Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:
binh đã viết:
“Này ngài Ca Chiên Diên ! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói pháp thật tướng (32). Ngài Ca Chiên Diên ! Các pháp rốt ráo không sanh, không diệt là nghĩa “vô thường”; năm ấm rỗng không, không chỗ khởi là nghĩa “khổ” ; các pháp rốt ráo không có, là nghĩa “không ; ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã” ; pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt” .
Phật nói "các pháp sanh, diệt là nghĩa vô thường".Tại sao ông Duy Ma Cật nói
Các pháp rốt ráo không sanh, không diệt là nghĩa “vô thường”
?
Vì các pháp do tự tánh vô sanh thường sanh ra pháp rốt ráo, do các pháp ấy do tự tánh sanh ra mà diễn nói tự tánh vô sanh thường sanh ra các pháp, các pháp do được sanh ra rồi diệt đi nên gọi các pháp là vô thường. Đây có nghĩa Vô Thường Tức Thường, Thường tức vô thường. Tự tánh vốn thường, các pháp sanh là vô thường. Tự tánh vốn bất sanh bất diệt, nhưng các pháp từ tự tánh sanh ra lại vô thường. Đây cũng là nghĩa bất nhị!

"Các pháp sanh, diệt" <=> "vô thường" = "hư ảo"

"Các pháp rốt ráo" <=> " vô thường" . Khái niệm "vô thường" ở đây tôi nghĩ nó mang nghĩa "không phải là thường" chứ không phải là "không thường", vì "không thường" tương đương với "đoạn", mà nếu là "đoạn" thì phải có "thường", là 2 đối đãi. Cái "vô thường" này "bất nhị", vượt ra ngoài đối đãi cho nên phải xóa "2 cái ác kiến chấp tánh có 2", không nói là "thường", không nói là "đoạn" nên tạm dùng chữ "vô thường".

Đôi khi từ Hán Việt dễ làm cho người ta bị loạn chưởng. Không hiểu là trong kinh điển gốc, có dùng cùng một từ ngữ hay không? Ai biết chỉ giùm.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Các pháp sanh, diệt" <=> "vô thường" = "hư ảo"

"Các pháp rốt ráo" <=> " vô thường" . Khái niệm "vô thường" ở đây tôi nghĩ nó mang nghĩa "không phải là thường" chứ không phải là "không thường", vì "không thường" tương đương với "đoạn", mà nếu là "đoạn" thì phải có "thường", là 2 đối đãi. Cái "vô thường" này "bất nhị", vượt ra ngoài đối đãi cho nên phải xóa "2 cái ác kiến chấp tánh có 2", không nói là "thường", không nói là "đoạn" nên tạm dùng chữ "vô thường".

Đôi khi từ Hán Việt dễ làm cho người ta bị loạn chưởng. Không hiểu là trong kinh điển gốc, có dùng cùng một từ ngữ hay không? Ai biết chỉ giùm.
:) Chơn thường là nghĩa rốt ráo của thường và vô thường!


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Cái "chơn" này từ đâu mà lại vậy kìa? Cái "tà" nọ đem bỏ đi đâu đây?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

anhshipga đã viết:Cái "chơn" này từ đâu mà lại vậy kìa? Cái "tà" nọ đem bỏ đi đâu đây?
Hoi, hoi là xem bạn anhshipga khảo đạo nè, :)

Người ngoại đạo chấp...: Thân tâm là thường kiến nên Phật dạy (Thường là )
bạn anhshipga bát chấp...: Thân tâm là vô thường... Phật dạy (Vô thường là chánh)

Ngài Tu Bồ Đề dạy Chơn thường thì không có cả hai. Nên gọi là Chơn thường chớ không phải thường. hì hì :-P


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

anhshipga đã viết:cái "chờ" này từ đâu mà đến vậy kìa ? :D
Do tâm còn có "từ đâu đến" mới có "chờ" vậy!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

anhshipga đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:
binh đã viết:
“Này ngài Ca Chiên Diên ! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói pháp thật tướng (32). Ngài Ca Chiên Diên ! Các pháp rốt ráo không sanh, không diệt là nghĩa “vô thường”; năm ấm rỗng không, không chỗ khởi là nghĩa “khổ” ; các pháp rốt ráo không có, là nghĩa “không ; ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã” ; pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt” .
Phật nói "các pháp sanh, diệt là nghĩa vô thường".Tại sao ông Duy Ma Cật nói
Các pháp rốt ráo không sanh, không diệt là nghĩa “vô thường”
?
Vì các pháp do tự tánh vô sanh thường sanh ra pháp rốt ráo, do các pháp ấy do tự tánh sanh ra mà diễn nói tự tánh vô sanh thường sanh ra các pháp, các pháp do được sanh ra rồi diệt đi nên gọi các pháp là vô thường. Đây có nghĩa Vô Thường Tức Thường, Thường tức vô thường. Tự tánh vốn thường, các pháp sanh là vô thường. Tự tánh vốn bất sanh bất diệt, nhưng các pháp từ tự tánh sanh ra lại vô thường. Đây cũng là nghĩa bất nhị!

"Các pháp sanh, diệt" <=> "vô thường" = "hư ảo"

"Các pháp rốt ráo" <=> " vô thường" . Khái niệm "vô thường" ở đây tôi nghĩ nó mang nghĩa "không phải là thường" chứ không phải là "không thường", vì "không thường" tương đương với "đoạn", mà nếu là "đoạn" thì phải có "thường", là 2 đối đãi. Cái "vô thường" này "bất nhị", vượt ra ngoài đối đãi cho nên phải xóa "2 cái ác kiến chấp tánh có 2", không nói là "thường", không nói là "đoạn" nên tạm dùng chữ "vô thường".

Đôi khi từ Hán Việt dễ làm cho người ta bị loạn chưởng. Không hiểu là trong kinh điển gốc, có dùng cùng một từ ngữ hay không? Ai biết chỉ giùm.
Các pháp vốn là sanh diệt vô thường, hư ảo, Chư Phật phá chấp thật các pháp sanh diệt ở chúng sanh để nhận ra được bán tánh thường hằng bất sanh bất diệt. Nhưng ở hàng bồ tát sau khi ngộ bản tánh vô sanh thường hằng đó rồi, thì chư Phật dạy tiếp về việc nhận biết rõ các pháp vốn sanh ra từ nguồn gốc vô sanh, thường sanh ra các pháp vô thường hư ảo trên. Đến giai đoạn này nếu người đã nhận được các pháp vốn từ bản tánh sanh ra, mà còn gọi "hư ảo" ở các pháp như đã nói ở phần trên thì gọi còn mang tà kiến. Mà khi bây giờ hãy gọi chơn thường ở các pháp , vốn xưa gọi là vô thường - hư ảo . Đến đây các pháp dù sanh diệt vô thường nhưng đã rõ nguồn gốc tự tánh vô sanh thường sanh ra các pháp, vẫn là pháp CHƠN THƯỜNG, mặc dầu các pháp ấy vô thường sanh diệt nhưng chưa từng lìa bản tánh vô sanh.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Hoi, hoi là xem bạn anhshipga khảo đạo nè, :)

Người ngoại đạo chấp...: Thân tâm là thường kiến nên Phật dạy (Thường là )
bạn anhshipga bát chấp...: Thân tâm là vô thường... Phật dạy (Vô thường là chánh)

Ngài Tu Bồ Đề dạy Chơn thường thì không có cả hai. Nên gọi là Chơn thường chớ không phải thường. hì hì :-P[/quote]

Nội cái 2 cái "vô thường", "thường" đã đủ loạn chưởng rồi. Bây giờ còn mọc thêm "chơn", "giả", rồi "chánh", "tà" thì thiên hạ đại loạn.

Cho nên, trong kinh DMC, từ "đại loạn khái niệm" được 31 Bồ Tát gom thành "tiểu loạn khái niệm" trong nhà Duy Ma Cật, đến Văn Thù gom luôn về "các pháp không nói không rằng, không chỉ không biết, siêu việt vấn đáp", cuối cùng Duy Ma Cật gom luôn về "hành động im lặng". Ngay đây, nếu đủ căn cơ thì tự tánh lóe ra. Còn không thì cứ việc ôm "hành động im lặng" rồi húc đầu vào nó mà công phá, còn hơn là để cho "thiên hạ đại loạn". :-P


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Mượn hình ảnh hình dung thế này: Bản chất nước (H2O) chưa từng thay đổi bản chất (dụ cho tự tánh), sóng nước nhấp nhô lăn tăn dụ cho tâm sanh diệt các pháp.

Dù sóng có thay đổi nhấp nhô thì bản chất sóng vẫn là nước (tự tánh), chưa từng lìa nước.

Chúng sanh thì chấp sự sanh diệt của pháp, tức chấp sự sanh diệt của mặt nước (có rồi mất 2 bên - nhị nguyên), nên không nhận ra sóng nước là bản chất tự tánh.

Chư Phật phá chấp sanh diệt nhấp nhô của mặt sóng, để sóng yên lặng thì lúc đó sẽ nhận ra tất cả mặt sóng trước kia là nước.

