Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

(GNO-TP.HCM): Hôm qua 6-7, Ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM đã công bố bộ đề Hội thi giáo lý cấp thành phố năm 2011 để phổ biến đến thí sinh vừa vượt qua vòng thi cấp quận, huyện.

Theo đó, có tất cả 200 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn từ bộ sách Phật học phổ thông tập III, IV với các nội dung: Giáo lý cơ bản, lịch sử Phật giáo và hệ thống tổ chức Giáo hội. Đại diện Ban tổ chức cho biết, câu hỏi của bộ đề ôn thi này tương đối khó hơn các câu hỏi ở vòng thi cấp quận, huyện.

Đề thi cấp thành phố sẽ gồm 80 câu trắc nghiệm (mỗi câu 1 điểm) với thời lượng làm bài 45 phút. Ngoài ra, thí sinh sẽ được dành thêm 60 phút cho các câu hỏi viết luận (20 điểm) tập trung vào: Tứ diệu đế, Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp báo, Bát chánh đạo. Phần viết luận được chấm theo thang điểm như sau: Mở đề: 2,5 điểm; thân bài: 15 điểm; kết luận: 2,5 điểm.

Vòng thi cấp thành phố diễn ra vào lúc 7g30 Chủ nhật, ngày 24-7-2011 tại chùa Phổ Quang - quận Tân Bình, TP.HCM. Các thí sinh đạt 75 điểm cấp quận, huyện đều được dự thi.
Bảo Thiên
============= tangbong ====== cafene ==================
CÂU HỎI ÔN TẬP HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ
CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2011
tn đọc được tin này ở báo Giác Ngộ online thấy cũng hay, vừa là nới giao lưu với đồng đạo, vừa là nơi học hỏi thêm văn hóa Phật giáo. Nay lại kết hợp thêm trên báo Phật-giáo, thì còn gì bằng...

Đạo-Hữu nào rảnh, giúp được mình, và cảm thấy thích hợp, hãy tham gia giải bài các câu nghi vấn dưới đây. tn xin đa tạ các huynh và cảm kích vô cùng.

1. Ngũ căn thuộc chi phần nào trong Tứ Diệu Đế?

a)- Khổ đế.
b)- Tập đế.
c)- Diệt đế.
d)- Đạo đế.

2. Tinh thần siêng năng không mệt mõi được gọi là gì trong ngũ căn?

a)- Tín căn.
b)- Tấn căn.
c)- Định căn.
d)- Niệm căn.

3. Sự nhớ nghĩ một đề mục trong chân lý, giáo lý nhà Phật được gọi là gì trong ngũ căn?

a)- Tín căn.
b)- Định căn.
c)- Tuệ căn.
d)- Niệm căn.

4. Sự sáng suốt khi thấy rõ các vấn đề các pháp một cách chân chánh được gọi là gì trong ngũ căn?

a)- Tuệ căn.
b)- Tấn căn.
c)- Niệm căn.
d) Định căn.

5. Chuyên chú vào một đề mục, an trú tâm được gọi là gì trong ngũ căn?

a)- Tấn căn.
b)- Tín căn.
c)- Niệm căn.
d)- Định căn.

6. Tín căn hiểu thế nào mới đúng?

• Hiểu rõ sau đđó phát khởi niềm tin.
• Sau khi nghe xong là tin liền.
• Tin sâu nhân quả, tam bảo, đời sau và sự chuyển nghiệp.
• Tin rằng Phật sẽ gia hộ mình.

7. Ngũ căn là gì?
• Nhãn căn, nhỉ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
• Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
• Cả hai câu a và b đều sai.
• Cả hai câu a và b đều đúng.

8. Tại sao hành giả tu theo Phật cần thực tập ngũ căn?

a) Là nền tảng bước vào cửa đạo.
b) Để trang bị kiến thức Phật học.
c) Để trang bị hành trang vào đời.
d) Được chư Phật gia hộ.

9. Ngũ căn đồng hành cùng pháp nào tạo ra sức mạnh?

a)- Tứ Diệu Đế.
b)- Ngũ lực.
c)- Tứ Như Ý túc.
d)- Tứ Chánh Cần.

