Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Đồng Nát đã viết:không cả cái "không"..ôi nhứt đầu quá! Mà ở đây chưa có ai tu hành tới cỡ đó đâu, Tâm dục vọng còn đầy rẫy, bàn luận vui miệng thôi...bàn luận để thỏa cái chí "hiểu biết Phật pháp" vậy mà... kinhle

Bởi vậy suốt ngày Đồng Ná chỉ biết mời uống trà...nhiều khi nói khong trúng trật vào đâu mà còn mắc nghiệp... "trí tuệ" :D
Mời uống trà mà còn bị kêu là bệnh trong các loại bệnh...hic! :-SS
Uống trà? Mời cafene
Tất cả đang uống trà của Đòng Nát đấy thôi, không nhận ra được sao?


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ôi! phật pháp chẳng thể nghĩ bàn nhưng lại hay bàn...vạn thứ đầy nghịch lý, đầy mâu thuẫn nhưng lại chẳng có gì mâu thuẫn, cái tương đối chính là cái tuyệt đối, cái mà cho rằng tuyệt đối lại chẳng phải tuyệt đối...mà chỉ là tương đối thôi!!! Bát Nhã ư??? Bất Nhị ư???

Uống trà
cafene kinhle
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 20/08/12 06:09 với 1 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:Ôi! phật pháp chẳng thể nghĩ bàn nhưng lại hay bàn...vạn thứ đầy nghịch lý, đầy mâu thuẫn nhưng lại chẳng có gì mâu thuẫn, cái tương đối chính là cái tuyệt đối, cai mà cho rằng tuyệt đối lại chẳng phải tuyệt đối...mà chỉ là tương đối!!! Bát Nhã ư??? Bất Nhị ư???

Uống trà
cafene kinhle
Tại hạ bị chóng mặt rồi, vì đó không phải là trà mà là cafe. :D

DH quả thật là đã đau đầu rồi đấy vì lẩn lộn giữa trà và cafe.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ma Ha Bát Nhã đã viết: Tất cả đang uống trà của Đòng Nát đấy thôi, không nhận ra được sao?
Kẻ mời người uống...chẳng phải là...chớ hỏi nhiều. kinhle
Đạ tạ!
Mời cafene


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chẳng phải trà mà cũng chẳng phải cà phê, chỉ là một cái tách bốc khói. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh nói
ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã” ; pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt”
pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt”
Không sanh tức nhiên là tịch rồi.
Mà đã không sanh, lấy gì diệt, cho nên nói diệt tức không diệt là nghĩa bất nhị.

ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã”
Tại sao là nghĩa "vô ngã" chứ không phải "hữu ngã" ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

binh đã viết:Kinh nói
ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã” ; pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt”
pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt”
Không sanh tức nhiên là tịch rồi.
Mà đã không sanh, lấy gì diệt, cho nên nói diệt tức không diệt là nghĩa bất nhị.

ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã”
Tại sao là nghĩa "vô ngã" chứ không phải "hữu ngã" ?
Gọi ngã cũng đúng mà gọi vô ngã cũng chẳng sai, do tâm và trí tuệ bát nhã đang kiến nhập nói thuyết đệ nhất nghĩa ở DỤNG hay ở THỂ, ở TƯỚNG hay ở TÁNH, ở SỰ hay ở LÝ. Vô ngã chính là tự tánh vô sanh, thường sanh khởi các tướng của ngã như tướng 5 uẩn chẳng hạn. Gọi "tướng 5 uẩn giai không" để giúp người tu hiểu ngộ nhập thực tướng 5 uẩn, độ qau khỏi khổ ách, ngộ nhập tự tánh, nhưng nếu chỉ nói về thực tướng mà chẳng hiểu thực tướng thường sanh các tướng các tâm , tức sanh các tướng 5 uẩn, thì sẽ rơi vào chấp thường, chấp vô, chấp tánh, chấp lý, sẽ không dụng được 5 uẩn biến chuyển 5 uẩn thành phương tiện, diệu dụng của tự tánh.

Bởi thế có lúc MHBN, bát việc tan ra 5 uẩn nhập Niết bàn là nghĩa này. Tự tánh vốn Niết bàn, 5 uẩn xưa cản trở chấp ngã, nay chuyển thành chơn dụng tự tánh Niết Bàn để chứng nhập các pháp độ sanh rốt ráo.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Ma Ha Bát Nhã"]
Gọi ngã cũng đúng mà gọi vô ngã cũng chẳng sai, do tâm và trí tuệ bát nhã đang kiến nhập nói thuyết đệ nhất nghĩa ở DỤNG hay ở THỂ, ở TƯỚNG hay ở TÁNH, ở SỰ hay ở LÝ. Vô ngã chính là tự tánh vô sanh, thường sanh khởi các tướng của ngã như tướng 5 uẩn chẳng hạn.
Nói trời nói đất tầm bậy tầm bạ.

Đã giác ngộ giải thoát tức là đã phá 5 uẩn. Vậy mà nói giác ngộ rồi thì trở lại 5 uẩn nghe mà được hay là sao?

Nói phá 5 uẩn cũng không có gì là ghê gớm, như tưởng tượng ra là đập phá nhà, nổ tung bom đạn. Đừng chấp ngôn từ rồi suy diễn bậy bạ.

Chỉ đơn thuần là tỉnh ra mà thôi.

Do mê mà bị ràng buộc bởi tâm ý thức.
Do ngộ mà giải thoát khỏi tâm ý thúc.

Từ mê đến ngộ là một việc hết sức nhẹ nhàn, nhưng có thể chuyển cả một pháp giới lồng lộng bao la.

Dầu thế, chúng sanh phàm tình khó có thể đạt được giác ngộ, nếu tu tập sai lầm và không dụng công miên mật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

chào các bạn.
Cảnh đến tâm sinh khởi
Cảnh đi tâm chẳng diệt
Luân hồi và nghiệp quả
Tạo tạo mãi không ngừng
Nếu người đã thấu hiểu
Chẳng bỏ cũng chẳng lấy
Ngay đó liền dừng lặng
Quan sát khắp mọi cảnh
Bồ đề tự nhiên thành.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thánh_Tri đã viết:
"Ma Ha Bát Nhã"]
Gọi ngã cũng đúng mà gọi vô ngã cũng chẳng sai, do tâm và trí tuệ bát nhã đang kiến nhập nói thuyết đệ nhất nghĩa ở DỤNG hay ở THỂ, ở TƯỚNG hay ở TÁNH, ở SỰ hay ở LÝ. Vô ngã chính là tự tánh vô sanh, thường sanh khởi các tướng của ngã như tướng 5 uẩn chẳng hạn.
Nói trời nói đất tầm bậy tầm bạ.

Đã giác ngộ giải thoát tức là đã phá 5 uẩn. Vậy mà nói giác ngộ rồi thì trở lại 5 uẩn nghe mà được hay là sao?

...
Ông thật chẳng hiểu, tôi thấy tâm ông quá khinh mạn, mà che mờ tâm trí của ông. Tôi đã bảo rồi, ông còn CHẤP TÁNH, CHẤP VÔ RẤT NẶNG. Làm sao ông có thể hiểu được lời MHBN nói. Giác ngộ thì chuyển tâm thức mà nhận rõ bản chất, chứ không phá bỏ cái gì cả.

5 Uẩn, xưa kia đã luôn sai khiến ông chủ ông lệ thuộc vào nó, sau khi giác ngộ thì 5 uẩn chuyển thành chánh trí trọ giúp ông chủ thành tưụ công đức. Con đường giác ngộ rốt ráo cuối cùng không buông bỏ gạt bỏ cái gì cả. Mà chỉ chuyển các quan niệm nhận thức lại, trả lại đúng vị trí và chức năng của nó. Tức 5 uẩn là 5 thứ cản trở khi chưa giác ngộ (5 kẻ tiếm quyền ông chủ), khi giác ngộ rồi 5 uẩn không thể gọi là là 5 uẩn theo tên ngày xưa nữa, mà chuyển thành 5 diệu dụng (chức năng và năng lực của 5 chánh trí chưa từng đối), 5 trợ thủ đắc lực cho các pháp độ sanh. Lúc này ngoài cái tên gọi 5 uẩn cho đúng theo nghĩa khi trong vô minh, nhưng thật ra 5 uẩn lúc này gọi là 5 công cụ, diệu dụng không lường, lục thông hay tam minh, trí tuệ , các pháp giải thoát đều từ đó mà sanh ra. Ông chủ bây giờ để sai khiến thay đổi cho 5 thứ ấy làm việc hiệu quả chính là tự tánh.

Tôi nghĩ ông nên tôn trọng người khác khi viết bài. Ông có thâm nhập đâu mà hiểu.

Đối với con đường chánh đẳng chánh giác chứng nhập Phật tri kiến, không có chuyện phá bỏ cái gì cả, chỉ thay đổi nhận thức ở các quan niệm chúng sanh (dính mắc). Nếu thay đổi được quan niệm thì mới nhận ra được chúng sanh đã là Phật. Còn ông thì ông chưa chuyển hóa được tâm thức nên vẫn bị cái 5 uẩn của ông sai khiến mà quàng xiên, dễ duôi, chẳng có chánh trí để hiểu rõ điều người khác bày tỏ. Ông nên nhìn lại bản thân hơn là trường, bò, lê, lếch trên cái đống cặn bả kiến thức của ông, bởi những thứ đó nó chỉ giúp ông hiểu một phần con đường ông đi, nếu đã tự hiểu rõ bằng tự bản thân ngộ nhập rồi, thì đống cặn bả đầu óc đó chỉ là cản trở thêm chánh trí ở ông. Thật tình khuyên ông đó. Trí tuệ như thế này thật tình... 8-> . Như hiện nay chính cái ông chủ của ông đã bị 5 uẩn cản trở, không điều khiển đươc, không bắt nó tuân phục được, nên ông không thể DỤNG được 5 thứ ấy làm trí tuệ, nên ông vẫn còn bị cản trở trí tuệ. Do luôn bị nó sai khiến nên khổ não đau, khổ chấp ngã thường sanh khởi.

Ví dụ điển hình: Chính cái 5 uẩn đó đã tạo nên cái chấp ngã khinh mạn nơi ông, cản trở trí tuệ của ông, bắt ông phải lệ thuộc vào nó, tức bắt ông lệ thuộc những thứ cặn bả kiến thức bấy lâu nay 5 uẩn của ông đã thu thập. Cản trở sự nhận biết rõ bằng chính ông chủ thật sự. Giải thoát hay giác ngộ chỉ trong nhận thức đâu là ông chủ, đâu là 5 thằng đầy tớ đang tiếm quyền. Nếu bỏ phế bỏ 5 uẩn, ông chủ của ông chỉ là cái tánh vô dụng mà thôi. Chẳng làm được việc gì, chẳng ích lợi cho ai, ngồi co ro trong hang ổ bất tuân không dùng được của 5 thằng đầy tớ kia.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 21/08/12 06:49 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Pháp Vi Diệu Không Thể Nghĩ Bàn
(...) "Bấy giờ Xá Lợi Phất thấy trong nhà ấy không có ghế ngồi, bèn tưởng trong tâm như vầy: Chư Bồ Tát và chúng đại đệ tử này phải ngồi chỗ nào?

Trường giả Duy Ma Cật biết ý Xá Lợi Phất, liền nói rằng: Nhơn giả nghĩ sao? Vì Pháp mà đến, hay vì cầu có ghế ngồi mà đến?
Xá Lợi Phất nói: Tôi vì Pháp mà đến, chớ chẳng phải vì cầu có chỗ ngồi mà đến.

Duy Ma Cật nói: Thưa Xá Lợi Phật, người cầu Pháp chẳng ham chuộng thân mạng, hà huống chỗ ngồi! Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới 12 chỗ vào (thập nhị nhập); chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới Vô sắc giới. Thưa Xa Lợi Phất, người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm nơi Phật mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Pháp mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Chúng mà cầu. Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp.

Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp, Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không chấp bỏ, nếu tâm còn chấp bỏ Pháp thế thì cầu chỗ chấp bỏ, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không có chỗ nơi, nếu Tâm trước (dính) chỗ nơi, thế thì dính ở chỗ nơi, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác); Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô vi; nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.

Bởi vậy, Xá Lợi Phất, người cầu Pháp, thì trong cả thảy các Pháp chẳng nên cầu chỗ nào cả." (...)


Thưa các đồng đạo đồng tu, toàn bộ đoạn kinh văn trên nói về Pháp Vi Diệu Không Thể Nghĩ Bàn, Pháp này chẳng phải chính là @ thì là gì khác hơn nữa??? kinhle kinhle kinhle


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu. tangbong

Chúng ta góp ý vấn + đáp trao đổi kinh nghiệm pháp họcpháp hành học hỏi lẩn nhau, làm tăng trưỡng trí tuệ hiểu biết, sửa sai hay bổ túc thiếu sót cho nhau.
Vì mỗi người 10 pháp Ba La Mật có mạnh, có yếu không tương đồng, khác nhau nên sự hiểu biết cũng khác nhau.

Ví dụ có người Ba La Mật mạnh về trí tuệ (trừ tham si), người mạnh về tinh tấn (không dẻ dui ), người mạnh về đức tin, người mạnh về xuất gia hay dứt bỏ ( dứt bỏ tham ái tình cảm), người mạnh về bố thí ( dứt bỏ tham ái vật chất), người mạnh về nhẫn nạitrì giới (dứt bỏ tham sân, tri túc vật chất và vật thực) v .v …… ,
Chúng ta nên sáng suốt góp ý và tôn trọng lẫn nhau về phương cách tu tập của người khác, ai vào cửa trước người hiểu và thực hành đúng.

Theo kn chúng ta đã góp ý rất nhiều rồi, cũng nên dừng lại kịp thời. tangbong

Chúc quý đạo hữu an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.72 khách