Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Tu tập Phật pháp quan trọng nhất là chỗ phát nguyện , nếu không thì tu hoài rồi không biết mình sẽ thành gì . Và theo chỗ phát nguyện của bạn thì mọi người sẽ góp ý giúp đỡ bạn hiểu rõ đúng sai mau hơn .


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Căn bản hiểu biết tuệ văn tuệ tư của em vững chắc như vậy, cộng thêm sự hiểu tuệ tư tuệ tu trong pháp cũng đã đầy đủ, em nên dành thêm thời gian làm những gì nên làm, vô thường luôn có mặt trong danh sắc, sự sống của ngủ uẩn rất mong manh, nếu trong lúc tu tập tuổi thọ bất chợt xảy đến cắt đoạn mạng sống, em cũng không phải hối tiếc vì đã tận dụng hết khả năng tinh tấn tập sống những gì đang diễn tiến sanh diệt trong tâm.
Chúc em tinh tấn, thân tâm thường an tỉnh trong pháp.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

Trước phải tầm và tứ, sau mới phát ra lời nói. Như vậy chánh ngữ có được do duyên chánh tư duy. Lời của thầy thật là thiện ngôn. Cảm ơn về lời động viên, khích lệ của thầy thật nhiều!


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu

Nếu không hỏi về đạo lộ tu tập thì sẽ không bao giờ thành tựu. Nếu hỏi về đạo lộ tu tập thì không có ai trả lời đúng. Vậy nên, dù hỏi về đạo lộ tu tập hay không hỏi về đạo lộ tu tập, hoặc là không ai trả lời đúng hoặc là không bao giờ thành tựu

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
dtcuong
Bài viết: 7
Ngày: 30/04/14 10:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dtcuong »

Hư Danh đã viết:Nếu không hỏi về đạo lộ tu tập thì sẽ không bao giờ thành tựu. Nếu hỏi về đạo lộ tu tập thì không có ai trả lời đúng.
Lời của Thầy làm con nhớ đến đoạn kinh con từng đọc, khi Đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn:
[Trích: Kinh Trường Bộ, 16 - Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tụng phẩm II]:
"26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

dothinhcuong đã viết:
1. Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm Song Đôi, trang 870 có khái quát:
Giao thiệp với bậc chân nhân --> Nghe diệu pháp --> Lòng tin --> Như lý tác ý --> Chánh niệm, tỉnh giác --> Các căn được chế ngự --> Ba thiện hành --> Bốn Niệm Xứ --> Bảy Giác Chi --> Minh giải thoát.
Kính ĐH dothinhcuong!

Trước tiên xin được tán thán tâm mộ đạo và sự công phu, thận trọng của ĐH trong việc học hỏi kinh điển để tìm ra Đạo lộ tu tập trong Phật Pháp. Tôi cũng chỉ là kẻ sơ cơ tìm học Đạo Phật chưa được bao lâu, nhưng vẫn được nghe các vị thầy giảng rằng: Đạo lộ tu tập trong Phật Pháp không bao giờ đi ra ngoài Bát Chánh Đạo. Quả thật, các bài kinh mà ĐH nêu ra dù cách diễn giải khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau, nhưng tôi thấy tựu chung cũng là thực hành Bát Chánh Đạo, hay nói cách khác là theo đúng Tam Vô Lậu Học Giới-Định-Tuệ vậy.

Trong phần trích dẫn trên, chúng ta thấy Đức Phật có khuyên rằng bước khởi đầu là "Giao thiệp với bậc chân nhân" để "Nghe diệu pháp".
Điều này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là tìm học được đúng bậc chân tu đạo hạnh có kinh nghiệm tu chứng, vì kinh điển để lại không phải ai cũng có đủ tuệ giác và phước duyên để hiểu đúng ý Phật, chưa kể có những sai sót trong quá trình phiên dịch, những sai sót do hiện tượng "tam sao thất bản", "trà trộn xào xáo" khó tránh khỏi sau khi Thế Tôn đã nhập diệt hàng ngàn năm. Nhưng những kẻ sơ cơ như chúng ta làm sao dám chắc mình sẽ tìm được bậc "Như Lai sứ giả" như vậy? Tôi có đọc được một bài viết khá hữu ích cho những người đang muốn đi tìm thầy học Đạo như chúng ta, mời ĐH tham khảo:

THIỀN GÌ?


Sáng Chủ Nhật, tôi đang đi dạo trong sân chùa, một cô gái nhẹ nhàng tiến đến và hỏi: "Bạn ơi, thiền Phật giáo có dạy mở luân xa không?"
Tôi hơi ngỡ ngàng vì câu hỏi, chợt vui vì cô gái đến chùa, tìm hiểu thiền. Qua câu hỏi ấy, có lẽ cô gái đã tiếp cận với thiền của ngoại đạo, nên có chút khái niệm để hỏi như thế.

Chúng tôi rủ nhau ngồi bên hiên chùa. Với sự chân thành, tôi chia sẻ đôi điều căn bản, cùng cô ấy nhận biết thiền Phật giáo khác với thiền ngoại đạo (mở luân xa) như thế nào.

Nhiều loại thiền được dán mác “chính pháp”. Vậy thì có cách nào hiểu căn bản về thiền chính thống, thứ thiệt của Phật giáo? Và làm thế nào tìm được Thầy dạy thiền chính pháp?

Thực ra, đến ngay cả bài viết của một tiến sĩ - cư sĩ hướng dẫn thiền, đăng trên web Phật giáo, mà còn có "yếu tố ngoại lai" xen tạp. Nhưng chúng ta lại không đủ trí tuệ sàng lọc, thẩm định những tài liệu thiền như thế.

Để nói một vấn đề lớn, hệ trọng, quả thực là khó. Phân vân, tư lự, tôi xoè bàn tay, bấm từng ngón tay, chia sẻ với cô gái từng vấn đề:

*Thứ nhất, "thiền mở luân xa" thì có rất nhiều, ví dụ: khí công, nhân điện, thiền cảm xạ học, yoga, yogi, pháp luân công, thần quyền.v.v... Đây là thiền ngoại đạo so với thiền Phật giáo.

Mục đích của các phương pháp thiền này là dưỡng sinh chữa bệnh, tìm sự trường sinh, cứu dân độ thế, chữa bệnh thiện nguyện, tu luyện thần thông. Khi điều vi diệu mở ra, các học viên sẽ tin tưởng ông thầy, tin tưởng phương pháp thiền ấy. Cho dù họ dùng thiền khí công hay nhân điện để chữa bệnh từ thiện thì vẫn là dùng thần thông, ngoại đạo.

Trên cơ thể chúng ta có 7 luân xa. Nhiều ông thầy mở lớp dạy thiền (ngoại đạo), dùng thần thông khí công, hay điển lực gì đó nhằm mở luân xa của học viên.

Các học viên không biết ông thầy của mình đã mở luân xa nào? Cái tai hại chết người là không biết, không tỉnh giác khi luân xa mở. Ví như cánh cửa bị mở toang nên ma quỷ đột nhập vào nhà mà ta không hay biết gì cả. Vì thế, người bị vong nhập do ông thầy tác động điển lực, mở luân xa.

*Thứ hai, thiền mở luân xa của ngoại đạo thực chất là gì? Hiểu nôm na thế này:

Nếu ví các luân xa là những nụ hoa, hay những trái quả còn xanh, thì nó sẽ nở, sẽ chín khi đủ già, đủ điều kiện. Nếu ông thầy dạy thiền (ngoại đạo) mở luân xa của học viên, đồng nghĩa là ông ấy cưỡng ép hoa phải nở sớm, giống như dùng bàn tay tẽ các cánh hoa một cách thô thiển để nụ hoa xoè ra, hoa sẽ sớm tàn, héo úa.

Hoặc ví như ông thầy cưỡng bức cho quả non phải chín ép. Như vậy, bạn thấy có chất lượng không? Luân xa bị mở ra như thế có còn chất lượng hay không? Vậy mà rất nhiều người có duyên học món thiền mở luân xa này lắm nha!

*Thứ ba, thiền định Phật giáo không nhằm vào mục đích mở luân xa. Cho nên các phật tử tu thiền đâu có cần phải học về 7 luân xa. Nó mở thì mở mà đóng thì đóng, điều quan trọng là tu đúng chính pháp thiền của Như Lai.

Thiền định giúp cho người phật tử có tỉnh giác (tỉnh thức). Nếu luân xa mở ra, thì chính sự tỉnh giác sẽ canh cửa cho bạn. Người tu thiền định Như Lai còn được các Chư Thiên, Bồ Tát theo gia hộ, nên vong ma, kẻ trộm không đột nhập vào nhà bạn được.

Thực ra thiền định của Phật giáo cũng đưa đến kết quả khai mở luân xa. Nếu thực hành tốt thì luân xa mở ra một cách tự nhiên, ví như hoa thơm trái ngọt tự khắc chín. Mà trên con đường về xứ Phật, người phật tử chẳng muốn vướng bận vào mấy thứ hoa thơm, trái ngọt của luân xa hay thần thông. Nên họ không bị mắc vào cái gọi là "mở luân xa".

*Thứ tư, thiền nào khuyến khích phát huy thần thông, điển lực, khơi dậy đam mê sáng tạo ắt sẽ lạc vào bản ngã vi tế sâu thẳm, đó là tà thiền, ngoại đạo. Những khả năng kỳ diệu của con người chính là thần thông. Tâm lý thông thường, nhiều người ưa thích vì có được thần thông. Tu luyện thần thông tức là tu luyện bản ngã.

Thiền gì dạy cho bạn thấy mình giá trị lớn; được Trời, Phật, Thánh, Mẫu ưu ái gia hộ cho bạn hơn những người khác; Được "bề trên" nhập vào bạn để hành thiện cứu đời... thì ắt hẳn là tà thiền, ngoại đạo.

Thiền gì dạy cho bạn nhanh chứng đắc, thấy mình sắp đắc đạo Thánh, Phật thì ắt hẳn là tà thiền, ngoại đạo.

Ông, bà nào làm thầy, dạy thiền mà tự xưng "thay trời hành đạo, cứu dân độ thế" thì ắt hẳn là thiền của tà ma, ngoại đạo. Bạn chớ nên chữa bệnh theo vị thầy đó, chớ nên mang ơn tà ma, quỷ thần vì họ còn bản ngã. Mang ơn nhau có nhân có quả thì sẽ cuốn nhau đi trong luân hồi.

*Thứ năm, thiền định của Như Lai là con đường đưa đến vô ngã, giải thoát luân hồi. Thiền Như Lai hay còn gọi là thiền nguyên thuỷ, thiền Vipassana, thiền tứ niệm xứ… là kim chỉ nam cho mọi tông phái.

Thiền Phật giáo có nhiều tông phái. Mọi con đường đều đưa về một đích là: diệt trừ bản ngã. Bất cứ vị thầy nào dạy thiền chính pháp thì cũng sẽ đưa bạn tiến dần về cái gốc thiền nguyên thuỷ.

Ngày nay, sách dạy thiền có rất nhiều, tìm Thầy chân tu đạo hạnh ở đâu? Tìm Thầy minh sư dạy thiền Như Lai ở đâu? Điều đó tuỳ thuộc vào phước duyên của bạn. Nhưng tôi xin chia sẻ bí quyết giúp bạn tìm Thầy dạy thiền:

Đến một ngôi chùa để lạy Phật, tha thiết cầu xin Phật gia hộ cho bạn tìm được minh sư dạy thiền định. Bạn lạy Phật ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Nếu bạn vẫn cảm thấy mung lung con đường tìm Thầy, tìm đạo thì cứ tiếp tục tha thiết lạy Phật, xin gia hộ. Người nặng nghiệp thì phải lạy Phật từ 1 đến 3 năm mới bắt đầu vi diệu.

Bí quyết tìm Thầy dạy thiền đơn giản vậy thôi. Chúng tôi nói sơ sơ ngoài vỏ cây, còn cái cốt lõi thân cây của thiền định Phật giáo thuộc về sự Giác ngộ. Mong sao bạn sẽ tìm được chính pháp, tu tập thiền định theo con đường Bát Chính Đạo mà Phật đã dạy.

(Nguồn: http://phatgiao.org.vn/doi-song/201311/Thien-gi-12680/)

Chúc ĐH gặt hái được nhiều thành tựu trên con đường Văn - Tư - Tu của mình! tangbong

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin hỏi về đạo lộ tu tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Đến một ngôi chùa để lạy Phật, tha thiết cầu xin Phật gia hộ cho bạn tìm được minh sư dạy thiền định. Bạn lạy Phật ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Nếu bạn vẫn cảm thấy mung lung con đường tìm Thầy, tìm đạo thì cứ tiếp tục tha thiết lạy Phật, xin gia hộ. Người nặng nghiệp thì phải lạy Phật từ 1 đến 3 năm mới bắt đầu vi diệu.


Cát Tường rất thích lạy Phật. Năm trước, CT đến một Tịnh Xá lạy Phật, Bồ Tát rồi về quê thăm bà sẽ đi xuất gia, lúc đó lạy xong thì Sư Ông lớn tuổi lắm dẫn CT đi một vòng xem chánh điện, nơi tu tập của các Sư, phòng thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,..., kể một số chuyện đạo và bảo CT nếu rãnh mỗi ngày đến Tịnh Xá Sư dạy thiền nhưng CT đang tu niệm Phật nên chưa học thiền, CT biết Sư Ông là Vị Thầy tốt mà chưa bao giờ quay lại học, chắc chưa đến lúc.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.69 khách