Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kimcang"]
Ngữ Lục các Tổ nói Kiến Tánh Thành Phật đâu phải là nói Thật Thành Phật.
Phật Thật tức là Pháp Thân Tự Tánh.

TT cùng Tánh Giác là 2 thể khác nhau.

TT Thấy Tánh thì Tánh Giác bị TT Thấy

TT còn sanh diệt mà TT chỉ là giả tướng giả danh thì Sanh Diệt đó cũng chẳng Thật Sanh Diệt như vậy lẽ ra là Vô Sanh.
1. Ta không nên dùng ý thức mà suy lường việc Thấy Tánh là như thế nào. Bởi ta chưa Kiến Tánh thì sao mà biết được. Cho nên đừng cho rằng "Tánh giác" là vật bị TT thấy. Không phải như vậy.

Xong, nếu tạm bàn luận cho chút khái niệm thì thế nầy. Gọi là Thấy Tánh (Kiến Tánh) cũng chỉ là danh từ mượn dùng thôi, chứ không phải là thấy thiệt. Tánh Giác không là vật gì, cũng không tên gọi, không hình không tướng, thì ta làm sao mà gọi là Thấy cho được Tánh Giác? Và hơn nữa, mình đã là mình thì còn có Thấy mình chi nữa. Hóa ra đang đeo mắt kiến mà còn muốn tìm mắt kiến thì làm sao được.

Kinh Lăng Nghiêm Phật hỏi ngài Văn Thù: như ngươi là Văn Thù, lại có Văn Thù nào Thị Văn Thù hay Phi Thị Văn Thù chăng?

Ngài Văn Thù Đáp: "Bạch Thế Tôn! Đúng thế, con là chơn Văn Thù, chẳng Thị Văn Thù. Tại sao? Nếu có Thị tức có hai Văn Thù, mà nay chẳng phải không có Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng Thị và Phi."

Kinh Lăng Nghiêm Phật lại cho vi dụ:

Anh Diễn Nhã Đạt Đa nhìn kiến soi gương, thấy mặt mình trong gương, liền hốt hoảng chạy khắp sớm sợ hải nói "Tôi không có cái đầu." Bởi vì bỏ gương ra thì anh không thấy được cái đầu mình nên "Vọng tưởng" cho rằng mình không đầu mà sợ bỏ chạy.

Xong, khi người ta chỉ cho anh biết rằng anh có đầu đó, đâu có mất đâu, thì anh tỉnh lại mới hết điên.

Cũng thế, hiện tại Thánh Tri sống trong vọng tưởng, không thấy được Chính Mình (Tánh Giác), như khi tỉnh lại, trở lại với mình (Tánh Giác) thì Tánh Giác là Thánh Tri thật sự rồi, thì đâu thể dùng Thánh Tri mà đi tìm Tánh Giác, để rồi cho Tánh Giác là cái vật bị thấy ư?

Không phải như thế!

Đã là mình rồi thì còn vọng tìm mình để làm gì!



2. Vô sanh mà kimcang nói trên đó chẳng phải chơn vô sanh.

Chỉ là pháp đối đãi với sanh mà thôi.

Muốn được chơn vô sanh (Tự Tánh) phải vượt ngoài sanh cùng vô sanh.

Do lầm nhận vô sanh của tương đối, mà hàng Nhị Thừa vào Hóa Thành.
Do lầm nhận vô sanh của tướng đối để luận bàn cái vô sanh của Tuyệt Đối mà Kinh Lăng Nghiêm ngài Phú Lâu Na và trong Kinh Viên Giác Bồ Tát Kim Cang Tạng sanh nghi mà đặt câu hỏi rằng:

"Chúng sanh vốn là Phật thì tại sao lại có vô minh hiện tại? Chúng sanh bổn lai là Phật rồi sau mới khởi vô minh, vậy tất cả Như Lai đến lúc nào sanh lại phiền não làm chúng sanh?"


Phật quở: "Thiện nam tử! Tất cả thế giới những sự thủy, chung, sanh, diệt, trước, sau, có, không, tụ, tán, khởi, dừng, cho đến đủ thứ thủ xả đều là đối đãi, xoay vần tương sanh với nhau, niệm niệm tương tục, đều là luân hồi. Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà phân biệt Viên Giác thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi, vậy muốn khỏi bị luân hồi thì chẳng có chỗ đúng. Ví như mắt nháy thấy nước lặng dợn sóng, mắt ngó hẳn một chỗ thấy vòng lửa xoay tròn, do mây bay mau thấy mặt trăng đi nhanh, do thuyền đi thấy bờ trôi thì cũng như thế.

Thiện nam tử! Sự xoay vòng chưa dừng mà muốn cảnh vật dừng trước còn chẳng thể được, huống là tâm cấu bẩn chưa từng trong sạch, còn ở trong sanh tử luân hồi mà muốn quán Viên Giác của Phật chẳng xoay vần thì làm sao được! Vì thế các ngươi mới sanh ba điều nghi hoặc kể trên."


Phật Tổ Chẳng Dấy Niệm mà sao còn thế giới chúng sanh?
Ai nói còn? Nếu còn thì trọn chẳng phải Phật, Tổ.

Không nên lầm lẫn giữa chúng sanh (muôn ngàn niệm dấy khởi bên trong) với chúng sanh vật lý bên ngoài.

Niệm Vốn Vô Sanh sao lại muốn Dứt Niệm.
Niệm vốn không tự tánh, bởi niệm từ tâm sanh. Tâm cũng không tự tánh, niệm làm sáo có thật ư?

Chính do mê mờ không rõ được các tâm, các niệm là hư vọng, chúng sanh chấp thật mà thành có thế giới chúng sanh.

Mê mờ muôn ngàn niệm hư vọng dấy khởi mà chấp ấy là thật nên luân hồi sanh tử trong ba cõi sáu đường. Do vậy Phật dạy ta phải dứt các niệm hư vọng nầy, bởi nó che lấp cái Chơn Vô Sanh, Chân Tâm tự tánh. Muốn tự tánh hiện, thật chơn vô sanh thì phải dẹp các niệm hư vọng siềng xích nầy từ vô thủy!

Chứ đừng lầm lẫn Chơn Vô Sanh (Chân Tâm Tự Tánh). Chân Tâm thì lìa niệm cùng vô niệm, sanh cùng vô sanh. Tất cả khái niệm danh từ đều không đến được, không diễn tả được.

Kinh Pháp Hoa nói: "Chỉ có Phật cùng Phật mới rõ biết". Tức chỉ có người kiến tánh cũng người kiến tánh mới rõ biết mà thôi.

Ta chưa rõ biết, thì hiện tại phải tham đi!

Niệm Phật tức là Tịnh Tâm cho nên Tâm Tịnh mới Vãng Sanh Độ Tịnh.
.
Tùy vào pháp Niệm Phật.

Trì danh, quán tưởng, quán tượng hay thật tướng?

Ba phép: Trì Danh, Quán Tưởng, Quán Tượng
chỉ là phương tiện để an lập ý, chỉ có tác dụng đem nhiều niệm về ít niệm thôi.

Dù ít niệm lại thì lòng cảm thấy an vui thanh tịnh. Xong, cái an vui thanh tịnh của bớt ý niệm nầy không phải là Chơn Thanh Tịnh của Chân Tâm Tự Tánh.

Các vị Thanh Văn cũng tu tới chỗ nầy cho là xong việc, nên bị Phật quở vậy!

Phép: Thật Tướng Niệm Phật, tức Niệm Tự Tánh Di Đà, Tức Tham Thiền mới thật là phương pháp siêu quyền giúp cho ta "Tâm Tịnh tức cõi Phật Tịnh" của Đại Thừa Liễu Nghĩa như Kinh Duy Ma cật nói được.

Chỉ có pháp nầy mới giúp cho ta liễu ngộ triệt để Tánh Phật A Di Đà nơi mình, vãng sanh về thế giới Chân Tâm Tự Tánh, Mười Phương Như Lai đều đồng một Pháp Thân nầy, Mười phương Như Lai đều đồng một cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ nầy.
Mỗi Pháp Môn có sự hành trì khác TT lấy Lý Thiền nói cho người tu Tịnh Độ thì không hợp Căn Tánh không có lợi ích.
Bởi tự mình có chỗ sáng suốt hơn xưa, những cái mình hiểu lầm khi xưa thì bây giờ từ từ tự nhiên sáng tỏ. Nên muốn chia sẽ cùng người, mong sao nó giúp một phần nào sáng soi chỗ khúc mắt, hay chỗ hiểu sai mà tôi khi xưa và mọi người có thể mắt phải.

Dĩ nhiên tôi tự biết cái biết của tôi còn vọng nhưng chánh kiến hơn vài năm trước, tuy chưa đến được Chân Tâm tự tánh, nhưng ít ra có tham thiền, co đi đến tiến bước, thì cũng tự biết rõ đường đi, và càng ngày càng tự tin Tánh Giác nơi mình hơn.

Nhưng thôi, chia sẽ phần tôi thì tôi đã làm rồi, coi như cũng tròn tâm nguyện góp một phần nào lăng chuyển bánh xe cháp pháp, báo đền ân Phật, Tổ, Thầy Thiện Tri Thức đã giáo dưỡng tôi huệ mạng.

Còn ai muốn đi đường nào thì đi, đâu có gì.

Thôi Đại Chúng!

Hãy nghe Kinh Lăng Nghiêm dạy: "Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt"!

Bảo trọng. An vui!

PS.: HT Duy Lực tuy cũng tham thiền tham thoại đầu, nhưng ngài không phải là Thầy tôi. Tôi có vị Thầy dạy, ngài đã 60 tuổi rồi, xưa là Giáo Thọ của một trường Trung Cấp Phật Học và hành pháp nầy mấy chục năm rồi. Tuy nhiên tôi cũng thường nghe đọc những sách HT Duy Lực dịch, thì cũng xem như ngài là thiện tri thức của tôi, các tổ như Đạt Ma, Huệ Năng, Lâm Tế, Hoàng Bá, Bá Trượng, Đại Huệ đều là các vị thiện tri thức của tôi. Nói đúng hơn các ngài là Tổ của tôi. Tôi cũng thuộc dòng Lâm Tế.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

battinh đã viết:Bác Đồng Nát kính,

Hai bài kệ bác đăng trong này chính là hai trong bốn bài có tên là "Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản" của đại sư Diên Thọ (Vĩnh Minh). Tôi nhớ hình như trong diễn đàn có đăng rồi và có nhiều người tham gia thảo luận. Nay bác đem ra "xào nấu lại" thì cũng chỉ thêm một mớ gia vị cho khoái khẩu mà thôi...

Về mặt cứu cánh mà bàn, thì Thiền tức là Tịnh, Tịnh và Thiền không hơn không kém, so với căn tánh, thời gian và hoàn cảnh để thực hành thì hẳn là Tịnh phải dễ hơn, rộng hơn Thiền gấp bội (chỗ này chắc chạm phải chỗ ngứa của bác Thánh Tri rồi, chờ xem). :D

Người biết lo hãy tự lựa một con đường tu tiến cho hạp, cho vừa và đồng thời cũng đừng nên có quan niệm chấp nê, nặng nhẹ mà thành "bệnh" không hay!

Kính.
tangbong
Thiện hữu nè, ngu muội như Đồng Nát thì mới hay hỏi lung tung thế đó...
Thiết nghĩ nói thì nói cho tới nơi tới chốn, không thì nó rơi vào đọan kiến...

xin hoan hỉ mà xét rằng ngu này không có ý bài bác hay đã kích Tông phái mà là đang thảo luận pháp học đấy...đang đi tìm chân lý đấy... Phương tiện và Lý tánh không tách rời nhau, phàm phu ngu muội khong cần hiểu lý tánh mà cứ y theo phương tiện mà thực hành để bước trên con đường đưa đến giải thoát,...miễn bàn về phương diện này, nhưng đã tách bạch nói này nói kia, tâm đã phân biệt có Tông này Phái nọ thì bắt buộc phải Tuệ Tri cho ra cái gọi là Chánh Tri Kiến chúng ta là kẻ phàm phu ngu muội thì cứ dùng 18 giới mà quán xét trước đi, đây chính là Tuệ Tri mà Đức Thế Tôn chỉ dạy... ở đây không có ý ngã mạn xem thường với một cái tâm phân biệt cao thấp gì hết...

@Battinh chỉ chăm chăm thấy "cái ngón tay chỉ trăng" mà chẳng thấy "Trăng"... nên mới nói câu "Tịnh dễ hơn Thiền"...
Pháp nào không Tịnh mà độ thưa các thiện tri thức??? quý vị đang dùng cái tâm phân biệt để do lường đó sao??? Tánh bất nhị rơi rụng đâu cả rồi? kinhle

Thường nghe nói: cảnh giới Tây Phương Cực Lạc có cả Tứ thiền, ở đây Đồng Nát không có phủ định hay khẳng định về Tứ Thiền nơi Tây Phương Cực Lạc, mà ngu này xin hỏi lại về phương tiện hay phương pháp thực hành cho đại chúng:

Miệng niệm Danh hiệu Phật mà tâm quán tưởng một hình ảnh của Đức Phật A Di Đà, hay quán tưởng về một thế giới mà mình chưa hề thấy biết đó là "Tây Phương Cực Lạc", vậy theo cách phương tiện như thế sao có thể có Tứ Thiền nơi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc? và thực hành theo cách như vậy sao có thể gọi là trong Tịnh Tông thâu nhiếp cả Thiền Tông??? Vì Thiền là Vô tướng, trong khi có người chỉ dạy phương tiện cho người sơ cơ tu hành rằng :quán tưởng tướng Phật A Di Đà mỗi khi niệm Phật.

Ở đây rơi vào chỗ phương tiện cho người sơ cơ một cách tùy tiện dẫn đến chấp tướng-chấp sự...dẫn đến vọng tưởng sao có thể nói là nhiếp cả thiền Tông??? Như thế làm sao có cảnh giới Tứ Thiền nơi Thế Giới tây Phương Cực Lạc???

Nói đi thì phải nói lại để giữ cho Trung đạo, xin trích dẫn một đoạn Kinh văn ra đây để quý vị Tu hành Tịnh độ Tông tham luận đi đến chỗ Chánh Tri Kiến mà nhất quán được cái gọi là nhiếp cả 5 Tông, và để cho các chư vị thiền Tông cũng khong nhìn sai lệch ý nghĩa phương tiện nơi Tịnh Độ Tông, để tất cả phàm phu chúng ta không rơi vào đoạn kiến:

"Nầy Phật tử hãy chăm chú lắng nghe, tôi sẽ giải thích tường tận.
Danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh... dẫu trăm ngàn muôn ức na do tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Nay vì chúng sanh nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, mà tôi sẽ lược nói để chúng sanh thu hoạch nhiều lợi ích.
Nầy Phật tử! Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là gì ?
Nam Mô là thủy giác. A Di Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.
Nam Mô là năng niệm, A Di Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.
Nam Mô là giới luật, A Di Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.
Nam Mô là thế gian giới, A Di Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.
Nam Mô là thường, A Di Đà là tịch, Phật là quang.
Nam Mô là diệu quan sát trí, A Di Đà là bình đẳng tánh trí, Phật là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí.
Nam Mô là phi hữu, A Di Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.
Nam Mô là như thực hữu, A Di Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.
Nam Mô là sai biệt trí, A Di Đà là vô sai biệt trí, và Phật là pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.
Nam Mô là phương tiện lực, A Di Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.
Nam Mô là ly trần, A Di Đà là ly căn, Phật là ly thức.
Nam Mô là chuyển y tạng, A Di Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.
Nam Mô là ly cẩn tạng, A Di Đà là Niết Bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.
Nam Mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A Di Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
Nam Mô là gia trì lực, A Di Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.
Nam Mô là khai thị vô lượng trí, A Di Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.
Nam Mô là thế gian giải, A Di Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận... mà bảo rằng danh hiệu Nam Mô A Di Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy? Bởi vì danh hiệu ấy chính là không tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh.
Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tánh. Vì sao vậy? Bởi vì danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật chính là vô tận tạng, hư không tạng, đà ra ni tạng, giải thâm mật cụ túc tạng ...
Lại nữa, không thể chấp trước vào ý nguyện vãng sanh, tâm thái mong cầu Phật lực, hoặc an trú bản nguyện lực, hay sự phát tâm bồ đề quảng đại... mà cho rằng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là hữu thú hướng hoặc vô thú hướng. Vì sao vậy? Bởi vì danh hiệu ấy, chính là tịch tịnh tạng, thanh tịnh vi diệu tạng, minh triệt tạng, là trần tạng, là thức tạng, là cấu tạng...
Lại nữa, không thể chấp trước vào cách thức trì niệm, vào nghi tắc lễ bái cúng dường, vào sự khẩn thiết xưng tán, sám hối hoặc tâm chí tùy hỷ công đức của hành giả niệm Phật mà cho rằng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là hữu sở y hay vô sở y. Vì sao vậy? Bởi vì danh hiệu ấy chính là khả ái nhạo tạng, là ly chủng chủng trần cấu tạng, là ly uẩn tạng, là vô chướng ngại tạng, là vô tận công đức tạng... vô tận thiện căn tạng, là Niết Bàn tạng, là như huyễn tam muội vô vi tạng, là thành tựu Phật độ tạng, là quyết định vô thượng bồ đề tạng, là Phổ Hiền bất tư nghị giải thoát tạng…
Khi ngài Phổ Hiền Bồ Tát ở trước đức Như Lai mà tuyên thuyết ý nghĩa và công đức bất khả tư nghị của danh hiệu Phật rồi, đức Như Lai khen rằng: “Lành thay! Lành thay!”

(Trích từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật - Phẩm thứ ba - Niệm Phật Công Ðức) http://niemphat.net/Kinh/niemphatbala.htm


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thưa quý Tăng, Ni, các thiện tri thức và toàn thể đại chúng,

Hoan hỉ trả lời cho đệ tử ngu muội này câu hỏi:

Có phải hiện nay trong các chùa tu hành Tịnh Độ Tông đều có khóa hành thiền kết hợp không? Chỉ cần trả lời:
1/ Có
2/ Không

Vậy hỏi tiếp, Đồng Nát đọc thấy trong kinh nói rằng

"trong quá khứ vô lượng vô biên na do tha kiếp, các đức Phật Như Lai đã dùng hằng hà sa phương tiện, thí dụ, ngôn thuyết, để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh vào Cảnh Giới Giải Thoát Tối Thượng Nhất Thừa. Nhưng duy chỉ có niệm Phật là cứu cánh đệ nhất.
Vi Đề Hy, hiện tại nơi trăm nghìn muôn ức na do tha quốc độ khắp mười phương, các đức Phật Chánh Ðẳng Giác cũng đang dùng hằng hà sa phương tiện, ngôn thuyết, thí dụ để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh dung hóa vào Không tánh, Niết Bàn DiệuTâm Như Lai Tạng, nhưng duy chỉ có Niệm Phật là hữu hiệu, siêu việt đệ nhất." http://niemphat.net/Kinh/KinhNiemPhat/n ... tunghi.htm


Kính thưa quý Tăng -Ni và các thiện tri thức hiện đang vừa niệm Phật vừa hành thiền, theo như trong kinh nói "duy chỉ có niệm Phật là cứu cánh đệ nhất.(...) và duy chỉ có Niệm Phật là hữu hiệu, siêu việt đệ nhất thì cần gì phải kết hợp thiền Tông??? ./..,., :-? #-o Bởi vì một mình Pháp môn niệm Phật đã là cứu cánh rồi mà??? Vậy lời nói và việc làm có nhất quán hay không?

Nhờ chỉ dạy để giúp ngu Đồng Nát phá tan mối nghi tình này. kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. kinhle
Nam Mô Mười Phương Chư Phật. kinhle

Kính tangbong


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Trì danh hiệu Phật đến nhất tâm bất loạn cũng như minh tâm kiến tánh. Nếu không nhất tâm thì cũng được vãng sanh, lợi cả đôi đường. Trong tam kinh Tịnh độ có nói rõ cả một "lý lịch" của Phật A Di Đà và quá trình tu tập thành Phật. Nếu Đức Phật Thích Ca chỉ nói niệm thật tướng Phật thì cần gì kể một câu chuyện chẳng dính dáng gì cả. Cần gì Đức Phật A Di Đà phải phát ra 48 lời nguyện ?

Nếu như đạo hữu nói khi xưa Phật thuyết pháp hàm ẩn nhiều ý nghĩa, vậy thì tôi cho rằng: Phật nói về Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc cũng là nghĩa chân thật như vậy. Trong lúc thuyết kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật Thích Ca cũng đã nói kinh này khó tin, thật đúng là như vậy. Những bậc cao tăng tôn túc trong đạo mà còn sanh lòng nghi hoặc thì thật uổng công sức của Đức Thế Tôn.

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Theo đúng thì nên niệm Phật thôi, không cần kết hợp Thiền làm gì. Như Ấn Quang đại sư có dạy chỉ chuyên tâm niệm Phật, đôi lúc niệm Quán Thế Âm để nhờ Ngài cứu khổ cứu nạn, che chở cho mình; làm các công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Niệm Phật nếu chuyên nhất vào Phật hiệu cũng như ngồi Thiền cố gắng chế phục tâm cho định. Khi đạt nhất tâm bất loạn thì cũng được bất niệm tự niệm vì đã niệm thành thục khiến tâm thức quen dần và đó chính là niệm mà vô niệm. Đạt đến trình độ đó thì chắc chắn vãng sanh thượng phẩm.

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đồng Nát đã viết:Thưa quý Tăng, Ni, các thiện tri thức và toàn thể đại chúng,

Hoan hỉ trả lời cho đệ tử ngu muội này câu hỏi:

Có phải hiện nay trong các chùa tu hành Tịnh Độ Tông đều có khóa hành thiền kết hợp không? Chỉ cần trả lời:
1/
Trả lời xong!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đồng Nát đã viết:
battinh đã viết:Bác Đồng Nát kính,

Hai bài kệ bác đăng trong này chính là hai trong bốn bài có tên là "Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản" của đại sư Diên Thọ (Vĩnh Minh). Tôi nhớ hình như trong diễn đàn có đăng rồi và có nhiều người tham gia thảo luận. Nay bác đem ra "xào nấu lại" thì cũng chỉ thêm một mớ gia vị cho khoái khẩu mà thôi...

Về mặt cứu cánh mà bàn, thì Thiền tức là Tịnh, Tịnh và Thiền không hơn không kém, so với căn tánh, thời gian và hoàn cảnh để thực hành thì hẳn là Tịnh phải dễ hơn, rộng hơn Thiền gấp bội (chỗ này chắc chạm phải chỗ ngứa của bác Thánh Tri rồi, chờ xem). :D

Người biết lo hãy tự lựa một con đường tu tiến cho hạp, cho vừa và đồng thời cũng đừng nên có quan niệm chấp nê, nặng nhẹ mà thành "bệnh" không hay!

Kính.
tangbong
Thiện hữu nè, ngu muội như Đồng Nát thì mới hay hỏi lung tung thế đó...

@Battinh chỉ chăm chăm thấy "cái ngón tay chỉ trăng" mà chẳng thấy "Trăng"... nên mới nói câu "Tịnh dễ hơn Thiền"...
Pháp nào không Tịnh mà độ thưa các thiện tri thức??? quý vị đang dùng cái tâm phân biệt để do lường đó sao??? Tánh bất nhị rơi rụng đâu cả rồi? kinhle
Bác trích một câu cuối, mà quên đi câu đầu: " so với căn tánh, thời gian và hoàn cảnh để thực hành...", rồi so với thời mạt pháp này thì biết Phật Thích Ca đã có nói rồi đó. Tôi không nhớ hết những điều trong kinh mà chỉ biết vậy thôi.

Thấy mặt trăng thì mỗi người thấy khác nhau, đừng bắt người ta phải nói ra, nói ra thì lỗi rồi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Kính thưa quý Tăng -Ni và các thiện tri thức hiện đang vừa niệm Phật vừa hành thiền, theo như trong kinh nói "duy chỉ có niệm Phật là cứu cánh đệ nhất.(...) và duy chỉ có Niệm Phật là hữu hiệu, siêu việt đệ nhất thì cần gì phải kết hợp thiền Tông??? ./..,., :-? #-o Bởi vì một mình Pháp môn niệm Phật đã là cứu cánh rồi mà??? Vậy lời nói và việc làm có nhất quán hay không?
1) Người đã Tu Niệm Phật Vãng Sanh (chuyên tu) thì không cần phải tu thêm môn Thiền, vì theo đúng pháp Tu Niệm Phật thì đã tự động có Thiền rồi. Nhíp tâm vào câu Phật Hiệu chính là Thiền rồi, nhíp sâu hay cạn tùy thuộc sự hiểu về Lý Tánh hay Tự Tánh Di Đà. Nhíp cạn thì phải bám vào câu Phật Hiệu, không để lạc mất, không gián đoạn, như thế Tín - Nguyện mới được giữ vững mà vãng sanh, nhất là khi lâm chung.

Như trên gọi là Chánh Hạnh. Vị nào, an lập trường kỳ Huân Tu Chánh Hạnh này ắt là người hữu duyên sâu lớn với Tịnh Độ.

2) Người kiêm thêm tu Thiền, thật ra người đó chưa phải chuyên tu một môn Niệm Phật mà là do thói quen và sở thích Thiền trước đây mà Hành Thiền rồi lấy đó hồi hướng công đức để vãng sanh Tịnh Độ.

Đây gọi là Tạp Hạnh. Tuy có thể vãng sanh nhưng đòi hỏi Tín-Nguyện phải thật sự rất kiên cố, nếu không thì hay bị do dự, không nhất quán trong tu tập, thậm chí chẳng đạt kết quả đáng kể gì.

3) Sở dĩ Pháp Niệm Phật được là cứu canh đệ nhất, hữu hiệu, siêu việt đệ nhất vì:
+ Đang trong địa vị Phàm Phu thậm chí kẻ từng phạm tội nặng biết cách sám hối thì đều có thể vãng sanh, một đời tại Cực Lạc chứng ngộ Vô Sanh đủ sức tự tại sanh tử, tất cả đều bước lên địa vị một vị Thánh Giải Thoát ba cõi, không sót ai.

+ Những người Niệm Phật vãng sanh ắt hẳn không nghi ngờ năng lực không giới hạn của Phật Lực, gần là vãng sanh, cái thực sự họ nhắm đến báo thân viên mãn, đến chỗ thực nghiệm Phật Quả như các vị Phật, không dừng lại ở bất kì mục tiêu nào khác khi đạt đến.

+ Người có duyên Tịnh Độ thì sẽ hành trì, bất luận là người căn cơ ra sao, miễn có duyên thì đều tu được dễ dàng và đạt đến những lợi ích như trên.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Có phải hiện nay trong các chùa tu hành Tịnh Độ Tông đều có khóa hành thiền kết hợp không? Chỉ cần trả lời:
Buổi sáng khi các chùa (phần đông) đều có ngồi tĩnh tọa 30 phút, sau đó mới tụng Lăng Nghiêm Thập Chú buổi sáng.

Xong, đó không phải là Tham Thiền (Tổ Sư Thiền). Đó chỉ là giáo môn thiền như quán hơi thở thôi.

Nhiều người lầm nhận cho "Ngồi Thiền" "Tham Thiền". Thật là sai lầm lớn.

Pháp Tham Thiền nầy chỉ có người có căn duyên thì mới nhận ra chịu tin nhận tu hành. Người không có căn duyên thì không có phần.

Thời nay cách chư Hiền Thánh đã xa, căn cơ thấp kém, phần đông không còn ai hiểu biết và nhận ra các Tham Thiền nầy. Nên không nhiều người Tham Thiền nầy, không ai hiểu biết nên không ai truyền bá pháp môn nầy, dẫu truyền, nhưng tìm một người có thể lãnh được cũng rất khó, Thầy tôi nói, ngài dạy học tăng 30 năm, mỗi khóa 150 người chỉ được vài người có thể kham lãnh hội được mà tu hành, và từ khi định cư sang Mỹ tới nay cũng chưa tìm được người, chỉ có tôi tự tìm đến tham học và nhận lãnh được. Vả lại người tham thiền nầy phần nhiều là chuyên tu, ai nhận được thì miên mật chuyên tu thôi, nên ít phổ biến. Ngay cả thầy tôi, khi có ai mời giảng pháp cũng không giảng pháp nầy. Chỉ khi nào có ai tìm đến hỏi mới chỉ dạy. Chính tôi lúc đầu gặp thầy cũng nghe giảng pháp, sau khi giảng xong, thầy vào thất, tôi mò theo hỏi đạo, lúc đó tôi còn tu pháp Trì Danh hiểu theo giáo môn trên ngôn từ, nói ra lời nào đều bị thầy tôi chỉnh lại hết, bởi tôi cũng có chút hiểu biết giáo môn đem kinh ra tranh luận giữ dội với Thầy, nhưng đều bị bát hết, (Như ngài Anan và Phật Thích Ca trong lăng nghiêm, 7 chổ tìm tâm đều bị bát hết), không còn lời gì để nói, và tánh tôi kiên trì nhẫn nạy chịu nghe mà lãnh hội được, từ đó qua lại nhận được ý chỉ thiền tông, nên chịu tham thiền.

Cho nên chúng sanh ít có ai am tường. Chỉ biết có niệm Phật Trì Danh, bởi vì nó phổ biến hơn. Xong, bây giờ các chùa đua nhau đề xướng Trì Danh, nhưng vì quá đề xướng, thường hay nói bậy để đưa pháp Trì Danh đến 9 tần mây. Nói Quá hơn việc Trì Danh có thể cho người thì chẳng có lợi gì, còn khiến người ta đi sai đường.

Nhíp tâm vào câu Phật Hiệu chính là Thiền rồi, nhíp sâu hay cạn tùy thuộc sự hiểu về Lý Tánh hay Tự Tánh Di Đà.
nhiếp tâm trì danh hiệu thì thiền. Xong chỉ là thiền của giáo môn, an lập chí của nhị thừa.

Đừng lầm cho là Tham Thiền của Tổ Sư Thiền.

Chỉ có pháp Thật Tướng Niệm Phật Niệm Tự Tánh Di Đà mới đúng là Tham Thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết: nhiếp tâm trì danh hiệu thì thiền. Xong chỉ là thiền của giáo môn, an lập chí của nhị thừa.

Đừng lầm cho là Tham Thiền của Tổ Sư Thiền.
Đối với một người niệm Phật thì đều này không quan trọng, mục đích của họ là vãng sanh.

Ở đây xin nói thêm: Công phu nhíp tâm cũng tùy theo mỗi người, bình thường là tâm bất loạn, sâu hơn là tâm bất nhị,....không có giới hạn.

Chữ Thiền ở đây là nói đến Tổng Trì Pháp, không phải nói đến cách thức hành Thiền.

Niệm Phật là Dị Biệt Pháp (Dụng), Nhíp Tâm là Tổng Trì Pháp (Thể). Nhíp tâm niệm Phật là kết hợp rất rộng lớn, không có giới hạn, rốt ráo chính là Phật Quả viên mãn.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Đối với một người niệm Phật thì đều này không quan trọng, mục đích của họ là vãng sanh.

Ở đây xin nói thêm: Công phu nhíp tâm cũng tùy theo mỗi người, bình thường là tâm bất loạn, sâu hơn là tâm bất nhị,....không có giới hạn.

Chữ Thiền ở đây là nói đến Tổng Trì Pháp, không phải nói đến cách thức hành Thiền.

Niệm Phật là Dị Biệt Pháp (Dụng), Nhíp Tâm là Tổng Trì Pháp (Thể). Nhíp tâm niệm Phật là kết hợp rất rộng lớn, không có giới hạn, rốt ráo chính là Phật Quả viên mãn.
BK1985 viết hay quá


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Về mặt cứu cánh mà bàn, thì Thiền tức là Tịnh, Tịnh và Thiền không hơn không kém, so với căn tánh, thời gian và hoàn cảnh để thực hành thì hẳn là Tịnh phải dễ hơn, rộng hơn Thiền gấp bội (chỗ này chắc chạm phải chỗ ngứa của bác Thánh Tri rồi, chờ xem). :D
Nói bậy thì phải sửa.

1. Thiền tức là Tịnh, Tịnh tức Thiền. Câu nầy chỉ có người thật tham thiền mới hiểu được. Người Trì Danh không hiểu được rõ ràng câu nói nầy.

2. Khi nói "dễ" thì giống ngoài đời nói "rẽ". Người đời thường nói "Tiền nào của nấy" khi mua đồ. Thà mua đồ mắt mà chất lượng, mua đồ rẽ thì không chất lượng. Thế thì ai muốn mua món hàng nào thì tùy ý. Xong hàng rẽ tuy rẽ nhưng không so sánh được hàng mắt tiền. Ham rẽ thì có khi hối hận vì mua rẽ về sài vài ngày là xong. Anh chịu mua đồ với giá tiền đó, thì đồ đó chỉ tương xứng với giá tiền đó thôi, không hơn được nữa.

Như tu nhân hữu lậu mà đòi quả vô lậu thì không được. Trái nhân quả.

Như tu nhân thiên thừa mà đòi quả Phật thừa thì không được.

Một căn già lớn giá 1 triệu đô Mỹ.

Đưa 1 triệu đồng Việt Nam mà đòi nhà 1 triệu đô Mỹ thì sao được.

Đem giấy tiền vàng bạc mà sài trên dương thế thì sao được. Hay dùng để mua đồ trên dương thế thì sao được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.84 khách