Nhưng khi nhận ra bản chất tự tánh (nước) rồi, mà vẫn còn giữ yên hoài mặt nước, thì mặt nước ấy dù yên tĩnh, nhưng lại không có sanh các ngọn sóng mang đầy năng lượng kia (tức trí tuệ - pháp thù thắng). Đó là chấp thường mặt nước. Còn gọi là chấp "bất khả tư nghĩ", chấp " vô sanh tự tánh".

Phật dạy tiếp việc sóng nước ấy biết rõ nguồn góc từ nước thường sanh ra các ngọn sóng ấy, thì ngọn sống ấy có năng lượng, tức các pháp thường sanh ra từ ấy, nếu dùng thì nó sẽ thành các pháp chơn thường. Có thể độ sanh, giúp chúng sanh vượt vô minh. Mà biết rõ các ngọn sóng ấy chưa từng lìa nước vậy.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Nhưng khi nhận ra bản chất tự tánh (nước) rồi, mà vẫn còn giữ yên hoài mặt nước, thì mặt nước ấy dù yên tĩnh, nhưng lại không có sanh các ngọn sóng mang đầy năng lượng kia (tức trí tuệ - pháp thù thắng). Đó là chấp thường mặt nước. Còn gọi là chấp "bất khả tư nghĩ", chấp " vô sanh tự tánh".
Chỗ này tôi nghĩ Thiền Tông gọi là "lạc vào hang ổ", "kiến giải chồn hoang".
Phật dạy tiếp việc sóng nước ấy biết rõ nguồn góc từ nước thường sanh ra các ngọn sóng ấy, thì ngọn sống ấy có năng lượng, tức các pháp thường sanh ra từ ấy, nếu dùng thì nó sẽ thành các pháp chơn thường. Có thể độ sanh, giúp chúng sanh vượt vô minh. Mà biết rõ các ngọn sóng ấy chưa từng lìa nước vậy.
Chỗ này tôi nghĩ là "quay đầu với bụi trần mà hưng đại dụng", "thõng tay vào chợ"


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:
anhshipga đã viết:cái "chờ" này từ đâu mà đến vậy kìa ? :D
Do tâm còn có "từ đâu đến" mới có "chờ" vậy!
Cái tâm "chờ" kia từ ai mà xuất vậy? :D


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

anhshipga đã viết:Hoi, hoi là xem bạn anhshipga khảo đạo nè, :)

Người ngoại đạo chấp...: Thân tâm là thường kiến nên Phật dạy (Thường là )
bạn anhshipga bát chấp...: Thân tâm là vô thường... Phật dạy (Vô thường là chánh)

Ngài Tu Bồ Đề dạy Chơn thường thì không có cả hai. Nên gọi là Chơn thường chớ không phải thường. hì hì :-P
Nội cái 2 cái "vô thường", "thường" đã đủ loạn chưởng rồi. Bây giờ còn mọc thêm "chơn", "giả", rồi "chánh", "tà" thì thiên hạ đại loạn.

Cho nên, trong kinh DMC, từ "đại loạn khái niệm" được 31 Bồ Tát gom thành "tiểu loạn khái niệm" trong nhà Duy Ma Cật, đến Văn Thù gom luôn về "các pháp không nói không rằng, không chỉ không biết, siêu việt vấn đáp", cuối cùng Duy Ma Cật gom luôn về "hành động im lặng". Ngay đây, nếu đủ căn cơ thì tự tánh lóe ra. Còn không thì cứ việc ôm "hành động im lặng" rồi húc đầu vào nó mà công phá, còn hơn là để cho "thiên hạ đại loạn". :-P
[/quote]

Phật dạy,
Người chẳng chấp bờ này, bờ nọ.
Cả hai bờ chẳng chấp có không... :))
Thoát ly luyến ái và phiền não.
Như lai mới gọi là Bà La Môn. Bạn qua chưa :-c

2. Biết nín thinh nhưng vẩn ngu si.
Đâu gọi là Mâu Ni Tỉnh mặc.
Như Bực cầm cân biết căn nhắc.
Chọn lành lánh dữ, Bậc Mâu Ni.

Bạn cứ chém gà riết mãi, sao gọi là bực lành hiền thánh. :D Mượn từ ngữ Duy Ma Cật người ta cười chết. #-o

3. Tâm người còn lao chao, chánh Pháp chả thắm vào, Niềm tin còn lõng lẽo, bao giờ đạt trí cao... Như vậy đó, làm sao bạn "Thã lõng tay, đi vào chợ".

Tu lý bỏ sự.
đứng núi này, trông núi nọ.
bắn mãi không tới,
Tới rồi cũng chẳng biết sao?


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ở đây có 2 xạ thủ, giặc qua lâu rồi mà vẫn còn giương cung. :-P

Gió đã tan lâu rồi mà vẫn còn chăm chú khám xét đường chém. :-P


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.79 khách