Thế nào là con đường nhất thừa.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Thế nào là con đường nhất thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

THẾ NÀO LÀ CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA ?

Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy: Mục đích của sự tu, đi tận đường là Giải thoát rốt ráo, tức TRI KIẾN PHẬT. Không phân biệt căn cơ, con đường NHẤT THỪA (còn gọi là Phật Thừa) gồm cả 3 thừa: Tiểu, Đại và Tối Thượng.

Ví dụ: Một vị đại trưởng giả tuổi đã già nua, giàu có muôn lượng, tôi tớ đông đảo. Nhà ông rất rộng, nhưng ra vào chỉ có một cửa nhỏ, cột mục, đà xiêu, cơ hồ sụp đổ vì mối mọt từ trong gỗ ăn ra. Con ông rất đông đều ở trong nhà ấy.

Bỗng nhiên lửa dậy tứ bề. Rất lo sợ, vị trưởng giả nghĩ rằng: “Ta ở ngoài rất yên ổn, nhưng các con ở trong nhà làm sao biết được lửa dậy. Ta có đủ sức, đủ khôn ra vào vô ngại, nhưng cửa thì chật hẹp, các con lại còn bé dại, mãi vui chơi nô giỡn, không biết sự nguy nan, không tìm lối thoát, vậy ta phải vào nhà nói cho các con hay để chúng mau ra khỏi nhà lửa“.

Ông chạy vào nhà nói cho các con hay,nhưng còn mãi say các cuộc vui, tranh nhau đồ chơi, cười la inh ỏi, chúng không nghe lời nói của cha...Vị trưởng giả lại nghĩ rằng: “Chỉ nói suông thì vô ích, chúng đang ham đồ chơi, nói mấy cũng chẳng đứa nào chịu nghe. Chi bằng ta dựa trên cái tánh mê đắm đồ chơi của chúng, ta hãy đặt ra nhiều phương tiện, nhữ chúng ra lần lần“. Ông bèn cho bầy đồ chơi la liệt giữa sân, ngoài cổng và ngoài ngã tư đường. Xong, vào lại trong nhà, ông bảo: “Đây này,ngoài sân cha bày rất nhiều đồ đẹp, nào là xe dê, nào là xe trâu... Vui lắm, vui đẹp hơn hết thảy các món đồ chơi mà các con đang tranh dành nhau, hãy mau ra ngoài ấy, tự ý lựa chọn, kẻo sau này mất đi uổng lắm!“ . Bọn trẻ nghe vậy, nhìn ra sân thấy xe cộ nhộn nhàn, khấp khởi...mừng rỡ, tranh nhau chạy ra khỏi nhà, chạy ra sân ngoái nhìn lại mới thấy nhà đang rần rần lửa cháy, thật là khủng khiếp.

Vị trưởng giả nối gót theo sau, đem chúng ra ngã tư rộng rãi, cho mỗi đứa một cổ xe to, vật báu treo bầy la liệt, trâu trắng kéo đi êm ả, nhanh nhẹn, chung quanh có kẻ ăn, người ở theo hầu hạ rộn rịp.

Vị trưởng giả ấy đã dùng những thứ đồ chơi vừa với sức hiểu biết của lũ trẻ, mới nhữ được chúng ra khỏi nhà lửa. Khi chúng đã vâng lời, tự lo chạy ra, ông không ban cho chúng đồ chơi thường theo chúng cầu mong và lần lượt với tất cả, không phân biệt đứa trước đứa sau, ông đều ban cho một loại xe duy nhất, quá đẹp, quá to, quá quý, ngoài sức tưởng tượng ước mong của chúng.

Xe dê, xe hươu, xe trâu là những đồ tạm dùng phương tiện nhữ trẻ. Xe trâu trắng trang hoàng trân châu quý giá uy nghi mới là cái quà độc nhất dành cho tất cả, với một tinh thần bình đẳng, ưu ái, rộng mở toàn khắp, không phân biệt. Những cái xe trên tượng trưng cho các quả vị Thanh văn, Duyên Giác, Bồ tát, cổ xe trân bảo tượng trưng cho quả vị Như Lai.

Vì nhận thấy chúng sinh đồng tánh Phật, tất cả đều có khả năng thành Phật, ngặt vì không có kẻ mở đường nên lý ấy chưa thể hiện rõ ràng được. Người nào đắc được Chân lý, nguyện tận độ khổ cho chúng sinh, một lần quyết đưa tất cả chúng sinh thấy Phật. Do đấy, giúp họ phát nguyện đến tu giái thoát rốt ráo, mới mong giống Như Lai khỏi đoạn tuyệt (hạnh nguyện của Bồ Tát rút ở kinh Bi - Hoa). Vì có khả năng dắt dẫn chúng sinh, vì có trí tuệ soi sáng đến cái tính bình đẳng của chư Phật, vì có cái bi nguyện tận độ chúng sinh, vì soi thấy căn cơ chúng sinh, một thuở nào đó, người kia xuất thế, mở con đường cứu độ, hầu mong dựng chánh pháp của Phật.

Con đường Nhất Thừa là con đường dung thông tất cả các Thừa, nhưng tùy căn cơ của mỗi người mà cho họ phát hạnh tu bực Tiểu Thừa cũng chứng quả Thánh, song vì thiếu duyên mà kẻ ấy phải ở an trong diệt tận Chánh Định, trên không thấy Phật, dưới không thấy chúng sinh, nên không cứu độ chúng sinh để tròn đến Phật quả được. Những kẻ ấy đã chấp pháp nên có khi họ vẫn phỉ báng Đại Thừa.

Tu bực Đại Thừa vẫn có đắc quả độ sinh, song vì còn chấp pháp nên họ vẫn không dung hòa được căn cơ Tiểu Thừa, dòng Như Lai bắt đầu từ đấy phải tuyệt. Tu Nhất Thừa, phát hạnh bởi căn cơ, song phát nguyện tu cho đến thành Phật, dù số kiếp đến bao lâu, nguyện tận độ chúng sinh dù có phải nhiều đời, nhiều khổ. Con đường tu Nhất Thừa là cầu tiến bộ mãi, phá tất cả chấp, cầu độ chúng sinh để báo ân Phật mà không cầu an lấy thân mình, nhập vào với Chánh pháp của Phật, theo cùng chư Đại Bồ Tát, độ sinh cùng tận, không riêng rẽ phái môn hay xứ sở (nước Tịnh).Theo con đường này kẻ hướng tâm vì hợp với Chân lý mà được độ, kẻ hành nguyện vì hợp Chân lý mà diệt độ, đó là con đường giải thoát không hai của chư Phật vậy.

Hỡi những người có chí khí, muốn độ mình, độ người, không nỡ làm ngơ trước nỗi khổ của chúng sinh! Ta hãy nhập vào con đường Nhất Thừa, đồng nguyện cứu độ giải thoát tất cả mê lầm của vũ trụ, phá tất cả chấp nhất của những môn phái tu hành đã có, để cùng nhau xây dựng Chánh Pháp của Phật. Nên nhớ rằng: xưa Phật không chia rẽ môn phái, không cầu an, chư Phật và chư Đại Bồ Tát đều một ý nguyện “độ tất cả và mở thông tất cả“ Đó chính là Phật pháp.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế nào là con đường nhất thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

THẾ NÀO LÀ TU CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA?

Con đường độ sinh lúc nào cũng sẵn có. Các đức Phật Như Lai lúc nào cũng không xa lìa chúng sinh, song vì căn cơ chúng sinh nên phải chia ra, tùy thời gian mà độ chúng sinh. Kinh Pháp Hoa nói: Vì cái mê chấp của chúng sinh, nên các bậc Như Lai tùy duyên biến hiện, mượn mọi hoàn cảnh chúng sinh phân làm nhiều thời kỳ hành pháp.

Ví dụ: Có một vị lương y tài giỏi, đông con. Ngày kia sắp đi xa, ông chế sẵn nhiều thứ thuốc, tùy sức mỗi đứa dặn các con phải năng dùng các thứ thuốc ấy để ngừa bệnh, trị bệnh. Khi ông đi vắng rồi, bọn trẻ không nghĩ đến thuốc, cho là đắng, là cay. Chúng không sợ, không nghĩ đến bệnh, ỷ lại rằng: “Dù có bệnh chăng nữa, mai mốt cha về, hay có gấp thì nhắn cha về cho thuốc tất lành ngay, công đâu mà mỗi ngày mỗi uống cái của khó chịu này cho khổ?“ Thậm chí có đứa ngã bệnh, cầu thuốc của kẻ khác, không trúng căn, miễn sao cho được ngọt bùi, làm bệnh phát nặng thêm. May đâu cha về...ông lấy thuốc để dành lại nhà cho chúng uống. Có đứa vâng lời chịu uống, lành ngay. Có đứa vì tâm đã loạn do dùng thuốc của kẻ khác, vẫn cho thuốc của cha là đắng, là cay, không chịu uống để cho bệnh tăng, hoành hành thân thể.

Vị lương y nghĩ rằng: “các con dễ ngươi, vì biết ta còn sống với chúng. Chúng gặp nguy ắt có ta về lo cứu. May sao còn kịp! Lần này ta phải phá cái tánh ỷ lại ấy, các con ta sẽ biết tự lo, ắt lợi cho chúng“.Ông ta bèn lìa xứ, nhờ người về tin cho các con rằng ông đã chết và vì gấp quá, người hàng xóm kia đã mai táng giùm ở phương xa. Tất cả các con thương cha, thương khóc cho thân mình côi cút, không biết còn trông cậy vào ai khi mang trọng bệnh, bèn nhớ vâng theo lời cha dạy hàng ngày lo uống thuốc của cha để lại, căn bệnh đều dứt, luôn luôn khỏe mạnh.

Bậc Như Lai độ đời chẳng khác vị lương y nọ, còn chúng sinh mê muội như lũ con nít được sống gần cha, quen tánh ỷ lại, cho đến xem nhẹ lời cha mà nghe lời kẻ ngoài. Vì vậy Như Lai dùng phương tiện tạm lánh (nhập diệt) để cho chúng sinh tự cảm phận mình bèo bọt, nổi trôi, không nơi nương tựa mà ráng lo giữ mình tu tập.

Ví dụ: Một người phú hộ đông con, khi sinh chúng ra ông cột vào cánh tay mỗi đứa một hạt châu rất quý. Khi lớn lên vì vui chơi, đám con lưu lạc quên hẳn nẻo về, quên hẳn cha già, quê hương, xứ sở. Chúng lê thân hành khất khắp nơi.Quá nhớ con, vị phú hộ nọ bèn đặt ra hội bố thí truyền rao mọi nơi, quy tụ hành khất. Bọn con nghe tin, lục tục kéo về mong lĩnh được một phần tạm sống. Về đến chỗ hội, chúng thấy lầu cao, cửa rộng, tráng lệ, uy nghi, kẻ ăn người ở rầm rầm rộ rộ, trong lòng khiếp đảm. Nhìn biết lũ con nhờ có hạt châu di tích, lòng cha vô cùng thảm thiết. Phú ông ra ôm chầm lấy lũ con. Vốn lòng đã khiếp đảm, lại thấy cử chỉ vồn vã, hấp tấp của phú ông, bọn chúng càng thêm kinh sợ, tưởng rằng ông muốn bắt chúng làm nô lệ, chúng bèn bỏ chạy tán loạn. Phú ông cho người chạy theo, càng kêu gọi chúng càng trốn chạy, mỗi lúc một nhanh.

Biết rằng phương chứng của mình không thành tựu được, phú ông đổi sang kế khác. Qua một thời gian, cho lũ con nguôi lòng khiếp sợ, phú ông phái người nhà, giả làm hành khất, tìm gặp chúng và ôn tồn bảo rằng: “Có nơi cần người giúp việc rất đông, lương tiền đầy đủ. Ai muốn nhận làm thì theo chúng tôi về nơi đã định“. Bọn trẻ nghe hành khất nói có công việc làm sinh sống, có lương tiền hẳn hoi, vui vẻ theo về.

Phú ông đặt ra trăm công ngàn việc rất đê tiện, phái mỗi đứa làm một việc, hàng ngày trả lương, đến bữa có cơm lành, canh nóng, tối lại cho ở trong nhà ấm, giường sạch. Thỉnh thoảng, phú ông bỏ đồ sang trọng, ăn mặc bình dị như người làm công để được gần các con mà bảo rằng: “Hãy cố gắng thêm nữa, cố gắng mãi cho công việc được tiến triển, ta sẽ vì các người mà xin chủ tăng lương, cho làm nhà đủ tiện nghi, đầy đủ hơn, áo quần chải chuốt hơn. Mỗi ngày, mỗi khuyến khích, mỗi ngày, mỗi cho người săn sóc thêm, làm cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của lũ trẻ được nâng cao, quên hẳn cái tính đê tiện của cuộc đời hành khất đã qua.

Cho đến một ngày kia cuộc sống của chúng trở nên đầy đủ, sang trọng không kém gì đời sống của phú ông, cha chúng. Tánh tình của chúng cũng biến thành thanh cao, sáng lạng, uy nghi. Bấy giờ chúng hằng bữa gần gũi phú ông mà không còn khiếp sợ như trước nữa. Phú ông mới họp tất cả lại mà bảo rằng: “Các con đều là con đẻ của ta, bấy lâu lưu lạc vào cái sống bần tiện, nay nhờ lần lần tập sống thanh cao, các con đã trở lại cái đời chánh đáng, đúng với cái gốc của các con. Bằng cớ là nơi mỗi đứa con cha đều đã có cột một hột châu quý giá ở cánh tay, quý giá như hạt châu của cha hiện đeo. Từ khi chào đời, các con đã có hạt trân châu vô cùng quý giá ấy mà các con không tự biết, vì mê muội, các con lại đi tìm, đi xin từng bữa độ nhật. Bấy giờ các con đã biết được chân giá trị của mình, đã đủ tác phong, các con hãy chia nhau cái gia tài này, vốn chung của tất cả mà tận hưởng mãi mãi“.

Vị phú hộ ấy ví như bậc Như Lai, giàu sang vô lượng, tài phép vô biên, từ bi bao trùm tam thiên thế giới. Bọn con lưu lạc chẳng khác chúng sinh quên gốc, mang Phật tánh (hạt châu quý giá) nơi mình mà mê mờ không biết, lại vất vưởng đi tìm miếng sống vô thường.Cái Phật tánh chúng sinh vốn sẵn có, các bậc giác ngộ chân lý ấy biết cách mở thông cho chúng sinh, nhưng phải khéo léo phân chia thành ra có bốn thời kỳ.

Thời kỳ thứ nhất: Tất cả chúng sinh lăn lộn trong mê pháp (sung sướng của Tiên, Thần, phỉnh gạt của ma quỷ, nên sinh ra cái kết quả đau khổ. Cho chúng thấy đời thật giả dối đều phải khổ). Riêng ta, ta cũng nên sáng suốt mà nhận xét để tìm ra đâu là chân lý.
Thời kỳ thứ hai: đã thấy được chân lý, chúng sinh phải trải qua bao công phu, siêng năng, quyết chí thành đạo, ngày kia mới thấy ánh sánh của chân lý hiện bày và chúng sinh mới tìm được đôi tí an ổn.
Thời kỳ thứ ba: Thấy, biết, quyết rằng mình sẽ thành đạo, sẽ sung sướng,vì tánh Phật mình vốn sẵn, nên nguyện tận độ chúng sinh.
Thời kỳ thứ tư: Thành đạo, nhập vào với Chân Lý muôn thuở không hề thay đổi. Không còn gì hơn là thành được bậc Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Cái gì không biết được đều khó làm. Đã biết được thì hẳn dễ, chỉ còn có công phu hành động và thời gian là được kết quả thôi.
Phật thấy chúng sinh vì nghiệp chướng nặng nề nên trong kinh xưa Phật đã nói: “Ngày sau, Ma Vương ra đời làm thầy tu phá pháp Phật.“
Đó cũng là một hiện tượng thử thách để càng rõ đâu là Chân lý, Phật Như Lai (Như Lai giả, vô sở từng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai) thường ở vào các cõi chúng sanh, hiện đủ thân, tướng để độ đời, nguyện đưa tất cả chúng sinh (không riêng loại nào, kể cả Ma Vương, quỷ sứ, tất cả sáu cõi) vang dội pháp âm, hầu đem tất cả đến hoàn toàn Tri Kiến Phật.Như thế cũng gọi là giảng Kinh Pháp Hoa vậy.

Sưu Tầm.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế nào là con đường nhất thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:41 với 1 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Thế nào là con đường nhất thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h TPTS,

Thật là thổ thẹn khi đ/h nhờ Ng-Chiếu chia sẻ về con đường nhất thừa, Ng-Chiếu đây cũng là người chân ướt, chân ráo tập tễnh vào đạo, nên chưa có kinh nghiệm gì nhiều lắm. Đây cũng là con đường mà Ng-Chiếu muốn học và tìm hiểu. Không biết có đ/h nào am tường xin khai ngộ.

Kính.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Thế nào là con đường nhất thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

000


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.84 khách