Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khai nhụy đã viết:Kính chào đạo hữu Alphatran.

đạo hữu Alphatran nên lấy câu dạy của HT TTT : “ ….. Khổ là do nội tâm có tham….. Nội tâm hết tham thì thân này sẽ hết khổ..…“
đem đối chiếu lời dạy của Đức Thế Tôn trong bài kinh mủi tên : “..…Bậc đa văn Thánh đệ tử …….“

Còn lời dạy của sư THB 2 chữ Phật pháp quá bao gồm, không thể diễn đạt hết, đạo hữu hãy tham khảo bài kinh
Chuyển Pháp luân, Tứ Thánh đế, Tứ Niệm xứ v.v..... và bài Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai để học thêm pháp hành,
Alpha sẽ nhận ra thế nào sự khác biệt của người phàm phu và lời dạy của Đức Thế Tôn.
Chúc đạo hữu Alphatran thân tâm thường an tỉnh.
Kính đạo hữu Khai Nhụy,

Alpha cảm ơn đạo hữu đã quan tâm chỉ dạy,

Nhờ đó alpha đọc được bài "PHẬT NÓI KINH DỤ MŨI TÊN" rất hay. Tất cả thành viên diễn đàn này cũng như ai ai tu đạo cũng nên đọc bài Kinh này, thật là quá hay:

Link Kinh: http://www.quangduc.com/kinhdien/203muiten.html

Lành thay bậc trí giác
Nhất hướng đến Niết Bàn
Khởi từ đế của khổ
Chẳng phí thời mông lung

Nay nguyện xin được học
Chẳng phí thời phí giờ
Đời vốn ngắn và khổ
Chẳng có thời phí thời

kinhle kinhle kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết: kinhle đ/h có lòng với thành viên, nên viết ít, nhẹ, dể học.v.v. kinhle
Này Hiền hữu! mong Hiền hữu hoan hỷ vì cđ không làm được như vậy. cđ là người lóng nghe Pháp, quy y Pháp và kính trọng Pháp nên mỗi mỗi lời mỗi mỗi chữ, cđ đều tùy thuận với pháp. Không thể dùng cái tôi cái ngã của mình để viết cho dễ nghe, để chiều lòng người đọc. Vì sao vậy? Vì rằng này Hiền hữu, nếu có người đọc được những danh tự ấy và nếm được vị của Pháp, thời vị ấy sẽ sanh tâm hoan hỷ, có được Trạch Pháp, đưa đến thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp (đoạn trừ hoàn toàn Nghi kiết sử).
Nếu có người chưa nếm được vị của Pháp, thời là vị ấy sẽ sanh nhiều hoang mang nghi hối, như vậy là vị ấy chưa có đủ duyên, chưa lội ngược dòng để đi vào Pháp và Luật vi diệu này. Nhưng dù là như thế nào thưa Hiền hữu, cđ chỉ nói lên những lời tương ưng với Pháp tùy thuận theo Pháp, không phải nói những lời mỹ diệu, dễ nghe để chiều theo lòng người! Vì ở đây, Pháp được xem là tối thượng.
Kính mong Hiền hữu hoan hỷ ! kinhle
Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Này Chư hiền! cùng một ý nghĩa mà trong những bản kinh cổ xưa, trong những thời Pháp sai khác đã sử dụng những danh tự sai khác. Nhưng này Chư hiền! Như Lai là đấng Đạo sư không có nói lời nói có hai nghĩa, đệ tử chơn chánh trực hạnh của Ngài cũng hành theo như vậy. Đây là chỗ có thể y cứ, chỗ có thể tìm cầu để thọ nhận giáo Pháp chơn chánh của Như Lai (tuy sẽ mất rất nhiều công sức và vất vả). Đối với vấn đề văn tự có 4 sự sai khác: “văn tương đồng nghĩa tương đồng; văn tương đồng nghĩa sai khác; văn sai khác nghĩa cũng sai khác; văn sai khác nghĩa tương đồng”. Như vậy, những thời Pháp khác nhau sử dụng những danh tự khác nhau (hoặc do sự dịch ý của người dịch) nhưng ý nghĩa chắc chắn chỉ đồng một, không có thể sai khác.
Ở đây, cđ đã tìm thấy bốn thời Pháp khác nhau với bốn cách dùng văn tự khác nhau:
“thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời” #
“thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối” #
“thiết thực hiện tại, không có thời gian” #
“thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian”

trong 4 cách dùng văn tự ở trên thì câu “thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy…” là văn ngôn rõ ràng dễ hiểu; ý chính của lời dạy là Pháp có kết quả có lợi ích tức thì, người chơn chánh thọ trì có thể tự mình trải nghiệm và giác hiểu. Đây là lời tuyên bố, tuyên ngôn đặc thù của Pháp Phật so với những giáo điều, giáo lý của các tôn giáo khác; không có huyễn hoặc, không hứa hẹn chờ đợi một kết quả ở thời vị lai (các pháp bị thiên kiến trói buộc, bị thời gian chi phối).
Thông thường, khi chưa có Chánh kiến, chưa thấy rõ con đường, một người làm việc gì cũng vì bản năng, thiên kiến chấp thủ, vì lợi ích của cá nhân mình (pháp bị tham sân si chi phối) một cách tự nhiên, dù rằng họ có nói là họ có những lý tưởng cao đẹp hay họ nghĩ rằng họ đang thực hành những lý tưởng cao đẹp… thì sự thật là trong khi nói hay trong khi làm những việc đó, phần lớn họ ko có Chánh niệm để nhận biết các “tham pháp, sân pháp, si pháp” đang hiện khởi hay là đang trừ diệt trong nội tâm của họ. Cho nên, họ sống bị trói buộc trong hiện tại và không thể thoát khỏi đời vị lai.
Còn nếu như: ‘Nội tâm có Tham’, ông biết:‘Nội tâm ông có Tham’; ‘nội tâm không Tham’, ông biết:‘Nội tâm ông không Tham’;…; ‘Nội tâm có Si’, ông biết:‘Nội tâm ông có Si’; ‘Nội tâm không Si’, ông biết:‘Nội tâm ông không Si’… (các pháp thuộc chi phần “quán Tâm trên Tâm”); nghĩa là vị ấy sống an trú trong Chánh niệm, không bị trói buộc trong hiện tại và có khả năng giải thoát hoàn toàn đời vị lai (ở đây, Thế Tôn đã dạy về pháp Thiền quán là với ‘tuệ giác’ của Chánh niệm, hành giả có thể đưa Tâm từ trạng thái động loạn đến trạng thái vô vi tịch diệt mà không cần phải ‘tác ý’ gì thêm)
Như vậy, lời tuyên bố đặc thù của Thế Tôn là thước đo thiết thực để biết một người thọ trì Chánh Pháp có chơn chánh, có ngược dòng thế gian đi thuận theo dòng Pháp không; một người thọ trì Pháp chơn chánh sẽ ly các Khổ ách ngay trong hiện tại (được hỷ lạc trong hiện tại) và đưa đến đoạn tận tất cả các Khổ ách thời vị lại, không còn đời này không có đời sau. Nếu không thấy tự mình được như vậy nghĩa là biết mình đã đi ra ngoài dòng Pháp, cần phải học tập và xem lại cách tu trì.

Như vậy, 4 cách sử dụng văn tự là khác nhau nhưng ý nghĩa thì không có sai khác. Pháp được giải thoát thời hiện tại, không bị trói buộc thời vị lai, như vậy này Chư hiền! “Pháp là thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, vượt ngoài thời gian chi phối, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”

Này chư Hiền! một thời Thế Tôn tuyên bố về Pháp kính như sau :
“8. Này Ananda, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai. Này Ananda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác".
9. Này Ananda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác".
Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu".
Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau. Hướng dẫn đến thiền định".
Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt chánh giác".”
- http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16

ở đây, này Chư hiền! cđ quán thấy nơi mình có lòng tịnh tín chơn chánh đối với Thế Tôn: "Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn"
có lòng tịnh tín chơn chánh đối với Chánh pháp: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu"
có lòng tịnh tín chơn chánh đối với chư Hiền Thánh Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau. Hướng dẫn đến thiền định”

nếu những lời nói trên là khế Pháp khế Luật, thời ở đây này Chư hiền! cđ hoan hỷ tuyên bố trên Diễn Đàn rằng: “cđ đã đoạn tận địa ngục, đã đoạn tận bàng sanh, đoạn tận ngạ quỷ, đọa xứ và ác thú; không còn có duyên các cõi giới ấy nữa, tuy vậy cđ sống với lòng bi mẫn với tâm chánh thiện đối với tất cả các loài hữu tình”. Sự tình là như vậy thời này Chư Hiền hữu! cđ hoan hỷ nói lên lời khế Pháp đặng cho tăng trưởng các Thiện pháp tại thế gian, để những người có trí, những bậc trương phu tinh tấn tinh cần.

Cảm hứng ngữ:

Ai thoát ly Tam giới
Bước ra khỏi Vô thường
Chánh Đẳng Giác viên thành
Vị Thầy của Nhân Thiên
Đánh lễ Đức Thế Tôn! kinhle
Bậc Pháp vương Vô thượng
Bậc ly xả Ba thời
Thầy dạy của Nhân Thiên.

Kinh chúc Chư Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kinh Trung bộ Phật dạy rõ ràng quá
Lời từ bi thiết thực tại cõi đời
Nhờ hiền hữu giải bày thêm tường tận
Lòng an vui khi được thấy được nghe

Này hiền hữu giới hạnh thật viên mãn
Cho alpha được ân trọng đảnh tôn
Câu chữ viết công phu hoan hỉ quá
Giữa trần lao mong thường được thấy qua.

kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

cục đất đã viết:tangbong
Thien Nhan đã viết: kinhle đ/h có lòng với thành viên, nên viết ít, nhẹ, dể học.v.v. kinhle
Này Hiền hữu! mong Hiền hữu hoan hỷ vì cđ không làm được như vậy. cđ là người lóng nghe Pháp, quy y Pháp và kính trọng Pháp nên mỗi mỗi lời mỗi mỗi chữ, cđ đều tùy thuận với pháp.

Ghi chú đoạn 1: Không thể dùng cái tôi cái ngã của mình để viết cho dễ nghe, để chiều lòng người đọc. Vì sao vậy? Vì rằng này Hiền hữu, nếu có người đọc được những danh tự ấy và nếm được vị của Pháp, thời vị ấy sẽ sanh tâm hoan hỷ, có được Trạch Pháp, đưa đến thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp (đoạn trừ hoàn toàn Nghi kiết sử).

Ghi chú đoạn 2: Nếu có người chưa nếm được vị của Pháp, thời là vị ấy sẽ sanh nhiều hoang mang nghi hối, như vậy là vị ấy chưa có đủ duyên, chưa lội ngược dòng để đi vào Pháp và Luật vi diệu này. Nhưng dù là như thế nào thưa Hiền hữu, cđ chỉ nói lên những lời tương ưng với Pháp tùy thuận theo Pháp, không phải nói những lời mỹ diệu, dễ nghe để chiều theo lòng người! Vì ở đây, Pháp được xem là tối thượng.
Kính mong Hiền hữu hoan hỷ ! kinhle
Pháp thiết thực hiện tại.. ??

“thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời” Có phải là giảng thuyết thuận về căn tánh, trú xứ, đời sống hay không, Ví dụ người đói thì cần cái gì trước rồi mới giảng pháp.
Đây tôi lập lại một bài kệ này, thiện hữu định tâm nhé.

Đói là bịnh tối-trọng,
Thân năm uẩn là khổ tối-đa.
Điều nầy như-thật hiểu qua,
Là chứng an-lạc Niết-bàn tối-thượng,
(Kệ số 203.)

“thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối” còn thêm một nghĩa này nửa, thiện hữu xem nhé. "Pháp vượt ngoài thời gian chi phối" Có phải là giáo lý Pháp không bao giờ cũ về ba Pháp "Giới, Định và Huệ". Nhưng về ngôn từ, phong tục, luật pháp, thời đại có sửa đổi hay không! - Nếu có thì những đáp âm của thiện hữu không trọn về tuệ vậy.

“thiết thực hiện tại, không có thời gian”
“thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian”

Pháp...Không có thời gian, vượt ngoài thời gian là Vi diệu Pháp, Thanh tịnh đạo...Điều này là có thật đó thiện hữu ?

Khéo tác ý thế nào để "Bố thí Pháp" trọn vẹn ?

******************************************************************
Đây là bài tôi viết về sự thiếu sám hối thế nào, Nay xin trích dẫn lại, thiện hữu thấy điều gì sai, xin nói thẳng dưới đây, rất cảm ơn:
Có nhiều thứ mà người tu hành vẩn còn che đậy cái ngã kiến. Hoặc họ không nhận ra điều sai thì không thể nào biết cách sám hối. Trên đây tôi chỉ nêu ra 2 hạng người.

Hạng thứ nhất giống như bài kệ này:

Người ngu hành động lỗi lầm,
còn chưa ý thức việc làm mình sai.
Bị ác nghiệp chính tay mình tạo,
Dầy dò áo não, như lữa thiêu.

Bởi vì họ thiếu trí huệ phân biệt thiện ác, đúng sai thì làm sao họ biết sám hối.

Nếu hạng người này biết mình còn u tối, tốt hơn là Niệm Phật, Lạy phật hoặc có thời gian thì tụng kinh, trì chú, tọa thiền để an tịnh tâm.
Về lý, luôn luôn sám hối ngày đêm thì mới có cơ hội tiêu trừ u tối. (Trong kinh sách thì có nhiều lắm, tùy duyên hành giả lựa chọn riêng cho mình một pháp môn sám hối. Ví như Hồng danh sám hối, Tứ hoằng thệ nguyện, lục thời sám hối (khóa hư lục) hoặc là Pháp cú kệ sám hối.v.v.)

Hạng người thứ hai:

Là người vô tàm, vô quí thì không có thuốc trị (Là những người sống theo thân kiến, biên kiến, kiến thủ, ác kiến và giới cấm thủ "tà kiến").

Làm sao nhận xét người không hiểu về ngũ lợi sử này?

- Họ không bao giờ biết "xin lỗi" dù là biết mình làm sai. (thân kiến)
- Họ chỉ tuân theo những gì họ học (kinh họ thích, thầy họ thờ.v.v. là biên kiến.)
- Họ luôn luôn bảo vệ "óc đảo" những điều họ nói là đúng hết. (kiến thủ).
- Thương ai trái ấu cũng tròn, ghét ai thì bồ hòn cũng méo. (ác kiến).
- Tà kiến trong cữ chỉ, lời nói và tập khí, hoặc hướng ngoại, như tôn sùng thần tượng, nói lời ủy mị, che dấu cái tà đạo của thân kiến, biên kiến, kiến thủ, ác kiến.

Nếu không có thầy hay không có hồng phước của Tổ tiên cha mẹ thì những loại người nhiểm 5 kiến ngoặc này khó trừ. Tuy rằng sống trong đạo (cộng nghiệp) nhưng có người vầy người khác đó là do nơi biệt nghiệp của mỗi người.

Chỉ cần quán lại một chút nghi vấn như thế này:

- Tại sao, ta/người tu hành mấy chục năm sao tập khí không sửa được.
- Tại sao, ta/người biết Bát chánh đạo nhưng không hiểu để thực hành Bát chánh đạo. Biết ngũ lợi sử không tốt nhưng không thể bỏ được ngũ lợi sử. :)
Kết luận:
Này Hiền hữu! mong Hiền hữu hoan hỷ vì cđ không làm được như vậy. cđ là người lóng nghe Pháp, quy y Pháp và kính trọng Pháp nên mỗi mỗi lời mỗi mỗi chữ, cđ đều tùy thuận với pháp.
Tuy rằng đ/h nói không sai, quy y Pháp, kính trọng Pháp. Nhưng dụng của Bố thí Pháp thì chưa tới chổ ý dụng của tn.

Tôi đã đánh dấu hai đoạn bài của đ/h bằng vào Ghi chú đoạn 1 và 2. Nên quán chiếu thử lại một lần có đúng với danh tự của chủ đề là "Pháp thiết thực hiện tại" là gì không ?

Tuy nói vậy, nhưng không có nghĩa là bát về sự ứng dụng của thiện hữu. Mà còn tán thán nửa. Vì những người theo Chánh Pháp mới có những bài viết như thế.

Tóm lại: Pháp vị của mỗi người điều có khác, chung quy cũng cùng về một con đường.

Chúc thiện hữu, tinh tấn, pháp tâm viết ra nhiều bài Pháp hay cho cộng đồng diễn đàn.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu.

Thưa quý đạo hữu.
Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,
là pháp ấy không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.( Tứ diệu đế).
tangbong tangbong tangbong
Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,

1) là pháp ấy có khả năng giải thoát khỏi sự khổ , có khả năng dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ ,
(diệt,đạo) không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.

2) là pháp ấy đoạn diệt 10 kiết sử đưa đến Đạo quả Tứ Thánh đế không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.

3)pháp vô vị Niết bàn không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.[/b
cục đất đã viết:
là văn ngôn rõ ràng dễ hiểu; ý chính của lời dạy là Pháp có kết quả có lợi ích tức thì, người chơn chánh thọ trì có thể tự mình trải nghiệm và giác hiểu. Đây là lời tuyên bố, tuyên ngôn đặc thù của Pháp Phật so với những giáo điều, giáo lý của các tôn giáo khác; không có huyễn hoặc, không hứa hẹn chờ đợi một kết quả ở thời vị lai

Thật hoan hỷ ! Thưa đạo hữu. tangbong
Có một thời kn nghe giảng và cũng đã đọc qua trong d đ về Vị mặn của biển, kn không nhớ lời văn, đại khái ý tóm lược như sau : Một vị ở đầu biển, một vị ở cuối biển, một vị ở biển bên này, một vị ở biển bên kia, nước biển đều đồng vị mặn, có nghĩa là người VN, người Á châu, người Âu châu, người Mỹ châu, người Phi châu v.v…. nếu tinh tấn thực hành đúng theo lời Đức phật dạy, đều có thể chứng ngộ Tứ Thánh đạo, chứng ngộ Tứ Thánh quả, đều đồng có sự hiểu biết Chánh pháp, đồng có sự hiểu biết Tứ Thánh đế, giống như vị mặn của biển, nói và diễn đạt được vị mặn của biển.
cục đất đã viết:
Này Hiền hữu! mong Hiền hữu hoan hỷ vì cđ không làm được như vậy. cđ là người lóng nghe Pháp, quy y Pháp và kính trọng Pháp nên mỗi mỗi lời mỗi mỗi chữ, cđ đều tùy thuận với pháp.

cđ chỉ nói lên những lời tương ưng với Pháp tùy thuận theo Pháp, không phải nói những lời mỹ diệu, dễ nghe để chiều theo lòng người! Vì ở đây, Pháp được xem là tối thượng.
Thật hoan hỷ ! Thưa đạo hữu. tangbong
Đầy đủ giới hạnh.

Một vài lời chia xẻ, góp ý.
Chúc quý đạo hữu an lạc.

Kính,kn.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,
là pháp ấy không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.( Tứ diệu đế).
Đúng lý thuyết, đúng trong kinh nhưng không hợp với logic của Tiêu đề http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 412#p73440
*************************************************************************
tangbong tangbong tangbong
Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,

1) là pháp ấy có khả năng giải thoát khỏi sự khổ , có khả năng dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ ,
(diệt,đạo) không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.

2) là pháp ấy đoạn diệt 10 kiết sử đưa đến Đạo quả Tứ Thánh đế không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.

3)pháp vô vị Niết bàn không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.[/b


*****
Lời bình:
1. Nói về lý: Chánh Pháp giảng thuyết như trên là lý Diệu Đế tuyệt đối.
2. Nhưng nói về sự thì chưa đủ logic trong tiêu đề "Pháp thiết thực hiện tại...?"

Vì...
Lời nói được nhưng không làm được. Vì sao! - Bởi hành giả còn ngũ triền, ngũ trược, ngũ lợi sử, ngũ độn sử. Tứ Diệu Đế là vi diệu pháp dùng cho hàng giả thực tu, chỉ nói bằng miệng, dựa vào kinh nói, Thì sao gọi là "Pháp thiết thực hiện tại".
(Ví dụ: Bố thí Pháp cho một người ăn xin, Bạn cho họ 100 dĩa cd Pháp thí và 100.000 đồng. Hỏi họ chọn thứ nào?) "Đã thọ dụng sắc thân thì phải lệ thuộc vào ngũ trược rất nhiều! ! !"

Nói hay nhưng không diệu dụng, Vì sao! - Là có thể để tô vẽ kiến thức mình, chớ chưa nắm được đắc pháp, đắc nhân tâm pháp. Thế nào gọi Bố thí Pháp cho mình hay là cho tha nhân?


:D Nếu cả hai điều không đúng, thì hành giả đã đắc Pháp chứng một trong tứ quả "Thanh Văn" ! - Vậy. Chúc mừng tangbong Hàng giả hiện đã thoát ly được ác thế ngũ trược.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu. tangbong

Thưa quý đạo hữu.
Thien Nhan
Lời bình:
1. Nói về lý: Chánh Pháp giảng thuyết như trên là lý Diệu Đế tuyệt đối.
2. Nhưng nói về sự thì chưa đủ logic trong tiêu đề "Pháp thiết thực hiện tại...?"
cục đất
"Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu" - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html
Kính thưa quý đạo hữu.

Bài kinh trên do Thiện hữu cục đất có lòng dưa lên qua lời dạy của Đức Thế Tôn, bậc Thầy của
Trời người, cha lành trong muôn loại, nên lời dạy rất là sâu rộng, thiết thực không giả dối,
Là pháp bảo,
không như lời
Thien Nhan
chỉ nói bằng miệng
Trong thời kỳ Đức Thế Tôn còn tại thế đã có rất nhiều vị đã chứng đắc đạo quả Tứ Thánh đế chứng thực lời dạy của Đức Phật là "Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu" rất là đầy đủ không có tỳ vết,
Thiếu sót hay dư thừa.
Thien Nhan
Nhưng nói về sự thì chưa đủ.
Kính xin đạo hữu Thien Nhan hãy quán xét tư duy kỷ trước khi viết ra những lời vô ích dư thừa.
Trước đây hơn một năm đạo hữu Thien Nhan post một bài kinh, đại khái nói về một vị thương gia đến gặp Đức Thế Tôn và thưa :
Kính bạch Ngài, xin cho tôi hỏi_ nguyên nhân nào các vị Tỳ khưu, trong đó có một số các vị tâm an lạc, không tham không sân ? và cũng số các vị khác thuyết giảng pháp thông suốt, nhưng tâm không lìa tham, tâm không lìa sân, ngược lại còn tăng trưỡng ngã mạn nhiều hơn ?
Đức Thế Tôn hỏi :_ Ông làm nghề gì ?
thương gia :_ Bạch Ngài, tôi là thương gia buôn bán hàng hóa.

Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy ông có biết đường đi đến …(không nhớ tên)….. không ?

thương gia :_ Bạch Ngài, dù đi trong đêm tối hay bịt mắt tôi lại, tôi vẫn biết đường đi không khó.

Đức Thế Tôn hỏi :_Nếu có người đến hỏi ông đường đi đến …(không nhớ tên)….ông có thể nào chỉ dẫn họ được không ?

thương gia :_ Bạch Ngài, không những chỉ dẫn họ, tôi còn có thể vẽ ra bản đồ, diễn tả rỏ từng nơi một.

Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy sau khi hỏi kỷ tỉ mỉ và được ông hướng dẫn tường tận, vẽ ra bản đồ đầy đủ chi tiết, nhưng người này chưa từng rời khỏi nơi đây, người này có thể nào diễn tả rỏ nơi …(không nhớ tên)….đó nhưng thế nào không ?
thương gia :_ Bạch Ngài, không thể nào được, người này chưa từng rời nơi đây, chưa từng đến…(không nhớ tên)….thì sao thấy và biết được nơi đó như thế nào !.
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy có phải là lỗi của ông ?
thương gia :_ Bạch Ngài, tôi đã chỉ dẫn, vẽ bản đồ diễn tả tỉ mỉ, họ không đi nào phải lỗi tại tôi.

Đức Thế Tôn : Như Lai đã hướng dẫn, đã giảng dạy tỉ mỉ tường tận, họ không cố gắng làm theo, tham sân si không diệt trừ, để hiểu và chứng thực con đường đưa đến Niết bàn, lỗi này đâu phải tại Như Lai.

"Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu"
cục đất
Thế Tôn đã dạy rằng : “… mỗi mỗi câu mỗi mỗi chữ, cần phài được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật…”; chúng ta có thật sự biết mình đang tu với ai, tu cái gì không ?
Để làm được đúng đắn và đầy đủ theo lời Phật dạy thì chúng đệ tử ngày nay chắc là chạy hết, không biết có mấy ai kham nỗi.
Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan, dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
Qua bài kinh trên,kn nghĩ đạo hữu Thien Nhan cũng đủ hiểu,đủ biết, những gì đạo hữu cần nên làm, và những gì đạo hữu chẳng nên làm rồi !

Và trong một bài kinh khác do chính Đức Thế Tôn tuyên giảng trước khi Nhập diệt, bài Pháp cúng dường cao thượng ý nghĩa bài kinh này nói về sau khi Như Lai tịch diệt rồi, chư Tỳ khưu đệ tử nào tu tập hành đúng theo lời dạy Đức Thế Tôn mau chứng đạt Tứ Thánh đế là cúng dường cao thượng đến Như Lai. (bài kinh này do Thiện hữu cục đất đã đăng lên).

Kính mời đạo hữu Thien Nhan soi đuốc tự đi , nếu đạo hữu không làm được điều này, chứng thực bài viết của đạo hữu không sai :
Lời nói được nhưng không làm được. Vì sao! - Bởi hành giả còn ngũ triền, ngũ trược, ngũ lợi sử, ngũ độn sử. Tứ Diệu Đế là vi diệu pháp dùng cho hàng giả thực tu,chỉ nói bằng miệng, dựa vào kinh nói, Thì sao gọi là "Pháp thiết thực hiện tại".

Kn đã từng viết và đã giải thích 4 chữ : học, hỏi, hiểu, hành trong đề tài Bi trí dũng, Mi Tiên vấn đáp do chính đạo hữu lập ra, trong đó kn đã chia xẻ cách tu tập, kinh nghiệm của kn để nhận ra thức đi tái sanh trong giờ cận tử.
Xin bấm vào đây : http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 9&start=48
Và chính trong đề tài "Pháp thiết thực hiện tại" này kn đã giải thích rỏ rồi ! Xin xem lại phần trên.
Đã chia xẻ rồi không còn gì để viết thêm.
(Ví dụ: Bố thí Pháp cho một người ăn xin, Bạn cho họ 100 dĩa cd Pháp thí và 100.000 đồng. Hỏi họ chọn thứ nào?) "Đã thọ dụng sắc thân thì phải lợi thuộc vào ngũ trược rất nhiều! ! !"
Bài này không liên quan với đề tài trên, cảm phiền đạo hữu Thien Nhan hoan hỉ vào đây :
Đề tài này do chính đạo hữu đã lập ra.
Xin bấm vào đây : http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=5789

PS :Nơi đây đã có vài vị thiện hữu đã góp ý rồi, Alphatran cũng nên đọc qua cho biết.
. Vì sao! - Bởi hành giả còn ngũ triền, ngũ trược, ngũ lợi sử, ngũ độn sử. Tứ Diệu Đế là vi diệu pháp dùng cho hàng giả thực tu, chỉ nói bằng miệng, dựa vào kinh nói, Thì sao gọi là "Pháp thiết thực hiện tại".
Đức Thế Tôn đã giảng dạy rồi, và trong thời kỳ Đức Thế Tôn tại thế đã có rất nhiều vị đã chứng đắc Tứ Thánh đế, Đức Phật không giống như đạo hữu hiểu :
chỉ nói bằng miệng
Ngài đã thực chứng và còn có vô số chư vị Thánh Tăng nữa, nhờ vậy mà chúng ta mới thừa hưởng gia tài chánh pháp Như Lai cho tới ngày hôm nay.
Xin xem phần dưới :
gửi bởi alphatran : http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =32&t=9181
nếu Thánh đệ tử cũng được bảy thiện pháp và bốn tăng thượng tâm5, dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.
“Bảy thiện pháp mà Thánh đệ tử có được là những gì?
1_có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai,
2_luôn sống biết tàm
3_luôn sống biết quý
4_thường thực hành tinh tấn
5_Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự học rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiện.

6_luôn sông với chánh niệm, thành tựu chánh niệm; những điều đã học tập từ lâu, [423b] đã từng nghe từ lâu, nhớ luôn không quên.
7_tu hành trí tuệ, quán sát pháp hưng suy 13. Do có trí như vậy, bằng sự phân biệt tỏ tường và thấu suôt của trí tuệ bậc Thánh 14 mà chân chánh diệt tận khổ

_ Đức Phật dạy các Tỳ khưu hãy lắng nghe xem họ nói gì, hãy lắng nghe với tâm không phiền não hay không sân si........
Đại ý ở đây Đức Phật dạy hãy lắng nghe xem họ nói đúng hay sai! hãy lắng nghe với tâm không phiền não, không sân si, như vậy tâm mới đầy đủ sáng suốt biết được đúng hay sai
( Đại ý ở đây Đức Phật dạy phương cách làm tăng trưỡng 4vlt).
Nếu chúng ta hỏi ngược lại :

Pháp nào không thiết thực hiện tại ???
là pháp ấy luôn bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não. (tham,thủ)
không đến để mà thấy, có khả năng sa đọa, hạ liệt, bị người trí chê bai, không tự mình hổ thẹn thấy sai do vô minh che đậy.



Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh.

Kính,kn.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

khai nhụy đã viết:Kính chào quý đạo hữu. tangbong
Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh.

Kính,kn.
Cảm ơn bài của Huynh, viết hơi dài khó mà hấp thụ liền.
Cần thời gian rồi mới trả lời!

Pháp thiết thực hiện tại Đức Phật cũng đã dạy lúc thời Ngài còn thị hiện (Theo Phật sử).
Còn Pháp Tứ Đế là Pháp Tứ Đế chớ không thể Pháp và Thời là một.
Tích chuyện người chăn mất con bò.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề cập đến một người chăn bò nghèo khổ ở làng Anh-huy.

Thuở ấy, ở làng Anh-huy, có một người chăn bò nghèo khổ. Một hôm, Đức Phật du-hành đến làng nầy, lại nhằm lúc anh chăn bò đang lạc mất một con bò. Suốt buổi sáng, anh chạy đi lùng khắp nơi từ lùm cây bụi cỏ của khu rừng thưa mà chẳng tìm thấy. Mãi đến gần trưa, anh mới thấy bò đang gậm cỏ bên bờ suối. Mừng quá, anh đuổi bò quay lại nhập đàn, rồi ghé vào nơi Đức Phật cùng chư Tăng đang thọ-trai, tại nhà một tín-chủ.

Bấy giờ, sau buổi ngọ-trai, chư tỳ-kheo và dân-chúng đang ngồi im, chờ được nghe Đức Phật giảng pháp. Nhưng Ngài lại bảo gia-chủ dọn cơm cho người chăn bò ăn. Sau khi người chăn bò ăn xong, Đức Phật mới bắt đầu thuyết-pháp. Lần-lượt Ngài nói đến bốn Chơn-lý Nhiệm-mầu dẫn đến con đường thánh của Bát-Chánh-Đạo. Người chăn bò lẳng-lặng, chăm chú nghe xong, chứng được đạo-quả Tu-đà-huờn.

Trên đường quay về tịnh-xá, có vị tỳ-kheo thắc-mắc, tại sao Đức Phật chẳng thuyết-giảng ngay sau buổi ngọ-trai, mà lại bảo dọn cơm cho kẻ chăn bò ăn xong, rồi mới giảng. Ngài bảo: "Nầy chư tỳ-kheo, chẳng có bịnh nào bằng bịnh đói, chẳng có khổ nào bằng khổ năm uẩn. Nếu bụng đang đói cào mà nghe Chánh-pháp, thì làm sao mà thâu-thập được hết lẽ nhiệm-mầu?"
Rồi đó, Đức Phật liền nói lên bài Kệ sau đây:
Đói là bịnh tối-trọng,
Thân năm uẩn là khổ tối-đa.
Điều nầy như-thật hiểu qua,
Là chứng an-lạc Niết-bàn tối-thượng,
(Kệ số 203.)
Trong Tích chuyện, ngày xưa không những các vị Thánh Tăng hỏi, mà ngày nay cũng có một số người vẩn còn thắc mắc như vậy! (Pháp quí nhất... :)) :)) :)) )

Ví như một người thích được khen nói "mạt vàng vào mắt thì cho nó là không phải bụi vậy". Do đó mà tâm hơn thua, thắng bại mới xẩy ra.

Đề tài và các bài viết trong đây là tôi chỉ bàn đến Bố thí Pháp thế nào cho đúng cách với thời gian, và thân năm uẩn thân tứ đại con người chớ không phải là bàn Pháp này cao Pháp kia thấp.

Tùy duyên Bố Thí mới gọi là Bố thí Ba La Mật.

(Xin lỗi, viết nhiều quá, hao tổn đủ thứ.)
***********************************
Gởi: Tất cã đ/h tham gia về đề tài này.

Nếu sửa đề tài thì có lẽ không tốn nhiều thời gian như hôm nay.

Tứ Diệu Đế là pháp thiết thực hiện tại...? Viết như vầy thì có phải là xác thực khẩn định rồi thì... (không ai phiếm luận cho tốn thời gian). Vì trên đời này không có pháp nào gọi là Pháp thiết thực, nếu có thì không gọi là Phật pháp thậm thâm vi diệu.

Pháp là đối đải, Pháp là phương tiện, Pháp cũng là tất cả không có chổ nhất định. ( Không giống như một công thức toán học. Hay hóa học. )

************************************
Kết luận về tiêu đề:

Pháp thiết thực hiện tại...? Là Pháp đúng với thời gian, đúng với sở cầu sở nguyện của người đời.

Tứ Diệu Đế là pháp thiết thực hiện tại...? Là Pháp vượt thời gian, không gian. Là Pháp tuyệt đối. Là Bất Nhị Pháp (chỉ đứng riêng rẽ...)

Bố thí ba la mật là pháp tùy duyên ba la mật. Như tích chuyện như trên.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Lúc này kn rất bận, có những công việc hơn một năm nay vẫn còn bỏ lở dở chưa xong, với lòng ngưỡng mộ người tầm cầu Phật pháp, nên kn đã trễ nãi công việc (đời và đạo), kn nên sẽ ít vào diễn đàn.

Chúc chư đạo hữu tinh tấn, an lạc trong giáo pháp chân chánh của Như Lai.

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết: Tứ Diệu Đế là pháp thiết thực hiện tại...?
Này Hiền hữu! ví như có một người ngoại đạo (Thiên Chúa, Hồi giáo..) đến hỏi Hiền hữu như sau :
"Thưa Tôn giả! Pháp thiết thực hiện tại, pháp thiết thực hiện tại, được nói đến như vậy; như thế nào là Pháp thiết thực hiện tại...?". Được hỏi vậy, Hiền hữu trả lời người ấy như sau:
"'Tứ Diệu đế','Tứ Diệu đế', được nói đến như vậy; 'Tứ Diệu đế' là pháp thiết thực hiện tại..."
- Trả lời như vậy, này Hiền hữu, những người ngoại đạo ấy có thể lóng nghe, có thế tác ý, có thể giác hiểu được ý nghĩa không ?

Lại nữa, này Hiến hữu! Nội tâm có Tham, Hiền hữu có biết: "nội tâm ta có Tham"; nội tâm không có Tham, Hiền hữu có biết: "nội tâm ta không Tham";...; Nội tâm có Si, Hiền hữu có biết: "nội tâm ta có Si"; nội tâm không có Si, Hiền hữu có biết: "nội tâm ta không Si"?
Nếu trả lời như thật như chân với lời không ngụy, Hiền hữu sẽ trả lời thế nào ?

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
khai nhụy đã viết:......
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy ông có biết đường đi đến …(không nhớ tên)….. không ?

thương gia :_ Bạch Ngài, dù đi trong đêm tối hay bịt mắt tôi lại, tôi vẫn biết đường đi không khó.

Đức Thế Tôn hỏi :_Nếu có người đến hỏi ông đường đi đến …(không nhớ tên)….ông có thể nào chỉ dẫn họ được không ?

thương gia :_ Bạch Ngài, không những chỉ dẫn họ, tôi còn có thể vẽ ra bản đồ, diễn tả rỏ từng nơi một.

Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy sau khi hỏi kỷ tỉ mỉ và được ông hướng dẫn tường tận, vẽ ra bản đồ đầy đủ chi tiết, nhưng người này chưa từng rời khỏi nơi đây, người này có thể nào diễn tả rỏ nơi …(không nhớ tên)….đó nhưng thế nào không ?
thương gia :_ Bạch Ngài, không thể nào được, người này chưa từng rời nơi đây, chưa từng đến…(không nhớ tên)….thì sao thấy và biết được nơi đó như thế nào !.
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy có phải là lỗi của ông ?
thương gia :_ Bạch Ngài, tôi đã chỉ dẫn, vẽ bản đồ diễn tả tỉ mỉ, họ không đi nào phải lỗi tại tôi.

Đức Thế Tôn : Như Lai đã hướng dẫn, đã giảng dạy tỉ mỉ tường tận, họ không cố gắng làm theo, tham sân si không diệt trừ, để hiểu và chứng thực con đường đưa đến Niết bàn, lỗi này đâu phải tại Như Lai.
Lành thay, lành thay này Hiền hữu! Khi Hiền hữu khéo tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Cũng như năm xưa, cùng một lời dạy của Thế Tôn mà có vị chứng được Thánh lý viên thành Phạm hạnh, có vị thì không. Và nay cũng vậy, cùng một lời nói của cđ mà có vị thấu hiểu sanh tâm hoan hỷ, chảy vào dòng Pháp; có vị thì không. Nhưng dầu là như thế nào, vị đệ tử cũng phải khéo tác ý, khéo hành Pháp và tùy Pháp.
Này Hiền hữu! Thời pháp mà Hiền hữu nhắc đến được nói trong kinh " Kinh Ganaka Moggalana" - Kinh 107, tập 3, Kinh Trung Bộ :

".....
Bà-la-môn Ganaka Moggallana bạch Thế Tôn:

– Các đệ tử của Sa-môn Gotama, khi được Sa-môn Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, có phải tất cả đều chứng được cứu cánh đích Niết-bàn hay chỉ có một số chứng được ?

– Này Bà-la-môn, một số đệ tử của Ta, khi được khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được.

– Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đưa đến Niết-bàn, trong khi có mặt Tôn giả Gotama là bậc chỉ đường, tuy vậy các đệ tử Tôn giả Gotama, được Tôn giả Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được ?

– Này Bà-la-môn, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, hãy trả lời cho Ta. Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào ? Ông có giỏi về con đường đi đến Rajagaha (Vương Xá) ?

– Thưa Tôn giả, con có giỏi về con đường đi đến Rajagaha.

– Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào ? Ở đây, có một người, muốn đi đến Rajagaha, người này đến Ông và nói như sau : "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha. Hãy chỉ cho tôi con đường đi đến Rajagaha". Ông nói với người ấy như sau: "Được, này Bạn, đây là con đường đưa đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những hồ ao mỹ diệu". Dầu cho người ấy được khuyến giáo như vậy, được giảng dạy như vậy, nhưng lại lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây. Rồi một người thứ hai đến, muốn đi đến Rajagaha. Người này đến Ông và hỏi như sau : "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha, mong Tôn giả chỉ con đường ấy cho tôi". Rồi Ông nói với người ấy như sau : "Được, này Bạn, đây là đường đi đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những ao hồ mỹ diệu". Người ấy được Ông khuyến giáo như vậy, giảng như vậy, đi đến Rajagaha một cách an toàn.

– Này Bà-la-môn, do nhân gì, do duyên gì, trong khi có mặt Rajagaha, trong khi có mặt con đường đưa đến Rajagaha, trong khi có mặt Ông là người chỉ đường, dầu cho Ông có khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một người lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây, còn một người có thể đi đến Rajagaha một cách an toàn ?

– Thưa Tôn giả Gotama, ở đây, con có thể làm gì được ? Con chỉ là người chỉ đường, thưa Tôn giả Gotama.

– Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta có thể làm gì được ? Như Lai chỉ là người chỉ đường."
- http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo107

Ở đây, Thế Tôn là bậc Đạo sư đã tu hành Giác ngộ; Ngài truyền dạy lại con đường Ngài đã đi, nơi Ngài đã đến và điều Ngài đã thấy; những ai muốn đến nơi và thấy được những điều đó thì phải khéo đi đúng con đường Ngài đã dạy; đến được đích hay không, điều đó tùy thuộc nơi vị ấy; ở đây không còn thuộc trách nhiệm của bậc Đạo sư.

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Làm sao nhận xét người không hiểu về ngũ lợi sử này?

- Họ không bao giờ biết "xin lỗi" dù là biết mình làm sai. (thân kiến)
- Họ chỉ tuân theo những gì họ học (kinh họ thích, thầy họ thờ.v.v. là biên kiến.)
- Họ luôn luôn bảo vệ "óc đảo" những điều họ nói là đúng hết. (kiến thủ).
- Thương ai trái ấu cũng tròn, ghét ai thì bồ hòn cũng méo. (ác kiến).
- Tà kiến trong cữ chỉ, lời nói và tập khí, hoặc hướng ngoại, như tôn sùng thần tượng, nói lời ủy mị, che dấu cái tà đạo của thân kiến, biên kiến, kiến thủ, ác kiến.

*********************************************************
Hành giả qua được 1 trong 5 ải này chưa? mà dùng kiến thức lập luận như một con cá.! :D

- Họ luôn luôn bảo vệ "óc đảo" những điều họ nói là đúng hết. (kiến thủ).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách