Lược giải kinh Kim Cương

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXIV. PHÚC TRÍ VÔ TỈ
- Tu Bồ Ðề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới, trung sở hữu chư Tu Di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhân trì dụng bố thí. Nhược nhân dĩ thử Bát Nhã Ba La Mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị tha nhân thuyết, ư tiền phúc đức bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập.
  • Dịch nghĩa:

    PHƯỚC TRÍ KHÔNG GÌ SÁNH ĐƯỢC
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có người đem
Bảy món quí báu
Số nhiều bằng những
Núi chúa Tu Di
Ở trong ba nghìn
Đại thiên thế giới
Dùng để bố thí.
Và lại có người
Thọ trì đọc tụng
Kinh Bát nhã này
Nhẫn đến chỉ một
Bài kệ bốn câu
Rồi nói cho người
Thì phước bố thí
Của người ở trước
Chẳng bằng một phần
Trăm ngàn muôn ức
Cho đến dùng toán
Với những hằng số
So sánh thí dụ
Cũng không thể bằng.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  • Phúc trí vô tỷ: Phước đức và trí tuệ không gì so sánh được.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đoạn trước đức Phật dạy: "Nên đem cái tâm không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả mà thực hành hết thảy thiện pháp, tức đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề".

Đến đoạn này lần nữa, đức Phật so sánh phước đức hữu vi với phước đức trí tuệ, thì phước đức trí tuệ không gì so sánh được. Vì sao như vậy? Vì phước đức do sự bố thí thuộc hữu vi, cho dù đem đồ bảy báu ra để bố thí đầy khắp ba nghìn đại thiên thế giới đi nữa cũng chỉ nằm trong hữu hạn. Còn phước đức trí huệ, tức thọ trì kinh Bát nhã Ba la mật đa thì không thể nghĩ bàn. Bởi thọ trì kinh này chính là lìa bỏ mọi chấp thủ, nên pháp sở thuyết không. Bởi năng thuyết, sở thuyết không nên đưa đến quả vô lậu là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nhân vô lậu chính là xả lý chấp ngã và chấp pháp, cho nên không thể lấy gì để so sánh thí dụ được. Vì vậy cho nên, đức Phật dạy chỉ thọ trì bài kệ bốn câu, rồi nói cho người khác thì phước trí này vượt thắng tất cả. Thọ trì bài kệ bốn câu nghĩa là xả ly bốn tướng: nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả và thành đạt: Tâm quảng đại, tâm đệ nhất, tâm bình thường và tâm không điên đảo, rồi giảng nói cho người, tức thực hiện "Tự tha lưỡng lợi" thì phước trí vô biên.

Thọ trì kinh, hay bài kệ bốn câu chính là xả sách chấp ngã và chấp pháp, nên năng quán và sở quán không, mới thấu rõ rằng: "Hóa vô sở hóa".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXV. HÓA VÔ SỞ HÓA
- Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng sinh. Tu Bồ Ðề! Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thiệt vô hữu chúng sinh Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sinh Như Lai độ giả, Như Lai tức hữu ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Tu Bồ Ðề! Như Lai thuyết hữu ngã giả, tức phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu Bồ Ðề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tức phi phàm phu, thị danh phàm phu.
  • Dịch nghĩa:

    HÓA ĐỘ MÀ KHÔNG CÓ SỞ HÓA
Này thầy Thiện Hiện
Ý thầy thế nào?
Quí thầy chớ nghĩ
Là đức Như Lai
Tác ý nói rằng
Ta phải hóa độ
Hết thảy chúng sinh.

  • Này thầy Thiện Hiện
    Thầy đừng nghĩ vậy
    Vì sao đừng nghĩ?
    Thật không chúng sinh
    Được Như Lai độ
    Nếu có chúng sinh
    Được Như Lai độ
    Hóa ra Như Lai
    Mắc vào bốn tướng:
    Nhân, ngã, chúng sinh,
    Và tướng thọ giả.
Này thầy Thiện Hiện
Như Lai nói ngã
Tức chẳng có ngã
Mà người phàm phu
Cho rằng có ngã.

  • Này thầy Thiện Hiện
    Người phàm phu ấy
    Như Lai nói là
    Chẳng phải phàm phu
    Mà tạm gọi là
    Phàm phu vậy thôi.
A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  1. Hữu ngã: Chấp có cái ngã tồn tại độc lậo, bất di bất dịch.
  2. Phi hữu ngã: Chẳng có cái ngã, mà là những hiện tượng mang lý tính vô ngã, đi từ dạng này đến dạng khác cho đến vô cùng, nên trong thực tế không tìm đâu ra cái gì là ngã bất di bất dịch.
  3. Phàm phu giả Như Lai thuyết phi phàm phu: Phàm phu ấy Như Lai nói chẳng phải là phàm phu, nghĩa là phàm phu chỉ là khái niệm giả lập mà thôi, thật chẳng có phàm phu.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đoạn này đức Phật phá nghi của đại chúng cho rằng, Như Lai có hóa độ chúng sinh. Như Lai chính là pháp thân bất sinh bất diệt, là cảnh giới chân như tuyệt đãi, nên không một pháp có thể đắc. Chỉ có hóa thân và báo thân Như Lai mới dùng phương tiện độ sinh mà thôi.

Nếu Như Lai còn khởi ý là "Ta phải hóa độ chúng sinh", tức bị dính mắc vào bốn tướng: nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả, và vẫn bị tình thức khống chế bởi động cơ trói buộc ban đầu (tức hốt sinh nhất niệm vô minh). Vì vậy cho nên, pháp thân Như Lai không có hóa độ chúng sinh (tức năng độ và sở độ không). Và mỗi khi "năng sở song vong" thì trí Bát nhã mới hiện tiền. Vả lại nếu có năng độ (Như Lai) tức có ngã, và có sở độ (chúng sinh) tức có phàm phu. Nhưng trên thực tế, ngã chỉ là hợp thể của năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), chỉ có giả danh chứ không tìm đâu ra thực thể.

