Lăng Già luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dựng lập pháp tức là chấp có, phỉ báng việc đó tức là chấp không.
Bồ tát lìa cả hai bên chấp có và chấp không thì chóng được đạo vô thượng chánh giác.

Các pháp do tâm vọng tưởng, chấp có đã sai. Nay dựa vào có để chấp không cũng thành sai. Vì cả hai kiến chấp có và không đều là vọng tưởng, đều ngoài tâm mà chấp.
Nhãn căn nói riêng thì
Bởi vì tâm khởi ra năng kiến và sở kiến.
Năng kiến là cái thấy
Sở kiến là cái bị thấy
Thì sở kiến lại gồm có : sắc chất và hư không
cho nên hư không cũng chỉ là cái bị thấy, nên cùng loại với sắc
Cả hai đều không có thật (chỉ do tâm tạo ra mà thôi).
Cho nên nói rằng "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc"

Muôn pháp như mộng, một phen mê sanh ra. Trong mộng, chúng sanh và thế giới chẳng phải chỗ biết của tâm

Tự tâm hiện lượng vốn không tướng mà dựng lập tướng, vốn không kiến mà dựng lập kiến, vốn không nhơn mà dựng lập nhơn, vốn không tánh mà dựng lập tánh. Đây đều do không biết tự tâm hiện lượng, cho nên chỗ dựng lập đều không có nghĩa thật. Bởi không có nghĩa thật bèn sanh phỉ báng thì không khác với dựng lập. Hai lối chấp này đối với tự tâm hiện lượng cách nhau quá xa

(tự tâm hiện lượng như là thể của tâm)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Các pháp đều do tự tâm khởi vọng, hiện ra. Do đó chúng không có tự tánh, không có tướng riêng, không có nhơn, không tự thấy.
Nhưng nếu lại chấp rằng chúng là không có thật (tức chấp không) thì lại rơi vào đoạn kiến. Cả hai thứ chấp có, chấp không đều cách xa tự tâm hiện lượng


Ấm - giới - nhập đều do tự tâm hiện ra, chẳng có tự tướng, cộng tướng mà khởi chấp trước cho rằng cái này giống, cái này khác v.v… Như vậy là từ chẳng có tướng (không tướng) mà dựng lập làm có tướng.

Từ việc chấp tướng, mà chấp có ngã, nhơn, có chúng sanh, có thọ giả , tức là có sự phân biệt, gọi là kiến chấp.

Ban đầu do bất giác mê tàng làm thức nên có nghiệp tướng, chuyển tướng, đều là việc trong mê, thực chẳng có nhơn sanh.

Hư không và Niết Bàn chẳng phải tánh làm ra, mà chấp tánh làm ra. Gọi là chẳng có tánh mà dựng lập.
Hư không và Niết bàn chẳng phải tánh làm ra tức là lìa “có”, Không do đối đãi với có tức là lìa “không”

Các pháp như sừng thỏ, như tóc rủ, đều không thật


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có năm pháp là : danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như
Ba tự tánh là vọng tưởng, duyên khởi, viên thành.
Hai vô ngã là : nhơn vô ngã, pháp vô ngã.

Bồ tát phải khéo biết tướng tâm-ý-ý thức năm pháp, ba tự tánh, hai vô ngã. Vì khéo biết tướng này nên hay trụ tự tâm hiện lượng, tiến đến chỗ cứu cánh.
Nghĩa là cứu cánh hiện lượng chẳng bị kiến chấp phàm thánh làm hạn lượng, mới có thể tùy thời xuất hiện tự tại vô ngại. Nhiên hậu vì an chúng sanh, thị hiện các thứ hình loại như huyễn, hiện các thứ cõi nước như huyễn, được các thứ tam muội như huyễn, sanh trên các cung trời như huyễn, hiện các thứ thân Phật như huyễn, họp các thứ Bồ tát, Thanh văn như huyễn, nói các thứ pháp như huyễn, độ các thứ chúng sanh như huyễn, đều do tự tâm hiện lượng, xa lìa kiến chấp có-không v.v… tiến đến cứu cánh

Tự tâm hiện lượng này ở trong vị mê, y nơi duyên khởi mà khởi các vọng tưởng, nhưng cũng vẫn lìa các thứ : có - không, các pháp vọng tưởng v.v… chỉ do bất giác, không thể chứng biết.
Bồ tát quán các pháp thế gian đều hư vọng, không thực, chỉ do tự tâm hiện ra. Bồ tát quán nơi đây liền hay ở bên trong phát lực thông thành tựu tự tại. Đây vẫn là đạt tự tánh vọng tưởng, y nơi duyên khởi, trong khoảng sát na, thức, trí chuyển biến, thể đồng mà dụng khác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát Đại Huệ thỉnh Phật nói về các tướng : Không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Vì khi giác ngộ các pháp này rồi thì sẽ lìa được vọng tưởng có -không , chóng chứng được chánh giác.
Phật dạy :

- Pháp không : tức là vọng tưởng do tự tánh hiện ra. Từ nơi tự tánh vọng tưởng mà chỉ ra pháp chơn không. Tức là tự tánh. Chơn không chẳng phải không nên nói là không không. Đây là chỗ chứng đắc, không thể giải bày.
- Tướng không: Tất cả các pháp đều do tự tánh vọng tưởng ra, rồi do phân biệt nên thành ra có tự tướng, cộng tướng. Nếu không phân biệt thì chẳng thấy tướng tự, tha. Tức là tướng mà không tướng.
- Tất cả pháp đều do vọng chấp mà thấy có hay không, chẳng phải nó tự có, nên nói các pháp không tự tánh.
- Do hiện hạnh mà tạo nghiệp (chủng tử). Nếu ngã không thì ai tạo nghiệp, do đó lìa ngã và ngã sở thì hành ấm không.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Nếu ấm, hành, xứ đều không tức là tự tánh không, tức Niết bàn. Do nơi tự tánh không mà khởi các hành ấm. Cả hai đều không nên nói không hành cũng không. Hay vô hành không.
- Tự tánh vọng tưởng không có ngôn thuyết nên tất cả pháp ( tức tự tánh vọng tưởng) lìa ngôn thuyết
- Người được tự giác thánh trí thì tất cả lỗi tập khí kiến chấp đều không, ấy gọi là “Nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không”.
- Nơi kia không có việc ở đây, nới đây không có việc ở kia gọi là bỉ bỉ không cũng vậy, ngoại đạo không có cái không như ở đạo Phật, cái không ở đạo Phật không như cái không của ngoại đạo, gọi là bỉ bỉ không


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tướng vô sanh : Các pháp tướng vô sanh, vì sao ?
- Vì tâm vốn vô sanh
- Vì nhơn duyên hội ngộ mà thành nên dường như có sanh, mà thực vô sanh

Không hai tướng :
Các pháp do đối đãi mà có. Nếu không có trắng thì chẳng có đen. Nếu không có mê làm sao có ngộ, Nếu không sanh tử làm sao có Niết bàn. Cho nên các pháp không hai tướng, chi do vọng hay không vọng mà thôi.

Lìa tướng tự tánh:
Các pháp đều biến đổi, tức vô thường, tức không có tướng riêng, hay không có tự tánh, nên gọi là lìa tướng tự tánh.
Nhân duyên hòa hợp sanh nên nói vô ngã, cũng nói vô sanh.
Sát na chẳng dừng nên không thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Pháp không là tự tánh vọng tưởng, vượt ngoài đoạn - thường, ở trong sinh tử như mộng huyễn, mà mộng huyễn thì không có hoại cùng chẳng hoại. Tự tánh chơn không giống như hư không, Niết bàn, diệt tận định là ba thứ vô vi, lìa có không, chảng mắc các lỗi lầm.

Tất cả kinh Phật đều nói pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Nếu chứng biết tự tánh vọng tưởng liền lìa chấp trước, ngay nơi đó lặng lẽ.

Pháp đệ nhất nghĩa không thể chỉ thẳng nên phải nói không hai, không, vô sanh. Cho nên học kinh Phật phải y nơi nghĩa chứ y nơi ngôn thuyết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngoại đạo chấp có đại ngã thường còn, lìa ngoài vi trần, khắp giáp, chẳng diệt. Và chấp có thần ngã ở trong thân ngũ uẩn.

Tánh Như Lai tàng là chỉ cho “Thể thường trụ bất biến”. Thể không có chơn vọng, mà có giác, mê.
Mê thì tâm phân biệt sanh ra không phải chơn trí.
Tâm phân biệt diệt mà chẳng phải là chơn tịch.
Mê trí cho là sanh, mê tịch cho là diệt, thảy đều do phân biệt cho nên vô thường. Nếu giác thì phân biệt liền dứt, thấy xưa không sanh thì nay cũng không diệt. Chỗ không sanh diệt bản tánh thường trụ.
Phật vì muốn trừ cái tâm phân biệt nên nói “Vô ngã”
Vì dẹp “Vô ngã” nên nói chơn ngã. Chơn ngã chẳng đồng với tâm phân biệt ở trong ngũ uẩn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chơn ngã vốn vô ngã. Nói như vậy có vẻ nghịch lý, vậy phải hiểu thế nào ?
Chơn ngã là bổn tánh thanh tịnh, vô tướng. Chỉ là bình đẳng với tất cả các pháp nên gọi là vô ngã

Ngoại đạo cho thức là ngã, không biết đến Như Lai tàng. Ví như có những người đi chơi thuyền trong hồ, vô ý làm rơi hạt châu như ý xuống đáy nước. Những người trên thuyền nhảy xuống mò hạt châu, làm cho nước đục. Họ nhặt được hòn sỏi, hòn đá, lầm tưởng hạt châu, đem lên mới biết là không phải. Có người có trí, đợi nước lóng trong, dùng phương tiện nhẹ nhàng, châm rãi lặn xuống lấy được hạt châu.

Cũng thế, những người học đạo, tưởng các pháp vô thường, vô ngã là chơn pháp, không biết rằng Như Lai dùng phương tiện, nói vô thường vô ngã để phá cái chấp ngã kiến chẳng thật do nơi thức lập thành.
Như Lai nói pháp tu tưởng ngã, tưởng thường, tưởng lạc, tưởng tịnh để phát minh chơn ngã.

Thế mới biết Như Lai nói vô ngã, ý ở chỗ chơn ngã, chỉ vì đối trị phàm phu ngoại đạo. Cho nên chỗ lầm của nhị thừa là chỗ sợ của phàm phu (sợ trống không). Đâu biết lìa vọng chính là vì hiển chơn. Cảnh giới vô sở hữu (vô ngã) và môn Như Lai tàng này chẳng đồng với ngoại đạo cho thức là ngã, chấp tướng tác giả. (chấp có người tạo ra)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật dạy : Bồ tát thành tựu bốn pháp được tu hành đại phương tiện :

1) Biết rằng tam giới đều do tự tâm hiện, chẳng bởi duyên khác, gọi là “Khéo phân biệt tự tâm hiện
2) Biết rằng tất cả các pháp bên ngoài đều không có tánh, đều như mộng huyễn. Gọi là quán ngoại tánh phi tánh
3) Biết rằng các pháp đều do tự tâm hiện thì các thứ (niệm, thức, phân biệt v.v…) chẳng khởi. Đối với các pháp sở tri không khởi nhiếp thọ. Gọi là lìa kiến chấp sanh, trụ, diệt.
4) Biết tam giới duy thức, các pháp không tự tánh, thì các thức chẳng sanh. Thức chẳng sanh thì tự giác thánh trí, như mặt trời trong không, tự nhiên sáng tỏ.

Ngoại đạo không biết hết thảy do thức hiện, cho là có tác giả tạo tác, nên vẫn còn mê.
Nhị thừa tuy biết không có nhơn khác, nhưng bị cái biết sáng suốt đó làm chướng ngại nên chưa viên mãn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là “Khéo phân biệt tự tâm hiện”
Là Quán tam giới đều do tự tâm bất giác vọng sanh. Trong đó không có người nhiếp thọ và pháp bị nhiếp thọ. Thế nên tuy tạo tác mà không có sở tác. Tuy hiện đi lại mà không có đi lại.

Hiện tại là căn thân thọ dụng những nhu cầu trong thế giới, rồi khởi các thứ vọng tưởng . Tâm cảnh nhập nhau hòa hợp mà hiện, nên nói là “Tự tâm hiện”.

Nếu hay quan sát cái sở hiện của tự tâm thì biết tất cả sắc, hành (nghiệp), danh tướng trong tam giới, tự thân thọ dụng tất cả vọng tưởng đều do mê Như Lai tàng tánh từ vô thủy làm chủng thức , vọng sanh. Tâm cảnh bị hiện đều không thể được, không chủ, không chỗ nương, liền đó chóng liễu ngộ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xét các pháp không thể tự sanh, không từ cái khác sanh (chỉ do nhân duyên hòa hợp), cũng không có tánh chung. Nên nói các pháp vô sanh
Các pháp đều do tự tâm bất giác vọng sanh, thật không có tự tánh nên nói “Thấy ngoại tánh phi tánh”.
Sự vật hiện tiền thảy như mộng huyễn, chỉ rõ bất giác liền trụ duy tâm, được vô sanh pháp nhẫn. Được vô sanh pháp nhẫn rồi, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, gọi là Đại Bồ tát khéo phân biệt lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt Thế nên nói “Vô sanh pháp nhẫn khéo lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt”.

Biết pháp trong tam giới duy nội thức biến, không có tánh tự sanh. Thức nhơn mê mà có, giác được mê thì mê diệt, bản tâm hiện tiền. Đây là tâm, ý, thức , năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã ngay đó liền lìa.

GHI GHÚ :
Tâm : Alaya thức
Ý: còn gọi ý căn, tức Mạt na thức
Thức : tức ý thức.
Năm pháp: (sắc, thanh, hương, vị, xúc)
Ba tự tánh : vọng tưởng, duyên khởi, viên thành
Hai tướng vô ngã : nhơn vô ngã, pháp vô ngã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.84 khách