Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH DN dẫn lời Lục Tổ mà DH DN có tu theo Lục Tổ dạy hay không?

Kinh Pháp Bảo Đàn Phẩm Tọa Thiền nói:
Tổ dạy chúng:

Pháp môn Tọa thiền này vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp nơi tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không có chỗ chấp vậy. Nếu nói chấp tịnh, tánh người vốn là tịnh, bởi vì vọng niệm che đậy Chân như, chỉ không có vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh trở lại sanh ra cái tịnh vọng.

Vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng; tịnh không hình tướng trở lại lập tướng tịnh, nói là công phu, người khởi kiến giải này là chướng tự Bản tánh trở lại bị tịnh trói.


Này Thiện tri thức, nếu người tu hạnh bất động, chỉ khi thấy tất cả người, không thấy việc phải quấy, tốt xấu, lỗi lầm của người tức là Tự tánh bất động.


Này Thiện tri thức, người mê thân tuy bất động, mở miệng liền nói việc phải quấy, hay dở, tốt xấu của người là cùng đạo đã trái nhau, chấp tâm, chấp tịnh tức là chướng đạo.

Tổ dạy chúng:

Này Thiện tri thức, sao gọi là Tọa thiền?

Trong pháp môn này không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy Tự tánh chẳng động gọi là thiền.
DH DN có thực hành như Lục Tổ dạy hay chưa nếu chưa thì chỉ là Hý Luận.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết:
Đồng Nát đã viết:"chỉ cần tu thập thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh ! Nếu chẳng dứt thập ác tâm, Phật nào mà đến rước ?"
Quý vị có hiểu câu nói này của ai không???
Đúng, tu thập thiện chỉ cầu quả vị ở các cõi Trời, chứ họ đâu "thèm" về cõi Cực Lạc, nên Phật đâu có đến rước.
Thập Thiện mà Tổ nói không phải là 10 điều thiện cho người tu cõi trời đâu!
ĐH ĐN dẫn chứng mà không hiểu, rồi Battinh cũng không hiểu. Nên hiểu lầm.

Mà nghĩa là:

Thập ác là 10 căn bản phiềnn ão: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Tu Thập Thiện là sạch 10 căn bản phiền não đó.

Chứ không phải 10 điều thiện cho tu cõi trời như:

1. Thân không: sát đạo dâm
2. Miệng không: nói dối, nói ác, nói thêu dệt, nói đôi chiều
3. Ý không: tham sân si


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:
Có phải hiện nay trong các chùa tu hành Tịnh Độ Tông đều có khóa hành thiền kết hợp không? Chỉ cần trả lời:
Buổi sáng khi các chùa (phần đông) đều có ngồi tĩnh tọa 30 phút, sau đó mới tụng Lăng Nghiêm Thập Chú buổi sáng.

Xong, đó không phải là Tham Thiền (Tổ Sư Thiền). Đó chỉ là giáo môn thiền như quán hơi thở thôi.

Nhiều người lầm nhận cho "Ngồi Thiền" "Tham Thiền". Thật là sai lầm lớn.

Pháp Tham Thiền nầy chỉ có người có căn duyên thì mới nhận ra chịu tin nhận tu hành. Người không có căn duyên thì không có phần.

Thời nay cách chư Hiền Thánh đã xa, căn cơ thấp kém, phần đông không còn ai hiểu biết và nhận ra các Tham Thiền nầy. Nên không nhiều người Tham Thiền nầy, không ai hiểu biết nên không ai truyền bá pháp môn nầy, dẫu truyền, nhưng tìm một người có thể lãnh được cũng rất khó, Thầy tôi nói, ngài dạy học tăng 30 năm, mỗi khóa 150 người chỉ được vài người có thể kham lãnh hội được mà tu hành, và từ khi định cư sang Mỹ tới nay cũng chưa tìm được người, chỉ có tôi tự tìm đến tham học và nhận lãnh được. Vả lại người tham thiền nầy phần nhiều là chuyên tu, ai nhận được thì miên mật chuyên tu thôi, nên ít phổ biến. Ngay cả thầy tôi, khi có ai mời giảng pháp cũng không giảng pháp nầy. Chỉ khi nào có ai tìm đến hỏi mới chỉ dạy. Chính tôi lúc đầu gặp thầy cũng nghe giảng pháp, sau khi giảng xong, thầy vào thất, tôi mò theo hỏi đạo, lúc đó tôi còn tu pháp Trì Danh hiểu theo giáo môn trên ngôn từ, nói ra lời nào đều bị thầy tôi chỉnh lại hết, bởi tôi cũng có chút hiểu biết giáo môn đem kinh ra tranh luận giữ dội với Thầy, nhưng đều bị bát hết, (Như ngài Anan và Phật Thích Ca trong lăng nghiêm, 7 chổ tìm tâm đều bị bát hết), không còn lời gì để nói, và tánh tôi kiên trì nhẫn nạy chịu nghe mà lãnh hội được, từ đó qua lại nhận được ý chỉ thiền tông, nên chịu tham thiền.

Cho nên chúng sanh ít có ai am tường. Chỉ biết có niệm Phật Trì Danh, bởi vì nó phổ biến hơn. Xong, bây giờ các chùa đua nhau đề xướng Trì Danh, nhưng vì quá đề xướng, thường hay nói bậy để đưa pháp Trì Danh đến 9 tần mây. Nói Quá hơn việc Trì Danh có thể cho người thì chẳng có lợi gì, còn khiến người ta đi sai đường.

Nhíp tâm vào câu Phật Hiệu chính là Thiền rồi, nhíp sâu hay cạn tùy thuộc sự hiểu về Lý Tánh hay Tự Tánh Di Đà.
nhiếp tâm trì danh hiệu thì thiền. Xong chỉ là thiền của giáo môn, an lập chí của nhị thừa.

Đừng lầm cho là Tham Thiền của Tổ Sư Thiền.

Chỉ có pháp Thật Tướng Niệm Phật Niệm Tự Tánh Di Đà mới đúng là Tham Thiền.
Như một năm trước kia,
đ/h có tiêu đề trắc nghiệm Tịnh Độ trước kia, bởi vì lòng độ người quá độ, và có biết bao nhiêu người bị xóa bài, khóa nick. Cũng chỉ vì chê pháp môn Tịnh Độ. Không biết đ/h còn nhớ những ai là nạn nhân này, hay không?

Hôm nay đ/h học tham thiền, thì quay kim định hướng 100%,

Đâu biết rằng, Đ/h đã phạm luật của cộng đồng forum Phật giáo. Tức là đã dượt sự bố giáo của kinh điển, của Đức Phật ban ra. Tất cả chúng sanh điều bình đẳng. Còn trong giáo hội, đạo tràng, forum phải giữ tinh thần "lục hòa", có phải vậy! Thưa Quí vị Tu Tịnh Độ

Hầu như post nào của đ/h cũng đề cao tham thiền, đ/h không có lòng lân mẫn từ bi với các Phật tử Tịnh Độ. đ/h đã chen vào Tịnh độ để nói lên giáo pháp tham thiền của đ/h. Bất người phải nghe theo.

Những thuyết có cao hơn cã Tổ sư thiền, mà đem vào Tịnh độ, cũng không đem vào lòng người Tịnh Độ được phần nào đâu. Vì thiếu sự Hỉ xả nơi tâm.
Cho nên chúng sanh ít có ai am tường. Chỉ biết có niệm Phật Trì Danh, bởi vì nó phổ biến hơn. Xong, bây giờ các chùa đua nhau đề xướng Trì Danh, nhưng vì quá đề xướng, thường hay nói bậy để đưa pháp Trì Danh đến 9 tần mây. Nói Quá hơn việc Trì Danh có thể cho người thì chẳng có lợi gì, còn khiến người ta đi sai đường.
Nói Quá hơn việc Trì Danh có thể cho người thì chẳng có lợi gì, còn khiến người ta đi sai đường.

Đệ tử tu thiền nên dừng lại vừa rồi. bởi bài viết này có hơi quá trớn và đã vi phạm trong box forum Tịnh Độ rồi. Chê người trì danh Niệm Phật tức là chê các chư liệt Tổ Tịnh, là chê cả Kinh giáo Tịnh độ.

Có lẽ tôi "Có thể" đã vu oan Phật tử tu thiền, vì hiểu lầm lời nói và cách lập văn tự của Hành giả tu thiền. Xin nhận lỗi và sám hối cho lời văn quá khích. Cảm ơn.

tangbong tangbong tangbong cafene cafene cafene

Không có lòng bi mẩn, bố thí pháp. Không có tàm quí thì có nói bao nhiêu cũng không lay chuyển ai được.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 07/07/12 09:04 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"battinh"]
Nhưng mà bây giờ người ta ham mua đồ rẻ hơn, còn hơn mua lầm đồ chất lượng cao. Bên Mỹ hàng bán "seo" (đồ rẻ) người ta mua đông! :D Vì vừa với túi tiền, đồ dễ xài.