Phàm phu cũng chỉ là giả danh, chứ chẳng tìm đâu ra thực thể phàm phu. Như vậy, ngã và ngã sở không, tức "hóa vô sở hóa" bởi chính diệu dụng của tuệ giác thực tại. Vì vậy cho nên sự hóa độ ấy chỉ là danh từ gượng nói mà thôi.

Vì trong cảnh giới chân như, không tìm đâu ra năng độ và sở độ, mà là vô sinh bởi bản thể tịch chiếu. Do bản thể tịch chiếu vắng lặng sáng soi, cho nên con đường của triết học không thể với tới cảnh giới này, mà phải là con đường của tâm học, của đạo học vậy.

Song, dù vô sinh nhưng ứng hóa thân Như Lai vẫn mãi độ sinh không mệt mỏi, nhằm giúp chúng sinh cũng đạt đến vô sinh, mỗi khi nhân ra "Pháp thân phi tướng".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXVI. PHÁP THÂN PHI TƯỚNG
- Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ?"

Tu Bồ Ðề ngôn: "Như thị! Như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quan Như Lai".

Phật ngôn: "Tu Bồ Ðề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vương tức thị Như Lai!"

Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai".

Nhĩ thời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn:
  • Nhược dĩ sắc kiến ngã,
    Dĩ âm thanh cầu ngã.
    Thị nhơn hành tà đạo.
    Bất năng kiến Như Lai.
  • Dịch nghĩa:

    PHÁP THÂN PHI TƯỚNG
Này thầy Thiện Hiện
Ý thầy nghĩ sao?
Có thể nương vào
Ba mươi hai tướng
Quán Như Lai chăng?

  • Thầy Thiện Hiện thưa:
    Như vậy! Như vậy!
    Lấy ba mươi hai tướng
    Quán đức Như Lai.
Phật bảo Thiện Hiện
Nếu căn cứ vào
Ba mươi hai tướng
Để quán Như Lai
Tức vua Chuyển luân
Cũng Như Lai chăng?

  • Thiện Hiện bạch Phật:
    Bạch đức Thế Tôn
    Như con hiểu nghĩa
    Của Thế Tôn dạy
    Là không căn cứ
    Ba mươi hai tướng
    Quán thấy Như Lai.
Bấy giờ Thế Tôn
Liền nói kệ rằng:
"Nếu lấy sắc thấy ta
Lấy âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Chẳng thấy được Như Lai"
.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  • Tam thập nhị tướng:: Gọi đủ là tam thập đại tướng đại nhân, ba mươi hai tướng tốt của đấng đại nhân. Tướng này không riêng gì Phật có mà tướng chung của đại nhân. Người tại gia có tướng này thì gọi là bậc đại Chuyển Luân thánh vương, bậc xuất gia thì gọi là đấng Giác ngộ vô thượng.

    Ba mươi hai tướng là:
    1. Bàn chân phải bằng phẳng vững chãi.
    2. Chỉ dưới bàn chân có xoáy tròn như hình bánh xe có ngàn nan hoa.
    3. Ngón tay thon dài.
    4. Chân tay mền dịu.
    5. Trong kẽ tay, kẽ chân có da mỏng như giăng lưới.
    6. Gót chân đầy đặn.
    7. Mu bàn chân nổi cao đầy đặn
    8. Bắp chân như tướng lộc vương.
    9. Tay dài quá đầu gối.
    10. Năm căn ẩn kín.
    11. Thân mình cao lớn cân đối.
    12. Những lỗ chân lông toát ra màu xanh.
    13. Những lông trên mình uốn lên về bên phải.
    14. Thân thể sáng chói như vàng thắm.
    15. Quanh mình thường có hào quang chiếu ra một trượng.
    16. Da mỏng và mịn.
    17. Lòng bàn chân, bàn tay, hai vai và trên đỉnh đầu đều đầy đặn.
    18. Hai nách đầy đặn.
    19. Thân như sư tử.
    20. Thân thể vuông vức ngay ngắn.
    21. Hai vai tròn trịa cân phân.
    22. Bốn mươi cái răng.
    23. Rawng trắng trong đều nhau và khít.
    24. Bốn cái răng cửa trắng trong và lớn nhất.
    25. Hai bên má cao đầy đặn như sư tử.
    26. Nước bọt trong miệng thơm.
    27. Lưỡi rộng và dài.
    28. Giọng nói âm vang như giọng đức Phạm Thiên.
    29. Mắt xanh biếc.
    30. Lông mi như ngưu vương.
    31. Có chòm lông trắng thường chiếu sáng giữa hai lông mày.
    32. Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc.
    Vua Chuyển Luân vương cũng có ba mươi hai tướng như Phật.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Ở đoạn này đức Phật dạy thân phi tướng. Vì vậy cho nên, không thể căn cứ vào ba mươi hai tướng tốt ở nơi sắc thân mà quán thấy Như Lai. Vì sao như vậy? Vì Chuyển Luân thánh vương cũng có ba mươi hai tướng tốt, nhưng không phải là Như Lai, vì chưa thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Vậy muốn thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác thì phải nương vào giới, định, tuệ (Tam vô lậu học), bởi con đường đạo học. Vì pháp thân Như Lai là thân "trí tướng" nên phải tức thời xa lìa tự tâm hiện lượng, xa lìa mọi cặp phạm trù đối đãi của hai bên, mới chứng được pháp thân phi tướng.

Thứ nữa, thân sắc tướng thuộc pháp hữu vi sinh diệt. Còn pháp thân Như Lai thì thuộc về bản trụ bản hữu, chủ bạn cụ túc, chủ bạn bất nhị.

Đức Di Lặc nói:
  • "So sánh thân sắc tướng
    Không thể biết được Phật
    Pháp thân mới là Phật
    Vua chuyển luân khác Phật
    Quả báo và tướng tốt
    Nhờ phước đức tạo thành
    Chân pháp thân phi tướng
    Chỉ thấy sắc, nghe tiếng
    Người ấy chẳng hiểu Phật
    Vì chân như pháp thân
    Thức tâm không với tới".
Vậy muốn quán Như Lai thì phải quán thế nào? Phải quán tánh pháp giới, nhưng tánh pháp giới không phải là thứ mà mắt có thể thấy, ý có thể suy, tâm có thể lãnh hội được. Bởi tánh ấy xưa nay không tướng mạo, nó lìa hết thảy mọi thứ nắm bắt của tình thức huyễn hư.

Vì vậy cho nên đức Phật dạy:
  • "Nếu lấy sắc thấy ta
    Lấy âm thanh cầu ta
    Người ấy hành đạo tà
    Chẳng thấy được Như Lai".
Bởi Như Lai chính là pháp thân phi tướng, mà vô tướng ở đây không đồng nghĩa với đoạn diệt.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXVII. VÔ ĐOẠN VÔ DIỆT
- Tu Bồ Ðề! Nhữ nhược tác thị niệm, Như Lai bất dĩ cũ túc tướng cố, đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Tu Bồ Ðề! Mạc tác thị niệm. Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.

- Tu Bồ Ðề! Nhữ nhược tác thị niệm: Phát A Nậu Ða La Tâm Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt tướng. Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả; ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.
  • Dịch nghĩa:

    KHÔNG RƠI VÀO ĐOẠN DIỆT
Này thầy Thiện Hiện
Nếu thầy nghĩ rằng
Như Lai chẳng do
Thân tướng đầy đủ
Mà đắc vô thượng
Chánh đẳng chánh giác.

  • Này thầy Thiện Hiện
    Thầy đừng nghĩ rằng
    Như Lai chẳng do
    Thân tướng đầy đủ
    Mà đắc vô thượng
    Chánh đẳng chánh giác.
Này thầy Thiện Hiện
Nếu thầy nghĩ rằng
Những người phát tâm
Thú hướng vô thượng
Chánh đẳng chánh giác
Là nói những pháp
Rơi vào đoạn diệt
Đừng nên nghĩ vậy
Vì sao đừng nghĩ?
Vì người pháp tâm
Cầu đạo vô thượng
Chánh đẳng chánh giác
Ở nơi pháp ấy
Chẳng bao giờ nói
Đến tướng đoạn diệt.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  • Đoạn diệt tướng: Tướng đoạn diệt, tướng chấp đoạn, hoặc rơi vào vô ký.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Ở đoạn XXIII, đức Phật dạy: "Tịnh tâm hành thiện" nghĩa là "Lý cùng tướng hợp". Đến đoạn XXVI, đức Phật dạy "Pháp thân phi tướng", nhưng sợ đại chúng lầm chấp và tướng đoạn diệt, nên đoạn này đức Phật phá nghi là: "Người phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, ở nơi pháp ấy chẳng bao giờ nói tướng đoạn diệt" . Vì sao không nói tướng đoạn diệt?

"Lý cùng tướng hợp" mới gọi là đắc đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức thủy giác trở lại với bản giác; thủy bản bất nhị mà tạm gọi là đắc đạo vậy thôi.

Bởi vậy cho nên Phật dạy: "Do không còn chấp trước vào nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả mà thực hành hết thảy pháp lành, tức được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác".

Vả lại, người tu tạo phước đức hữu lậu thì mới có quả báo thân tướng tốt đẹp thuộc về hữu vi mà thôi (sắc thân cụ túc), chứ không thể đắc đạo quả vô thượng Bồ đề. Bởi đạo vô thượng Bồ đề là phải từ nhân vô lậu giới, định, tuệ mà ra.

Ngược lại, khi được trí giác vô thượng thì cũng thành tựu "Phước trí nghiêm thân". Và mặc dù phước trí nghiêm thân nhưng không rơi vào tham đắm phước trí, nên không rơi vào biên kiến: đoạn thường v.v... Bởi không rơi vào đoạn thường, nên gọi là "Bất thọ bất tham".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

Theo bài dich của : HT.T Trí Quang dịch
Cốt lõi kinh kim cương là đoạn này :
người ấy sẽ được
tuệ giác vô thượng.
Tại sao được :
Ngài có mắt Phật.
Trưởng lão Thiện hiện,
ông nghĩ thế nào,
cát trong sông Hằng
Như lai cũng nói
là cát phải không?
Phải, Ngài nói cát.
Ông nghĩ thế nào,
có bao nhiêu cát
trong một sông Hằng
thì có sông Hằng
bằng số cát ấy,
và những cõi Phật
bằng với số cát
những sông Hằng này
thì nhiều hay không?
Rất nhiều, bạch Ngài.
Trưởng lão Thiện hiện,
bao nhiêu tâm tưởng
tất cả chúng sinh
trong những cõi Phật
được nói như vậy,
Như lai biết hết.
Tại sao, trưởng lão,
Như lai nói rằng
bao tâm tưởng ấy
là phi tâm tưởng,
thế nên Như lai
nói là tâm tưởng:
Tâm tưởng quá khứ
không thể nhận được,
tâm tưởng hiện tại
không thể nhận được,
tâm tưởng vị lai
không thể nhận được.
Nên Phât khuyên :
Vì lý do ấy,
trưởng lão Thiện hiện,
Bồ tát thì phải
rời mọi ý tưởng
mà phát huy tâm
vô thượng bồ đề;
đừng ở nơi sắc
mà sinh tâm ra,
đừng ở nơi thanh,
hương, vị, xúc, pháp,
mà sinh tâm ra.
Hãy sinh cái tâm
không ở đâu cả.
Người tu hành , không phải như người tại gia lầ phấn đấu đạt kết quả, mục đich nào đó, Tu ma thật ra không tu sửa gỉ cả :
Trưởng lão Thiện hiện,
ông nghĩ thế nào,
nơi đức Nhiên đăng,
phải chăng Như lai
có một pháp gì
gọi là đạt được
vô thượng bồ đề?
Không, bạch Thế tôn;
theo chỗ con hiểu
ý nghĩa đã được
Thế tôn dạy cho,
thì khi Ngài ở
nơi đức Nhiên đăng,
không có pháp gì
gọi là đạt được
vô thượng bồ đề.
Đức Thế tôn dạy,
đúng vậy, Thiện hiện,
đúng là không có
pháp gì gọi là
Như lai đạt được
vô thượng bồ đề.
Nếu có pháp gì
gọi là Như lai
đạt được tuệ giác
vô thượng bồ đề,
thì đức Nhiên đăng
đã không ghi nhận,
rằng trong tương lai
ông thành Phật đà,
danh hiệu gọi là
Thích ca mâu ni;
Tặng diễn đàn bài thơ :

I
Hiền Lương ơi!
Lần thứ hai tôi đến
Bốn năm qua
Như trải mấy cuốc đời

Dương liễu vươn cao gió quạt
Bạch đàn bóng mát nôi quanh
Ruộng bờ Bắc sum vầy vào hợp tác
Xưa cỗi cằn nay đất nở mùa xanh

Ruộng tốt bên kia sông thành khoảng trống
Ngọn lúa đau, cuộc sống mặt điêu tàn
Bến vắng bơ phờ cây rũ bóng
Những con đò tắt lối sang ngang

Em bé mồ côi qua bên ni sông với mẹ
Nay vào lớp bốn phổ thông rồi
Quyển sổ nhỏ rành rành dòng chữ kẻ:
Đêm mồng hai Mỹ Diệm giết cha tôi

II
Nhà thơ ơi!
Lần thứ hai anh đến
Bốn năm qua
Như lúc gặp ban đầu

Tôi chảy ngày đêm không nghỉ
Hai bờ Nam Bắc nhìn đau
Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị
Tận chân trời mây núi có chia đâu

Cờ Tổ quốc gọi tâm hồn trong gió
Như mặt trời rực đỏ như lấp lánh sao vàng
Bên kia sông không ra vàng ra đỏ
Cờ ba que hoen ố cả không gian

Trong lòng tôi mảnh trăng trong một nửa
Như trước đây, một nửa mở gương
Nhà thơ ơi, mắt anh chan chứa
Như trước đây, tình xứ sở quê hương
(Nói chuyện với sông Hiền Lương-Tế hanh việt nam)
Câu kết bài thơ, không phải là sông , là chiến tuyến mà là :
Trong lòng tôi mảnh trăng trong một nửa
Như trước đây, một nửa mở gương
đấy chình là Tâm, quán chiếu chân tâm : Trong kinh cũng dậy
Trưởng lão Thiện hiện,
những người phát tâm
vô thượng bồ đề,
thì với các pháp
hãy biết như vậy,
hãy thấy như vậy,
tin tưởng, lĩnh hội
cũng là như vậy:
đừng nên trú ở
nơi ý tưởng pháp.
Trưởng lão Thiện hiện,
nói ý tưởng pháp
thì Như lai nói
phi ý tưởng pháp,
vì thế mới gọi
là ý tưởng pháp.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đề nghị ban Điều Hành xóa hay dời bài viết trên đến chỗ khác. Nhất là hai đoạn thơ có liên quan đến chánh trị...

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXVIII. BẤT THỌ BẤT KHAM
- Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ Tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí. Nhược phục hữu nhơn, tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ Tát thắng tiền Bồ Tát, sở đắc phước đức. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Dĩ chư Bồ Tát bất thọ phúc đức cố.

Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Vân hà Bồ Tát, bất thọ phúc đức?"

- Tu Bồ Ðề! Bồ Tát sở tác phúc đức, bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phúc đức.
  • Dịch nghĩa:

    KHÔNG THỌ KHÔNG THAM
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có Bồ tát
Đem đồ bảy báu
Đầy khắp thế giới
Như cát sông Hằng
Dùng để bố thí.
Với lại có người
Biết hết thảy pháp
Đều là vô ngã
Thành tựu pháp nhẫn
Thì Bồ tát này
Phước đức hơn hẳn
Vị Bồ tát kia
Vì sao như vậy?
Này thầy Thiện Hiện
Vì chư Bồ tát
Chẳng nhận phước đức.

  • Thiện Hiện bạch Phật:
    Bạch đức Thế Tôn
    Sao nói Bồ tát
    Chẳng nhận phước đức?
Này thầy Thiện Hiện
Các vị Bồ tát
Tu tạo phước đức
Chẳng nên tham trước
Cho nên nói rằng
Chẳng nhận phước đức.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  1. Nhất thiết pháp vô ngã: Hết thảy mọi pháp đều là vô ngã, tức không có cái ngã tồn tại độc lập, mà chỉ là hợp thể nên không có tự tánh, bởi không tự tánh nên không thể xác quyết là gì, cũng không thể phủ nhận không gì.
  2. Đắc thành ư nhẫn (Pháp nhẫn): Là thấu suốt lý vô sinh, nên cũng gọi là vô sinh pháp nhẫn.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Phật dạy rằng, muốn thành tựu đạo quả vô thượng Bồ đề thì phải thực hiện "Phước trí nghiêm thân", nghĩa là "Lý tướng cùng hợp". Nhưng sợ đại chúng bị kẹt vào tham đắm phước đức, nên đoạn này Phật dạy: "Hết thảy pháp vô ngã".

Thế nào là vô ngã? Vô ngã nghĩa là không có bản ngã tồn tại độc lập, mà là nương vào nhau mà hiển khởi theo nguyên lý: "cái này có mặt vì những cái kia có mặt". Vì vậy cho nên, mọi hiện tượng chỉ là hợp thể mang lý tính vô ngã nên không có tự tính; vì không có tự tính nên không cố định (vô thường). Vì vô ngã, vô thường nên nó đi từ dạng này sang dạng khác cho đến vô cùng.

Vô ngã là nhìn về mặt không gian, và vô thường là nhìn về mặt thời gian. Vạn pháp vô thường, vô ngã theo hai chiều tăng giảm và theo bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không trong dòng sinh diệt biến dị vô tận. Vì vậy cho nên không thể khẳng định là gì, cũng không thể phủ định không gì. Bởi rời khỏi hai phạm trừ: khẳng định và phủ định, nên tâm không kiến lập ngã, pháp. Do tâm không kiến lập ngã, pháp, nên thành tựu pháp nhẫn. Vì thành tựu pháp nhẫn, nên bố thí mà không thọ nhận phước đức. Bởi không thọ nhân phước đức nên không khởi lòng tham. Vì không khởi lòng tham chấp trước, nên tâm được tự tại vô ngại, mới khế hợp với tuệ giác thực tại.

Ngược lại, nếu Bồ tát đem đồ bảy báu đầy đủ khắp thế giới rộng lớn với số lượng như số cát sông Hằng ra để bố thí đi nữa, mà tâm không sống đúng với trí tuệ Bát nhã, thì không bao giờ thành tựu pháp nhẫn. Không thành tựu pháp nhẫn thì không thể ra khỏi luân hồi sanh tử khổ đau. Vì vậy cho nên, sở hành của Bồ tát là "Oai nghi tịch tịnh" vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXIX. UY NGHI TỊCH TĨNH
- Tu Bồ Ðề! Nhược hữu nhân ngôn: "Như Lai, nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc, vô sở khứ, cố danh Như Lai.
  • Dịch nghĩa:

    OAI NGHI TỊCH TỊNH
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có người nói
Như Lai có tướng
Đến, đi, nằm, ngồi
Thì chính người ấy
Chẳng hiểu được nghĩa
Mà ta giảng nói.
Vì sao chẳng hiểu?
Vì Như Lai là
Chẳng từ đâu đến
Cũng chẳng đi về đâu
Nên gọi Như Lai.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  • Đức Phật có đủ ba thân là: Hóa thân, Báo thân và Pháp thân. Ở đây đức Phật nói về Pháp thân Như Lai.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đoạn này đức Phật nói về pháp thân Như Lai. Một vị Phật thì có đủ ba thân là: Hóa thân, Báo thân và Pháp thân. Riêng pháp thân thì phi tướng, nên "không thể dùng lời nói để luận bàn, không thể dùng danh từ để diễn tả, không thể dùng tâm duyên để nhận chân".

Vì vậy cho nên, pháp thân Như Lai không có tướng đến, đi, nằm, ngồi. "Như Lai là không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu". Bởi Như Lai chính là nghĩa Như của các pháp (chư pháp như nghĩa).

Vả lại, Niết Bàn không có trụ xứ, nên đến được cảnh ấy gọi là đi thật chẳng có tướng đi. Thoát khỏi dòng sinh tử gọi là lại, thật chẳng có tướng lại. Vì những lẽ ấy, cho nên đức Phật không khởi vọng tâm trụ ở Niết Bàn, cũng không khởi vọng tâm giải trừ sinh tử, bởi cả hai tướng ấy đều là tướng sinh diệt. Hiểu được lẽ này nên Cổ đức cũng dạy:
  • "Khởi trừ phiền não càng thêm bệnh
    Thú hướng chơn như cũng là tà
    Hằng thuận chúng duyên vô quái ngại
    Niết bàn sinh tử thảy không hoa".
Và mặc dù Phật không khởi vọng tâm trị Niết bàn, không khởi vọng tâm giải trừ sinh tử, nhưng Phật luôn ở trong Niết bàn và cũng không rời sinh tử để hóa độ chúng sinh không mệt mỏi.

Như Lai chính là pháp thân vô tướng, nên phải nhận chân Như Lai ngang qua trí tuệ Bát nhã, mới thấu rõ "Như Lai không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi như Lai".

Hiểu được lẽ này, nên ngài Long Thọ nói: "Hư không vô sở hữu, không tướng mạo, không trụ xứ, nhưng bao hàm sum la vạn tượng trong ấy". Tổ Long Thọ dùng hình ảnh hư không để dụ cho chân tâm vô trụ, bởi vô trụ cho nên rỗng không, không tự ngã. Vì rỗng không, không tự ngã cho nên bao hàm. Vì bao hàm cho nên thời gian, không gian không thể khởi dụng. Vì thời gian, không gian không thể khởi dụng nên không tìm đâu ra khứ lai, nên gọi Như Lai.

Vì vậy cho nên, Như Lai chính là bản lai của tất cả pháp, cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian, không sinh, không diệt, không đoạn, không thường, không thật, không giả, nên gọi Niết bàn.

Niết bàn rỗng không không trụ xứ, nên không thể khởi vọng tâm kiến lập Niết bàn. Bởi không khởi tâm kiến lập Niết bàn, nên không gì trói buộc được, gọi là giải pháp. Như Lai chính là giải thoát giác ngộ, nên gọi đức Phật là Giác giả. Vả ở nơi tâm của chúng sinh gọi là Phật tính. Và Phật tính thì vô thủy vô chung, nên gọi là vô sinh. Những ai chứng được pháp này, gọi là đắc vô sinh pháp nhẫn, tức thể nhập với thật tướng Bát nhã Ba la mật đa của mình. Đó cũng chính là "Lý cùng tướng hợp".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXX. NHẤT HIỆP LÝ TƯỚNG
- Tu Bồ Ðề! Nhược thiên nam tử, thiện nữ nhân, dĩ tam thiên đại thiên thế giới, toái vi vi trần. Ư ý vân hà? Thị vi trần chúng, ninh vi đa phủ?

Tu Bồ Ðề ngôn: "Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thiệt hữu giả, Phật tức bất thuyết thị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng, tức phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng. Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới, tức phi thế giới, thị danh thế giới. Hà dĩ cố? Nhược thế giới thật hữu giả, tức thị nhất hiệp tướng. Như Lai thuyết nhất hiệp tướng, tức phi nhất hiệp tướng, thị danh nhất hiệp tướng".

- Tu Bồ Ðề! Nhất hiệp tướng giả, tức thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhân, tham trước kỳ sự.
  • Dịch nghĩa:

    LÝ CÙNG TƯỚNG HỢP
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có thiện nam
Cùng người tín nữ
Đem cả ba nghìn
Đại thiên thế giới
Nghiền nát thành bụi
Ý thầy nghĩ sao
Bụi ấy nhiều chăng?

  • Thầy Thiện Hiện thưa:
    Bạch Phật thật nhiều
    Vì sao bảo nhiều?
    Vì những bụi ấy
    Nếu có thật thể
    Thì Phật chẳng nói
    Là những hạt bụi.
    Tại sao như vậy?
    Vì Như Lai nói
    Những hạt bụi ấy
    Tức phi hạt bụi
    Mới là hạt bụi.

    Bạch đức Thế Tôn
    Như Lai nói rằng
    Thế giới ba nghìn
    Đại thiên rộng lớn
    Tức phi thế giới
    Mới là thế giới.
    Vì sao như vậy
    Vì nếu thế giới
    Mà có thật thể
    Thì đó chỉ là
    Một tướng giả hợp
    Như Lai nói rằng
    Một hợp tướng ấy
    Tức phi hợp tướng
    Mới là hợp tướng.
Này thầy Thiện Hiện
Một hợp tướng ấy
Thì không thể nói
(Thật là tướng gì)
Chỉ người phàm phu
Tham chấp việc ấy.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  1. Nhất hợp tướng: Một tướng giả hợp, từ tướng cực vị (quark: hạt căn bản điện tử), cho đên tướng thê giới (nghĩa là từ vi mô đến vĩ mô) đều là một tướng giả hợp, mang lý tính vô ngã, nên luôn luôn chuyển biến từ dạng này sang dạng khác cho đến vô cùng (vô thường).
  2. Nhất hợp lý tướng: Lý cùng tướng hợp nhất.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đến đoạn này đức Phật dạy hết thảy mọi pháp đều mang lý tính vô ngã. Từ lớn như đại thiên thế giới, cho đến nhỏ nhiệm nhất như cực vi trần, đều vô ngã. Bởi mang lý tính vô ngã, nên vạn hữu trong hiện tượng giới mới hình thành.

Ngược lại, nếu hạt bụi có thực thể (cái gì đó chính là cái gì đó), tức có cái ngã bất di bất dịch (hữu ngã), thì mọi hiện tượng vậy lý, tâm lý không thể tương lập, tương thành, tương sinh, tương hoại được. Vì vậy cho nên, trong vũ trụ này không có thứ gì từ cái một mà sinh ta tất cả(1), mà phải gồm nhiều yếu tố (duyên) mới tạo thành. Những thứ gì đã từ nhân duyên sinh, thì cũng bị nhân duyên diệt để chuyển hóa đến vô cùng. Lý tính vô ngã bao hàm vạn hữu, từ hiện tượng vậy lý cho đến hiện tượng tâm lý. Vô ngã là nhìn về mặt không gian của hiện tượng, và vô thường là nhìn về mặt thời gian của hiện tượng.

Hạt bụi không (vô ngã), nên tương thành hạt bụi. Thế giới không, nên tương thành thế giới. Vi mô không, nên ba nghìn đại thiên thế giới không. Bởi vi mô và vĩ mô đều là tướng hợp nhất với lý tính tương lập, tương thành, tương sinh, tương hoại. Nó mãi đi từ dạng này sang dạng khác, cho đến vô cùng bởi lý tính chủng tử sinh hiện hành, rồi hiện hành tạo thành chủng tử, tương tác sinh diệt lẫn nhau cho đến vô cùng.

Vì chuyển từ dạng này sang dạng khác, cho nên không thể khẳng định là gì, cũng không thể phủ định là không. Vì không thể khẳng định cũng không thể phủ định, nên cứu cánh nhị biên đều dứt tuyệt, gọi là
"Lý cùng tướng hợp, chủ bạn bất nhị" bởi "pháp giới thông hóa".

Vì những lẽ trên, nên đức Phật dạy "Phải xa lìa tự tâm hiện lượng"; bởi cái năng hiện của tự tâm là tri kiến, nên cái sở hiện của tự tâm là lập tri. Và chính vì "Tri kiến lập tri" nên tâm rơi vào chấp thủ: có không, đoạn thường, thật giả v.v... mà phải "chẳng sinh tri kiến" thì thật tướng Bát nhã mới hiện bày.

GHI CHÚ:

(1) Thượng đế.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXXI. TRI KIẾN BẤT SINH
- Tu Bồ Ðề! Nhược nhân ngôn: Phật thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Thị nhân giải ngã sở thuyết nghĩa phủ?

- Phất dã, Thế Tôn! Thị nhân bất giải Như Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, tức phi ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thị danh ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến.

- Tu Bồ Ðề! Phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả, ư nhất thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sinh pháp tướng. Tu Bồ Ðề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng.
  • Dịch nghĩa:

    CHẲNG SINH TRI KIẾN
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có người nói
Phật nói kiến lập
Ngã, nhân, chúng sinh
Kiến lập thọ giả.
Này thầy Thiện Hiện
Người ấy có hiểu
Nghĩa ta nói chăng?

  • Bạch Phật chẳng hiểu
    Người ấy chẳng hiểu
    Nghĩa Như Lai nói
    Vì sao chẳng hiểu?
    Vì Thế Tôn nói
    Ngã kiến, nhân kiến
    Với chúng inh kiến
    Và thọ giả kiến
    Tức phi kiến lập
    Ngã, nhân, chúng sinh
    Và kiến thọ giả
    Mới là thấy ngã,
    Thấy nhân, chúng sinh
    Và thấy thọ giả.
Này thầy Thiện Hiện
Phát tâm vô thượng
Chánh đẳng chánh giác
Đối với các pháp
Nên biết như vậy
Nên thấy như vậy
Tin hiểu như vậy
Chẳng sinh tướng pháp.

Này thầy Thiện Hiện
Những tướng pháp ấy
Như Lai bảo rằng
Tức phi tướng pháp
Mà tạm gọi là
Tướng pháp vậy thôi.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  1. Kiến: Sự suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi để hiểu rõ mà chọn lựa, khẳng định sự lý, kể cả ý nghĩa chính đáng và bất chính. Hạng người phàm phu, chưa bước lên thánh đạo, thì bất cứ toan tính mưu kế gì cũng đều là kiến cả. Có bốn loại kiến chấp: Ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến.
  2. Bất sinh pháp tướng: Không sinh tướng pháp, nghĩa là không kiến lập vọng thức lên các pháp.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đoạn này đức Phật dạy: "Nếu người nào nói rằng, Phật nói có ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến và thọ giả kiến, thì người ấy không hiểu nghĩa Như Lai nói".

Vì sao? Vì kiến lập về ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả là của hàng tiểu căn tiểu trí thuộc về nhị thừa, bởi tầm nhìn hạn hữu. Họ cho rằng tâm duyên vào một cái gì đó mới thành tri kiến, chứ không có loại tri kiến phi kiến, tức tâm vô sở trụ được. Phật bảo người nào nhìn như vậy tức bị "lập tri" trong lúc nhìn, nên bị vọng kiến choáng mất bản tâm thanh tịnh sáng suốt của mình, và bị sở tri đánh lừa nên không thể thấy được ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả (tức không thấy như thật).

Vì vậy cho nên, "Người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì đối với các nên thấy như thế, nên biết như thế, nên hiểu như thế". Nghĩa là thấy như thật thấy, biết như thật biết, hiểu như thật hiểu, đó là cách an trụ tâm; "không sinh tướng pháp" tức không khởi vọng tâm kiến lập bởi thấy, nghe, hay, biết (kiến văn giác tri), đó là cách hàng phục tâm. Hiểu được như vậy mới nhận ra "Ứng hóa phi chơn".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lược giải kinh Kim Cương

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXXII. ỨNG HÓA PHI CHÂN
- Tu Bồ Ðề! Nhược hữu nhân dĩ mãn vô lượng A tăng kỳ thế giới thất bảo trì dụng bố thí. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân phát Bồ đề tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị nhân diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ.

Vân hà vị nhân diễn thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Hà dĩ cố?
  • Nhứt thiết hữu vi pháp,
    Như mộng, huyễn, bào ảnh.
    Như lộ, diệc như điển,
    Ưng tác như thị quán.
Phật thuyết thị kinh dĩ, Trưởng lão Tu Bồ Ðề cập chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, nhất thiết thế gian: Thiên, Nhân, A Tu La... văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành.
  • Dịch nghĩa:

    ỨNG HÓA PHI CHƠN
Này thầy Thiện Hiện
Nếu có người đem
Những đồ bảy báu
Đầy khắp vô lượng
Vô số thế giới
Dùng để bố thí,
Và có thiện nam
Cùng người tín nữ
Phát tâm vô thượng
Chánh đẳng chánh giác
Ở nơi kinh này
Thọ trì đọc tụng
Nhẫn đến chỉ một
Bài kệ bốn câu
Rồi nói cho người
Thì phước người này
Hơn hẳn người trước.

Vậy phải làm sao
Thuyết giảng cho người
Chẳng chấp thủ tướng
Như như bất động
Vì sao như vậy?

  • Hết thảy pháp hữu vi
    Như mộng, huyễn, bọt, bóng
    Như sương mù, điện chớp
    Hãy nên quán như vậy
    .
Phật dạy kinh xong
Trưởng lão Thiện Hiện
Cùng chư Tỳ kheo
Chư Tỳ kheo Ni
Nam, nữ cư sĩ
Hết thảy thế gian
Từ hàng chư Thiên
Hàng A tu la
Và cả nhân loại
Nghe lời Phật dạy
Đều rất hoan hỷ
Tín nhận hành trì.

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
  • Bất thủ ư tướng: Không chấp thủ nơi tướng, tức tướng của biến kế sở chấp, của vọng thức.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
Đoạn cuối này đức Phật xác quyết lại một lần nữa rằng: "Công đức thọ trì Kim Cương Bát nhã Ba la mật đa là hơn tất cả". Vì bố thí thuộc pháp hữu vi (vật chất) chỉ giúp người qua khỏi đói nghèp trong hiện kiếp mà thôi, không thể giải trừ động cơ dẫn đến sầu bi khổ ưu não, không thể chấm dứt được chuỗi dài sinh tử luân hồi để giải thoát giác ngộ.

Vả lại, muốn giải thoát giác ngộ thì phải thọ trì kinh này, nhẫn đến chỉ thọ trì bài kệ bốn câu tức xả ly tứ cú, rồi giảng thuyết cho người (tự tha lưỡng lợi) thì phước đức này vượt thắng tất cả. Vì thọ trì kinh Kim Cương tức sống đúng với bản giác sẵn có của mình, nên dòng diệt sinh mới đoạn tận.

Còn:
  • Hết thảy pháp hữu vi
    Như mộng, huyễn, bọt, bóng
    Như sương mù, điện chớp
    Hãy nên quán như vậy
    .
Đức Phật dạy xong, trưởng lão Thiện Hiện cùng với quý thầy Tỳ kheo, quý Thỳ kheo Ni, nam nữ cư sĩ, hết thảy thế gian, từ hàng chư thiên, hàng a tu la và cả nhân loại nghe Phật nói pháp đều rất hoan hỷ, tin nhận hành trì.

Lược giải kinh Kim Cương hết.

Thành kính đốt nén hương lòng đảnh lễ Pháp Bảo cùng chư Phật thường trụ khắp mười phương.
Thành kính niệm ân giáo dưỡng của Hòa thượng bổn sư, Hòa thượng y chỉ, chư vị giáo thọ, chư thiện tri thức.
Nguyện hồi hướng công đức dịch giải pháp bảo này cũng khắp pháp giới chúng sinh đều được lợi lạc.


Chùa Phước Viên
Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
19 giờ 50 phút
Ngày 29 tháng 03 năm Kỷ Mão
(14-05-1999)
Tỳ kheo Thích Minh Điền
    • Bát Nhã diễn tâm kinh
      Tổng nhiếp mọi chúng sinh
      Về Niết Bàn vô trụ
      Giải thoát chúng hữu tình
      .


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Thấy bóng cây kơ-nia.
Bài viết: 20
Ngày: 03/09/12 23:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: viet nam

Re: kinh Kim Cương và Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thấy bóng cây kơ-nia. »

34. Một Nụ Cười Trong Ðời
Suốt đời Mokugen, chưa ai thấy ngài cười cho đến khi sắp chết. Vào ngày cuối ngài bảo với các đệ tử trung thành: "Các con học với ta hơn mười năm nay. Giờ hãy cho ta thấy lối liu ngộ thiền của các con như thế nào. Ai biểu lộ rõ nhất sẽ được truyền y bát và kế tục ta."
Mọi người đều chăm chú vào gương mặt nghiêm trọng của Mokugen mà không ai trả lời.
Encho, một đệ tử theo thầy đã lâu, bước đến cạnh giường. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân. Ðó là câu trả lời của ông khi được hỏi đến.
Nét mặt thầy càng thêm nghiêm trọng. "Con chỉ hiểu có vậy thôi ư?" Mokugen hỏi.
Encho lại đưa tay ra kéo lui chén thuốc.
Một nụ cười thật tươi lộ trên mặt Mokugen. "Thằng nhải," ngài nói với Encho. "Con đã theo ta mười năm mà chưa hề thấy toàn thân của ta. Hãy cầm lấy y bát. Chúng thuộc về con."
Kinh Kim Cương
Trưởng lão Thiện hiện
trong thì vị lai,
nếu có thiện nam
hay thiện nữ nào,
đối với pháp thoại
Bát nhã như vầy,
tiếp nhận ghi nhớ,
đọc xét văn nghĩa,
tụng được thuộc lòng,
nói cho người khác,
thì thế là được
Như lai sử dụng
tuệ giác Như lai
mà biết rất rõ,
và thấy rất rõ,
rằng người như vậy
ai cũng đạt được
vô lượng công đức.

Giải thích : Chen nuoc la : Phap. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân- kéo lui chén thuốc. nhu doan kinh :
Trưởng lão Thiện hiện
trong thì vị lai,
nếu có thiện nam
hay thiện nữ nào,
đối với pháp thoại
Bát nhã như vầy,
tiếp nhận ghi nhớ,
đọc xét văn nghĩa,
tụng được thuộc lòng,
nói cho người khác,
thì thế là được
Phap dung lam huong dan, sau do thi khong can thiet. Nhu ngon tay chi mat trang. Tiep la cau : “ chưa hề thấy toàn thân của ta.” Boi vi :
Như lai sử dụng
tuệ giác Như lai
mà biết rất rõ,
và thấy rất rõ,



82. Không Có Gì Hiện Hữu
Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ.
Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.
Muốn vội tõ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh
chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."
Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc
đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.
"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"
Kinh Kim Cương

Trưởng lão Thiện hiện,
Như lai nhớ lại
quá khứ vô số
thời kỳ vô số,
trước khi Như lai
gặp đức Nhiên đăng,
thì đã gặp được
tám trăm bốn ngàn
vạn ức trăm triệu
chư Phật như lai,
đối với Ngài nào
Như lai cũng đồng
thừa sự hiến cúng
chứ không bỏ qua.
Nhưng nếu có ai,
ở trong thời kỳ
cuối cùng sau này,
mà có năng lực
học hỏi, ghi nhớ,
nghiên cứu, tụng thuộc
bản kinh Kim cương
bát nhã này đây,
thì bao công đức
người ấy đạt được,
công đức Như lai
phụng sự chư Phật
không bằng phần trăm,
phần ngàn vạn ức,
đến nỗi toán pháp
và ví dụ nữa,
Giai thich : "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh
chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận." . Noi nhu the la khong hieu Bat nha ba la mat . Vì không mà vẫn có : Kim cương. “Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc
đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.
"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"
Thế nên có câu :
mà có năng lực
học hỏi, ghi nhớ,
nghiên cứu, tụng thuộc
bản kinh Kim cương
bát nhã này đây,
thì bao công đức
người ấy đạt được,
công đức Như lai
phụng sự chư Phật
không bằng phần trăm,
phần ngàn vạn ức,
đến nỗi toán pháp
và ví dụ nữa,


MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU
CHUYỆN THIỀN
Trần Trúc Lâm dịch
Kinh Kim Cương
HT. Thích Trí Quang


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách