bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dùng Bát Bất hay một chữ "Vô" quét sạch phàm tình đi thì tự tánh sáng soi, bản lai diện mục hiện tiền. Đó gọi là Bát Bất hiển Tự Tánh.

Chớ phân tích nhiều để lọt vào cơ cảnh khác mà trái ý ngài Long Thọ khi lập ra luận Bát Bất.

Nếu không phải sinh cũng không phải diệt vậy thì thế nào?
Nếu không phải thường cũng không phải đoạn vậy thì thế nào?
Nếu không phải một cũng không phải khác vậy thì thế nào?
Nếu không phải đến cũng không phải đi vậy thì thế nào?

Như Lục Tổ hỏi: "Không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác, vậy cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?"

Tất cả đều không biết. Đấy là quét sạch phàm tình mà cũng là siêu vượt phàm tình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Mình có câu hỏi với đạo hửu Hlich về Như Lai Thiền hay còn gọi Thiền Minh Sát (Vipassana). Trong lúc hành thiền, hơi thở là phương tiện giúp định mà thôi. Sau đó mới dùng bốn nguyên tắc sau này "1 Nóng/lạnh 2 Cứng/mềm 3 Sự chuyển động (motion) 4 Lực hút" để người hành thiền quán chiếu tam pháp ấn, khổ, vô thường, vô ngã. Noí một cách khác, hơi thở chỉ là phương tiện, quán chiếu tam pháp ấn mới là cứu kính. Không biết mình hiếu như vậy có sai không?
chào đ/h Hieule, đ/h khỏe ạ?

về minh sát thì mình thấy tác phẩm sau đây chỉ dẫn rất cặn kẽ, đ/h hãy tìm đọc,

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-m ... stt-00.htm

mình xin trích hai đoạn trong tác phẩm này để trả lời câu hỏi của đ/h,
Hành giả phải có chánh niệm - tỉnh giác liên tục. Nếu có chánh niệm - tỉnh giác, thì đó là sát-na hiện tại. Hoặc ngược lại, có sát-na hiện tại là có chánh niệm - tỉnh giác. Hành giả phải thường xuyên ở trong sát-na hiện tại. Nếu được như vậy, chân lý (sự thực) sẽ xuất hiện; sự thực đó là khổ (dukkha) -- Danh-Sắc là khổ. Chánh niệm - tỉnh giác vận hành cùng nhau trong sát-na hiện tại của Danh-Sắc và hủy diệt tham sân trong "thế gian" của năm uẩn.
2. Các phương tiện dùng trong pháp hành

Ðó chính là Tinh tấn (ātāpi), Chánh niệm (sāti), Tỉnh giác (sampajañña), Tác ý chân chánh (yonisomanasikāra), Quán sát pháp hành (sikkhati).
tinh tấn và chánh niệm là phần giúp cho có định và tỉnh giác là phần quán chiếu; với chánh niệm thì có thể dùng hơi thở, hoặc trong tác phẩm trên thì chánh niệm với bốn oai nghi; do đó chánh niệm không nhất thiết là phải với hơi thở

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Cái đặc tính này có hoàn toàn do nhân duyên hòa hợp. Xét truy cùng nó không có một cái đặc tính, hoàn toàn chỉ là tên gọi, nhân duyên.
để mình sửa câu sau một chút theo ý mình,
Xét truy cùng nó không có tự tính, hoàn toàn chỉ là tên gọi, nhân duyên.
cho nên các pháp, các đặc tính trong khuôn khổ duyên khởi; cứu cánh thì chúng trống rỗng, kể cả duyên khởi cũng trống rỗng

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Hlich tangbong

Công việc mình không được ổn định nhưng nhờ đó mà mình củng nghiệm ra được cái job của mình củng là một "pháp" nên phải chịu sự chi phối của quy luật "Vô thường, khổ, vô ngã" của vủ trụ :D

Mình hy vọng sau tháng 4 này sẻ có thì giờ đi học thiền quán (Thiền Vipassana)

Không biết Đạo Hửu đã có nghiên cứu kinh Đại Bát Niết Bàn của PG Bắc Tông (PG Phát Triển) chưa? Mình nghỉ "Thường, Lạc, Ngã, Tịnh" trong kinh ĐBNB có phần giống câu "Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật Độ tịnh; Dục tịnh Phật Độ tiên tịnh kỳ tâm" của kinh Duy Ma Cật không vậy? Xin Đạo Hửu giải thích giùm mình cái phần bế tắc này :-/

Thêm một câu hỏi nữa, Đại Trí Độ Luận của Bồ Tát Long Thọ không biết có phải dùng để giúp người học kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh hiểu thêm về Tính Không của vạn pháp :-/ không vậy

Mình sẻ download cuốn sách dạy thiền mà Đạo Hửu đã chỉ cho mình. tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

mình có đọc Kinh Duy Ma Cật nhưng không rành rọt; tuy nhiên mình hiểu câu đó quy chiếu về tâm và sự thanh tịnh của tâm

còn "thường, lạc, ngã, tịnh" của Niết Bàn Kinh thì mình xin trích vài đoạn của Niết Bàn Kinh,
“Thiện nam tử! Như Lai Thế Tôn có phương tiện lớn lao, vô thường [có thể] nói là thường; thường [có thể] nói là vô thường. Vui [có thể] nói là khổ; khổ [có thể] nói là vui. Bất tịnh [có thể] nói là tịnh, tịnh [có thể] nói là bất tịnh. Ngã [có thể] nói là vô ngã; vô ngã [có thể] nói là ngã.



“Thiện nam tử! Như Lai dùng vô lượng phương tiện như vậy là vì muốn điều phục chúng sanh, há có thể là hư dối hay sao?
Không phải thường cũng không phải đoạn mới gọi là trung đạo. Không phải thường cũng không phải đoạn tức là trí tuệ quán chiếu Mười hai nhân duyên. Trí tuệ quán chiếu ấy gọi là tánh Phật.
cho nên có lẽ "thường, lạc, ngã, tịnh" là một phương tiện thuyết pháp của Như Lai

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Đại Trí Độ Luận của Bồ Tát Long Thọ không biết có phải dùng để giúp người học kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh hiểu thêm về Tính Không của vạn pháp không vậy
Đại Trí Độ Luận là bộ luận giải thích Kinh Đại Phẩm Bát nhã; trong hệ bát nhã thì Kinh Đại Phẩm là kinh rất dài, Kinh Kim Cang là kinh vừa vừa, và Tâm Kinh là kinh ngắn nhất

cho nên nếu hiểu Đại Phẩm ắt hiểu hai kinh kia

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Niết Bàn Kinh cũng có nói nhân duyên và tự tánh như sau,
Từ nơi các duyên mà sanh nên gọi là có; không có tự tánh nên gọi là không. Vì thế Như Lai dạy rằng các pháp chẳng phải có, chẳng phải không.

“Thiện nam tử! Chư Phật, Bồ Tát chẳng hề nói một cách nhất định rằng tâm có tánh thanh tịnh hoặc bất tịnh, hoặc có cả tịnh và bất tịnh, vì tâm không có chỗ trụ. Do duyên mà có sanh tham dục, nên nói là chẳng phải không; tánh tham vốn là không, nên nói là chẳng phải có.

“Thiện nam tử! Do nhân duyên, tâm mới sanh tham; cũng do nhân duyên, tâm được giải thoát.
kinhle


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Đại Trí Độ Luận được viết để giải thích về Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, nói về Đại Bát Nhã Ba La Mật, Đại bát nhã ba la mật là trí tuệ Tánh không và Tâm Đại Từ Bi không có phân biệt trong hành trình hành Bồ Tát Hạnh.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

không phải sinh cũng không phải diệt
không phải thường cũng không phải đoạn
không phải một cũng không phải khác
không phải đến cũng không phải đi
Đây là nói về tính chất của bổn thể (Tâm)

Câu thứ 1: Vì nó không sanh nên cũng không diệt.
Câu thứ 2: Vì nó trống không nên không phải thường cũng không phải đoạn.
Câu thứ 3: Vì nó là tất cả nên không phải một cũng không phải khác.
Câu thứ 4: Vì nó hiện diện ở mọi nơi nên không phải đến cũng không phải đi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Hlich, Luuuuuuuu, và Binh tangbong

Thêm một câu hỏi nữa với Đạo Hửu Hlich, Bộ Đại Trí Độ Luận Đạo Hửu Hlich có đọc qua do ai dịch vậy? Có phải do cố HT Thích Thiện Siêu dịch không? :-/

Đạo Hửu Binh lúc này niệm Phật ra sao rồi tangbong Nếu mình nhớ không sai thì bác Binh tu theo pháp môn Tịnh Độ thì phải?

Chào mừng Đạo Hửu Luuuuuuuu đến với diển đàn tangbong Lâu rồi mới trở lại thấy ai củng tiến bộ rỏ ràng, thấy rất vui.... tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chính xác! sao đ/h biết hay vậy?

:D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Hlich tangbong

Lý do là như thế này. Mình có bộ Đại Trí Độ Luận 5 cuốn do Ni Sư Diệu Không dịch, Hòa Thượng Thiện Trí và Cư Sỉ Lê Văn Lâm hiệu đính nên không biết có khác với bộ Đại Trí Độ Luận 3 cuốn do cố Hòa Thượng Thiện Siêu dịch không? :-/

Có một việc mình muốn hỏi thêm Đạo Hửu. Hôm qua mình học Bát Nhã Tâm Kinh ở chùa. Đọc tới đoạn "Sắc chẳng khác không; không chẳng khác sắc. Sắc tức là không; không tức là sắc; thọ, tưởng, hành tức củng đều như vậy". Có vị trong lớp hỏi đoạn kinh này phải hiểu ra sao thì mình bí. :D

Mình có thể giải thích một cách cạn cợt là vật chất hay vạn pháp kể cả cái thân ngủ uẩn của chúng ta đều không có tự tánh, tự ngã, hay bản thể gì cả vì do nhân duyên hợp lại mà thành. Xin Đạo Hửu Hlich giúp mình giải thích cái chổ bí này với :D

Đạo Hửu Hlich hiểu nhiều về Thắng Pháp và Duy Thức. Xin Đạo Hửu chỉ cho mình thêm đoạn kinh trên nên hiểu như thể nào dưới con mắt của Thắng Pháp và Duy Thức kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.94 khách