Học, thi, và tu

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Học, thi, và tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Giác Ngộ - Trong phần ban đạo từ tại Hội thi Giáo lý TP.HCM năm 2011 cho 2.267 thí sinh là Phật tử thuộc 20/24 quận (huyện) thuộc TP.HCM HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN nhắc đến việc tu và học là 2 vế của một vấn đề: giải thoát.

Đó cũng là thánh ý của cổ đức dạy hành giả tu tập bởi nếu học mà không tu thì có kiến thức cho nhiều nhưng không thể giải thoát, còn tu mà không học thì có biết phương cách nào tu?

Chính vì lẽ đó, thời đức Phật còn tại thế, những tu viện đã ra đời và Ngài cũng trực tiếp giảng dạy, truyền thụ giáo pháp-chân lý giác ngộ cho đệ tử. Đồng thời Ngài cũng cùng với đại chúng thực tập tất cả các phương pháp để đưa đến sự giải thoát.

Ngày nay, khi xã hội phát triển thì việc tu và học càng trở nên cần thiết để người Phật tử bắt kịp nhịp của thời đại, dùng giáo lý ứng biến vào mọi tình huống của đời sống.

Thêm nữa, tôn chỉ “duy tuệ thị nghiệp” (lấy trí tuệ làm sự nghiệp) của người tu Phật phải được thấm nhuần. Trí tuệ ấy đương nhiên không phải chỉ dừng lại ở chỗ học-biết-hiểu là xong mà phải hành trì để chứng ngộ, để trải nghiệm với giáo lý, cũng có nghĩa là thực sự đi trên con đường giải thoát.

Nếu chỉ hiểu về giáo lý thôi thì cũng giống như… ăn bánh vẽ, mình sẽ tả cái đẹp, cái ngon của bánh bằng ngôn từ, hình vẽ chứ chưa thật sự kinh qua cái ngon của bánh bằng vị giác! Việc tu, học, và tiến tới sự nghiệp giải thoát để có trí tuệ lớn và bằng an lớn cũng cần phải được trau dồi thường xuyên qua việc học và tu.

Các lớp giáo lý ở các tỉnh thành, và đặc biệt là TP.HCM có đông dân số, đông Phật tử và các đạo tràng tu tập là nhằm mục đích này: phổ hóa giáo lý Phật đến mọi người cùng biết-hiểu-tu để có trí, có bi, và từ đó có bằng an, giải thoát trong cuộc sống hàng ngày.

Đã có dạy, có học, thì đương nhiên việc tổ chức một hội thi là cần thiết, nhằm kiểm tra cách học và sự hành trì của người học. Vì thế mà cách đây hơn một tháng, hơn 3.000 hành giả - Phật tử đã vào hội thi Giáo lý cấp quận/huyện thuộc TP.HCM để rồi ngày 24-7, 2.267 thí sinh cùng tụ hội về chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) và trải qua một kỳ sát hạch về giáo lý. Ban Tổ chức Hội thi mong muốn đây cũng chính là cơ hội để Phật tử thực tập giáo lý mà mình đã học thông qua cách thức thi, làm bài.

Đó là gì? Đó là trung thực thể hiện mình, đó là nhận diện sự thật, và thậm chí là chấp nhận điểm chưa cao (có thể do mình chưa nắm kỹ giáo lý, chưa nghiên cứu sâu…) chứ không có hơn, thua, được, mất! Đã tu theo Phật thì làm gì cũng hoan hỷ, cũng nhớ mình là Phật tử mà nắm cho được chìa khóa của an lạc, giải thoát là chánh niệm, để không rơi vào kiểu của thế gian học-thi như thế gian.

Thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta cũng phải trải qua nhiều đời, nhiều kiếp tu học, hành trì tất cả những hạnh lành rồi mới chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do vậy, chúng ta cũng đừng ngại, đựng sợ là mình còn yếu kém, cứ phát nguyện đi trên con đường giải thoát, giác ngộ, phát nguyện dù sinh ở đâu cũng được học hỏi, tu tập giáo lý Phật thì chắc chắn sự nghiệp giải thoát sẽ thành tựu.

Đôi khi, ở đâu đó tôi cũng gặp một vài Phật tử hỏi: “Tôi học khóa học (Phật pháp) này, có chứng chỉ, có bằng…, xong làm gì?”. Tôi trả lời: Đương nhiên là để tu chứ chi!

Nếu mình quên mất yếu chỉ học Phật là để tu Phật (mà để hơn thua, kiếm bằng này, chứng chỉ nọ lòe thiên hạ) thì mình cũng giống như người thế gian mà thôi. Nói điều này để quý Phật tử - là những người bạn đồng tu đừng quên, tu có nghĩa là sửa ở bất cứ đâu, và bất cứ lúc nào.

Muốn sửa từ sai thành trúng thì phải học để biết cái nào là con đường đi đến giá trị cao thượng, giải thoát!
Lưu Đình Long viết:
việc đi học, đi thi cũng là việc tu, và nói như HT.Thích Thiện Tánh, Phó Thường trực BTS THPG TP.HCM trước khi mở và công bố đề thi: “Dù quý vị làm bài tốt cũng đừng tự mãn, còn nếu làm chưa tốt cũng đừng mặc cảm mà không tiếp tục sự học, sự tu”.

Thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta cũng phải trải qua nhiều đời, nhiều kiếp tu học, hành trì tất cả những hạnh lành rồi mới chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do vậy, chúng ta cũng đừng ngại, đựng sợ là mình còn yếu kém, cứ phát nguyện đi trên con đường giải thoát, giác ngộ, phát nguyện dù sinh ở đâu cũng được học hỏi, tu tập giáo lý Phật thì chắc chắn sự nghiệp giải thoát sẽ thành tựu.
Mình cảm thấy, Phật-giáo Việt Nam ngày nay rất tiến triển về văn hóa học tập.

Tuy rằng thời đại kim tiền của vật chất, nhưng vẩn còn rất nhiều Đệ tử chân thật của Đức Phật. Ngày đêm siêng tu tam học.

Hy vọng mỗi chùa, mỗi địa phương và mỗi nơi nơi điều có tổ chức những khóa học Phật pháp như vậy. Thật quí báo thay.

tn rất tán thán công lao và khuyến tấn của Quí Thầy đã tổ chức các khóa học ngày nay. Kính bái


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách