Những loại ma ấy...

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Những loại ma ấy...

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Kinh Văn:

Hán: “Bỉ đẳng chư ma, diệc hữu đồ chúng, các các tự vị thành Vô-thượng Đạo.”

Việt: “Những loại ma ấy cũng có đồ chúng, tất cả đều tự xưng đã thành tựu Đạo Vô-thượng.”


Giảng nghĩa:

Quý vị xem, hạng người có chút “tiểu trí tiểu huệ” ấy vì không đoạn trừ dâm-tâm nên nói toàn những chuyện ái dục – anh yêu em, em yêu anh - cứ yêu qua yêu lại như thế rồi cuối cùng họ thành ma luôn! Thành ma rồi thì sao nữa?
“Những loại ma ấy cũng có đồ chúng.” Chúng ma ấy cũng có đồ đệ, cũng có kẻ ủng hộ chúng. “Tất cả đều tự xưng đã thành tựu Đạo Vô-thượng.” Bản thân loài ma không biết xấu hổ, kẻ nào cũng tự xưng rằng: “Tôi chính là Phật! Chúng tôi đây đều là những đấng tối cao, vô thượng!” Hễ cái gì là to lớn, thì chúng xưng chúng là cái đó. Chúng vốn là ma nhưng lại không chịu thừa nhận mình là ma, mà cứ xưng là Phật. Phật thì cũng có Phật giả mạo vậy. Trên thế gian này cái gì cũng có giả được cả, cho nên loài ma cũng có thể làm ông Phật giả. Song le, chúng không chịu nhận chúng là thứ giả. Chúng cho rằng chúng là thứ thiệt, và cũng là “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới trời, chỉ mình ta là tôn quý) nữa!

Kinh Lăng Nghiêm
Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh
(Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối - Four Clear Instructions on Purity)
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình lấy vợ, sinh con, hệt như họ vậy - một cuộc đời đầy dẫy thương yêu, khổ, não. Nếu bạn, kẻ tu hành, mà ham thích những việc ấy, thì sau này bạn sẽ tha hồ đóng vở tuồng ấy. Ðây là những "màn kịch" mà bạn có thể diễn vô cùng tự nhiên, không cần phải học cách lễ, nghĩa, liêm, sĩ gì cả. Khi đọa lạc làm súc sinh, bạn sẽ diễn những tấn tuồng ấy tự nhiên hơn nữa!
Cẩm Nang Tu Ðạo
Hòa Thượng Quảng Khâm
Kinh Văn:

Hán Việt: “Ngã diệt độ hậu, Mạt Pháp chi trung, đa thử ma-dân xí thạnh thế gian, quảng hành tham dâm, vi Thiện-tri-thức, linh chư chúng sanh lạc ái kiến khanh, thất Bồ-đề lộ.”

Việt: “Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ có nhiều loại ma dân ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, mở rộng sự tham dâm, lại tự xưng là Thiện-tri-thức, khiến cho chúng sanh bị sa vào hầm ái-kiến, lạc mất con đường Bồ-đề.”
Giảng nghĩa:

Trước khi nhập diệt, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: “Hiện nay Ta còn ở tại thế gian thì bè lũ Ma-vương không dám xuất hiện. Song le, sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp, lúc Phật Pháp đang ở vào giai đoạn tàn lụn, thì sẽ có nhiều loại ma dân ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, mở rộng sự tham dâm.” “Thời Mạt Pháp” chính là thời đại của chúng ta hiện nay. Vào thời điểm này, loại ma-dân ấy rất đông đúc và chúng đi khắp nơi nói chuyện dâm dục. Bất luận nam hay nữ, kẻ nào cũng ưa thích dâm dục và đồng thời cũng muốn thành Phật, muốn được khai ngộ.
Làm sao tôi nhận biết được “con ma” loại này ư? Trước kia, có lần tôi gặp một người nọ - không cần phải đề cập đến tên của ông ta - tự xưng mình là Phật. Khi tôi nói rằng ông ta là ma, ông ta liền hỏi lại: “Ai là ma?” Tôi đáp: “Ông chính là ma đấy!” Vì sao tôi biết được ư? Vì ông ta cứ giở những trò của ma! Ông ta chuyên môn nói chuyện tình cảm, yêu đương; lúc nào cũng: “I love everybody.” Ông ta lấy tư cách gì mà thương yêu tất cả mọi người? Thật là không biết xấu, không biết hổ thẹn!

Thời Mạt Pháp, ma-dân nhan nhản khắp nơi khiến cho thế gian này như trong cơn hỏa hoạn, đâu đâu cũng rừng rực ngọn lửa dâm dục. Những người thiếu hiểu biết đều hùa theo bọn chúng: “Họ nói nghe được lắm! Những điều họ nói đều rất có lý!” Đặc biệt là những thanh niên trẻ tuổi, ai nấy đều cảm thấy những điều chúng nói rất “tâm đầu ý hợp.” Có câu:

«Cùng mùi thối thì hợp nhau. »
(Xú vị tương đầu.)

Người này thì hôi hám, người kia cũng thối tha, bởi “cá mè một lứa” cho nên người này bảo người kia giỏi, người nọ khen người này hay. Nếu không cùng “mùi,” chẳng cùng sở thích, thì sẽ không khen ngợi lẫn nhau ; bởi:

« Khác chí hướng ắt không cùng nhau mưu sự được. »
(Đạo bất đồng tắc bất tương vi mưu.)

Tuy nhiên, nếu chí hướng giống nhau, lối suy nghĩ giống nhau, thì sẽ có trường hợp “người mù dắt người đui” xảy ra. “Người mù dắt người đui” có nghĩa là kẻ đui mù mà lại dẫn đường cho người mù đui. Quý vị thấy như thế có đáng thương hay không chứ? Tôi nói như vậy chẳng phải là muốn trách mắng người nào cả, nhưng quý vị phải biết rằng:

Hồ đồ dạy hồ đồ,
Dạy rồi chẳng ai hiểu,
Sư-phụ đọa địa ngục,
Đệ tử cũng xuống theo!

Gặp lại nhau ở địa ngục, sư-phụ mới ngỡ ngàng hỏi đệ-tử : “Ủa, sao con cũng ở đây?” Đệ-tử đáp: “Thì thầy tới trước kia mà. Lẽ dĩ nhiên là con đi theo thầy thôi!” Thì ra đôi bên đều không biết làm thế nào mình lại lọt vào đó được! Quý vị thấy có đáng thương hay không?

“Lại tự xưng là Thiện-tri-thức.” Bọn chúng còn khoe khoang không ngượng miệng : “Tôi đến chỗ nọ để giảng Kinh. Tôi tới chỗ kia để give lecture. I give lecture to everybody.” Thật là buồn cười hết sức!

“Khiến cho chúng sanh bị sa vào hầm ái-kiến, lạc mất con đường Bồ-đề.” Chúng làm cho tất cả chúng sanh đều bị rơi vào hầm hố dâm dục và đi lạc ra khỏi con đường Bồ-đề. Con đường Bồ-đề đã mất, không còn nữa, thì chạy đi đâu? Chạy vô địa ngục! Bấy giờ, sư phụ trông thấy đệ-tử lù lù bước vô thì kinh ngạc hỏi: “Sao con cũng tới đây vậy? Đây chẳng phải là chỗ tốt đâu!” Đệ-tử chưng hửng đáp: “Thầy mới là người tới trước kìa! Con thì đương nhiên là phải theo thầy rồi, thầy là sư phụ của con mà!” Thầy thở dài ngao ngán: “Ui chao! Lẽ ra con không nên theo thầy, bởi đây là một nơi đầy thống khổ!”

Kinh Lăng Nghiêm

Bây giờ có nhiều đoàn thể giả mượn danh nghĩa Phật giáo để làm những chuyện trộm danh gạt đời. Thí dụ trong giáo phái Mật tông có một số tín đồ đã mang bệnh AIDS vì họ coi chuyện dâm loạn như trò chơi trẻ con. Còn Nhật Bản thì người xuất gia lại kết hôn lập gia đình. Như vậy thì họ làm sao có thể xưng là Tăng lữ cho được? Ở Tây phương cũng có rất nhiều hiện tượng như mắt cá lẫn lộn với hạt châu, thật hay giả, chúng ta khó mà phân biệt được. Bởi vậy, chúng ta phải cẩn thận xem xét cho kỹ về những người gọi là Phật giáo đồ đó. Thật là họ có thể phát ngôn để đại biểu cho Phật giáo được không? Chúng ta đừng để họ mê hoặc.
Hòa Thượng Tuyên Hóa


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Những loại ma ấy...

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Kinh văn:

Hán Việt: “Nhữ giáo thế nhân tu Tam-ma-địa, tiên đoạn tâm dâm, thị danh Như Lai, tiên Phật Thế Tôn, đệ nhất quyết định thanh tịnh minh hối.”

Việt: “Vậy ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-địa, trước hết phải dứt trừ tâm dâm dục. Đó là lời minh huấn quyết định thứ nhất về tánh thanh tịnh của Như-Lai và chư Phật Thế Tôn thuở trước.”

Giảng nghĩa:

Sự khác biệt giữa “phản” (trái) và “chánh” (phải) – giữa Ma-vương và Bồ-tát - vốn rất vi tế; khác biệt như thế nào? Bồ-tát thương xót và che chở tất cả chúng sanh với lòng từ-bi, chứ tuyệt đối không có lòng dâm dục. Trong khi đó, Ma-vương đối với chúng sanh thì cứ đề xướng “ái”, chuyên môn nói chuyện dâm dục, chú trọng dâm dục; thậm chí chúng còn nói rằng hễ tâm dâm dục càng nặng bao nhiêu thì khai ngộ được quả vị càng cao bấy nhiêu, và dùng tà thuyết ấy để hại người.
Bồ-tát thì không có tâm dâm dục, các ngài đối với tất cả chúng sanh hoàn toàn không có sự phân biệt. Có tâm dâm dục tức là ma. Không có tâm dâm dục, chỉ đơn thuần xót thương và cứu giúp tất cả chúng sanh – đó mới chính là cảnh giới của chư Phật và chư Bồ-tát. Ma thương người là có mưu đồ, có tham dục. Bồ-tát thương người thì không có tham dục. Không có tham dục tức là không có tâm dâm dục. Cho nên, trong Phật giáo có giảng về Thập Nhị Nhân Duyên như sau:

Vô minh duyên Hành;
Hành duyên Thức;
Thức duyên Danh, Sắc;
Danh, Sắc duyên Lục Nhập;
Lục Nhập duyên Xúc,
Xúc duyên Thọ;
Thọ duyên Ái;
Ái duyên Thủ;
Thủ duyên Hữu,
Hữu duyên Sanh;
Sanh duyên Lão, Tử.

Và, đó cũng chính là điểm bất đồng giữa Phật-giáo với các giáo phái của Ma-vương ở thế gian.

“Vậy ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-địa, trước hết phải dứt trừ tâm dâm dục. Ông phải dạy cho tất cả mọi người ở thế gian muốn tu pháp-môn Định-lực này biết rằng việc đầu tiên họ cần phải làm là dứt bỏ dâm-tâm, quét sạch dục-niệm. Đó là lời minh huấn quyết định thứ nhất về tánh thanh tịnh của Như-Lai và chư Phật, Thế-Tôn thuở trước.” Đạo lý này vốn do chính Đức Như-Lai và tất cả chư Phật, Thế-Tôn thuở trước dạy bảo. Các ngài đã đưa ra lời giáo huấn rất rõ ràng: “Nhất định phải cắt đứt, loại trừ tâm dâm dục!” Đây là điều kiện tất yếu thứ nhất, dứt khoát không được sửa đổi một mảy may. Đạo lý này là “quyết định nghĩa,” chứ không phải là “bất định nghĩa”; cũng chẳng phải là “không nhất định” - chẳng phải là có cũng được mà không có cũng được. Cái tâm dâm dục dứt khoát phải không còn tồn tại. Có tâm dâm dục tất sẽ bị lạc vào đường ma. Nếu vẫn giữ tâm dâm dục mà mong khai ngộ, thì chắc chắn sẽ trở thành quyến thuộc của Ma-vương!
Kinh Lăng Nghiêm
Gốc ngu mê là ở lòng dục-vọng, phiền-não, chấp-trước. Khi tu mình hãy nhớ mục tiêu là dứt trừ những thứ ấy. Càng tu phải càng bớt phiền-não, bớt nóng giận, bớt cống cao, bớt dục-vọng. Do đó sẽ thêm sáng-suốt, nên Phật dạy phải "siêng tu giới, định, huệ để dứt trừ tham, sân. si". Phải để ý năm thứ mà dục-vọng thèm khát nhất: 1/ Tiền tài, vật chất, tivi, video. 2/ Sắc đẹp trai gái: cửa sắc dục mà không thoát được thì tu pháp môn cao siêu tới đâu cũng vô-ích, không thể giải-thoát. Kinh Lăng-Nghiêm dạy: "Dâm tâm không trừ, không thể thoát trần". 3/ Danh vọng, địa vị, tên tuổi: Mong được kẻ khác cung kính, trọng vọng cũng là hình-thức mê-muội vô cùng. 4/ Ăn uống: Thích ăn ngon, ăn sang cũng là một dục vọng đáng sợ; bởi vì thực dục chỉ là biến hoá từ sắc dục mà ra. 5/ Ngủ nghỉ: Hay nói đúng hơn là lòng ưa thích hưởng thụ, sung-sướng, làm biếng, ngồi không cho qua ngày. Khi lòng ưa thích này biến thành nghiện thì càng nguy hại hơn nữa, ví dụ như ngày nay nhiều người nghiền thuốc, rượu, bài bạc, chơi computer hay xem phim bộ, v.v.. Năm thứ trên đều cần phải lánh xa. Nói về duyên của sự ngu mê thì có lẽ nên nói thêm về những thứ khiến mình nẩy sinh tà-kiến: 1/ Tivi, video với những chương-trình đầy dẫy bạo lực, dâm-dục, ô-nhiễm. 3/ Bạn xấu hay kẻ thiếu tri-kiến về chân-lý; Nếu người bạn có quá nhiều thói hư tật xấu thì khó thể giúp đở, khó gây ảnh hưởng tốt cho mình, mà mình nếu không đủ trí huệ và phương tiện, cũng không giúp đỡ gì y được.
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Những loại ma ấy...

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Kinh Văn:

Hán Việt: Nhĩ thời Thế Tôn, ư đại chúng trung, xưng tán A Nan : “Thiện tai! Thiện tai! Như nhữ sở vấn an lập đạo tràng, cứu hộ chúng sanh Mạt-kiếp trầm nịch; nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.”
A Nan , đại chúng, duy nhiên phụng giáo.

Việt: Bấy giờ Đức Thế-Tôn khen ngợi ngài A-Nan ngay giữa đại-chúng: “Lành thay! Lành thay! Như ông vừa hỏi về sự an lập đạo tràng và cứu giúp những chúng sanh bị chìm đắm trong thời Mạt-kiếp; nay ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói.”
Ngài A-Nan và đại-chúng đồng vâng theo lời dạy.

Giảng nghĩa:

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen ngợi ngài A-Nan ngay giữa đại-chúng. “Bấy giờ” tức là ngay sau khi Đức Thế-Tôn nghe ngài A-Nan thỉnh vấn về việc làm thế nào để chúng sanh thời Mạt-kiếp có thể lánh xa các tà-sư thuyết pháp, tránh được mọi ma-sự, và không bị thối thất tâm Bồ-đề nữa. Học Phật Pháp, quan trọng nhất là không được mới học có vài ba hôm là muốn nghỉ, không học nữa; mà cần phải luôn luôn và mãi mãi có lòng tinh tấn: “Tôi muốn học Phật Pháp. Đời đời kiếp kiếp, tôi lúc nào cũng muốn học Phật Pháp.” Ngoài ra, cần phải lập nguyện nhất định hộ trì Phật giáo, nhất định tu hành và học tập Phật Pháp – cái tâm Bồ-đề này phải vĩnh viễn không bao giờ thối chuyển. Song, làm thế nào để được như thế?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tỏ ra vui mừng khi nghe ngài A-Nan hỏi về vấn đề này. Vì sao Đức Phật vui mừng? Tuy nói rằng Phật thì “như như bất động,” nhưng khi có người phát tâm muốn ủng hộ Phật Pháp và giúp cho kẻ khác thành Phật, thì Phật cũng thấy vui mừng, cũng thấy hoan hỷ! Do đó, Đức Phật khen Tôn-giả A-Nan ngay trước toàn thể đại chúng rằng: “Lành thay! Lành thay! A-Nan khá lắm! A-Nan khá lắm!” Đức Phật nói “lành thay, lành thay” như thế tức là tấm tắc khen ngợi ngài A-Nan hai lần: “Ông khá lắm! Ông quả thật là một đệ tử tốt!”
“Như ông vừa hỏi về sự an lập đạo-tràng và cứu giúp những chúng sanh bị chìm đắm trong thời Mạt-kiếp. Vào thời Mạt-kiếp (Mạt Pháp), nếu ông muốn cứu vớt những chúng sanh bị chìm đắm trong cảnh “nước sôi lửa bỏng,” thì nay ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Bây gìờ ông hãy chú ý nghe cho kỹ, Ta sẽ giảng cho ông rõ.”

Ngài A-Nan và đại-chúng đồng vâng theo lời dạy. Ngài A-Nan nghe Phật sắp thuyết Pháp thì càng vui mừng hơn nữa, cho nên ngài và đại-chúng đều đồng lòng vâng lời Phật dạy. Ắt hẳn là lúc bấy giờ Đức Phật hỏi: “Các ông có muốn nghe chăng?”; và mọi người đồng thanh đáp: “Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả chúng con đều muốn được nghe!”--ai nấy cùng nhau “y giáo phụng hành.”

Tà-sư khi nói pháp thì chuyên môn nói về chuyện dâm dục, và những điều họ nói đều không đúng với đạo lý - về điểm này, mọi người cần phải biết phân biệt cho rõ ràng. Ở cảnh giới của bậc Bồ-tát, lắm lúc các ngài cũng dùng cái tâm “từ bi ái hộ chúng sanh.” Vì biết rằng tất cả chúng sanh đều có dục niệm rất nặng nề, cho nên ngay từ lúc mới bắt đầu giáo hoá họ, bậc Bồ-tát không đòi hỏi họ phải đoạn tuyệt lòng ái-dục (hay tâm dâm dục) liền, mà chỉ dùng vô số pháp môn phương tiện để làm cho họ tự có cái nhìn thấu đáo về dâm dục, rồi tự ý đình chỉ cái tâm ấy. Đó là cảnh giới của bậc Bồ-tát, hoàn toàn khác hẳn với cảnh giới của hàng tà-sư ngoại đạo; vì vậy, mọi người cần phải hiểu cho tường tận điểm này.

Có lần Quán-Thế-Âm Bồ-tát thị hiện làm một người con gái cực kỳ xinh đẹp đến nỗi tất cả đàn ông vừa gặp mặt cô là sanh lòng yêu thích ngay. Nhân đó, cô bảo họ niệm Phật, tu hành, và rốt cuộc đã khiến cho những chúng sanh ấy đều được thành Phật. Trước kia, lúc giảng Phẩm Phổ-Môn (trong Kinh Pháp Hoa), tôi cũng có nhắc đến chuyện “Quán Âm Bán Cá.” “Quán-Âm Bán Cá” là chuyện về một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, thường mang giỏ cá đi bán trong một ngôi làng mà cư dân vốn hoàn toàn không tin theo đạo Phật. Khi gặp một cô gái đẹp đẽ như thế thì trai tráng trong làng đều nổi lòng tham, người nào cũng ao ước được cưới cô làm vợ. Tuy rằng dân trong làng ấy không đông lắm nhưng cũng có tới trên một trăm thanh niên, vì thế cô gái “Quán-Âm Bán Cá” bèn nói với họ: “Phận tôi thân gái không thể nào kết hôn cùng cả trăm người được, vậy giờ tôi xin dùng cách này để kén chồng: Trong hơn một trăm quý ông đây, hễ người nào học thuộc được Phẩm Phổ-Môn trước nhất thì tôi sẽ kết duyên với người ấy. Bây giờ quý ông hãy về nhà mà học đi, tôi cho quý ông thời hạn là ba ngày thôi đấy.”

Thế là hơn một trăm thanh niên, người nào cũng lấy một bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Phổ-Môn Phẩm (tức là phẩm thứ hai mươi lăm của bộ Kinh Pháp Hoa) để về học. Hết kỳ hạn ba hôm thì có khoảng bốn, năm chục người đã thuộc được; như vậy là hơn một trăm người “dự thi” lúc ban đầu thì bây giờ còn lại khoảng một nửa. Người này nói đã thuộc rồi, người kia cũng bảo đã học xong; tất cả có hơn năm mươi người học thuộc được Phẩm Phổ-Môn. “Quán-Âm Bán Cá” bèn nói: “Bây giờ vẫn còn quá nhiều. Mặc dù hơn năm mươi quý ông đây đều thuộc Phẩm Phổ-Môn cả, song tôi không thể kết hôn với cả năm mươi người được! Tôi chỉ có thể kết hôn với một người mà thôi. Thôi thì bây giờ quý ông hãy trở về đi, tôi lại cho quý ông thời hạn năm ngày để học Kinh Kim-Cang, ai thuộc được thì tôi sẽ cùng người ấy kết duyên.”

Hơn năm mươi “thí sinh” ấy quay về và miệt mài học Kinh Kim Cang; và sau năm ngày thì có hơn hai mươi người đã học thuộc. Thiếu nữ bán cá lại nói: “Thế này thì vẫn còn đông quá, tôi không thể kết hôn với nhiều người như vậy được. Bây giờ tôi lại có một điều kiện: Tôi kỳ hạn cho quý ông bảy ngày, hễ ai học thuộc được bộ Kinh Pháp Hoa thì tôi sẽ kết hôn với người ấy. Lần này, tôi tin rằng người học thuộc sẽ được toại nguyện.”

Như thế là hơn hai mươi người này và luôn cả những người đã dự thi khi trước lại cùng nhau cặm cụi học Kinh Pháp Hoa; và nội trong bảy ngày thì có một người có thể tụng nhuần nhuyễn và thuộc nằm lòng được trọn bộ kinh. Người này họ Mã, xuất thân từ một gia đình rất giàu có. Anh ta nói là mình đã “trúng tuyển,” chắc chắn sẽ cưới được cô gái bán cá xinh đẹp, nên gởi thiệp mời thân thuộc đến dự lễ thành hôn của mình. Không ngờ sau lễ gia tiên, vừa vào phòng tân hôn thì cô gái xinh đẹp ấy lại bị lên cơn đau tim mà chết. Chàng thanh niên họ Mã đã hao tổn biết bao tinh thần - học thuộc Phẩm Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa - mới cưới được vợ, thế mà vừa vào phòng tân hôn thì cô dâu lại đột ngột ngã ra chết!

Khi đưa đám tang cô gái ấy thì có một vị Sư mặc áo dài màu đỏ tía xuất hiện và hỏi: “Chẳng hay quý vị đang làm gì vậy?” Tang gia đáp: “Cô dâu mới cưới về bỗng dưng mắc bệnh mà chết đột ngột, bây giờ chúng tôi đang đưa đám cô ta đây!”

Vị Sư nói: “Không đúng! Cỗ quan tài kia hoàn toàn trống rỗng, sao lại bảo là có người chết nằm trong đó? Quý vị không tin thì hãy mở ra xem đi!” Mở nắp quan tài ra thì bên trong quả nhiên trống không – thi hài của cô gái bán cá được đặt nằm trong áo quan bây giờ chẳng thấy đâu nữa! Thấy thế, ai nấy đều kinh ngạc bảo nhau: “Vậy thì cô ấy đi đâu? Hãy mau mau đuổi theo! Phải tìm cho ra cô ấy và đưa về đây, nhanh lên!”

Bấy giờ, vị Sư giải thích: “Thật ra cô gái ấy chính là Quán-Thế-Âm Bồ-tát thị hiện đấy. Bởi dân chúng ở địa phương này không tin Phật nên Bồ-tát mới thị hiện làm một thiếu nữ xinh đẹp khiến cho những kẻ háo sắc như các ông say mê mà chịu học Phật Pháp. Nay các ông đã chịu học rồi thì Bồ-tát ra đi thôi!” Nghe xong, “chú rể” họ Mã chợt tỉnh ngộ: “Ồ, thì ra là vậy!” Thế rồi, khi đã nhìn thấu suốt được mọi chuyện ở thế gian, anh ta quyết định xuất gia, tinh tấn tu hành và sau đó chứng được Thánh-quả.

Kinh Lăng Nghiêm
Hỏi: Tại sao người tu đạo phải đoạn dục? Làm sao để cắt đứt?

Đáp: Chú hỏi câu này với dụng ý gì? Rốt cuộc là chú, muốn hay không muốn đoạn dục hả? Nếu như chỉ cần hỏi một câu là có thể đoạn dục được, thế thì quá dễ dàng rồi. Đừng nói chỉ là riêng chú, vì thân làm người tại gia không dễ chi đoạn dục được, mà ngay cả không ít những người xuất gia cũng không dễ gì đoạn được dục. Chuyện này đâu có phải là chỉ hỏi để cho có hỏi, rồi thôi. Con người vì sắc dục mà sanh và cũng vì sắc dục mà tử. Chúng ta đều từ trong tinh cha huyết mẹ mà đến. Sắc dục là thứ dơ bẩn không chịu nổi. Vầy mà người ta vẫn cứ muốn đi theo con đường chết đó. Nếu thật sự muốn đoạn dục thì phải hồi quang phản chiếu và hạ quyết một phen tu khổ công.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Gậy Kim Cang Hét
Hỏi: Phật và ma có gì khác biệt?

Đáp: Có tâm dâm dục thì là ma, không tâm dâm dục thì mới là Phật. Đây chính là chỗ để phân biệt.
Hỏi: Phương pháp cơ bản để ngồi thiền là gì?

Đáp: Phương Pháp cơ bản à! Thứ nhất là không tham, thứ hai là không sân và thứ ba là không ngu si.

Hỏi: Tiến thêm một bước nữa là tĩnh tọa phải không?

Đáp: Đương nhiên rồi, công phu đầu tiên của tĩnh tọa là tâm được thanh tịnh và ít tham muốn. Tâm thanh tịnh thì không có vọng tưởng, ít ham muốn thì không có mấy thứ tình tình, ái ái.
Thưa quí vị, bà Thanh Hải Vô Thượng Sư thật là nguy hiểm, nên xin phép mở chủ đề riêng cho mọi người dễ tìm đọc.

Hỏi: Xin hỏi pháp môn truyền tâm ấn (Quan Yin Method) của pháp sư Thanh Hải ( tức là người tự xưng là Thanh Hải Vô Thượng Sư ) có chân chánh không?

Đáp: Rất nhiều người bị mê lầm cũng bởi vì họ có tâm tham. Nếu quí vị không có lòng tham thì bà ta không mê hoặc nổi các vị đâu!
Hoà Thượng Tuyên Hoá
Gậy Kim Cang Hét
Vấn Đáp Ký Lục 1


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.64 khách