thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Chào các bạn mình đang ôn thi giáo lý.http://www.giacngo.vn/thoisu/2011/07/07/53F001/ Có nhiều câu trong đây chưa hiểu rõ.
Mong các bạn giúp đỡ tangbong
câu 133. Kết quả của các hành động mà chúng sanh tạo tác được thể hiện trên thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh, thì gọi là gì?
a. Chánh báo.
b. Y báo. ĐÚNG
c. Nghiệp báo.
d. Sanh báo
Mình cứ nghĩ câu này là cả y báo và chánh báo luôn mới đúng chứ?


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

câu 36. Thế nào là diệt đế?
a. Là sự tiêu diệt, phiền não, tâm trở nên vững lòng.
b. Là trạng thái tĩnh lặng của tâm do từ bỏ mọi đam mê dục vọng, chứng đắc Niết Bàn. ĐÚNG
c. Là sự vắng mặt hoàn toàn của khổ và nguyên nhân của khổ.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

mình thấy câu này đap án c cũng đúng mà :-/
Mong các bạn giúp đỡ


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

câu 133. Kết quả của các hành động mà chúng sanh tạo tác được thể hiện trên thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh, thì gọi là gì?
a. Chánh báo.
b. Y báo. ĐÚNG
c. Nghiệp báo.
d. Sanh báo
Đáp án: C. Nghiệp báo.
câu 36. Thế nào là diệt đế?
a. Là sự tiêu diệt, phiền não, tâm trở nên vững lòng.
b. Là trạng thái tĩnh lặng của tâm do từ bỏ mọi đam mê dục vọng, chứng đắc Niết Bàn. ĐÚNG
c. Là sự vắng mặt hoàn toàn của khổ và nguyên nhân của khổ.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
Đáp án: d. Cả ba câu trên đều đúng.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong
ThuongLacNgaTinh đã viết:câu 36. Thế nào là diệt đế?
a. Là sự tiêu diệt, phiền não, tâm trở nên vững lòng.
b. Là trạng thái tĩnh lặng của tâm do từ bỏ mọi đam mê dục vọng, chứng đắc Niết Bàn. ĐÚNG
c. Là sự vắng mặt hoàn toàn của khổ và nguyên nhân của khổ.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu b đúng, vì trong b đã có đủ a & c
ThuongLacNgaTinh đã viết:câu 133. Kết quả của các hành động mà chúng sanh tạo tác được thể hiện trên thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh, thì gọi là gì?
a. Chánh báo.
b. Y báo. ĐÚNG
c. Nghiệp báo.
d. Sanh báo
Chánh báo chỉ cho chúng sanh, y báo là những gì phụ thuộc vào chúng sanh đó. Vậy trả lời cho đủ câu đó là nghiệp báo, câu c đúng nhất.

kính,bt


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Cám ơn các bạn. Cám ơn bạn biển tâm tangbong Còn câu này nữa

câu 68. Theo Phật học phổ thông, trần sa hoặc nghĩa là gì?
a. Phiền não vi tế của chúng sanh.
b. Phiền não vi tế của bậc A la hán.
c. Phiền não vi tế của bậc A la hán về trần cấu nhiều như cát của chúng sanh. ĐÚNG
d. Câu b và c đúng.

Mình không biết trần sa hoặc nghĩa là gì?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

ThuongLacNgaTinh đã viết:Cám ơn các bạn. Cám ơn bạn biển tâm tangbong Còn câu này nữa

câu 68. Theo Phật học phổ thông, trần sa hoặc nghĩa là gì?
a. Phiền não vi tế của chúng sanh.
b. Phiền não vi tế của bậc A la hán.
c. Phiền não vi tế của bậc A la hán về trần cấu nhiều như cát của chúng sanh. ĐÚNG
d. Câu b và c đúng.

Mình không biết trần sa hoặc nghĩa là gì?
Nhân dịp học ôn lại, và thấy câu hỏi này của Đạo Hữu! sẳn "post" lên cùng tham khảo.

Đ/h xem đoạn vấn/đáp dưới này.

Đặt điểm riêng thì mỗi câu hỏi điều có giải đáp rồi, Đ/h nên để ý chữ chót này..."Đúng"

c. Phiền não vi tế của bậc A la hán về trần cấu nhiều như cát của chúng sanh. ĐÚNG
Hỏi: Kiến hoặc, tư hoặc và trần sa hoặc, ba thứ hoặc nầy giống nhau và khác nhau như thế nào?

Đáp: Ba thứ nầy có điểm giống nhau và cũng có những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ, ba thứ nầy đều là vô minh phiền não, đều có tác dụng làm cho chúng sanh mãi bị trầm luân trong sanh tử. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau. Trước hết xin nói sự khác biệt giữa kiến hoặc và tư hoặc, rồi sau mới nói đến khác biệt với trần sa hoặc.

Kiến hoặc là gì? Kiến hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Lý. Chúng gồm có 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Còn tư hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Sự. Chúng cũng gồm có 5 thứ: tham, sân, si, mạn, nghi. Gọi chung 10 thứ nầy là 10 thứ căn bản phiền não. Vì chúng là cội gốc gây ra bao nhiêu sự khổ đau mà con người luôn luôn hứng chịu. Mười thứ nầy, tuy cũng là gốc phiền não, nhưng cường độ sâu, cạn, hay mạnh, yếu của chúng có khác nhau. Nhà Duy thức chia chúng ra làm hai loại: “ngũ độn sử và ngũ lợi sử”.

Đối với 5 món: tham, sân, si, mạn, nghi, hành tướng của chúng rất sâu và mạnh, nên gọi chúng là độn (chậm lụt và khó trừ). Ngược lại, 5 thứ kia: thân kiến, biên kiến… thì hành tướng của chúng yếu hơn, nên gọi là lợi sử. Sử có nghĩa là sai khiến, chúng sai khiến người ta phải làm theo mệnh lệnh của chúng. Đối với 5 thứ trước, hành giả phải tu đến địa vị “Tu đạo” mới trừ được. Còn 5 món sau, vì tánh cách mê lý cạn cợt, nên hành giả tu hành đến địa vị “Kiến đạo” (thấy rõ chân lý và tin chắc lý nhân quả) thì trừ được chúng.

Nói chung, hai thứ nầy, khác nhau về cường độ mạnh yếu và hành tướng chậm lụt cũng như nhạy bén có sai khác. Và khi đoạn trừ, cũng có sự khác nhau ở địa vị tu chứng. Đó là đại khái sự khác nhau giữa Kiến, Tư hoặc là như thế.

Còn đối với trần sa hoặc thì có khác. Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết kiến, Tư hoặc, nhưng các ngài bị chướng ngại ở nơi hoặc lậu (phiền não) của chúng sanh. Nghĩa là các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa). Do đó, các ngài không dám ra độ sanh như các vị Bồ tát. Như vậy, sự khác biệt giữa kiến, Tư hoặc và trần sa hoặc là như thế.TK Thich Phuoc Thai


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
câu 133. Kết quả của các hành động mà chúng sanh tạo tác được thể hiện trên thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh, thì gọi là gì?
câu này chỉ đề cập đến "thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh" mà phần quan trọng nhất của chánh báo là "danh" (của "danh sắc" tức chánh báo) thì không có; có lẽ do đó y báo vẫn là gần nhất với "thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh"
câu 36. Thế nào là diệt đế?
a. Là sự tiêu diệt, phiền não, tâm trở nên vững lòng.
b. Là trạng thái tĩnh lặng của tâm do từ bỏ mọi đam mê dục vọng, chứng đắc Niết Bàn. ĐÚNG
c. Là sự vắng mặt hoàn toàn của khổ và nguyên nhân của khổ.
đáp án a thì không rõ lắm, đáp án c thì không hẳn đúng vì một bậc a la hán tại thế thì còn có cái khổ của thân

cafene


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Còn đối với trần sa hoặc thì có khác. Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết kiến, Tư hoặc, nhưng các ngài bị chướng ngại ở nơi hoặc lậu (phiền não) của chúng sanh. Nghĩa là các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa). Do đó, các ngài không dám ra độ sanh như các vị Bồ tát. Như vậy, sự khác biệt giữa kiến, Tư hoặc và trần sa hoặc là như thế.TK Thich Phuoc Thai
hlich đã viết:tangbong
câu 133. Kết quả của các hành động mà chúng sanh tạo tác được thể hiện trên thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh, thì gọi là gì?
câu này chỉ đề cập đến "thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh" mà phần quan trọng nhất của chánh báo là "danh" (của "danh sắc" tức chánh báo) thì không có; có lẽ do đó y báo vẫn là gần nhất với "thân tướng và hoàn cảnh môi trường sinh thái xung quanh"
tangbong xin cám ơn DH hlich và DH Thien Nhan đã giảng giải =D> nhưng TLNT vẫn nghĩ thân tướng là chánh báo còn hoàn cảnh môi trường xung quanh mới là y báo chứ?
Sửa lần cuối bởi phatphap vào ngày 14/07/11 19:28 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

câu 68. Theo Phật học phổ thông, trần sa hoặc nghĩa là gì?
a. Phiền não vi tế của chúng sanh.
b. Phiền não vi tế của bậc A la hán.
c. Phiền não vi tế của bậc A la hán về trần cấu nhiều như cát của chúng sanh. ĐÚNG
d. Câu b và c đúng.
Đáp án a. Phiền não vi tế của chúng sanh.

ALAHAN : (Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết kiến, Tư hoặc)
các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa).


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

uh, nếu so đoạn văn trên với đáp án. Câu trong đoạn văn
Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán.
vậy thì đáp án chọn câu c
trần sa hoặc nghĩa là gì? c. Phiền não vi tế của bậc A la hán về trần cấu nhiều như cát của chúng sanh. ĐÚNG
đâu có đúng ~x(


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Thì là phiền não của chúng sanh :D chứ còn ai vào đây?


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: thắc mắc trong bộ đề ôn thi giáo lý Phật tử

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Trần sa phiền não là: phiền não của chúng sanh đầy tham, sân, si. các bậc alahan đã đoạn phiền não thấy các chúng sinh phiền não như trần sa, nên các ngài không dám xông pha ra để độ đời Phật gọi là tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) ngược lại ai xông pha độ đời Phật gọi là đại thừa (cỗ xe lớn).

Vậy chướng ngại của các bậc alahan là (chúng sanh phiền não). Nếu các ngài chịu độ thì không còn gọi là ALAHAN nữa mà gọi là Bồ Tát pháp thân đại sĩ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách