Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Pháp-Cú, tiếng Pali là Dhammapada, là quyển thứ hai trong Tiểu-Bộ-Kinh (Khuddhaka Nikàya), thuộc Tạng Kinh (Suttanta Pitaka) trong Tam-tạng Kinh-điển (Tipitaka). Kinh nầy gồm có 423 bài Kệ, văn vần bằng tiếng Pali và 305 Tích chuyện, nhắc lại trong dịp nào Đức Phật đã thốt lên các bài Kệ vừa nói. Do Ngài Phật-Âm (Buddhaghosa) chép lại vào khoảng thế-kỷ thứ 5 sau Tây-lịch.
Thiện-Nhựt
Montreal, 18-11-2000.


Tham khảo tích chuyện Pháp Cú:

1.Cội Nguồn Chính Tại Tự Tâm
ĐĐ Lá Bối Giảng: kệ ngôn này kể về một vị trưởng lão chẳng may vì tiền duyên trong đời quá khứ đã tạo ác nghiệp do vậy trong đời sống hiện tại dầu đã chứng quả vị thánh nhân, tuy nhiên Ngài phải nhận chịu các ác nghiệp trong đời quá khứ trong đời sống hiện tại. (XEM TIẾP) viewtopic.php?f=19&p=71508#p71508 Vị Tăng mù

2. Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc
TT Trí Siêu: Bài kệ Pháp Cú số hai học về duyên sự của cậu công tử Mattakundali, một vị công tử con nhà bá hộ, vi` người cha quá bỏn xẻn nên cậu công tử này sống cũng như một người nghèo khổ. (XEM TIẾP) viewtopic.php?f=19&t=9094&p=71606#p71606 chàng thanh-niên Mã-Thà

3. Hận Lòng Chất Chứa Lâu Ngày Dày Thêm
TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Ðức và thưa qúi vị, trong hai kệ ngôn Kinh Pháp Cú chúng ta học ngày hôm nay, tuy rằng đã được Ðức Thế Tôn giảng trong một trường hợp một câu chuyện nhỏ xảy ra nhân đó Ðức Thế Tôn dạy điều này, nhưng hai bài kệ này có một ý nghĩa đặc biệt lớn trong một thế giới đầy tranh chấp của chúng ta, ngày hôm nay chiến tranh và hòa bình là một vấn đề lớn của nhân loại mãi mãi như vậy, loài người khao khát hòa bình, nhưng chỉ khi nào chiến tranh làm chúng ta cảm thấy điêu đứng, dĩ nhiên chúng ta cảm thấy chán ngán, nhưng khi chiến tranh chưa xảy ra thì con người muốn chiến tranh nhiều hơn hòa bình.(Xem tiếp) viewtopic.php?f=19&t=9094&p=71736#p71736 Trưởng lão Thi Sa
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 30/07/12 09:06 với 5 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

(1).Cội Nguồn Chính Tại Tự Tâm
Tích chuyện vị Tăng mù.
Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề-cập đến chuyện một vị tăng mù tên là Cát-Khư.

Phần I.
Nguyên, lúc bấy giờ, vị Tăng mù Cát-Khư đến đảnh-lễ Đức Phật. Chiều hôm ấy, ông đi kinh-hành bên ngoài, vô-ý đạp chết nhiều côn-trùng. Sáng hôm sau, nhiều vị tăng trẻ tuổi thấy xác côn-trùng, sanh ra hiểu lầm, cho rằng vị Tăng Cát-Khư phạm giới sát-sanh. Họ liền vào thưa trình với Đức Phật.

Phật hỏi: "Các ông có chính mắt trông thấy Cát-Khư giết hại côn-trùng không?" Các vị tăng đáp, không.
Phật bảo: "Các ông chẳng thấy ông ta giết, cũng như ông ta đã chẳng thấy các côn-trùng dưới chơn, khi đi kinh-hành.
Hơn nữa, Cát-Khư đã chứng được quả-vị A-la-hán rồi, chẳng hề có ý-định sát-sanh, nên chẳng có phạm tội." Các vị tăng lại hỏi, vì sao vị Tăng đã chứng được quả-vị A-la-hán mà hai mắt lại bị mù, Đức Phật mới kể lại câu chuyện xưa như sau:

Phần II.
Trong một đời về tiền-kiếp, Cát-Khư là một vị y-sĩ có danh-tiếng. Một người đàn-bà bị đau mắt, đến thưa cùng ông: "Nếu ông chữa lành đôi mắt tôi, tôi nguyện tôi và các con cái của tôi sẽ làm nô-lệ cho ông." Khi người đàn-bà ấy đã lành mắt, lại muốn nuốt lời, bảo rằng đôi mắt còn tệ hơn trước. Cát-Khư biết rõ người ấy nói dối mình, nên căm-thù và đưa cho một thứ thuốc xoa vào mắt. Người đàn-bà bất-hạnh đó bị mù luôn. Vì tội-ác nầy, Cát-Khư phải sanh ra mù-loà trong nhiều đời sống kế-tiếp, cho đến hiện nay.

Toát yếu:

Phần I của tích chuyện Đức Phât giảng: Vi tăng Cát Khư giẩm đạp chết côn trùng dưới đất vì không biết. Nên Phật thuyết là sự vô tình, không có tội.

Phần II. Phật nói về nhân quả sự bị mù của một vị tăng chứng A La Hán.

Tóm lược thì tích chuyện cho biết là mọi việc sanh ra "Cội Nguồn Chính Tại Tự Tâm", Nếu tâm mình nghĩ xấu, nghĩ ác thì mọi việc gì cũng thấy tiêu cực.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 28/07/12 02:18 với 1 lần sửa.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Tham khảo:Tích chuyện Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

tangbong

Kết thúc câu chuyện với câu pháp:

Trong các pháp [*], tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo (Như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe).[/i]

Câu truyện dạy chúng ta rằng giáo lý nghiệp báo, khởi tâm tà ác và hành động ác sẽ thụ lãnh những hậu quả kinh khiếp, có thể đeo đuổi chúng ta nhiều kiếp sống liên tiếp nhau.

Trong đó hành động từ sự tác ý, có hướng tâm làm, làm với dụng tâm biết việc làm mới tạo ra nghiệp, còn hành động không ẩn tàng ý niệm ô nhiễm hay không có tác ý hoàn toàn không có nghiệp và sẽ không thụ lãnh nghiệp báo.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

hahaothien đã viết:tangbong

Kết thúc câu chuyện với câu pháp:

Trong các pháp [*], tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo (Như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe).[/i]

Câu truyện dạy chúng ta rằng giáo lý nghiệp báo, khởi tâm tà ác và hành động ác sẽ thụ lãnh những hậu quả kinh khiếp, có thể đeo đuổi chúng ta nhiều kiếp sống liên tiếp nhau.

Trong đó hành động từ sự tác ý, có hướng tâm làm, làm với dụng tâm biết việc làm mới tạo ra nghiệp, còn hành động không ẩn tàng ý niệm ô nhiễm hay không có tác ý hoàn toàn không có nghiệp và sẽ không thụ lãnh nghiệp báo.
Nghi vấn:
Trong đó hành động từ sự tác ý, có hướng tâm làm, làm với dụng tâm biết việc làm mới tạo ra nghiệp, còn hành động không ẩn tàng ý niệm ô nhiễm hay không có tác ý hoàn toàn không có nghiệp và sẽ không thụ lãnh nghiệp báo.
Một việc làm vô tâm thì không tạo nghiệp. Nhưng có những việc lớn tới chết người thì cũng phải chiếu theo luật của Nước, mà nhận tội (nhẹ).
Điều thứ hai, không cố tình nhưng hành động của Hàng giả thường bất cẩn cũng tạo ra nghiệp.
Điều thứ ba, Ví dụ hiểu sai chánh Pháp, rồi theo lời tà sư làm những việc mê tín (bùa chú) vẩn đến chết người.

Tóm lại: Hành giả phải cố gắng trao dồi học tập kinh điển để nhận rõ đây là thiện hoặc ác. Trắng hay đen. Sau đó thì ngừa bệnh, tránh những việc có thể xẩy ra.
Thành ngữ: Chơi dao có ngày đứt tay.
2.- Trong ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp miệng và nghiệp ý thì ý-nghiệp là quan-trọng nhứt. Vì có nghiệp, nên con người phải chịu khổ trong cảnh Luân-hồi. Vậy, phải làm sao cho nghiệp được trong-sạch, mới dứt hết khổ. Dứt nghiệp bằng cách thanh lọc ý-nghiệp trước.

3.- Tập thanh-lọc tâm-ý: thanh-lọc tâm-ý là làm cho lòng mình được trong-sạch. Bằng cách nào? Bằng cách dẹp bỏ những ý-nghĩ xấu; hễ khi biết mình đang nghĩ quấy, phải liền dứt bỏ. Thí-dụ như đang nhớ đến việc xấu của người, đó là tâm mình đang bị "dơ", dơ vì mình để chỗ xấu của người len lọt vào tâm mình. Ai làm xấu mặc ai, mình chỉ nghĩ tốt. (Thiện Nhật)
Hỏi 1: Tập cho tâm tốt thì đừng nhớ đến việc xấu của người, mà tập không được thì phải làm sao?

Hỏi 2: Muốn đừng nghĩ ai làm xấu mặc ai. Ví dụ người đó làm hại đến sanh vật thì phải làm sao ?
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 28/07/12 02:17 với 1 lần sửa.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Tham khảo:Tích chuyện Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kinh thưa huynh Thiện Nhẫn!
Đệ xin có chút ý kiến! có điều gì sai quấy mong huynh và mọi người hoan hỷ nhắc nhở!
Đến với đạo Phật là đến với sự thật! ( SựThật Nó Như Thế Nào Thì Biết Rõ Nó Như Thế Ấy!)
Nếu chúng ta biết như thật được thì tốt quá, Nhưng người như bản thân vô minh đều phàm nhân, trí chưa sáng nên ta cô gắng đừng dừng lại, tin tưởng vào cái biết với trí tuệ bây giờ ta có ta cố gắng nhìn nhiều chiều, nhìn xa hơn để bỏ dần dính mắc cũng như chấp thủ, cái giới hạn ... đồng thời cũng là nhân cho trí tuệ khai mở!
1.Đầu tiền thấy người đó có lỗi mà làm việc xấu mà nói ta không biết được thì coi chừng bấy lâu nay ta tu hành mức xìu xìu thôi! Người có lỗi nếu trí ta sáng đáng nhẽ ( mà chắc chắn ) ta biết được người đó có lỗi chứ! Nếu chỉ dừng lại cái biết người đó có lỗi không thôi mà dừng lại coi chừng lúc này ta không chịu tu gì đâu đó, phải ngày khi biết người đó có lỗi ta phải tu ngay tức thì !
Bác hai Như Sanh có câu nói: Khi nào đụng chuyện thì tu
.
VD: Việc người đó làm hại sinh vật chẳng hạn!
( Thui đệ lấy VD hại Người Khác đi, chứ hại sinh vật e khó nói hơn!)
Đến với đạo Phật không được quên và bỏ qua Tứ vố Lượng Tâm được!
Việc chúng ta đến với đạo Phật nếu nhìn thấy ai bị khổ đau cô đơn, mọi người lúc đó có động lòng trắc ẩn không?, có khởi được lòng Từ và Tân Bi không? ( Nếu có ai đó còn gợi trong tâm kiểu trách ai bảo kiếp trước làm bậy giờ kiếp này trả thì ta tu cũng mức cạn cạn, VM hay bị như thế nên biết nhé :D ).
Đối với chúng sinh đau khổ ta khởi được lòng trắc ẩn! OK

2. Những với chúng sinh gây đau khổ cho chúng sinh khác thì sao??? Rất là khó đúng không! Nếu Ta Có Sân, Có Hận, Có Chách Móc, mắng nhiếc ....thì ta vẫn thấy ta đúng, ta vẫn thấy ta là người tốt, ta vẫn thấy ta bảo vệ cho công lý, lẽ phải...đại loại là cao thượng hơn hơn một ai đó đúng không??? :( .
Trong Đạo Pháp của Thế Tôn: Như thế vẫn là kẻ có sân hận, có ác độc, có kiêu mạn, có ta kiến, thiếu trí tuệ......Vì sao vậy?
Việc ta có động lòng trắc ẩn với chúng sinh bị hai, bi khổ đau là đúng. Nhưng tâm từ, tâm bi phải lớn hơn nữa VD: Do Thấy được nhân duyên là sau này chung sinh làm hại kia sẽ chịu quả báo đau khổ như thế hoặc hơn thế với những gì đã gieo thì Ta phải khởi được lòng bi, lòng trắc ẩn với chính Người đang làm ác kia nữa! Nếu được như thế ta sẽ bớt trách móc, oán giận với người làm ác!
Lòng Từ Bi Lớn Mang Đến Độ Lượng, Vị Tha Bao Dung là thế, Cái VỊ Tha , Cái Bao Dung Chính là Phầm Tâm Xả đó! Nếu Lòng Từ Vô Lượng Không Còn Giới Hạn Thì Sự Vị Tha Cũng Tuyệt Đối, Lòng Bao Dung trọn khắp Tam Giới Chúng Sinh .... Như Các Vị Giác Ngộ!
Nếu ta không tha thứ nổi cho người ta cứ sám hối ta còn ích kỷ, ta còn hẹp hòi, chưa đủ Lòng Từ, chư đủ Lòng Bi....... Mà Cầu Chư Phật gia hộ!

Xin đừng giữa trong tâm kiểu tư tưởng: Không nhất định ta đúng mà tại người kia sai rõ như thế, tại người kia thế này, tại người kia thế kia.....Nhân đó chỉ đứa đến sự hẹp hòi, và khổ đâu!
3. Đến đây ta dừng lại như xong thì chưa ổn! Nếu Ta thấy sai mà bỏ qua luôn thì chỉ dừng lại mức người hiền có phần là kém kém đó... Ít Nhất cũng phải mong cho người hết lỗi! Chưa tha thiết được thế cứ phải ráng khởi, vì nếu ta không khởi sau này ta mắc lỗi khó vượt qua lắm, mà đường tu cũng khó tiến.
Nếu được ta lựa lời khuyên, trợ duyên cho họ ( nhưng phải cố gắng có sự tỉnh táo , sáng suốt, biết cẩn thận đề phòng chính Tâm mình xin đừng dính mắc.....). Nếu chưa được tại ta kém đức, kém trí, thiếu nhân duyên thì thiết tha chú nguyện cho họ, hoặc nhờ người khác có trí tuệ hơn, có uy đức hơn, có nhân duyên hơn!....
4. Bậc Chân Tu Chân Chính Trí Tuệ sáng suốt thì ắt sẽ thấy lỗi nhiều ở đệ tự mình, Mỗi Bậc Thầy có những cách nhắc lỗi riêng, có khi là mắng ....nhưng ta đâu biết có khi người đang mắng, đăng nhắc cho ta lại là vị Bồ Tát với đượn lòng Từ, Đượn sự Vi Tha bên trong! Xìn đừng để sự sân hận, si mê , tham lam che mờ Trí Giác!
Mà mặc dù cho ta bị người bình thường với tâm sân hận đi nữa xin hãy Tỉnh Giác, đừng gieo nhân rời xa Giác Ngộ, Giải Thoát! Ở đời đụng chuyện cãi lộn là lúc tu dễ biết được sức tu hành của mình! :D Mà sao bản thân VM trả trịu tu gì cả :( !
Tiện đây:Nếu chúng ta còn ăn mặn nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến sự phát khởi lòng Từ, Bi cũng ảnh hưởng đến con đường tu tập! Nhưng Nếu Ta ăn Chay Rồi mà có ý ngấm ngần kỳ thị chê gì gì đấy với người ăn mặn thì cũng không biết luôn nhé!
Thân kính!

VM định đăng bài thơ ở chữ ký hôm trước của Doccobo làm lời kết! Nhưng Doccobo lại sưa chữ ký rồi!


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Tham khảo:Tích chuyện Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Một việc làm vô tâm thì không tạo nghiệp. Nhưng có những việc lớn tới chết người thì cũng phải chiếu theo luật của Nước, mà nhận tội (nhẹ).
Nếu thuộc vào Cực Trọng Nghiệp thì vô phương, dù cố ý hay vô tình.

Sự khác nhau giữ có nghiệp hay không nghiệp mới qua trọng. Tâm các vị A-la-hán thuộc vào tâm siêu thế, tất cả những hành động hoàn toàn duy tác, không ẩn chứa một chút gì ô nhiễm của tham, sân, si, nên có ý nghĩa là không hề có nghiệp trong đó.

Nếu nói chỉ cần hành động dù các tác ý hay không tác ý đều sinh ra nghiệp ít hay nhiều, thì nói đến việc Giải Thoát là không thể. Vì thời xưa Đức Phật và A-la-hán vẫn hoặt động suốt, chỉ ngủ một canh giờ mỗi ngày mà thôi.
Điều thứ hai, không cố tình nhưng hành động của Hàng giả thường bất cẩn cũng tạo ra nghiệp.
- Thật dễ dàng thôi, tâu đại vương! Người nào không biết rõ ác nghiệp mà tạo ác nghiệp - có nghĩa là không biết rõ ác nghiệp nhưng đã tạo ác nghiệp ấy do cố ý, do cố tình, do tưởng biết, do tâm tạo tác - nên phải bị tội báo nặng, đó là điều dĩ nhiên. Nhưng trong luật, Đức Thế Tôn nói rằng, chư tỳ khưu tạo ác nghiệp do không biết, không phạm tội! Không biết mà tạo ác nghiệp, có nghĩa là có tạo ác nghiệp nhưng do không cố ý, không cố tình, do không tưởng biết, do tâm không tạo tác - nên không có tội! (Na Tiên Vấn Đáp)
Điều thứ ba, Ví dụ hiểu sai chánh Pháp, rồi theo lời tà sư làm những việc mê tín (bùa chú) vẩn đến chết người.
Người này có tà kiến, trong hàm ý bị bắt làm và nghe theo lời để làm, tức là có ý muốn làm, nên hành động này có tạo nghiệp. Giống như người Angulimala vì muốn học được giáo lý cao siêu của của một bậc thầy ngoại đạo, mà vị này đã giết và chặt lấy ngón tay của một ngàn người, nhưng gặp được Đức Phật dẫn dắt đã trở thành một vị A-la-hán.
Hỏi 1: Tập cho tâm tốt thì đừng nhớ đến việc xấu của người, mà tập không được thì phải làm sao?
Trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 20: An Trú Tầm, Đức Phật hướng dẫn chúng ta diệt trừ tư tưởng ác kiến bằng 5 cách sau:

1. Khi có tư duy bất thiện hiện lên trong đầu, ta nên chuyển tâm hướng đến những điều thiện lành khác.

2. Ta phải nhận thấy những tư tưởng đó rằng: “những tư duy ô nhiễm này là đáng bị khiển trách, sẽ đưa lại quả báo đau khổ, dẫn chúng ta vào các đường dữ….

3. Khi tư duy bất thiện trổ sanh, thì ta định tâm vào nó, nhìn rõ không bị cuốn theo, hay không để để tâm phóng đảng, có nghĩa là không tác ý đến những tưởng ác kiến ấy.

4. Quay về gốc gễ của tư duy bất thiện ấy mà diệt trừ.

5. Cố gắng bằng thân và tâm, loại trừ những tưởng bất thiện đó.
Hỏi 2: Muốn đừng nghĩ ai làm xấu mặc ai. Ví dụ người đó làm hại đến sanh vật thì phải làm sao?
#-o

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo:Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1.Đầu tiên thấy người đó có lỗi mà làm việc xấu, mà nói ta không biết được thì coi chừng bấy lâu nay ta tu hành mức xìu xìu thôi!

Người có lỗi, nếu trí ta sáng đáng nhẽ ( mà chắc chắn ) ta biết được người đó có lỗi chứ!
Nếu chỉ dừng lại cái biết người đó có lỗi không thôi mà dừng lại coi chừng lúc này ta không chịu tu gì đâu đó, phải ngay khi biết người đó có lỗi ta phải tu ngay tức thì !
đ/h nói rất đúng. Lấy cái sở đoản của người để làm cái sở trường của mình. Tức là lỗi người ta thấy được, thì lỗi mình cũng thấy được.
Còn lỗi người ta thấy được, mà không thấy lỗi mình. Do đó khi khai khẩu là có sự biện luận đúng/sai. Nhẹ thì hờn mát, nặng thì thành kẻ thù.
2. Những với chúng sinh gây đau khổ cho chúng sinh khác thì sao??? Rất là khó đúng không! Nếu Ta Có Sân, Có Hận, Có Chách Móc, mắng nhiếc ....thì ta vẫn thấy ta đúng, ta vẫn thấy ta là người tốt, ta vẫn thấy ta bảo vệ cho công lý, lẽ phải...đại loại là cao thượng hơn hơn một ai đó đúng không??? .
Trong Đạo Pháp của Thế Tôn: Như thế vẫn là kẻ có sân hận, có ác độc, có kiêu mạn, có ta kiến, thiếu trí tuệ......Vì sao vậy?

Việc ta có động lòng trắc ẩn với chúng sinh bị hai, bi khổ đau là đúng. Nhưng tâm từ, tâm bi phải lớn hơn nữa.
VD: Do Thấy được nhân duyên là sau này chung sinh làm hại kia sẽ chịu quả báo đau khổ như thế hoặc hơn thế với những gì đã gieo thì Ta phải khởi được lòng bi, lòng trắc ẩn với chính Người đang làm ác kia nữa! Nếu được như thế ta sẽ bớt trách móc, oán giận với người làm ác!
Người làm ác vỉ nhiên phải chịu tội theo luật pháp nhà nước, và còn phải nhận lấy ác nghiệp cuối đời hoặc đời sau. Nếu hàng giả khởi tâm Đại Bi thì tất cã loài hữu tình điều bình đẳng. (Là không trách móc kẻ ác, mà cũng không tôn sùng người Bố thí = Bình đẳng giống nhau.)
3. Đến đây ta dừng lại như xong thì chưa ổn!
Nếu Ta thấy sai mà bỏ qua luôn thì chỉ dừng lại mức người hiền có phần là kém kém đó... Ít Nhất cũng phải mong cho người hết lỗi! Chưa tha thiết được thế cứ phải ráng khởi, vì nếu ta không khởi sau này ta mắc lỗi khó vượt qua lắm, mà đường tu cũng khó tiến.

Nếu được ta lựa lời khuyên, trợ duyên cho họ ( nhưng phải cố gắng có sự tỉnh táo , sáng suốt, biết cẩn thận đề phòng chính Tâm mình xin đừng dính mắc.....).
Nếu chưa được tại ta kém đức, kém trí, thiếu nhân duyên thì thiết tha chú nguyện cho họ, hoặc nhờ người khác có trí tuệ hơn, có uy đức hơn, có nhân duyên hơn!....
Tùy duyên thôi không bận tâm, kẻ đó là ai. Nếu bạn có thể!
4. Bậc Chân Tu Chân Chính, Trí Tuệ sáng suốt thì ắt sẽ thấy lỗi nhiều ở đệ tử mình, Mỗi Bậc Thầy có những cách nhắc lỗi riêng, có khi là mắng ....nhưng ta đâu biết có khi người đang mắng, đang nhắc cho ta lại là vị Bồ Tát (với đượn lòng Từ, Đượn sự Vi Tha bên trong! )
Xìn đừng để sự sân hận, si mê , tham lam che mờ Trí Giác!

Mà mặc dù cho ta bị người bình thường với tâm sân hận đi nữa xin hãy Tỉnh Giác, đừng gieo nhân rời xa Giác Ngộ, Giải Thoát! Ở đời đụng chuyện cãi lộn là lúc tu dễ biết được sức tu hành của mình! Mà sao bản thân VM trả trịu tu gì cả !
Là do chúng ta chưa đủ "Nhẫn" hay dụng pháp sai đường, hoặc giảng pháp không đúng đối tượng.
Tóm lại, tâm mình nghĩ điều gì xấu, thì dể ảnh hưởng đến tinh thần. Và còn kẹt ở tâm.

Bài Vị Tăng Cát Khư đến đây thôi. đ/h muốn đọc lại từng chi tiết của tích chuyện thì hãy vào trang >>> http://minhhanhdp.brinkster.net/KINHPHA ... phapcu.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc

(2).- Tích chuyện thanh-niên được sanh lên cõi Trời.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề-cập đến Mã-Thà, một chàng thanh-niên dòng Bà-la-môn, được sanh lên cõi Trời.

Phần I.
Vào thời ấy, có một người Bà-la-môn giàu-có, nhưng rất rít-róng, chẳng ưa bố-thí cho ai cả. Ông tên là A-Đinh, chỉ có một đứa con trai, tên là Mã-Thà. Ông hà-tiện đến nổi chẳng chịu mua sắm vật trang-sức cho con mà chính tay ông lại làm lấy, để khỏi phải tốn tiền công thợ. Khi Mã-Thà đau nặng, ông chẳng chịu rước thầy thuốc để trị. Mãi cho đến khi bịnh-tình quá trầm-trọng, hết phương cứu chửa, ông liền đem giường con nằm ra để ngoài hàng ba, hướng về bàn thờ thần mưa ngoài sân, vì bụng ông sợ các người đến thăm-viếng, nhìn thấy đến của-cải trong nhà.

Phần II.
Sáng sớm hôm ấy, trong cơn thiền-định thâm-sâu, Đức Phật quán thấy cảnh thương-tâm của thanh-niên Mã-Thà đang nằm trước hàng ba ở nhà. Khi cùng với các đệ-tử vào thành Xá-vệ để khất-thực, Đức Phật liền đi đến trước cửa nhà ông A-Đinh và đứng dừng lại đó. Ngài phóng hào-quang chiếu vào nhà, khiến cho Mã-Thà phải chú-ý, quay đầu ra ngoài và nhìn thấy Phật. Vì bịnh quá nặng, Mã-Thà chỉ có thể dùng tâm-tư của mình, hướng về Phật mà đảnh-lễ. Thế cũng đủ! Ngay khi thở hơi cuối cùng, với tấm lòng kính-mộ Đức Phật sẵn trong tâm, Mã-Thà liền được sanh lên cõi Trời Đao-Lợi.

Phần III.
Từ trên cung Trời nhìn xuống, Mã-Thà thấy cha mình đang đau buồn ở nghĩa-điạ, chàng liền hiện thân xuống bên cha, như hồi còn sống. Mã-Thà thưa với cha, kể lại vì sao mình đã được sanh lên cõi Trời sung-sướng và thúc-dục cha nên thỉnh Đức Phật về nhà để dâng cơm cúng-dường. Bấy giờ, trong nhà ông A-Đinh mọi người đang bàn-tán về việc, có thật hay chẳng có thật, chỉ cần dùng tâm-ý kính-mộ Đức Phật là đủ để sanh lên Trời. Đoán biết được tâm-trạng còn nghi-ngờ của mọi người, tâm Đức Phật liền triệu-thỉnh Mã-Thà từ cung Trời Đao-Lợi. Mã-Thà liền vâng lịnh, trong y-phục đẹp-đẽ của chư Thiên, hiện xuống nhà cũ, đứng giữa mọi người, kể lại nhờ tâm biết kính-lễ Đức Phật mà được sanh Thiên.

cafene cafene tangbong tangbong cafene cafene

Toát yếu: Tích chuyện mang hai ý-nghĩa:

- một, vì tỏ lòng kính-lễ Đức Phật, vào lúc sắp lià đời, nên chàng thanh-niên Bà-la-môn được sanh lên cõi Trời hưởng sự sung-sướng. Theo kinh sách, được thác-sanh vào cõi Trời, cuộc đời sẽ kéo dài lâu hơn ở trần-gian, mọi nhu-cầu đều được thoả-mãn đầy-đủ, chẳng phải lo việc ăn-uống, sống trong cung-điện huy-hoàng và muốn đi đâu liền được đến đấy.
Nhưng khi hưởng hết phước lành, chư Thiên bị suy-thoái và còn phải chịu cảnh Luân-hồi, trở lại cõi trần hay đoạ vào các nẻo dữ.
Người Phật-tử biết chọn mục-tiêu giải-thoát hoàn-toàn, chẳng lấy việc sanh lên Trời làm mục-đích, mà chọn con đường đi đến Niết-Bàn, chấm dứt cuộc tử-sanh, sống tịch-tĩnh trong niềm thường-vui.

- hai, thái-độ đáng trách của ông A-Đinh quá keo-kiệt: con đau chẳng rước thầy thuốc; đến lúc con lâm-nguy, lại đem ra bỏ ở hàng ba. Đó chính là vì bụng dạ quá rít-róng hà-tiện.
Theo kinh-sách, những người như thế, sẽ thác-sanh vào hàng ngạ-quỉ ( = quỉ đói), luôn luôn bị đói khát. Để trị bịnh xan-tham nầy, kinh-sách dạy phải năng bố-thí. Trong các hình-thức bố-thí, sự dâng cúng lễ-vật đến các bực chơn-tu là hình-thức cao quí, chỉ thua việc pháp-thí ( = giảng-dạy Chánh-pháp cho kẻ khác biết được đường tu giải-thoát) mà thôi. Thanh-niên Mã-Thà, vì thế, đã khuyên cha nên thỉnh Phật đến nhà mà cúng-dường. Đó là việc tạo phước-đức thật to-lớn, khiến cho thí-giả ( = người đem của ra bố-thí) được sanh lên cõi Trời vào đời sau. (Cư sĩ Thiện Nhựt)


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính thưa huynh Thiện Nhẫn!
Đệ xin góp ý kiến cá nhân mình của mình vào phần ý nghĩa!
- Tỏ lòng kính lễ ( Tâm thành kính thiết tha không tạp niệm) thì phước báo gần là sinh thiên, có lòng cầu đạo Giải Thoát thì phước bào thành tựu Giải Ngộ giải thoát đòi hỏi phải thời gian dài, rất dài mới trổ quả được.
Câu chuyện về Ghosaka. Đời trước xa xa làm chú chó được gần gũi một vị Bích Chi Phật! Do có lòng trung thành, thương mến và sủa chu một tiếng chia tay vị Bích Chi Phật mà sinh thiên với nhiều phước báo, nhưng nhân duyên tu tập thành tựu trong giáo Pháp mãi đến đời Phật Thích Ca hóa độ mới thành tựu.
http://minhhanhdp.brinkster.net/KINHPHA ... apcu02.htm.

_ Trong việc Thế Tôn nhận cúng dường, lễ kính, tán thán...Ngài có cấn mấy thứ đó đâu! Những Thế Tôn vẫn dậy:
1. Lễ kính các bậc đáng kính là điền lành tối thượng.
2. Bậc đang thực hành giáo pháp của Như Lai là Bậc cúng dường, lễ kính....chân chính.
- Ở nhiều đời, nhiều kiếp, ngay hiện đời ta có hạnh tán thán, cung kinh, lễ kính... các bậc đáng kính. Khi sau này đắc đạo, hiểu giáo pháp mới có nhiều nhân duyên hoàng pháp, trợ duyên cho chúng sinh, mới có sự cảm hóa lớn được.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Tích chuyện thanh-niên được sanh lên cõi Trời.
Câu truyện được thuật lại dứoi dạng khác (Hòa Thượng Piyadassi)

Vào Lúc Lâm Chung

Có những sự hiểu biết hữu ích để giúp người ta sanh đẻ dễ dàng, nhưng không có ngành khoa học nào giúp người từ giã cõi đời, ra đi một cách thoải mái. Phật Giáo chú trọng nhiều về phần tâm linh, xem chập tư tưởng cuối cùng của người sắp lâm chung thật vô cùng quan trọng, vì nó tạo duyên cho kiếp sinh tồn sắp tới. Trong nhiều trường hợp, khi biết một người sắp chết, Ðức Phật nói lên những lời thích nghi có nhiều ý nghĩa nhằm đặt cái tâm người ấy vào khuôn khổ chân chánh.

Chỉ thoáng nhìn thấy Ðức Phật hoặc, vào thời buổi không có một vị Phật hay một vị A La Hán, hình dáng nhà sư hay một người thánh thiện cũng là niềm an ủi lớn lao cho người lâm chung. Bản Chú Giải Kinh Pháp Cú có ghi chép câu chuyện sau đây:

Tại Sàvatthì có người Bà la môn bẩm tánh hà tiện. Con duy nhất của ông ta tên Matthakundali. Khi đứa bé lên mười sáu thì thình lình lâm bịnh. Mẹ em rất muốn dẫn em đến nhờ lương y chẩn mạch, nhưng người cha tiếc tiền, chỉ cho đi nếu không mất chút ít tiền của gì của ông. Khi sức khỏe con quá kiệt quệ ông mới bằng lòng cho rước thầy. Nhưng thầy cũng chạy, vì bịnh tình đã trầm trọng đến mức không còn có thể chữa.

Người cha biết chắc rằng con mình sắp chết mới nghĩ thầm: "Khi con ta chết ắt có đông bạn bè và bà con quyến thuộc đến viếng và họ sẽ dòm ngó của cải trong nhà. Ta sẽ gặp khó khăn." Và ông để cho đứa con bịnh nằm trước hàng ba.

Biết tình trạng đáng thương của em bé, Ðức Phật đến viếng. Ðứa bé đang lâm chung thoáng nhìn thấy hình dáng của Ðức Bổn Sư, sáng ngời và rực rỡ tâm từ vô lượng. Một hình ảnh cao cả vĩ đại mà trước đây em chưa từng bao giờ thấy. Trong tình trạng vô cùng phỉ lạc ấy em muốn chấp tay đảnh lễ đấng Ðại Từ Ðại Bi, nhưng hai tay xuôi cứng, em không đủ sức dở lên. Với tâm trí tràn đầy kỉnh mộ và sùng kính, em chăm chăm nhìn Ðức Bổn Sư như muốn lễ Ngài. Ðức Phật giải thích; "Nó làm bấy nhiêu đó đã đủ rồi," và trở về Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên). Lúc ấy thì em bé trút hơi thở cuối cùng và tái sanh vào một cõi trời (deva), cảnh giới nhàn lạc.

Một trong những phước lành của người thường niệm tâm từ (mettà bhàvanà) là không bao giờ người ấy chết với tâm loạn động (assmmmùlho kàlam karoti) . Trong giờ phút lâm chung vô cùng quan trọng người Phật tử thường đến cạnh giường bịnh nhân đọc tụng Satipatthanà Sutta, Kinh Tứ Niệm Xứ [7]. Việc làm này sẽ giúp cho người bịnh tạo những tư tưởng thiện trước khi thở hơi cuối cùng. Dầu cho người bịnh không hiểu gì về ý nghĩa của lời kinh, là một Phật tử, đã có niềm tin nơi Tam Bảo (saddhà), khi nghe tới nghe lui giọng đọc tụng những câu kinh (gàthà) quen thuộc, có nhiều hy vọng rằng vị ấy sẽ thấm nhập vào trạng thái tâm thiện, hoan hỷ thưởng thức giọng kinh. Bất cứ ai giúp một người sắp lâm chung nhập vào trạng thái tâm chân chánh quả thật là người bạn thân nhất (kalyàna mitta).

-------------------------------------------

Vấn đề quan trọng của câu truyện thứ 2 thuộc kinh Pháp Cú này đã chỉ cho ta thấy sự quan trọng của lúc gần tắt thở, do cận tử nghiệp thiện hoặc ác mà đến nơi tái sinh tương hợp.

Đồng thời dùng tâm từ hoặc niệm ân đức Phật là điều thiện phước, tạo duyên tốt cho đời sống tương lai.

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hận Lòng Chất Chứa Lâu Ngày Dày Thêm hay là

3. Tích chuyện Trưởng-lão Thi-Sa.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, ở nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề-cập đến vị Tăng ngoan-cố là Tôn-giả Thi-Sa.

I.
Tôn-giả Thi-Sa vốn là con người dì của Đức Phật, từng sống chung với Đức Phật khi Ngài còn là Thái-tử. Đến khi trộng tuổi, tôn-giả mới xuất-gia, thường tự coi mình là một vị Tăng Trưởng-lão. Thế nhưng đối với những nghĩa-vụ của một tăng-nhơn mới nhập-đạo, Tôn-giả thường hay xao-lãng; lại luôn cãi-vã náo-loạn lên với các vị tăng trẻ tuổi. Nếu có ai khiển-trách, thì Tôn-giả khóc lên, chạy đi mét với Đức Phật.

II.
Một ngày kia, Thế-tôn hỏi ông: "Nầy Thi-Sa, cớ làm sao mà ông ưu-phiền đến nổi nước mắt chảy quanh mi như thế?" Thi-Sa vừa cãi-vã với một nhóm tăng-nhơn xong, liền thưa với Phật rằng: "Nếu họ đến đây để gặp Thế-tôn, thì chắc con chẳng phải ưu-phiền như vầy!" Vừa lúc ấy, các tăng-nhơn ấy đến lễ-bái Phật. Thi-Sa liền thưa: "Bạch đức Đạo-sư, các vị tăng nầy mới vừa khiển-trách con đây."

Thế-tôn hỏi:

- Hiện-tại, ông đang ở chỗ nào?

- Con đang ở tại Đại-sảnh-đường, Thế-tôn.

- Ông có thấy chúng tăng đi đến đây không?

- Con có thấy, Thế-tôn.

- Ông có đứng dậy nghinh-tiếp họ không?

- Chẳng có, Thế-tôn.

- Ông có đưa tay ra mời, dắt họ vào trong hay không?

- Chẳng có, Thế-tôn.

- Nầy Thi-Sa, ông chẳng nên có thái-độ như thế, đối với những người đã vào Đạo trước ông. Ông nên hướng về họ mà ngỏ lời xin lỗi đi.

- Thế-tôn, con chẳng chịu xin lỗi họ đâu!

Chúng tăng liền thưa với Đức Phật:

- Thế-tôn, vị tăng nầy rất là ngoan-cố.

Thế-tôn đáp:

- Nầy chư tăng, ông ta ngoan-cố như thế chẳng phải là lần thứ nhứt. Tại tiền-kiếp, ông ta cũng đã tỏ ra rất ngoan-cố rồi.

III.
Chư tăng thỉnh-cầu Phật cho biết về tiền-kiếp, tôn-giả Thi-Sa đã ngoan-cố như thế nào. Do đó, Đức Phật mới kể lại câu chuyện xưa như sau đây:

Thuở xưa, có một vị tăng tu khổ-hạnh tên là Đề-va-la ngụ trên dãy núi Hi-mã-lạp-sơn. Vào đầu mùa mưa, ông quay về thành Ba-la-nại để mua muối, dấm và định lưu lại đây hết bốn tháng mưa dầm. Tại cửa thành, ông gặp hai vị tăng-nhơn trẻ tuổi, liền hỏi: "Các du-tăng đến thành nầy, thường trú-ngụ tại đâu?" Họ đáp, tại lò gốm. Đề-va-la liền đi đến lò gốm, xin ngủ qua đêm tại đó, và được chủ lò gốm chấp-thuận. Độ một lúc sau, lại có một vị du-tăng khác, tên là Na-ra-đa, cũng đến xin tá-túc. Hai người thi lễ với nhau rồi cùng tạm trú trong lò gốm bỏ trống về đêm.

IV.
Đến giờ đi ngủ, Na-ra-đa cẩn-thận xem Đề-va-la nằm ở đâu và cửa ra vào ở phía nào, rồi mới đi nghỉ. Thế nhưng một chập sau, Đề-va-la lại đổi chỗ, đến nằm gần bên cửa cái. Về khuya, Na-ra-đa cần đi ra ngoài, chẳng để-ý, đạp nhằm đầu của Đề-va-la. Đề-va-la hét lên:

- Ai đạp lên đầu ta vậy?

- Chính con là Na-ra-đa, con xin Sư-phụ tha lỗi.

- Mi là một tên ác-tăng, sống ở rừng-rú, cứ nhè đầu ta mà đạp lên.

- Con chẳng biết Sư-phụ đã đổi chỗ nằm, xin Sư-phụ tha tội.

Na-ra-đa liền đi ra ngoài. Trong lúc đó, Đề-va-la sợ bị đạp lần nữa, quay sang nằm chỗ khác. Lúc vào, Na-ra-đa cẩn-thận tránh chỗ cũ, đi chầm-chậm từng bước sờ-soạng, nhưng lại rủi thay lần nầy lại đạp trúng ngay cổ của Đề-va-la.

- Ai vậy?

- Chính con! Thật con chẳng biết Sư-phụ lại dời qua bên nầy, xin Sư-phụ từ-bi tha tội cho con.

- Mi quả thật là tên ác-tăng. Lúc đi ra, đạp đầu ta, lúc trở vào lại đạp cổ ta. Ta phải niệm chú nguyền-rủa mi mới được.

- Muôn vàn xin Sư-phụ từ-bi hỉ-xả mà tha tội cho con, xin đừng niệm chú.

Nhưng Đề-va-la chẳng tha, cứ niệm chú:

- Nguyện đầu mi sẽ bể thành bảy mảnh vụn vào lúc mặt trời mọc.

V.
Na-ra-đa trong cơn thiền-định, nhận thấy chú-ngữ lại có phãn-ứng quay ngược lại hại người đang trù-rủa. Na-ra-đa liền vận thần-thông khiến cho mặt trời chẳng mọc lên được. Lúc bấy giờ, Quốc-vương thành Ba-la-nại biết được chuyện tại sao mặt trời chẳng mọc, lền giận-dữ và buộc Đề-va-la phải xin lỗi, để cho mặt trời mọc. Nhưng Đề-va-la nhứt-định chẳng tuân lịnh, cứ tiếp-tục niệm chú. Bấy giờ, Na-ra-đa mới thưa:

- Bạch Sư-phụ, con sắp làm phép cho mặt trời mọc trở lại; nhưng đầu của Sư-phụ sẽ bị bể. Sư-phụ mau mau lấy đất sét trét lên đầu, rồi lặn xuống sông ngay, đến chỗ cạn mới trồi lên.

Đề-va-la biết cơn nguy-khốn sẽ xãy ra cho mình, liền vội lấy đất sét trét lên đầu và lặn xuống sông. Đến khi trồi lên, mặt trời chiếu rọi, lớp đất sét trên đầu liền bể tan thành bảy mảnh vụn, nhờ đó mà thoát chết.

VI.

Đức Phật kết-thúc câu chuyện: "Đề-va-la chính là Thi-Sa ngày nay, vị Quốc-vương là A-nan-đà, còn Na-ra-đa chính là Ta đây." Rồi Đức Phật mới đọc lên hai bài Kệ như sau:

"Nó mắng tôi, nó đánh đập tôi,
"Nó thắng tôi, nó cướp đoạt tôi."
Ai ôm-ấp mãi tâm-niệm ấy,
Oán-hận chẳng nguôi, nặng cõi lòng.
(Kệ số 003)

"Nó mắng tôi, nó đánh đập tôi,
"Nó thắng tôi, nó cướp đoạt tôi."
Ai sớm vứt đi tâm-niệm ấy,
Oán-hận liền nguôi, nhẹ cõi lòng.
(Kệ số 004)

Toát yếu: Tích chuyện trưởng lão Thi Sa.

Phần I. Tôn giả ỷ lại bà con với Đức Phật và là người lớn tuổi. Rồi tự coi mình như một Tăng trưởng lão. Thường hay cãi vã với các vị tăng trẻ tuổi.

Phần II. Sự cã vã ưu phiền của Thi Sa đưa đến sự việc thưa thỉnh lại với Đức Thế Tôn.
Bị Đức Phật quở vì lý do thiếu lễ nghi đối với người vào đạo trước.

Phần III. Đức Phật nhắc lại về tiền kiếp của Tôn giả Thi Sa là vị tăng tu khổ-hạnh tên là Đề-va-la ngụ trên dãy núi Hi-mã-lạp-sơn. Và gặp một vị du-tăng khác, tên là Na-ra-đa, cũng đến xin tá-túc. Hai người thi lễ với nhau rồi cùng tạm trú trong lò gốm bỏ trống về đêm.

Phần IV. Na Ra Đa vô tình đạp trúng đầu của Thi Sa, sau đó lại bị đạp nửa. Nên bị mắng "Mi là một tên ác-tăng, sống ở rừng-rú, cứ nhè đầu ta mà đạp lên" và nguyện rằng: "Đầu mi sẽ bể thành bảy mảnh vụn vào lúc mặt trời mọc."

Phần V. Nhưng lời nguyện không thành còn phải quay ngược lại hại Thi Sa. Lúc đó trong cơn thiền định Na Ra Đa biết vì lòng tư bi đã nói lại cho Tôn giả Thi Sa. Nên mới thoát được kiếp nạn.

Tới phần VI. Đức Phật kết luận bằng hai bài kệ. Chớ ôn ấp mãi hận thù chẳng tốt đẹp bằng từ bỏ hận thù. Thì trong lòng cũng nhẹ. Đó mới thật sự là an lạc.

Sơ lược: Lại bài của Tôn giả Thi Sa.

Vì tâm tánh của Tôn giả quá ngã mạn thiếu trí tuệ. Lòng tự phụ là con người dì của Đức Phật, lại lớn tuổi. Do đó mà trong đoàn thể mất đi nghi lễ Phép tắc của Đức Phật bố giáo. Và mất luôn cã tình đoàn kết đồng đạo. Do đó lòng tự cao, ngã mạn sẽ làm cho hành giả thiếu cảnh giác tự tâm. Sau đó Đức Phật mới giảng thuyết tiếp theo về tiền kiếp của Tôn giả Thi Sa.

Bài này nói về người ỷ lại tài cao, lớn tuổi, dựa vào quyền thế.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

tangbong kinhle

Kết thúc với câu kệ:

“Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hại tôi và cướp đoạt của tôi.” Ai còn ôm-ấp tâm-niệm ấy, thì sự oán giận không thể nào dứt.

“Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hại tôi và cướp đoạt của tôi.” Ai bỏ được tâm-niệm ấy, thì sự oán-giận tự nhiên san-bằng.


Câu chuyện cho chúng ta thấy được rằng, sự cao ngạo và cố chấp sẽ dẫn chúng ta chối bỏ tất cả chân lý và sẽ gặp hậu quả xứng với ý khởi. Như khi gặp được điều phản ý tưởng của mình, mà ta nóng giận người đó sẽ không thể nào xác định được điều nào đúng và sai từ người nói.

Thường đời sống: “Ghét của nào trời cho của đó”. Chính khi chúng ta khởi tâm chối bỏ, khinh ghét, thì rồi chúng ta sẽ đến càng ngày càng gần hoặc tiếp xúc mỗi ngày điều mà chúng ta đã khởi tâm khinh chê ghét bỏ. Thường ta phải hối hận những gì ta đã khởi tâm phân biệt, khinh rẽ.

Trong đây còn thấy được một ý là xúc phạm bậc Thánh nhân là hậu quả thật khôn lường. Và trong đời sống, lời nguyền rủa thường không ảnh hưởng chi đến người bị nói, mà chỉ tạo nghiệp ác qua ý và khẩu, tập khí nóng giận rồi đưa người nói vào đau khổ đời sống tương lai và các đường dữ mà thôi.

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách