Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

http://www.tangthuphathoc.net/gianggiai ... iem/00.htm

4. Khi kết tập Kinh điển thì mở đầu Kinh văn phải dùng chữ gì ? Tôn Giả A Nan nghĩ vấn đề nầy càng nên hỏi Ðức Phật. Do đó, Tôn Giả A Nan đến bên cạnh Ðức Phật, hỏi bốn vấn đề nầy. Phật trả lời cho Ngài A Nan :"Khi ta vào Niết Bàn rồi thì y theo Bốn Niệm Xứ mà trụ", đó là câu trả lời thứ nhất. "Khi ta vào Niết Bàn rồi thì phải lấy giới làm thầy", đây là câu trả lời thứ hai. "Khi ta vào Niết Bàn rồi, nếu có Tỳ Kheo ác tính không giữ giới luật, thì đừng nói năng gì với họ", đó là câu trả lời thứ ba. "Khi kết tập Kinh điển thì mở đầu Kinh dùng :"Tôi Nghe Như Vầy", đó là câu trả lời thứ tư.
Bốn Niệm Xứ là gì ? Tức là :
Thân niệm xứ
Thọ niệm xứ
Tâm niệm xứ
Pháp niệm xứ.

Y chiếu theo Bốn Niệm Xứ nầy để tu hành, thì có thể chứng quả, có thể giải thoát. Tại sao chúng ta chẳng chứng quả ? Tại sao không thể thoát khỏi luân hồi ? Vì không :
Quán thân bất tịnh
Quán thọ là khổ,
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã.

Chấp trước cái ta, đây là của ta. Nhà là của ta, đợi đến khi hơi thở không còn nữa, thì gì cũng chẳng phải của ta. Cho nên có câu :

"Cá nhảy trong nước,
Người nào ở nhân gian,
Chẳng biết gieo phước lành,
Tâm cứ tạo tội nghiệp,
Vàng bạc chất thành núi,
Nhắm mắt bỏ lại hết,
Tay không chầu Diêm Vương
Hối hận quá muộn màng".

Bây giờ giải thích đại ý về Bốn Niệm Xứ :

1. Quán thân bất tịnh : Thân thể của chúng ta vốn chẳng sạch sẽ, chín cái lỗ thường chảy ra những thứ bất tịnh dơ dáy, như mắt thì có ghèn, lỗ tai có cức váy, mũi thì có nước mũi, miệng thì có đàm, thêm vào đại và tiểu tiện. Ðã biết thân thể bất tịnh, là túi da hôi thối thì không nên chấp trước nó. Nếu không chấp trước thì sẽ đắc được giải thoát, không bị thân thể làm phiền luỵ. Lão Tử biết được ý nầy cho nên nói :

"Sở dĩ ta có đại hoạn vì ta có thân,
Nếu ta không có thân nầy thì sao có hoạn ?"

Lão Tử hiểu được lý quán bất tịnh.

2. Quán thọ là khổ : Tất cả những gì tiếp thọ đều là khổ. Khổ có ba thứ khổ, tám thứ khổ, vô lượng thứ khổ. Ba thứ khổ là gì ? Tức là :
Khổ khổ
Hoại khổ
Hành khổ.

A. Khổ khổ : Tức là khổ trong sự khổ, khổ lại thêm khổ. Ví như có người vốn chẳng có nhà để ở, lại gặp ngày trời mưa. Hoặc là không có quần áo mà gặp phải thời tiết lạnh. Hoặc là vốn không có cơm ăn lại sinh bệnh. Sinh bệnh không có tiền đi khám bác sĩ, không có tiền mua thuốc uống, đó là khổ trong sự khổ của kẻ nghèo.



B. Hoại khổ : Người nghèo thì có khổ khổ, còn người giàu thì có hoại khổ. Hoại khổ là gì ? Người giàu thì ở lầu cao cửa rộng, trang hoàng đẹp đẽ, chẳng may bị cháy nhà, thiêu trụi nhà cửa, hoặc là người có vàng bạc châu báu bị người trộm cắp, hoặc là bị tai nạn như chiến tranh, nạn gió, nạn nước, đó đều là hoại khổ.



C. Hành khổ : Tức là con người từ khi sinh ra, lớn lên trưởng thành, rồi già nua và chết đi, luôn luôn biến đổi không ngừng, đó là hành khổ. Trong cuộc đời tuy nhiên không có khổ khổ, không có hoại khổ, nhưng có hành khổ. Những thứ khổ nầy, bất cứ ai cũng đều phải chịu, không có ai tránh khỏi được. Ðức Phật lúc tám mươi tuổi còn phải thị hiện vào Niết Bàn. Tám sự khổ là gì ? Tức là : Sinh, già, bệnh, chết, thương yêu xa lìa, ghét mà gặp nhau, cầu mong không được, năm ấm xí thạnh.



A. Sinh là khổ : Khi con người sinh ra thì giống như ở giữa hai hòn núi đè ép sinh ra, cho nên trẻ con mới sinh ra thì khóc lên, đó là biểu thị sự khổ, bắt đầu tiếp thọ sự khổ.



B. Già là khổ : Con người đến tuổi già thì tứ chi không linh hoạt, cử động rất bất tiện, mắt loà, tai điết, tóc bạc, răng rụng, luôn luôn không được tự tại, do đó có câu :"Tâm có thừa mà sức chẳng đủ".



C. Bệnh là khổ : Ðất nước gió lửa không đều hoà thì sinh bệnh, bệnh có đủ sự thống khổ khó mà tả được.



D. Chết là khổ : Bệnh khổ qua rồi thì chết khổ lại đến. Ðến lúc chết thì sự thống khổ giống như bò sống lột da, như rùa lột mai, thứ khổ nầy chẳng cách chi mà hình dung được.



E. Khổ về thương yêu xa lìa : Sự khổ nhất của đời người là sinh ly tử biệt. Vì có ái, ái là vực thẳm tạo nghiệp, nếu đoạn dục khử ái thì nghiệp chướng sẽ nhẹ bớt. Nếu tình ái quá nặng thì nghiệp chướng sẽ nặng thêm. Do đó có câu :

"Nghiệp sạch tình không là Phật
Nghiệp nặng tình mê là phàm phu".

Phàm phu vì tình mà mê, nhìn không thấu được ái tình, buông chẳng đặng ái tình, cho nên mới có khổ. Ái là một thứ chấp trước lớn nhất, thứ chấp trước nầy không dễ gì buông bỏ đặng. Khổ về thương yêu xa lìa, tức là vốn chẳng muốn từ bỏ, nhưng nhất định phải từ bỏ, là bị bắt buộc cưỡng bách mà từ bỏ, tình trạng nầy rất là thống khổ. Như vợ chồng thì có khổ xa lìa của vợ chồng, con cái thì có khổ xa lìa của con cái, bạn bè thì có khổ xa lìa của bạn bè. Tóm lại có ái thì khi xa lìa sẽ khổ.



F. Khổ về ghét gặp nhau : Thương cũng có sự khổ, ghét cũng có sự khổ. Người mà ta ghét không muốn gặp nhưng lại gặp, đó cũng là một thứ khổ.
G. Khổ về cầu mong không được : Cầu danh không được danh, cầu lợi không được lợi, cầu con trai, con gái không được mãn nguyện, cầu giàu sang không được giàu sang. Tóm lại, những gì mong muốn mà không thành công cũng là một thứ khổ.



H. Khổ về năm ấm xí thạnh : Năm ấm tức là : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức năm ấm nầy chẳng không thì khổ, cũng giống như bị núi năm ấm đè, một chút tự do cũng không có, không có tự do tức là khổ. Thứ khổ nầy giống như lửa thiêu ở trong tâm.
Vô lượng khổ là gì ? Ở trên đã nói qua ba sự khổ và tám sự khổ, nếu phân tích tỉ mỉ thì trong mỗi thứ khổ lại có vô lượng khổ, trong vô lượng khổ lại có vô lượng khổ. Khổ vô cùng vô tận, cho nên gọi là vô lượng khổ.

3. Quán tâm vô thường : Tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai, ba tâm không thể bắt lấy, là vô thường, cũng có thể nói :"Các pháp do nhân duyên sinh, các pháp do nhân duyên diệt", chẳng hằng thường bất biến, cho nên gọi là vô thường. Quán sát tâm người là vô thường, chân tâm mới là thường. Tại sao nói tâm người vô thường ? Vì tâm người khéo biến đổi, giống như sóng vậy, chẳng khi nào ngừng nghỉ. Tâm niệm nầy sinh thì tâm niệm kia diệt, niệm niệm liên tục không ngừng. Lại giống như hạt bụi trong hư không, hốt lên hốt xuống, hốt đông hốt tây, không có nhất định, đó là tâm vô thường. Gì là thường ? Tức là thường trụ chân tâm, tính tịnh minh thể. Ðây là đạo lý quán tâm vô thường.



4. Quán pháp vô ngã : Tức là quán sát : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức năm uẩn chẳng có "cái ta"(ngã). Nếu như có "cái ta" thì có chấp "cái ta"(ngã chấp). Nếu lại chấp trước nơi pháp thì có pháp chấp. Như thế thì chẳng được tự tại, chẳng được giải thoát. Nếu quán pháp vô ngã, hai pháp đều không, người cũng chẳng có ngã, pháp cũng chẳng có ngã, thì phá được người và pháp hai chấp. Ðó là đạo lý quán pháp vô ngã.



A. Sắc pháp : Phàm là thấy được hình tướng, nói ra được danh từ thì tất cả hết thảy đều gọi là sắc pháp. Thứ pháp nầy nhìn không thủng, buông chẳng đặng, thì chẳng đắc được tự tại. Thứ sắc pháp nầy có nội sắc và ngoại sắc. Ngoại sắc tức là có hình chất. Tức nhiên sắc bên ngoài có hình chất, bên trong thì có bóng. Nội sắc tức là bóng. Có bóng thì có vọng tưởng về sắc, thì không thể vô ngã, bạn ái trước sắc nầy là vì có cái ta (ngã), bạn chấp trước sắc nầy cũng là vì bạn có cái ta (ngã). Nếu chẳng có cái ta thì không có gì để chấp trước, thì chẳng có chướng ngại, đó là nhìn xuyên thủng. Nhìn xuyên thủng được thì buông bỏ được. Buông bỏ được thì sẽ đắc được tự tại.



B. Thọ pháp : Phàm là tiếp xúc cảnh giới bên ngoài ban đầu có sự lãnh thọ. Nếu không có cái ta thì chẳng có xúc trần, không có xúc trần thì đắc được tự tại. Ngược lại, nếu có cái ta tồn tại thì không được tự tại.



C. Tưởng pháp : Tức là vọng tưởng. Tại sao bạn chẳng đối trị được vọng tưởng ? Tức là vì có cái ta. Nếu không có cái ta, thì vọng tưởng gì cũng chẳng có, liền đắc được cảnh giới vô sở tưởng.



D. Hành pháp : Nghĩa là liên tục. Niệm niệm biến đổi không ngừng. Giống như nước chảy, đó là hành uẩn. Muốn nhìn xuyên thủng hành uẩn thì phải đừng có cái ta.



E. Thức pháp : Tức là : mắt, tai mũi, lưỡi, thân, ý, Mạt na, A lại da tám thức. Tám thức nầy cũng ở trong chân và vọng. Chỉ một cái biến thì biến thành Ðại viên cảnh trí. Không biến thì là tám thức. Chuyển tám thức thành bốn trí, thì chẳng còn cái ta (vô ngã). Quán pháp năm uẩn vô ngã được, thì đó là quán pháp vô ngã.


Tại sao đức Phật dạy đệ tử lấy giới làm thầy ? Vì giới là sinh thiện diệt ác. Nương giới làm thầy thì sẽ sinh ra các điều lành. Nương giới làm thầy thì sẽ diệt trừ các điều ác.




Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Lão Hoà Thượng Tuyên Hóa
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội - PL: 2550 - DL: 2006
PHẦN GIẢNG
(CÚ GIẢI)

Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi. Vì kinh văn thần chú này thuộc vào hệ mật ngôn chân ngữ. Nay để giảng giải về thần chú này, trước tiên tôi xin đưa ra một bài kệ để thuyết minh cho ý nghĩa của thần chú:

Đại bi đại chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Đại từ đại bi năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền.

Nghĩa là:

Thần chú Đại bi có công năng thông cả thiên đường, thấu cả địa phủ. Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như thế thì có thể khiến Thập điện Minh vương hoan hỷ.

Năng lực Từ và Bi của thần chú có thể chữa lành tất cả mọi tật bệnh và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời.

*Đại bi đại chú thông thiên địa

Khi quí vị niệm thần chú này thì trời đất đều chấn động, cả pháp giới chuyển rung. Trên thông cả cõi trời, dưới thấu khắp cả các cõi giới địa ngục. Khắp cả mọi pháp giới trời người đều cảm thông và tán dương công đức.

*Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

Nếu quí vị niệm thần chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như vậy, tức là vào khoảng 3 năm. Niệm thần chú này liên tục trong 3 năm không gián đoạn, không bỏ sót một ngày, bất luận quí vị có bận rộn như thế nào cũng không quên niệm, thì có thể khiến cho mười vị vua điều hành công việc ở chốn địa phủ cũng phải hoan hỷ. Có nghĩa là từ vua Diêm La cai quản điện thứ 10, cùng tất cả các chung sinh đang bị tội báo ở trong 10 địa ngục ấy đều được vui mừng.

*Đại từ đại bi năng khử bệnh

Năng lực Từ và Bi của thần chú này có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật. Vì sao gọi là chú Đại Bi? Là vì: “Bi năng bạt khổ”. Nghĩa là Bi có công năng làm cho mọi khổ nạn của chúng sinh được tiêu trừ. Còn “Từ năng dữ lạc”. Lòng Từ thường đem lại niềm vui cho chúng sinh. Vì thần chú này khả năng bớt khổ ban vui cho mọi chúng sinh nên gọi là Chú Đại Bi. Chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật. Bất luận quí vị bị bệnh gì, nếu quí vị trì niệm Chú Đại Bi, thì mọi bệnh khổ đều được tiêu trừ.

Có người sẽ thắc mắc: “Tôi đã niệm Chú Đại Bi rồi, tại sao không lành bệnh?”

Quí vị chưa lành bệnh là vì quí vị chưa vận hết lòng thành trong lúc trì niệm. Với lòng chí thành, chắc chắn quí vị sẽ có được sự cảm ứng khi niệm chú.

*Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền

Khi quí vị trì niệm mỗi ngày 108 biến chú Đại Bi, niệm trong 1000 ngày như thế thì Thập điện Minh Vương vui mừng và tất cả mọi bệnh tật đều được tiêu trừ. Trong suốt 1000 ngày, tức 3 năm này, quí vị đ• thành tựu được khá nhiều công đức rồi. Bởi vì trong 3 năm này, mỗi ngày quí vị đều gia tâm trì tụng thần chú nên không có điều kiện để tạo tác nghiệp nhân. Quí vị không uống rượu, không ăn thịt, không ăn ngũ vị tân.

Trong địa ngục có một đài gương báo tội gọi là “nghiệt kính đài”, nếu quí vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy. Ví như một người, đời này gây tội sát nhân, thì trong gương báo tội sẽ hiện ra cảnh người ấy đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp thì trong gương sẽ hiện hình người ấy đang đi ăn trộm. Nếu người ấy gây nghiệp đốt phá nhà cửa người khác thì trong gương sẽ hiện ra rõ ràng hành động đốt nhà ấy.

Còn nếu quí vị không gây tạo ác nghiệp gì cả thì sao? Thì chẳng có gì hiện ra trong kính đó cả. Vậy nên, nếu quí vị trì tụng thần Chú Đại Bi trong 3 năm thì khi gương nghiệp soi chiếu đến, tội báo của quí vị sẽ được tẩy sạch. Nơi địa ngục ấy sẽ treo lên một tấm bảng ghi rằng: “Người này đã từng trì tụng Chú Đại Bi, tội báo của người này đều đã được hóa giải toàn bộ.”
Tất cả các vị quỷ thần trong địa ngục đều cúi đầu lễ bái sùng kính người trì chú này như lễ bái cung kính chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai vậy. Đồng thời các vị quỷ thần ấy sẽ hộ trì người trì chú cũng như họ thường hầu cận chư Phật vậy, và các vị quỷ thần đều thông báo cho nhau biết là không nên quấy nhiễu người trì chú này. Thần lực của chú Đại Bi thật là không thể nghĩ bàn.
http://www.thuvienhoasen.net/daibichugianggiai-01.htm


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Gossioii9
Bài viết: 1
Ngày: 13/03/09 18:56
Giới tính: Nam

good

Bài viết chưa xem gửi bởi Gossioii9 »

I feel good that there are people like you too. Thanks for this great weblog of yours. Its surely going to get me to go to higher places!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.73 khách