Lăng Già luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NÓI VỀ NHƠN DUYÊN
Có 2 thứ duyên là nội duyên và ngoại duyên.
Ngoại duyên là những thứ như cây, gạch, ngói đá v.v…do nhơn duyên hòa hợp, vốn vô sanh.
Nội duyên là những thứ thuộc 12 nhân duyên. Trong đó vô minh là nhơn duyên quá khứ, ái là nghiệp duyên hiện tại, thủ và hữu lại làm duyên sanh lão, bệnh, tử ở đời sau .
Pháp ấm-giới-nhập vốn từ ba đời duyên khởi, mà thực do vô minh bất giác, ở trên tự tâm không có tánh sanh, nó không có sai biệt, mà kẻ ngu phu vọng cho là thật.

Nhơn, quả đều gọi là duyên, có sáu thứ duyên
1) Do căn trần tạo nhơn đời này, sẽ chiêu quả đời sau, gọi là đương hữu nhơn hay nhơn duyên.
2) Do căn cảnh tiếp xúc mà sanh ái thủ , khởi chủng tử sau này chẳng dứt, gọi là tương tục nhơn hay sở duyên duyên
3) Do tạo tác nhơn quả không gián đoạn, nên tạo thành tướng nhơn hay đẳng vô gián duyên.
4) Được quả rồi lại dựa trên quả mà tạo nhơn mới, gọi là tác nhơn hay tăng thượng duyên.
5) Do nhơn (năng tác) mà hiện quả (sở tác) gọi là hiển thị nhơn hay gọi là quả.
6) Cảnh tướng khi diệt chẳng thấy tướng lưu trú sanh, làm cho cái tương tục đoạn. Chẳng còn vọng tưởng, đối lại với vọng tưởng. Làm cho phàm phu chấp có thường, có đoạn, gọi là đối đãi nhơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngu phu chấp rằng ngã và pháp đều có thật, tưởng rằng do nhân duyên, nên chấp đồng thời sanh hay thứ lớp sanh. Nhưng nếu
- Đồng thời sanh thì không phân năng, sở
- Thứ lớp sanh thì không có tự tánh (tức do nhân duyên sanh). Đã không tự tánh tức vô sanh.
Cả hai đều chẳng phải, vì ngã và pháp đều do tự tâm hiện.

Ngoại đạo và ngu phu chấp bốn duyên sanh, chỉ thuộc về nghĩa thứ lớp. Các pháp đều do thức biến, không có tự tánh. Tuy có tướng nhơn duyên tạo tác, thảy do bất giác vọng chấp mà thành.
Giác thì thảy đều do tâm, kiến, tướng toàn dứt.
Bốn duyên đó là gì ?
- Nhơn tức là nhơn duyên, là nhơn sanh khởi.
- Phan duyên tức là sở duyên duyên , là y ngoại sắc…. mà sanh.
- Thứ đệ tức là vô gián duyên, là pháp trong ngoài, lại lẫn nhau chuyển sanh tương tục không gián đoạn
- Tăng thượng duyên là tâm cùng cảnh làm tăng thượng duyên.
Bốn thứ này do mê mà giả lập, chẳng có thể tánh. Căn thân, khí giới, tự tướng, cộng tướng đều không tự tánh. Trừ bất giác tự tâm hiện, vọng tưởng chấp nên có tướng. Thế nên nhơn duyên tạo ra phương tiện, phải lìa kiến chấp thứ lớp và đồng thời sanh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngôn thuyết là lời nói, dùng để phô bày cảnh giới.
Vọng tưởng là cảnh giới phân biệt của lời nói phô bày.
Vậy hết thảy cảnh giới vọng tưởng đều do ngôn thuyết phô bày.
Đệ nhất nghĩa là tự giác thánh trí sở đắc, do ngôn thuyết mà vào được, nhưng chẳng phải cảnh giới ngôn thuyết phân biệt. Tất cả chúng sanh chẳng biết cảnh giới đệ nhất nghĩa, chỉ theo ngôn thuyết mà khởi các vọng giác.

Có bốn tướng ngôn thuyết vọng tưởng :
- Tướng ngôn thuyết là: do vọng tưởng, chấp trước sắc tướng mà sanh. Nghĩa là y nơi cảnh thật hiện tiền mà khởi phân biệt nên có ngôn thuyết.
- Mộng ngôn thuyết là: do cảnh giới quá khứ, từ nhớ nghĩ vọng tưởng sanh.
- Quá vọng tưởng chấp trước ngôn thuyết là: Nhớ nghĩ việc đã làm trước rồi sanh hối hận, nên có ngôn thuyết.
- Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết là: do chủng tử tập khí hư ngụy từ vô thủy, nên có phân biệt đều là vô minh vọng giác, chẳng y nơi thật nghĩa, do đây chấp trước mà sanh ngôn thuyết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngôn thuyết dùng để hiển tướng của vọng tưởng, nên nói chẳng khác. Nhưng ngôn thuyết chẳng phải là vọng tưởng, nên nói là khác.
Ngôn thuyết và vọng tưởng vừa là khác vừa là chẳng khác. Ngôn thuyết phô bày cảnh giới hư ngụy của vọng tưởng. Nhưng Đệ nhất nghĩa tự giác thánh trí do sở đắc mà được, không phải vọng tưởng, nên ngôn thuyết không thể phô bày.

Ngôn thuyết tức là câu cú, danh, văn.
Sở thuyết là chỗ hiển bày của ngôn thuyết, bao gồm vọng tưởng, so sánh, suy luận, tính toán. Thảy đều là vọng thức, chẳng phải đệ nhất nghĩa.

Đệ nhất nghĩa do ngôn thuyết mà vào, nhưng ngôn thuyết chẳng hiển bày được đệ nhất nghĩa. Giống như ngón tay chỉ mặt trăng, Nhơn ngón tay mà thấy được mặt trăng. Thấy trăng rồi phải quên ngón tay. Nếu cho ngón tay là mặt trăng thì chẳng những không biết mặt trăng mà còn không biết cả ngón tay. Cho nên ngôn thuyết vọng tưởng chẳng thể hiển bày đệ nhất nghĩa.

Tướng tự - tha tức là chỉ sở thuyết. Nghĩa là cảnh tự tha sở thuyết là y nơi vọng tưởng phân biệt, như hoa trong gương không có thật tánh, đây là tướng ngôn thuyết. Cho nên nói “Tướng ngôn thuyết không hiển bày đệ nhất nghĩa”.

Người hay nhập tự tâm hiện lượng thấy các thứ tướng bên ngoài là không có tướng tất cả cảnh giới. Chính ngay lúc này chỉ có thể chứng biết, không cho có nói năng. Cho nên nói “Ngôn thuyết vọng tưởng không hiển bày đệ nhất nghĩa”. Chỗ ngôn ngữ suy tư dứt bặt là chỗ thánh lạc tiến đến. Mù tan thì mặt trời hiện , như con gặp mẹ , thời tiết nếu đến, lý kia tự bày. Cho nên rốt sau nói “Phải lìa tướng ngôn thuyết vọng tưởng”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát vẫn còn ba cái nghi :
- Một là nghi không để diệt sắc, chấp cái không đoạn diệt.
- Hai là nghi không khác với sắc, chấp ngoài sắc có không.
- Ba nghi không là vật, chấp không làm hữu”.
Bồ Tát còn vậy, huống là phàm phu, ngoại đạo ư ?

Thiên Dẫn Tuyệt Vô Ỷ Quán nói “Nghĩa chơn không này không thể nói tức sắc - chẳng tức sắc , không thể nói tức không - chẳng tức không . Tất cả đều không thể nói. Không thể nói cũng không thể nói”.
Lời này cũng chẳng thọ, vượt xa chỗ gá nương , chẳng phải chỗ lời nói đến được, chẳng phải chỗ hiểu được, ấy gọi là hạnh cảnh.
Vì cớ sao ? Vì sanh tâm động niệm liền trái pháp thể , liền mất chánh niệm. Cho đến, nếu tiền giải không rỗng suốt thì không do đâu tiếp tục tu hành. Nếu chẳng giải hạnh pháp này, dứt cái tiền giải, không do đâu thành chánh giải kia. Nếu giữ cái giải chẳng bỏ thì không do đâu vào chánh hạnh. Thế nên hạnh do giải thành, hạnh khởi giải tuyệt.
Nghĩa đệ nhất chơn thật y cứ vào sơ địa kiến tạo từ nhận được thực tướng các pháp.

Đệ nhất nghĩa y vào hạnh giải (tu hành) mà được. Nếu trong tâm còn nghĩ đến chỗ “tánh không” thì không thể vào được. Vì mọi suy nghĩ đến chỗ “Tánh không” đều sai. Cho nên nói “Nếu cái tiền giải chẳng bỏ thì không do đâu vào chánh hạnh”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật bảo Đại Huệ : Phàm phu ngu si chẳng biết tâm lượng, chấp tánh trong – ngoài, y nơi một - khác, đồng - chẳng đồng, có - không, chẳng phải có - chẳng phải không, thường - vô thường, tự tánh là tập nhơn chấp trước vọng tưởng.

Chẳng biết tự tâm hiện lượng thì toàn thể là thức, tự nhiên chẳng biết lý do các tánh trong ngoài, lầm ở trước mắt vọng sanh phân biệt. Đây là sở sanh do tứ cú. Tập nhơn là chỉ cho chủng thức. Chẳng biết tâm lượng tức thành tập nhơn, cố nhiên sanh chấp trước.

(Không biết vạn pháp do tâm sanh thì toàn thể đều là vọng thức. Chẳng biết đến tánh trong (ngũ uẩn) và ngoài (các pháp) đều do tâm tạo, thì sẽ vọng sanh phân biệt. Các chủng tử do thức tập hợp làm nhơn, Nếu chẳng biết đều do tâm, tức nhiên sanh chấp trước)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có ba thứ lượng và năm phần luận, mỗi thứ dựng lập rồi được tự giác thánh trí.
Ba thứ lượng là
1) Hiện lượng là cảnh thật hiện tiền, chẳng rơi vào ý ngôn, thân được pháp thể không có lầm lẫn, như tự giác thánh trí , tương ưng với chứng biết
2) Tỷ lượng là so sánh mà biết, như nhơn cảnh mộng mà biết tự tâm hiện , tuy chẳng phải thân chứng, mà so sánh biết không dối
3) Thánh ngôn lượng là như Pháp thân Phật nói, Báo thân Phật nói, Hóa thân Phật nói, nhất định làm mô phạm

Năm phần gồm ba chi Tông, nhơn, dụ cùng với “hợp” và “kết” là năm.
Ba chi là
1) Lập Như Lai tàng đệ nhất nghĩa làm tông
2) Nhơn nói, vì tự tâm hiện lượng.
3) Dụ nói như hoa trong gương, trăng đáy nước, cảnh trong mộng

Ngoại đạo thì dùng
1) Thần ngã, thắng tánh là Tông
2) Nhơn nói, vì tập khí hư ngụy từ vô thỉ và tác giả có-không (có hay không có thượng đế)
3) Dụ nói như lông rùa, dầu cát, bình bể v.v…

Ba lượng và năm phần đều là Như Lai nói ra , để hiển bày Thánh trí tự giác, lìa kiến chấp có-không. Song họ chẳng dựng lập thánh trí tự giác, lại khởi có tánh phân biệt, đây là phá nội ngu ngã tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

đã chuyển tâm, ý, ý thức thì tự tâm hiện ra năng thủ và sở thủ các vọng tưởng liền đoạn.
Nếu người tu hành đối cảnh giới tự giác lìa pháp có-không , mà khởi chấp có tánh tướng, tức là rơi vào ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Kinh Viên Giác nói:
- Tâm ấy cho đến chứng cứu cánh Như Lai rõ biết Niết Bàn thanh tịnh đều là ngã tướng.
- Ngộ rồi vượt hơn tất cả chứng thảy là nhơn tướng.
- Liễu chứng liễu ngộ đều là ngã nhơn, mà tướng ngã nhơn còn có sở liễu gọi là chúng sanh tướng.
- Tâm chiếu thanh tịnh giác được sở liễu , tất cả nghiệp trí trọn không tự thấy vẫn như mạng căn (thọ giả tướng)

