Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

đã đóng chủ đề
Sửa lần cuối bởi dtcuong vào ngày 20/02/19 12:04 với 1 lần sửa.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Con đường tu tập ngay nay có rất nhiều, từ ngắn gọn đến dài dòng. Nhưng quy cho cùng mục đích muốn đạt đến là thoát khổ được vui. Thì cho dù con đường nào đi chăng nữa, có sự sai biệt khác nhau cũng là bình thường vì các kinh điển được dịch lại và tông phái cũng đã được chia ra từ khi Thế Tôn nhập Niết Bàn.

Theo tôi nghĩ bạn chưa cần phải xem đến việc sẽ đi trọn vẹn con đường nào khi mà ở tất cả con đường chỉ với đường đầu tiên bạn chưa đặt chân đi.

Bạn cứ đi đi, theo nhân duyên cảm nhận của bạn, sau đó trên quá trình bước đi bạn phải cảm nhận được sự an lạc khi tu tập và tuỳ vào sự hiểu biết của bạn mà có tiếp tục hay không...

Theo tôi, những điều cơ bản bạn nên biết là:
1. 5 giới luật hãy ráng giữ gìn, và nên hiểu rõ các giới này cần phải giữ sao mới gọi là giữ
2. Ăn chay là điều quan trọng, vì khi bạn hiểu rõ sự bình đẳng, sự yêu thương và mọi chúng sanh đều như nhau thì ăn chay sẽ trở nên thuận tiện dể dàng hơn.
3. Trong quá trinh tu học, không biết thì phải hỏi, không nên vì ngại ngùng, hỏi đến khi hiểu rồi phải thực hành để sự tu tập được tinh tấn hơn.
4. Khi có một sự việc nào đó bạn do dự như câu hỏi hôm nay, bạn nên hỏi ra để tham khảo thêm các ý kiến của các đạo hữu khác xem thế nào.
5. Nên nghe thêm các vị giảng sư giảng giải, sau đó hiểu thì viết mail hoặc hỏi trực tiếp người giảng, không thể nữa thì vào các diễn đàn hỏi thêm các ý kiến về điều bạn chưa hiểu trong một bài giảng nào đó.


Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

Dạ, hiện giờ con đã và đang thực hiện theo năm giới luật và ăn chay được gần 1 năm (dù chỉ thực hiện được 80-90% thôi). Con tìm hiểu đạo lộ một cách rõ ràng, là vì theo Đại kinh bốn mươi, đức Phật có nói rõ là Chánh Kiến phải đi hàng đầu. Chánh Kiến, Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm là ba pháp chạy vòng theo Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Để tránh tu tập sai hướng, con cần phải tác ý những gì cần tác ý và không tác ý những gì không cần phải tác ý; như một người muốn xây cất một căn nhà, trước hết phải hình dung được căn nhà mình định xây, như một vị kiến trúc sư vẽ nên bản vẽ thiết kế trước. Dù vậy con vẫn nghĩ Bát Chánh Đạo là con đường. Ngay khi nào thu xếp được thời gian và công việc, con sẽ tìm học theo các khóa tu ngắn ngày dành cho cư sĩ tại gia. Xin chân thành cảm tạ.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Con đường Bát Chánh Đạo là đạo lộ tu tập tốt nhất để đưa đến giải thoát. Tuy nhiên nếu chưa xuất gia thì với khả năng hiện tại e rằng khó lãnh ngộ được hết vì không phải cái gì Cư sỉ tại gia cũng có thể học được mà muốn được biết rõ ràng nhất chỉ có con đường xuất gia.

Để tránh tu tập sai hướng, con cần phải tác ý những gì cần tác ý và không tác ý những gì không cần phải tác ý;

Không rõ bạn dùng phương pháp , tư duy nào để biết được cái gì cần tác ý và không cần tác ý ?

Vì để biết được điều này phải hiểu rất nhiều điều, nhưng theo bài viết của bạn hiện nay, có lẻ bạn chỉ đang tìm con đường để đi chứ chưa có gì rõ ràng.

Cũng như việc bạn ăn chay 1 năm, nhưng chỉ 80% 90% là sao ? Có phải chưa được thuần chay trong 1 nằm nay phải không ?
Nếu là vậy thì xin nói với bạn 1 điều để bạn suy ngẫm:
- Chúng sanh con nào cũng muốn sống, sao ta phải ăn nó để duy trì mạng sống của ta
- Không ăn thịt vẫn có thể ăn các thứ khác, vẫn sống khoẻ, sống vui
- Không ăn thịt còn có tác dụng sẽ hạn chế rất nhiều các loại bệnh nữa.
- Ăn là để trị bệnh đói chứ không ngoài chuyện gì khác, cho nên sao phải ăn thịt mà không ăn rau củ quả ....

Muốn về với cảnh thanh tịnh thì bạn phải thanh tịnh, thân thanh tịnh và tâm thanh tịnh. Hãy cố gắng bạn nhé.

Mình đã ăn chay gần 5 năm, vẫn khoẻ mạnh , rất ít khi bệnh tật...


Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

Những gì thầy nói và thầy hỏi con nghĩ mình có thể hiểu được. Nhưng thầy dường như không hiểu ý con. Con không muốn gây tranh luận, nên trước giờ không muốn tham gia diễn đàn. Con cảm ơn tâm ý của thầy, dẫu vậy lời trả lời của thầy không làm tâm con được thỏa mãn. Con mong đợi lời giảng giải có nghĩa có văn, có phân tích, từ kinh nghiệm của những vị đã thành tựu giới một cách viên mãn; chứ không nhất thiết là chấp vào Giới cấm thủ, dù rằng giới là nền tảng giúp tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là nền tảng để trí thanh tịnh. Còn về câu hỏi của thầy, về như lý tác ý, thiết nghĩ không cần phải trình bày lại, vì trong Kinh Trung Bộ, Kinh 02 - Tất cả lậu hoặc, có nói rõ. Lời nói của con, nếu có chút gì ngạo mạn hay không phải phép tắc cư xử, mong thầy và mọi người lượng thứ cho, vì con chưa biết cách xưng hô sao cho phải. Điều gì không hay không phải mong mọi người chỉ dạy.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Bạn đã phát nguyện gì để tu tập Phật pháp , thuở xưa các Đức Phật , các Bồ tát đều phát nguyện rất lớn .


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Câu hỏi đó thì thật sự mình muốn biết để có thêm kinh nghiệm học tập, nay bạn lại nghĩ xa vời như thế thì thôi vậy.

Vì theo mình nghĩ, những vị tu hành thật sự sẽ không lên diễn đàn đâu. Vì diễn đàn là gì thì chính trong bài viết trên bạn cũng đã biết rồi đó.

Cho nên mình chỉ nói ra những gì minh đã và đang thực hành cho bạn có thêm tài liệu tham khảo.

Mình không phải nhà văn nên câu cú nghĩa từ có lẻ không được hoa mỹ theo như mong muốn của bạn.

Nếu bạn cần một người văn chương tài ba để chia sẽ với bạn thì mình xin chào tạm biệt.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Em có đồng ý với tôi là kinh văn thật sự khó hiểu lắm không ?
Em có thể chia sẻ với tôi cách thức tu tập của em trong ngày như thế nào ?
Nguyên nhân lý do nào em ăn chay ? ăn chay mới không phạm giới sát sanh ?
Nguyên nhân lý do nào thúc đẩy em tu tập ? và để làm gì ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

@Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa : Mong rằng thầy không nổi tâm sân vì lời nói của con! Con không muốn nói về những gì mình tưởng tri được. Con sẽ chỉ nói về kinh nghiệm khi con đã thành tựu một cách chân chánh, vì không muốn hại mình hại người, không phải vì một tâm nhỏ mọn. Mong thầy hiểu cho.
@hoasenmaimai : Con chưa làm lễ quy y Tam bảo. Nhưng tâm nguyện của con là: "Cho đến khi nào, dù phải mất nhiều đời nữa, ta sẽ cố gắng tinh tấn cho đến khi nào những việc cần làm đã làm, đã buông gánh nặng xuống (đoạn tận lậu hoặc với chánh trí và chánh giải thoát)".
@Khongduyen123 :
1. Con chưa hiểu rõ là thầy nói kinh văn theo bộ phái nào. Với con thì chỉ đọc và suy ngẫm Kinh tạng Pali (Phật Giáo Nguyên Thủy). Nên tri kiến của con là theo trường phái đó (Con cũng chỉ tập trung vào Kinh và Luật là chủ yếu, còn tạng Luận và bộ Vi Diệu Phảp thì chỉ học đến chỗ nào lời kinh chưa nói rõ). Con nghĩ Kinh Pali chỉ khó hiểu ở phần thâm sâu thôi, có thể là do các lần kết tập kinh điển, có thể vì kinh được dịch lại hơn một lần, được chuyển ngữ nên không còn giữ được nguyên ý nghĩa; cũng có thể là do sự ngu dốt của con. Nhưng vì suy ngẫm và hiểu được phần cốt yếu của kinh điển nên con mới phát sinh lòng tin và sự tôn kính với các vị xuất gia chân chính, các bậc hữu học và các bậc A-la-hán. Con không tin vào những gì mình không thể hiểu được (nếu vì tuệ căn của con quá thấp kém thì có lẽ con cần tinh tấn thêm, hoặc là người thuyết chưa phải là bậc đạo sư đã thành tựu điều mình thuyết giảng, hoặc là bậc đạo sư vụng thuyết).
2. Cuộc sống thường ngày của con như thế này:
- Từ Sáng cho đến chiều tối (giờ hành chính) đi làm việc kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp cho gia đình.
Trong thời gian làm việc, thường là con đánh mất chánh niệm tỉnh giác, gặp nhiều phiền não, phần vì phải tập trung vào công việc (công việc của con sử dụng máy tính và đầu óc là chính), phần vì tâm chưa hết hẳn phóng dật.
- Tối về con mới tập trung đọc kinh và thực hành thiền về những điều mình học được, để xem mình hiểu như vậy đã đúng chưa, và ghi chép lại một cách có hệ thống những điều ấy.
Trong cuộc sống, con cố gắng tỉnh giác để phát hiện ra khi nào có một tâm tham khởi lên liên hệ đến năm dục, con nhận thức nó, rồi tác ý rằng pháp này là dục lậu, đưa đến quả khổ, mọi thứ đều là vô thường, rồi để pháp ấy tự tiêu tan. Cũng như vậy với tâm sân. Cũng như vậy, với những suy nghĩ khởi phát, con cố gắng nhớ lại những gì đã học hiểu được từ kinh, đối chiếu với luật. Để phân biệt được đó là thuộc bất thiện tư duy hay thiện tư duy. Cũng như vậy với hôn trầm thụy miên và trạo cử hối quá, hiện nay con cố gắng nhận ra, và cố gắng để đoạn trừ, dù rằng nhiều khi không đoạn trừ nổi, sống chung với nó, vẫn biết là mình đang bị nó chi phối, và con lại cố gắng ở lần sau.
3. Con ăn chay ban đầu là vì nghĩ rằng nếu mình bớt làm hại được một sinh linh nào, mình sẽ bớt ăn năn hối tiếc chừng ấy. Dù rằng mình không tạo nghiệp do chủ tâm, do cố ý sát sanh, nhưng mình cũng trở thành đồng phạm khi mình tán tán sát sanh. Do vậy nên con ăn chay.
4. Về lý do con tu tập, là vì trước con ham mê tìm hiểu theo khoa học, theo tà kiến. Nhưng khoa học mang lại lợi ích không nhiều cho đời sống tinh thần, nên con đường tìm học dẫn con đi tìm hiểu về nhiều tôn giáo. Nhưng chỉ có Phật Pháp do đức Phật Thích Ca (sa-môn Gotaman) thuyết giảng mới thuyết phục được con về tính logic, sau khi suy ngẫm nhiều lần.
Sự thúc đẩy con khởi tâm tu tập là vì hiểu rằng có được thân người là may mắn. Hơn nữa, không ai biết mình chết lúc nào, nên nếu không biết quý trọng thời gian, sẽ lại chìm nổi biết đến bao giờ có cơ hội. Những ham muốn đời thường là sự ngu dốt (sự bám níu của tâm vào thọ, tưởng) và đưa đến khổ đau. Thế giới mà hàng ngày con thấy, là tưởng tri, là do tâm tạo. Con hiểu như thế và cố gắng vượt qua những gì đang ràng buộc mình, cố gắng cân bằng sao cho sự cố gắng của mình không thái quá và lại trở thành chướng ngại.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Dothinhcuong
dothinhcuong đã viết:1. Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm Song Đôi, trang 870 có khái quát:
Giao thiệp với bậc chân nhân --> Nghe diệu pháp --> Lòng tin --> Như lý tác ý --> Chánh niệm, tỉnh giác --> Các căn được chế ngự --> Ba thiện hành --> Bốn Niệm Xứ --> Bảy Giác Chi --> Minh giải thoát.
2. Kinh Tương Ưng Bộ, phần Năm căn - năm lực:
Tín căn --> Tấn căn --> Niệm căn --> Định căn --> Tuệ căn
(Tín lực --> Tấn lực --> Niệm lực --> Định lực --> Tuệ lực)
3. Kinh Trung Bộ, Kinh 107 - Kinh Ganaka Moggallàna
Giới học --> Hộ trì các căn --> Tiết độ trong ăn uống --> Chú tâm cảnh giác --> Chánh niệm, tỉnh giác --> Đoạn trừ năm triền cái --> Bốn thiền
4. Kinh Trung Bộ, Kinh 29 và 30 - Thí Dụ Lõi Cây:
Thành tựu giới đức (giới hạnh) --> Thành tựu thiền định --> Thành tựu tri kiến --> Thành tựu phi thời gian giải thoát (Thiền thứ nhất -> Thiền thứ hai -> Thiền thứ ba -> Thiền thứ tư -> Không vô biên xứ -> Thức vô biên xứ -> Vô sở hữu xứ -> Phi tưởng phi phi tưởng xứ -> Diệt thọ tưởng định)
5. Kinh Trường Bộ, Kinh 02 - Quả Sa-môn, Kinh 39 - Xóm Ngựa, Kinh 125 - Điều Ngự Voi:
Giới hạnh cụ túc (tiểu giới, trung giới, đại giới) --> Hộ trì các căn --> Sống biết đủ (tiết dụng trong thọ dụng) --> Chánh niệm tỉnh giác --> Quán năm triền cái --> Tu tập bốn niệm xứ (niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp) --> Bốn thiền --> Ba minh.
Trình tự tu tập giai đoạn đầu trong các kinh trên là không hoàn toàn đồng nhất,
Trình tự của các bộ Kinh như trên đều cùng nói lên một pháp môn Giới-Định-Tuệ của Đức Thế Tôn.
dothinhcuong đã viết:Con tìm hiểu đạo lộ một cách rõ ràng, là vì theo Đại kinh bốn mươi, đức Phật có nói rõ là Chánh Kiến phải đi hàng đầu. Chánh Kiến, Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm là ba pháp chạy vòng theo Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Để tránh tu tập sai hướng, con cần phải tác ý những gì cần tác ý và không tác ý những gì không cần phải tác ý; như một người muốn xây cất một căn nhà, trước hết phải hình dung được căn nhà mình định xây, như một vị kiến trúc sư vẽ nên bản vẽ thiết kế trước. Dù vậy con vẫn nghĩ Bát Chánh Đạo là con đường.
Đạo Hữu đã nhận ra Bát Chánh Đạo là con đường phải thông suốt để hoàn thành Giới-Định-Tuệ. Vậy chúng ta thử chia làm 2 vế nhé:
- Vế 1) Giới - Định - Tuệ hay Tam Vô Lậu Học (Giới Vô Lậu Học, Định Vô Lậu Học, Tuệ Vô Lậu Học)
- Vế 2) Bát Chánh Đạo: Chánh kiến-Chánh tư duy (Tuệ); Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng (Giới)& Chánh tinh tấn-Chánh niệm-Chánh định (Định)
* tu Giới VLH (vế 1) để hổ trợ cho Định VLH (vế 1) : cần có Chánh kiến & Chánh tư duy (vế 2) hổ trợ, để biết Khổ mà giữ giới, sáng suốt mà giữ giới, đồng thời còn được bổ túc thêm bởi Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng (vế 2). Vậy trong 2 Giới: VLH & BCĐ có 1 Định VLH.
* tu Định VLH (vế 1) nhằm hổ trợ cho Tuệ VLH (vế 1) phát sinh, nhưng Tuệ VLH cần có Chánh tinh tấn-Chánh niệm-Chánh định (vế 2) hổ trợ . Vậy trong 2 Định: VLH & BCĐ có 1 Tuệ VLH (tức 16 tuệ minh sát).
* Tuệ VLH (vế 1) tức 16 Tuệ minh sát bổ túc trở lại cho Giới VLH (vế 1), đồng thời Chánh kiến-Chánh tư duy (vế 2) làm viên mãn Giới. Vậy trong 2 Tuệ: VLH & BCĐ có 1 Giới VLH.

Đây là con đường đi lên xoắn ốc vòng tròn: Bát Chánh Đạo trong Giới Định Tuệ và Giới Định Tuệ trong Bát Chánh Đạo.

Như thế Chánh Kiến đi hàng đầu trong Bát Chánh Đạo và Giới đứng đầu trong Tam Vô Lậu Học sẽ gặp nhau đầu tiên, vì Giới mà không có Chánh kiến thì giới lung lay vì dễ bị rơi vào giới cấm thủ (là 1 trong 4 chấp thủ) & Chánh kiến có Định làm nền tảng khiến Tuệ thấy biết chỉ có danh & sắc trở lại hổ trợ cho việc hành Giới được tròn đầy.

bt xin góp ý cho câu hỏi của Đạo Hữu đã được Post lại bên dưới:
".......làm con nảy sinh thắc mắc không biết thực hành theo kinh nào? Trong khi thực hành tu tập tâm, con thấy có chút bối rối: Hộ trì năm căn, Chánh niệm tỉnh giác, hay Ba thiện hành cần được tu tập viên mãn trước? "
Kinh số 107 Ganka Moggallana-Trung Bộ Kinh, Đức Thế tôn dạy trình tự con đường tu tập cho một Tỳ Kheo qua 6 giai đoạn: giữ Giới, phòng hộ 6 căn, tiết độ trong ăn uống, tỉnh giác khi đi đứng nằm ngồi, tỉnh giác trong những oai nghi phụ, tu thiền chỉ đoạn trừ 5 triền cái. Bài Kinh nói về tuần tự của vị Thánh hữu học & A La Hán nên phần tuệ quán tức Tam Minh không được đề cập đến. Như vậy Đức Phật có dạy con đường rất rõ ràng, chúng ta áp dụng nó không ngoài Bát Chánh Đạo.

Chúc đạo hữu Dothinhcuong tăng thịnh trong Giáo Pháp.

kính,bt

chữ viết tắt: VLH: Vô Lậu Học ; BCĐ: Bát Chánh Đạo
Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 02/05/14 10:12 với 5 lần sửa.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Xin đừng nghĩ rằng mình sẽ buồn giận, chỉ là cùng nhau thảo luận cho đến được cái điêu mà bạn cần. Chỉ sợ mình không thể tiếp đủ duyên cho bạn mà thôi.

Được một người có ý tu tập thì thế gian sẽ có thêm 1 hạnh phúc.

Có gì thắc mắc thì cùng tham khảo nhé !


Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

Lời giảng giải rõ ràng của cô biển tâm rất hữu ích cho con, làm tâm con hoan hỷ. Con sẽ theo vậy mà thực hành. Con cảm ơn rất nhiều!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.86 khách