10. Thực hành Bát Chánh Đạo lợi ích gì?

• Cải thiện được tự thiện về việc làm, lời nói, suy nghĩ.
• Cải thiện hồn cảnh, gieo trồng hạt giống Bồ đề giải thoát.
• Thoát ly phiền não và đau khổ cuộc đời.
• Cả ba đều.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

CÂU HỎI ÔN TẬP HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ
CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2011 (Câu hỏi 11 - 20 )


11. Khi tu tập Bát Chánh Đạo, điều đầu tiên cần phải có là gì?

a)- Chánh tư duy.
b)- Chánh tinh tấn.
c)- Chánh tín.
d)- Chánh kiến.

12. Theo tinh thần Phật giáo muốn đạt được sự nghiệp phải làm gì?

a)- Có lý tuởng.
b)- Có chánh tư duy.
c)- Có chánh kiến.
d)- Có trí tuệ.

13. Dùng lời nói chơn thật không tạo nghiệp bất thiện mà chỉ tạo nghiệp thiện thì gọi là lời:

a)- Chánh ngữ.
b)- Nghệ thuật truyền thông.
c)- Nghệ thuật đắc nhân thông.
d)- Cả ba đều đúng.

14. Người phân biệt được thiện ác nhân quả, thấy rõ bốn sự thật căn bản khổ - tập - diệt - đạo, thì gọi là người:

a)- Có chánh kiến.
b)- Có lòng vị tha.
c)- Có chánh nghiệp.
d)- Cả ba đều đúng.

15. Sống một cách lương thiện thuộc về:\

a)- Chánh kiến.
b)- Chánh nghiệp.
c)- Chánh tinh tấn.
d)- Chánh mạng.

16. Trong Bát Chánh Đạo, sự không xao lãng, nhớ nghĩ pháp môn cho tâm được an tịnh, thì gọi là:

a)- Chánh niệm.
b)- Sổ niệm.
c)- Niệm Pháp.
d)- Niệm Phật.

17. Tứ Chánh Cần nghĩa là:

• Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh, dứt trừ những điều ác đã phát sanh, làm cho sanh khởi những điều lành chưa phát sanh, phát triển những điều lành đã phát sanh.
• Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh, dứt trừ những điều ác đã phát sanh, phát triển những điều lành chưa phát sanh, không tham lam sân hận si mê.
• Cả 2 câu trên đều sai.
• Cả 2 câu trên đều đúng.

18. Nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách đúng đắn, hợp với chân lý, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và người gọi là:

• Chánh kiến.
• Chánh tư duy.
• Chánh tinh tấn.
• Chánh định.

19. Người Phật tử trong nỗ lực tu tập, cần thực hiện:

• Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh, dứt trừ những điều ác đã phát sanh.
• Phát triển những điều lành chưa phát sanh, phát triển những điều lành đã phát sanh.

• Nỗ lực bao gồm cả hai câu a và b.
• Không nhất thiết như hai câu a và b.

20. Trước làm việc bất thiện nay quyết tâm từ bỏ, gọi là gì trong Tứ Chánh Cần?

• Tinh tấn dứt trừ điều ác, phát triển thiện lành.
• Nỗ lực tu tập hướng tới an vui.
• Rủ bỏ quá khứ khổ đau chuyển nghiệp.
• Cả ba cầu trên đều đúng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

CÂU HỎI ÔN TẬP HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ
CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2011 (Câu hỏi 21 - 30 )


21. Thất Giác Chi có phải là một phần trong 37 phẩm trợ đạo?

a)- Phải.
b)- Không phải.
c)- Phải nhưng không đầy đủ.
d)- Là một phần triển khai gọn.

22. Thất Bồ Đề Phần có nghĩa là:

• Là bảy phương pháp giúp người niệm Phật vãng sanh.
• Là bảy phương pháp giúp con người sống an lành trong hiện tại.
• Là bảy yếu tố có khả năng dẫn hành giả đến sự giác ngộ.
• Cả ba đều sai.

23.Thất Bồ Đề Phần còn có tên gọi là:

a)- Thất thánh tài.
b)- Thất bảo.
c)- Thất luân.
d)- Thất giác chi.

24.Thứ tự nào sau đây của Thất Bồ Đề Phần là đúng?

a)- Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, niệm, định, hỷ, xả.
b)- Trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, xả, niệm, định.
c)- Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, xả, khinh an, niệm, định.
d) Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

25. Người biết lựa chọn pháp lành để thực tập thuộc về:

a)- Cầu đạo.
b)- Tham vấn.
c)- Trạch pháp.
d)- Hướng thượng.

26. Chánh tinh tấn là gì?

• Siêng năng đi chùa lễ Phật, nghe giảng pháp.
• Siêng năng làm công quả cho chùa.
• Siêng năng chuyển hóa tâm trí, cải đổi tánh tình, làm những việc có ích lợi cho mình và cho người.
• Siêng năng tu tập, dù gặp nghịch cảnh cũng không thối lui.

27. Động lực giúp cho người tu tập khởi tâm hoan hỷ trong mọi hồn cảnh, để vượt qua mọi trở ngại trên đường tu đạo, dẫn đến cứu cánh giải thoát sau cùng, đó gọi là:

a)- Hỷ.
b)- Xả.
c)- Khinh an.
d)- Bao gồm cả ba câu trên.

28. Trạch pháp được hiểu thế nào là đúng?

a)- Là phương pháp tu hành.
b)- Là lựa chọn đúng đắn pháp lành để tu tập.
c)- Là phương pháp thực hành để đạt trí tuệ.
d)- Cả ba đều đúng.

29. Trạng thái tâm ổn định vững chắc, không vọng động được gọi là:

a)- Kiên niệm.
b)- Kiên tâm.
c)- Khinh an.
d)- Kiên định.

30. Thất Bồ Đề Phần có phải là Thất Thánh Tài không?

a)- Phải.
b)- Không phải.
c)- Chỉ khác về mặt ngôn ngữ.
d)- Không thể xác định.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

CÂU HỎI ÔN TẬP HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ
CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2011 (Câu hỏi 31 - 40 )


31. Khổ về tình duyên thuộc về:

a)- Cầu bất đắc khổ.
b)- Ái biệt ly khổ.
c)- Oán tắng hội khổ.
d)- Bao gồm cả ba.

32. Tứ Như Ý Túc còn có tên gọi nào khác dưới đây?

a)- Tứ Thần Túc.
b)- Tứ Ý Đoạn.
c)- Tứ Dục Túc.
d)- Tứ Như Túc.

33. Câu nào sau đây giải thích được nghĩa Dục Như Ý Túc?

• Khi phát nguyện thọ trì, thì bất cứ giá nào phải đạt cho được như ý túc và nên phân biệt rõ ràng những mong muốn này với giải thoát hay vô minh.
• Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho mãn nguyện đầy đủ mới thôi về sự hướng thượng thanh tịnh, giải thoát ra ngoài biển sanh tử.
• Sự ước muốn tích cực dẫn đến sự thành tựu mỹ mãn.
• Tư duy hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách thông suốt.

34. Câu nào sau đây giải thích được nghĩa Nhất Tâm Như Ý Túc?

• Nhất tâm tu tập vào cảnh thiền định của tứ thiền.
• Nhất tâm chuyên vào định cảnh, không tán loạn.
• Cả hai câu a và b đều đúng.
• Cả hai câu a và b đều sai.

35. Thế nào là nghĩa Quán Như Ý Túc:

• Dùng trí tuệ sáng suốt quán sát như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ).
• Năng lực phá tan cội gốc vô minh.
• Cả hai câu a và b đều sai.
• Cả hai câu a và b đều đúng.

36. Thế nào là diệt đế?


• Là sự tiêu diệt, phiền não, tâm trở nên vững lòng.
• Là trạng thái tĩnh lặng của tâm do từ bỏ mọi đam mê dục vọng, chứng đắc Niết Bàn.
• Là sự vắng mặt hoàn toàn của khổ và nguyên nhân của khổ.
• Cả ba câu trên đều đúng.

37. Hữu dư y Niết Bàn là gì?

• Là quả vị hoàn toàn giải thoát.
• Là quả vị an vui, dứt mọi khổ đau.
• Là sự vắng lặng an vui nhưng chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại.
• Là Niết Bàn (hạnh phúc tối thượng) của người chứng quả đang còn sống.

38. Vô dư y Niết Bàn là gì?

• Là quả vị A La Hán.
• Sanh tử không ràng buộc, hoàn toàn giải thoát khổ đau.
• Cả hai câu a và b đều đúng.
• Là Niết Bàn (hạnh phúc tối thượng) của người chứng đắc khi qua đời.

39. Niết Bàn vốn vắng lặng, không còn vọng tưởng, gồm có các đức tính:

a)- Vô ái, vô tham, vô sân, vô si.
b)- An lạc, giải thoát, thanh tịnh, vắng lặng.
c)- Chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh.
d)- Tất cả câu trên đều đúng.

40. Phật học Phổ thông đề cập đến mấy loại Niết Bàn?

• Một loại: Vô thượng đại Niết Bàn.
• Hai loại: Vô trụ xứ Niết Bàn và Tánh tịnh Niết Bàn.
• Ba loại: Hữu dư y Niết Bàn, Vô dư y Niết Bàn và Vô trụ xứ Niết Bàn.
• Bốn loại: Hữu dư y Niết Bàn, Vô dư y Niết Bàn, Vô trụ xứ Niết Bàn và Tánh tịnh Niết Bàn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hội thi giáo lý Phật tử cấp thành phố năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

CÂU HỎI ÔN TẬP HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ
CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2011 (Câu hỏi 41 - 50 )


41. Người chứng quả Tu Đà Hoàn còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục:

a. Một lần.
b. Ba lần.
c. Bốn lần.
d. Bảy lần. ĐÚNG

42. Người chứng quả Tư Đà Hàm còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?

a. Một lần. ĐÚNG
b. Hai lần.
c. Ba lần.
d. Bốn lần.

43. Người chứng quả A Nà Hàm còn tái sanh trở lại cõi Dục không?

a. Còn trở lại nếu có phát nguyện độ chúng sanh.
b. Không còn trở lại. ĐÚNG
c. Cả hai câu a và b đều sai.
d. Cả hai câu a và b đều đúng.

44. Trong các thuật ngữ sau đây nghĩa nào là phù hợp với Niết Bàn?

• Bất sanh.
• Giải thoát.
• Tịch diệt.
• Cả ba đều đúng. ĐÚNG

45. Theo Phật giáo, Niết Bàn của A La Hán thuộc Hữu dư y Niết Bàn, vì sao?

• Vì các vị A La Hán mặc dù phiền não đã dứt sạch, ngã chấp đã hết, nhưng vẫn còn hiện hữu sinh mạng. ĐÚNG
• Vì các vị A La Hán phiền não và pháp chấp đã dứt sạch, nhưng ngã chấp vẫn còn.
• Vì các vị A La Hán, ngã chấp và pháp chấp đã đoạn diệt, nhưng vẫn còn phiền não.
• Không thể xác định.

46. Nội dung nào sau đây là nghĩa đúng về Vô trụ xứ Niết Bàn?

• Đây là Niết Bàn của các vị Bồ Tát, các vị A La Hán.
• Bồ tát thường ra vào sanh tử, lấy pháp Lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết Bàn tự tại. ĐÚNG
• Cả hai câu a và b trên đều đúng.
• Cả hai câu a và b trên đều sai.

47. Ba loại khổ trong Khổ đế gồm:

• Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. ĐÚNG
• Ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ.
• Khổ do già, khổ do bệnh, khổ do chết.
• Khổ thân, khổ tâm, khổ cảm xúc.

48. Tám khổ được đề cập trong Khổ đế là gì?

• Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, sanh khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, bệnh khổ.
• Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. ĐÚNG
• Cả hai câu a và b trên đều đúng.
• Cả hai câu a và b trên đều sai.

49. Sanh khổ nghĩa là:

• Khổ trong lúc sanh và khổ trong lúc chết.
• Khổ trong lúc sanh và khổ khi hiện hữu trong cuộc đời. ĐÚNG
• Khổ trong lúc chết và khổ trong lúc cầu nguyện không được.
• Khổ trong lúc sanh và khổ lúc già bệnh.

50. Lão khổ nghĩa là:

a. Khổ đau do già nua, phát bệnh, hành xác.
b. Sống quá già nua là khổ.
c. Khổ của tuổi già, lão suy. ĐÚNG
d. Cả ba câu trên đều đúng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách