Trang 18 trên 19

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 11:55
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
hlich đã viết:tangbong

mình hiểu "tánh không" là "nhân duyên",

sắc tức thị không: sắc sinh diệt theo nhân duyên
không tức thị sắc: nhân duyên chẳng phải là nguồn nào khác sinh ra sắc mà chính là ở sự thành tựu hay hoại diệt của sắc

:)
Nếu nếu nghĩ về nhân duyên thì Bát Nhã không gọi là "TÂM KINH". "Kinh Tâm Rộng lớn". Tánh không ở đây chỉ đề cập duy nhất bản thể củâ tâm... Không bàn gì về nhân duyên nếu bàn về nhân duyên...

Đã trực tiếp phủ nhận điều này:

"Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc."

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 12:42
gửi bởi hlich
tangbong

vì "nhân duyên" cũng chỉ là một kết luận do nhân duyên (tức là tánh không cũng không cả chính nó) nên sinh diệt chỉ là tương đối, bất (tuyệt đối) sinh bất (tuyệt đối) diệt

tâm kinh là kinh ngắn nhất nên tâm cũng có thể có nghĩa cốt lõi; nếu đ/h đọc kinh bát nhã và thấy có cụm từ nào chỉ đến một "cái tâm rộng lớn" thì trích ra để cùng học hỏi; hệ kinh bát nhã nhấn mạnh tính bất khả đắc của tất cả mọi thứ, cụm từ "cái tâm rộng lớn" e làm hành giả nhọc công cố gắng thể nhập vào "cái tâm rộng lớn" đó?

:)

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 13:24
gửi bởi hlich
tangbong

trong Trung luận, chương XXIV, ngài Long Thọ có nói mấy câu này,

18- Các pháp do nhân duyên sinh ra, nên ta nói là không, là giả danh và cũng là Trung đạo.

19- Chưa từng thấy pháp nào không được sinh ra từ nhân duyên, thế nên tất cả pháp trên đời đều không cái gì chẳng là không.


theo huyền thoại thì ngài Long Thọ có liên quan mật thiết với Tâm kinh cho nên mình trích Trung luận

:)

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 16:42
gửi bởi binh
hlich đã viết:tangbong

trong Trung luận, chương XXIV, ngài Long Thọ có nói mấy câu này,

18- Các pháp do nhân duyên sinh ra, nên ta nói là không, là giả danh và cũng là Trung đạo.

19- Chưa từng thấy pháp nào không được sinh ra từ nhân duyên, thế nên tất cả pháp trên đời đều không cái gì chẳng là không.


theo huyền thoại thì ngài Long Thọ có liên quan mật thiết với Tâm kinh cho nên mình trích Trung luận

:)
Trung Quán luận do Bồ tát Long Thọ viết, dựa vào trình độ của chúng sinh (còn trong nhị nguyên) mà viết, nên ngài phải dùng phương tiện là thuyết nhơn duyên để chỉ ra rằng mọi pháp không thật có, chỉ do duyên hợp.
Nhưing thuyết nhơn duyên cũng phải dựa vào những cái đã có để tạo ra cái khác. Suy cho cùng thì nguồn gốc của các pháp đều do tứ đại "đất, nước, gió, lửa" tạo ra. Nhưng tứ đại từ đâu ra ?
Tứ đại từ tâm ra, từ tánh không mà ra.
Tánh không này nói không thể tới, chỉ trong Thiền tông mới đề cập đến.
Muốn biết rõ tánh không thì phải nghiên cứu Thiền.

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 16:56
gửi bởi kimcang
Trong Trung Luận Ngài Long Thọ phá luôn cả cái Chấp Thật Có Nhân Duyên trong Phẩm Quán Nhân Duyên.

Tuy là nói các Pháp Do Duyên Sanh nhưng Ngài nói rất rõ ràng là

Trích Phẩm Quán Nhân Duyên.

Và nếu, Quả được sanh ra từ Duyên, nhưng Duyên ấy vốn không có tự tánh, như thế thì, được sanh ra từ cái không có tự tánh vậy thì làm thế nào có thể được sanh ra từ Duyên?

Quả đã không được sanh ra từ Duyên mà cũng chẳng phải được sanh ra từ Phi Duyên, vì thế, Quả không có, nên, Duyên và Phi Duyên cũng không.
Cứu Cánh của Trung Luận là phá tất cả mọi chấp trước.

Trung Luận là y theo Kinh Đại Bát Nhã mà lập ra Kinh Đại Bát Nhã nói 18 Không đó là


1. Nội Không
2. Ngoại Không
3. Nội Ngoại Không
4. Không Không
5. Đại Không
6. Đệ Nhứt Nghĩa Không
7. Hữu Vi Không
8. Vô Vi Không
9. Tất Cánh Không
10. Vô Thỉ Không
11. Tán Không
12. Tánh Không
13. Tự Tướng Không
14. Chư Pháp Không
15. Bất Khả Đắc Không
16. Vô Pháp Không
17. Hữu Pháp Không
18. Vô Pháp Hữu Pháp Không


Thì đã bao gồm Nhân Duyên.

Thế Gian Chấp Thật Có Sanh Thật Có Diệt cho nên Phật nói các pháp từ Nhân Duyên Sanh Diệt nhưng đến Cứu Cánh thì Nhân Duyên Không Có Tự Tánh Không Thật Có cho nên các pháp cũng là Không Thật Sanh Không Thật Diệt đây là để rốt ráo nói Lý Vô Sanh.

Ngài Long Thọ trong Thập Nhị Môn Luận cũng giảng rất rõ ràng về sự phá Chấp Thật Có Nhân Duyên.

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 17:16
gửi bởi hlich
tangbong
Ngài Long Thọ trong Thập Nhị Môn Luận cũng giảng rất rõ ràng về sự phá Chấp Thật Có Nhân Duyên.
tức là tánh không cũng không cả chính nó

:)

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 17:37
gửi bởi hlich
tangbong
sự phá Chấp Thật Có Nhân Duyên
đức Phật đã dạy chúng ta "pháp thượng ưng xả", cho nên mặc dù lý duyên khởi giúp chúng ta đến bờ kia, chúng ta cũng đừng vác nó khi đã đến bờ kia

có điều khi chúng ta chưa đến bờ kia thì nhớ đừng quên duyên khởi nhé

:)

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 18:36
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Nếu thật sự mọi người đều hiểu Câu "Trực Chỉ chơn tâm" củâ Tổ thì sẽ hiểu được việc tại sao bỏ gánh nặng duyên khởi xuống! tangbong

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 18:38
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
hlich đã viết:tangbong
Ngài Long Thọ trong Thập Nhị Môn Luận cũng giảng rất rõ ràng về sự phá Chấp Thật Có Nhân Duyên.
tức là tánh không cũng không cả chính nó

:)
Nhưng Tức là chính nó...

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 18:39
gửi bởi thanhtam
hlich đã viết:tangbong

mình hiểu "tánh không" là "nhân duyên",

sắc tức thị không: sắc sinh diệt theo nhân duyên
không tức thị sắc: nhân duyên chẳng phải là nguồn nào khác sinh ra sắc mà chính là ở sự thành tựu hay hoại diệt của sắc

:)
Lý nhân duyên thuộc pháp Duyên giác thừa , Bát nhã thuộc pháp Bồ tát thừa do vậy khi dùng Lý nhân duyên để giải thích Bát nhã rất dễ gây rối cho người đọc

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 18:54
gửi bởi kimcang
tangbong
Ngài Long Thọ trong Thập Nhị Môn Luận cũng giảng rất rõ ràng về sự phá Chấp Thật Có Nhân Duyên.
tức là tánh không cũng không cả chính nó:)
Trong Kinh Bát Nhã nói Không Tự Tánh Cũng Không Tự Tánh.

Chấp Có Cái Không Tự Tánh cũng là Chấp.

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Đã gửi: 11/06/12 19:20
gửi bởi hlich
tangbong
Lý nhân duyên thuộc pháp Duyên giác thừa , Bát nhã thuộc pháp Bồ tát thừa do vậy khi dùng Lý nhân duyên để giải thích Bát nhã rất dễ gây rối cho người đọc
đ/h đọc phần mình trích Trung luận của bồ tát Long Thọ chưa? ngài Long Thọ gây rắc rối sao?

:)