Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h dongnat trích dẫn đoạn kinh văn trên, cũng nên giảng nghĩa cho mọi người cùng hiểu đoạn văn đó nói gì chứ.

Phải hiểu nghĩa kinh rồi mới theo đó mà tu hành được.

Cảm ơn đ/h trước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

khai nhụy đã viết:Kính chào quý đạo hữu. tangbong

Chúng ta góp ý vấn + đáp trao đổi kinh nghiệm pháp họcpháp hành học hỏi lẩn nhau, làm tăng trưỡng trí tuệ hiểu biết, sửa sai hay bổ túc thiếu sót cho nhau.
Vì mỗi người 10 pháp Ba La Mật có mạnh, có yếu không tương đồng, khác nhau nên sự hiểu biết cũng khác nhau.

Ví dụ có người Ba La Mật mạnh về trí tuệ (trừ tham si), người mạnh về tinh tấn (không dẻ dui ), người mạnh về đức tin, người mạnh về xuất gia hay dứt bỏ ( dứt bỏ tham ái tình cảm), người mạnh về bố thí ( dứt bỏ tham ái vật chất), người mạnh về nhẫn nạitrì giới (dứt bỏ tham sân, tri túc vật chất và vật thực) v .v …… ,
Chúng ta nên sáng suốt góp ý và tôn trọng lẫn nhau về phương cách tu tập của người khác, ai vào cửa trước người hiểu và thực hành đúng.

Theo kn chúng ta đã góp ý rất nhiều rồi, cũng nên dừng lại kịp thời. tangbong

Chúc quý đạo hữu an lạc.
Lời chia sẻ thật cụ thể sáng tỏ, người thấp nghe cũng hiểu, người cao chẳng thể bài bác được, sự - lý không ngăn ngại.

Kính tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh viết
Duy Ma Cật nói: Thưa Xá Lợi Phật, người cầu Pháp chẳng ham chuộng thân mạng, hà huống chỗ ngồi! Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập); chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Thưa Xa Lợi Phất, người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm nơi Phật mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Pháp mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Chúng mà cầu. Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Chữ Pháp ở đây có nghĩa là pháp chơn như, thực tướng. Mà chơn như thực tướng thì thể nó vốn không (Quách nhiên vô thánh), còn dụng của nó là khởi ra tánh biết. Chính nhờ tánh biết này mới thấy có sắc tướng, có sự vật, có vạn pháp. Nhưng hết thảy những thứ đó đều chẳng thật.
Tâm kinh nói "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế".
Vì thế mà kinh nói :
Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập);
Tam thiên đại thiên thế giới, ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới cũng đều do tâm tạo (nhất thiết duy tâm tạo) cho nên kinh nói
người cầu pháp chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
vì sao ? vì nó không có thật.

Cũng như thế Phật, Pháp, tăng, tứ đế :Khổ, tập, diệt, đạo đều không phải là thật, chỉ là lời nói, chỉ là hý luận, cho nên kinh nói :
Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì sao ? Vì pháp là chơn như, thực tướng, ngoài những thứ đó.

Phần tiếp theo, kinh nói :
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp, Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không chấp bỏ, nếu tâm còn chấp bỏ Pháp thế thì cầu chỗ chấp bỏ, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không có chỗ nơi, nếu Tâm trước (dính) chỗ nơi, thế thì dính ở chỗ nơi, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác); Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô vi; nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Vì pháp chơn như thực tướng vốn rỗng rang nên tịch diệt. Kinh nói
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì pháp như hư không, không một vật nên vô nhiễm. Kinh nói
Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp
Pháp vốn như như chẳng động, Nếu khởi tâm vọng động, chấp trước thời chẳng phải pháp. Kinh nói
Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp
v.v...

Pháp ngoài mọi thức nên không thể dùng thấy, nghe, hay biết để tìm hiểu về pháp. Kinh nói
Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp
Tóm lại là cầu pháp tức sai.
Bởi vậy, Xá Lợi Phất, người cầu Pháp, thì trong cả thảy các Pháp chẳng nên cầu chỗ nào cả."
Vì sao ?
Vì pháp chẳng phải do cầu mà được. Nếu cầu mà được tức là do ở ngoài mà được, chẳng phải là của báu trong nhà.
Nếu có được tức có mất. Mà pháp này chẳng thể mất. Dù ta xuống địa ngục, nó vẫn bên ta. Như kinh Pháp Hoa nói ẩn dụ "Viên ngọc báu ở trong chéo áo, mà cứ phải nai lưng ra làm việc lao nhọc để tìm cơm áo". Nó vốn sẵn có, nó là của nhà, không thể rời xa. Chỉ cần tìm thấy nó thì mọi sự luân hồi chấm dứt. mọi lao khổ qua đi, mọi phiền não không còn nữa.
Như một Thiền sư đã nhận ra:

Ngã hữu thần châu nhất lõa
Cửu bị trần lao cơ tỏa
Kim triêu trần tận, quang sinh
chiếu kiến sơn hà vạn đóa

Nghĩa
Ta có thần châu một hạt
xưa bị bụi trần che phủ
ngày ngay sạch bụi sáng trưng
Soi thấy sơn hà vạn ngả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đồng Nát đã viết:
khai nhụy đã viết:Kính chào quý đạo hữu. tangbong

Chúng ta góp ý vấn + đáp trao đổi kinh nghiệm pháp họcpháp hành học hỏi lẩn nhau, làm tăng trưỡng trí tuệ hiểu biết, sửa sai hay bổ túc thiếu sót cho nhau.
Vì mỗi người 10 pháp Ba La Mật có mạnh, có yếu không tương đồng, khác nhau nên sự hiểu biết cũng khác nhau.

Ví dụ có người Ba La Mật mạnh về trí tuệ (trừ tham si), người mạnh về tinh tấn (không dẻ dui ), người mạnh về đức tin, người mạnh về xuất gia hay dứt bỏ ( dứt bỏ tham ái tình cảm), người mạnh về bố thí ( dứt bỏ tham ái vật chất), người mạnh về nhẫn nạitrì giới (dứt bỏ tham sân, tri túc vật chất và vật thực) v .v …… ,
Chúng ta nên sáng suốt góp ý và tôn trọng lẫn nhau về phương cách tu tập của người khác, ai vào cửa trước người hiểu và thực hành đúng.

Theo kn chúng ta đã góp ý rất nhiều rồi, cũng nên dừng lại kịp thời. tangbong

Chúc quý đạo hữu an lạc.
Lời chia sẻ thật cụ thể sáng tỏ, người thấp nghe cũng hiểu, người cao chẳng thể bài bác được, sự - lý không ngăn ngại.

Kính tangbong
vậy sao! Hợp với logic à!

Tôi thấy cũng chưa đủ cần phải kết hợp nơi, trú xứ, tập khí và thời đại nửa thì mới đủ duyên và quan trọng nhất là có tuệ tri hay không trong (Bát Chánh Đạo)... Nhưng tới đây là "Bất nhị" chưa? ~x(

Nếu chỉ có 10 cái ba la mật thì ai cũng thi đậu hết rồi. Pháp mà nói đó là nhất quán thì không thể nào tưởng tượng nổi. =)) Xía vô một chút chơi đừng buồn.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Mong bác Bình Hoan hỷ? Xin phép cho con được hỏi đôi điều
1. Vậy Cái gì của bác Bình đang tả Pháp ? Hay cái gì của Bác đang diễn tả đoạn kinh Duy Ca Mật ở trên? Hãy chân thật, và thật chân thật?
( chỗ này con không hỏi để tạo sự hoài nghi không trả lời được mà con mong muốn nghe được câu trả lời từ Bác )
2. Lại nữa rất mong mọi người hoan hỷ lắng nghe điều con vọng tưởng sau:
Có người đến hỏi Đại Bậc Bồ Tát những điều sau:
- Ngài có vì thấy sắc uẩn khổ mà cầu Pháp chăng? cũng hỏi như thế với thọ, tưởng, hành, thức!
- Ngài có vì Tập khí của sắc uẩn mà cầu Pháp Chăng? cũng hỏi như thế với thọ, tưởng, hành , thức !
- Ngài có vì Diệt sắc uẩn mà cầu Pháp chăng ? cũng hỏi như thế với thọ, tưởng, hành, thức !
VM rất mong được hoan hỷ?

Điều thứ 3: VM chia sẻ
Thế Tôn cũng đã từng thuyết :( "Chớ có tin lời Ta chỉ vì kính nể Ta, hãy khéo thử thách lời ta nói ví như người thợ thiện xảo khéo thử Vàng"
).
Đây là suy nghĩ là niềm tin của VM
Hãy như một Bậc Đại Trí tự thấy và giác hiểu ! chắc chắn luôn có những điều tuyết với xứng đáng sẵn chờ đợi dành cho Bậc Đại Trí!
Đừng tin tưởng vì chúng giống suy nghĩ của mình, đừng tin tưởng vì chúng bảo vệ được suy nghĩ của mình, đừng tin tưởng khi chưa tự tuệ trí để giác hiểu! Đừng tin tưởng khi biết rõ còn hời hợt.
ah VM mới có nghe được quan điểm: Tâm định tâm yếu ( Suy nghĩ của VM là trong đạo tâm hời hợt nhưng cao hơn tâm phàm của con nhiều nhé ) nhưng dễ tiệp cận chữ không trong bát nhã ( không biết là tiếp cận đúng hay sai đâu nhá ) mới là căn cơ của Đại Thừa ! Kiến giải này cũng ngộ ngộ đó nha!
Chúng ta thường thấy ý kiến giống tự ngã của ta, bảo vệ thên tự ngã của ta thì tin liền thế mới hay chứ, đây là ngu hay trí VM ước gì biết rõ được để đánh giá đây. Đúng là Chúng sinh hữu tình thì yêu tự ngã của mình trên hết! )

kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:Kinh viết
Duy Ma Cật nói: Thưa Xá Lợi Phật, người cầu Pháp chẳng ham chuộng thân mạng, hà huống chỗ ngồi! Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập); chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Thưa Xa Lợi Phất, người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm nơi Phật mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Pháp mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Chúng mà cầu. Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Chữ Pháp ở đây có nghĩa là pháp chơn như, thực tướng. Mà chơn như thực tướng thì thể nó vốn không (Quách nhiên vô thánh), còn dụng của nó là khởi ra tánh biết. Chính nhờ tánh biết này mới thấy có sắc tướng, có sự vật, có vạn pháp. Nhưng hết thảy những thứ đó đều chẳng thật.
Tâm kinh nói "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế".
Vì thế mà kinh nói :
Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập);
Tam thiên đại thiên thế giới, ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới cũng đều do tâm tạo (nhất thiết duy tâm tạo) cho nên kinh nói
người cầu pháp chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
vì sao ? vì nó không có thật.

Cũng như thế Phật, Pháp, tăng, tứ đế :Khổ, tập, diệt, đạo đều không phải là thật, chỉ là lời nói, chỉ là hý luận, cho nên kinh nói :
Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì sao ? Vì pháp là chơn như, thực tướng, ngoài những thứ đó.

Phần tiếp theo, kinh nói :
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp, Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không chấp bỏ, nếu tâm còn chấp bỏ Pháp thế thì cầu chỗ chấp bỏ, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không có chỗ nơi, nếu Tâm trước (dính) chỗ nơi, thế thì dính ở chỗ nơi, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác); Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô vi; nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Vì pháp chơn như thực tướng vốn rỗng rang nên tịch diệt. Kinh nói
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì pháp như hư không, không một vật nên vô nhiễm. Kinh nói
Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp
Pháp vốn như như chẳng động, Nếu khởi tâm vọng động, chấp trước thời chẳng phải pháp. Kinh nói
Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp
v.v...

Pháp ngoài mọi thức nên không thể dùng thấy, nghe, hay biết để tìm hiểu về pháp. Kinh nói
Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp
Tóm lại là cầu pháp tức sai.
Bởi vậy, Xá Lợi Phất, người cầu Pháp, thì trong cả thảy các Pháp chẳng nên cầu chỗ nào cả."
Vì sao ?
Vì pháp chẳng phải do cầu mà được. Nếu cầu mà được tức là do ở ngoài mà được, chẳng phải là của báu trong nhà.
Nếu có được tức có mất. Mà pháp này chẳng thể mất. Dù ta xuống địa ngục, nó vẫn bên ta. Như kinh Pháp Hoa nói ẩn dụ "Viên ngọc báu ở trong chéo áo, mà cứ phải nai lưng ra làm việc lao nhọc để tìm cơm áo". Nó vốn sẵn có, nó là của nhà, không thể rời xa. Chỉ cần tìm thấy nó thì mọi sự luân hồi chấm dứt. mọi lao khổ qua đi, mọi phiền não không còn nữa.
Như một Thiền sư đã nhận ra:

Ngã hữu thần châu nhất lõa
Cửu bị trần lao cơ tỏa
Kim triêu trần tận, quang sinh
chiếu kiến sơn hà vạn đóa

Nghĩa
Ta có thần châu một hạt
xưa bị bụi trần che phủ
ngày ngay sạch bụi sáng trưng
Soi thấy sơn hà vạn ngả.
Cũng như thế Phật, Pháp, tăng, tứ đế :Khổ, tập, diệt, đạo đều không phải là thật, chỉ là lời nói, chỉ là hý luận, cho nên kinh nói :

Lại thêm một giảng sư Diễn Đàn nửa!

Giảng pháp mà thiếu sự bình đẳng thì có gọi là giảng Pháp không?

Dầu có nói lý, bắc chước Ngài Duy Ma Cật thì cũng phải khéo dùng từ ngữ nói chớ đâu mà viết các pháp chân đế "Tứ đế là Hý luận ?

Hý luận là nghĩa như thế nào ? Thầy bình có biết không ?


Muốn hơn các Danh sư Việt Nam, muốn hơn quý thầy giảng đạo, muốn hơn Tôn Giả Xá lợi Phất hay hơn Thượng Tọa THÍCH HUỆ HƯNG. Thì cũng phải tu trước đả, quay vào hỏi lại bản ngã thử coi mình còn bao nhiêu độc chướng phàm phu. Rồi hãy ra đời giảng Pháp.

Quí vị thích thảo luận Kinh Duy Ma Cật mà có biết nội dung của kinh hay là chỉ chơi chữ cho qua ngày tháng?
***************************
Tử điển:

hí luận

(戲論) Phạn: Prapaĩca. Những lời bàn luận sai lầm, trái với chân lí, không thể làm cho thiện pháp tăng trưởng.

Kinh Phật di giáo (đại 12, 1112 thượng), chép: Này các tỉ khưu! Nếu hí luận nhiều thứ thì tâm trí rối loạn, tuy đã xuất gia mà chưa được giải thoát. Vì thế các ông phải bỏ ngay những sự hí luận làm tán loạn tâm trí, nếu các ông muốn được niềm vui vắng lặng, chỉ có cách diệt trừ cái hại lí luận .

Luận Du già sư địa quyển 91 (Đại 30, 815 thượng), ghi: Những lời nói dẫn đến chỗ tư duy phân biệt một cách vô nghĩa, gọi là hí luận. Vì sao? Vì những lời nói ấy, dù có gắng sức tu hành, cũng không thể làm tăng thêm chút pháp lành nào, mà cũng chẳng thể làm giảm được pháp ác .

Phẩm Quán pháp trong Trung luận quyển 3 chia Hí luận làm 2 loại: Ái luận và Kiến luận. Ái luận là tâm bám dính vào tất cả pháp; Kiến luận là tâm quyết định hiểu tất cả pháp. Người độn căn khởi lên Ái luận; người lợi căn khởi lên Kiến luận. Người tại gia khởi Ái luận, người xuất gia khởi Kiến luận; Thiên ma khởi Ái luận, ngoại đạo khởi Kiến luận; phàm phu khởi Ái luận, Nhị thừa khởi Kiến luận.

Phật di giáo kinh luận sớ tiết yếu nêu lên 2 loại hí luận: 1. Đối với lí chân thực mà phát sinh hí luận.2. Đối với các sự việc thế gian mà phát sinh hí luận. Ngoài ra, luận Phật tính quyển 3 liệt kê 3 loại và 9 loại Hí luận, còn Trung quán luận sớ quyển 1 cũng nêu 5 loại Hí luận. [X. phẩm Quán nhân duyên trong Trung luận Q.1; Đại nhật kinh sớ Q.5]. (xt. Ái Luận Kiến Luận).

Từ điển Phật Quang


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:Kinh viết
Duy Ma Cật nói: Thưa Xá Lợi Phật, người cầu Pháp chẳng ham chuộng thân mạng, hà huống chỗ ngồi! Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập); chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Thưa Xa Lợi Phất, người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm nơi Phật mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Pháp mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Chúng mà cầu. Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Chữ Pháp ở đây có nghĩa là pháp chơn như, thực tướng. Mà chơn như thực tướng thì thể nó vốn không (Quách nhiên vô thánh), còn dụng của nó là khởi ra tánh biết. Chính nhờ tánh biết này mới thấy có sắc tướng, có sự vật, có vạn pháp. Nhưng hết thảy những thứ đó đều chẳng thật.
Tâm kinh nói "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế".
Vì thế mà kinh nói :
Người cầu Pháp, thì chẳng phải cầu nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải cầu nơi 18 giới và 12 chỗ vào (thập nhị nhập);
Tam thiên đại thiên thế giới, ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới cũng đều do tâm tạo (nhất thiết duy tâm tạo) cho nên kinh nói
người cầu pháp chẳng phải cầu nơi các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
vì sao ? vì nó không có thật.

Cũng như thế Phật, Pháp, tăng, tứ đế :Khổ, tập, diệt, đạo đều không phải là thật, chỉ là lời nói, chỉ là hý luận, cho nên kinh nói :
Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu. Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.

Nếu nói ta phải thấy sự khổ, rồi dứt sự tập nhiễm các nghiệp, chứng chỗ diệt hết các nghiệp và tu theo đạo, thế là luận sơ chơi, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì sao ? Vì pháp là chơn như, thực tướng, ngoài những thứ đó.

Phần tiếp theo, kinh nói :
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp, Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không chấp bỏ, nếu tâm còn chấp bỏ Pháp thế thì cầu chỗ chấp bỏ, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không có chỗ nơi, nếu Tâm trước (dính) chỗ nơi, thế thì dính ở chỗ nơi, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác); Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô vi; nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Vì pháp chơn như thực tướng vốn rỗng rang nên tịch diệt. Kinh nói
Thưa Xá lợi Phất! Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp
Vì pháp như hư không, không một vật nên vô nhiễm. Kinh nói
Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp
Pháp vốn như như chẳng động, Nếu khởi tâm vọng động, chấp trước thời chẳng phải pháp. Kinh nói
Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp
v.v...

Pháp ngoài mọi thức nên không thể dùng thấy, nghe, hay biết để tìm hiểu về pháp. Kinh nói
Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp
Tóm lại là cầu pháp tức sai.
Bởi vậy, Xá Lợi Phất, người cầu Pháp, thì trong cả thảy các Pháp chẳng nên cầu chỗ nào cả."
Vì sao ?
Vì pháp chẳng phải do cầu mà được. Nếu cầu mà được tức là do ở ngoài mà được, chẳng phải là của báu trong nhà.
Nếu có được tức có mất. Mà pháp này chẳng thể mất. Dù ta xuống địa ngục, nó vẫn bên ta. Như kinh Pháp Hoa nói ẩn dụ "Viên ngọc báu ở trong chéo áo, mà cứ phải nai lưng ra làm việc lao nhọc để tìm cơm áo". Nó vốn sẵn có, nó là của nhà, không thể rời xa. Chỉ cần tìm thấy nó thì mọi sự luân hồi chấm dứt. mọi lao khổ qua đi, mọi phiền não không còn nữa.
Như một Thiền sư đã nhận ra:

Ngã hữu thần châu nhất lõa
Cửu bị trần lao cơ tỏa
Kim triêu trần tận, quang sinh
chiếu kiến sơn hà vạn đóa

Nghĩa
Ta có thần châu một hạt
xưa bị bụi trần che phủ
ngày ngay sạch bụi sáng trưng
Soi thấy sơn hà vạn ngả.
Cũng như thế Phật, Pháp, tăng, tứ đế :Khổ, tập, diệt, đạo đều không phải là thật, chỉ là lời nói, chỉ là hý luận, cho nên kinh nói :
Lại thêm một giảng sư Diễn Đàn nửa!

Giảng pháp mà thiếu sự bình đẳng thì có gọi là giảng Pháp không?

Dầu có nói lý, bắc chước Ngài Duy Ma Cật thì cũng phải khéo dùng từ ngữ nói chớ đâu mà viết các pháp chân đế "Tứ đế là Hý luận ?

Hý luận là nghĩa như thế nào ? Thầy bình có biết không ?


Muốn hơn các Danh sư Việt Nam, muốn hơn quý thầy giảng đạo, muốn hơn Tôn Giả Xá lợi Phất hay hơn Thượng Tọa THÍCH HUỆ HƯNG. Thì cũng phải tu trước đả, quay vào hỏi lại bản ngã thử coi mình còn bao nhiêu độc chướng phàm phu. Rồi hãy ra đời giảng Pháp.

Quí vị thích thảo luận Kinh Duy Ma Cật mà có biết nội dung của kinh hay là chỉ chơi chữ cho qua ngày tháng?
***************************
Tử điển:

hí luận

(戲論) Phạn: Prapaĩca. Những lời bàn luận sai lầm, trái với chân lí, không thể làm cho thiện pháp tăng trưởng.

Kinh Phật di giáo (đại 12, 1112 thượng), chép: Này các tỉ khưu! Nếu hí luận nhiều thứ thì tâm trí rối loạn, tuy đã xuất gia mà chưa được giải thoát. Vì thế các ông phải bỏ ngay những sự hí luận làm tán loạn tâm trí, nếu các ông muốn được niềm vui vắng lặng, chỉ có cách diệt trừ cái hại lí luận .

Luận Du già sư địa quyển 91 (Đại 30, 815 thượng), ghi: Những lời nói dẫn đến chỗ tư duy phân biệt một cách vô nghĩa, gọi là hí luận. Vì sao? Vì những lời nói ấy, dù có gắng sức tu hành, cũng không thể làm tăng thêm chút pháp lành nào, mà cũng chẳng thể làm giảm được pháp ác .

Phẩm Quán pháp trong Trung luận quyển 3 chia Hí luận làm 2 loại: Ái luận và Kiến luận. Ái luận là tâm bám dính vào tất cả pháp; Kiến luận là tâm quyết định hiểu tất cả pháp. Người độn căn khởi lên Ái luận; người lợi căn khởi lên Kiến luận. Người tại gia khởi Ái luận, người xuất gia khởi Kiến luận; Thiên ma khởi Ái luận, ngoại đạo khởi Kiến luận; phàm phu khởi Ái luận, Nhị thừa khởi Kiến luận.

Phật di giáo kinh luận sớ tiết yếu nêu lên 2 loại hí luận: 1. Đối với lí chân thực mà phát sinh hí luận.2. Đối với các sự việc thế gian mà phát sinh hí luận. Ngoài ra, luận Phật tính quyển 3 liệt kê 3 loại và 9 loại Hí luận, còn Trung quán luận sớ quyển 1 cũng nêu 5 loại Hí luận. [X. phẩm Quán nhân duyên trong Trung luận Q.1; Đại nhật kinh sớ Q.5]. (xt. Ái Luận Kiến Luận).

Từ điển Phật Quang


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Thien Nhan đã viết:
Đồng Nát đã viết:
khai nhụy đã viết:Kính chào quý đạo hữu. tangbong

Chúng ta góp ý vấn + đáp trao đổi kinh nghiệm pháp họcpháp hành học hỏi lẩn nhau, làm tăng trưỡng trí tuệ hiểu biết, sửa sai hay bổ túc thiếu sót cho nhau.
Vì mỗi người 10 pháp Ba La Mật có mạnh, có yếu không tương đồng, khác nhau nên sự hiểu biết cũng khác nhau.

Ví dụ có người Ba La Mật mạnh về trí tuệ (trừ tham si), người mạnh về tinh tấn (không dẻ dui ), người mạnh về đức tin, người mạnh về xuất gia hay dứt bỏ ( dứt bỏ tham ái tình cảm), người mạnh về bố thí ( dứt bỏ tham ái vật chất), người mạnh về nhẫn nạitrì giới (dứt bỏ tham sân, tri túc vật chất và vật thực) v .v …… ,
Chúng ta nên sáng suốt góp ý và tôn trọng lẫn nhau về phương cách tu tập của người khác, ai vào cửa trước người hiểu và thực hành đúng.

Theo kn chúng ta đã góp ý rất nhiều rồi, cũng nên dừng lại kịp thời. tangbong

Chúc quý đạo hữu an lạc.
Lời chia sẻ thật cụ thể sáng tỏ, người thấp nghe cũng hiểu, người cao chẳng thể bài bác được, sự - lý không ngăn ngại.

Kính tangbong
vậy sao! Hợp với logic à!

Tôi thấy cũng chưa đủ cần phải kết hợp nơi, trú xứ, tập khí và thời đại nửa thì mới đủ duyên và quan trọng nhất là có tuệ tri hay không trong (Bát Chánh Đạo)... Nhưng tới đây là "Bất nhị" chưa? ~x(

Nếu chỉ có 10 cái ba la mật thì ai cũng thi đậu hết rồi. Pháp mà nói đó là nhất quán thì không thể nào tưởng tượng nổi. =)) Xía vô một chút chơi đừng buồn.
Bạn KN nói vậy là đã "trí tuệ" rồi. Biết mình biết người biết pháp, biết cái gì thích hợp với mình để hiểu để xài, biết cái gì không. "nơi, trú xứ, tập khí và thời đại nửa thì mới đủ duyên" điều kiện ngoại cảnh được gồm sẵn trong đó rồi.

"Nếu chỉ có 10 cái ba la mật thì ai cũng thi đậu hết rồi." Thi đậu chỉ là chuyện nhỏ, ra đời xây dựng sự nghiệp , nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội mới là chuyện lớn. Cho nên bạn MHBN mới nhấn mạnh cái DỤNG.

"và quan trọng nhất là có tuệ tri hay không trong (Bát Chánh Đạo)... Nhưng tới đây là "Bất nhị" chưa?" đọc sách nhiều quá cho nên loạn chưởng! con người chỉ có 1 cảnh giới duy nhất là...sống!

"Bất nhị" ? "trí định huệ" là bất nhị :-P , "từ bi hỉ xả" là bất nhị :-P , "nhân lễ nghĩa trí tính" là bất nhị :-P tại sao như vậy? tuy định danh thì có nhiều tính chất nhưng không thể nào tách rời chúng ra khỏi nhau được. Tuy nhiên như ý của bạn KN, người sơ cơ sẽ có những "năng khiếu" khác nhau thì sẽ nương theo sở trường để tiến lên, nhưng tiến càng sâu thì mỗi mỗi dần đều tự đầy đủ.

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh cái này:
"bất khả tư nghị" là thứ mà người muốn dạy cũng không truyền đạt được, người muốn học cũng không thể học được. Chỉ có thể nhận được ( hoặc đúc kết) nó qua nhiều gian khổ thực hành.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu.

Thưa quý đạo hữu,
kn xin đem cái tâm ngã của kn ra phơi bài, kn nói tâm ngã là vì bài kinh này vốn là Pháp Vi Diệu Không Thể Nghĩ Bàn, và lời của Ngài Duy Ma Cật vốn thuyết cho hàng Bố tát, Ngài Duy Ma Cật tạm dùng văn tự để diễn tả PHÁP VÔ NGÔN, dù là dùng văn tự để diễn tả cũng không thể nào phơi bài sự tột cùng, nên phàm phu không thể nào đem tâm phiền não mà mong cầu diễn đạt được.
PHÁP VÔ NGÔN có nghĩa là Pháp hành kinh nghiệm thực chứng, không phải là lời nói chơi hay bàn chơi mà hiểu sâu, chỉ có người đến để mà thấy, vượt ra ngoài ngôn ngữ, văn tự
nên mới có câu :
Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác);
Ở trên rõ ràng là diễn tả Pháp chơn thật tức Niết Bàn :
Pháp gọi là vô vi; nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
vượt ra ngoài ngôn ngữ, văn tự tức vượt ra ngoài hữu vi. (ngoài chỗ kiến văn tri giác);
Cho nên Ngài Duy Ma Cật nói :
người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm nơi Phật mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Pháp mà cầu, chẳng trước Tâm nơi Chúng mà cầu
Ở trên rõ ràng là diễn tả người cầu Pháp chẳng nơi trước Tâm, trước tâm có nghĩa là tâm trước vọng cầu mà làm, mà đến với Phật, với Pháp, với chúng Tăng, tức là do tâm vọng cầu nơi Tam bảo, tức là cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Ví dụ : thường ngày chúng ta thấy nhiều người đến với Phật, với Pháp, với chúng Tăng, đến với Tam bảo đến với cái tâm vọng cầu, cho được như thế này hay như thế kia v.v...
ai cũng nói đến vì khổ, khổ không có tiền của, nhà to, buôn bán thuận lợi, mau làm giàu, được hạnh phúc, được vợ đẹp con ngoan, được chồng yêu thương nuông chiều v.v....

không vì thấy sự khổ mà đến với Phật, với Pháp, với chúng Tăng, đến với Tam bảo,

không cầu giải thoát khỏi sự khổ (KHỔ), không cầu dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP), không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt), không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo),
như lời của Ngài Duy Ma Cật ở dưới đây :
Người cầu pháp không vì thấy sự khổ (KHỔ) mà cầu; không vì dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ (TẬP) mà cầu; không vì chỗ chẳng tạo nghiệp, trọn chứng nơi tịch diệt (Diệt) mà cầu; không vì tu theo đạo - sửa mình theo chánh đạo (Đạo) mà cầu.
Cho nên Ngài Duy Ma Cật nói :
Bởi cớ sao? Vì pháp không có luận chơi.
Không thể nào dùng văn tự để diễn tả cũng không thể nào phơi bài sự tột cùng PHÁP VÔ NGÔN tức Pháp Vi Diệu Không Thể Nghĩ Bàn, Nếu Tâm làm theo chỗ thấy - nghe - hay -biết thế thì cầu sự thấy - nghe - hay- biết, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô vi (Niết Bàn); nếu là theo hữu vi, thế thì cầu hữu vi, chớ chẳng phải cầu Pháp.
Dùng tâm phàm phu tâm phiền não diễn đạt cái chưa được chứng đắc, dùng văn tự phàm phu để diễn tả cũng không thể nào phơi bài sự tột cùng,
Cho nên Ngài Duy Ma Cật nói :
Pháp gọi là tịch diệt (vắng lặng); nếu làm theo chỗ sanh diệt, thì cầu chỗ sanh diệt, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô nhiễm (không nhuốm một vật nào); nếu nhiễm nơi Pháp, cho đến Niết Bàn, thế nhiễm trước (dính níu theo pháp), chờ chẳng phải cầu Pháp, Pháp là vô vi không có hành động, nếu khởi tâm hành động nơi Pháp, thế thì cầu nơi chỗ hành động, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không chấp bỏ, nếu tâm còn chấp bỏ Pháp thế thì cầu chỗ chấp bỏ, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không có chỗ nơi, nếu Tâm trước (dính) chỗ nơi, thế thì dính ở chỗ nơi, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp gọi là vô tướng (không hình tướng); nếu theo chỗ biết của tướng, thế thì cầu tướng chớ chẳng cầu Pháp. Pháp không thể trụ (ở một chỗ) được; nếu trụ nơi Pháp thế thì trụ Pháp, chớ chẳng phải cầu Pháp. Pháp không thể thấy - nghe - hay - biết được (ngoài chỗ kiến văn tri giác)
Đối với phàm phu :
thế là luận sơ chơi
Ngài nói với Ngài Xá Lợi Phất :
người cầu Pháp, thì trong cả thảy các Pháp chẳng nên cầu chỗ nào cả." (...)
Thuyết pháp mà chẳng nên lìa tự tánh ấy là chơn thuyết thuyết cái Chơn Như bất động,
thuyết pháp mà lìa tự tánh thì đồng với ma thuyết là vậy!
.......................................................................................................................................................
Người nói pháp hay viết pháp nếu đồng tâm, đồng trí thì không cần "bất khả tư nghị" hay không cần " im lặng " vì tâm ý tương thông.
Ngài Duy Ma Cật lặng thinh sau khi Văn Thù trình bày xong quan điểm.

Người nói pháp hay viết pháp nếu không đồng tâm, không đồng trí thì cần "bất khả tư nghị" hay cần " im lặng " vì tâm ý không tương thông, ngoài miệng " im lặng " nhưng tâm cứ như con vượn chuyền cây !
Tại sao ?
ai cũng tâm muốn tự ngã cũng bằng Trời, tâm muốn sở đắc cỡ Bồ Tát.
Chỉ muốn dạy người, chỉ muốn cầu danh, cầu hữu vi.
(Đúng là Chúng sinh hữu tình thì yêu tự ngã của mình trên hết! ) chính xát !
có ai thật sự cầu pháp đâu ?
Cho nên Ngài Duy Ma Cật nói :
thế là luận sơ chơi.
Nếu đã hiểu, ít cũng hiểu, nếu đã không hiểu, bao nhiêu cũng chẳng hiểu, chẳng đủ cho cái Ta.
Nói pháp không dể, nói pháp cho người không đồng tâm, không đồng trí càng khó hơn, cứ
lấy cái bài viết trong đây, đọc cho thật kỹ thì có thể hiểu . (có thể hiểu nếu bỏ được cái Ta, cái tứ tướng), có thể hiểu chớ chưa chắc là hiểu.
..............................................................................................................................................................
Chúc an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thật là duyên hội, nếu như ngày xưa cách đay vài năm trước, nếu vào đây triển khai phần DỤNG thôi, mà không có người đồng sở kiến như ở một số vị ở đây, đảm bảo MHBN ăn gạch ném cho tơi tả. Không khéo người ta hiểu lầm đi vào Tà Pháp ở Phần DỤNG này. Trước khi nói dụng phải khai phần thể tánh trước. Sau đó mới đến phần dụng. Nếu không sẽ gây ngộ nhận và đầy người khác vào tà.

Tạo sao công án 500 kiếp chồn?

Vì vị giảng thọ dẫn người ta vào cái thể - lý không mà chảng chỉ họ dẫn nhập dụng ở sự tướng.

Bất muội nhân quả, chính là chỗ sinh diệt nhân quả rõ ràng của dụng tâm.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 22/08/12 03:19 với 1 lần sửa.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

đảm bảo MHBN ăn gạch ném cho tơi tả.
Ăn gạch còn đỡ, cần dao rượt chém tơi bờ là khác.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin thảo luận về kinh Duy Ma Cật .

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Đại thừa (xin lỗi không biết dùng danh từ nào khác, vì tên Phật giáo phát triển cũng bị cấm). Topic "Xin thảo luận về Kinh Duy Ma Cật" có mục đích thảo luận kinh này theo hướng đại thừa.
Nhưng một số thành viên lại cứ đem tư tuỏng của Phật giáo nguyên thủy vào đây để so sánh và bắt bẻ. Làm cho diễn đàn không ngớt tiếng tranh cãi.
Nay vì lợi ích của diễn đàn, tôi xin khóa chủ đề này lại.
Chân thành xin lỗi quí đạo hữu đã theo dõi chủ đề này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.71 khách