Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Không phải là có cũng không phải là không có: không có vì không có bất kỳ gì có thể nắm bắt, có là vì duyên tụ hội. Cái gì do duyên điều kiện mà có thì hoàn toàn không có một tính chất gì để nắm bắt. Cũng như "cái bàn", cái gọi là là "cái bàn" hoàn toàn chỉ có cái tên gọi, nó chỉ có các duyên hội tụ từ: thợ, thước đo, con số, .... các nguyên, phân tử ..., và các duyên này cũng từ các duyên khác mà hiện có, truy đến tận cùng cái mà được gọi là duyên chỉ là tên gọi, hoàn toàn không có được những tính chất nào là bản chất. Có chỉ là huyễn ảo.
Do nhờ Lý Duyên Sinh mình mới hiểu mọi pháp không thể khẳn định chúng là gì mà cũng không thể phủ định chúng.

Nhưng chưa thể dừng ở lý duyên sinh được. Phải tiến lên một bước nữa để đến Bát Nhã của Đại Thừa.

Đã không thể phủ nhận và khẳn định một pháp, thì ngay nơi đó cần phải dứt sạnh tâm bám chấp có và không, khi nào không còn cái tâm tương đối bám chấp nữa thì mới gọi là Minh Tâm Kiến Tánh, bởi Tâm Tánh không thuộc hữu vô tương đối. Lúc đó Bát Nhã Trí mới hiển bài. Lúc đó mới đến Đại Thừa.

Cũng nên nhớ:
Không phải dùng pháp duyên sinh, hay dùng tâm phàm tình để phủ định mọi thứ là huyễn ảo. Như vậy là trở về phủ nhận, là chấp phủ định. Như trên đả nói, không thể phủ định mà cũng không thể khẳn định một pháp cho đến muôn pháp là gì.

Cần nhứt là ngưng nghĩ cái tâm lăng xăng tính toán phân biệt hữu vô đó.

Lục Tổ nói: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?"

Hãy tham mới có ngày triệt ngộ. Không thể do dùng tâm phân biệt, hay dùng lý duyên sinh mà phủ định hay khẳn định mọi pháp.

Chuyên tham, đừng để lạc qua cơ cảnh khác mới được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nhưng chưa thể dừng ở lý duyên sinh được.
duyên khởi = không tánh

có gì nữa để tiến (vượt) không tánh, biết dừng ở duyên khởi là biết sự bất khả đắc đó?

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
Nhưng chưa thể dừng ở lý duyên sinh được.
duyên khởi = không tánh

có gì nữa để tiến (vượt) không tánh, biết dừng ở duyên khởi là biết sự bất khả đắc đó?

:)
Lâu quá mới có diệp đàm đạo cùng hlich. Vẫn khỏe an vui chứ?

1. Phải đọc hết bài tôi nói thì mới hiểu. Tôi thấy ông Luu tuy hiểu được lý duyên khởi (pháp nhị thừa) là tốt rồi, bởi người nào chấp nhận và hiểu lý duyên khởi mới thật là Phật Tử, bởi có nhiều Phật Tử còn không hiểu lý duyên khởi là gì, nên đôi khi dễ bị các đạo khác mê hoặc. Và lý duyên khởi là nền móng không những của Phật pháp mà còn là của Bát Nhã Đại Thừa. Cho nên muốn đến đại thừa cần phải nắm chặc lý duyên sinh nầy. Nhưng ông Luu cả đoạn văn giải thích lý duyên khởi tuy có chỗ đúng, nhưng ở đoạn cuối kết luận cho mọi thứ là "huyễn ảo" nên tôi không đồng ý. Bởi vì không phải dùng lý duyên khởi để phụ nhận vạn pháp. Thí dụ cái bàn có đó thì kệ nó đâu cần phải sanh tâm cho nó là huyễn ảo bằng cách dùng bộ óc hư vọng để phân tích nó là duyên sinh giả tạm rồi chối bỏ nó. Đem tâm hư vọng chối bỏ nó nhưng nó đâu có mất, hằng ngày vẫn dùng nó để viết bài, ăn cơm, để mái vi tính v.v...kia mà? Vậy cái bàn là huyễn ảo ở chỗ nào mà nói là huyễn ảo.

Nói cái bàn không phải là huyễn ảo, thì có lẽ mọi người cho tôi chấp nhận cái bàn là thật có? Nhưng sai lầm. Cái bàn có thật hay không có thật thì chẳng mắt mớ gì tới tôi cũng như chẳng dính dáng gì đến mọi người. Tự thân cái bàn là không tự thể rồi vì duyên sinh thì đâu cần bàn tới chi nữa. Tại sao lại cứ khởi tâm động niệm, đem tâm mình bám vào cái bàn mà suy luận có không? tại sao đem cái bàn vào tâm của mình?

Đó là chỗ khác biệt giữa Nhị Thừa và Đại Thừa.

Nhị thừa thì hướng ra ngoài quán duyên sinh để rồi phủ nhận vạn pháp, nhờ đó các căn đống lại với các trần, nên các trần không còn làm các căn ô nhiễm, do vậy được thanh tịnh chứng tứ thiền, thành A La Hán.

Nhưng muốn thành Phật Chánh Giác cần phải hướng vào trong quán tâm mình, tâm khởi thì vạn pháp liền sanh, tâm diệt thì vạn pháp liền diệt. Chứ không cần dùng tâm để phân biệt và phân tích rằng vạn pháp là do duyên sinh mà phủ định vạn pháp. Mà cần phải quán lại ngay cái tâm phân biệt ấy xem nó từ đâu mà hưng khởi? rồi khi nó diệt thì diệt về chỗ nào?

Đó mới gọi là thành thâm bát nhã. Nhờ công phu hành thâm bát nhã nên thật tướng bát nhã mới hiển bài. Tới lúc đó thì nhìn vạn pháp với thật tướng của chính nó "đương thể tức không" hay "như thị".

Hiện giờ lý luận vạn pháp là thật có hay thật không. Đó là bộ não lý luận. Phủ định và khẳng định là sản phẩm giả lập của võ não nên không có tính cách chân thật khi nhìn vạn pháp. Không thấy được vạn pháp bằng thực tại của chúng "như thị".

2. Nhị Thừa dùng lý duyên sinh để lập Vô Ngã. Song, Vô ngã nếu được hiểu nhân vô ngã thôi thì rơi vào chấp pháp. Vì sao? Bởi nói không có Ngã, vì cái thân là do tứ đại hòa hợp mà thành. Tuy ngã đã phá nhưng còn khăn khăn chấp thật có những cái duyên mà hòa hợp tạo thành con người ấy là thật có. Còn nếu thấy cả hai Nhân và Pháp đều Vô Ngã nhưng cái thấy ấy chỉ quanh quẩn trong khái niệm giả lập của tâm thức bằng triết học duy lý thì trở thành ngoan không. Cái gì cũng phủ nhận.

Hiện giờ đem tâm hư vọng dùng lý duyên khởi phân biệt cho vạn pháp là có hay không, phủ nhận hay khẳng định vạn pháp thì chỉ là quanh uẩn mãi trong tâm thức. Không bao giờ dứt được tâm hư vọng ấy.

Do vậy không thể nói suông bằng miệng hay nghĩ suông thấy suông bằng tâm thức hư vọng. Mà cần phải chân thật tham thiền, miên mật quán chiếu bát nhã thì mới có ngày "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không" và thấy được thật tướng của vạn pháp "như thị".

Do vậy các tổ khi ngộ đạo rồi thì vẫn bình thường, ăn cơm mặt áo, không hề phủ nhận hay khẳng định một cái gì hết. Nhìn vạn pháp bằng cái tướng chân thật của chúng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
Nhưng chưa thể dừng ở lý duyên sinh được.
duyên khởi = không tánh

có gì nữa để tiến (vượt) không tánh, biết dừng ở duyên khởi là biết sự bất khả đắc đó?

:)
3. Tôi nói ở trên chỉ 2 ý, nhưng vẫn còn, nên xin viết tiếp ý 3.

Câu nói trên của Hlich làm tôi chợt nghĩ ra hai cách đáp:

Thứ Nhất:
Khuyên khởi chỉ rõ cái thể tánh vạn pháp là Không. Ngay chỗ nầy chia ra hai lối đi:

1. Một lối đi là bởi vạn pháp là không nên phủ nhận vạn pháp. Đóng cửa sáu căn lại, không tiếp cảnh trần, nên không bị cảnh trần quấy nhiễu, được thanh tịnh, chứng tứ thiền. Chỗ chứng tứ thiền nầy lại chia ra hai lối. Một là chứng tứ thiền ngoại đạo. Hai là chứng tứ thiền thành A La Hán.

2. Một lối đi khác là bởi vạn pháp là không, không phủ định và khẳng định là gì nên ngưng được cái tâm có không của tương đối, nhờ thế mà minh tâm kiến tánh, đến được Bát Nhã Đại Thừa.

Lục Tổ: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?"


4. Thứ Hai

Tôi nói không dừng ở duyên sinh là sợ rơi vào cơ cảnh khác, tức là phủ định vạn pháp rồi trở thành một là ngoại đạo, hai là A La Hán, chứ chưa phải thật minh tâm kiến tánh thành Phật.

Xong, nói vượt mà thật chẳng vượt. Bởi ngay nơi không thể khẳng định và phủ định thì cái tâm không chỗ bám, nó ngưng lại.

Do vậy nhi nhích một chút là sai lạc rồi. Phải cẩn thận.

Như ngã ba có ba đường, ngoại đạo, nhị thừa và Đại Thừa. Tới chỗ nầy rồi thì đi một ly thì xa ngàn dậm. Phải biết rõ đường mình đi mới không bị lầm lẫn. Như tới ngã ba rồi biết hướng đường nào là đường hướng đại thừa mà đi thì mới được. Còn không thì lạc thành ngoại đạo hay rơi vào Nhị Thừa.

Kinh Lăng Nghiêm của HT Duy Lực dịch:

Phật bảo A Nan:

- Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đảo tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng được chứng quả vô thượng Bồ Đề, trở thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành cõi trời ngoại đạo, ma vương và quyến thuộc ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dẫu cho trải qua nhiều kiếp cũng chẳng đắc đạo.

- Thế nào là hai thứ căn bản?

- Một là căn bản của sanh tử từ vô thỉ, tức là nay nhận tâm phan duyên làm tự tánh của ngươi và chúng sanh;

- Hai là bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn từ vô thỉ, tức là cái bản thức (4) vốn sáng tỏ, hay sanh các duyên mà bị các duyên che khuất thành lạc mất của ngươi. Vì chúng sanh lạc mất bản thức sáng tỏ, dù hàng ngày sống trong bản thức mà chẳng tự biết, oan uổng vào lục đạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Trí tuệ bát nhã do nhân duyên phuơng tiện (Bồ Đề Tâm, dễ hiểu hơn là Đại Từ Bi Tâm) và Tánh không mà thành.

Trong Kinh đại bát nhã, Đức Phật không phủ nhận việc Phật, Bồ Tát và chư vị Thanh Văn đều tu tập chứng ngộ tánh không. Duy chỉ khác biệt nơi đó, chính là Bồ Đề Tâm trên. Chính phuơng tiện và Tánh không duyên mà có Phật quả. Cái gọi là Minh Tâm Kiến Tánh chính là một vị Bồ Tát tu hành thâm sâu ngộ nhập tri kiến trung đạo - tánh không.

Cái có do duyên mà thành nên hoàn toàn không có một bản chất gì nên nói là có mà như là huyễn ảo. Nói là không, cũng chính vì là không có một bản chất gì, nên mới có khả năng phan duyên thành. Nếu áp dụng điều này với cái gọi là duyên cũng lại như vậy, cái gọi là duyên cũng từ các duyên khác không có được một bản chất gì, và duyên khác từ các duyên khác cũng vậy. Bởi vậy, Lu mới viết rằng xét cho đến tận cùng hoàn toàn trống rỗng cái gọi là bản chất. Cái có theo Tổ Long Thọ Bồ Tát nhắc đến chính là thường còn, độc lập, cái không nói đến là để phủ định cái có này. Còn cái có như huyễn ảo mà Tổ Long Thọ Bồ Tát nhắc tới chính là để đối trị với cái đoạn kiến, chối bỏ nhân quả.

Rất là vui vì trao đổi với đạo hữu Thánh_Tri!

Nam mô Phật! :)


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cám ơn đ/h Thánh_Tri đã giải thích và hỏi thăm, mình vẫn bình thường

"đại chúng bộ" có lẽ do từ chủ trương của "nhất thiết pháp hữu bộ" mà cho rằng nhị thừa chưa đạt đến pháp vô ngã; mình thì thấy chủ trương của "thắng pháp" (mà "nhất thiết pháp hữu" là một chi bộ) nói chung chỉ cho rằng có các pháp căn bản của thế giới hiện tượng

cách đây hơn hai ngàn năm thì đâu có kỹ thuật tân tiến như bây giờ, cho nên các "thắng pháp" luận sư mới đề xướng ra các pháp căn bản dựa vào khái niệm; chẳng hạn vật chất là tập hợp các pháp căn bản như các pháp cứng, pháp loãng, pháp nhiệt, pháp khí, ... và thức là tập hợp các pháp căn bản gọi chung là các pháp tâm sở như pháp tham, pháp sân, pháp vô tham, pháp hôn trầm, pháp trạo hối, ...

bây giờ thì qua khám phá của khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể cho rằng có các pháp căn bản của thế giới hiện tượng; vật chất thì có các hạt tử, thức thì có "dna codes" chẳng hạn

tuy nói rằng các pháp vô ngã, chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của các pháp căn bản; "thắng pháp" nhấn mạnh sự hiện diện của các pháp căn bản là để chúng ta thấy sự giả lập của cá nhân (tức nhân vô ngã)

cho nên nhị thừa thì phỏng đoán sự hiện hữu của các pháp căn bản và đại thừa thêm vào sự vô ngã của các pháp

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Dù là bậc giấc ngộ như Phật, Độc Giác Phật, các vị A-la-hán, đều chứng ngộ Tánh Không - bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào đều không tự tánh (ngã). Vì sao, vì nếu như còn cho rằng pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được), thì chắc chắn tâm còn bám víu, đây chính là điều kiện cho tham ái, thủ và sự mong mỏi tái sinh, từ đó tiếp diễn luân hồi đau khổ.

Vì vậy, người đã giải thoát sinh tử luân hồi chắc chắn đã chứng ngộ Tánh không.

Đối với các vị Bồ Tát khi tu hành các pháp và chứng ngộ Tánh không, do năng lực đại bi nên các Ngài tiếp tục hành trì các Ba-la-mật cho đến khi thành tựu Phật quả. Trí tuệ, thiền định, tinh tấn, nhẫn nhục, trì giới, bố thí lúc này của các Ngài chính là các ba-la-mật toàn thiện không bị ngăn ngại. Chính vì vậy, với năng lực ấy Ngài là Bậc Thầy dẫn dắt chúng sinh vượt luân hồi đau khổ.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nếu như còn cho rằng pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được), thì chắc chắn tâm còn bám víu, đây chính là điều kiện cho tham ái, thủ và sự mong mỏi tái sinh
nói theo tâm lý con người thì không hẳn vậy đâu vì sự tham hữu của con người là mong có nhân ngã và sự tiếp tục của nhân ngã; do đó các Thượng Đế, Thánh Thần, Atman ... của các tôn giáo khác đều có những điểm giống con người

tỉ dụ bây giờ các hạt tử là những thứ có tự tánh (có ngã), điều đó sẽ có làm cho con người mong tái sinh thành hạt tử không ạ?

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

hlich đã viết: nói theo tâm lý con người thì không hẳn vậy đâu vì sự tham hữu của con người là mong có nhân ngã và sự tiếp tục của nhân ngã; do đó các Thượng Đế, Thánh Thần, Atman ... của các tôn giáo khác đều có những điểm giống con người
tỉ dụ bây giờ các hạt tử là những thứ có tự tánh (có ngã), điều đó sẽ có làm cho con người mong tái sinh thành hạt tử không ạ?
:)
Điều này thật khó nói, nhưng có thể có một tình huống là tái sinh làm người, nghiên cứu về tự tánh của hạt tử chẳng hạn, vì tham ái nơi tri thức vật lý nguyên tử vậy. Hờ hờ, dù sao chỉ là giả thiết, duyên khởi vô cùng sâu sắc, chỉ có Phật mới rõ ràng sâu sắc nhất nhân duyên :)!

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Dù là bậc giấc ngộ như Phật, Độc Giác Phật, các vị A-la-hán, đều chứng ngộ Tánh Không - bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào đều không tự tánh (ngã). Vì sao, vì nếu như còn cho rằng pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được), thì chắc chắn tâm còn bám víu, đây chính là điều kiện cho tham ái, thủ và sự mong mỏi tái sinh, từ đó tiếp diễn luân hồi đau khổ.

Vì vậy, người đã giải thoát sinh tử luân hồi chắc chắn đã chứng ngộ Tánh không.

Đối với các vị Bồ Tát khi tu hành các pháp và chứng ngộ Tánh không, do năng lực đại bi nên các Ngài tiếp tục hành trì các Ba-la-mật cho đến khi thành tựu Phật quả. Trí tuệ, thiền định, tinh tấn, nhẫn nhục, trì giới, bố thí lúc này của các Ngài chính là các ba-la-mật toàn thiện không bị ngăn ngại. Chính vì vậy, với năng lực ấy Ngài là Bậc Thầy dẫn dắt chúng sinh vượt luân hồi đau khổ.
Trong topic này hình như chẳng có ai đã vào chia sẽ mà không hiểu và phản đối "pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được) / "vô ngã"/"ngũ uẫn giai không"/ "mọi pháp đều không có tự tánh". Nhưng rốt cuộc điều này có ý nghĩa gì? Có liên quan gì đến việc tu hành? Có thể giúp được gì cho những người tu hành? Vận dụng nó như thế nào?

Nếu nói ".. vì nếu như còn cho rằng pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được), thì chắc chắn tâm còn bám víu, đây chính là điều kiện cho tham ái, thủ và sự mong mỏi tái sinh, từ đó tiếp diễn luân hồi đau khổ." thì tôi cũng đồng ý cả 2 tay 2 chân.

Nhưng đó chỉ là nói suông. Chỉ là 1 góc nhìn. Cứ như hiện giờ, cứ mặc định rằng "pháp hay nhân không có ngã", thì cũng chắc chắn rằng tâm cũng vẫn còn bám víu. Chẳng phải vậy hay sao? Vì rõ ràng là vẫn có người bám víu vào cái tri kiến "pháp hay nhân không có ngã". Và đây chính là nguồn gốc cho tham ái, thủ và sự mong mỏi tái sinh, từ đó tiếp diễn luân hồi đau khổ.

Cho nên ngay cả Văn Thù, vừa khởi Phật-kiến pháp-kiến liền bị đày đi hai núi Thiết Vi.

Cho nên các tổ sư Thiền Tông chẳng màng có không, chẳng luận đúng sai để dạy thiên hạ. Một đời chỉ nhổ đinh bạt chốt cho người.


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

anhshipga đã viết: Trong topic này hình như chẳng có ai đã vào chia sẽ mà không hiểu và phản đối "pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được) / "vô ngã"/"ngũ uẫn giai không"/ "mọi pháp đều không có tự tánh". Nhưng rốt cuộc điều này có ý nghĩa gì? Có thể giúp được gì cho những người tu hành? Vận dụng nó như thế nào?
Phương pháp ở đây là gì, đó chính là:

Đầu tiên là có một vị thầy chứng ngộ, sau đó theo sự chỉ dạy của vị thầy. Nếu không tìm được, có thể hành trì đơn giản theo các bước như sau:

1. Giữ giới: thực hành hạnh không sát, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa. Giữ giới sẽ trợ giúp làm nhẹ kiết sử, tích tụ công đức sanh thiên, ít nhất là làm người.

2. Hành các pháp Niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Niệm Thí, Niệm giới, Niệm Thiên, Niệm tịch tĩnh, Niệm hơi thở, niệm bất tịnh.
Niệm để làm gì, niệm để luôn có cái chánh kiến với Phật pháp. Dần dần hỡ trợ đối trị các tà kiến.

3. Hàng ngày tinh tấn, nhẫn nhục thực hành các pháp trên không ngơi nghỉ. Để làm gì, để hỗ trợ giúp Định.

4. Tiếp đến, khi Định được tạm ổn thì quán chiếu vô thường, khổ, nhân quả.

5. Kế đến là gì, là phát Tâm Bồ Đề. Cố gắng công phu đến đây là cả đời rồi.

6. Còn quán về Tánh không, bạn có thể đọc kinh Đại Bát Nhã, đức Phật có chỉ cách quán.

7. Đến khi bạn chứng ngộ được Tánh không thì lúc đó bạn sẽ biết sẽ làm gì tiếp theo.

Ở đây, các bạn trao đổi về Pháp, mục đích và đường hướng. Điều này thì mỗi người mỗi hướng mỗi ý, chính vì vậy nên cần trao đổi, cần làm rõ nhiều vấn đề, vì mỗi cái nhìn ở các góc độ khác nhau nhiều lúc sẽ cho thấy những cái mà chưa ai nhìn ra.

Nam mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:
anhshipga đã viết: Trong topic này hình như chẳng có ai đã vào chia sẽ mà không hiểu và phản đối "pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được) / "vô ngã"/"ngũ uẫn giai không"/ "mọi pháp đều không có tự tánh". Nhưng rốt cuộc điều này có ý nghĩa gì? Có thể giúp được gì cho những người tu hành? Vận dụng nó như thế nào?
Phương pháp ở đây là gì, đó chính là:

Đầu tiên là có một vị thầy chứng ngộ, sau đó theo sự chỉ dạy của vị thầy. Nếu không tìm được, có thể hành trì đơn giản theo các bước như sau:

1. Giữ giới: thực hành hạnh không sát, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa. Giữ giới sẽ trợ giúp làm nhẹ kiết sử, tích tụ công đức sanh thiên, ít nhất là làm người.

2. Hành các pháp Niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Niệm Thí, Niệm giới, Niệm Thiên, Niệm tịch tĩnh, Niệm hơi thở, niệm bất tịnh.
Niệm để làm gì, niệm để luôn có cái chánh kiến với Phật pháp. Dần dần hỡ trợ đối trị các tà kiến.

3. Hàng ngày tinh tấn, nhẫn nhục thực hành các pháp trên không ngơi nghỉ. Để làm gì, để hỗ trợ giúp Định.

4. Tiếp đến, khi Định được tạm ổn thì quán chiếu vô thường, khổ, nhân quả.

5. Kế đến là gì, là phát Tâm Bồ Đề. Cố gắng công phu đến đây là cả đời rồi.

6. Còn quán về Tánh không, bạn có thể đọc kinh Đại Bát Nhã, đức Phật có chỉ cách quán.

7. Đến khi bạn chứng ngộ được Tánh không thì lúc đó bạn sẽ biết sẽ làm gì tiếp theo.

Ở đây, các bạn trao đổi về Pháp, mục đích và đường hướng. Điều này thì mỗi người mỗi hướng mỗi ý, chính vì vậy nên cần trao đổi, cần làm rõ nhiều vấn đề, vì mỗi cái nhìn ở các góc độ khác nhau nhiều lúc sẽ cho thấy những cái mà chưa ai nhìn ra.

Nam mô Phật!
8->

Ở đây, mọi người đang tranh luận về Tuyệt Quán Luận. =P~

Tức là đang nói về những vấn đề ở ngoài 7 việc trên. =((


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]89 khách