Như nước sôi làm tiêu băng, không riêng có băng, biết băng tiêu vẫn còn ngã để giác ngã, cũng lại như thế.
Cho nên biết được tự giác thánh trí , lìa việc hai tự tánh (có-không) mà còn khởi hữu tánh vọng tưởng chấp trước, đều chẳng lìa bốn câu này. (ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả)
Như Lai nói tánh, nói tướng các thứ, tự và tha đều là hóa Phật nói. Bởi vì ngu phu hy vọng có sở đắc, vì thế chỉ hóa thành, mà thật chẳng có kiến lập tiến đến pháp tự tánh (có ngã).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Như Lai thuyết pháp cũng vì chúng sanh giả lập danh, ngôn. nên bảo họ rằng “Năm ấm, các hành đều là giả lập, v.v…ở trong cái vô sanh mà hiện việc sanh tử” Bốn câu tà chấp cũng lại như thế, đều là hư ngụy từ vô thỉ. Kẻ ngu không biết vọng sanh phân biệt.
Đây là tổng kết Như Lai nói pháp là lìa tứ cú, có-không phân biệt, để kiết tập chơn đế. Chơn đế là tự giác thánh trí đệ nhất nghĩa đế. Thấy tự giác đệ nhất chơn đế, mới hay thâm đạt lý duyên khởi. Tùy thuận tu đạo chứng nơi tịch diệt mà được giải thoát. Đây là lý do cùng với luận của ngoại đạo nào là thắng tánh, tự tại v.v…khác vậy

GHI CHÚ
Bốn câu tà chấp là
Có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không.
Một, khác, Vừa một vừa khác, chẳng phải một chẳng phải khác.
Thường, vô thường, vừa thường vừa vô thường, chẳng phải thường chẳng phải vô thường. v.v…


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có bốn thứ thiền : Ngu phu sở hành thiền, Quán sát nghĩa thiền, Phan duyên như thiền và Như Lai thiền.

1) Ngu phu sở hành thiền là chỗ tu của nhị thừa và ngoại đạo.
Nhị thừa quán Pháp tứ đế : Biết đời là khổ, đoạn các tập khí, tu đạo, chứng diệt nhập Niết bàn.
Đây là đối trị thế gian vô thường, chấp là thường , vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, bất tịnh mà chấp là tịnh
Tu quán vô ngã, quán thành tựu rồi đến chỗ ái hết, được niết bàn, mà pháp tướng trong ngoài trọn chẳng trừ diệt
Do chẳng biết pháp trong, ngoài do tự tâm hiện ra cho là thật có chỗ diệt, thật có chỗ chứng. Đây tuy là chánh pháp mà đồng với ngoại đạo.
2) Quán sát nghĩa thiền : Đây là pháp quán vô ngã, vào duy thức. Chứng duy thức Bồ tát đạt tất cả pháp không, gọi là phần kiến đạo, ấy là sơ địa.
3) Phan duyên như thiền : Vào đất chơn như thực tế, đã thấy pháp tướng hai vô ngã (nhơn vô ngã, pháp vô ngã). Vọng tưởng về hai vô ngã vẫn là vọng tưởng. Chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền.
4) Như Lai thiền : Nghĩa là vào đất Như Lai, được tướng tự giác thánh trí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghị cho chúng sinh, ấy gọi là Như Lai thiền.

Ba thứ lạc trụ là nói ba tam muội : Không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội.
- Không là đối 25 cõi chẳng thấy có một pháp thật.
- Vô tác là đối 25 cõi chẳng khởi nguyện cầu.
- Vô tướng là không có mười tướng: (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tướng + (sanh, trụ, diệt) tướng + (nam, nữ) tướng.
Thật tướng có ba thứ vui: Thọ vui, vắng lặng vui, giác tri vui.
Như Lai thường trụ không có đổi dời gọi là thực tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Đã gọi là Kinh Luật luận tức là chỉ cho tam tạng kinh điển, ở đây nói đến bản gốc. Chủ đề này dường như là chú thích. Nếu đưa vào đây xem ra không ổn.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dạ, con xin chuyển ra box "nghiên cứu kinh luận"


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]62 khách