Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

ĐH Cường nam giảng nghĩa đoạn này cho đại chúng
Mặc Am là một đại thiền sư và cũng là một đại giảng sư triều Thanh, lúc sắp lâm chung hỏi đại chúng rằng:

- Thế nào là giải thoát?

Không ai đáp được. Đại sư cười bảo:

- Chẳng chi bằng bắt chước ông lão, bà già ăn chay, niệm Phật già dặn là được.

Một câu hỏi bình thường, mà chẳng ai đáp được, vì suốt ngày miệng nói: "giải thoát", đến khi đụng sự thì "ngậm hột bí". Trong khi ông già, bà lão chẳng hiểu kinh Phật, suốt ngày niệm Phật để "giải thoát"... về cõi Cực lạc. Chẳng suy nghĩ viễn vông.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Dieungo.
by dieungo » 06/Jul/'12, 08:08

ĐH Cường nam giảng nghĩa đoạn này cho đại chúng
Mặc Am là một đại thiền sư và cũng là một đại giảng sư triều Thanh, lúc sắp lâm chung hỏi đại chúng rằng:

- Thế nào là giải thoát?

Không ai đáp được. Đại sư cười bảo:

- Chẳng chi bằng bắt chước ông lão, bà già ăn chay, niệm Phật già dặn là được.

Một câu hỏi bình thường, mà chẳng ai đáp được, vì suốt ngày miệng nói: "giải thoát", đến khi đụng sự thì "ngậm hột bí". Trong khi ông già, bà lão chẳng hiểu kinh Phật, suốt ngày niệm Phật để "giải thoát"... về cõi Cực lạc. Chẳng suy nghĩ viễn vông.
- Thế nào là giải thoát? bao giờ không giả thoát tức giải thoát, bỡi vì ngay cả giải thoát cũng còn tri kiến vọng niệm, bao giờ vô niệm, chơn như tự tánh tức là giải thoát.

Thưa quý vị cho Cường xin phếp được bổ sung thêm câu này, vì viết gắn gọn quá sẽ có sự hiểu lầm: bao giờ không giả thoát tức giải thoát ý là ỡ nơi không giải thoát mà thoát, tức là ỡ nơi tướng, mà lìa tướng, nơi không mà lìa không. (kiến chấp tri kiến) nơi niệm mà lìa niệm, ấy là tự tại giải thoát. thoát và không thoát cũng trong một sát na thôi.

Cường thường thường dùng ví dụ này để chia sẽ với các thiện trí thức,

Một con kiến, nó đứng trên mảnh giấy vòng tròn sếp thành chử (0) đang tìm đường giải thoát, chỉ cần con kiến không tìm nữa, tức là giải thoát rồi, bỡi vì con kiến có cái thân sát, cái thân sát này cũng là vô thường, khi thân sát tan rã mất đi, vâng con kiến vẫn là con kiến, vì sát mất, chân linh không mất, chính cái tiềm y thức của chân linh ấy, do ngộ đạo mà được giải thoát an vui tự tại.

Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 06/07/12 10:13 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

binh đã viết:Cường Nam tâm trí cạn cợt, biết gì mà phê bình Tịnh Độ.
Chư tổ sư đắc đạo nhiều người còn qui Tây nữa là hậu sinh.
Không biết Cường Nam có thông minh hơn các ngài Long Thọ, Thế Thân không mà dám phê bình Tịnh Độ.
Này thiện hữu tu là tu cái gì? Hãy không nhìn vào cá nhân, nhân thân... mà hãy xét xem lời người ta nói có phải là chân lý hay không?

Nếu cái bài gì: Lục Tổ là người nước... là do một vị thầy chủ trì viết ra, và các quý vị cùng nhau bàn luận rất xôm tụ mà chẳng thấy được cái bậy, cái tự ngã, rơi vào luận chấp, tâm phân biệt... Tại sao vậy? vì quý vị có thấy gì đâu, cứ hễ thầy nói thì đều "gật đầu tuốt"... cái này gọi là gì vậy??? là không có Tuệ Tri đó kinh thưa thiện hữu Bình. Thiện hữu đem cái tâm yêu ghét- phân biệt ra để cầu đạo pháp sao? Chỉ cần biết người ta có nói khế lý hay khong mà thôi, không cân biết người đang thảo luận là ai, có như thế mới Trung đạo, có như thế mới Vô Tâm.

Quý vị hay nghe có câu:
"Có Thiền, có Tịnh độ
Như hổ mọc thêm sừng
Đời nay làm thầy người,
Đời sau là Phật tổ."

Ngu tui tự thấy nó "là lạ ở chỗ này", nếu nói Tịnh tông nhiếp cả 5 tông: Luật, Giáo, Thiền, Mật và Tịnh vậy thì hà cớ gì gán ghép thêm "thiền" vào cho có sức mạnh "Như hổ mọc thêm sừng"??? Để rồi còn thêm 4 câu kệ dưới đây:

"Không Thiền có Tịnh độ
Muôn tu muôn vãng sinh
Nếu được thấy Di-Đà
Lo gì chẳng khai ngộ."

Nếu đã bảo Tịnh độ nhiếp cả 5 Tông thì sao khi tu mỗi tịnh độ thì lại "không thiền có Tịnh độ", nó quái lạ làm sao đó???

Kính thưa các chư vị, Đồng Nát trên đường tu học có quyền thắc mắc và cần kiến giải, cũng như thế ngày xưa khi Đức Thế Tôn còn tại thế, mỗi khi các đại đệ tử của ngài không hiểu hay chưa rõ điều gì, tranh luận với nhau nhưng khong sáng tỏ vấn đề thì dẫn nhau đến gặp Đức Thế Tôn để nghe lời chỉ dạy...

Trên đường tu học và hành Phật pháp, ngu này thấy sự tình như thế nói ra không có nghĩa là ngu này bài bác đã kích...Có biết thắc mắc là để tìm ra ngọn nguồn chân lý...


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tu Hành cần Sự Thật Chứng chứ cứ nói Pháp này cao Pháp kia thấp mà bản thân chẳng thực hành đến đâu.

Thiền Tịnh Mật đều là từ Đức Phật dạy nếu bài báng môn nào tức là bài báng Đức Phật.

Ngài Long Thọ Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ngài cũng dạy cả Tịnh, Mật.

Không có Pháp Môn nào là hay nhất cả nếu người ta nghe mà thực hành không được.

Nếu chỉ cần dùng một Pháp Môn mà có thể độ chúng sanh thì tất cả Chư Phật ra đời chỉ cần nói một Pháp Môn duy nhất đâu cần thuyết nhiều Kinh Luận.

Pháp Môn mà chẳng hợp căn tánh thì dù có hay mấy thì cũng chẳng thể áp dụng tu hành điều này như trong Kinh A Hàm có câu chuyện.

Ngài Xá Lợi Phất có 2 đệ tử một người làm thợ rèn , 1 người làm nghề bỏ xác chết vào thi lâm.

Ngài Xá Lợi Phất dạy người thợ rèn quán Bất Tịnh, người bỏ xác chết quán Sổ Tức

2 người chuyên tâm thực hành mấy tháng trời mà chẳng có kết quả gì cả. Sau mới gặp Đức Phật thì Đức Phật dạy người thợ rèn quán Sổ Tức, người bỏ xác chết quán Bất Tịnh.

2 Người thực hành chuyên tâm thì kết quả là 2 người đều Chứng A La Hán.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bác Đồng Nát kính,

Hai bài kệ bác đăng trong này chính là hai trong bốn bài có tên là "Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản" của đại sư Diên Thọ (Vĩnh Minh). Tôi nhớ hình như trong diễn đàn có đăng rồi và có nhiều người tham gia thảo luận. Nay bác đem ra "xào nấu lại" thì cũng chỉ thêm một mớ gia vị cho khoái khẩu mà thôi...

Về mặt cứu cánh mà bàn, thì Thiền tức là Tịnh, Tịnh và Thiền không hơn không kém, so với căn tánh, thời gian và hoàn cảnh để thực hành thì hẳn là Tịnh phải dễ hơn, rộng hơn Thiền gấp bội (chỗ này chắc chạm phải chỗ ngứa của bác Thánh Tri rồi, chờ xem). :D

Người biết lo hãy tự lựa một con đường tu tiến cho hạp, cho vừa và đồng thời cũng đừng nên có quan niệm chấp nê, nặng nhẹ mà thành "bệnh" không hay!

Kính.
tangbong
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 06/07/12 15:15 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết:

Hai bài kệ bác đăng trong này chính là hai trong bốn bài có tên là "Tịnh Tứ Liệu Giản" của đại sư Diên Thọ (Vĩnh Minh).


Bài đó tôi nghi không phải là của ngài Vĩnh Minh.

Ngài Hư Vân, ngài Duy Lực, đều cho rằng bài đó không phải là của ngài Vĩnh Minh vì có mâu thuẩn.

Người sau chép và gán tên ngài vào.

Nhân Tôi đọc "Tông Cảnh Lục" trên nét chỉ bài tựa của ngài Vinh Minh thì biết ngài Vĩnh Minh tham Thiền ngộ đạo. Người ngộ đạo không có viết bài mâu thuẩn đó được.

Do vậy mà hôm trước có hỏi bác Binh và Battinh nếu có thì đăng:

1. Truyền Đăng Lục
2. Tông Cảnh Lục

Bởi tiệm bác sách đó chỉ đăng bài từa của ngài Vĩnh Minh trong sách Tông Cảnh Lục.

Tôi cũng mong ai đó có, đăng lên để tôi đọc cho trọn sách ấy.

--- Và nếu ngài Vĩnh Minh có thật viết bài Tứ Liệu Giản đó, thì cũng chẳng qua muốn thâu các tông phái về một. Do vậy ngài cũng có viết sách "Vạn Thiện Đồng Quy". bởi người thời đó đả kích lẫn nhau quá.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bác bị chạm đúng chỗ ngứa rồi! :D

Nói cho đúng là: "Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản" chớ không phải "Tứ Liệu Giản" của thiền sư Lâm Tế.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tứ Liệu Giản - Của Một Ai Đó:

Có Thiền không Tịnh Ðộ
Mười người, chín lạc lộ
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó.

Không Thiền, có Tịnh Ðộ
Muốn tu, muốn thoát khổ
Vãng sanh thấy Di Ðà
Lo gì chẳng khai ngộ?

Có Thiền, có Tịnh Ðộ
Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật, Tổ.

Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giường sắt, cột đống lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.

Giải thích Mâu Thuẩn:

Nếu như ở trên nói "Không Thiền Có Tịnh Độ, thì muôn tu muôn thoát khổ"

Thì tức là nói tất cả chúng sanh chỉ nên có Tịnh Độ thôi, các pháp khác khỏi cần, bởi vì chỉ mình pháp đó là muôn tu muôn thoát khổ rồi.

Như vậy thì câu sau cần chi phải nói "Có Thiền Có Tịnh Độ Như Thêm Sừng Mảnh Hổ" để làm gì?

Ở trên nói không cần thiền, chỉ cần mình Tịnh Độ thôi là 100 người tu 100 người thoát khổ rồi.

Đã tu Tịnh độ 100 người tu 100 người thoát khổ rồi, thì còn cần gì đến Thiền hay các pháp môn khác mà nói câu dưới "Có thiền có tịnh độ" để làm gì?

Hơn nữa ở trên lại nói "có thiền không tịnh độ, thì mười người tu chín người lạc"

Thế thì ám chỉ cho rằng tu thiền là sai lạc hay sao? Mà nếu tu Thiền mà 9/10 sai lạc thì tại sao ở dưới lại khuyên "Có thiền có tịnh độ" để làm cái gì, vì chỉ mình tịnh độ là 10/10 tu thoát khổ rồi. Tu thêm Thiền chi cho sai lạc tiếp như trên đã nói?

Và Phật Thích Ca cũng chỉ cần dạy một mình pháp Tịnh Độ thôi là được rồi, cần chi dạy nhiều pháp nào là Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Ba La Mật, Thiền Tông v.v... để làm gì?

Mà Đức Thích Ca cũng chỉ nên tu Tịnh Độ, cớ gì ngài Tham Thiền dưới cội Bồ Đề 49 ngày, sau đó thấy ngôi sao liền Giác Ngộ?

Bởi chỉ mình Tịnh Độ là 100 người tu 100 người thoát khổ rồi.

Do vậy bài nầy mâu thuẩn của người phàm tục viết, rồi gán cho ngài Vĩnh Minh viết.

Nếu đọc "Tông Cảnh Lục" của ngài Vĩnh Minh mà đối chiếu lời nói, thì biết Tứ Liện Giản nầy là kẻ phàm tục viết không phải do ngài Vĩnh Minh một bậc đã Tham Thiền Giác Ngộ.

Tông Cảnh Lục đọc bài tựa thôi thì đã thấy bài đó sáng suốt vô cùng so với bài Tứ Liệu Giản nầy. Thật là quá cách xa một trời một vực!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tổ Long Thọ là Tổ thứ 14 của Thiền Tông trong Thập Trụ Tỳ Bà Xa Luận nói Tịnh Độ là Dị Hành Đạo.

Trong Thập Trụ Tỳ Bà Xa Luận Tổ Long Thọ làm kệ tán thán Đức Phật A Di Đà.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nếu chỉ do Tu Thiền mà Thành Phật thì các Đức Phật trong 3 đời đâu cần trải vô biên kiếp hải tu hành các hạnh Bồ Tát.

Ngài Ca Diếp nơi hội Đại Bảo Tích được Đức Phật chia cho nữa tòa mà Ngài chẳng dám ngồi. Ngài Ca Diếp nói rằng công đức trí tuệ của Ngài chưa bằng Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xin trích lời của Tổ Đạt Ma dạy trong Sao Động Vào Cửa Thiếu Thất của Trúc Thiên dịch mà Battinh có đăng:
Hỏi: Như lời Phật dạy: "Ta đã trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, chịu vô số khổ nhọc mới thành được Phật đạo", sao nay nói chỉ quán tâm thì chế được ba độc là giải thoát?

Ðáp: Lời Phật nói ra không hề hư dối. A tăng kỳ kiếp tức là tâm ba độc vậy. Người Hồ(1) nói: "A tăng kỳ"(2), người Hán nói "bất khả số", nghĩa là đếm không xuể.

Tự trong tâm ba độc ấy, có đủ thứ niệm ác nhiều như cát sông Hằng. Ở mỗi mỗi niệm ấy là một kiếp, vậy là có hằng ha số kiếp đếm không xuể, nên nói ba đại a tăng kỳ.

Tánh chân như bị ba độc che khuất. Nếu chẳng vượt lên tâm ba đại hằng hà sa độc ác ấy thì làm sao giải thoát được.

Nếu nay chuyển được ba độc tham sân si làm ba món giải thoát, đó gọi là vượt qua ba đại a tăng kỳ kiếp.

Chúng sanh ở thời đại cùng mạt này, căn trí ngu si, cùn lụt, không nhận được ý sâu kín của Như Lai trong câu nói "ba đại a tăng kỳ", nên nghĩ Như Lai phải qua vô số kiếp như cát bụi mới thành Phật, điều ấy hà chỉ khiến người tu ngờ hão mà lùi bước Bồ đề sao?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết:Bác bị chạm đúng chỗ ngứa rồi! :D

Nói cho đúng là: "Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản" chớ không phải "Tứ Liệu Giản" của thiền sư Lâm Tế.
Tứ Liệu Giản của ngài Lâm Tế dùng như đàn tỳ bà để thâu hồn đoạt phách của thánh phàm, để khiến họ "Trọn làm Phật làm Tổ" chứ không dạy gì khác.

Một tiết hét siêu việt tam thừa, phàm thánh đều dứt, có không đều tuyệt. Đâu phải là tầm thường.

Xong, cũng là phương tiện thôi, ngộ rồi thì mới có phương tiện để dạy người, chưa ngộ thì trọn chẳng có phương tiện gì để dạy người, do vậy hiện giờ tham thiền chưa triệt ngộ thì không có phương tiện dạy người, chỉ khéo dùng phương tiện của Tổ xưa để lại như Chiếu Cố Thoại Đầu mà thôi.

Rốt ráo cũng chẳng khác các phương tiệt Hét, Đánh, Đàm Đạo Hỏi Đáp Uống Trà của các Tổ. Cũng chẳng khác "niêm hoa thị chúng" của Phật.

Một nguồn tâm thấu suốt thì giống nhau, phương tiện khiến người thấu suốt nguồn tâm ấy thì có khác.

Trích trong Chỉ Nguyệt Lục, HT Duy Lực dịch:

1. Một hôm Thế Tôn thăng tòa. Ca Diếp bạch dùi rằng:
- “Thế Tôn đã thuyết pháp xong”.
Thế Tôn liền xuống tòa.

٭

2. Thế Tôn lên cõi trời Đao Lợi vì mẹ thuyết pháp, Ưu Thiên Vương nhớ Phật, sai thợ điêu khắc, khắc tượng Phật bằng gỗ Chiên Đàn. Khi Thế Tôn từ trời Đao Lợi xuống, tượng cũng ra nghênh tiếp. Thế Tôn gọi ba lần, tượng cũng đáp lại ba lần. Thế Tôn nói:
- “Vô vi chân Phật thật ở thân ta”.
Vậy ở thân nào?

*
3. Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương:
- Hạt châu này màu gì?
Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương mỗi người đều lần lượt nói ra màu sắc do mình thấy. Thế Tôn giấu hạt châu rồi giơ tay hỏi:
- “Hạt châu màu màu gì?”
Ngũ Phương Thiên Vương nói:
- “Trong tay Phật không có hạt châu, vậy đâu có màu gì?”
Thế Tôn nói:
- “Các ngươi sao mê muội điên đảo quá, Ta đem hạt châu thế gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng. Ta thị hiện hạt châu chân thật lại chẳng biết gì cả.”
Ngay khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.

٭

4. Thế Tôn thăng tòa, có một Phạn Chí (3) cúng dường hoa ngô đồng.
Phật bảo:
- Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa bên tay trái xuống.
Phật bảo tiếp:
- Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa còn lại bên tay mặt xuống.
Phật lại bảo:
- Buông xuống đi!
Phạn Chí nói:
- Nay hai tay con đã không còn gì, sao Phật còn bảo buông cái gì xuống nữa?
Phật nói:
- Chẳng phải ta bảo ngươi bỏ hoa. Ngươi phải buông xả ngoài lục trần, trong lục căn, giữa lục thức, nhất thời xả hết đến chỗ không còn gì để xả.
Ấy chính là buông thân xả mạng của ngươi.
Phạn Chí ngay đó ngộ vô sanh nhẫn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.75 khách