DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Duy thức tam thập tụng nói rằng đến a la hớn thì xả thức a lại da. vậy Pháp tướng tông hay duy thức tông hay Phật giáo Bắc tông có chủ trương tu để xả thức a lại da không?
Và nếu chủ trương tu xả thức a lại da tức có nghĩa đồng với việc chứng quả a la hớn?
Quả a la hớn vài luận cho là ngang với Bất động địa.
Quả a la hớn theo "Đức Phật và Phật pháp" thì không còn "ta" và "của ta" tức là không còn "năng thủ" và "sở thủ" theo "duy thức ngũ vị" tức là ngang với "thông đạt vị" như vậy có đúng không và có gì mâu thuẩn không?
________
-Thật ra Phuoctuong muốn đi thẳng đến vấn đề, chứ nói tỉ mỉ thì phải là:
-----hoc duy thức như thế nào?
-----hiểu duy thức như thế nào?
-----tu duy thức như thế nào?
-----chứng duy thức như thế nào?
Và vấn đề không đơn giản chút naò!

Dù tu thiền Nam tông, hay Bắc tông nếu có thời gian nghiên cứu Duy thức sẽ thú vị vô cùng

-thí dụ nói: Alahán vị xả tức là tu đến a la hán thì không còn a lại da thức? tức là người tu chứng phải biết lúc ấy tâm sẽ biến chuyển như thế nào?

Phixu viết là:những vị Thánh lấy Niết Bàn làm đối tượng củng là quá trình "Xã thức A_Lại_Da" không khác.

-thí dụ các thiền sư nói:
------"Tâm cảnh không đến nhau là đạo", tức là "năng sở song vong", tức là "nhân vật cụ vong" trong thập mục ngưu đồ, tức là " nhược thời ư sở duyên trí đô vô sở đắc, nhĩ thời trụ duy thức, ly nhị thủ tướng cố" trong duy thức?( đây là suy luận của phuoctuong, chứ những vị tu chứng thì "trực chỉ nhân tâm" chứ không suy luận)
------Do ý thức làm ra (như các thiền sư thường nói, trạng thái chưa ngộ, chưa chứng), tức là phải biết ý thức nó như thế nào để làm ra suy tư ấy,ngôn ngữ ấy, , hành động ấy !

-thí dụ có vị giảng một hành động không suy nghĩ (tức là phản xạ tức thời , không suy nghĩ, tức là không qua ý thức) là phát xuẩt từ mạt na thức; lại có vị cho là phát xuất từ a lại gia vậy điều nào đúng?
Và thiền sư cũng nói là nếu suy nghĩ (qua ý thưc) thì chưa phải là đạo, vậy thì khi ngô đạo,chứng đạo ngôn ngữ và hành động ngay lúc ấy phát xuất từ tâm ý thức nào?

-thí dụ nói ý thức như sân khấu còn mạt na hay a lại da như hậu trường vậy làm sao để biết những gì đang xãy ra ở hậu trường chứ nếu để xãy ra trên sân khấu thì quá trể rồi, hay sự việc đã rồi.

Hình như Tam thập tụng chỉ giới thiệu để học hiểu vả tướng trạng tu chứng mà chưa nói đến phương pháp tu tập.Và Phuoctuong cũng muốn nói đến học và hiểu mà thôi, nhưng nếu chúng ta có tu tập về thiền (tại sao không phải là tu duy thức nhĩ?) thì cũng cõ thể hiểu được phần nào, như đã dẫn chứng ở trên ? hay như huongsen nói là:" Nếu đã có sự thực hành nhất định, tôi nghĩ rằng đạo hữu sẽ có sự so sánh tương đối với các khái niệm mà đạo hữu đọc ở hệ thống kinh điển PG phát triển (bắc tông) hay nhận ra thêm nhiều điều bổ ích".

-Một giảng sư Duy thức học từng nói là, người tu chứng có thể nhìn thẳng vào a lại da thức, để biết những chủng tử (hạt giống) trong a lại da thức đang sinh hoạt như thế nào, hay có những hạt giống tốt xấu nào trong ấy?
Tức là vị sư chứng đạo mới có thể làm thao tác cuối cùng để đập vở vỏ trứng, khi thất hạt giống giác ngộ đã chín muồi.
-Những hạt giống như từng bộ phận của một cỗ máy, hay một công cụ mà những người thợ có thể lắp ráp thành một cơ cấu hoàn chỉnh (hay không hoàn chỉnh) theo ý của những chuyên gia, hay như những sợi chỉ được dệt thành tấm vải, hay một hạt giống có thể mọc thành cây và trổ hoa kết quả?
-Nếu chúng ta tu chứng chúng ta có thể trở thành những chuyên gia chuyên môn cho chính chúng ta. Còn nếu không thì những hạt giống ấy sẽ tự hành hoạt như cỏ mọc vườn hoang.
-Và nếu chúng ta gặp những bậc thầy, thì những vị ấy sẽ chỉ bảo chúng ta tu tập như thành những tay chăn trâu, những người làm vườn nhổ cỏ, trồng hoa, cắt xén,uốn nắn, tạo hình cây cảnh.

PHIXU đã nói một điều rẩt lý thú là:"chỉ cắt bỏ bông cỏ (nguyên nhân sanh), hết nhân thì sẻ không có quã. Đó là cách tu BT". Điều này không khác gì "triệt sản" để chứng "vô sinh", đắc a la hán, đạt niết bàn vậy! Mong phixu nói cụ thể hơn để có thể tìm hiểu học và tu tập.

Điều muốn nói là:
---Chứng a la hán tức là xả a lại da, xả a lại da là chứng a la hán. một vị giảng sư PGNT nói là khi chứng a la hán, những chủng tử không kịp trổ quả sẽ tự hoại (hay tự triệt tiêu), điều này không khác chi xả tàng thức (hay lúc ấy tàng thức sẽ trống rỗng, không còn chủng tử nghiệp nữa; chà điều này không biết có phải là "địa ngục vị không "hay chăng?
---LY NHỊ THỦ TƯỚNG, tức là năng sở song vong, phuoctuong nghĩ tức là thiền tông cho là TÂM CẢNH KHÔNG ĐẾN NHAU, cũng tức là ĐỐI CẢNH VÔ TÂM.

Duy thức học là pháp tướng tông hay PHÁP TƯỚNG DUY THỨC HỌC, nhưng nhưng đến tam tánh và tam vô tánh cùng những kết quả trong duy thức ngũ vị rõ ràng là PHÁP TÍNH KHÔNG TUỆ HỌC?

Hẳn những điều suy nghĩ trên hơi chủ quan và cạn cợt mong được chỉ giáo để tìm hiểu học hỏi thêm!
MONG ĐƯỢC CÁC BÁC THẢO LUẬN ĐỂ LÀM SÁNG TỎ THÊM, NHẤT LÀ VỚI TỊNH VÀ MẬT!
KÍNH
__________________


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
anvui
Bài viết: 36
Ngày: 08/10/07 17:16

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi anvui »

Mô Phật.
Bác Phước Tường,thấu hiểu Pháp Tướng Tông như thế rồi. tangbong
Kính xin từ bi hiển bày để Đại chúng cùng thảo luận học tập. kinhle
An vui xin cung kính lắng nghe. ;;)


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

LỜI BÁC AN VUI NÓI NGHE RẤT VUI NHƯNG NẾU THẾ CHẲNG CÓ BÀN TÁN THẢO LUẬN GÌ CẢ. MÌNH CHỈ NÊU NHỮNG ĐIỀU MÌNH THẤY BIẾT MONG CÁC BÁC CHỈ ĐIỂM THÊM, ĐIỀU GÌ THIẾT SÓT THÌ BỔ TÚC, ĐIỀU GÌ THỪA THẢI THÌ BỎ ĐI ĐỂ CHÚNG TA CÙNG MỞ RỘNG TẦM HIỂU BIẾT, MỞ RỘNG TẤM LÒNG, MỞ RỘNG CỬA GIẢI THOÁT,... NGƯỜI ĐI TRƯỚC RƯỚC NGƯỜI ĐI SAU, TIÊN GIÁC GIÁC HẬU GIÁC, caunguyen ... MẶC DÙ CHÚNG TA ĐƯỢC NGHE RẰNG: "KHÔNG CÓ GÌ BÍ MẬT TRONG LÒNG BÀN TAY MỞ CỦA BẬC ĐẠO SƯ" NHƯNG NẾU CỨ MÒ MẪM TRONG KHI KHÔNG THIẾU GÌ XE KHÁCH, XE ĐÒ, TÀU BAY, TÀU THỦY, TÀU LỬA,... BẢN ĐỒ CHỈ DẪN,... MÀ KHÔNG BIẾT DÙNG TỚI, HAY NGƯỜI ĐÃ BIẾT THÌ KHÔNG XÀI, NGƯỜI CẦN DÙNG THÌ KHÔNG BIẾT???
ĐƯỜNG ĐI KHÔNG KHÓ GÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
MÀ KHÓ GÌ CHẲNG BIẾT ĐƯỜNG ĐI !
kinhle


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

LUẬN THÀNH DUY THỨC
Bản dịch Việt: TUỆ SỸ
Ban Tu Thư Phật Học 2547 - 2003


CHƯƠNG II.
Tiết VII. XẢ A-LẠI-DA[1]
1. CỨU CÁNH XẢ

Thức này, từ vô thủy, hằng chuyển như dòng thác, cho đến giai vị nào thì hoàn toàn được xả? Cho đến địa vị A-la-hán nó mới hoàn toàn bị xả. A-la-hán là các Thánh giả khi đã đoạn tận một cách rốt ráo các phiền não chướng.[2] Lúc bấy giờ các phiền não thô trọng của thức này vĩnh viễn bị diệt trừ, đó gọi là xả.

1. Trong đây,[3] nói là A-la-hán, là chỉ chung cho quả vị vô học của cả ba thừa. Vì giặc phiền não đã vĩnh viễn bị sát hại.[4] Vì xứng đáng nhận sự cúng dường tuyệt diệu của thế gian.[5] Vì vĩnh viễn không còn thọ nhận sự sinh phần đoạn nữa.[6]

Làm sao biết được như vậy?

Vì “Quyết trạch phần”[7] nói, các A-la-hán, Độc giác Như lai, thảy đều không thành tựu A-lại-da. Tập luận[8] cũng nói, các Bồ tát khi chứng đắc bồ đề, đồng loạt các phiền não và sở tri chướng đều bị đoạn trừ, thành A-la-hán và Như lai.

Nạn vấn: Nếu vậy, Bồ tát mà chưa vĩnh viễn đoạn tận các chủng tử phiền não, không phải là A-la-hán; Bồ tát ấy hẳn đều thành tựu thức A-lại-da; vì sao chính trong Quyết trạch phấn đó nói Bồ tát bất thối[9] cũng không thành tựu thức A-lại-da?

Đáp: Theo “Quyết trạch phần”, ở quả vị vô học của Nhị thừa mà xoay chuyển hướng đến đại bồ đề, lẽ tất nhiên không thối lui để khởi phiền não, và vì thú hướng bồ đề, do đó tức thì chuyển đổi tên được gọi là Bồ tát bất thối.[10] Vị ấy không thành tựu thức A-lại-da, tức được kể trong hàng A-la-hán. Như vậy, văn của Luận không mâu thuẫn với ý nghĩa này.


---


[1] Giải thích câu tụng “A-la-hán vị xả 阿羅漢位捨.” Skt. tasya vyāvṛttỉ arhatve/

[2] Sthiramati: nói là A-la-hán, do đạt được tận trí, vô sinh trí (kṣayajñānānutpādajñānalābhāt).

[3] Giải thích của nhóm Luận sư thứ nhất, về nghĩa A-la-hán.

[4] A-la-hán (Skt. arhant), theo nghĩa là “sát tặc.” Tức theo ngữ nguyên : ari (kể thù) + han (sát hại).

[5] A-la-hán hiểu theo nghĩa “ứng cúng.” Tức theo ngữ nguyên arh (arhati): xứng đáng, có khả năng.

[6] A-la-hán hiểu theo nghĩa “vô sinh.” Tức theo ngữ nguyên aruhat: không sinh trưởng, do động từ ruh: sinh trưởng. Phần đoạn sinh: bậc vô học của Nhị thừa và Bồ tát địa thứ tám trở lên đã dứt sinh tử phần đoạn nhưng vẫn còn chịu sinh tử biến dịch.

[7] Du-già 51, Nhiếp quyết trạch phần, tr. 582a8, nêu bốn trường hợp: 1. Thành tựu a-lại-da chứ không chuyển thức: các trường hợp của trạng thái vô tâm vị. 2. Thành tựu chuyển thức, không a-lại-da: A-la-hán, Độc giác, Bồ tát hàng bất thối, và các Như lai trụ hữu tâm vị. 3. Thành tựu cả hai: các hạng hữu tình còn lại trụ hữu tâm vị. 4. Không cả hai: A-la-hán, Độc giác, Bồ tát bất thối và các Như lai nhập diệt tận định, trụ vô dư y niết bàn giới.

[8] A-tì-đạt-ma tập luận 7 (T31n1605, tr. 692c5), Tạp tập luận 14 (T31n1606, tr. 763c26): “các Bồ tát, sau khi đã đắc hiện quán Thánh đế, trong giai đoạn tu đạo của mười địa, chỉ tu tập phần đối trị sở tri chướng mà không cần tu tập đối trị phần của phiền não chướng. Khi chứng đắc bồ đề, phiền não chướng và sở tri chướng nhất loạt bị đoạn trừ, đốn chứng thành A-la-hán và Như lai.”

[9] Thuật ký (tr. 341c28): bốn hạng bất thối: 1. bất thối đối với tín, tức tâm thứ sáu trong thập tín; 2. bất thối đối với chứng. Bồ tát thập địa trở đi; 3. bất thối đối với hành, Bồ tát địa thứ tám trở lên; 4. bất thối đối với phiền não, ở vô lậu đạo, các phiền não bị đoạn trừ. Ý nạn vấn: Bồ tát bát địa xả a-lại-da được gọi là bất thối. Sơ địa chưa xả a-lại-da, vậy không được gọi là bất thối?

[10] Trường hợp thứ tư trong bốn bất thối, cht. 8.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
anvui
Bài viết: 36
Ngày: 08/10/07 17:16

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi anvui »

[quote="phuoctuongThức này, từ vô thủy, hằng chuyển như dòng thác, cho đến giai vị nào thì hoàn toàn được xả? Cho đến địa vị A-la-hán nó mới hoàn toàn bị xả. A-la-hán là các Thánh giả khi đã đoạn tận một cách rốt ráo các phiền não chướng.[2] Lúc bấy giờ các phiền não thô trọng của thức này vĩnh viễn bị diệt trừ, đó gọi là xả.
Kính bác phuoctuong.
Xin bác giải thêm.an vui chưa hiểu điểm này:
*Thức A lại Da đã là vô thỉ (tức không có khởi đầu),thế sao lại có lúc kết thúc (A la Hán vị Xã).
*Thức này có hai tánh là HẰNG & CHUYỂN.Đã là HẰNG sao lại có lúc vĩnh viễn diệt trừ.?
Như vậy lời nói trước sau có mâu thuẩn chăng?
#-o
Kính Bác từ bi giải rỏ.
kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thức A Lại Da Là Vô Thủy vì Là Không Có Nhân Bắt Đầu.

Thức A Lại Da Có Chung Vì Là Dứt Các Chủng Tử Sanh Diệt.

Khi Các Chủng Tử Sanh Diệt Dứt Thì Gọi Là Tánh Giác Không Gọi Là Thức A Lại Da nữa.

Hằng Chuyển của Thức A Lại Da là nói Về Thể Tánh Vô Sanh Và Dòng Thức Tâm Sanh Diệt Tương Tục.

Thức A Lại Da Là Hằng Là Nói Về Bản Thể Vì Thể Tánh Không Sanh Không Diệt.

Thức A Lại Da Là Chuyển Là Nói Về Tướng Vì Các Chủng Tử Sanh Diệt Tương Tục Nối Tiếp.

Tạm Dùng Một Thí Dụ tuy là không chính xác lắm nhưng tạm dùng để nói về Nghĩa Hằng Chuyển.


Như Ngọn Lửa Cháy Liên Tục thì Ngọn Lửa trước và Ngọn Lửa sau Không Phải Là Một Đây Là Nói Về Nghĩa Chuyển.

Tuy Nhiên Ngọn Lửa trước ngọn lửa sau đều Nóng Đây Là Nói Về Nghĩa Hằng.

Ngọn Lửa trước Ngọn Lửa Sau Sanh Diệt Liên Tục nhưng đều Nóng
Sửa lần cuối bởi kimcang vào ngày 13/01/08 08:13 với 2 lần sửa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

XẢ A-LẠI-DA
1. CỨU CÁNH XẢ

-PHẦN HAI-

2. Lại nữa,[11] Bồ tát từ Bất động địa trở lên mới được gọi là Bồ tát bất thối, vì ở đó hết thảy phiền não vĩnh viễn không còn hiện hành; vì vận chuyển một cách tự nhiên trong dòng chảy của pháp; vì có thể khởi lên các hành trong các hành;[12] và vì càng lúc càng tăng tiến trong từng sát na.

Bồ tát này tuy chưa đoạn tận các chủng tử của phiền não trong thức dị thục, nhưng khi duyên đến thức này, các thứ ngã ái v.v. không còn chấp tàng nó như là tự ngã nội tại; do đó tên gọi a-lại-da vĩnh viễn được loại bỏ. Theo đó mà nói là không thành tựu thức a-lại-da. Bồ tát ấy vì vậy cũng được gọi là A-la-hán.


---

[11] Giải thích của nhóm Luận sư thứ hai, bởi Hộ Pháp.

[12] Thuật ký: Sơ địa cho đến Lục địa, thiểu hành (hành nhỏ). Thất địa, đại hành. Bát địa trở lên, quảng hành, vì tu tất cả hành trong tất cả hành.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

XẢ A-LẠI-DA
1. CỨU CÁNH XẢ

-PHẦN
3. Giải thích khác[13] nói, vì rằng Bồ tát từ Sơ địa trở lên đã chứng chân lý hiển hiện bởi hai Không; và vì đã đạt được hai loại trí thù thắng;[14] và vì đã đoạn hai trọng chướng của phân biệt; và vì có thể phát khởi các hành trong hết thảy hành; Bồ tát ấy, tuy vì lợi ích mà hiện khởi các phiền não, nhưng không gây những tai hại do bởi phiền não,[15] do đó cũng được gọi là Bồ tát bất thối.

Hạng Bồ tát này tuy chưa đoạn tận loại phiền não câu sinh, nhưng duyên đến thức này mà các thứ ngã kiến, ngã ái v.v. của phân biệt không chấp tàng nó như là tự ngã nội tại; do bởi đó tên gọi A-lại-da vĩnh viễn bị loại bỏ, nên nói là không thành tựu thức A-lại-da. Ở đây Bồ tát này cũng được gọi là A-la-hán. Đó cũng là điều được nói trong Tập luận,[16] theo đó, Bồ tát thập địa tuy chưa đoạn tận hết thảy phiền não, nhưng phiền não này, cũng như độc tố bị áp chế bởi thuốc, chú thuật, không gây ra những tác hại của phiền não. Vì vậy, Bồ tát trong tất cả các địa, như A-la-hán đã đoạn tận phiền não, cũng được gọi là A-la-hán.

---
13] Giải thích của Nan-đà.

[14] Vô phân biệt trí (nirvikalpakajñāna) và Hậu đắc trí (pṛṣṭhlabdhajñāna).

[15] Du-già 78 (tr. 733b14): Bồ tát có thể khởi ba thứ phiền não: 1. phiền não không đặc tình nhiễm ô, vì khởi do nhận thức; 2. không gây tai hại, vì không không khiến Bồ tát cảm nghiệm đau khổ nơi tự thân; 3. đoạn nhân của khổ, Bồ tát hiện khởi phiền não để trừ khổ cho hữu tình.

[16] Đã dẫn, T31n1605, tr. 692c08; T31n1606, tr. 763c29.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

XẢ A-LẠI-DA
1. CỨU CÁNH XẢ

-PHẦN 4. Nạn vấn:[17] Giải thích này phi lý. Bồ tát thất địa về trước vẫn còn ngã kiến, ngã ái các thứ thuộc loại câu sinh chấp tàng thức này làm tự ngã nội tại, làm sao có thể nói là xả tên gọi A-lại-da?

Đáp:[18] Nếu do bởi ngã kiến, ngã ái các thứ thuộc loại phân biệt không còn chấp tàng nữa mà gọi là xả, thì các hàng hữu học như Dự lưu lẽ ra cũng xả tên gọi A-lại-da. Như vậy là trái nghịch với những điều được nói bởi các Luận. Phiền não được dấy khởi nơi Bồ tát trên các địa là do bởi chính tri nên không gây tác hại. Hàng Dự lưu v.v. không thể có được trường hợp như vậy, đâu có thể lấy đó mà điển hình cho Bồ tát.

Phiền não khởi lên trong thức thứ sáu của Bồ tát ấy do bởi chính tri nên không gây tác hại, nhưng thức thứ bảy trong trạng thái của tâm hữu lậu hiện hành một cách tự nhiên chấp tàng thức này, há không thể điển hình với hàng Dự lưu?[19] Do vậy, nên biết, nạn vấn ấy không hợp lý.

Song,[20] A-la-hán đoạn trừ các phiền não thuộc loại thô trọng trong thức này dứt sạch một cách rốt ráo, không còn chấp tàng thức A-lại-da như là tự ngã nội tại nữa; do A-lại-đã vĩnh viễn tiêu thất như vậy nên gọi là xả, chứ không phải xả toàn bộ thể của thức thứ tám. Không nên nói rằng A-la-hán không có thức duy trì chủng tử,[21] lúc bấy giờ liền nhập Niết-bàn vô dư.
...


...
[17] Nhóm Luận sư thứ tư.

[18] Giả định trả lời của Nan-đà.

[19] Thuật ký: Phản vấn của Luận chủ (Hộ Pháp).

[20] Thuật ký: Giải thích của nhóm Luận sư thứ hai (Hộ Pháp).

[21] Không có tự thể của thức thứ tám, không có thức duy trì chủng tử


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht chịu cách trả lời ngắn gọn mà đầy đủ của bác Kim Cang.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chanhientam đã viết:Ht chịu cách trả lời ngắn gọn mà đầy đủ của bác Kim Cang.
phuoctuong mong muốn bác Chanhientam không chỉ "chịu cách trả lời ngắn gọn của bác Kim Cang" mà bàn luận thêm.
Duy thức có tám thức tâm vương vậy là duy thức hay duy tâm nên chúng ta có nghe câu "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức".
Như đã trích dẫn "Thành duy thức luận" thì đến khi chứng A la hán hay là Bát địa Bồ tát {bất động địa} thì mới xả a lại da hay phần nhiễm ô. Còn nếu chưa đến bậc ấy thì vẫn đối diện với thức (nhiễm ô).
Dù chúng ta có thắc mắc là và đựoc giải đáp là thức (a lai da) vô thỉ hứu chung (hay như Hòa thượng Từ Thông nói trong Duy thức học yếu luận, thì sự tồn tại ấy là "bất khã tri") thì quan trọng vẫn là tu chứng đến bát địa hay a la hớn để xả thì lúc ấy không còn thắc mắc ! Theo mình thì sự thắc mắc ấy chính là mũi tên gắn vào thân và quan trọng là phải nhổ mũi tên ấy ra càng nhanh càng tốt.
Thức đã xả rồi thì không còn thức để hằng hay chuyển !


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: DUY THỨC VỚI THIỀN CÙNG TỊNH VÀ MẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết:Duy thức có tám thức tâm vương vậy là duy thức hay duy tâm nên chúng ta có nghe câu "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức".
Như đã trích dẫn "Thành duy thức luận" thì đến khi chứng A la hán hay là Bát địa Bồ tát {bất động địa} thì mới xả a lại da hay phần nhiễm ô. Còn nếu chưa đến bậc ấy thì vẫn đối diện với thức (nhiễm ô).
.
Đúng rồi! Có điều, tu là tu trên từng niệm, niệm niệm chuyển, không phải Tâm thức là một khối, khi chuyển là chuyển một cái rẹt.
- Thành Bồ tát gọi là giác từng phần.
- Lục Tổ nói "Niệm trước mê là chúng sanh. Niệm sau giác là Phật". Niệm niệm chuyển tịnh.
- Kinh Lăng Già nói ngộ thì đốn mà tu phải tiệm là vậy.
- Có đến thập tín, thập hạnh v.v... mới thành Phật. Chỉ vì từng niệm chuyển.
phuoctuong đã viết:Dù chúng ta có thắc mắc là và đựoc giải đáp là thức (a lai da) vô thỉ hứu chung (hay như Hòa thượng Từ Thông nói trong Duy thức học yếu luận, thì sự tồn tại ấy là "bất khã tri") thì quan trọng vẫn là tu chứng đến bát địa hay a la hớn để xả thì lúc ấy không còn thắc mắc ! Theo mình thì sự thắc mắc ấy chính là mũi tên gắn vào thân và quan trọng là phải nhổ mũi tên ấy ra càng nhanh càng tốt.
Ht kể cho bạn nghe một chuyện này. Nó chỉ là một chuyện nhỏ trong đời sống, nhưng cũng ít nhiều để mình hiểu và có niềm tin với công phu tu hành của mình. Đây là lý do vì sao Ht chịu cách trả lời của Kim Cang về nhân vô thỉ.

Trong một sự việc, mình dính mắc với nó kinh khủng. Mình nghĩ không bao giờ mình có thể hết sân với người này. Mỗi lần như thế mình GIÁC và GẮNG QUAN CHIẾU nhưng không thể hết. Kéo dài đến mấy năm. Cứ đụng duyên là nó lợn cợn nổi sân liền.
Cho đến một ngày, nghe câu chuyện lặp lại của một Sự cô về tánh quái chiêu của ông Sư phụ mình mà cô phải chịu, Ht phát ngộ câu chuyện của mình, toàn thân xuất mồ hôi. Đúng là một trạng thái ngộ thật sự, quét sạch thân tâm lúc đó. Từ đó về sau Ht không bao giờ thấy sân với nhân vật đó nữa. Cái nhân sân huân tập với người đó đã trốc gốc. Ht hoàn toàn bất động nhưng là với tâm từ. Người đó cũng thay đổi với mình luôn.

Rõ ràng Luận Đại Thừa Khởi Tín nói đúng. Đều do huân tập mà ra. Nó không có gốc. Gốc của mình vốn vô trụ. Trở được về cái gốc đó thì không dính mắc gì nữa. Cứ loại được nhân nào thì quả của nó phải mất. Mất rồi, thì nó không thể làm nhân dể biến ra cảnh giới này được. việc của mình là phải loại từng cái nhân như thế trong từng duyên v.v..

Ht nghĩ, với chư vị La hán, niệm niệm chuyên hồi như thế thì niệm niệm thanh tinh. Nhưng đó chỉ mới nói trên niệm hiện hành, dứt được nhân thì chỉ mới dứt được cái trụ địa của nhân đó thôi. Vì thế, thức A lai da của chư vị chỉ mới là loại "ngủ yên", chưa được "rõ ràng" như Phật. Nên chưa thấy được tam giới duy tâm vạn pháp duy thức. Nhiệm vụ của người tu Phật là phải thấy cho được cái niệm bất giác đầu tiên làm khởi sinh ra thế giới này kia. Chứng nghiệm thế giới chúng sanh và niết bàn của tất cả chư vị Bồ tát cũng như của chư Phật. Tức phải qua được cái Căn bản vô minh, là tướng bất giác đầu tiên trong luận Đại thừa Khởi Tín, vô minh trụ địa của kinh Thắng Man.
phuoctuong đã viết:Thức đã xả rồi thì không còn thức để hằng hay chuyển !
Đây là chỗ khác nhau giữa CÁI THẤY của La hán và Phật. Ở đây Ht không dám khẳng định vì nó không phải là cảnh giới Ht đã đến. Chỉ y cứ vào câu của kinh Lăng Già mà luận : Lăng Già có nói đến chân thức. La hán thì trụ niết bàn, nhưng Bồ tát và Phật thì niết bàn này là niết bàn vô trụ, chính là pháp thân.

Nói đến pháp thân thì không nói chuyển hay không chuyển nữa. Nếu không có duyên để khởi thì nó không chuyển. Nếu có duyên (là ứng với tâm chúng sinh lúc đó, do bi nguyện mà khởi) thì nó chuyển để giáo hóa chúng sanh đó, tùy theo căn lượng của từng người mà có cảnh giới khác nhau. Điều này cũng hợp lý thôi. Vì bản tánh vốn vô trụ mà.

Vì thế với cái hiểu của Ht, không phải không còn thức mà thức đó giờ đã chân, gọi là trí. Chinh vì thế Phật có TỨ TRÍ mà La Hán thì không. Thức lúc này là dụng của Pháp thân, gọi là trí. Có điều, người đới nay hay lầm cái dụng đó với dụng chúng sanh mình đang dùng đây. Lấy dòng ý thức hiện hành đây cho là trí v.v... mà không quan tâm đến việc nhận ra bản chất thực của dòng vọng tưởng này.

Bồ tát từng phần thì có lúc sử dụng được trí, có lúc sử dụng thức. Đây là chỗ mỗi người phải tự hiểu lấy. Bởi xét cho cùng, làm hay không làm, thức hay trí v.v.. chỉ mình ta tạo nhân và chỉ mình ta chịu quả. Mô phật! Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức mà. Thành nói chứng nói đắc, nói cái gì đi nữa ... khi nào cũng dễ hơn là bị qủa báo cho những hành động đó. Thành việc trước mắt của mình, là những gì mình chưa tới, chỉ mới hiểu trên kinh luận thì mình cứ phải chuyển niệm niệm chúng sanh thành niệm thanh tịnh cho chắc đã... Đó là cái thấy của Ht. Ht tính chuyện chắc thôi. Cứ lấy tham sân si làm thước đo cho chắc ăn. baibaibai


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách