Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

anhshipga đã viết:
Ở đây, mọi người đang tranh luận về Tuyệt Quán Luận. =P~

Tức là đang nói về những vấn đề ở ngoài 7 việc trên. =((
:). Vì bạn hỏi về việc vận dụng như thế nào, ý nghĩa ra sao, vì vậy mình mới đưa ra 7 bước như trên hỗ trợ bạn tham khảo.
anhshipga đã viết:
Trong topic này hình như chẳng có ai đã vào chia sẽ mà không hiểu và phản đối "pháp hay nhân có ngã ( có một thực thể nắm bắt được) / "vô ngã"/"ngũ uẫn giai không"/ "mọi pháp đều không có tự tánh". Nhưng rốt cuộc điều này có ý nghĩa gì? Có thể giúp được gì cho những người tu hành? Vận dụng nó như thế nào?
Nam mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Tôi hỏi vận dụng "tánh không" như thế nào? Tôi không hỏi làm thế nào để chứng được nó! Hàng bồ tát đệ bát địa vận dụng tánh không như thế nào để bước tiếp lên hàng thập địa rồi Phật địa?

Câu hỏi này thật ra cũng chẳng ăn nhập gì đến Tuyệt Quán Luận nên bác cũng không cần phải trả lời.


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

anhshipga đã viết:Tôi hỏi vận dụng "tánh không" như thế nào? Tôi không hỏi làm thế nào để chứng được nó! Hàng bồ tát đệ bát địa vận dụng tánh không như thế nào để bước tiếp lên hàng thập địa rồi Phật địa?

Câu hỏi này thật ra cũng chẳng ăn nhập gì đến Tuyệt Quán Luận nên bác cũng không cần phải trả lời.
Mình đã hiểu câu hỏi của bạn :)!

Nam Mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"hlich"]tangbong

"đại chúng bộ" có lẽ do từ chủ trương của "nhất thiết pháp hữu bộ" mà cho rằng nhị thừa chưa đạt đến pháp vô ngã; mình thì thấy chủ trương của "thắng pháp" (mà "nhất thiết pháp hữu" là một chi bộ) nói chung chỉ cho rằng có các pháp căn bản của thế giới hiện tượng
Theo lời trên có lẽ hlich cho rằng "Đại chúng bộ" tức là đại thừa? còn "nhất thiết pháp hữu bộ" là Nhị Thừa?

Thật ra chẳng phải vậy.

Trước khi Đại Thừa phát triển, thì các trường phái A Tỳ Đàm chia ra nhiều lối đi.

1. Trường phái "Nhất thiết hữu bộ" chủ trương "nhất thiết pháp giai hữu".
2. Trường phái "Đại chúng Bồ" thì đối với chủ trương trên mà đưa ra chủ thuyết là "Nhất thiết pháp giai không". Nhưng cái giai không của họ đưa là ra ngang qua "duy lý" bởi suy luận của bộ não. Cho nên vô hình chung đưa trường phái họ đến "kiến chấp ngoan không".

Sau nầy dựa trên truyền thống "Đại Chúng Bộ" mà trường phái Bát Nhã, thấy rõ pháp giới thông hóa, đương thể tức không của vạn pháp bằng tuệ quán (quán chiếu Bát Nhã). Do nhờ có thật sự thực hành bằng công phu thiền quán chứ không phải dùng bộ não để lý luận suông, nên trường phái Bát Nhã đưa người ta đến giác ngộ giải thoát, mà không lọt vào ngoan không như những trường phái Đại Chúng Bộ lúc mới đầu và đã bị hủy diệt, bởi đưa người đến ngoan không.

Ngài Long Thọ lập ra "Bát bất trung đạo" để giúp hành giả quét sạch mọi kiến chấp giả lập của võ nào để Trí Bát Nhã được soi sáng (minh tâm kiến tánh). Luận Bát Bất là dùng phủ định một lượt tám cập phàm trù của tâm thức chấp thủ, để giúp tâm thức vượt khỏi mọi phủ định và khẳng định thuộc tri kiến chúng sanh mà tình thức giả lập.

Không sinh không diệt
Không thường không đoạn
Không một không khác
Không đến không đi

Tám cập phàm trù trên là nói tổng quát tất cả pháp tương đối của thế gian mà con người ai cũng chấp dính không bỏ được.

Cho nên phải dùng một chữ "Vô"/"Không" để quét sạch hết mọi phủ định và khẳng định của tâm thức. Nhờ quét sạch những thứ mà tâm thức hay bám chấp, nên không còn có gì để bám chấp nữa, thì tâm thức mới không còn bị bám chấm ràng buộc, cho nên vô trụ giải thoát và tri kiến Phật do nơi vô trụ mà hiển lộ.

Kỳ thật ngài Long Thọ cũng là dùng phương tiện "ngôn ngữ" lập ra cái lý luận nầy để chỉ bài hé mở cho người sơ cơ học phật một chút chân trời thú thướng giải thoát giác ngộ mà tìm lối về nhà, bởi Bát Nhã thì không thể nói, mà không nói thì chúng sanh không bao giờ biết được mà hướng về. Cho nên phải dùng phương tiện mở bài ngôn ngữ gọi là "Văn tự bát nhã". Và do nhờ dựa trên "Văn tự bát nhã" chúng sanh mới có thể thực hành Quán Chiếu Bát Nhã mà thật chứng Thật Tướng Bát Nhã.

Nhưng đây cũng là Đại Thừa Giáo Môn.

Còn pháp Tối Thượng Thừa Thiền Tông thì như Phật Thích Ca đưa cành hoa, Tổ Ca Diếp mĩm cười được trao tâm ấn. Chẳng cần lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, mà không một lời nào, không cần lập ra lý luận chi khác.

Bởi tri kiến chúng sanh chấp thủ quá nhiều nên mới dùng lý luận để bát bỏ mọi chấp thủ của họ, hầu mong họ nhã ra cái chấp thủ của họ.

Còn người căn tánh đại thừa, thượng căn thì không cần phải thuyết chi nhiều lý luận với họ, chỉ cần nói một câu là họ ngộ đạo rồi như Lục Tổ hỏi ngài Huệ Minh:

"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?"

Ngay đó ngài Huệ Minh liền dứt cái tâm hư vọng chấp trước mà được giác ngộ giải thoát.

Lục Tổ không có lý luận quanh co giống ngài Long Thọ dùng Bát Bất Luận để phá chấp người đời.

Thời ngài Long Thọ thì Đại Thừa mới phát triển nên ngài Long Thọ bất đắc dĩ phải lập ra luận ấy để diều dắt kẻ sơ cơ vào Đại Thừa.

Tới thời Lục Tổ căn tánh lanh lẹ, đại thừa đã có lâu rồi vững rồi, nên không cần phải lý luận quanh co, trực thẳng là tới.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Theo Kinh Tạp A-Hàm, đức Phật khẳng định các pháp như ngũ uẩn, 6 xứ, 12 giới, ... đều là vô thường, đều trống rỗng tự ngã, bậc Thánh đệ tử Thanh Văn đã giác ngộ như vậy. Theo đó, bậc Thanh Văn đã giác ngộ không có tự tính nơi pháp (pháp không).

Nam Mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Hôm nay là ngày Mùng 5 Tết Quý Tỵ, nhân dịp dạo thăm nơi này, con xin được bộc bạch một vài cảm nghĩ tạm gọi là để xin được tâm tình đầu năm với những Cao-Nhân, những độc giả hữu duyên đọc được nội dung này.

Cách suy luận "chẳng phải Pháp" tức là "Phi Pháp" cũng tương tự như cách suy luận trong lĩnh vực Toán-học: "chẳng phải +1" tức là "-1" (?); còn cái giao động trong khoảng giữa nhỏ hơn +1 nhưng lớn hơn -1 và những cái giao động trong khoảng lớn hơn +1 và nhỏ hơn -1 có thể tạm gọi "tức là....thế nào?" để người đọc/nghe có thể lĩnh hội được...

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp. Thánh nhân tạm mượn công cụ giao tiếp này để giáo hóa người đời. Vì người đời thuộc về nhiều căn cơ trí ngộ khác nhau nên phải diễn nói khác nhau để tất cả đều có cơ hội ngang bằng tiếp cận được cái "CHÂN THẬT" mà Thánh nhân muốn truyền đạt để thế nhân tiến hóa. Ngôn ngữ không phải là trí tuệ mặc dù trí tuệ ẩn trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là Phật Pháp mặc dù Phật Pháp ẩn trong ngôn ngữ... Ngôn ngữ là ngôn ngữ. Trí tuệ là trí tuệ. Phật Pháp là Phật Pháp. Khi ta loại bỏ ngôn ngữ mà ta sử dụng ở đây, thì thuật ngữ "Pháp", "Phi Pháp" bằng văn tự/âm thanh tự dứt bặt. Nếu vậy, thì quả thực là vô cùng khó để có thể nói được "Pháp" và "Phi Pháp" là có hay không có tồn tại. Những khái niệm trừu trượng không thể cân đong đo đếm bằng ngũ quan thể xác. Những khái niệm trừu tượng đó có thể tạm gọi là biến mất nếu không còn ai nhắc tới hoặc nhớ tới, có thể tạm gọi là biến mất nếu không còn tồn tại ở dạng âm thanh, chữ viết. Tuy nhiên những khái niệm trừu tượng đó vẫn có thể tiếp tục tồn tại ở dạng khác, hình thức khác, hoặc tiếp tục tồn tại trong Trí Tuệ Phật-Tiên.... Cho nên, cần phải cụ thể là: cách diễn đạt đó là dành cho người đọc/nghe ở trình độ căn trí nào...

Hồi thời Chư Phật, Tổ thuyết pháp trực tiếp, bối cảnh xã hội, nguyên do thuyết pháp, đối tượng trình độ căn trí người nghe, ngữ cảnh...rất cụ thể rõ ràng. Trong thời "Mạt pháp" này, đa phần chúng sanh tuy xuất phát từ những căn trí sai biệt, nhưng lại tham khảo cùng một nguồn tài liệu Kinh-Sách, nên những cách diễn dịch khác nhau, thậm chí đối lập nhau là điều có thể hiểu được và cảm thông được. Thông qua cách diễn đạt đó, có thể hiểu được tương đối mức độ Trí-huệ và Thiện-chí của từng diễn giả...đối với Phật-Pháp và đối với Chúng-Sanh...

Tuy nhiên, do tất cả đều có thành ý đóng góp sở học, trãi nghiệm cá nhân vì lợi ích chung nên đều đáng được trân trọng, khuyến khích bất luận là những ý kiến đó như thế nào vì tất cả đều có giá trị giáo dục hoặc có giá trị tham khảo nhất định...

Theo như con học được tới nay, cái cao nhất trong Phật giáo tạm gọi là Tâm-Pháp (có thể tạm hiểu là truyền đạt không thông qua văn tự và âm thanh ngôn ngữ thế gian), tất cả các thế hệ truyền thừa tạm tính từ các đời từ Phật Thích Ca đến Lục Tổ Huệ Năng đều dùng Tâm-Pháp.

Ngày nay, người thọ nhận Tâm Pháp thì thật khó biết và thật khó nói........

Hiểu được Tâm-Pháp thì mới có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu "im lặng là vàng", hay câu "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ"..... và mới không bị vướng vào cái mà Đức Phật Thích Ca gọi là "hý luận".

Những gì thực sự huyền diệu thường được Thánh-Nhân gọi là "bất khả tư nghì", hay "không thể nghĩ bàn".........

"NHỨT BỔN TÁN VẠN THÙ, VẠN THÙ QUY NHỨT BỔN"
"VẠN PHÁP QUY TÂM"

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Lĩnh Nam 77
Bài viết: 22
Ngày: 22/08/13 22:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SaiGon city

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Lĩnh Nam 77 »

Một Chủ Đề đặc sắc như thế này thiết nghĩ chúng ta nên tiếp tục!!!

Đặc biệt mong mỏi Quí hữu bao gồm chủ Topic, thiện hữu anhshipga, Thánh_Tri,... tiếp tục tham gia.

Kính! :)


huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

Thánh_Tri đã viết:
Sau nầy dựa trên truyền thống "Đại Chúng Bộ" mà trường phái Bát Nhã, thấy rõ pháp giới thông hóa, đương thể tức không của vạn pháp bằng tuệ quán (quán chiếu Bát Nhã). Do nhờ có thật sự thực hành bằng công phu thiền quán chứ không phải dùng bộ não để lý luận suông, nên trường phái Bát Nhã đưa người ta đến giác ngộ giải thoát, mà không lọt vào ngoan không như những trường phái Đại Chúng Bộ lúc mới đầu và đã bị hủy diệt, bởi đưa người đến ngoan không.
Kỳ thật ngài Long Thọ cũng là dùng phương tiện "ngôn ngữ" lập ra cái lý luận nầy để chỉ bài hé mở cho người sơ cơ học phật một chút chân trời thú thướng giải thoát giác ngộ mà tìm lối về nhà, bởi Bát Nhã thì không thể nói, mà không nói thì chúng sanh không bao giờ biết được mà hướng về. Cho nên phải dùng phương tiện mở bài ngôn ngữ gọi là "Văn tự bát nhã". Và do nhờ dựa trên "Văn tự bát nhã" chúng sanh mới có thể thực hành Quán Chiếu Bát Nhã mà thật chứng Thật Tướng Bát Nhã.
tangbong tangbong tangbong
:)


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
mimcuoidiban
Bài viết: 1
Ngày: 21/09/13 01:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: đồng nai

Re: Tranh luận về TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi mimcuoidiban »

mô phât! càng tranh cãi càng xa, ngay đó mà nhận được thì được. còn không thì hãy Nghi đi bạn ah!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]83 khách