Lễ đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Chùa Bảo Ân

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
myngoc
Bài viết: 1
Ngày: 05/04/12 02:22
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Lễ đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Chùa Bảo Ân

Bài viết chưa xem gửi bởi myngoc »

Lễ đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Chùa Bảo Ân (chùa Bồ Sao) thuộc xã Bồ Sao, Huyện Vĩnh tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 5/4/2012 tức ngày 15/3 âm lịch, Đảng Bộ, chính quyền nhân dân xã Bồ Sao, Huyện Vĩnh tường, Tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Chùa Bồ Sao thuộc xã Bồ Sao.

Tới dự buổi lễ có đại diện Sở Văn hóa lịch tỉnh Vĩnh Phúc cùng lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn và toàn thể cán bộ nhân dân và con em xã xã Bồ Sao, Huyện Vĩnh tường, Tỉnh Vĩnh Phúc đang công tác trên mọi miền đất nước.

Chùa Báo Ân thờ Phật theo phái Đại thừa, được xây dựng từ rất lâu trước 1850 khoảng hơn 300 năm. Là một chùa lớn, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của toàn thể nhân dân trong vùng và rất nhiều khách thập phương. Trải qua thời gian bị chiến tranh tàn phá, chùa đã bị xuong cấp nghiêm trọng. Năm 1953, ngôi chùa còn 2 gian: thượng điện và 3 gian thiền điện nhỏ. Năm 2007, ngôi chùa được tôn tạo trên nền chùa cũ, khu Thiền đường, thượng điện với diện tích 150km2 kiểu đầu hổ tiếp đất, đấu kiều … được khánh thành năm 2008 đến 2010 đã được Sở Văn hóa Di tích Tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép tu hành 5 gian nhà tổ. Địa phương và nhân dân trong xã tu sửa tôn tạo khu nhà Tổ với diện tích tu sửa 257m2. Với dự toán thiết kế là: 1,130.310.000, Cấu trúc bằng các vật liệu bền, giữ nguyên những phần của di tích lịch sử để nhà Tổ thật khang trang thanh tịnh.

Hiện tại, Chùa Bảo Ân 17 pho tương gỗ được xếp bằng lớp trên các bệ thờ ở Thượng điền và ở bên Thiền đường. Tượng được bố trí từ cao đến thấp, từ trong ra ngoài, toát ra vẻ từ bi độ lượng. Lớp thứ 3: Quan âm Thiên Phủ và Thiên Phủ Ngọc Nữ gồm 3 pho tượng: Tượng Quan Âm Thiên phủ được tạc trong tư thế 10 thiên tòa sen theo kiểu liên hoa hợp trưởng được sắp sếp được tạo thành một vầng hào quang cho tượng. Lớp Thứ 4, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu gồm ba pho tượng được tạc trong tư thế người trên tệ đầu đội mũ bình thiên mình mặc áo Long tổn như biểu hiện cho đấng sang tạo quyền năng tối thượng. Nam Tào người giữ sổ sinh và những việc làm tốt của chúng sinh. Hai tượng này cũng được tạc trong tư thế ngồi mặc áo hoàng bào đội mũ quan… Nhìn chung tượng chùa Báo Ân không lớn nhưng rất đẹp về tạo dáng và thành công về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian, về đặc tả theo tích chuyện của từng nhân vật trong hệ thống tượng chùa thế kỷ XVIII.

Qua đó có thể nói rằng, thời Lý - Trần chùa Báo Ân được vua và các nhà quyền quý quan tâm tu bổ, xây dựng với quy mô rất to lớn, rất đẹp và là một trong những trung tâm phật giáo quan trọng ở nước ta.

Trải qua những thăng trầm biến cố của cả nghìn năm lịch sử, đến nay chùa Báo Ân vẫn còn đó song có nhiều biến đổi. Các toà kiến trúc cổ của chùa như: Tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà tổ, điện thờ công chúa Hưng Nương và điện thờ mẫu do xuống cấp bị mục nát nên nhân dân đã dỡ bỏ. Hiện nay hệ thống chùa được xây dựng lại với quy mô to lớn hơn, kiến trúc bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi, rất chắc khoẻ.

Với giá trị về mỹ thuật trang trí điêu khắc trên đá thế kỷ XII và nội dung văn tự chữ Hán như kể trên, bia đá chùa Báo Ân là một báu vật quý hiếm trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Trong không khí trang trọng của buổi lễ, đồng chí Nguyễn Duy Bền - Phó Chủ Tịch xã đã trao bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho sư thầy trụ trì Thích Đàm Tuệ, Chùa Bồ Sao thuộc xã Bồ Sao, Huyện Vĩnh tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Nguyên Cao chánh đại diện Huyện Vĩnh Tường. phát biểu nhấn mạnh: Chùa Bồ Sao được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh là niềm vinh dự lớn nhưng cũng đặt ra trách nhiệm hết sức nặng nề cho Đảng bộ, nhân dân địa phương. Các đồng chí mong muốn cán bộ, chính quyền và nhân dân địa phương quản lý tốt di tích Chùa Bồ Sao cũng như các di tích khác trên địa bàn xã; tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, tổ chức khai thác hoạt động du lịch gắn với lễ hội truyền thống hàng năm để thu hút khách du lịch; thường xuyên phối hợp kiểm tra chống xâm hại, xâm phạm di tích, bảo vệ an toàn hiện vật hiện có, đồng thời vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp về vật chất và tinh thần làm cho các khu di tích ngày càng khang trang sạch đẹp.

Đề nghị các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương cần có quy chế phối hợp quản lí, hướng dẫn tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích.. Đó là phải làm sao giữ gìn, bảo vệ được giá trị lịch sử văn hoá của di tích; làm sao để người dân tham gia vào việc quảng bá những giá trị của di tích đến với du khách gần xa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phật tử: Mỹ Ngọc - 0902213679


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách