Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Sa-môn trong đoạn Kinh Đức Thế Tôn nói trên kia là chỉ ngoại đạo Ấn Độ. Đa phần họ tu Vô Tưởng Định chấp không, cho nên không tương ứng với Phật Pháp.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu như từ Sa môn = Sa môn ngoại đạo => Mâu thuẩn với một số khác (như Kinh Trung Bộ)
không phải sa môn luôn luôn là sa môn ngoại đạo vì sa môn là kẻ xuất gia; thời đó sa môn cũng là một thành phần đáng kể trong xã hội và chúng ta phải hiểu trong khuôn khổ câu nói, nếu cần phân biệt để hiểu cho đúng, thì sa môn trong trường hợp này hàm ý sa môn ngoại đạo

y nghĩa bất y ngữ là vậy đó, không phải ngôn ngữ thời xưa mà ngôn ngữ bây giờ cũng vậy, cách hiểu đôi lúc cũng phải uyển chuyển

:)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Quan niệm Sa môn trong truyền thống Ấn Độ
Thượng Tọa Thích Nhất Chân

Chữ Sa Môn trong đạo Phật chỉ cho các người "xuất gia", dành trọn cuộc sống của mình để tu tập tìm cầu cứu cánh giải thoát. Đối với người đời thì đó là những người từ khước cuộc sống thế tục, xả bỏ mọi ham muốn và hoạt động của thế gian, chấp nhận một cuộc sống kham khổ và xa lánh trong rừng núi cô tịch để thành tựu những mục tiêu thanh tịnh cao cả nào đó.

Ở Ấn Độ, từ trước thời đức Phật, đời sống xuất gia của Sa môn đã thành như một truyền thống "linh thiêng" và là hình ảnh sống động không thể nào không có được trong nền văn minh của xứ sở này. Thời đại phong kiến, vua là người làm chủ tuyệt đối của tất cả mọi thứ thuộc về đất nước mình, dù là cảnh vật thiên nhiên hay ngay đến mọi sinh mạng và tài sản của người dân trong nước. Vua có một uy quyền tối thượng mà không một người dân nào trong nước dám nghịch lại ý vua, và đặc biệt phải kính trọng và tôn sùng vua tuyệt đối. Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ, đó là đối với các Sa môn và đời sống xuất gia. Dù cách sống này và các vị này như đứng ra ngoài hẳn cách thức và lề lối của xã hội đương thời, đôi khi luật pháp và quy lệ của vua chúa cũng không sao gò bó đóng khuôn họ được, nhưng không những giới vương giả đã chẳng thấy gì là bực tức khó chịu, mà còn hết lòng tôn trọng và kính thờ họ nữa. Trong Kinh Sa Môn Quả, đức Phật hỏi vua A Xà Thế khi một người nô bộc của vua bỏ đi xuất gia, trở thành Sa môn, thì khi gặp lại vua có sai sử người ấy như kẻ nô bộc nữa không. Nhà vua trả lời : "Bạch Thế Tôn, không như vậy. Trái lại con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy, và ra lệnh che chở bảo vệ người ấy đúng theo như pháp".

(Nguồn: http://www.khanhanh.fr)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Không nên tin theo sa môn. Nên tin theo điều gì là thiện, đem lại lợi ích cho bản thân và cho người, cho cả bản thân và cho người khác.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu. tangbong tangbong tangbong
hlich
trích Digital Dictionary of Buddhism về từ Sa Môn,
It originally referred to non-Buddhist practitioners such as the Jains, who based their beliefs on the Vedas and Upanishads
dịch: từ này ban đầu chỉ các tín đồ không theo phật giáo, chẳng hạn như tín đồ đạo Jainism ...
và sau đó mới gồm luôn các tín đồ phật giáo
không phải sa môn luôn luôn là sa môn ngoại đạo vì sa môn là kẻ xuất gia;
thanhtinhtam
Sa-môn (Śramana) là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Hán là “Cần Tức”, có nghĩa là “siêng tu Giới, Định, Huệ, dứt diệt tham, sân, si", nên gọi là Sa-môn.
Sa-môn là tiếng dùng để gọi chung những người tu hành tại Ấn Độ vào thời cổ.
battinh
Quan niệm Sa môn trong truyền thống Ấn Độ
Thượng Tọa Thích Nhất Chân

Chữ Sa Môn trong đạo Phật chỉ cho các người "xuất gia", dành trọn cuộc sống của mình để tu tập tìm cầu cứu cánh giải thoát. Đối với người đời thì đó là những người từ khước cuộc sống thế tục, xả bỏ mọi ham muốn và hoạt động của thế gian, chấp nhận một cuộc sống kham khổ và xa lánh trong rừng núi cô tịch để thành tựu những mục tiêu thanh tịnh cao cả nào đó.
biển tâm
"Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai, tín căn đã lập, trọn không theo Sa-môn, Bà-la-môn, Ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên và các hạng thế gian khác,"

Sa Môn chỉ chung cho tất cả những vị xuất gia, ở đây Đức Phật muốn nói đến Sa Môn của 62 giáo phái tà kiến thời đó, giáo chủ của những giáo phái đó cũng tự xưng là Budha, cũng tự nói pháp môn của mình đưa đến giải thoát, nhưng có thể là giải thoát khỏi ràng buộc nào đó trong đời sống, chứ không phải giải thoát khỏi luân hồi của Như Lai.
Ở đây lại cần hiểu thêm về Như Lai là gì mà Thánh đệ tử có niềm tin kiên cố.
cục đất
".....trọn không tin theo Sa-môn/ Bà-la-môn ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên, và các hạng thế gian khác..."

Danh tự Sa-môn/ Bà-la-môn trong đoạn Kinh trên là chỉ cho các hàng Sa-môn/Bà-la-môn ngoại đạo, họ cũng đc gọi là Sa-môn/Bà-la-môn (do hình tướng xuất gia) nhưng không thực chất ko đầy đủ chánh hạnh như Phật và Thánh chúng,
..........................................................................................Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo,...............................................................Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng..................................................................như vậy, vị Thánh đệ tử đã thành tựu Chánh kiến, đã đặt lòng tin vào tối thượng thì "trọn không tin vào nơi không tối thượng..."
Còn "Tỷ-kheo" (với nghĩa như 'người khất thực thanh tịnh') là danh tự Thế Tôn dùng để gọi các vị Thánh đệ tử của mình, không dùng để gọi các ngoại đạo. Đối với các ngoại đạo, Thế Tôn thường dùng các danh tự như : "này thanh niên, này Bà-la-môn..,"; còn các ngoại đạo gọi Thế Tôn là : "Sa-môn Gotama...". Đó là các danh tự để xưng hô trong đối nội đối ngoại, có lý có sự là như vậy.
Cũng vậy, nếu Thánh đệ tử cũng được bảy thiện phápbốn tăng thượng tâm5, dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.
“Bảy thiện pháp mà Thánh đệ tử có được là những gì?
Đó là Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai, tín căn đã vững, trọn không tin theo Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên, và các hạng thế gian khác. Đó là Thánh đệ tử được thiện pháp thứ nhất.
“Lại nữa, Thánh đệ tử luôn sống biết tàm 8,..........................................................Đó là thiện pháp thứ hai mà Thánh đệ tử có được.
“Lại nữa, Thánh đệ tử luôn sống biết quý 9,......................................................Đó là thiện pháp thứ ba mà Thánh đệ tử có được.
“Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành tinh tấn 10 .................................................................................
Đó là thiện pháp thứ tư mà Thánh đệ tử có được.
“Lại nữa, Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự học rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiện12, ...................................................................... Đó là thiện pháp thứ năm mà Thánh đệ tử có được.
“Lại nữa, Thánh đệ tử luôn sông với chánh niệm, thành tựu chánh niệm; những điều đã học tập từ lâu, [423b] đã từng nghe từ lâu, nhớ luôn không quên. Đó là thiện pháp thứ sáu mà Thánh đệ tử có được.
“Lại nữa, Thánh đệ tử tu hành trí tuệ, quán sát pháp hưng suy 13. Do có trí như vậy, bằng sự phân biệt tỏ tường và thấu suôt của trí tuệ bậc Thánh14 chân chánh diệt tận khổ. Đó là thiện pháp thứ bảy mà Thánh đệ tử có được.
“Những gì là bốn tăng thượng tâm, dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt được? Đó là Thánh đệ tử ly dục,
ly pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, có hỷ và lạc phát sinh do viễn ly, thành tựu
và an trụ Sơ thiền. Đó là
tăng thượng tâm thứ nhất dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.
“Lại nữa, Thánh đệ tử tầm và tứ đã dứt, nội tâm tịch tịnh, không tầm không tứ, có hỷ lạc do định sanh, thành tựu và an trụ Nhị thiền. Đó là tăng thượng tâm thứ hai dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.
“Lại nữa, Thánh đệ tử lìa hỷ dục, an trụ xả vô cầu với chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc; điều mà Thánh nói là an trú lạc có xả, và niệm, thành tựu an trụ Tam thiền. Đó là tăng thượng tâm thứ ba dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.
“Lại nữa, Thánh đệ tử diệt lạc, diệt khổ; ưu và hỷ từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh, thành tựu an trụ Tứ thiền. Đó là tăng thượng tâm thứ tư dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.
“Như vậy, Thánh đệ tử được bảy thiện pháp, đạt đến bốn tâm tăng thượng dễ được không khó, không bị Ma vương lung lạc, cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị nhiễm bởi nhiễm ô, không còn thọ sanh trở lại.“Như vương thành ở biên giới xây cất vọng gác, đắp đất cho chắc không thể phá vỡ, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai, tín căn đã lập, trọn không theo Sa-môn, Bà-la-môn, Ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên và các hạng thế gian khác. Đó là Thánh đệ tử có vọng gác tín tâm để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.
(pháp hưng suy là pháp Vô thường.... Pháp bất tịnh....., lý nhân quả (khổ,tập,diệt,đạo), duyên khởi (12 nd), tứ Chánh Cần, Ngũ lực, Thất giác chi, v.v........bằng sự phân biệt tỏ tường và thấu suôt của trí tuệ bậc Thánh14 )
bảy thiện pháp của Tứ Thánh đệ tử.
bốn tăng thượng tâm của Thánh đệ tử 4 đạo, 4 quả (4 đôi, 8 chúng).
trọn không tin theo Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo, cũng như Thiên ma, Phạm thiên, và các hạng thế gian khác.

Để được sáng tỏ câu : "trọn không tin ......."
Đồng nghĩa với câu " chớ có tin ......" hay " chớ vội tin...... "
Alpha hãy tham khảo bài :Bốn Điều Tham Chiếu Lớn
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 4&start=24
Kinh Kalama, Link: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 3-0507.htm
Và một bài kinh mà kn đã tửng đọc qua trong diễn đàn, gần một năm rồi kn không nhớ đã đọc ở topic nào, đại khái như vầy :
_ Đức Phật dạy các Tỳ khưu hãy lắng nghe xem họ nói gì, hãy lắng nghe với tâm không phiền não hay không sân si........
Đại ý ở đây Đức Phật dạy hãy lắng nghe xem họ nói đúng hay sai! hãy lắng nghe với tâm không phiền não, không sân si, như vậy tâm mới đầy đủ sáng suốt biết được đúng hay sai
( Đại ý ở đây Đức Phật dạy phương cách làm tăng trưỡng 4vlt).

Alpha hãy phối hợp các bài kinh trên, cố gắng hiểu nghĩa sâu, và hãy áp dụng vào các bài kinh do Đức Phật giảng dạy.

Dưới đây là bài :
Mâu thuẩn chết người trong kinh Chánh Tín
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=9074
alphatran
Nội dung: Kinh 65.- Các Vị Ở Kesaputta (hay còn gọi là Kinh Chánh Tín)
Duyên khởi của Kinh:
- Phật cùng các vị tỷ kheo đến vùng Kesaputta, nhân các vị Kàlàmà (chưa học Phật) hỏi: "- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?" "
Lời dạy trọng tâm của kinh:

"- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. (1)

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! " (2)

Nội dung lĩnh hội:
Đoạn (1):
Đoạn (2):
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 4&start=36
biển tâm
Người có trí“ ở đây Đức Phật muốn nói đến tiêu chuẩn thứ nhất trong 4 tiêu chuẩn trên con đường tu – thân cận thiện tri thức – Nhưng làm sao để biết người có trí ? chính Đức Phật cũng dạy „chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình“ – chỉ khi tự mình có trí thì mới biết được ai là người thật có trí – và khi đó mới tự mình biết đâu là thật thiện, đâu là thật bất thiện.

Kinh Kalama (Tăng Chi Bộ,chương3 Pháp, phẩm5-7, phẩm Lớn, kinh Các Vị Ở Kesaputa) dạy chúng ta làm người có trí như thế nào ?.............................................................................................................................
......................Trong bài Kinh Đức Phật lập đi lập lại nhiều lần: „chớ có tin“ và „tự mình biết“ . http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 4&start=36
chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình“ Alpha có để ý " đây là lời Phật dạy " không ?.
.................................................................................................................................................................
kn xin chia xẻ kinh nghiệm riêng tư :
đọc ít (lắng nghe) hiểu nhiều, học ít biết nhiều, biết ít hành (áp dụng) nhiều.
đọc nhiều hay quên, hiểu nhiều+ hành (áp dụng) nhiều khó quên. (vô ngôn ==không ngôn ngữ văn tự trong tâm).
....................................................................................................................................
kn thành tâm cám ơn quý đạo hữu đã góp ý, chia xẻ, nhờ vậy kn có dịp học hỏi thêm nhiều, nếu có gì sơ xuất hay thiếu sót làm mất lòng, xin chư vị vui lòng bỏ qua.

kính,kn. tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết: 1. - Kinh A Hàm được xem là kinh nguyên bản nhất
3. - Hãy xem những ai phiên dịch bản kinh nói trên, hãy xem về lai lịch để biết trí tuệ của các bậc ấy.
Lành thay Hiền hữu, khi Hiền hữu có lòng cầu học và kỹ lưỡng trong xét đoán như vậy. Nhưng ý này đã được Thế Tôn dạy rõ cách 'tác ý' trong bài kinh Kàlàmà mà Hiền hữu đã có dịp trao đổi, đây có thể là dịp để ôn lại bài học một lần nữa :)
(hệ kinh Pali (tiếng Nam Phạn) mới là hệ kinh nguyên thủy nhất; còn kinh A-hàm (tiếng Bắc Phạn) là đã qua chuyển ngữ và được xếp vào hệ phái Bắc Tông, mặc dầu có nội dung tương đồng với hệ kinh Pali nhưng từ ngữ & văn phong đã được trau chuốt nắn nót hơn rất nhiều, điều này làm cho bớt khô khan giúp các hàng hậu học dễ hiểu nhưng không còn giữ được nét nguyên thủy ban sơ thuở ban đầu)
2. - Lời của bậc Thánh là chính xác đến mức chúng ta không hiểu hết được, vì thế lời của Phật không thể dễ dàng diễn giải theo ý của chúng ta.
Không phải lời của bậc Thánh là chính xác đến mức chúng ta không hiểu hết được, nếu không thì năm xưa Thế Tôn đã hướng về vô vi thụ động, không chuyển Pháp luân cho đời rồi đúng không Hiền hữu? và cũng nên xem xét là ‘ý kinh’ đang diễn giải hay là “ý của chúng ta”.
Lời Thế Tôn dạy là có nghĩa có văn, có nhân duyên đầy đủ; chỉ do người học không có nghe nhiều ko khéo tác ý, tâm còn có nhiều chấp thủ nên không thể thọ nhận giáo Pháp một cách chân thật. Về chủ đề này cđ xin được chia sẻ thêm:
- trước thời Thế Tôn xuất thế, xã hội Ấn Độ có 4 giai cấp tùy theo hành trạng và nghề nghiệp của họ:
"1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo-sĩ, những người giữ quyền thống-trị tinh-thần, phụ-trách về lễ-nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao-thượng, sinh từ lỗ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm-Thiên cầm cương lãnh đạo tinh-thần dân-tộc, nên có quyền ưu-tiên được tôn-kính, và an-hưởng cuộc đời sung-sướng nhất.
2. Sát-đế-ly (Kshastriya) là hàng vua chúa quý-phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm-Thiên, thay mặt cho Phạm-Thiên nắm giữ quyền-hành thống-trị dân-chúng.
3. Vệ-Xa (Vaisya) là nhữnh hàng thương-gia chủ-điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm-Thiên, có nhiệm-vụ đảm-đương về kinh-tế trong nước (mua bán, trồng-trọt, thu huê-lợi cho quốc-gia ).
4. Thu-Đà-La (Soudra) là hàng Hà-tiện, nô-lệ tinh mình sinh từ gót chân Phạm-Thiên, nên thủ-phận làm khổ-sai suốt đời cho các giai-cấp trên.
5. Ba-ri-a (Pariah) giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã-hội loài người, bị các giai-cấp trên đối-xử như thú-vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm."

(tham khảo: http://www.thuongson.net/phptk5.htm)

còn một hạng ko được xếp vào tất cả những hạng trên; đó là những người xuất gia, sống không gia đình, khất thực khổ hạnh và không có quan điểm gì liên hệ đến Phạm Thiên. Họ chỉ có quan điểm, đời sống này là phàm phu ô nhiễm nên muốn từ bỏ tất cả để tìm kiếm một đời sống thanh cao thánh thiện hơn. Những người này được gọi là Sa-môn (người sống nghề xin ăn); tuy vậy họ cũng có nhiều quan điểm sai khác và hành trì các phạm hạnh sai khác:

“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị mang đại y (Sanghati) chỉ tùy thuộc vào mang đại y(1)..… chỉ tùy thuộc vào lõa thể(2)…… chỉ tùy thuộc vào hạnh thoa bụi và đất(3)…… chỉ tùy thuộc vào lễ nghi tắm rửa(4)…… chỉ tùy thuộc vào hạnh sống dưới gốc cây(5)…… chỉ tùy thuộc vào hạnh sống ngoài trời(6)..... chỉ tùy thuộc vào hạnh đứng thẳng(7)…… chỉ tùy thuộc vào hạnh ăn uống có định kỳ(8)…… chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật(9). Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của vị bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc(10).” - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung40.htm

như vậy, cùng được xã hội xem là những Sa-môn nhưng các vị ấy tu hành không giống nhau. Tuy chưa giải thoát hoàn toàn nhưng họ được xem là những người cao thượng và có vị chứng được các Thần thông. Thế Tôn đã xuất thế trong bối cảnh xã hội Ấn Độ như vậy, và Người cũng từng hành trì khổ hạnh, từng tu học với hai trong số các vị ấy. Sau khi Thế Tôn giác ngộ hoàn toàn thì Người cũng không bác bỏ danh tự “Sa-môn”. Người dạy các đệ tử như sau :
“-- Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông có được hỏi: "Các Ông là ai!" Các Ông phải tự nhận: "Chúng tôi là Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: "Những pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, chúng ta sẽ tu tập pháp môn ấy. Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những thứ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích" - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung40.htm

như vậy, Thế Tôn tự nhận mình là vị Sa-môn, cũng dạy các đệ tử tự nhận là Sa-môn và dạy các Pháp xứng đáng bậc Sa-môn, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh (điều mà trước ngày Thế Tôn giác ngộ, các vị Sa-môn đương thời chưa có được):
“….. sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.

Nếu từ gia đình Sát đế lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung40.htm

ở đây, chúng ta thấy rõ tinh thần từ bi hỷ xả của Thế Tôn, một người dù xuất thân trong hoàn cảnh thế nào (ko phân biệt giai cấp) nhưng nếu xuất gia, hành trì hoàn mãn các Thiện pháp đều có thể tự mình giác ngộ, chứng đạt vô lậu tâm giải thoát tuệ giải thoát, xứng đáng với tên gọi “Sa-môn”.

Như vậy này Hiền hữu! Sa-môn là ‘danh từ chung’, chỉ cho tất cả những ai sống ko gia đình hành nghề xin ăn; nhưng không phải ai cũng chứng được chân lý tối thượng, viên thành mục đích; danh tự trọn không tin theo Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo…” là chỉ cho những vị ấy.

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,

Alpha thấy mình may mắn được các vị tận tình và dành nhiều thời giờ công sức viết bài giải thích chỉ dạy cho alpha. Alpha xin ghi nhận những ý kiến trên đây và suy nghĩ hoài cũng không biết hiểu thế nào cho hợp lý ý kinh này ngoài cách giải thích của các vị.

Thôi thì đành gác lại, để tiếp tục học các bản kinh khác.

Alpha xin gửi đến chư vị lòng biết ơn! Kính chúc các vị luôn được an lạc, giới hạnh viên mãn!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,

Alpha thấy mình may mắn được các vị tận tình và dành nhiều thời giờ công sức viết bài giải thích chỉ dạy cho alpha. Alpha xin ghi nhận những ý kiến trên đây và suy nghĩ hoài cũng không biết hiểu thế nào cho hợp lý ý kinh này ngoài cách giải thích của các vị.

Thôi thì đành gác lại, để tiếp tục học các bản kinh khác.

Alpha xin gửi đến chư vị lòng biết ơn! Kính chúc các vị luôn được an lạc, giới hạnh viên mãn!
alphatran dạo này đã biết cả diễn đàn đều là đồng phạm hạnh với alpha, có tiến bộ ghê.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu.

Chào đạo hữu Alpha.

chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình Alpha có để ý " đây là lời Phật dạy " không ?.
tangbong tangbong tangbong
Lành thay!
Câu trên do có một thời các vị Tỳ khưu (phàm tăng), ngoại đạo, Bà La Môn (phàm nhân) sau khi nghe các vị Thánh tăng VD như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên Và các chư vị Thánh tăng khác giảng dạy, vì các Ngài do gìn giữ giới luật nghiêm túc, và tận tình chỉ dạy cho hàng chư tăng đệ tử (phàm tăng) và hàng tín đồ (phàm nhân), các Ngài vì quá nghiêm túc, tận tình chỉ dạy thẳng vào chỗ sai trái không lòng vị kỷ, người bị quở trách trước số đông chư tăng và tín đồ, họ tự ái lo sợ sau này không còn ai kính nể họ, đem lòng oán hận chờ dịp khác riêu rao nói xấu các Ngài trước số đông Tỳ khưu (phàm tăng), tín đồ (phàm nhân) khác rằng các Ngài đã làm sai trái mà không biết xấu hổ sám hối các giới luật đã phạm, ngược lại còn đổ oan cho người khác, nhân dịp này người ngoại đạo, Bà La Môn khác có ý chia rẽ tăng chúng, nói xấu Đức thế Tôn, họ thừa cơ nói thêm vào, một số vị Tỳ khưu (phàm tăng) tuyên bố :"Tôi nghe như vầy (lời Phật dạy)","Tôi nghe ông ......nói như vầy,......làm như vầy,........... (dạy và làm sai lời Phật dạy)", có một số chư Tỳ khưu với lòng tin chơn chánh, sanh lòng nữa nghi nữa ngờ, các bèn tìm Đức thế Tôn để hỏi, vì các Ngài với lòng tin chơn chánh biết rằng Đức Phật có thể giải nghi cho họ, Đức thế Tôn hiểu rõ tường tận nhưng với lòng từ bi vô lượng Ngài lắng nghe họ kể phân ưu xong rồi,
Đức thế Tôn cho mời cả hai, người cáo tố và người bị cáo phạm giới luật, hỏi rỏ đầu đuôi tự sự, rồi tuyên bố như sau " Con Như Lai không phạm giới ........(không vi phạm những giới luật trên)......."
Với lòng từ bi vô lượng cho sau này, sau khi Ngài tịch diệt, Pháp bảo luôn tồn tại trên thế gian, Đức Phật tuyên bố " xưa nay Như Lai chưa nói một lời nào " có nghĩa là nhửng lời như vậy Đức Phật chư từng giảng dạy hay đã tuyên bố.
Ngược lại với chư vị Thánh Tăng có giới hạnh nghiêm túc từng thời, Ngài tuyên bố :" Sau khi Như Lai tịch diệt, các con hãy lấy giới luật làm thầy, lời dạy của Như Lại làm thầy hướng dẫn, là con đường đạt đến chân lý tối thượng, chứng đạt đạo quả Tứ thánh đế là đã trả ơn, là cúng dường cao thượng , là cúng dường Như Lai cao thượng.......
Đức thế Tôn không tự ý giảng dạy trước, nếu Đức thế Tôn giảng dạy trước, người ngoại đạo, Ba La môn họ sẽ nói " Đại sa môn Cồ Đàm tự ý giảng dạy theo ý của mình (tự ngã), Đức thế Tôn chỉ giảng dạy làm sáng tỏ khi đầy đủ nhân đủ duyên có người hỏi, do đó giới luật được đặt ra theo quy luật gìn giữ Phạm hạnh và ngăn ngừa những điều sai trái.
Có những lúc Ngài làm thinh, Ngài dạy " Hãy lắng nghe............"

Đức thế Tôn giảng dạy tùy theo trường hợp, tùy theo người nghe,tùy theo số lượng người nghe, tùy theo ngôn ngữ địa phương, tùy theo bản tánh.......nên lời văn có chút khác biệt, nhưng điểm chánh yếu là không có chi sai là hướng đến con đường giải thoát dứt khổ,
cho nên có những Vị chứng đạo quả ở phần tựa bài kinh, Vị chứng đạo quả ở phần đầu, Vị chứng đạo quả ở phần giữa, Vị chứng đạo quả ở phần bài kinh, có những vị sau khi nghe giảng, chiêm nghiệm lại hoặc đem ra thực hành, chứng đạo quả ở phần đầu, chứng đạo quả ở phần giữa, chứng đạo quả ở phần bài kinh v.v....
Thế Tôn đã dạy rằng : “… mỗi mỗi câu mỗi mỗi chữ, cần phài được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật…” là ý này.
Đa văn có 2 nghĩa :
Đa văn có nghĩa làm nói những lời chơn thật, đơn giản, sáng rỏ, ngôn ngữ và văn tự không gút mắc, dể hiểu, cho phần đông người nghe hiểu rỏ tỉ mỉ không hoài nghi gút mắc, pháp thế gian.
Đa văn cho các Vị thành tựu lòng tin bất động , bậc Diệu hạnh, bậc Trực hạnh, bậc Ứng lý hạnh (Như lý hạnh)Thành tựu đạo quả Tứ Thánh Đế pháp xuất thế.
(vô vi niết bàn).
Do đó ngày trước mới có câu "chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình“ trong kinh văn.

Ngày nay kn, Alphatran và nhiều người thường hay nghe câu " đây là lời Phật dạy " ví dụ điển hình như hiện nay một số người tập pháp luân công đều nói là của Phật, và số người mê tín dị đoan có rất nhiều.v.v......

Lời của kn chưa chắc là đúng, Alpha và chư vị hãy đối chiếu lại xem, lời văn ngôn ngữ có thể sai khác, nhưng có hợp và tương ưng với lời dạy của Đức Thế Tôn hay không (giới luật) ? nếu đúng thì đem ra thực hành, nếu sai thì đừng đem ra thực hành.

Chúc quý đạo hữu Thân tâm thường an lạc.

Chúc đạo hữu Alphatran Thân tâm thường an tỉnh, thường gắp bậc Thượng trí để được nghe, học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp, dứt trừ hoàn toàn Phiền não trong tâm cho tới ngày vị lai "Ý nghĩa Niết Bàn".

Kính,kn.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Sa môn là gì? Có nên tin theo Sa môn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Khai Nhụy,

Alpha may mắn nhận được thêm một thời pháp hay nữa, nhờ đó hiểu thêm về nghĩa lý trong lời kinh Phật dạy. Quả thực lời Phật nói đều thấy rõ trước sau, hiện tại vị lai. Thật đáng kính nể!

Chúc đạo hữu vạn sự viên mãn, giới hạnh viên mãn, định tuệ kiêm toàn!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.79 khách