Trang 1 trên 11

BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 03/11/08 17:45
gửi bởi binh
BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Pháp Bất Nhị ( còn gọi là pháp Không Hai) là một pháp môn trong đạo Phật, dành cho các hành giả ở cõi Ta Bà để đi khỏi lạc đường.
Cốt yếu của pháp môn này là để chứng minh rằng “Những sự vật, sự việc ở cõi Ta-Bà này là không có thật ”, cốt để đưa chúng sinh thoát khỏi chấp trước, trở về với Chân Như, Phật tánh.
Có nhiều kinh sách, luận giải nói đến pháp môn này. Thí dụ như
- Lý Vô Thường: xác định rằng mọi việc, mọi vật đều là vô thường, không thật, chỉ tạm có trong một khoảng thời gian. Không bền vững.
- Lý Duyên Khởi : nói rằng mọi việc, mọi vật đều do nhân duyên tạo ra, nó không có chủ thể nên tự nó đã không thật.
- Luận Trung Quán cũng chứng minh rằng mọi sự, vật : chẳng phải cái nọ, cũng chẳng phải cái kia.Thí dụ:

Phẩm thứ hai mươi mốt
Quán Thành,Hoại

Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Pháp nếu lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại?

Nghĩa thành, hoại cũng như nghĩa sinh, tử. Nếu sanh, tử là hai pháp riêng biệt thì không sanh cũng có tử, và nếu sanh rồi thì không có chết. Chuyện vô lý. Vì vậy nó không có thật.
- Triệu Luận, trong chương “ Vật bất thiên “ cũng cho rằng mọi sự vật : vừa là thế nọ, vừa là thế kia. Thí dụ :

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
BụI trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trờI mà chẳng đi.

- Tâm Kinh nói “ Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc “
- Kinh Kim Cang nói “ Thấy các tướng không phải là tướng tức thấy Như Lai ” hay câu “ Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai “.
V v…..còn vô số các kinh điển Đại Thừa cũng nói đến điều này. Tất nhiên mọi pháp đều dẫn người tu đến giải thoát, đến Chân Như. Tuy nhiên khi đã vào cõi Phật rồi thì không còn bỉ, thử. Ngoài các sự thấy nghe, hay biết của con người. Lúc đó tướng đâu mà thấy ? âm đâu mà nghe ? Pháp môn này cũng không còn thích hợp. Nếu ta còn ôm giữ nó thì cũng không thể bước vào đất Như Lai. Do đó đức Phật nói “ Pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp”.

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 03/11/08 18:21
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao! Đúng là bác Bình!

Người ta kẹt dụng là thật, nên chỉ cho người thấy giả,
Người ta đã biết giả rồi thì chỉ cho họ thấy thật.
Người ta đã thấy thật rồi thì chỉ họ thật giả không hai (bất nhị).
Người ta thấy thật giả không hai rồi, thì chỉ cho họ buông thật giả không hai (chẳng có gì gọi là giả hay thật - bình thường tâm)

Khi họ buông được thật gỉa không hai, thì dạy cho họ dùng lại Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn hạnh... (đến đây lực dùng lại khác xưa rất nhiều..)

Kính! :x

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 12:38
gửi bởi Chanhientam
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao! Đúng là bác Bình!

Người ta kẹt dụng là thật, nên chỉ cho người thấy giả,
Người ta đã biết giả rồi thì chỉ cho họ thấy thật.
Người ta đã thấy thật rồi thì chỉ họ thật giả không hai (bất nhị).
Người ta thấy thật giả không hai rồi, thì chỉ cho họ buông thật giả không hai (chẳng có gì gọi là giả hay thật - bình thường tâm)

Khi họ buông được thật gỉa không hai, thì dạy cho họ dùng lại Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn hạnh... (đến đây lực dùng lại khác xưa rất nhiều..)

Kính! :x
Thấy thật là thấy cái chi?
Là thấy lý thật cuộc đời này ư?
Lý thật là lý chi chi?
Là lý không giả không thật không ta không mình?
Bất Nhị, lý ấy tỏ rồi
Thật thật giả giả tùy duyên hòa trần
Hòa trần mà chẳng đồng trần
Thật, giả, thật, giả Ma Ha hay Bình? ;)

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 13:26
gửi bởi binh
Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao!
chưa bước qua cửa thì Pháp là thật, bước qua cửa rồi thì không giả, không thật
Thật, giả, thật, giả Ma Ha hay Bình?
Ma Ha hay Bình cũng đều là đồ giả hết

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 18:39
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Chanhientam đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao! Đúng là bác Bình!

Người ta kẹt dụng là thật, nên chỉ cho người thấy giả,
Người ta đã biết giả rồi thì chỉ cho họ thấy thật.
Người ta đã thấy thật rồi thì chỉ họ thật giả không hai (bất nhị).
Người ta thấy thật giả không hai rồi, thì chỉ cho họ buông thật giả không hai (chẳng có gì gọi là giả hay thật - bình thường tâm)

Khi họ buông được thật gỉa không hai, thì dạy cho họ dùng lại Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn hạnh... (đến đây lực dùng lại khác xưa rất nhiều..)

Kính! :x
Thấy thật là thấy cái chi?
Là thấy lý thật cuộc đời này ư?
Lý thật là lý chi chi?
Là lý không giả không thật không ta không mình?
Bất Nhị, lý ấy tỏ rồi
Thật thật giả giả tùy duyên hòa trần
Hòa trần mà chẳng đồng trần
Thật, giả, thật, giả Ma Ha hay Bình? ;)

Sờ sờ ra đó còn hỏi sao? (Nhưng nhiều người biết hết là giả vẫn chưa biết cái gì thật - đúng là hầm hố vô minh muôn trùng xa cách).

Bà chị nói hỏi như vậy nhiều người biết rồi còn hiểu, người chưa biết chắc ngặm tăm quá! :D

Cái "thật" bà chị nói là khó nhất!

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 18:57
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
binh đã viết:
Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao!
chưa bước qua cửa thì Pháp là thật, bước qua cửa rồi thì không giả, không thật
Thật, giả, thật, giả Ma Ha hay Bình?
Ma Ha hay Bình cũng đều là đồ giả hết
Thế cửa đó là thế nào! Hình Dạng ra sao? Nếu còn hình dung phải qua ải qua cửa coi chừng bị lừa, chẳng có cửa gì hết, chỉ ngay nơi mình những cái bình thường nhất mình đang dùng các tâm đang sống các tâm sẽ hiểu sẽ rõ.

Thật giả MH không quan tâm, vì đó chỉ do nhãn quan của mỗi người!

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 20:05
gửi bởi Chanhientam
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Đã bảo là Pháp môn bất nhị mà có giả & thật sao! Đúng là bác Bình!

Người ta kẹt dụng là thật, nên chỉ cho người thấy giả,
Người ta đã biết giả rồi thì chỉ cho họ thấy thật.
Người ta đã thấy thật rồi thì chỉ họ thật giả không hai (bất nhị).
Người ta thấy thật giả không hai rồi, thì chỉ cho họ buông thật giả không hai (chẳng có gì gọi là giả hay thật - bình thường tâm)

Khi họ buông được thật gỉa không hai, thì dạy cho họ dùng lại Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn hạnh... (đến đây lực dùng lại khác xưa rất nhiều..)

Kính! :x
Làm thơ không hiểu thì viết văn xuôi vậy.

Người ta kẹt dụng là thật, nên chỉ cho người thấy giả,
Người ta đã biết giả rồi thì chỉ cho họ thấy thật.

Hai câu đó Ok
Nhưng câu ni không Ok : Người ta đã thấy thật rồi thì chỉ họ thật giả không hai (bất nhị).

Phải viết như ri tui mới Ok : Người ta thấy THẬT rồi, chính là thấy THẬT - GIẢ không hai. THẬT vừa nói ni là cái dụng mà Ma Ha nói ở câu đầu. (nói nôm na là thiên hạ chấp tướng đang thấy đây là thật) Còn THẬT IN ĐỎ là chỉ cho chân lý hay cái THỂ "Không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn v.v...", là thứ không thuộc Nhị Biên Phân Biệt.

Thiệt ra dùng từ CÓ và KHÔNG thì chính xác hơn là từ GIẢ và THẬT.

Nghĩa là, tui muốn nói rằng ... Ma Ha ... nói dư ... một bước. Nói vậy hiểu chưa?

Được cái THỂ không hai đó rồi, thì ... muốn làm gì đó làm. Tùy duyên tiêu nghiệp cũ. Nói một cách tu hành hơn, là đối duyên để tiêu trừ tập khí, để TƯỚNG và DỤNG THANH TỊNH của cái THỂ ấy được hiển bày đầy đủ.

Đó là ý của tui. :)

Ma Ha hay Bình thì cũng đều là KHÔNG THẬT CŨNG KHÔNG GIẢ. Đã nói pháp môn bất nhị mà! Sao xác định GIẢ cái rẹt vậy hả bác? Hi hi ... vậy là chưa ứng dụng pháp môn bất nhị nghe. Nói vậy sợ còn kẹt trong ngôn từ nhị biên thì BẮT CHƯỚC Duy Ma Cật vậy! tangbong

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 20:42
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Đúung là chữ nghĩa bà chi phong phú thật, thằng em phải học hỏi bà chị phần này. :))

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 04/11/08 20:44
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
@ Bác Bình:

Vậy hỏi bác cõi Tây Phương Cực Lạc có sắc tướng, có chúng sanh , có Phật, có nghiệp ... thì nơi đó là Thật hay giả? Cái này hỏi ngoài lề chút (vì nhiều người tu cứ cho là cõi Tây Phương là giả).

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 05/11/08 00:10
gửi bởi binh
Ma Ha Bát Nhã đã viết:@ Bác Bình:

Vậy hỏi bác cõi Tây Phương Cực Lạc có sắc tướng, có chúng sanh , có Phật, có nghiệp ... thì nơi đó là Thật hay giả? Cái này hỏi ngoài lề chút (vì nhiều người tu cứ cho là cõi Tây Phương là giả).

Cũng như cõi Ta-Bà
Ma Ha hay Bình thì cũng đều là KHÔNG THẬT CŨNG KHÔNG GIẢ. Đã nói pháp môn bất nhị mà! Sao xác định GIẢ cái rẹt vậy hả bác?
Nói như cô Tâm thì đúng hơn. Còn nói như tôi là nói cho nó xong chuyện ấy mà.

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 05/11/08 00:52
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
binh đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:@ Bác Bình:

Vậy hỏi bác cõi Tây Phương Cực Lạc có sắc tướng, có chúng sanh , có Phật, có nghiệp ... thì nơi đó là Thật hay giả? Cái này hỏi ngoài lề chút (vì nhiều người tu cứ cho là cõi Tây Phương là giả).

Cũng như cõi Ta-Bà
Thế sao lại có Pháp Môn Tịnh Độ chi thế? Nếu như vậy thì ở đây (Ta bà) chứ cần chi niệm Phật vãng sanh? :D

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Đã gửi: 05/11/08 03:30
gửi bởi binh
Tôi nói cũng như cõi Ta-Bà là về phuơng diện " có hay không " thôi, chứ về phước báo thì khác nhau xa. Và ở cõi Tịnh Độ thì thuận duyên cho việc tiến tu, nhất là thường được gặp Phật và chư đại Bồ-Tát nên việc tu hành tiến bộ rất nhiều, còn ở cõi Ta-Bà thì chướng ngại quá nhiều, khó khăn cho việc tu.

Vả lại đây là ý hướng của mỗi người, cho nên tôi thấy không cần phải trả lời những câu vấn nạn như thế này nữa.