa.

1) trong chánh pháp của tạn kinh nguyên góc không có chứng mình cái pháp tánh không. nếu nói có là do người đời sau diễn ra thêm thôi.

Quý vị có biết tại sao Cường không có đọc quyển kinh nào, ngoài Pháp Bảo Đàn Kinh, mà Cường vẫn biết là không có cái việc chứng minh tánh không trong tạn kinh không?

Bỡi vì Ông Phật không có một pháp có thể đắc, lấy cái gì mà giám chứng minh. có ai có biết tại sao Ông Phật không có đắc pháp không?, nói thữ ra xem để góp phần cho chúng sinh. please.

Vì vậy các văn tự và câu chuyện ỡ trên mặt giấy, dù là thật hây giả, cũng chỉ là theo văn bản mà luận ra thôi, cho nên mới có người nói trong kinh Phật nói vậy, giả như có nói được đúng hoàng toàn, cũng chỉ là nghĩa chơn vô thật thôi, vì nó là một bài kết luận của người diễn tả lại thôi, do vậy mới gọi là luận văn.

Vâng người chấp pháp tướng văn tự, thì lấy văn tự luận văn tự, cuối cùng, cũng chỉ là một luận giả thôi, vâng sẽ không có thật. quý vị có biết tại sao cái người luận văn này sẽ không thấy chánh pháp không? vâng nói thữ xem đúng sai cũng dữa vào thật tánh mà nói nhé, dẹp bỏ cái phàm ngã, để cho chơn ngã chia sẽ pháp Phật nhé.

Thôi Cường mệt rồi xin cáo lổi quý vị và Anh Lu, có gì bổ túc sau. tangbong

Cường Nam AO SEN.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle

Xin phép cho tôi cùng chia sẻ. nếu những danh tự nầy không đúng lẻ. Mong nhận lổi kinhle
gửi bởi Luuuuuuuuuuuu » 10/Tháng 7/'12, 16:49

Lu đang tìm hiểu về Tánh không và sự chứng ngộ của các bậc Thánh liên quan Tánh không (bao gồm các bậc A-la-hán, các bậc Bích Chi chư Phật) nhưng vẫn chưa rõ nhiều cái, nay xin đưa đề tài này ra để các đồng tu cùng lý giải, nguyên nhân của việc này là vì để củng cố làm rõ hơn và củng cố niềm tin hơn nữa nơi giáo pháp của Phật. Lưu ý rằng: việc lý giải dựa trên Tam Tạng Kinh Điển, Hệ Kinh Điển Bát Nhã và Mật Điển.

Lu xin đưa lý giải của một vài luận giải như sau:

Mật thừa Tây Tạng - Tổ Tsongkhapa http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81 ... 14-1_15-1/ có đoạn nhận định như sau:

Lại nữa, cũng như một nhận biết về một uẩn tâm hay thân không hiện hữu nội tại phải được xem là ý nghĩa của sự nhận biết vô ngã của các hiện tượng (các pháp, khác với con người), thì sự nhận biết một con người như là không hiện hữu nội tại phải có nghĩa là sự nhận biết về vô ngã của con người. Khi nào các uẩn được vọng tưởng là hiện hữu thật sự, thì ý niệm những con người thật sự hiện hữu cũng vẫn hiện hành. Bao giờ vẫn còn như vậy, người ta không thể chiến thắng mọi phiền não. Người ta phải chấp nhận rằng bất kể Thanh Văn và Độc Giác cố gắng bao nhiêu, các vị cũng không thể thoát khỏi vòng sanh tử, và như thế là không hợp lý. Nghĩ đến điều này, Chan-drakirti nói trong Bổ trợ cho Trung Đạo (Madhyamakavatara, VI. 131) :

Theo bạn, một thiền giả đã thấy vô ngã
Lại không chứng ngộ được tánh Như của sắc v.v…
Như thế tham v.v… sẽ được phát sanh khi đi vào sắc
Với cái hiểu (hiện hữu nội tại), vì ngài chưa thấu biết bản tánh của chúng.

Lại nữa, sự bình luận riêng của Chandrakirti nói, ‘Bởi vì người ấy đã đi lạc khi hiểu một hiện hữu nội tại của sắc v.v… người ấy không chứng được ngay cả vô ngã của con người. Vì người ấy hiểu có sự hiện hữu nội tại của các uẩn thân tâm, chúng là nguyên nhân của sự gán cho một cái ngã.’

Đây là tư tưởng của nhà bảo vệ pháp Nagarjuna. Tràng Hoa Quý Giá (Ratnavali, 35) của ngài nói :

Khi nào những uẩn còn được quan niệm,
Khi ấy có ý niệm về một cái ‘tôi’.
Khi quan niệm về một cái ‘tôi’ này hiện hữu.
Thì có hành động đưa đến kết quả tái sanh.

Cũng thế, Trung Đạo Luận (Madhyamakashastra, XVIII. 4-5) của Nagarjuna nói :

Khi những hành động và phiền não ngừng dứt, khi ấy có giải thoát ;
Chúng khởi từ vọng tưởng sai lầm, những cái này lại khởi ra
Từ những tạo tác (các tà kiến về hiện hữu nội tại) ;
Những tạo tác này ngừng dứt trong tánh Không.

Người ta bị trói buộc vào vòng sanh tử vì tưởng rằng những uẩn hiện hữu tự thân, và để giải thoát khỏi vòng sanh tử này người ta phải chinh phục được gốc rễ của nó, những tạo tác vọng tưởng về hiện hữu nội tại. Những tạo tác này được chinh phục qua sự chứng ngộ ý nghĩa tánh Không, sự không hiện hữu tự thân của các uẩn. Cũng thế, Tán Thán Vô Niệm (Nirvikalpastava) của Nagarjuna nói :

Con đường giải thoát mà chư Phật
Chư Độc Giác, chư Thanh Văn dựa vào
Là chỉ chính ngài, không gì khác hơn,
Điều đó là khẳng định.

Như thế, Nagarjuna nói rằng chỉ có mẹ – trí huệ không-ý-niệm thấu biết rằng các pháp không hiện hữu nội tại – là con đường giải thoát của cả ba thừa. Mẹ của các bậc Điều Ngự (Kinh Tám Ngàn bài Kệ Trí Huệ Hoàn Thiện, Ashtasahasri-kaprajnaparamita) nói, ‘Dù một người muốn tu hành trong những cấp bậc của một vị Thanh Văn cũng phải tu hành chính sự hoàn thiện này của trí huệ.’ Điều tương tự cũng được nói với con đường của một Độc Giác và một vị Phật. Kinh Cô Đọng về Trí Huệ Hoàn Thiện (Sanchayagathapranaparamita) ghi nhận :

Những người muốn trở thành Thanh Văn của bậc
Thiện Thệ và những người muốn
Trở thành Độc Giác hay Vua của Pháp (Phật)
Không thể thành tựu (mục đích của họ) nếu không
dựa vào cái Nhẫn này.

Nagarjuna đã kết tập ý nghĩa của những kinh này.

Như vậy, theo như trên của Đại sư Tsongkhapa, thì chư vị Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật đều có sự chứng ngộ Tánh không, nhờ vậy các Ngài đã hoàn toàn thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Mong nhận được những lý giải từ các Đạo hữu trong diễn đàn.

Kính!
Kính Đh Lu kinhle
Cám ơn Đh chia sẻ những phương tiện Văn Bản Tu Học kinhle
tôi có tìm để hiểu những phương tiện văn bản đó. Tuy nhiên CÁI THIỆT TẾ, CÁI TỎ RỎ SỰ CHỨNG NGỘ TÁNH KHÔNG THỜI KHÔNG CÓ.
Với tôi : Có phải chăng ??? CHỨNG NGỘ TÁNH KHÔNG LÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN ĐỂ THẤY.


Kính

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sự chứng ngộ tánh không của các vị Thánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

- Kính Đạo hữu Mymamut,
mymamut đã viết: tôi có tìm để hiểu những phương tiện văn bản đó. Tuy nhiên CÁI THIỆT TẾ, CÁI TỎ RỎ SỰ CHỨNG NGỘ TÁNH KHÔNG THỜI KHÔNG CÓ.
Với tôi : Có phải chăng ??? CHỨNG NGỘ TÁNH KHÔNG LÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN ĐỂ THẤY.[/b]

Kính

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Cám ơn Đạo hữu Mymamut đã tham gia. Do sự chia sẻ này nơi bạn, mình cũng có điều như sau chia sẻ với bạn, mình là một nhà khoa học với tuổi đời chừng 3-4 năm, mình tìm hiểu nghiên cứu khoa học, nhưng mình thấy không mang đến hạnh phúc thật sự, và mình tìm hiểu phật pháp, mình nhận thấy ở Phật pháp (dù trong các hệ thống kinh điển khác biệt) đều thấy những điều sự thật đúng đắn, và mình nhận thấy nếu học, tư duy và thực hành theo Phật pháp thì sẽ mang lại hiện đời an lạc, hạnh phúc. Giáo pháp mà mình theo đã được suy xét kỹ lưỡng thấu đáo từ nhiều góc độ theo riêng bản thân mình.

Kính lễ Đạo hữu Mymamut vì sự góp ý.

- Kính Đạo hữu Cường Nam,
Cường nam đã viết:
Thưa anh bạn, Cường xin chia sẽ với anh nhé. bỡi vì do cái chủ đề lập lên chỉ có tánh không, cho nên sẽ dẫn đến đúng theo cái ý của nó là không có gì để nói.
Đáp lại lời chia sẻ này với Đạo hữu Cường Nam, Lu xin chia sẻ rằng: khi phát tâm tu học thì điều đầu tiên vẫn nên là phải có chính là thầy (Đạo sư, thầy giáo thọ, hoặc đôi lúc là bạn đồng tu), là học và tư duy đúng đắn. Tánh không theo đúng cái ý của nó là không có gì để nói (người ngộ lý này như Lu biết là các tổ thiền tông từ đức Phật, đức Đại-Ca-Diếp...), nhưng mà nhân duyên của mỗi người mỗi khác, như việc tu học về tham câu thoại đầu chẳng hạn, cũng phải có lời dạy từ chư Tổ (dù ít, dù nhiều), huống chi là bậc Nhất Thiết Trí, vì làm lợi lạc vô số chúng sinh mà nói ra vô số lời cũng chỉ để nói về giác ngộ.

Cường nam đã viết:
Vì vậy, có một số nhà thuyết pháp viết ra để gọi là kinh Phật theo cái hiểu biết riêng của họ, mà diễn ra, nếu nói đúng thì không sao, nếu nói không đúng thì sẽ diễn ra nhiều cái nhị pháp, chính vì vậy các vô mình, chấp lấy mà học cho là kinh Phật chánh pháp. do vậy người học kinh Phật phải luôn luôn côi lại nguồn góc của quyển kinh mà mình đang học, và phải tự khỡi nghi tịnh mà tư duy cho đến thành chung đạo, nếu không có đáp án, thì đừng nên học, vì không rõ mình đang học cái gì, mà bảo lả tu hành, tu cái gì? mà hành cái gì?.
Mình hiểu ý bạn, đây cũng là điều mình nghĩ mọi người nếu có tâm cầu pháp đúng đắn thì phải rõ ràng mọi thông tin về Giáo pháp đang theo, về vị thầy đang thọ pháp (đạo đức, sự thông tuệ, chứng ngộ, ...). Thêm vào đó, mình nhận thấy, một điều quan trọng nữa đó chính là trực nhận kinh nghiệm từ việc tu pháp, và về lý luận ban đầu cho Giáo pháp đang thọ, điều này sẽ càng làm tăng thêm tín tâm vào Tam bảo.

Kính lễ Đạo hữu Cường Nam vì sự góp ý.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.77 khách