Niệm Phật và trì chú

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Niệm Phật và trì chú

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Từ lâu, tôi tu tập theo pháp môn Tịnh độ, chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Thời gian gần đây tôi có tham gia đạo tràng tụng kinh và tu Bát quan trai. Tuy nhiên, tôi được biết “tu Bát quan trai là để chuẩn bị cho kiếp sau xuất gia”. Vậy tôi có nên tham dự tu tập Bát quan trai nữa hay không? Mặt khác, trong thời khóa niệm Phật hàng ngày, tôi thường gia trì thêm chú Đại Bi và Thập chú nhưng một người bạn đồng tu bảo như thế là tạp tu. Mong được quý Báo hướng dẫn và chia sẻ.

Chia sẻ:

Một Phật tử tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà đồng thời tham gia đạo tràng tụng kinh, tu Bát quan trai và trì chú là điều tốt, đúng Chính pháp. Có thể nói, tụng kinh và tu tập Bát quan trai cùng trì chú sẽ trợ duyên tích cực cho việc hành trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

Căn cứ vào kinh Nhật tụng được phổ biến trên toàn quốc hiện nay, chúng ta thấy rõ các khóa lễ đều có trì chú, tụng kinh và niệm Phật. Sự kết hợp hài hòa giữa Giáo (tụng kinh), Mật (trì chú) và Tịnh (niệm Phật) trong kinh tụng hàng ngày chứng tỏ các pháp này có công năng trợ duyên lẫn nhau, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp.

Tu Bát quan trai không phải để “chuẩn bị cho kiếp sau xuất gia” mà chính là thực tập hạnh xuất gia một ngày một đêm. Đời sống tại gia còn nhiều chướng duyên ràng buộc nên bạn không thể tu tập tinh chuyên như hàng xuất gia. Vì thế, bạn cần tham dự khóa tu Bát quan trai (tập sự xuất gia, sống thân cận và tu tập như chư Tăng một ngày đêm) để gia tăng công phu trì giới, tu niệm. Nhất là trong nội dung tu học của khóa tu Bát quan trai, niệm Phật luôn được xem là công phu căn bản. Như vậy, người tu niệm Phật cần tham dự khóa tu Bát quan trai nhiều hơn để tinh chuyên hơn trong việc tu tập niệm Phật của mình.

Đối với vấn đề tụng kinh cũng rất cần thiết cho người tu tập pháp môn niệm Phật và các pháp môn khác. Tụng kinh có tác dụng nhiếp ba nghiệp thân khẩu ý từ vọng động thành thanh tịnh. Đọc tụng kinh điển giúp cho hành giả thẩm thấu, hiểu biết sâu sắc hơn lời Phật dạy để ứng dụng, hành trì. Mặt khác, các đạo tràng tụng kinh hiện nay đa phần trì tụng các kinh như: kinh A Di Đà, Phổ Môn, Địa Tạng, Pháp Hoa v.v… đều là những kinh văn căn bản, cần thiết cho hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ.

Riêng đối với vấn đề trì chú Đại Bi và Thập chú vốn rất quan trọng đối với người tu hành. Công năng của các thần chú thường được đề cập là mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Thần chú Đại Bi và Thập chú là một trong những nội dung quan trọng của thời khóa công phu khuya trong các chùa viện, người xuất gia phải hành trì mỗi ngày đã chứng tỏ tầm quan trọng, không thể thiếu của thần chú. Vì thế, trong những thời khóa tụng kinh, niệm Phật tại tư gia nếu bạn phát tâm gia trì thêm các thần chú như Đại Bi, Thập chú nhất là thần chú Vãng sanh (thuộc Thập chú) sẽ rất tốt, trợ duyên thêm cho việc hành trì niệm Phật.

Công phu tu niệm có những cấp độ cạn, sâu khác nhau. Khi hành giả bước vào cấp độ sâu của pháp môn niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà mới cần đến sự chuyên nhất hay “nhất tâm bất loạn” với danh hiệu Phật. Còn đối với hàng Phật tử sơ cơ, mới tập tu niệm Phật thì nghe pháp, tụng kinh và trì chú là cần thiết, không phải là “tạp tu”. Tạp tu là không định hướng được pháp môn, hành trì nhiều pháp môn cùng lúc mà không có công dụng hỗ trợ lẫn nhau, điều này hoàn toàn khác biệt với việc tu tập với một pháp môn chính và các pháp trợ duyên cần thiết.

Một người tu tập pháp môn Tịnh độ, cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc, cố nhiên niệm danh hiệu Phật A Di Đà là chính yếu, cốt tủy. Những hành giả nào có đầy đủ trí lực, Tín-Nguyện-Hạnh sung mãn thì chỉ việc chuyên nhất niệm Phật đến một lòng không loạn. Còn lại hầu hết chúng ta cần lấy pháp niệm Phật làm căn bản đồng thời nỗ lực nghe pháp, tụng kinh, trì chú để trợ duyên thêm. Ngoài ra, vấn đề tu tập rất cần sự trợ duyên của các bạn đồng tu, “ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Tham gia các khóa tu và đạo tràng là cách hay nhất để thiết lập một “Tăng thân” nhằm giúp đỡ, động viên lẫn nhau, cùng tiến tu trên con đường đạo.

Chúc bạn tu tập thành công!
Theo: Giác Ngộ 379
TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT - SỐNG ĐỜI THANH THẢN Theo PTVN


Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: Niệm Phật và trì chú

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Kính gởi quý ĐH tu học theo Pháp môn niệm PHẬT ( ban đầu lẽ tất nhiên là niệm danh hiệu Phật, để đến được Chính danh niệm PHẬT)
Theo sự hiểu biết nông cạn của tui như sau.
Như thế nào niệm danh hiệu Phật được Tam Muội là được VẢN SANH CỰC LẠC QUỐC(LIÊN HOA ẢNH) CỦA PHẬT DI ĐÀ. Trì niệm danh hiệu Phật đến khi vô tình bị giật mình vì cái gì... mà tự phát ra miệng câu niệm A DI ĐÀ PHẬT tức là đả có TAM MUỘI vì đả in sâu vào sương tủy máu rồi cho nên khi cận tử nghiệp vì sợ nên tự phát ra mà về LIÊN HOA ẢNH "Riêng CHƯ VỊ PHẬT THÁNH thì có muôn vàn TAM MUỘI" (vậy lúc còn sống nên gắng niệm để khi cận tử nghiệp có lợi ích, và phải làm tất cả những điều thiện của Bật Thiện Trí Thức hay vị Thầy mà mình đả thọ giáo,"vì trước khi tho giáo mình đả tìm hiểu trước vị Thầy ấy rồi, nên TIN, để trợ duyên thêm mau được Ý NGUYỆN"
Được như vậy là TÂM đã An trong sự hiểu biết đúng đắng, thì nên bước thêm bước nữa là niệm cho đến khi được VÔ BIỆT NIỆM là THÀNH ĐẠO NGAY HIỆN KIẾP.Vì (PHÁP MÔN NIỆM PHẬT HAY TỊNH ĐỘ LÀ KINH ĐẠI THỪA LÀ LIỂU NGHỈA KINH"RỐT RÁO NGHĨA TẬN CÙNG NGUYÊN LÝ")
Đương nhiên phải được NHẤT TÂM BẤT LOẠN trước đả( PHẬT A DI ĐÀ TÙY XỨ HIỆN giống như ví dụ Nơi nào có nước thì Trăng hiện bày, bất luận là chổ bùng nhơ hay ao,sông, rạch, giếng trong...v.v) chỉ có điều là không nhận Chân được vì chưa học Chính Lý (TRI=BIẾT, KIẾN=THẤY) THẤY mà không biết có mắt như đui BIẾT mà chưa THẤY là cái biết lù mù lờ mờ.)
Cầu xin Chư PHẬT gia hộ cho tất cả chúng sinh An trụ trong Chánh Pháp PHẬT, PHÁT BỒ ĐỀ TÂM KIÊN CỐ, ĐỒNG NHẬP TRI KIẾN PHẬT.


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật và trì chú

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các DH muốn Niệm Phật kèm thêm Trì Chú nhưng các DH có biết là danh hiệu Phật cùng Chân Ngôn là đồng ý nghĩa hay chăng.

Nếu người tu Tịnh Độ niệm

Nammah Amitabha Buddha. (Phạn)

Người tu Mật Tông thì trì câu chú của Đức Phật A Di Đà là.

Om Amitabha Hrih (Phạn)

2 câu này là đồng một nghĩa không khác.

Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn
Namo amitābhāya tathāgatāya tadyathā
amṛtabhave amṛtasaṃbhave
amṛtavikrānte amṛtavikrāntagāmini
gagana kīrtīchare svāhā
(Âm Phạn)


Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Già già na, chỉ đa ca lệ, Ta bà ha [3] (Âm Việt)

Câu đầu của Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn nghĩa là:

Quy mạng Đức Vô Lượng Quang Như Lai



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Thần chú vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Như vậy là chú vãng sanh và niệm danh hiệu Phật công dụng như nhau phải không đh Kim Cang? ./..,.,


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.97 khách