Nên được ý quên lền, không phan ra thêm.

Đồ chất lượng mà giả là bởi con người mánh mung, đó tại con người. Còn bản chất của vàng thiệt thì nó là thiệt thôi, kim cương thiệt thì thiệt thôi. Nhưng ví dụ là đồ chất lượng thiệt đi. Thì mua đúng giá tiền thôi.

Vì sao Kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật lại dùng danh từ "Kim Cang"?

Bởi Kim Cang là vật mà không thể bị hủy hoại được, ngược lại còn hủy hoại các vật khác.

Trí Tuệ Bát Nhã không ai hủy hoại được, ngược lại còn đánh tan quần mê.

Do vậy trăm ngàn kim cương giả cũng không quý giá bằng một hạt kim cương thật.


Đồ chất lượng cao chỉ có nhà giàu mới mua, nhưng con số nhà giàu thì rất ít, ham ăn sung mặc sướng, không bố thí, không trì giới, không tu tập...


Lại chấp ngôn từ giàu nghèo mà nghĩ theo thối đời mà đánh mất ý nghĩa chính.

Ý nghĩa chính là:

Muốn Minh Tâm Kiến Tánh phải tu nhân tham thiền.
Muôn an lập chí kềm ý cho bớt chút khổ đá đè cỏ thì tu nhân trì danh.

Nhân gì thì quả nấy, không đòi hỏi thêm được.

Bố thí trì giới mà chấp trước, khác xa với bố thí trì giới mà không chấp trước. Đó chỉ là nói cạn sơ lược thôi. Nói sâu thì càng khó hiểu hơn.

Suy ra niệm Phật tuy dễ mà nhiều người tu, nhiều người vãng sanh. Còn tham thiền chất lượng cao, nhưng mắc mỏ, hành không thấu nên ít người chứng.


Căn cơ nào thì tu với pháp tương xứng thôi.

Gieo nhân nào thì được quả như vậy.

Bởi ai cũng ùng ùng gieo nhân trì danh, nên chỉ được gập và hiểu pháp trì danh. Đâu có gieo nhân tham thiền để gặp pháp tham thiền và hiểu mà tu tập.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thien Nhan đã viết: Có lẽ tôi "Có thể" đã vu oan Phật tử tu thiền, vì hiểu lầm lời nói và cách lập văn tự của Hành giả tu thiền. Xin nhận lỗi và sám hối cho lời văn quá khích. Cảm ơn.
Đọc mà không hiểu.

Tôi đâu có chê pháp trì danh?

Tôi vẫn thường nói, ai trì danh thì trì, nhưng phải biết pháp ấy chỉ có thể thâu nhiều niệm thành ít niệm, tạm an ổn vậy thôi. Và người đời hiện giờ phiền não nhiều bởi tâm lăng xăng nhiều, để tâm trì dành để bớt lăng xăng và phiền não thì cũng là một cách tốt.

Xong, nói quá việc trì danh có thể cho người là nói rằng trì danh thì được giác ngộ, minh tâm kiến tánh giống thiền tông. Đó là nói quá lời.

Tôi chỉ nói ra rõ ràng để người đừng lầm thôi.

Ta không nên dùng tình cảm mà phải có chánh kiến và tôn trọng chân lý.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tại cái "đầu niệm" của bác khởi ra vọng "mắc, rẻ, chất lượng", cho nên tôi phải nương "đầu niệm" của bác khởi ra vọng "dễ, khó, cao, thấp".

Chứ công tâm mà nói thì toàn là những thứ vô thường mà, thôi chấp làm gì! :D

Tôi cũng đã nói: "Tùy duyên". tangbong

Thánh_Tri đã viết:Chỉ có pháp Thật Tướng Niệm Phật Niệm Tự Tánh Di Đà mới đúng là Tham Thiền.


Có ai thấy được cái ý của bác "không chê Tịnh Độ" trong câu này không? Trong Thiền có Tịnh!

Cầu muốn, ước thấy nụ cười của bác quá!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

battinh đã viết:Đúng là các cõi đó có Phật và Bồ Tát giảng pháp, nhưng vì nhân quả Thập thiện nên họ đành ở cõi trời chứ không tu hạnh Bồ tát tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn để độ chúng sanh cùng mình về cõi Cực Lạc.
Phải không đó thưa thiện hữu, chắc không vậy? Thôi chớ suy diễn.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi viết "Vì nhân quả Thập Thiện", tức là tu nhân: Thập thiện, được quả: cõi Trời, đó là trong kinh điển có nói. Còn nếu tu Thập Thiện mà phát tâm hành đạo Bồ Tát thì họ sẽ vãng sanh ở cõi khác như cõi Cực lạc.

Tích truyện có nói: Vua trời Đế Thích ở cõi trời hưởng dục lạc, đến lúc năm vóc suy hao, phước báu sắp hết mới cuống cuồng đi tìm chỗ đầu thai, nếu không sẽ bị đọa địa ngục, khổ lắm! Quýnh quáng chạy đôn chạy đáo mà không tìm được nhân thiện nào để đầu thai làm người tu quả Thập thiện để trở lại cõi trời. Tới lúc ngang qua chuồng con chó, thấy chó mẹ sắp sanh bèn nhập vào đầu thai làm con chó, chịu khổ kiếp làm chó một thời gian, đến lúc ngũ ấm (uẩn) tan rả, nhờ phước báu còn dư nên được đầu thai làm người và có cơ hội tu nhân Thập thiện để về cõi trời hưởng dục lạc...

Bác đọc kinh của Nguyên Thủy tôi đã đăng thì thấy rõ...
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 07/07/12 12:35 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa hiền giả Thánh Trí và Đồng Nát.
Đồng Nát wrote:
"chỉ cần tu thập thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh ! Nếu chẳng dứt thập ác tâm, Phật nào mà đến rước ?"
Quý vị có hiểu câu nói này của ai không???

Đúng, tu thập thiện chỉ cầu quả vị ở các cõi Trời, chứ họ đâu "thèm" về cõi Cực Lạc, nên Phật đâu có đến rước.

Thánh Trí wrote
Thập Thiện mà Tổ nói không phải là 10 điều thiện cho người tu cõi trời đâu!
ĐH ĐN dẫn chứng mà không hiểu, rồi Battinh cũng không hiểu. Nên hiểu lầm.

Mà nghĩa là:

Thập ác là 10 căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Tu Thập Thiện là sạch 10 căn bản phiền não đó.


Chứ không phải 10 điều thiện cho tu cõi trời như:
Thưa Thánh Trí, Đồng nát nói đúng cái pháp của Tổ rồi, vâng cái đúng của anh bổ xung thêm là chi tiết hơn .

Quả là vậy, khi con người ta nếu chưa dứt trừ được (Thập ác là 10 căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.) thì làm sao có ngày tam nghiệp thanh tịnh?, nếu tự tánh chưa được thanh tịnh, thì làm sao thấy cực lạc, có thấy hoác không thấy cực lạc là do tự tánh, có được đến tây phương cực lạc hây không cũng do tự tánh, nếu tự tánh tây phương thì ỡ đâu cũng là tây phương, nếu tự tánh cực lạc thì ỡ đâu cũng cực lạc. có chi đâu mà như ỡ nước Mỹ hây là ỡ Pháp, nó chỉ là ảo tưởng thôi, mội việc đều do tự tâm, tự tâm nếu phiền não là đại ngục, tự tâm nếu thanh tịnh là Tây Phương.

khi con người ta còn tại thế mà chẳng được tự tâm thanh tịnh, khi chết rồi, thì cũng như cảnh giới phiền não khi còn tại thế thôi, vì nó là tiềm thức, có liên cang với ngũ ấm mà gây ra, do lục căn chưa được thanh tịnh.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh Cực Lạc 1 Đời Thành Phật đâu thể nói lấy đá đè cỏ.

Tham Thiền Chưa Kiến Tánh chẳng bằng Trì Danh Vãng Sanh Quyết Định Thành Phật.

Kinh Đại Bảo Tích nói:

Bồ Tát Còn Mê Khi Các Ấm
Thanh Văn Còn Muội Lúc Ra Thai


Các DH công phu Tham Thiền chưa được thành phiến thì làm sao biết được đời sau ra chắc còn tiếp tục tu hành được như đời này.

Các DH tu Thiền viết bài phản bác Tịnh Độ công phu hơn Tổ Mã Minh (Tổ thứ 12 của Thiền Tông), Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 của Thiền Tông), Tổ Thế Thân (Tổ thứ 21 của Thiền Tông).

3 Vị Tổ Thiền Tông đó đều xưng tán Tịnh Độ pháp môn Niệm Phật và Đức Phật A Di Đà.

Tổ Long Thọ xưng tán Trì Danh Niệm Phật chứ không nói Thật Tướng Niệm Phật.

Thật ra bây giờ tranh luận cũng vô ích chỉ đến khi 4 đại 5 ấm tan rã đi vào Trung Ấm thì mới biết công phu thật sự của mỗi người.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Các thiện trí thức.
by kimcang » 07/Jul/'12, 10:07

Tham Thiền Kiến Tánh Thành Phật về mặt Lý Tánh thì đúng 1) nhưng không thể dạy cho đại chúng phổ cập.

2).1 người 80, 90 tuổi làm sao mà Tham Thiền cho dù có Tham Thiền cũng không chắc được Kiến Tánh đã Không Kiến Tánh thì bị Nghiệp Dẫn đi trong 3 cõi 6 đường Không Thể Tự Chủ.

3) Tham Thiền mà chưa Kiến Tánh thì trong cảnh Trung Ấm không thể làm chủ mà bị Nghiệp dẫn.

4) Người Trì Danh Niệm Phật dù chẳng Chứng Lý Tánh mà trong cảnh Trung Ấm nương sức Nguyện Lực và Tiếp Dẫn mà được Vãng Sanh.

Vãng Sanh Cực Lạc 1 Đời Thành Phật so với Tham Thiền Không Kiến Tánh trong cảnh Trung Ấm không thể làm chủ mà bị Nghiệp dẫn thì 2 bên nặng nhẹ thật quá rõ ràng.

Đức Phật dạy vua Tịnh Phạn và các người dòng họ Thích Quán Phật Tam Muội mà chẳng dạy Tham Thiền bởi vì Đức Phật biết căn tánh nào thì hợp với pháp môn đó.
by kimcang » 07/Jul/'12, 12:32

Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh Cực Lạc 1 Đời Thành Phật đâu thể nói lấy đá đè cỏ.

Tham Thiền Chưa Kiến Tánh chẳng bằng Trì Danh Vãng Sanh Quyết Định Thành Phật.

Kinh Đại Bảo Tích nói:

Bồ Tát Còn Mê Khi Các Ấm
Thanh Văn Còn Muội Lúc Ra Thai

Các DH công phu Tham Thiền chưa được thành phiến thì làm sao biết được đời sau ra chắc còn tiếp tục tu hành được như đời này.

Các DH tu Thiền viết bài phản bác Tịnh Độ công phu hơn Tổ Mã Minh (Tổ thứ 12 của Thiền Tông), Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 của Thiền Tông), Tổ Thế Thân (Tổ thứ 21 của Thiền Tông).

3 Vị Tổ Thiền Tông đó đều xưng tán Tịnh Độ pháp môn Niệm Phật và Đức Phật A Di Đà.

A) Tổ Long Thọ xưng tán Trì Danh Niệm Phật chứ không nói Thật Tướng Niệm Phật.

Pháp môn tu hành mỗi mỗi có sự hành trì sai biệt cứu cánh một thể.
Tham Thiền Kiến Tánh Thành Phật về mặt Lý Tánh thì đúng 1) nhưng không thể dạy cho đại chúng phổ cập
ấy là tà kiến chướng nặng căn sâu, mây đên che khuất mặt trời, cho nên không thấy ánh sáng. nếu nói như vậy thì làm nhọc cho Đức Thế Tôn khuyên dạy bằng đủ mội cách., phụ lòng Phật Tổ. tự mình mê thỉ còn nỡ, dạy cho người ta nếu không đúng thì sẽ mang nghiệp.
2).1 người 80, 90 tuổi làm sao mà Tham Thiền cho dù có Tham Thiền cũng không chắc được Kiến Tánh đã Không Kiến Tánh thì bị Nghiệp Dẫn đi trong 3 cõi 6 đường Không Thể Tự
Chủ.
Khi con người ta lúc lâm chung, nếu còn biếc đến Phật dạy, thì người ta vẫn còn biếc tham thiền ngộ ra sai ỡ chổ nào, mà biếc chơn tâm sám hối, sau đó thì tùy thuộc cái duyên nghiệp của họ mà đi, không ai là như nhau cả, nó còn tùy thuộc sanh ỡ phẫm nào, thượng sanh thượng phẫm, hoạc là hạ sanh hạ phẫm. vâng những gì đã học và đã làm trong ngày nay, nó chính là dọn sẳng cho chính mình con đường vào ngày mai, dù là còn tại thế, hoạc là không còn, cũng vậy.

Vì vậy các vị tu hành chớ nghê lời các tà kiến mà bỏ đi đổ lực của chính mình, kiếp này chưa hoàng thành thì kiếp sau tiệp tục, chỉ sợ người phụ lòng, không sỡ người có tâm. (gọi là hữu tâm nhân).
3) Tham Thiền mà chưa Kiến Tánh thì trong cảnh Trung Ấm không thể làm chủ mà bị Nghiệp dẫn.
không thể nói một cách cực đoan như vậy, hãy khách quang một chút, khi con người ta đến lúc lâm trung có tự làm chủ được hây không, nó không phải nhật định là tu thiền hoạc không tu thiền, và củng không phải nhất quát cho là kiến tánh, hây không kiến tánh, việc này là do hoàng toàn đến từ duyên nghiệp mà quyết định.

nếu muốn được như thế nào còn tùy thuộc cái tam thân Phật của họ, người miệng nói tu hành chưa chắc là đủ tam thân Phật, người hoàng toàn không tu hành không có nghĩa là họ không có tam thân Phật. chỉ cần con người ta có pháp thân, tức là có tam thân Phật rồi, những nó chỉ có thể có số người khác ỡ chổ là chưa được thăng bằng đều đặng của tam thân Phật thôi, vâng xin đừng hiểu lầm là Ông Phật có ba cái thân sát nhé.

Nói ví dụ, cho các người miệng không có nói tu hành, cái thiện trí của họ là một thân, cái tâm hành trực của họ là một ,và cái tánh bình đẳng của họ là một thân, ấy là tam thân. bỡi vì chính ba yếu tố này đã là tu hành trong thân rồi, bỡi vì thiện trí, tức thanh tịnh, tâm hành trực, tức Bồ Đề, bình đẳng, tức đạo hạnh, nó cũng là đã trì giới và công đức rồi.

Vâng người hành trực tức Bồ Đề không phải như người lầm tưởng nhé, nó chính là hạnh vô niệm đó, tức là nhất hạnh tam muội đó.
4) Người Trì Danh Niệm Phật dù chẳng Chứng Lý Tánh mà trong cảnh Trung Ấm nương sức Nguyện Lực và Tiếp Dẫn mà được Vãng Sanh.
Đây là một lổi lầm to, và cũng là một hư vọng, há có móng nguyện là vọng, có vọng tức còn dính mắc, đi sao được, há nói cấu tha lực, cũng là vọng niệm.

Quý vị hãy nghĩ xem, có ai mà không học bài, và không đi dự thì học kỳ, mà được lên lớp không? hoạc có ông thầy nào không cần chấm kỳ thì, mà cho lên lớp không? vậy mà học tro nói, tôi có thường xuyên gọi tên Ông thầy ma?, tuy là vậy, nó cũng chỉ là biếc tôi thôi, vâng đâu có thể do biếc tôi thì được lên lớp đâu, dẫu cho tôi có cho ngươi lên lớp, những với cái tánh tình của cháu còn non như trể con, thì làm sao học được những bài có nói về thanh tịnh?, bỡi cháu còn chưa biếc bản thân cháu còn lam mê sự vui và dục vọng của thế gian.

Tôm lại người tu hành xin đừng chấp vào văn tự mà hành, bỡi vì có khi do người ta diễn giải lại không đúng ý nghĩa trong kinh, tốt nhất là học theo cái văn bản nguyên góc, vì người đời sau ché biến nhiều hình tướng quá, chạy theo ngoại giới, ngoại cảnh, ngoại vật.

Một quyển kinh có độ tuổi khoản 60 năm không có nghĩa là đúng hoàng toàn, và cũng không có nghĩa là sai hoàng toàn, nếu nói có sai, là do ỡ mình, cũng do bỡi mình trọn mà thôi, vì 12 bộ tạn kinh đã có, mà không học, lại thích tìm thứ lạ, tự tâm đã có lạ, thì sẽ sanh ra các thứ lạ thôi.

Tiếc có điều là họ không bao giờ tự hổi, quyển sách này do người khác diễn lại, không có nói ra được cái trung đạo hây không?, mà trước khi tôi đặt lòng tin vào.
A) Tổ Long Thọ xưng tán Trì Danh Niệm Phật chứ không nói Thật Tướng Niệm Phật.
Tổ Long Thọ xưng tán Trì Danh Niệm Phật, nếu nói đến câu này cũng còn tùy thuộc nó có phải là lấy từ nguyên văn trong Kinh chưa bị pha ché hây không? vâng việc này bỏ qua một bên đi.

Phật dạy niệm Phật, là niệmvật gì? Lục Tổ nói: niệm, là niệm chơn như bản tánh, chơn như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn , chơn như tự tánh khỡi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri, mà chẳng nhiễm muôn cảnh, ấy mới là niệm chơn như. nếu niệm mà có vọng, hoạc có tha lực, hoạc có gọi tên ai, ấy đã là nhiễm rồi. còn nói chi các thứ khác.

Thôi nói đến đây thôi, mệt rồi phần sau thì tùy duyên đi.

Cường Nam AO SEN.
Sửa lần cuối bởi Cường nam vào ngày 08/07/12 01:30 với 3 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

1) Chào DH Đồng Nát:
Đồng Nát đã viết:"chỉ cần tu thập thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh ! Nếu chẳng dứt thập ác tâm, Phật nào mà đến rước ?"
Quý vị có hiểu câu nói này của ai không???
Câu này của Lục Tổ Huệ Năng, có lẽ ai đọc qua pháp thoại của Ngài đều sẽ thấy.

Người tu thập thiện đó đối với tự tâm bản tánh chẳng còn nghi hoặc y đó dụng công tu trì thập thiện, không bị lạc đường nữa, tự mình điều phục thanh lọc thân tâm trong sạch trang nghiêm thanh tịnh giữa chốn bụi trần này, như hoa sen nở giữa bùn dơ. Người như vậy, không cần sang Tây Phương nữa.

Chữ ác tâm này phải hiểu cho đúng: ác tâm này chính là người tham các thú vui hoang lạc ở đời rồi khởi tâm bất chấp hành động để thõa mãn, vốn không có ý định từ bỏ. Đấy là ác tâm. Những kẻ như vậy, kiếp sau làm người đã khó, huống chi là nói chi việc xa hơn.

Chỉ những người tuy muốn dứt bỏ các niệm tà tâm nhưng do định lực không đủ, nên nương nhờ cái nguyện từ bi của Phật đến Cực Lạc được nhân duyên thù thắng dưới ánh sáng của Phật Pháp mà tự trang bị cho mình năng lực giải thoát, đủ năng lực rồi trở lại nhưng không bị đọa lạc nữa.

2) Bk xin nói đến Pháp Trì Danh Niệm Phật thêm một chút nữa:

Cũng là pháp Trì Danh Niệm Phật nhưng không ai hành giống ai: sự cạn sâu tùy thuộc sở học của từng người, người sơ cơ, người thành thạo, bậc Pháp Sư,... mỗi người công phu sâu cạn không đồng. Tuy sâu cạn như vậy nhưng Lòng Tin, Tâm nguyện không thay đổi thì đến phút chót đều được vãng sanh. Người nào công phu tốt thì sớm thì được tự tại vãng sanh, chậm thì phải đến mạng căn đã hết tức lâm chung mà vãng sanh.

Pháp Trì Danh này không có cảnh giới nhất định, không có định lực nhất định: bao quát tất cả bậc từ phàm phu cho đến Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Cho nên pháp này, tùy sự hành trì của hành giả mà lần lần hay nhanh chóng hay chỉ trong phút chốc được thâm nhập định lực cao sâu hơn, không có giới hạn.

Thật ra, mục đích của người niệm Phật vẫn là vãng sanh, vì biết vãng sanh đến Cực Lạc thì về đó được huấn luyện trong sánh sáng Phật Pháp, chỉ duyên trong sự Thanh Tịnh mà thăng tiến đột phá không ngừng và đều được đầy đủ sức tự tại của một bậc Thánh Giải Thoát sanh tử, không cần phải lo về việc Kiến Tánh vì cuối cùng họ đều sẽ là Phật Quả Viên Mãn như các Thế Tôn từ xưa đến nay.
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 08/07/12 00:58 với 1 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]96 khách