TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (3)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (3)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

PHÁ LỤC TÌNH

LỤC TÌNH là 6 tình. Chúng thuộc 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Mắt, tai và mũi, lưỡi
Thân ý là sáu tình
Sáu tình mắt, tai ... này
Theo sáu trần sắc, thanh ...

Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bị TÌNH THỨC chi phối thì 6 căn lúc đó gọi là 6 tình.

THEO, nghĩa là quên mình theo vật. Như Ht đọc thấy mấy dòng tạ từ của Baby mà :(( :(( :(( , thì biết Ht đang bị THỨC TÌNH chi phối. CĂN không còn ở vị trí CĂN. TRẦN không còn ở vị trí TRẦN. Mọi thứ đều đã bị thức tình chi phối. CĂN lúc này bị liệt vào 6 tình.

Trong kinh Lăng Nghiêm, mười phương chư Phật đồng nói với ngài A nan: "Lành thay! Này A nan ông muốn biết đầu gút câu sanh vô minh khiến ông luân chuyển trong sanh tử? Chính là từ 6 căn của ông chứ không gì khác. Ông muốn biết tánh vô thượng bồ đề khiến ông mau chứng an lạc giải thoát tịch tịnh diệu thường? Cũng chính là từ 6 căn của ông chứ không gì khác". Sanh tử hay niết bàn đều từ 6 căn. Vì thế, nói PHÁ SÁU TÌNH thì biết không phải là phá CĂN, cũng không phải là phá TRẦN, mà chính là phá đi phần TÌNH THỨC nảy sinh khi CĂN tiếp xúc với TRẦN.

Tuy nói PHÁ 6 TÌNH, nhưng đây chỉ lấy một căn mắt làm điển hình. các căn còn lại cứ theo đó mà phá.

Trong cái duyên là TÂM THỨC CON NGƯỜI ở thế giới này, là thế giới mà trong đó tất cả đều bị NHÂN DUYÊN chi phối, thì muốn thấy được, phải có ít nhất 3 duyên hội tụ : Căn - trần - thức. Nói chi tiết thì có đến 10 : Alaida, mạt na v.v...
(theo Hoa Nghiêm Tham huyền Ký của ngài Hiền Thủ, tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm).

Ngoại trừ sátna đầu, ý thức cùng duyên và cảm nhận sắc trần như chính nhãn thức, Baby! Đây là chỗ mà ngài Huyền Giác nói "Phân biệt mà không phải ý. Còn lại đều bị ý thức làm chủ. Tức mọi cái thấy, cái nghe v.v... đều bị THỨC TÌNH chi phối. Do không nhận biết điều này, phần lớn chúng ta đều chấp vào cái thấy thức tình này. Cho cái thấy đó là thật, là chân lý. Nhưng một khi gắn tính chân lý cho nó, thì cũng có nghĩa, ta không còn thấy chúng là pháp DUYÊN SANH, mà đều là pháp có tự tánh. Có tự tánh thì ba thứ CĂN - TRẦN - THỨC phải ĐỘC LẬP. (Tính chất của pháp có tự tánh).

Độc lập thì CON MẮT có khả năng tự thấy?

Hay ngoài con mắt có một CÁI THẤY tự nó có tánh thấy?

Luận chủ sẽ dùng luận lý để chứng mình không có con mắt tự thấy, cũng không thể có cái thấy tự thấy v.v...


Phần sau, Luận chủ sẽ luận để thấy con mắt không thể tự thấy, cái thấy cũng không tự nó có thể thấy v.v...


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (3)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phần sau luận để thấy con mắt không thể tự thấy.

Mắt ấy ắt không thể
Tự thấy sắc của nó
Nếu không thể tự thấy
Làm sao thấy vật khác

Nếu con mắt có thể tự thấy, thì nó phải tự thấy nó trước. Thực tế là con mắt của mình không thể tự thấy con mắt của mình. Đó là cách luận chủ dùng để biện cho vấn đề con mắt không thể tự thấy.

Dụ lửa thì không thể
Chứng thành cho mắt thấy
Đi chưa đi đang đi
Đã tổng đáp việc này

Đọc hai câu đầu thì hiểu ngầm : Ai đó đã đưa ra ví dụ lửa cháy, có thể đôt cháy cái khác mà không đốt cháy nó, để biện cho vấn đề con mắt tự thấy.

Luận chủ nói : không thể lấy việc đó biện cho "con mắt không tự thấy mà có thể thấy cái khác" được. Vì sao? Vì đã nói trong bài Phá Đến Đi.
Đi, đang đi, chưa đi ... là chỉ cho phẩm Phá Đến Đi.

Đọc tới đó mà hiểu rồi thì khỏi cần đọc tiếp. Nếu vẫn :-? thì nó là như vầy :

Lửa muốn cháy, phải nhờ vào các thứ khác mới cháy được. Như nói đốt cháy rừng thì phải có rừng. Giống như nói ĐANG ĐI là vì có SỰ KIỆN ĐI. Pháp luôn phải nhờ vào một thứ khác mới khởi được, không có chuyện TỰ. Ngoài ra, LỬA CHÁY là một hình thái hoạt động như ĐI. ĐANG CHÁY cũng giống như ĐANG ĐI ... đều là pháp DUYÊN KHỞI, không phải là pháp có tự tánh. Không phải là pháp có tự tánh thì không thể dùng đó biện cho con mắt tự thấy (là pháp có tự tánh).

Tóm lại : KHÔNG CÓ VIỆC CON MẮT TỰ THẤY.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (3)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trên đã luận để thấy CON MẮT KHÔNG THỂ TỰ THẤY. Như vậy ngoài con mắt có một cái thấy có thể tự thấy? Luận chủ cũng luận để thấy CÁI THẤY KHÔNG THỂ TỰ THẤY như sau :

Thấy nếu khi chưa thấy
thì không gọi là thấy
Mà nói thấy tự thấy
Điêu ấy là không đúng

Cái thấy thuộc thức tình thì phải luôn luôn có đối tượng mới gọi là thấy. Phải có đối tượng mới sinh thức tình. Như vậy cái thấy đó không thể gọi là TỰ THẤY
. :)


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (3)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Để chứng minh THẤY không phải là pháp có tự tánh thì :

1. Luận chủ luận để thấy CON MẮT không thể tự thấy. (phần trên)

2. Luận để thấy không có một cái THẤY có thể tự thấy. (phần trên)

3. Nương vào những luận cứ trên kết luận NGƯỜI THẤY và ĐỐI TƯỢNG BỊ THẤY đều không. Tức hiển bày chúng không có tự tánh.

NGƯỜI THẤY và ĐỐI TƯỢNG BỊ THẤY đã không, thì phần thức tình đương nhiên không có. Như vậy là phá xong phần thức tình.

Thấy không thể có thấy
Không thấy cũng không thấy
Nếu đã phá cái thấy
Thì phá luôn người thấy

Lìa thấy chẳng lìa thấy
Người thấy bất khả đắc
Vì không có người thấy
Sao lại có bị thấy

Đây là phá người thấy và đối tượng bị thấy

"Bất khả đắc" là không thể nắm bắt, không có thực thể v.v...

Thấy và bị thây không
Thức ... là bốn pháp không
Bốn thủ ... vá các duyên
làm sao lại có được

Đây là phá phần thức tình. Những thứ như bốn pháp, bốn thủ ... đều thuộc về thức tình.


Phần Trung luận này giải đến đây thôi :) Thiên hạ không mấy hứng thú ... hi ... hi. Thôi chấm dứt nghe. Kiếm món gì hứng thú hơn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.90 khách