bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

tangbong
hlich đã viết:
để mình giải thích thêm về "sắc, thọ, tưởng, hành, thức"; năm pháp này mình gọi là căn bản vì mọi người ai ai cũng chỉ là tập hợp của năm pháp này thôi; kế đến là "cá tính sắc" của sắc: tỉ dụ như thân thể của đ/h, nó là pháp sắc, nó thay đổi từ lúc sơ sinh cho đến bây giờ; mặc dù nó thay đổi nhưng nó luôn bị liệt kê là pháp sắc, tức là "cá tính sắc" của thân thể của đ/h nó không thay đổi; đ/h có đồng ý về sự không thay đổi của "cá tính" không ạ?

bây giờ trở lại tỉ dụ của đ/h, mình so sánh nước (H20) và người (ngũ uẩn)

nước là tập hợp các phân tử H20; nước vô thường biến đổi ra hơi nước hoặc nước đá nhưng hơi nước và nước đá cũng là tập hợp các phân tử H20; H20 vẫn hoàn H20
Điều này hoàn toàn thực sự trên bình diện thực tế khoa học thì khó nói, như các phân tử H2O cũng có thể bị biến tác thành ra các nguyên tử H và O với điều kiện phù hợp. như vậy H2O đã bị biến tác thành cái khác. Chưa hết, H và O bao gồm các nơ-trôn, proton, các electron, liên quan đến liên kết điện từ của các thành phần này, nếu sử dụng một lực điện từ đủ mạnh thì vẫn có thể tách các thành phần này ra thành các vật chất khác. Không những vậy, ngày nay với sự phát triển của Lượng Tử, thì việc làm cho một nguyên tố hoá học bị biến tác từ vật chất thành năng lượng là điều có thể làm được. Xét ở góc độ nào đó trên thực tế hiện tại, khoa học vẫn chưa chứng minh được hạt cơ bản.
hlich đã viết:người là tập hợp năm pháp cá tính căn bản (sắc, thọ, tưởng, hành, thức); người vô thường nên thành người già rồi chết, (nếu chết tái sinh làm người) người kiếp sau cũng là tập hợp năm pháp cá tính căn bản; sắc vẫn hoàn sắc, thọ vẫn hoàn thọ, ...
Khi con người già chết chính là ngũ uẩn biến tác, chúng ta sẽ không thể tìm được dấu tích của chúng. Trong một thời gian nào đó chắc chắn sẽ không thể tái hợp ngũ uẩn liền, vả lại, nếu chúng thường có, thì chúng sinh trong cõi vô sắc sẽ phải có, nhưng chúng sinh trong cõi vô sắc thì không có sắc uẩn. Nếu nói năm uẩn có một cách tương đối, thì Lu không có ý gì thêm.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

đ/h hình như không hiểu thế nào là cá tánh, đặc tánh

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

tangbong
hlich đã viết:tangbong

đ/h hình như không hiểu thế nào là cá tánh, đặc tánh

:)
Thành thật là có thể Lu chưa hiểu, vì vậy Lu đề xuất là ngưng trao đổi về đặc tánh nhỉ :). Đạo hữu có thể cho mình tên tài liệu viết về nó hay không :)! Vì để mình tìm hiểu trước đã.

Rất cám ơn Đạo hữu chia sẻ :)!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

đ/h trích Bồ Tát Nguyệt Xứng, và trong trích đoạn có nói đến cá tính, đặc tính bằng những cụm từ khác,
Thế nhưng, "cái làm cho nó là nó" ấy của một cái gì đó, làm sao xác định được? Đối với một cái gì đó, thì cái "không thể biến tác được" của nó, chính là cái làm cho nó là nó.
"cái làm cho nó là nó", cái "không thể biến tác được"

là cá tính, đặc tính đó

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
Chứ không phải chờ cái không mà mới thấy được có mà nói rằng "không sinh không diệt mới thấy các pháp sanh diệt".
"vì không sinh không diệt nên chúng ta mới thấy các pháp sanh diệt" = "không tức thị sắc" đó mà; nhưng mà chưa chứng ngộ được nên mình phải chờ thôi

:)

Nhờ không để hiển sắc là vọng không. (vì dùng tâm phân biệt)
Nhờ sắc để hiển không là vọng sắc. (vì dùng tâm phân biệt)

Ngay nơi không là sắc là chơn không. (vì dùng chân tâm không khởi phân biệt)
Ngay nơi sắc là không là chơn sắc. (vì dùng chân tâm không khởi phân biệt)

Do chấp mà có sắc có không. Nếu không có chấp trước thì sắc không đâu có khác (bất nhị).
Do chấp mà có Phật có chúng sanh. Nếu không có chấp trước thì Phật và chúng sanh bất nhị.

Do vậy không chấp vào sắc thì sắc là chân không (sắc tức thị không).
Không chấp vào không thì không là chân sắc (không tức thị sắc).

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tánh sắc chân không, tính không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên châu biến pháp giới, tùy chúng sanh duyên, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết: (sự trống rỗng của tánh không)
DH có thể giải thêm cho này.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chào đ/h BATKHONG1985,

trích Luận Đại Trí Độ, Chương 43, Giải Thích 18 Không,
Lại nữa, hết thảy pháp tánh có hai: 1. Là tánh chung. 2. Là tánh riêng. Tánh chung là vô thường, khổ, không, vô ngã, vô sanh, vô diệt, vô lai, vô khứ, vô nhập, vô xuất.... Tánh riêng là như lửa tánh nóng, nước tánh ướt, tâm là tánh biết; như người ưa làm ác, nên gọi là tánh ác; ưa làm thiện nên gọi là tánh thiện; như trong kinh Thập Lực nói: Phật biết các chủng tánh của thế gian. Các tánh như vậy đều không;
tức là tánh không cũng không, đó là sự trống rỗng của tánh không

Tâm Kinh có nói "chư pháp không tướng", tánh không là pháp thì tánh không cũng không tướng (tướng trống rỗng, không có tự tánh)?

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết: Tâm Kinh có nói "chư pháp không tướng", tánh không là pháp thì tánh không cũng không tướng (tướng trống rỗng, không có tự tánh)?

:)
Chào DH, tại sao tánh không cũng là pháp?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

đ/h hiểu pháp là gì?

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết:tangbong

đ/h hiểu pháp là gì?

:)
Phi pháp cũng là pháp. BK hiểu như vậy.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

phi pháp mình hiểu là những pháp không phải phật pháp, tức là như đ/h nói phi pháp cũng là pháp

cho nên tất cả những gì chúng ta có thể nói đến đều gọi là pháp, từ pháp thế gian cho đến pháp siêu thế gian cho đến pháp siêu thế gian niết bàn (niết bàn được gọi là pháp vô vi chẳng hạn)

do đó tánh không (điều mà chúng ta đang nói đến) cũng là pháp?

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết:tất cả những gì chúng ta có thể nói đến đều gọi là pháp, từ pháp thế gian cho đến pháp siêu thế gian cho đến pháp siêu thế gian niết bàn (niết bàn được gọi là pháp vô vi chẳng hạn)
Theo DH, phi pháp của pháp này là gì?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.103 khách