Bài Pháp không lời cảm hóa mạnh mẽ

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Bài Pháp không lời cảm hóa mạnh mẽ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

2. Bài Pháp không lời cảm hoá mạnh mẽ
(Trích sách: Những xúc động đi vào tâm linh trên xứ Phật,
Thích Tuệ Chiếu, chương III, trang 56-58)

Một mẫu chuyện hy hữu, là anh chàng người Mỹ tên Dennis, anh là một người đa tài đa năng, xuất sắc nhiều bộ môn từ vai trò cầu thủ, đến vẽ, soạn nhạc rất hay v.v... Vốn có thiện căn, khi anh bị khủng hoảng tinh thần trong cuộc sống, anh đi lang thang từ Nhật Bản, Ấn Độ rồi đến Dharamsala này. Một hôm anh ta đi đến một thị trấn nhỏ tên Lamayuru cùng với Michael. Michael là một sinh viên đang làm luận án tiến sĩ Nhân chủng học về người Tây Tạng. Thị trấn nằm ở nơi hẻo lánh, với địa thế hiểm trở không tiện giao thông. Nên thị trấn này gần như bỏ hoang, dân cư nghèo xơ xác. chỉ còn vài tu viện cũ kỹ đổ nát. Chợ búa vắng người, mái nhà lụp xụp. Dân ở đây thiếu ăn vì đất khô cằn, toàn sỏi đá khó trồng tỉa với thời tiết khắc nghiệt.

Một bà ăn xin ngồi cuối phố, thân hình ốm yếu chìa xương, quần áo rách nát chầm vá không biết bao nhiêu lớp, và gần như không bao giờ giặt, sức như mòn mõi, đang lết trên vỉa hè. Michael móc cho bà 5 rupee, nhưng bà cứ giơ tay lên như muốn xin một cái gì đó, còn một tay chỉ vào bụng! Dennis thấy vậy liền móc trong túi xách một ổ bánh mì cho bà. Bà lão mừng rỡ chụp lấy, chắp tay xá cám ơn rồi ăn ngay. Bà đang ăn ngấu nghiến để xua đi cái đói đang hành hạ bà mấy ngày qua. Bất ngờ, một con chó lang thang chạy ngang, thấy bà đang ăn bánh mì, nó nhiểu nước miếng đứng nhìn. Bà không ngần ngại bẻ ổ bánh mì làm hai, quăng chia cho nó phân nửa. Con chó mừng rỡ, ngoắc đuôi, vội ngoạm khúc bánh mì chạy đến chỗ khác ăn. Hình ảnh bố thí ngoạn mục đó, một miếng khi đói bằng một gói khi no, nhất là cho con chó hoang không liên hệ ruột thịt gì đến mình. Bà ăn xin tuy đói nhiều ngày, nhưng dám hy sinh phần của mình cho một con vật vô chủ. Bà không cần nó biết ơn hay đền ơn, kể cả không cần biết ngày mai đây bản thân mình sẽ ra sao! Một hành động tuy đơn giản, nhưng lại là một việc rất khó làm, trong lúc mình đang bị sự đói khát hành hạ. Nhưng lại hy sinh vì thương yêu kẻ khác, biết cảm thông sự đói khát của kẻ khác, bà đã chia xẻ một cách vô tư, không có một chút dụng ý nào. Bà tuy nghèo đói, nhưng tình thương của bà bao la tràn ngập, bao trùm cả loài vật lang thang. Hành động của bà trở thành bài pháp quý giá không lời, nhưng nói lên được lòng từ bi và hỷ xả vật chất mà mình đang cần, để cứu tế kẻ khác. Dù kẻ đó chỉ là con vật hoang, bà cũng không phân biệt người hay chó. Chứng kiến được sự hy sinh đẹp đẽ này, anh chàng người Mỹ Dennis ấy đã sửng sốt và xúc động mạnh. Anh cảm thấy thương bà nhiều hơn, quý trọng bà như một vị anh hùng, như một vị Bồ Tát. Anh liền quỳ xuống mở ba lô, trút hết tất cả thực phẩm mang theo tặng bà. Bà ta lại phân phát cho những người ăn xin khác, làm cho anh càng thêm xúc động, thay đổi cách nhìn và quý trọng người nghèo. Dennis cho rằng chính đây là hành động bố thí tuyệt đối. Vì thường thường, người cho hay có ý mong cầu đáp lại bằng những thứ khác quý hơn. Đôi khi cho ra ít mà sự mong cầu đáp lại nhiều gấp trăm lần. Bởi người Mỹ có thói quen ít khi bao bạn bè ăn uống. Nếu họ rủ bạn đi ăn, khi ăn xong thì phần ai nấy móc tiền trả. Bây giờ, tâm hồn anh rộng mở, anh không ích kỷ nữa! Tại sao một người ở một nước văn minh đứng đầu thế giới, có kiến thức, có óc tổ chức, có nhận định rộng rãi lại thua một bà già nghèo nàn, dốt nát ở một xó xa lạ ít ai biết đến này. Bà đã hơn anh về tấm lòng vị tha vô bờ bến, đã hơn anh ở chỗ ban cho mà không cần biết ơn, ban cho mà không có một dụng ý sau này đáp lại. Sự ích kỷ của con người, thường được ngụy trang khéo léo, dưới nhiều danh nghĩa tốt đẹp. Nhưng cuối cùng vẫn là những hình thức ích kỷ. Điều quan trọng nữa, hành động của bà hành khất dù đang đói lã, nhưng cứ cho ra không cần tích lũy đến ngày mai! Khiến anh bàng hoàng xúc động mạnh, nó đi sâu vào tâm thức, làm bừng mở tâm linh của anh. Anh cảm nhận triết lý của Phật có một cái gì siêu thoát khỏi thế giới hiện tượng này, mà anh cần phải khám phá. Vì trong lớp áo ăn xin ấy, chứa đựng những gì cao cả của tâm hồn, che đậy một vị Bồ Tát ở trong ấy, mà người Âu Mỹ như anh không sánh được.

Sau khi đi thăm khu dân cư Tây Tạng tỵ nạn, và tìm hiểu thêm về cuộc sống tha hương của những nghèo thiếu vật chất, nhưng tâm hồn họ lại giàu có vị tha. Gương mặt họ không hiện ra nét buồn khổ, mà luôn có nét hồn nhiên bình thản, an lạc. Cộng với hình ảnh cao quý tuyệt vời của bà già ăn xin, còn in sâu đậm trong tâm khảm anh, Những gương mặt người Tây Tạng gầy gò, nhưng họ thanh thản, an phận chấp nhận thực tại. Tất cả đã làm cho anh chàng người Mỹ, chấm dứt cuộc sống tầm thường của thế nhân, anh trở thành người xuất gia nhà Phật, trở thành một tu sĩ học theo lý tưởng cao cả vị tha của Phật dạy.

Đấy là một hiện tượng huyền vi của xứ Phật. Nếu chúng ta đến Ấn Độ với sự tò mò du lịch, thì chúng ta sẽ không khám phá ra điều gì quý lạ cả! Còn chúng ta đến Ấn Độ với một sự khao khát tâm linh, với sự thiết tha tìm hiểu, nguyện cầu và chờ đợi với niềm tin mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu của xứ Ấn Độ huyền bí, những linh ảnh tuyệt vời của vùng đất Phật linh thiêng, với những chuyển biến tâm linh kỳ diệu mà chúng ta đang khao khát.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Làng Sujàta và điện thờ nơi Phật quăng bát vàng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(4) Làng Sujàta và điện thờ nơi Phật quăng bát vàng
(Trích sách đã dẫn, chương VIII, trang 161-162)
Xe chỉ chạy được đến gần trường học làng Sujata. Nơi đây chúng tôi phải xuống xe. Chúng tôi đi một đoạn đường là đến Tháp của nàng Sujata, cô là ái nữ của vị Trưởng làng. Cho nên làng vẫn để bảng tên cô, và xây tháp cô rất lớn. Vùng này, có rất nhiều Thánh tích đáng chiêm bái như vừa kể. Sau khi Ngài dùng sữa xong bát sữa quý của nàng Sujata dâng cúng, Ngài cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh, trí tuệ bừng sáng. Ngài bừng tỉnh, nhận thấy cách tu khổ hạnh ép xác, khó thành tựu quả Bồ Đề. Giống như dây đàn lên thẳng quá, tuy âm thanh nghe thanh cao, nhưng sẽ mau đứt không hoàn thành được bản nhạc. Tấm lòng từ mẫn của cô, thương người khổ hạnh đang gục ngả trong chốn rừng già. Cộng với lòng thành kính quý báu của cô, vô tình cô đã làm nên lịch sử, muôn đời được nhiều người nhắc đến tên cô... Chính nhờ công đức lành dâng sữa, sau cô thác sanh lên cung Trời Đao Lợi hưởng phước báo. Tháp của cô xây gạch bít bùng hình vòm tròn rộng lớn, với đường kính khoảng 10m, thời xưa chắc cao hơn nhiều, bây giờ phần ngọn tháp bị đổ xuống, chỉ còn cao độ 4m, tọa lạc cạnh đường đi vào chỗ Phật quăng bát vàng thệ nguyện.

Chúng tôi phải đi trên con đường đê nhỏ quanh co, đi ngang những sân nhà tranh ọp ẹp, lội ngang con rạch nhỏ. Rồi đến cánh đồng trơ rạ, có điện thờ tượng Phật đứng lúc còn là Bồ Tát, tay đang cầm chiếc bát vàng. Điện thờ này, do công lao Phật giáo Miến Điện xây dựng, để ghi dấu tích nơi đức Phật quăng Bát vàng trên sông Ni Liên Thiền. Hôm nay, nhánh sông này đã bồi thành ruộng lúa, dân cư cất nhà lưa thưa. Tuy đã hơn 25 thế kỷ trôi qua, thương hải đã biến thành tang điền. Nếu không có điện thờ này, thì không ai biết trước kia là nhánh sông Ni Liên, nơi đức Phật xuống tắm rồi quăng bát vàng thệ nguyện: "Nếu Ta tu thành Chánh Giác, hãy cho bát vàng này nổi trên mặt nước và trôi ngược dòng sông". Linh diệu thay, khi Bồ Tát quăng bát vàng xuống dòng sông đang chảy xuôi. Chiếc bát không chìm, lại nổi lên trên mặt nước, trôi ngược dòng sông Ni Liên đang chảy xuôi chiều. Ngài nghĩ đây là con đường Trung Đạo dẫn đến Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề. Ngài thực hành con đường Trung đạo, mỗi ngày ăn một bữa vào giữa trưa ngọ, để minh mẫn và đủ sức tọa thiền.

Lúc bấy giờ, năm anh em bạn đồng tu với Ngài là A Nhã Kiều trần Như, Thập lực Ca Diếp, A Thấp Bà, Bạc Đề, Ma ha Nam. Năm ông cho Ngài là người phá giới khổ hạnh. Nên đã từ bỏ Ngài đi đến vườn Lộc uyển, ở thành Bénarès tức Ba La Nại tiếp tục tu khổ hạnh. Chính vì vậy, khi Ngài nhận bó cỏ Kiết tường của chàng nông dân, Ngài vượt sông Ni Liên, vào rừng lên trên đồi Koda (Chỗ Tháp Đại Giác bên kia sông), ngồi dưới cây đại thọ Pippala (Sau khi Ngài thành Đạo gọicây này là cây Bồ Đề), thiền định 49 ngày Thành Đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni ( Sakya Muni).

Bên đây là điện thờ Bồ Tát cầm bát vàng. Bước qua bên kia một con rạch nhỏ đầy bùn bên tay trái, vào trong ruộng là đền thờ nàng Sujata. Nơi đây ít du khách đến, nên điện thờ hương khói không ai chăm sóc.
Hình ảnh

(Ảnh do phái đoàn Phật giáo Việt Nam thực hiện khi sang Ấn Độ dự Đại Hội Phật giáo tại Bồ Đề Đạo Tràng vào tháng 2 năm 2004, lấy trong CD).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách