5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được không?

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
116
Bài viết: 14
Ngày: 07/10/11 08:35
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được không?

Bài viết chưa xem gửi bởi 116 »

Kính thưa quý Thầy, SC và các bạn đồng đạo. Phật tử tại gia giữ 5 giới theo thứ tự là:
1/- Không sát sinh,
2/- Không trộm cướp,
3/- Không tà dâm,
4/- Không nói dối,
5/- Không dùng chất gây nghiện.

Giới quan trọng nhất có phải theo thứ tự từ 1 đến 5 không? Ai cũng thuộc 5 giới này nhưng liệt kê không đúng thứ tự có gì sai không ạ?


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Quan trọng là nhớ để thực hành. Thảo luận thì sao cũng được. Nhưng khi tụng giới thì nên theo trình tự vì giới có giới trọng và khinh. Ngoài ra nếu đọc theo trình tự sẽ dễ thuộc hơn.

4 giới đầu là tánh tội, giới uống rượu là tướng tội. 4 giới đầu dù thọ hay không thọ, Phật tử hay khộng PT nếu phạm là tội, giới uống rượu thọ mà không giữ mới phạm.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Theo mình biết thì ngày xưa đức Phật chỉ đặt ra giới luật khi có đủ nhân duyên,tức là có vị tỳ kheo lần đầu phạm phải giới nào,thì đức Phật nói giới ấy,chứ không theo thứ tự nặng hay nhẹ.

Nghiệp báo rất phức tạp,chẳng hạn, nhiều người cùng làm 1 hành động nhưng tùy thuộc nhiều yếu tố tạo nghiệp nặng nhẹ rất khác nhau.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phạm giới thứ năm, tức là phạm luôn bốn giới đầu, thử uống rượu vô thì biết!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

12 năm đầu Phật không chế giới vì chúng tăng ít và thanh tịnh. Sau này đông quá nên tạp từ đó ai phạm đến đâu cấm đến đấy.

4 giới đầu thì không có nặng nhẹ, phạm vào thì như cây dừa bị chặt ngọn không thể sanh ngọn khác được. Chết như thế nào thì cũng là chết thôi không nặng nhẹ. Chết ở đây được hiểu là chết pháp thân huệ mạng của kiếp nhân sinh này.

Nói ra ngoài chủ đề một chút. Nhưng phạm các giới khác thì có thể yết ma sám hối để được thanh tịnh trở lại nên có nặng nhẹ. có giới phạm rồi cần đến 20 vị tăng mới có thể cử tội. có giới chỉ cần 1 vị thôi là có thể cử tội. có học giới thì chỉ cần tự mình xả bỏ vật dùng dư thừa là xong rồi. Bạn chỉ thấy được điều này khi thọ nhiều hơn 5 giới.

@battinh
Cho nên Phật chế giới khôgn uống rượu đi kèm 5 giới là đề phòng xỉn nên làm ẩu. Trong luật có câu "36 lỗi lầm khi xỉn rồi thì lỗi nào cũng phạm, cho nên khi nhậu say rồi thì chẳng khác nào 'quỷ con'."


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Bình thường khi chưa uống rượu thì tâm của chúng ta phóng giật, không tỉnh giác, đến khi uống rượu bia thì say ít thì phóng giật tăng trưởng ít, uống nhiều say nhiều thì tâm phóng giật càng nhiều dẫn đến ý nghĩ, lời nói, hành động không kiểm soát: nói to hơn, nói nhiều hơn (tửu nhập ngôn xuất), tâm sân, si, nghi, mạn, ác kiến tăng trưởng lên nhiều lần, dục sanh khởi dữ dội...nên say xỉn xong tâm hay sinh ra đủ thứ chuyện bình thường chẳng dám làm...Trí giảm thì bản năng nổi lên, thú tính hiện ra... :D


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Monggiac đã viết:12 năm đầu Phật không chế giới vì chúng tăng ít và thanh tịnh. Sau này đông quá nên tạp từ đó ai phạm đến đâu cấm đến đấy.

4 giới đầu thì không có nặng nhẹ, phạm vào thì như cây dừa bị chặt ngọn không thể sanh ngọn khác được. Chết như thế nào thì cũng là chết thôi không nặng nhẹ. Chết ở đây được hiểu là chết pháp thân huệ mạng của kiếp nhân sinh này.

Nói ra ngoài chủ đề một chút. Nhưng phạm các giới khác thì có thể yết ma sám hối để được thanh tịnh trở lại nên có nặng nhẹ. có giới phạm rồi cần đến 20 vị tăng mới có thể cử tội. có giới chỉ cần 1 vị thôi là có thể cử tội. có học giới thì chỉ cần tự mình xả bỏ vật dùng dư thừa là xong rồi. Bạn chỉ thấy được điều này khi thọ nhiều hơn 5 giới.

@battinh
Cho nên Phật chế giới khôgn uống rượu đi kèm 5 giới là đề phòng xỉn nên làm ẩu. Trong luật có câu "36 lỗi lầm khi xỉn rồi thì lỗi nào cũng phạm, cho nên khi nhậu say rồi thì chẳng khác nào 'quỷ con'."
Thầy ơi,có phải người xuất gia phạm giới thì quả báo nặng nề hơn so với người tại gia,chưa quy y thọ giới đúng không ạ? :-/


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Đồng Nát đã viết:Bình thường khi chưa uống rượu thì tâm của chúng ta phóng giật, không tỉnh giác, đến khi uống rượu bia thì say ít thì phóng giật tăng trưởng ít, uống nhiều say nhiều thì tâm phóng giật càng nhiều dẫn đến ý nghĩ, lời nói, hành động không kiểm soát: nói to hơn, nói nhiều hơn (tửu nhập ngôn xuất), tâm sân, si, nghi, mạn, ác kiến tăng trưởng lên nhiều lần, dục sanh khởi dữ dội...nên say xỉn xong tâm hay sinh ra đủ thứ chuyện bình thường chẳng dám làm...Trí giảm thì bản năng nổi lên, thú tính hiện ra... :D
Nói riêng "Đồng Nát".Vài ngày nay có theo dõi những chủ đề của đạo hữu.....Thấy Thánh_Tri có duyên với đạo hữu nên thấy bài của đạo hữu nghiêng về Tổ Sư Thiền do ngày ngài Duy Lực viết........
-Nói câu trên: Giới thì phải giữ vì "Nhân Quả rõ ràng"
Nhưng đối với người Kiến Tánh những việc trên như giấc mộng(Tùy Duyên)
===> Vì khi uống rượu thì Thân say chứ Tâm không say..........Có thời gian viết nên Tham Thiền......chớ viết do chư rõ
Thận trọng


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo vấn đáp có đoạn này mình nghĩ sẽ làm thỏa mãn thắc mắc của bạn. Mình có cắt ngắn bớt so với nguyên bản.
152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao?

- Tu hành mà phá giới tất là tội nặng rồi, phải không đại đức?

- Hẳn vậy.

- Một người cư sĩ phá giới và một sa môn phá giới, ai tội nặng hơn ai?

- Đại vương thử phát biểu ý mình xem sao!

- Vâng, theo trẫm, cả hai cùng phá giới, ắt sa môn sẽ tội nặng hơn! Vì sa môn ăn cơm của thí chủ, sàng tọa, y áo, thuốc men đều là nợ của thập phương. Sa môn còn giữ gìn phẩm hạnh để làm gương, để dạy dỗ thiện tín, môn đồ... Chỉ chừng ấy thôi, trẫm đã xác định là sa môn phải mang tội nặng, tối thiểu là gấp đôi so với cư sĩ.

- Lời ấy vừa đúng vừa sai. Đúng vì phá giới là phải mang tội. Sai là do đại vương không biết rõ những phước báu của phẩm mạo sa môn. Người cư sĩ phá giới thì mang tội, nhưng mang tội ấy chỉ hại cho mình nhưng chẳng được lợi ích cho ai. Còn sa môn phá giới, tuy có hại mình nhưng còn giúp ích cho rất nhiều người khác.

- Phá giới mà còn lợi ích cho người khác ư ?

- Một sa môn phá giới nhưng y còn trong phẩm mạo sa môn, y còn đức tin với Tam Bảo, y có pháp học; tiếng nói của y có giá trị trong hàng Tăng lữ... thì chúng ta không nên xem thường, vì sao, vì y được bảo trợ, nâng đỡ bởi mười đức tính sau đây:

Thứ nhất, y biết cung kính Đức Phật.
Thứ hai, y biết cung kính Đức Pháp.
Thứ ba, y biết cung kính Đức Tăng.
Thứ tư, y biết cung kính các bậc phạm hạnh.
Thứ năm, y biết dạy Pàli và chú giải.

Thứ sáu, y có học pháp, nghe pháp nhiều.
Thứ bảy, dẫu đã phá giới nhưng khi đi đâu y cũng giữ gìn tư cách, phẩm hạnh; biết thu thúc thân khẩu, không để cho bất cứ ai cười chê tư cách của mình.
Thứ tám, y có khả năng hướng dẫn và lãnh đạo chúng đồ.
Thứ chín, hoàn cảnh nào y cũng giữ được phẩm mạo sa môn, Tăng tướng; còn là kẻ dìu dắt, hướng dẫn, nâng đỡ các hàng xuất gia hậu học.
Thứ mười, dẫu phá giới nhưng y làm chỗ khuất lấp không cho ai hay biết.

Chính nhờ mười đức tính ấy mà sa môn phá giới tốt hơn cư sĩ phá giới nhiều. Sa môn phá giới hội đủ mười đức tính trên, y sẽ còn mang đến lợi lạc rất nhiều cho thiện nam tín nữ. Nói rõ hơn, sa môn phá giới cũng làm cho thành tựu quả bố thí, cúng dường của đàn na thí chủ. Tất thảy có mười trường hợp lợi ích:

Một là, do phẩm mạo tăng tướng bên ngoài trong sạch, vô tội, nên sẽ phát sanh tâm trong sạch cho thí chủ.

Hai là, đang trong phẩm mạo sa môn, đang đi trên lộ trình của pháp lành, dẫn đường cho thí chủ bước theo để họ biết bố thí, cúng dường.

Ba là, vẫn làm cho sự bố thí của thí chủ có kết quả, do thực hiện pháp nhỏ, pháp lớn của Tăng sự, thực hành mọi phận sự do sự chỉ định của Tăng.

Bốn là, vẫn còn các pháp nương nhờ do qui y Tam Bảo, là lý do làm cho việc bố thí của thí chủ được thành tựu.

Năm là, do còn thọ trì những pháp đã thọ, không ở lâu một nơi, không dính mắc trú xứ.

Sáu là, có nghiên cứu học hỏi giáo pháp nên vẫn là đám ruộng tốt cho thí chủ bố thí gieo hạt giống lành.

Bảy là, đem kết quả bố thí cho thí chủ vì giảng thuyết pháp cao thượng đến cho mọi người.

Tám là, do còn pháp là nơi nương nhờ, bảo trợ, nên sự cúng dường của thí chủ vẫn mang lại phước báu tốt lành.

Chín là, do đức tin, tri kiến thấy rõ Đức Phật là bậc tối thượng, cao thượng, quý báu nhất trong tam giới, không ai sánh bằng.

Mười là, có công đức quét dọn nơi làm lễ phát lồ nên sự cúng dường của thí chủ kết quả vẫn tốt đẹp.

Tâu đại vương! Ngài hãy quay ngược lại tri kiến của mình, thay đổi quan niệm của mình, vì sa môn phá giới vẫn cho kết quả thù thắng cho những ai bố thí, cúng dường. Đừng theo lý lẽ và sự hiểu biết chung chung của người đời. Họ không biết rõ sự thật đâu.

- Nước không được tinh sạch, không uống được nhưng cũng có thể rửa sạch vật dơ, bụi đất, mồ hôi đấy, đại vương! Nước sôi sùng sục cũng có thể rưới tắt đống lửa được đấy, đại vương!

- Vật thực dù mất hương vị cũng có thể làm no những kẻ đói lòng!

- Tóm lại, người nam nữ cư sĩ nào trú trong ngũ giới, bát giới; thọ trì giới rất tốt, rất kiên trì; lại có tâm trong sạch, vật bố thí chánh mạng, hợp pháp đến cho sa môn phá giới nhưng biết tin nghiệp, tin quả, thì chắc chắn sẽ thành tựu phước quả như y muốn. Sa môn phá giới vẫn làm cho dakkhinà (vật cúng dường) của thí chủ được kết quả.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Monggiac đã viết: - Lời ấy vừa đúng vừa sai. Đúng vì phá giới là phải mang tội. Sai là do đại vương không biết rõ những phước báu của phẩm mạo sa môn. Người cư sĩ phá giới thì mang tội, nhưng mang tội ấy chỉ hại cho mình nhưng chẳng được lợi ích cho ai. Còn sa môn phá giới, tuy có hại mình nhưng còn giúp ích cho rất nhiều người khác.
Lời này alpha thật không thể hiểu,

Sao vị Na Tiên này không đề cập đến việc kẻ sa môn mà phá giới khiến cho:

- đại chúng hiểu sai Phật pháp, lời sai lan truyền, chánh pháp oan ức.
- ngoại đạo khinh chê phỉ báng Phật giáo
- đại chúng mất lòng tin nơi chánh pháp, không đến với chánh pháp, chẳng hộ trì chánh pháp


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết:
Monggiac đã viết: - Lời ấy vừa đúng vừa sai. Đúng vì phá giới là phải mang tội. Sai là do đại vương không biết rõ những phước báu của phẩm mạo sa môn. Người cư sĩ phá giới thì mang tội, nhưng mang tội ấy chỉ hại cho mình nhưng chẳng được lợi ích cho ai. Còn sa môn phá giới, tuy có hại mình nhưng còn giúp ích cho rất nhiều người khác.
Lời này alpha thật không thể hiểu,

Sao vị Na Tiên này không đề cập đến việc kẻ sa môn mà phá giới khiến cho:

- đại chúng hiểu sai Phật pháp, lời sai lan truyền, chánh pháp oan ức.
- ngoại đạo khinh chê phỉ báng Phật giáo
- đại chúng mất lòng tin nơi chánh pháp, không đến với chánh pháp, chẳng hộ trì chánh pháp
Vị Na Tiên Tỳ Kheo nói đúng rồi. Ông còn bức xúc gì nữa.

Khi Phật sắp nhập Niết Bàn, có dạy ngài Anan "Y Pháp Bất Y Nhân".

Ông đã là Phật Tử, thì phải nên Y vào giáo pháp của Phật, chứ không nên y theo một cá nhân, một hình tướng nào, dù đó là một hình tướng vị Sa Môn Giữ Giới hay Phá Giới. Ông Quy Y Tăng Bảo là đoàn thể thanh tịnh chúng, chứ không chỉ riêng rẽ một người nào khác.

Vị Sa Môn có phá giới hay không, thì không có liên quan gì tới Ông, cũng như lòng Tin của ông với Phật Pháp, bởi Ông Quy Y Phật Pháp Tăng, chư không quy y riêng một cá nhân nào. Do vậy thấy vị Sa Môn Phá Giới thì mình đi chỗ khác học hỏi thôi (nếu mình thấy bị ảnh hưởng cái sấu đi sai đường), chứ đâu phải thấy một vị Sa Môn Phá Giới, cái rồi ông bỏ luôn Phật Pháp? Phật Pháp có lỗi gì mà bỏ? Chỉ là lỗi của một vị Sa Môn cá nhân đó thôi.

Ông chỉ vì nhìn hình tướng một vị Sa Môn Phá Giới, mà Bỏ cả Phật Pháp, Không thèm học hỏi tu hành nữa, thì chính ông là người lỗ lả quá lớn!

Vị Sa Môn không giữ giới là việc lỗ lả của vị sa môn đó. Đâu có liên can gì tới ông mà ông bỏ Phật Pháp.

Ông giữ giới thì đó là việc lợi ích của ông
Ông cúng dường lại là việc lợi ích của ông
Ông học hành Phật Pháp là việc lợi ích của ông

Nhân Quả không sai chạy được!

Kỳ thật, người có công phu lâu năm nơi Phật Pháp thì thấy vị Sa Môn Phá Giới họ cũng kính trọng như thường, bởi kính trọng là hình bóng và chiếc y áo vì nó tượng trưng cho Phật, cho Pháp, cho Tăng, cho ruộng phước của tất cả chúng sanh. Ông kính là kính y áo đó, ông lễ là lễ cái y áo đó.

Lại nữa, nếu là người tu lâu năm có đạo hạnh, thì thường gần kề những vị Sa Môn Phá Giới kia. Để làm gì? Để giúp đở họ, khiến họ thấy được lỗi lầm, khiến họ thay đổi và tu sửa lại. Bằng cách nào? chỉ bằng cách bình thường thôi như là:

Trồng cây
Quét sân chùa
Lao chánh điện
Nấu cơm nấu nước
Ăn cơm mặt áo
Đi đứng nằm ngồi
Tâm phẳng lặng như tờ
Không nói một lời mà làm tất cả việc

Bởi tất cả những việc hằng ngày đều là đạo giải thoát.

Họ ở gần mình riết rồi họ cũng chuyển theo, họ sửa đổi lại.

Chính mình phải có công phu mới không bị họ chuyển, mà ngược lại mình có thể chuyển họ một cách nhẹ nhàn, không phí sức lực nào.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh Tri thấy 1 mà không thấy 2

Đi dạo làng dạo xóm đi (nếu ở HK thì khi nào về VN tui dẫn đi) nghe người ta nói rồi mới kết luận.

Tui lấy 1 ví dụ cho ông nghe.
Năm kia, bạn tôi mất đứa con đầu lòng, chừng 3 tuổi. Họ đau khổ trăm bề. May nhờ gia đình có biết chút đỉnh về Phật Pháp nên họ cũng có mời thầy chùa về tụng kinh và khuyên giải gia đình. Lễ an táng theo nghi thức Phật giáo. Xong xuôi về, gia đình họ cũng thiết cơm để cảm ơn mọi người. Tôi giữ trường chay với lại cũng chẳng vui vẽ gì nên bâng quơ vài đủa lấy lệ rồi qua bàn trà uống nước. Họ biết tôi ăn chay nên nói chuyện về ăn chay. Trong đó ông bố cỡ chừng sáu mấy bảy mươi phán một câu xanh rờn: "tu giờ cũng thoái mái rồi, thầy chùa cũng lấy vợ được, uống bia được, không như hồi xưa nữa.". Ý ông ta khuyên tôi đừng giữ cái quy tắc trường chay đó mà khổ, ông ta nói là đã quen thầy này thầy kia như thế.

Tôi tính nói cho họ hiểu nhưng đang phiền lòng, tự nhiên thấy suy sụp nên chả muốn nói thêm. Nhưng những lời ông ta nói không phải là không có.

Mới đây đi công tác, vị lãnh đạo đơn vị đó biết tôi ăn chay nên mời cơm chay nhưng lại mời tôi uống bia. Ông ta nói: "Ăn chay thì cứ ăn nhưng rượu bia thì uống được chớ. Hôm trước anh đi công tác chỗ này... mấy thầy ở chùa đó.. cũng rôm rả bia bọt nhậu được mà". Chỗ bàn công tác, không tiện nói chuyện Phật Pháp nên tôi chỉ khước từ bia rượu chứ chẳng giải thích gì cho ông ấy.

Vậy thì hai chữ đạo Phật mang ý nghĩa hoàn toàn khác trong lòng đại chúng. Vậy thì làm sao mà truyền giới hay độ họ.

Và nhiều trường hợp khác, tôi thấy hình ảnh sa môn ảnh hưởng rất lớn đến Phật Pháp.

Tôi không đồng ý với vị Na Tiên đó, phước kể ra chưa chắc bù được tội đâu à.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách