Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

12.Có mười triệu chứng nghi ngoại dâm.

Người đàn bà xinh đẹp, nói năng khôn khéo, êm tai, mà trong thì tội ác ngoại dâm thì căn cứ vào đâu mà hiểu họ được?

Có mười triệu chứng sẽ hiển hiện cho ta thấy:

Một là đầu tóc rối và bới tóc nghiêng một bên;
Hai là mặt hay đổi sắc và mồ hôi tự nhiên chảy;
Ba là lớn tiếng nói cười;
Bốn là hay liếc ngó không đoan chính;
Năm là trang sức lộng lẫy;
Sáu là hay nhìn trộm qua kẻ vách;
Bảy là ngồi không yên;
Tám là hay dạo chơi trong xóm làng;
Chín là hay đi dạo chơi ngoài đồng vắng;
Mười là hay giao thiệp với hạng dâm nữ.

Kinh chép: "Đàn bà con gái thật khó tin, lời nói khôn khéo của họ rất dễ hại người. Vì thế bậc cao sĩ lánh xa không muốn thân cận."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

13.Có mười việc không nên thân cận và tin cậy

Trẫm thấy thường tình người ta hay thân cận và tin cậy đàn bà mà không biết tội ác lừa gạt của họ.

Có mười việc không nên thân cận và tin cậy:

Một là vua tôi hậu đãi;
Hai là tình nhân của một người đàn bà mình quen;
Ba là kẻ ỷ sức mình;
Bốn là kẻ ỷ vào tiền của;
Năm là chỗ nước chảy rất mạnh;
Sáu là chỗ nhà cũ tường xiêu;
Bảy là hang rồng hang rắn;
Tám là chỗ quan quân tra xét;
Chín là chỗ của kẻ đã thù giận mình;
Mười là chỗ có trùng độc. Ấy chính là mười chỗ không thân cận và tin cậy.

Trong kinh có câu: "Những ai bảo uống rượu không say, những ai bảo đã say không loạn và vua hậu đãi, đàn bà thương yêu, tất cả những cái ấy rất khó tin cậy."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

14.Có năm cái đáng ghét

Như lời Ngài nói có nhiều trường hợp thương nhau quá rồi cũng ghét nhau quá. Trẫm rất ghét như vậy, và quả thật cái đó đáng ghét lắm.

Có năm cái đáng ghét:

Một là ác khẩu hại người;
Hai là gièm pha, siểm nịnh, và thúc giục sự đấu tranh;
Ba là rầy rà không thuận hòa;
Bốn là ganh ghét và trù rủa;
Năm là nói hai lưỡi gạt người.

Kinh dạy rằng: "Làm cho kẻ khác mệt nhọc và mình mong muốn sự hay ho về phần mình thì chỉ rước họa vào thân, tự gây lấy oán thù sâu nặng."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

15.Làm thế nào để được người kính mến?

Có năm tính tốt này thì được người cung kỉnh:

Một là nhu hòa và nhẫn nhịn;
Hai là cung kính và có tín tâm;
Ba là mau mắn và ít nói;
Bốn là lời nói đi đôi với việc làm;
Năm là đối với bạn càng lâu càng thâm hậu.

Năm điều ấy là đặc tính ấy làm cho người ta cung kính mình.

Trong kinh có câu: "Nếu biết thương lấy mình thì phải dè dặt giữ mình. Các bậc hiền sĩ có chí hướng cao thượng, học hiểu chính đáng thì không bao giờ lầm lạc."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

16.Còn 5 nguyên do bị người khinh mạn


Năm nguyên do bị người khinh mạn:

Một là kẻ râu dài mà ngã mạn: Râu dài (nghĩa người có tiền của quyền thế thì thường là có tâm tự cao, kiêu mạn.)
Hai là áo quần dơ bẩn: Không chỉ riêng ở ngoài, mà thường là ở trong tâm.
Ba là thiếu trí suy nghĩ: Không phân biệt được việc trắng đen, thiện ác. (nóng tánh)
Bốn là dâm ô vô lễ: Nói lời thô tục, bất nghiêm với thầy tổ. (Ăn trước, nói hước là những loại này.)
Năm là chơi bời không tiết độ: Ham chơi không có lúc, không biết dừng nghĩ.

Kinh dạy: "Giữ và thâu nhiếp ý tưởng vào chỗ chính cũng như ngựa theo dây cương; không kiêu, không mạn, thì bực người và bực trời đều cung kính."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

17.Có mười kẻ mình không nên mời về nhà

Nhà Vua lại năn nỉ:

Xin Ngài lưu ý, cùng Trẫm trở về Tịnh xá.

Hiền Nhân đáp:

Có mười kẻ mình không nên mời về nhà:

Một là Thầy ác;
Hai là bạn tà;
Ba là kẻ hay khinh bỉ bực thánh nhân;
Bốn là kẻ hay nói tráo trở;
Năm là kẻ dâm ô;

Sáu là người thèm rượu;
Bảy là kẻ có tính xấu;
Tám là người không biết ơn nghĩa;
Chín là đàn bà con gái mất nết;
Mười là kẻ tì thiếp ưa trang sức.

Đấy là mười hạng không nên mời về nhà.

Kinh chép: "Lánh xa người ác, đừng làm bạn với kẻ dâm lung, chỉ nên tùng sự các bực hiền giả, mới mong thành người minh đức."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

18.Có tám điều kiện để được an vui

Được Ngài ở lại thì Trẫm cùng thiên hạ được an vui vô sự. Nay Ngài bỏ đi thì nhân dân trong nước đều oán trách Trẫm.

Có tám điều kiện để được an vui:

Một là vâng thờ kính thuận các bậc sư trưởng;
Hai là đem sự hiếu thuận dạy cho nhân dân;
Ba là khiêm nhượng kẻ trên người dưới;
Bốn là phải tập tánh nhân đức ôn hòa;

Năm là đến cứu người trong cơn nguy cấp;
Sáu là phải quên mình mà nghĩ đến người;
Bảy là thâu thuế ăn lời nhẹ và phải biết tiết kiệm;
Tám là bỏ hận thù xưa.

Đấy là tám điều kiện để được an vui.

Trong kinh có câu: "Chuyên tu cội đức, nghĩ trước rồi làm sau, cứu giúp người trong cơn nguy cấp và bần khổ, thì trọn đời mới được an vui."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

19.Bực trí giả có mười hai điều không lãng quên

Trẫm luôn luôn nghĩ đến Hiền Nhân, nào có bao giờ lãng quên.

Bực trí giả có mười hai điều luôn luôn phải nghĩ tới không bao giờ lãng quên:

Một là khi gà gáy sáng, đã nghĩ tới tội lỗi mà lo làm việc phúc đức để đền bù lại;
Hai là nhớ việc hầu hạ tôn thân;
Ba là gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước;
Bốn là phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại;
Năm là phải nghĩ trước mới nói sau để khỏi phải lầm lạc;
Sáu là phải nghĩ đến những kẻ lạc lầm mà đem lời trung chánh dạy bảo nhắc nhủ họ;

Bảy là phải là nghĩ đến những kẻ nghèo khổ để thương xót cấp hộ;
Tám là phải lo làm việc bố thí nếu mình có của;
Chín là phải nghĩ đến việc ăn uống cho có chừng độ;
Mười là phải nhớ giữ sự công bình khi phân xử hoặc phân chia;
Mười một là phải nhớ đem ân từ ban bố cho nhân gian;
Mười hai là phải thường nghĩ đến sự huấn luyện nếu mình là quân sĩ hay võ quan.

Đấy là mười hai điều mà kẻ trí giả phải nghĩ đến. Vậy nên trong kinh có câu:

"Làm việc gì phải lo dự bị trước, như vậy sự nghiệp sẽ mỗi ngày mỗi lớn không khi nào thất bại."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

20.Bực đại hiền có mười hai hạnh tốt

Tiếc rằng Trẫm không có một bực đại hiền nào để cầm Hiền Nhân lại cho Trẫm.

Hiền Nhân lại tiếp:

Bực đại hiền có mười hạnh tốt:

Một là học rộng hiểu nhiều;
Hai là không phạm giới luật trong kinh dạy;
Ba là kính thờ Tam Bảo;
Bốn là thọ lãnh pháp lành không quên;
Năm là kiềm chế được tham sân si;

Sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm (bốn tâm bình đẳng);
Bảy là ưa làm việc ân đức;
Tám là không nhiễu hại chúng sanh;
Chín là hay hóa độ được người bất nghĩa;
Mười là không lầm lộn việc lành việc ác.

Kinh dạy: "Gặp được bực đại hiền rất khó như ít có lắm vậy các bực ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

21.Có mười lăm tội nặng


Thực là tội Trẫm quá nặng: Nuôi dưỡng kẻ ác làm cho Ngài giận mà bỏ đi.

Kẻ đại ác, đại khái có mười lăm tội nặng:

Một là sát sanh; Hai là trộm cắp; Ba là quen thói dâm ô; Bốn là dối trá; Năm là nịnh hót;

Sáu là chuốt ngót; Bảy là gièm pha; Tám là khinh bực hiền sĩ; Chín là tham sự ô trược; Mười là buông lung;

Mười một là say sưa; Mười hai là ganh ghét kẻ hiền; Mười ba là hủy báng đạo đức; Mười bốn là kẻ sát hại thánh nhân; Mười lăm là không kể tội lỗi.

Đấy là mười lăm điều tội của kẻ phàm ngu.

Trong kinh có câu: "Gian ngược, tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chính, thì khi chết, đọa vào ác đạo."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

22.Người đời có mười cái đáng hổ thẹn

Trẫm năn nỉ Ngài mãi mà không được lấy làm hổ thẹn quá.

Người đời có mười cái đáng hổ thẹn:

Một là làm vua không hiểu chánh trị;
Hai là tôi thần mà vô lễ;
Ba là thọ ân không lo báo đáp;
Bốn là có tội lỗi không chịu chừa bỏ;
Năm là một vợ hai chồng hay một chồng hai vợ;

Sáu là chưa cưới mà có thai;
Bảy là tập học không thành;
Tám là có binh khí mà không thể chiến đấu;
Chín là kẻ bỏn sẻn thấy người bố thí;
Mười là tôi tớ mà chủ không sai khiến được.

Đó là mười cái đáng hổ thẹn.

Kinh chép: "Những ai biết hổ thẹn đều là kẻ rất dễ dạy, rất dễ sách tấn cũng như điều khiển ngựa hay."


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Kinh Hiền Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

23.Có mười hai điều khó

Nay Trẫm mới biết rằng: Người đạo đức rất khó chiều chuộng.

Có mười hai điều khó:

Một là làm việc với người ngu;
Hai là yếu đuối chống lại được với sức mạnh;
Ba là thù nhau mà ở chung một nhà;
Bốn là học ít mà đứng ra nghị luận;
Năm là nghèo hèn mà trả được nợ;
Sáu là ra trận không có tướng sĩ;

Bảy là thờ vua trọn đời;
Tám là học đạo mà thiếu mất tín tâm;
Chín là làm ác mà muốn được quả báo đẹp;
Mười là sinh ra đời được gặp Phật;
Mười một là nghe được chánh pháp của Phật;
Mười hai là làm theo được chánh pháp ấy mà thành tựu.

Đấy là mười hai cái thật khó.

Kinh dạy: "Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, vâng làm theo được giáo pháp ấy thật là khó."


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.74 khách