Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Tôi đọc được bài này nói về giới luật Phật giáo, muốn chia sẽ cùng với đạo hữu, trích đoạn như sau:

Giới phải có tính tăng thượng, hữu ích đối với cuộc sống, đối với tương lai, rất tiếc Phật Giáo thời nay nhiều khi hay chú trọng về Tỳ kheo Giới, thiếu đi tính chất nhân gian “nhiêu ích chúng sinh” của Bồ Tát. Hơn nữa, giới luật Phật Giáo xưa nây, quá coi trọng về phần tiêu cực chỉ ác, phần tinh thần tích cực vi thiện lại không đủ. Bởi vậy, hễ nói đến giới luật, phần nhiều “ không được thế nầy, không được thế nọ ”. Ngoài ra, còn có thứ giới như tăng chúng thì không được bố thí cho tín chúng; Phật tử tại gia thì không được nghe Tỳ kheo (Ni) Giới; Tỳ Kheo thì không được tiếp gần nữ chúng v.v… thậm chí thụ trì ngũ giới vốn là căn bản của nhân đạo, vậy mà trong quá khứ có người hay dựa vào giới điều trong < Phạm Võng Kinh >, như “ tay mà đụng tới rượu, thì năm trăm đời sẽ bị cụt tay ” để giải thích giới luật, do sự uy hiếp khiếp sợ quá đáng, ngược lại làm mất đi sức thuyết phục, khiến cho những người có lòng học Phật chỉ ngừng bước mà ngó thôi. Nhất là cả ngàn năm nây, chỉ vì một điều trong “ Bát Kính Pháp ”, đã làm chướng ngại biết bao nhiêu nữ chúng xuất gia ưu tú. Cho nên, ngày nay chúng ta cần “ phải làm thế nầy, phải làm thế nọ ”, chúng ta phải đêm giới luật quy phạm nhân gian hóa đi.
Giới luật nhân gian hóa, một mặt cố nhiên phải tiêu cực quy phạm thân tâm, ngừng ác diệt tội, một mặt càng phải tích cực quãng tu thiện hành, làm nhiều việc thiện, phát huy tinh thần phục vụ cống hiến của BốTát Giới, hầu tự lợi lợi người. Do đó, Phật Giáo ngày hôm nay thực sự không thích nghi dựa vào bối cảnh lịch sử thời Phật thế để yêu cầu áp dụng cho người hiện đại, vì Đức Phật như một chuyên gia pháp luật vậy, Ngài dựa vào những nhân duyên như dân tình; phong tục; văn hóa v.v…của Ấn Độ thời bấy giờ mà chế định các giới luật, nhưng theo dòng thời gian, thời chuyển việc thay, một số giới luật đã không thích hợp với sự diễn tiến của thời đại. Thí dụ :

1. Thiên đản hữu kiên : Vén tay áo lên xéo qua một bên, để hở trần vai phải. Ấn Độ là nước thuộc khí hậu miền nhiệt đới, giới này nếu bắt buộc người sống ở xứ lạnh mà tuân theo, không hợp tình lý.

2. Giới không nắm giử vàng bạc : Lúc xưa, Ấn Độ chưa có xữ dụng tiền tệ, con người hiện đại, hễ đi ra ngoài cửa, bắt cứ ăn mặt đi ở cũng không thể xa rời tiền bạc được.

3. Không được tiếp xúc với nữ chúng : Trong quá khứ, vì muốn kiện toàn tăng đoàn, nên Đức Phật lập ra giới nghiêm ngặt này. Nhưng ngày nay là thời đại nam nữ bình quyền, cơ hội nam nữ tiếp xúc nhau rất thường xuyên, thí dụ như trong buổi hội hợp, ai vào trước thì ngồi trước; lúc lên xe bus, nam nữ xếp hàng trật tự, đều là những việc rất tầm thường. Cho nên, việc nam nữ qua lại trong thời nay, chỉ cần vạch rõ công tư, không giao vãng riêng tư thân mật từng đôi, việc vãng lai xã giao đứng đắn bình thường, cũng là xu thế phát triển của thời đại.

4. Ky hiềm giới : Giới này đôi khi đi quá lố, vì e ngại bị người hiểu lầm, hiềm nghi, dẫn đến làm thế này không được, làm thế kia không dám, vì lo lắng quá nhiều, làm mất đi tính đảm đang vốn có của Phật Pháp, làm mất đi những hành vi lợi chúng tích cực phải có, làm mất đi sức mạnh hoằng dương hóa chúng của Phật Giáo thời nay.

Bởi vậy, nguyên tắc của chế giới phải hợp tình hợp lý, phải tôn trọng nhân tình, nhân tính. Cho nên, lúc trước Bách Trượng Thiền Sư tránh đi giới luật, lập riêng thanh quy tùng lâm. Ngày nay, Phật Giáo càng phải ứng với xu hướng thời thế, chủ trương phàm những giới luật truyền thống hợp thời thích nghi thì phải tôn trọng, ngoài ra thì dựa vào nhu cầu của xã hội chế định riêng những luật nghi cho sinh hoạt thời nay, kỳ mong thể hiện được tính thời đại của Phật Giáo, càng phù hợp với tinh thần và bổn ý ban đầu của Đức Phật chế giới. Đương nhiên, hy vọng Phật Giáo các nơi trên thế giới, phải có nhận thức thấu triệt đối với tinh thần và bổn hoài của “ Giới Luật ”, chớ không thì sự phát triển của Phật Giáo sẽ bi hạn chế đi, nếu chỉ biết dựa vào giới luật thời Phật thế, thiếu sự linh hoạt, một chút cũng không đổi. Từ nay về sau, duy có sự tôn trọng lẫn nhau về phong tục; dân tình; tâp quán xã hội để đạt được một ý thức chung, mới có thể xúc tiến được sự đoàn kết và phát triển của Phật Giáo thế giới.
Tóm lại, giới luật của Phật Giáo là phải nói tu thân lợi người, có câu “ Nhân Thành Tức Phật Thành ”, giới luật từ sự tu trì thanh tịnh của ngoại tướng đến cái bất động niệm của nội tâm, tầng lớp khác nhau. Nhất là tùy theo sự đổi thay của thời đại, rất nhiều giới nho nhỏ đã không thích hợp áp dụng cho dân tình khác nhau giửa các nước trong thời gian và không gian hiện đại. Bởi thế, cần phải dùng tinh thần căn bản “ bất xâm phạm ” của giới luật, đẩy mạnh rộng lớn Ngũ Giới; Bồ Tát Giới, hầu có thể khuông cứu nền đạo đức luân suy đương kim và tệ đoan mất trật tự của xã hội. Chỉ có cách duy nhất là đề xướng quy phạm lại giới luật sao cho nhân gian hóa; sinh hoạt hóa; hiện đại hóa, kiến lập giới hạnh thụ trì Bồ Tát Đạo, lợi ta lợi người của Phật Giáo, dùng Bát Chánh Đạo; Tứ Nhiếp, Lục Độ làm nội dung của giới luật, mới có thể nhiêu ích chúng sinh được. Cho nên, Bát Chánh Đạo mới là giới luật; Lục Độ Vạn Hạnh mới là giới luật; Tứ Nhiếp Pháp Môn mới là giới luật, mang nội dung nhiêu ích hữu tình, mới là giới luật chân chính.


TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Sau bốn mươi chín năm Đức Phật trụ thế hoằng hóa, lúc sắp nhập niết bàn Ngài đã căn dặn đệ tử phải “ dĩ giới vi sư ” : lấy giới làm thầy; Đức Phật đã nhập diệt đến ngày hôm nay, Phật tử vẩn có thể nghe thấy Phật Pháp, duyên đó chính là do sự “ Chế Giới Nhiếp Tăng ” của Đức Phật, tức gọi là “ Giới Trụ Tắc Tăng Trụ, Tăng Trụ Tắc Pháp Trụ ”

Bổn ý của Đức Phật chế giới, tuy là chuyên nhiếp tăng để chánh pháp có thể tồn tại mãi mãi, nhưng giới luật không phải chỉ có người xuất gia mới cần thụ trì mà thôi, giới là căn bản của tất cả các thiện pháp, đó cũng là quy phạm tổng hợp cho tất cả hành vi đạo đức của thế gian. Thụ giới thì ví như người học trò tuân theo quy lệ của nhà trường, người dân tuân theo pháp luật nhà nước vậy, chổ khác nhau là quy lệ nhà trường, pháp luật quốc gia là sự ước thú đến từ bên ngoài, thuộc về “ tha luật ”; còn giới luật của Phật Giáo, là sự yêu cầu phát từ nội tâm của chính mình, thuộc về “ tự luật ”.

Căn cứ < Tứ Phân Luật > chép, Đức Phật chế định giới pháp, bắt đầu từ sau 12 năm thành đạo, lúc đó tại vì có tỳ kheo Tu Đề Na đã phạm hành vi dâm dật, Đức Phật bởi thế mà chế định ra “ bất dâm giới ”. Đức Phật chế giới cũng là “ tùy phạm tùy chế ”, thí dụ Phật Giáo Nam Truyền có giới pháp “ qua giờ ngọ không ăn ”, quy định người xuất gia cần phải ăn xong bữa ăn trong ngày vào buổi sáng trước giờ ngọ mà thôi, hễ ăn sau giờ ngọ gọi là “ phi thời thực ”. Đức Phật sở dĩ chế định giới này, căn cứ vào < Ngũ Phân Luật > có ghi, vì có tỳ kheo Già Lưu Đà Di đi vào thành La Duyệt khất thực vào lúc chiều tối, do ánh sáng ảm đạm mịt mờ, có một phụ nữ mang bầu chợt thấy Già Lưu Đà Di xấu xí, tưởng là ma quỹ, nhất thời sợ hãi quá độ mà bị xẩy thai. Đức Phật cảm thấy cho các tỳ kheo đến khu dân cư cầm bát khất thực sau buổi trưa thì có nhiều sự bất tiện, vì thế mà lập ra giới “ quá ngọ bất thực ” cho tỳ kheo vậy.

Từ nhân duyên của Đức Phật chế giới, có thể thấy rằng “ giới luật ” của Phật Giáo, một mặt vì phòng ngờ giáo đồ tà hành phi pháp, tức gọi là “ phòng phi chỉ ác ”, như trong cuốn < Bách Luận Sơ > quyễn thượng có nói : “ hỏi ý chế giới, vốn có ý không quấy nhiễu chúng sinh. ”, một mặt khác lại càng có ý nghĩa tích cực “ lợi ích chúng sinh ”, cho nên trong < Nhiếp Đại Thừa Luận Thích > quyển mười một nói : “ Như Lai chế giới có hai loại ý : một là vì Thanh Vân tự độ nên chế giới; hai là vì Bồ Tát tự độ và độ người nên chế giới.”
Sở dĩ Phật Giáo chế định ra “ Giới Luật ”, mục đích là duy trì sự thanh tịnh hòa lạc trong tăng đoàn, là sự quy phạm sinh hoạt của tăng đoàn, đó là điều hoàn toàn không có nghi ngờ gì cả. Trong < Tứ Phân Luật > quyển hai mươi hai có nói, chế giới có mười điều lợi : 1, Nhiếp lấy nơi tăng. 2, Làm cho tăng hoan hỷ. 3, Làm cho tăng an lạc. 4, Người chưa tin khiến họ tin. 5, Đã tin rồi thì khiến lòng tin càng tăng trưởng. 6, Khó điều dạy làm cho thuận điều. 7, Người sám hối được an lạc. 8, Đoạn tuyệt hữu lậu hiện tại. 9, Đoạn tuyệt hữu lậu tương lai. 10, Chánh pháp được tồn tại mãi mãi.

Trong mười điều lợi ích này, chín điều trước “ lấy pháp nhiếp tăng ” là phương tiện bảo đãm cho sự thanh tịnh hòa lạc trong tăng đoàn, điều cuối cùng “ chánh pháp được tồn tại mãi mãi ” đó mới là mục đích đột cùng cứu cánh của Đức Phật chế luật, bởi thế khi so sánh sự thân trương chánh nghĩa, duy trì trật tự xã hội của pháp thế gian, thì chế định giới luật của Phật Giáo lại càng phong phú thêm về tính chất xứ mạng tôn giáo và lòng từ bi lợi sanh của Như Lai.

Khi nói đến vấn đề chế định giới luật của Phật Giáo, nhiều người cảm thấy khó hiểu, vì sao Phật Giáo có tại gia “ Ngũ Giới ”, “ Bồ Tát Giới ”, “ Bát Quan Trai Giới ” v.v…, xuất gia thì lại có “ Tỳ Kheo Giới ”, Tỳ Kheo Ni Giới ”, “ Sa Di Giới ” v.v…Tại sao Phật Giáo cần nhiều điều giới như vậy? Thực ra lý do rất đơn giản, cũng giống như học trò đi học, có tiểu học, trung học, đại học v v… chương trình học và trình độ khác nhau. Trong giới luật của Phật Giáo, ngũ giới là căn bản của làm người, Bồ Tát giới thì thực tiễn “ thượng hoằng hạ hóa” của Bồ Tát Đạo, bát quan trai giới thì là một phương tiện dành cho tín chúng tại gia có cơ hội học tập và thể nghiệm sinh hoạt xuất gia là như thế nào.
Cũng có người hỏi, Phật Giáo coi “ không uống rượu” là một giới lớn trong ngũ giới, uống rượu có nghiêm trọng đến nổi vậy sao? Thế là nói đến giới của Đức Phật khi chế định, nếu những hành vi tội ác trong bản chất, gọi là “ Tánh Giới ”, thí dụ như giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v…bất luận Phật Giáo có chế giới hay không, quốc gia có lập pháp luật hay không, bản chất và trật tự về mặt luân lý mà nói, lý trời cũng không dung tha được, đều là những hành vi tội ác công nhận bởi xã hội, thuộc về tánh giới. Nếu bản chất không phải là tội ác, mà chỉ là dể gây sự hiểu lầm hiềm nghi, quở trách, hay có tính chất quyến rũ mà dẫn phát ra tội ác trên bản chất. thì đó gọi là “ Già Giới ”. Thí dụ uống rượu bản thân nó thì không có tội ác gì cã, nhưng uống rượu thì dễ mất đi lý trí mà chuyển thành phạm các tội ác giết tróc, trộm cắp, tà dâm, lường gạt v.v… Cho nên “ không uống rượu ” là giới đứng chót, sau bốn giới lớn căn bản.
Già giới còn gọi là “ Tức Thế ky hiềm Giới ”, gọi tắc là “ Ky Hiềm Giới ”, thuộc về giới tội nhẹ, mục đích là phòng ngờ và ngăn cản người đời phỉ báng Phật Giáo một cách vô ý nghĩa, thông thường là chỉ những giới ngoài bốn giới nặng “ Tứ Trọng Cấm Giới ”, đó là sát sinh; trộm cắp; tà dâm và nói dối có tội nặng đặc biệt trong tánh giới, nên là “ Tứ Trọng Cấm Giới ”.
Già giới là những điều giới răn của Đức Phật nhân sự việc, nhân nơi trốn mà chế định ra, thông thường tương đối nhẹ so với tánh giới, cũng tức là những thứ trong xã hội thường chưa coi là tội ác, nhưng Phật Giáo vì muốn ngăn ngừa sự hiềm nghi chê trách của người đời, tránh miễn được từ đó mà dẫn xuất ra những phạm tội khác, bởi vậy mới chế định ra loại giới này. Ngoài giới uống rượu, như buôn bán thiếu cân, đào cuốc đất đai làm tổn thương đến những sinh vật dưới đất v.v…đều thuộc “già giới” cả. Trong đó uống rượu thì dễ gây lổi lầm nhất mà có thể phạm đến giới khác, cho nên Phật Giáo có dụng ý đặc biệt ngăn chặn, làm cho ta không hũy phạm, như vậy mới có thể tuân giử được những luật nghi khác.
Từ hai loại giới “ Tánh và Già ”, ta có thể thấy được, Đức Phật đã có sự suy xét rất là tỉ mĩ, trọn vẹn và dung hòa về mọi mặt khi chế giới. Đặc biệt giới luật của Phật Giáo không phải chỉ có mặt tiêu cực “ già giới ” mà còn có mặt cỡi mở tích cực gọi là “ khai hứa ”, thí dụ Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi, nếu thấy có kẻ ăn cướp có ý đồ muốn giết hại chúng sinh, vì không nhẩn tâm thấy tên ác tật này tạo nghiệp tội ác không ngừng, chết đi thì phải chịu khổ báo rất lớn, cho nên với lòng từ bi thương xót, buột phải chấm dứt sinh mạng của kẻ ác này, đó tức là “ khai sát giới ”.
Từ tính chất tích cực lợi tha của giới luật đại thừa “ lúc mở lúc che ”, ta có thể thấy được khi so sánh giới luật Phật Giáo với pháp luật của thế gian, tuy có vài nơi tương tự, thí dụ như phạm tội về luật hình sự rõ rệt như giết người, hại người, trộm cắp, xâm chiếm, bạo lực, tổn hại gia đình, lường gạt, sây rượu, tham ô, buôn độc v.v…đều là những hành vi xúc phạm ngũ giới. Trong pháp luật người có hành vi phạm tội, chỉ cần có ý hối cải, thì tùy tình huống thương lượng mà có thể giảm hình phạt. Trong Phật môn thì cho rằng tạo nghiệp tội ác, nếu thông qua thành tâm thật lòng, phát lộ sám hối, thì cũng có thể được thanh tịnh, càng phù hợp với nguyên tắc bảo hộ canh sinh.
Nhưng Phật Pháp và thế pháp vẫn có sự sai biệt rất lớn trên tinh thần và ý nghĩa. Thí dụ trong pháp luật, phạm ý tức là “chỉ nghĩ trong đầu” thì chưa chắc có tội, phạm tội có chứng cớ rõ ràng thì mới có thể định tội được; trong Phật môn, chỉ cần phạm ý, thì đã thuộc về phạm giới rồi. Nhất là Phật Giáo rất chú trọng về phạm tội tâm ý nặng hay nhẹ, cho nên mỗi một điều trong “giới tướng” đều có sự phân biệt về Mở, Che, Trì, Phạm. Vi phạm cùng một điều giới, nhưng vì sự khác biệt về động cơ, phương pháp, kết quả v.v…dẫn đến tầm mức nặng nhẹ của phạm tội và các phương thức sám hối cũng khác biệt. Cho nên trên khía cạnh luật học, thì giới luật của Phật Giáo tương đối triệt để hơn.
Một mặt khác, có những hành vi từ cách nhìn của pháp thế tục, coi đó là việc ác, thí dụ sát sinh vốn là phạm tội, nhưng vì cứu sinh mà sát sinh, dùng sát sinh để cứu sinh, như Đức Phật trong lúc nhân địa tu hành, đã từng “ giết một cứu trăm ”, đó chính là từ bi quyền trí phương tiện của Bồ Tát. Đó vốn là những nguyện hạnh từ bi Phật Giáo đại thừa, và áp dụng tinh thần giới pháp một cách sống động mà “ Lúc Thì Mở Hứa, Lúc Thì Che Chỉ ”, đó chính là đặc trưng của giới luật đại thừa. Những tinh thần chế giới có “ mở ” có “ che ” của Đức Phật cũng có thể chứng minh giới luật không phải không có thể sửa đổi được, sự thực có thể nhân thời, nhân nơi, nhân người mà có sự khác biệt. Thí dụ, Đức Phật đã từng vì A Na Luật Tôn Giả phải đi miền Nam điều giải tranh chấp mà quy định cho phép tỳ kheo có thêm một bộ tăng y, cũng từng vì tín đồ cúng dường cho A Nan thêm môt cái bát mà khoan dung cho quy định “ súc bát ”, do đó ta có thể thấy được những giới nho nhỏ trong những việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt, ngay trong thời đại của Đức Phật cũng đả “ tùy che tùy mở ” rồi.
Nhưng đến ngày nay, thường có những người thủ cựu, chủ nghĩa giáo điều, hay lấy lý do “ Phật đã định giới, không thể sửa đổi, Phật chưa định giới, không thể thêm vào ” làm trở ngại sự sáng tạo phát triển của Phật Giáo. Có lẽ, họ chỉ là những học giả Phật Học, học được rất nhiều thuật ngữ Phật Giáo, biết được rất nhiều mẩu truyện điển cố trong sách, rành mạch về kinh điển, lúc nào cũng có dẫn chứng sách vỡ, khoe đi múa lại, không phải là người thực chất thực tiễn tu hành, dù đã xuất gia đi chăng nửa cũng mang nặng “giới cấm thủ kiến”, từ giới sinh định, mà là thứ định khô mộc ( khúc gỗ khô ) lạnh ngắt, thiếu lòng từ bi, không cảm nhận được niềm pháp lạc sinh động khéo léo bao dung, thậm chí vì kiên trì sự bất đồng; cách nhìn khác nhau về vấn đề giới luật mà lập tức sanh lòng sân hận, nguyền rủa đối phương làm cho Phật Giáo ngày càng bị chia rẽ và suy tàn đi.


TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Thông thường, nhiều người hay cho rằng theo Phật Giáo tất nhiên phải thụ giới, nên làm cái nầy không được, cái kia không cho, rất không tự do. Thật ra, giới luật của Phật Giáo, tinh thần căn bản của nó là không xâm phạm; không xâm phạm mà tôn trọng người khác, thì có thể tự do. Thí dụ như không sát sinh trong ngũ giới, tức là không xâm phạm sinh mạng của người khác; không trộm cắp, tức là không xâm phạm tài sản của người khác; không tà dâm, tức là không xâm phạm thân thể của người khác; không nói dối, tức là không xâm phạm danh dự của người khác; không uống rượu, tức là không tổn thương đến lý trí của chính mình, mà tiến đến không xâm phạm người khác.

Không xâm phạm người khác, mà lại tôn trọng người khác, thì mình và người khác đều được tự do cả; trái lại, phàm những người bị sa vào ngục tù, mất đi tự do, nguyên nhân của nó, xét đến cùng, cũng đều là xúc phạm ngũ giới cả. Thí dụ : giết người; hại người v.v…chính là đã phạm giới sát sinh, tham ô; xâm chiếm; hâm dọa để làm tiền; cướp dựt; bắt cóc v.v…chính là đã phạm giới trộm cắp, hiếp dâm; dụ dỗ bắt cóc trẻ em; loạn luân, ngoại tình v.v… đó là đã phạm giới tà dâm, hủy báng; phản bội; dối trá; uy hiếp đe dọa tức là đã phạm giới nói dối, buôn độc; hút độc; vận chuyển độc; hút thuốc uống rượu là đã phạm giới uống rượu. Do vi phạm ngũ giới, thành ra thân buộc lao tù, mất đi tự do. Cho nên, thụ giới tức là giữ pháp, thụ giới mới có thể tự do được; không thụ giới mà hành phi pháp, quốc pháp cũng không tha thứ họ, huống chi là nhân quả đạo đức cũng sẽ chế tài họ, bởi vậy đừng có tưởng thụ giới là gia tăng sự bó buộc, thật ra người có thụ trì ngũ giới, nhận thức ngũ giới một cách chân thực, mới có thể hưởng được tự do chân chính.

Trong Phật Giáo, quy y tam bảo là khâu nhập môn học Phật, thụ trì giới luật là thực tiễn của tín ngưỡng, tín đồ Phật Giáo sau khi quy y tam bảo, đều nên tiến thêm một bước phát tâm thụ giới. Thụ giới là một thứ phát tâm, hễ phát tâm, thì bất cứ tà ma ngoại đạo nào cũng sẽ bị độn hình, vì giới là căn bản của tất cả thiện pháp, như trong < Đại Trí Độ Luận > nói : Trong Cơn Bệnh Nặng, Giới Lá Liều Thuốc Hay, Trong Cơn Sợ Hãi Lớn, Giới Làm Thủ Hộ, Trong Cõi Chết Tối Tăm, Giới Là Đèn Sáng, Trong Chốn Ác Đạo, Giới Là Cầu Đò, Trong Nước Biển Chết, Giới Là Thuyền Lớn. Có thụ trì giới thanh tịnh, tự có sức mạnh lớn, công đức lớn. Nhưng đối với tinh thần của giới, chúng ta phải có chánh tri chánh kiến, điều nầy lại càng quan trọng hơn trì giới.

Nói về “ Giới ”, có vài quan niệm cần phải phân biệt rỏ rệt :

(1) Phá Giới và Phá Kiến : Phá Giới là vi phạm giới pháp, là sự sai sót trên hành vi của con người, có thể sám hối mà sửa chữa lại; Phá Kiến là sự hiểu biết sai lầm về chân lý, là sự sai lầm căn bản trên tư tưởng. Một người phá kiến, trên quan niệm và cách nhìn, họ không cách nào chấp nhận chân lý Phật Pháp, thì vĩnh viễn không có duyên với Phật Đạo, cho nên phá giới có thể sám hối, phá kiến thì sám hối cũng như không .
Cái gọi là “ phá kiến ”, thí dụ có người cho rằng thụ giới thì khó mà tránh được phạm giới, còn không thụ giới thì không cần lo lắng đến việc phạm giới. Thật ra, sau khi thụ giới, dù có vi phạm đi chăng nửa, vì có lòng ăn năn tủi thẹn, biết sám hối, có tội nhẹ hơn, còn có cơ hội đắc độ; còn người không thụ giới, phạm tội rồi mà không biết sám hối, không biết sửa chữa sai lầm, đương nhiên tội thì nặng thêm, bắt buộc bị chìm đắm trong tam đồ ác đạo.
Vì vậy, một người đạo Phật, đôi khi vô tình sơ ý mà phá giới thì không có gì xấu hổ cả, chỉ cần chí thành sám hối, vẫn còn hy vọng tái sinh; còn một người mang đầu óc “phá kiến”, như bị bệnh nặng sắp chết, không thuốc mà chữa, nhất là về phương diện chính trị, phạm tội ác về tư tưởng, thì rất là nghiêm trọng và tai hại. Trong giới luật của Phật Giáo, những kiến giải tư tưởng sai lầm, như “ thân kiến ”; “ biên kiến ”; “ tà kiến ”; “ kiến thủ kiến ”; “ giới cấm thủ kiến ”, năm thứ kiến giải tà ác, không tin nơi nhân quả, đều là căn nguyên của phiền não, cũng là thứ chướng đạo căn bản. Cho nên, một người tu học Phật Pháp, việc đầu tiên là phải bồi dưỡng cho mình chánh tri chánh kiến, cần phải biết thụ giới rồi, thì hành vi của mình mới có tiêu chuẩn để dựa vào tuân theo, biết tự mình ước thúc kiêng kỵ, dẫu có vi phạm, cũng có thể sám hối. Bởi vậy, giới không có gì đáng sợ cả, có giới mới hòa bình, có giới mới an toàn, có giới mới có bảo chướng.

(2) Chỉ Trì và Tác Trì : Giới luật của Phật Giáo, không ngoài hai môn “ Chỉ trì ” và “ Tác Trì ”. Có thể súc tích lại bằng bài kệ bẩy Phật thông giới: “ Trư Ác Mạc Tác ” (đừng làm những điều ác) chính là Giới Chỉ Trì, “ Chúng Thiện Phụng Hành ” (hãy làm các việc thiện) chính là Giới Tác Trì. Nói cách khác, đối với những việc xấu, vi pháp loạn kỷ, ngươi không đi làm, đó là trì giới, ngươi vi phạm rồi, tức là phạm giới. Tương ứng lại, đối với những việc thiện có lợi cho người, ngươi phát tâm đi làm, đó chính là trì giới; nếu ngươi tránh né không làm, thì là phạm giới.

Giới luật Phật Giáo không những chỉ có tiêu cực cấm chỉ làm mọi việc ác ( chỉ trì ), mà càng phải tích cực làm mọi việc thiện ( tác trì ), cũng tức là phải tịnh hóa chính mình, lợi ích người khác, bởi thế có lúc những gì đáng làm mà không làm, không đáng làm mà lại làm, cũng là phạm giới, đó là những điểm bất khả tư nghị của giới luật Phật Giáo, tuy đơn thuần mà lại bao la tổng quát, cũng là tinh thần chân chính của giới.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

alibaba2010 đã viết: Lập luận ngụy biện cũng chỉ cốt bẽ vụn giới , phá giới hòng làm suy vi Phật Giáo , là thời buổi bọn tà sư mong đợi nhất. Nhìn quanh xem 10 chùa thì hết 9 chùa làm kinh doanh mua thần bán thánh , nhìn lại xem 10 thánh hạnh sa di ông thầy nào dám vỗ ngực là có thể giữ được ngoại trừ 1 số cực kỳ ít như đếm trên đầu ngón tay, CHƯA KỂ ĐẾN 1 SỐ ÍT CÒN LÀM ĐIỀU BĂNG HOẠI CÙNG CỰC KHỎI NÓI CHẮC QUÝ ĐẠO HỮU CŨNG TỪNG CHỨNG KIẾN CHỨ??? CƯ SĨ CÒN TỆ HẠI HƠN NHIỀU ĐUA NHAU QUY Y TAM BẢO THẾ MÀ CÓ GIỮ ĐƯỢC NGŨ GIỚI HAY KHÔNG ??? LÀM CHO NGƯỜI ĐỜI CHÊ CƯỜI PHẬT GIÁO CHỨA TOÀN LOẠI CẶN BÃ MƯỢN DANH LÀ PHẬT TỬ LÀM ĐIỀU PHI NGHĨA ??? KHÔNG GIỮ ĐƯỢC NGŨ GIỚI THÌ QUY Y LÀM GÌ , ĐỂ CÓ DANH LÀ PHẬT TỬ HAY SAO , RỒI LÀM BẬY NGƯỜI ĐỜI CHÊ CƯỜI CHO RẰNG PHẬT GIÁO LÀ NƠI CHỨA TOÀN PHƯỜNG NHƠ NHỚP , MIỆNG NIỆM NAM MÔ MÀ BỤNG THÌ 1 BỒ DAO GĂM. :D :D :D :D :D :D :D :D
tangbong tangbong tangbong

Kẻ nào nói Giới luật của Phật dạy không hợp thời, đích thị là Ma Đạo.


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

TRUNG ĐẠO NGHĨA đã viết:
1. Thiên đản hữu kiên : Vén tay áo lên xéo qua một bên, để hở trần vai phải. Ấn Độ là nước thuộc khí hậu miền nhiệt đới, giới này nếu bắt buộc người sống ở xứ lạnh mà tuân theo, không hợp tình lý.

2. Giới không nắm giử vàng bạc : Lúc xưa, Ấn Độ chưa có xữ dụng tiền tệ, con người hiện đại, hễ đi ra ngoài cửa, bắt cứ ăn mặt đi ở cũng không thể xa rời tiền bạc được.

3. Không được tiếp xúc với nữ chúng : Trong quá khứ, vì muốn kiện toàn tăng đoàn, nên Đức Phật lập ra giới nghiêm ngặt này. Nhưng ngày nay là thời đại nam nữ bình quyền, cơ hội nam nữ tiếp xúc nhau rất thường xuyên, thí dụ như trong buổi hội hợp, ai vào trước thì ngồi trước; lúc lên xe bus, nam nữ xếp hàng trật tự, đều là những việc rất tầm thường. Cho nên, việc nam nữ qua lại trong thời nay, chỉ cần vạch rõ công tư, không giao vãng riêng tư thân mật từng đôi, việc vãng lai xã giao đứng đắn bình thường, cũng là xu thế phát triển của thời đại.

4. Ky hiềm giới : Giới này đôi khi đi quá lố, vì e ngại bị người hiểu lầm, hiềm nghi, dẫn đến làm thế này không được, làm thế kia không dám, vì lo lắng quá nhiều, làm mất đi tính đảm đang vốn có của Phật Pháp, làm mất đi những hành vi lợi chúng tích cực phải có, làm mất đi sức mạnh hoằng dương hóa chúng của Phật Giáo thời nay.
1. Thiên đản hữu kiên : Vén tay áo lên xéo qua một bên, để hở trần vai phải.
---> nếu ở xứ lạnh người ta đi ô tô, có phải lội bộ đâu mà lạnh. Nhưng cũng có thể cho mặc thêm áo khi không hành lễ. .
Đó là linh động, còn viện cớ để bác bỏ cách mặc này tức là tầm bậy.

2. Giới không nắm giử vàng bạc :
3. Không được tiếp xúc với nữ chúng :
4. Ky hiềm giới :

---> anh bạn TRUNG ĐẠO NGHĨA đây không thực hiện được giới luật thì nên làm cư sĩ đi, chớ có nói năng nhảm nhí 8-> .


_()_
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Trì giới là là điều căn bản phải có trong tu hành. Giới không phải dùng để “đọc tụng”, mà là phải thực tiễn “phụng hành”. Giới là dùng để quy phạm hành vi của chính mình, chớ không phải đêm ra để yêu cầu người khác. Tinh thần của giới luật là ở chỗ tự mình phát tâm thụ trì thanh tịnh, là ở chỗ thực tiễn Bồ Tát Đạo. Tinh thần của Bồ Tát Đạo chính là phát lên Bồ Đề Tâm “ thượng hoằng hạ hóa ”. Bồ Tát phát tâm là vì quãng độ chúng sinh, nếu không phát Bồ Đề Tâm, thượng hoằng hạ hóa, thì không thể xưng là Bồ Tát. Vì vậy trong Bồ Tát Giới, tuy có mười giới nặng : giết; trộm; dâm; nói dối; buôn rượu; rao nói lỗi lầm bốn chúng; khen mình chê người; bỗn xẽn thêm mắng nhiếc; giận hờn không nguôi; phỉ báng tam bão, và 48 giới nhẹ v.v…nhưng tinh thần căn bản của nó là phát Bồ Đề Tâm, dùng Bồ Đề Tâm làm giới thể, nếu quên mắt Bồ Đề Tâm, tức là vi phản lại tinh thần căn bản của Bồ Tát Giới.

Thông thường tín đồ Phật Giáo, hay tu thiền, niệm Phật, tự mình đoan chính thân tâm, sau giời làm việc thì tham gia vào hàng ngũ thiện nguyện trong cộng đồng, phụng sự đại chúng, hoặc là bố thí tiền tài, giải khốn cứu nguy, cho đến trợ giúp in sách Phật, lưu thông Phật Pháp, thậm chí tham gia vào sự nghiệp văn hóa, giáo dục, tham gia lớp Phật Học v.v…đó tức là đang phụng hành “ Tam tụ Tịnh Giới ”, cũng tức là đang thực tiễn Bồ Tát Đạo vậy.

Thực ra, trì giới là sự thể hiện cụ thể lòng từ bi và Bồ Tát Đạo. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều Phật tử cũng có thói quen ăn chay, có người ăn chay trường, có người ăn chay ngày mồng một; ngày rằm, có người ăn chay buổi sáng v.v… tuy là không được cứu cánh, nhưng hễ đến ngày ăn chay, thì biết mình phải ăn chay. Ăn chay tuy không phải là quyền lợi riêng của Phật Giáo, nhưng mà ăn chay của Phật Giáo chủ yếu là để nuôi nấng lòng từ bi; là vì sự tôn trọng sinh mạng; là vì không sát sinh. Việc tàn nhẫn nhứt trên thế gian con người, không có gì bằng sát sinh cả, ngày thường dù là con kiến; con dán hay con ruồi; con muỗi, cũng là một mạng sống, họ cũng biết thương tiếc mạng sống của mình vậy, nhưng mà nhiều người thấy con muỗi con kiến, cho một bạt chưởng, tát cho nó chết, hoặc đạp một chân cho chết. Thực ra, mặc dù những con muỗi ruồi sâu kiến, có lúc thực sự làm cho ta bất tiện trong sinh hoạt, nhưng chúng ta có thể đuổi nó đi, hoặc phòng ngừa trước đi, đừng có giết chết chúng một cách dễ ợt như vậy, chúng chưa đến nỗi phải lãnh tội chết, đùng một cái thì lấy mạng sống của họ, hình phạt như vậy phải chăng quá nặng ư !

Thụ trì ngũ giới, cũng như là gieo hạt giống trong phước điền vậy, dẫu không mong cầu gì, tự nhiên có rất nhiều lợi ích đến với mình, tự nhiên được hưởng thiện quả công đức vô tận.

Người có tín ngưỡng Phật Giáo, nhiều lúc hay van cầu hy vọng được khỏe mạnh trường thọ; làm ăn phát đạt; danh dự; gia đình mỹ mãn; v.v… nếu như bỏ đi thụ trì ngũ giới mà lại kỳ cầu nguyện vọng nơi chư Phật Bồ Tát, không có nhân làm sao có được quả? Cho nên thụ trì ngũ giới, trên khía cạnh tiêu cực, có vẽ là sự chói buộc, nhưng nhìn vào mặt tích cực, thực ra như trong kính sách nói :“ người trì giới, như gặp ánh sáng trong bóng tối, người nghèo được của quý ”, thật là ích lợi vô cùng.

Ngoài ra, có nhiều giới luật trong Phật Giáo, như trong “ Sa Di Thập Giới ” có giới “ không nắm giử vàng bạc ”; “ không xem nghe ca múa ”; “ không ăn phi thời ”; “ không nằm giường” v.v… nhìn theo khía cạnh hình thái xã hội hiện thời, cũng rất khó mà thụ trì thanh tịnh được. Đến nổi Phật Giáo Nhựt Bổn, cưới vợ sanh con, truyền con trong chùa, và tăng lữ Tây Tạng tùy duyên ăn thịt, thậm chí xử dụng những Phật cụ làm bằng da, cũng như vấn đề hay đêm ra tranh cải về các món ăn chay mà mang tên món ăn mặng ăn thịt : bún bò huế chay; cá kho tộ chay ...( tố thực huân danh ) v.v… Chúng ta nên xử sự như thế nào đây? chửi bới lăng mạ? nguyền rủa hận thù? mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm ? xin đừng tránh né hãy trả lời câu hỏi.

Lợi ích của trì giới tuy nhiều, đương nhiên, thụ giới càng thanh tịnh càng tốt, nhưng trong đời sống thực tế, có người vì quan hệ công ăn việc làm, không cách nào thụ trì ngũ giới được, muốn trì giới một cách trọn vẹn viên mãn không phải là dễ. Cho nên không dám học Phật thụ giới. Thí dụ : có ông nông phu hỏi : “ Chúng tôi làm ruộng trồng trái, vì muốn thu hoạch tốt, không thể không phun thuốc trừ sâu, giết đuổi sâu bọ có hại cho mùa màng, như vậy làm sao dám thụ giới? ” ; Các ngư phủ ven biển sống bằng nghề đánh cá, điều nầy đi nghịch lại với ‘ không sát sinh ’ của Phật Giáo, người bất chánh nghiệp, bất chánh mạng như vậy có thể học Phật thụ giới không? chúng ta nói với họ bằng cách nào? hay kệ cha nó?


TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Phật Giáo tuy nói không sát sinh, nhưng vẫn có sự phân biệt nặng hay nhẹ, nhứt là trong sát sinh có sự phân biệt giữa “sát hành” và “sát tâm”, tức là những hành vi giết hại và ý niệm giết hại. Các ngư phủ đánh cá, là vì muốn duy trì sinh hoạt, chớ không phải có ý niệm để giết, cũng giống như người chết đi đêm hỏa táng vậy, ngọn lửa cháy lên, chẳng những đốt chết hết những ký sinh trùng trong xác chết mà lẫn ký sinh trùng trong gỗ quan tài cũng không tránh khỏi. Nhưng chúng ta không có ý giết hại, tức là không có sát tâm, như vậy dù có tội cũng sẽ tương đối nhẹ, vã lại chúng ta cần phải thành tâm sám hối, vẩn có thể cứu vãng được ”.

Phật Giáo là tôn giáo “ dĩ nhân vi bổn ”, tuy rằng chủ trương tôn trọng bất cứ sinh mạng dù rất bé, nhưng như trên đã nói, hằng ngày chúng ta vẫn làm tổn thương đến biết bao nhiêu sinh mạng một cách vô tình mà tự mình không biết, thí dụ lúc ta hô hấp, trong không khí không có sinh mạng của vi sinh vật sao? Trong lúc ăn uống, không có vi sinh vật hay sao? Thậm chí các bác sĩ mổ xẻ chửa bệnh cần phải khử trùng tiêu độc; hỏa táng, thổ táng v.v… chẳng lẽ không làm hại đến những sinh mạng sống bám trong cơ thể của ta hay sao? Chỉ là ngay trong lúc đó, chúng ta không có “ sát tâm ”, bởi thế trong công cuộc tu thân của ta, dù có hành vi sát sinh, cũng đừng nên có “ tâm nghiệp ” của sát sinh, dù có hành vi làm hại đến vật mạng, ta càng phải nảy lòng tủi thẹn đối với sinh mạng bị ta không cẩn thận mà giết hại, vì đó mà nặng lòng sám hối, đây chính là tinh thần căn bản của giới luật Phật Giáo.

Phật Giáo chủ trương trì giới, tinh thần của trì giới là không xâm phạm, tức là tôn trọng. Nhưng thông thường người hay nói “ thụ giới thì dễ, trì giới thì khó ”. Tuy “ khó ” chớ không phải “ hoàn toàn không thể ”, vì ta có thể thụ trì toàn bộ ngũ giới, cũng có thể tùy ý thụ trì từng phân. Như trong < Đại Trí Độ Luận > nói : “ Có năm loại giới, từ không sát sinh đến không uống rượu. Nếu thụ trì một giới gọi là nhứt phần, nếu thụ hai; ba giới gọi là thiểu phần, nếu thụ bốn giới gọi là đa phần, thụ đủ ngũ giới gọi là mãn phần, muốn bao nhiêu phần, tùy ý mà thụ.”

Từ đó biết được, các cư sĩ tại gia cũng có thể tùy tình trạng của mình, chọn lựa cho mình giới nào dễ dàng thụ trì một giới; hai giới; cho đến ba giới; bốn giới, tinh tiến thụ trì, dần dần đạt đến ngũ giới trọn vẹn. Cũng tức là nói, dù người theo nghề bất chính nghiệp, hể phát tâm học Phật, vẫn có thể thụ giới từ ít đến nhiều, rồi từ từ chờ cơ chuyễn nghiệp, chỉ cần có lòng, trên thế gian nầy đâu có ai bắt buộc mình phải làm nghề sát sinh đâu. Thậm chí, ngoài công ăn việc làm cần thiết cho sinh hoạt, ta còn có thể phụng hiến; phục vụ; kết duyên lành rộng rãi, cũng là cách tu hành tốt nhất, cho nên không những phải theo nghề nghiệp chánh đáng, mà còn phải có quan niệm đúng đắn, tức là phải có đạo đức nghề nghiệp. thí dụ :
(1) Phải có quan niệm nhân quả : đừng có lợi dụng công vụ mà tham nhũng xảo trá lường gạt, giả công tế tư, nhận hối lộ, cưỡng đoạt, uy hiếp, dụ dỗ; những gì thuộc về của công, thì phải rõ ràng, không được mờ ám.

(2) Phải có sức mạnh nhẫn nại : không có lòng oan ức khi bị khiển trách , không né tránh khó khăn, không than phiền làm bất cứ gì giao phó, phải nghĩ rằng tất cả đều là lẽ đương nhiên. Có sức nhẩn nại, mới có thể đảm đương gánh vác, mới có thể phụ trách.

(3) Phải có tinh thần kính nghiệp : trong lúc làm việc, phải có niềm vui trong đó, phải thật tình phụ trách, không trốn tránh công việc, đừng làm người khác khó chịu làm vui cho mình, phương tiện cho người, phục vụ cho người, đó là kính nghiệp.

(4) Phải có mỹ đức cảm ơn : Phàm sự cảm ơn. Cảm tạ người chủ đã cho mình cơ hội làm việc, cảm tạ đồng nghiệp; thuộc hạ đã giúp mình trong công việc, có mang lòng cảm ơn, dù bận rộn cách mấy, mẹt mõi cách mấy, cũng cảm thấy vui vẽ đi làm.
Vì vậy, sau khi phát tâm học Phật, ngoài thụ trì tịnh giới, còn phải tiến thêm một bước tu thiện nghiệp rộng khắp trong sinh hoạt hằng ngày, và lấy “ Bát Chánh Đạo ” làm mực thước cho sinh hoạt. “ Bát Chánh Đạo ” tức là, chánh kiến giaỉ ( hiểu đúng ); chánh tư duy ( nghĩ đúng ); chánh ngữ ( nói đúng ); chánh nghiệp ( làm nghề đúng ); chánh mạng (sinh hoạt đúng ); chánh định ( thiền định đúng ); chánh niệm ( chú tâm đúng ); chánh tinh tiến ( nỗ lực đúng ). “ Bát Chánh Đạo ” là y cứ mà ta phải noi theo trong cuộc sống nhân gian.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính Chào các bạn , chào bạn alibaba2010
Nhân đọc các bài viết CHÂN CHÁNH VỀ VỊ GIẢI THOÁT CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA của bạn trên diển đàn. Kính chúc Bạn AN LẠC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT.
Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Giới có khả năng phòng phi chỉ ác, khứ ác hành thiện, Ngài Tuyên Đạo Luật Sư trong quyển < Tứ Phân Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao>, dùng bốn điểm là giới pháp; giới thể; giới hạnh và giới tướng để nói rõ ý nghĩa chủ yếu của giới. Tức là nếu một người thụ trì tức tuân theo những điều khoản không giết; không trộm; không dâm; không dối v.v… “ Giới Pháp ” do Đức Phật chế định ra để quy phạm hành vi của ta, rồi một khi trong lòng và thân thể ta nhận lảnh và tiếp thụ “ Giới Thể ”, từ đó nảy sinh ra “ Giới Hành ” hộ trì thân ,khẩu , ý tam nghiệp, làm sao cho thanh tịnh không vi pháp, vậy thì do công đức trì giới, tự nhiên oai nghi trang nghiêm, cử chỉ như pháp, dáng dấp dung nhan đức tính trở nên sáng sủa đẹp đẽ của “ Giới Tướng ”. Cho nên giới hạnh thanh tịnh có thể trong sạch thân tâm chúng ta, tăng tiến đạo đức chúng ta, thăng hoa nhân cách chúng ta, đào sâu nguồn năng lượng Phật Tính của chúng ta, giử gìn được lòng đạo của chúng ta không bị mất, để chúng ta có đầy đủ công đức tu hành, trở thành chỉ tiêu trong sinh hoạt. Bởi thế có thể thấy được “ Giới ” quan trọng biết bao trong cuộc sống ta.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý ĐH tangbong

Theo tôi thì giới luật và kinh điển còn thì Phật Pháp còn nhưng củng không thể giử giới không đúng cách được.

Không sát sanh đúng nhưng đừng quên Đức Phật đâu có cấm người cư sỉ dùng vủ khí bảo vệ chánh pháp nếu ngoại đạo dùng vỏ lực tiêu diệt Phật Giáo hay bảo vệ đất nước lúc đất nước bị lâm nguy đâu!!!

Mong quý vị bàn về Phật Pháp (tôi không dùng từ tranh luận) trong tinh thần "nước hòa với sửa" trong kinh Phật tangbong

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Cảm ơn Hieule, tôi hoàn toàn đồng ý 100%.

Đây là một diễn đàn Phật Pháp, như đh VO_HUU_BAT_KHONG606 nói đây là cái nhà chung, mọi người vào đây, pháp hỉ xung mãn, chung một niềm tin, cùng một chí hướng, học hỏi cho nhau, trau dồi kiến thức, chia sẻ tâm đắc, mọi người ấm lòng xưng nhau bằng đạo hữu, Nhưng pháp vô định pháp, vô pháp cũng là pháp, Phật pháp không lìa thế gian pháp, thế gian pháp lại không hề là Phật pháp, Phật pháp tám vạn bốn nghìn nẽo. Tùy nhân duyên, chánh y nhị báo, căn cơ, trình độ, đối tượng v.v… khác nhau, nên mỗi người mang một kiến giải quan niệm khác nhau, có sư bất đồng và tranh luận là lẽ đương nhiên, hoặc khuyến khích cổ vũ, hoặc khuyên răn xây dựng, hoặc chê bai coi thường, hoặc có người pháp chấp quá nặng, nghe thấy chướng tai, lòng sân hận hiện ra ngay, thóa mạ sỉ nhục, nguyền rủa xuyên tạc, chụp mũ la làng, Thật ra tất cả đều là lẽ đương nhiên, là chuyện hết sức bình thường, thậm chí còn là một tăng thương duyên cho tôi. Có tranh luận mới thấy được vấn đề là ở chổ nào. Đúng hay sai, thật hay giả, tà hay chánh, nhân duyên quả báo, đâu sẽ vào đó, rất đơn giản.
Thực ra tranh luận về giới luật đã tồn tại mấy ngàn năm rồi, cũng vì vậy mà có tiểu thừa, đại thừa. Tuy có sự phân chia như vậy, thực ra cũng tốt. càng thấy được tính sâu sắc và phong phú của Phật Pháp. Bao dung và tôn trọng, tùy duyên hoan hỉ.

Trích Kinh Kim Cang:
Này Tu-bồ-đề! Tóm tắt mà nói, kinh này có công đức vô biên không thể nghĩ, không thể lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói...

Này Tu-bồ-đề! Nếu người thích pháp nhỏ tức chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả tức là đối với kinh này không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng vì người giải nói.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gửi quý ĐH tangbong

Phật Pháp không có phân chia đại thừa và tiểu thừa vì cả hai đều là phép phương tiện. :D

Cây giác ngộ tuy nhiều cành nhưng đều trưởng thành từ một hột giống giác ngộ do Đức Phật Thích Ca gieo xuống. :D

Do đó tôi thấy không nên phân biệt Nam Tông hay Bắc Tông.

Theo ý kiến riêng của tôi, học kinh điển Bắc Tông chưa chắc đã là người Đại Thừa và tu học theo Nam Tông chưa chắc đã là Tiểu Thừa. Và ngược lại, theo Nam Tông chưa chắc đã là Đại Thừa và tu học theo Bắc Tông chưa chắc đã là Tiểu Thừa.

Tùy theo trường hợp từng cá nhân, lời nói, việc làm, cách ứng xử, giao tiếp, tâm từ....thôi thì nhiều lắm :D

Lấy ví dụ, người tu Tịnh Độ bên Bắc Tông nếu chỉ cầu vãng sanh nhưng không học kinh giúp việc giảng nói thọ trì kinh tự lợi lợi tha trong diển đàn và ngoài đời vẩn là chỉ là Hạ Phẩm Hạ Sanh (Tiểu Thừa là cái này) :D Và ngược lại người học kinh Nikaya, Agamas, Bát Nhã, A Di Đà nhưng thường vào đây giãng nói hay giãng nói kinh ở ngoài đời thì vẩn có thể coi là Bồ Tát Đại Thừa :D Ăn thua cái hạnh nguyện của mình, có bớt tham, sân, si, có thường xuyên tư duy thiền định quán chiếu vô thường, khổ, vô ngã, không, lý duyên sanh, luật nhân quả, bốn sự thật mầu nhiệm, tám con đường chân chánh, 37 phẩm trợ đạo....phải coi mấy cái này mới ấn chứng được là "Đại" hay "Tiểu" mà thôi. :D

Giống như kinh Pháp Cú: Sanh ra trong dòng Bà La Môn; chưa chắc đã là Bà La Môn.

Tôi thấy những ĐH như Biển Tâm, Hlich, Nguylinhtâm, TQH009 đều có căn tánh Đại Thừa cả.

Cá nhân tôi "Hạ Phẩm Hạ Sanh" là do may mắn được Đức Bổn Sư miển ở lại lớp tại Ta Bà là hên lắm rồi chứ đừng nói chi tới "Đại Thừa" vì dạo này hơi lười tu và nghiên cứu kinh tuy có niệm Phật mổi ngày. :D

A Di Đà Phật

Tôi thì không thấy có sự khác biệt giữa Nam Tông hay Bắc Tông trong tư tưởng & kinh điển. Nước với sửa hòa chung ly thì lấy gì mà phân biệt đâu là sửa, đâu là nước lúc uống vào phải không :D

Nếu có khác biệt, đó chỉ là là tánh cách đa dạng & phong phú của văn hóa Phật Giáo của những nước theo văn hóa PG.

Trừ trường hợp phải bảo vệ chánh pháp khi bị ngoại đạo dùng vỏ lực tiêu diệt hoặc khi đất nước bị xâm lăng, theo ý kiến cá nhân tôi, người học Phật đúng nghĩa phải giử giới nghiêm ngặt giống như trong kinh Đại Bát Niết Bàn có nói

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách