Thập đại đệ tử Phật

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

10- LÒNG KHOAN DUNG RỘNG RÃI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

ƯU BA LY TRÌ GIỚI ĐỆ NHẤT

2. XÁ LỢI PHẤT: TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

10- LÒNG KHOAN DUNG RỘNG RÃI

Tuổi tác của Xá-lợi-phất tùy theo vô thường năm tháng gia tăng, Ngài đến lúc là một bậc cao niên tám mươi tuổi. Năm ấy, sau mùa an cư ở Kỳ Viên, vì việc hoằng pháp độ sanh, Ngài không nề tuổi già, không từ lao khổ, thỉnh cầu đức Phật cho phép Ngài đi du phương hóa đạo. Phật hứa khả và rất khen ngợi tinh thần vì người, vì giáo lý của Xá-lợi-phất.

Tôn giả rời tinh xá không bao lâu, có một Tỳ-kheo đến bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Xá-lợi-phất đi vân du hôm nay không phải vì tuyên dương Phật pháp, mà vì ông ấy đã làm nhục con, gặp mặt con thấy hổ thẹn muốn tránh mặt nên mới kiếm chuyện đi phương khác.

Đức Phật không thích kẻ phỉ báng người vắng mặt, nghe xong lập tức sai người mời Xá-lợi-phất trở lại, và ở trước đại chúng, Phật nghiêm nghị hỏi Xá-lợi-phất:

- Xá-lợi-phất, sau khi ông đi không lâu, có một Tỳ-kheo đến mách với ta rằng ông đã khi dể, nhục mạ ông ấy, có thật vậy không?

Xá-lợi-phất ôn hòa cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn! Từ khi con theo Ngài đến nay, nay là gần tám mươi tuổi, con nhớ con chưa từng sát hại sinh mạng, chưa hề nói lời hư vọng, chỉ trừ khi vì muốn tuyên dương chân lý, cũng chưa từng nói chuyện riêng tư lợi hại được mất của người, cùng người bàn tán tốt xấu. Hôm nay là ngày rốt sau của an cư, trong ba tháng qua, mỗi ngày con đều sám hối, không mất chánh niệm, tâm con trong lặng, không có một vẻ bất bình, con làm sao khinh thị người khác được ư?

Bạch Thế Tôn! Đất bùn hay nhẫn nhục, bất cứ vật gì nhơ uế đổ lên, đất không cự tuyệt. Phẩn tiểu, máu mủ, đờm dãi đất đều cam thọ cũng như kẹo ngon. Tâm con hôm nay bộc bạch trước đức Thế Tôn, nguyện như sức nhẫn nhục của đại địa, nguyện không trái nghịch ý người.

Dòng nước thanh tịnh, không kể vật sạch dơ hay cũ mới đều dùng nước để rửa sạch. Tâm con không yêu ghét, cũng như dòng nước.


Bạch Thế Tôn! Cây chổi dùng để quét bụi, khi quét dọn không chọn lựa tốt xấu, tâm con hôm nay thật là không hề khởi phân biệt tốt xấu. Con ở trong chánh niệm, quyết không hề khinh tiện vị Tỳ-kheo kia, con đối Phật mà nói lời này, con biết việc làm của con, Tỳ-kheo kia cũng biết việc làm của vị ấy. Như nếu con có lỗi, con xin hướng về Tỳ-kheo ấy sám hối để tâm con khỏi cắn rứt.

Vị trưởng lão gần tám mươi tuổi, đã đối trước Phật cáo bạch mọi việc như thật, đại chúng nghe qua đều cảm động.

Phật bảo ông Tỳ-kheo vu cáo kia:

- Ông có lỗi hủy báng trưởng lão, bây giờ không thể không sám hối. Ông đã có ý khiến Tăng đoàn phân vân, ông chẳng muốn cho Tăng đoàn hòa hợp. Nếu như ông không chí thành sửa đổi, sẽ bị khổ báo vô cùng!

Tỳ-kheo kia vội vàng quỳ trước Phật ai cầu sám hối:

- Bạch Thế Tôn! Tôn giả Xá-lợi-phất là người không lỗi chi, con đối với bậc Trí tuệ năng lực như thế mà không biết nhún mình học tập, lại sanh tật đố, xin Phật từ bi thương xót, cho con cơ hội đầu tiên sám hối.

Đức Phật trang nghiêm từ hòa bảo:

- Ông hãy đến sám hối Xá-lợi-phất.

Tỳ-kheo ấy phủ phục cúi đầu quỳ trước Xá-lợi-phất, Tôn giả bèn để tay lên đầu ông mà từ tốn nói:

- Tỳ-kheo! Trong giáo pháp của Phật, sám hối có sức mạnh vô cùng. Làm người ai không khỏi lầm lỗi? Biết lỗi liền sửa, đó là việc lành rất lớn. Tôi nhận sự sám hối của ông, từ đây về sau đừng tái phạm.

Thái độ và lời nói của Xá-lợi-phất, ai nghe cũng cảm động. Lòng quảng đại, tâm bình đẳng của Tôn giả thật là không kể kẻ oán người thân.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 23/06/12 12:49 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

11- VÀO KIM CANG ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

11- VÀO KIM CANG ĐỊNH

Khi đức Thế Tôn ở tại vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá, tôn giả Xá-lợi-phất nhập Kim Cang tam-muội ở núi Kỳ-xà-quật. Trong núi có hai con quỷ một thiện một ác, một đứa tên Ưu-bà-ca-la, một đứa tên là Già-la. Chúng nhìn xa xa thấy Xá-lợi-phất đang ngồi kiết già tĩnh tọa, ác quỷ Già-la bèn nói với thiện quỷ Ưu-bà-ca-la.

- Này Ưu-bà-ca-la, ta sẽ đánh bể cái đầu của lão Sa-môn kia!

- Anh chớ nên nói như thế, vị Sa-môn ấy là đệ tử Phật, thông minh Trí tuệ số một và có thần lực, nếu như anh khởi ác tâm hại vị ấy, về sau sẽ trầm luân vĩnh cửu, chịu khổ vô cùng. Thiện quỷ Ưu-bà-ca-la can ngăn.

- Anh sợ lão Sa-môn ấy sao? Sa-môn là người rất dễ bắt nạt. Anh chú ý một chưởng của tôi, cái đầu Sa-môn lập tức nát như cám.

- Anh nói vậy chớ tôi thật kiêng nể Sa-môn, Sa-môn tuy là nhẫn nhục dễ bị lấn áp, nhưng các vị ấy có oai đức rất lớn. Anh mà đánh Sa-môn ấy, ổng tuy bị khổ nhứt thời, nhưng chúng ta sẽ vĩnh viễn bất an.

Thiện quỷ nói xong, ác quỷ vẫn không nghe liền tung chưởng đánh ngay đầu Xá-lợi-phất. Thiện quỷ không nỡ nhìn cảnh ấy, bèn tàng hình biến đi. Câu chuyện tuy nói dài dòng nhưng xảy ra chỉ trong nháy mắt, ác quỷ đánh tới, mà Xá-lợi-phất chỉ có cảm giác như một chiếc lá rơi trên đầu. Ngài mở mắt ra kịp thấy một con quỷ thất khiếu chảy máu rớt xuống địa ngục.

Xá-lợi-phất từ Kim cang tam-muội dậy, chỉnh y phục, đến vườn Trúc gặp Phật, Phật bèn hỏi:
- Xá-lợi-phất! Hôm nay, thân ông có việc gì không?

- Bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con không có bệnh nặng, hiện tại trên đầu chỉ đau chút đỉnh.

- Xá-lợi-phất! Hôm nay, ông nhập Kim cang định rất tốt. Quỷ Già-la đánh trên đầu ông mà chẳng gây thương tích cho ông, phải biết quỷ Già-la mà đấm núi Tu-di cũng phải bể hai. Sức định Kim cang lớn mạnh như thế, Tỳ-kheo các ông cần phải tu trì.

Xá-lợi-phất thường dạo chơi trong Không tam muội và Kim cang tam-muội, tai nạn bên ngoài không thể làm hại Ngài tí nào.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

12- XIN ĐƯỢC NHẬP NIẾT-BÀN TRƯỚC

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

12- XIN ĐƯỢC NHẬP NIẾT-BÀN TRƯỚC

Đức Phật ở trong rừng của thôn Trúc Phương, gần thành Tỳ-xá-ly, sau khi thuyết pháp xong liền báo cho mọi người một tin kinh hãi, đó là ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết-bàn.

Mọi người đều buồn thảm, chuyện ấy không cần nói, Xá-lợi-phất cũng không thể nào nhìn thấy đức Phật Niết-bàn. Tôn giả ở trong định nghĩ thầm:

- Những đệ tử thượng thủ của chư Phật quá khứ đều nhập Niết-bàn trước, nay ta là đệ tử thượng thủ của Thế Tôn, ta nên nhập Niết-bàn trước Ngài.

Sau khi nghĩ như vậy, Xá-lợi-phất liền xả thiền đến trước Phật, quỳ thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con nay muốn nhập Niết-bàn, xin đức Thế Tôn hứa khả.

Phật chú ý nhìn Xá-lợi-phất rất lâu, mới hỏi:

- Vì sao ông muốn nhập Niết-bàn mau như vậy?

- Bạch Thế Tôn, Ngài nói Ngài sẽ nhập Niết-bàn gần đây. Thế Tôn đã ban cho con pháp tình và ân huệ rộng lớn, làm sao con có thể thấy Thế Tôn vào Niết-bàn. Vả lại, Thế Tôn từng nói, các đệ tử thượng thủ của chư Phật quá khứ đều vào Niết-bàn trước các Ngài. Con thiết tưởng nay là đúng lúc con vào Niết-bàn, xin Thế Tôn từ bi hứa khả.

Xá-lợi-phất nói xong, rất có vẻ thương cảm nhưng vẫn không để mất phong độ an tịnh. Phật lại hỏi:

- Ông định vào Niết-bàn ở nơi nào?

- Ở cố hương của con, thôn Na-la-tý-nỏa-ca. Mẹ già trăm tuổi của con vẫn còn mạnh khỏe, con muốn về thăm mẹ già một lần. Và sẽ nhập Niết-bàn nơi phòng con đã được sinh dưỡng.

- Ta không cản ngăn ông, ông có thể làm theo ý mình, nhưng ông là đệ tử thượng thủ trong hàng đệ tử ta, nên đợi các chúng hội họp và lưu lại cho mọi người đôi lời giáo huấn.

Phật sai A-nan tập hợïp chúng Tỳ-kheo. Mọi người nghe tin Xá-lợi-phất cáo từ để vào Niết-bàn, đều mau mau vân tập. Trước tiên Xá-lợi-phất cáo biệt đức Phật:

- Thưa Thế Tôn, con từ quá khứ vô lượng kiếp, luôn luôn mong được sanh nhằm thời Phật ra đời, và rốt cuộc đã được mãn nguyện. Nỗi vui mừng khi gặp Phật chẳng có gì so sánh được. Trong bốn mươi năm, lãnh thọ lời dạy từ bi của Thế Tôn, khiến kẻ ngu si như con được mở mắt trí tuệ, giác ngộ chân lý, chứng Thánh quả. Ngôn từ và hình dung trong thiên hạ không thể diễn tả được sự cảm kích và vui mừng của con. Hôm nay, thời hạn lìa cõi tục của con gần kề, con sắp xả bỏ mọi ràng buộc thế gian, sắp sửa tấn nhập cảnh giới Niết-bàn tự do, tự tại. Như người gánh nặng đi xa, sắp được buông xuống. Con tự lấy làm vui mừng, con thừa thọ pháp thủy cam lồ của Thế Tôn, đã giúp con cởi mở sự trói buộc của ngũ uẩn, không còn thọ những khổ não các cõi nữa. Đây là lời từ giã cuối cùng đối với Thế Tôn, xin Ngài cho con đảnh lễ.

Xá-lợi-phất nói xong, gieo năm vóc sát đất, không khí rất trầm lặng nghiêm túc.

Phật gật đầu nói với Tôn giả:

- Xá-lợi-phất! Những lời giảng dạy của ta ông đã lãnh hội, nay ta thọ ký cho ông, tương lai ông sẽ thành Phật, hiệu là Hoa Quang Như Lai, sẽ trở lại nhân gian giáo hóa chúng sanh, thành tựu quả Phật tối cao.

Đức Phật nói xong, liền bảo đại chúng tiễn đưa Xá-lợi-phất một đoạn đường. Tôn giả đứng dậy đi lui ra cho đến lúc không còn nhìn thấy Thế Tôn, mới xoay mình lại bước đi.

Các Tỳ-kheo đều mang hương hoa đưa tiễn Tôn giả, đây là lúc đượm vẻ vắng lặng, trang nghiêm thê lương, phần lớn các Tỳ-kheo đều rướm lệ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

13- LỜI TẶNG SAU CÙNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

13- LỜI TẶNG SAU CÙNG

Các Tỳ-kheo đi theo tôn giả Xá-lợi-phất một đoạn không xa, Tôn giả dừng lại nói với mọi người:

- Quý vị hãy ngừng lại đây, không cần đưa tiễn thêm. Chỉ cần Sa-di Quân-đầu theo tôi mà thôi. Xin quý vị hãy trở về, tự mình gấp rút tu hành, mong rằng quý vị nỗ lực tinh tấn thoát ly ưu bi khổ não, mau vào cảnh giới giải thoát tự do.

Đức Thế Tôn xuất hiện trên thế gian này như hoa Ưu Đàm mấy ngàn vạn năm mới gặp kỳ nở hoa. Thân người khó được, tín tâm thuần khiết khó nuôi dưỡng, đời nay chúng ta được xuất gia lại được tự thân nghe Phật thuyết pháp, thật là việc hy hữu trong trăm ngàn vạn ức đời. Hy vọng đại chúng tinh tấn thêm lên. Các hành vô thường, cần yếu phải chiến thắng cái khổ vô thường đó, đạt đến cảnh giới Niết-bàn vô ngã, đó mới là nơi trở về vĩnh viễn chơn thật của chúng ta, đó mới là một thế giới an vui tịch tĩnh.

Tôn giả nói lời ấy xong, đại chúng nghĩ đến đây là lời tặng cuối cùng trong dịp tử biệt sinh ly, không nén nổi bi ai, mọi người đều khóc với Tôn giả:

- Tôn giả! Ngài là đệ tử thượng thủ của đức Thế Tôn, là bậc trưởng lão trong hàng Tỳ-kheo chúng con, về sau chúng con rất cần Ngài lãnh đạo trong công tác hóa đạo, vì sao Ngài sớm vào Niết-bàn như thế?

Xá-lợi-phất biết rõ tâm sự đại chúng, nhưng rất an tĩnh đáp:

- Xin các vị đừng thương cảm như thế. Thế gian này là vô thường, Phật đã chẳng thường nói với chúng ta như vậy sao? Núi Tu-di còn có lúc hoại, biển lớn còn có ngày khô cạn, cái chết của sắc thân Xá-lợi-phất tôi như hạt cải nhỏ xíu, đó là chuyện đương nhiên, đó cũng là thật tướng của thế giới.

Lời sau cùng tôi muốn dặn dò quý vị là cần phải nhất tâm tu đạo, thoát ly khổ hải, cần gấp về thế giới Cực lạc thanh lương. Đức Phật ngày xưa đã từng nói với tôi, quốc độ của Phật A-di-đà ở phương Tây là nơi giải thoát an lạc. Các vị nên niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng thì nguyện vọng của quý vị sẽ như ý.

Tôi lại mong quý vị tuyên dương lưu bố giáo pháp của Phật-đà, không nên so đo toan tính về danh lợi của riêng mình; không vì phước lợi cho quần sanh thì đừng xuất gia. Cho đến thời mạt pháp, đời đời kiếp kiếp chỉ cần có chúng sanh nghĩ đến việc cầu vui dứt khổ, giải quyết xong chuyện của chính mình, họ cũng có thể nối tiếp huệ mạng của Phật-đà.

Xá-lợi-phất nói xong, mọi người đều bi thương cảm động. Mỗi người đều biết đây là lần chia tay sau cùng với Tôn giả, về sau sẽ vĩnh viễn không thể tương phùng. Tuy Tôn giả bảo đại chúng trở lui, mà ai nấy đều bước theo Ngài. Ngài không thích thái độ lưu luyến như thế, lại một lần nữa cự tuyệt sự tiễn đưa của họ. Cuối cùng, mọi người phải dừng lại, nhìn theo bóng Tôn giả mất hút mà không nghĩ chuyện quay về. Nghĩ đến từ nay không còn gặp lại vị Trí tuệ đệ nhất, mà bất giác nước mắt rơi không ngừng. Các vị ấy tuy đã giác ngộ, nhưng nhơn tình và pháp tình không khác vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

14- HỒI GIA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

14- HỒI GIA

Từ giã đức Phật và Tăng đoàn, Xá-lợi-phất chỉ dắt theo Sa-di Quân-đầu. Trên đường đi, trong tâm Tôn giả khởi lên những đợt sóng cảm nghĩ triền miên. Tuy nhiên như thế nhưng trong tâm Ngài vẫn không loạn động, phẳng lặng và sáng suốt như đứng lặng trên đỉnh Tuyết Sơn, toàn vũ trụ đều hiện rõ trong tâm.
Khi đó Xá-lợi-phất về đến cố hương, mặt trời nghiêng về Tây, trên thôn làng Ca-la-tý-nỏa-ca, một ráng mây hồng ở góc trời. Tôn giả ngồi nghỉ bên đường, thốt nhiên đứa cháu gái tên Ưu-bà-ly-bà-đa đến bên lễ bái, Tôn giả hỏi:

- Bà nội có nhà không?

- Bà nội không đi đâu cả.

- Cháu thưa với bà có ta trở về.

- Dạ!

- Thưa với bà cho người quét dọn căn phòng của ta sạch sẽ, ta sẽ nghỉ ở đó một đêm.

- Dạ!

Xá-lợi-phất về làm gì, đứa cháu nhỏ chẳng hề biết ất giáp, chỉ dạ lia lịa, vội chạy về thưa với bà, báo tin bá phụ hồi gia.

Mẫu thân của Tôn giả nghe tin con mình từ lâu không về nhà, nay về đến, rất vui mừng. Xá-lợi-phất tuy đã tám mươi tuổi, nhưng đối với tấm lòng của bà mẹ già một trăm tuổi, lúc nào cũng xem Tôn giả như đứa con nhỏ.

Bảo quét dọn căn phòng sanh dưỡng của Tôn giả sạch sẽ, mẫu thân Ngài rất lấy làm lạ, nhưng nỗi vui mừng mẹ gặp con khiến bà phấn khởi không căn vặn lý do.

- Bà nội! Hãy nghỉ đi, chúng cháu quét dọn cũng được rồi – Ưu-bà-ly-bà-đa nói.

- Mấy đứa bây làm nhanh nhanh, cẩn thận quét dọn cho thật kỹ, bác bây là người rất ưa thanh tịnh đó nghen!

Mặt trời khuất núi, Tôn giả về đến nhà, hỏi thăm từng người trong gia đình. Mẹ Ngài vui mừng đến rơi lệ, nói:

- Cuối cùng rồi con cũng trở về!

Xá-lợi-phất an nhiên nhìn mẹ, mỉm cười, và đem ý định trở về đây để nhập Niết-bàn báo cho mẹ cùng gia nhơn hay, ai nấy đều kinh hãi.

- Mọi người đừng bận tâm – Xá-lợi-phất nói –Thưa mẹ! Xin mẹ đừng coi cái chết của con giống như mọi người. Khi chết ai cũng khóc lóc, nhưng con vào Niết-bàn là việc rất vui mừng. Lúc này, thâm tâm con rất vui, rất an ổn. Một đời con được gặp bậc thầy cứu thế Phật-đà, nghe được giáo pháp và thực hành theo đó, con đã được cứu vớt khỏi biển sanh tử, đã được giải thoát từ trong phiền não không còn việc gì phải sợ hãi. Sở dĩ hôm nay con trở về vì để tấn nhập Niết-bàn. Con là đệ tử thượng túc của Phật, con phải vào Niết-bàn trước Ngài. Xin cả nhà yên lòng, đời người ai khỏi chết? Như con không chút mê mờ mà vào cảnh giới Niết-bàn thường trụ, đó thật là một hạnh phúc lớn lao.

Mẹ già trăm tuổi của Tôn giả nghe xong rất buồn, nhưng nghĩ đến con mình xả bỏ thế gian một cách tốt đẹp tự do giải thoát như vậy thì cũng đáng mừng. Bà nghĩ đến cái chết của mình trong tương lai cũng hy vọng được như Tôn giả, đem hết tâm tình hoan hỷ mà đón nhận.

Xá-lợi-phất lại đem lời dạy của Phật nói lại cho mẹ nghe, bà rất thông hiểu ý Tôn giả, nói với Ngài:

- Con giảng giải rất đúng, mẹ cũng vì con mà vui mừng. Không mê muội mà vào Niết-bàn, không còn cái khổ sanh tử là hạnh phúc trên hết. Con hãy nghỉ ngơi một chút đi!

Tuy bà nói vậy nhưng cũng rơi nước mắt mà về phòng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

15- NIẾT-BÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

15- NIẾT-BÀN

Mẹ và gia nhơn đi rồi, Tôn giả mới nói với Quân-đầu:

- Con hãy qua phòng bên kia, để một mình ta trong phòng này.

Tin Xá-lợi-phất trở về nhập Niết-bàn lan truyền trong thôn xóm. Đến canh ba, nửa đêm, những người trong thôn lân cận đã quy y với Phật đều tụ tập. Vua A-xà-thế cũng đem nhiều đại thần đến, ai cũng muốn được gặp Tôn giả lần cuối, viếng thăm và nghe lời thuyết pháp của Ngài.

Quân-đầu dẫn mọi người ngồi tại một nơi và bảo hãy đợi Tôn giả nghỉ ngơi xong sẽ tái kiến.

Đêm càng sâu càng vắng, nơi tịnh thất Tôn giả chỉ có một ngọn đèn sáng, ngoài ra không nghe một tiếng động nào.

Phương Đông dần sáng, Tôn giả gọi Sa-di Quân-đầu đến hỏi:

- Có người nào đến phải không?

- Thưa phải, nhiều người nghe tin Tôn giả nhập Niết-bàn đều đến xin được gặp, cả vua A-xà-thế cũng đến.

- Con mời họ vào đây.

- Họ rất mong được thấy Tôn giả.

Quân-đầu ra nói với mọi người, Tôn giả sẽ cùng mọi người tương kiến, ai nấy còn đang sợ rằng không được thấy Tôn giả hiện tiền, nghe nói vậy đều rất phấn khởi. Mọi người rón rén bước vào phòng Tôn giả, chẳng dám ho hen, bao quanh lớp trong lớp ngoài.

Cuộc gặp gỡ thật thiêng liêng. Tôn giả nói với mọi người:

- Các vị đến đây rất đúng lúc. Tôi cũng muốn gặp quý vị một lần này. Bốn mươi năm qua, tôi vâng lãnh lời chỉ dạy của đức Thế Tôn, đi các nơi giáo hóa, hoặc là tu học bên đấng đạo sư, tôi đối với Ân sư chưa hề có một niệm không vui, hoặc một chút bất mãn, tôi càng lúc càng cảm kích ân lớn của Ngài. Trên đời này, đối với giáo thị rộng lớn sâu xa như biển lớn của Thế Tôn, cũng còn có những chỗ thậm thâm tôi chưa hiểu hết, hôm nay nghĩ đến điều ấy thật là thiếu sót vô cùng. Tôi được mọi người tôn xưng là Trí tuệ đệ nhất, chẳng qua nhờ sức từ bi của Phật, vâng theo lời dạy mà hành trì, nỗ lực tinh tấn mà chứng Thánh quả.

Tôi nói như vậy, là muốn nhắc cho các ông biết rằng được gặp Phật ở đời là ngàn năm khó thấy, vạn năm không dễ hội ngộ, các ông phải mau mau theo lời Phật dạy mà tu học, bảo bối trong biển pháp tuy nhiều, các ông không tham cầu thì không được.

Tôi không còn chút gì chấp ngã, hôm nay cáo biệt các ông, tôi sẽ vào cảnh giới Niết-bàn tịch tịnh. Tôi nguyện theo sau Phật đến nơi bất sanh bất tử vĩnh viễn trường tồn.

Mọi người nghe Tôn giả thuyết pháp, thấy dáng mạo an tịnh của Ngài, ai có thể nghĩ rằng đây là người sắp rời bỏ cõi đời. Vua A-xà-thế và tất cả đều cung kính khâm phục và cũng rất thương cảm. Tôn giả an trụ trong định, nằm nghiêng bên hữu, vào cảnh giới Niết-bàn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

16- TINH THẦN CÒN MÃI TRÊN THẾ GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tangbong Mười đại đệ tử Phật. tangbong

2. XÁ LỢI PHẤT
:
TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT

16- TINH THẦN CÒN MÃI TRÊN THẾ GIAN

Tôn giả Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn được bảy ngày, Sa-di Quân-đầu đem hài cốt trà tỳ. Sau đó trở về chỗ Phật, kể hết sự tình cho A-nan nghe, A-nan rơi nước mắt, đưa Quân-đầu đến báo cáo tỉ mỉ với đức Phật, Thế Tôn yên lặng lắng nghe.

Quân-đầu báo cáo xong, đức Thế Tôn thấy A-nan rất đỗi bi thương, nước mắt đầm đìa, mới hỏi:

- A-nan! Ông buồn thảm lo lắng việc gì? Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn điều ấy không quý báu ư? Ông ấy lãnh thọ giáo pháp của ta, rồi khi viên tịch đã đem hết chân lý đi không để lại chút gì sao?

A-nan cung kính chắp tay thưa:

- Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Con chẳng phải buồn rầu lo lắng điều ấy. Tôn giả Xá-lợi-phất phụng trì giới luật, Trí tuệ cao siêu, thuyết pháp khéo léo, mạnh mẽ bố giáo, Ngài luôn luôn nhiệt tình trong công tác, điều ấy không những chỉ chúng con biết mà chúng sanh cũng hoan hỷ xưng tán. Nghĩ đến hôm nay Tôn giả không còn nữa, vì sự lưu bố chánh pháp, vì sự tồn tại của giáo đoàn ngàn vạn năm sau, chịu ảnh hưởng sự Niết-bàn quá sớm của Tôn giả, chẳng phải riêng con lo lắng, con thiết tưởng cả đại chúng cũng đều buồn rầu lo lắng.

Đức Phật biết điều đó là đúng, nhưng điềm đạm an ủi A-nan:

- Ông chẳng nên lo nghĩ. Xá-lợi-phất tuy không còn nhưng chánh pháp chưa từng mất, vô thường xưa nay là thật tướng của thế gian, sanh diệt là lý đương nhiên. Đại thọ trước khi ngã, trước tiên gãy những cành lớn; núi báu trước khi hoại, thì tảng đá to hoại trước, Xá-lợi-phất là người nhập Niết-bàn đầu tiên trong chúng Tỳ-kheo, cũng là thuận theo pháp tự nhiên.

Ta không bao lâu cũng nhập Niết-bàn. Các ông đừng thất vọng, giáo pháp của ta chưa từng theo ta mà mất đi. Ta sống mãi ngàn vạn năm trong lòng người tin tưởng, ta luôn chiếu cố đến họ. Các ông cần phải nương nơi pháp, nương nơi chân lý ta đã nói, không nên nương tựa vào ai khác. Tấn nhập Niết-bàn, qua thế giới Cực Lạc là công phu cần thiết đệ nhất .


Phật nói xong, nhận linh cốt Xá-lợi-phất từ tay Sa-di Quân-đầu, nói với đại chúng:

- Các Tỳ-kheo! Linh cốt này trước đây vài ngày còn vì chúng sanh thuyết pháp bố giáo, còn là Đại trí Xá-lợi-phất. Trí tuệ ông ấy rộng lớn vô biên, trừ Thế Tôn ra không ai sánh kịp. Ông ấy chứng ngộ pháp tánh, ít muốn biết đủ, dũng mãnh tinh tấn, thường tu thiền định, vì giáo vì người, hàng phục ngoại đạo, tuyên dương chánh pháp, ông đã chứng quả giải thoát, không còn khổ não.

Các Tỳ-kheo! Hãy xem đây! Đây là di thể do Thế Tôn đích thân cầm lấy.

Khi đức Phật nói lời ấy, bất giác đại chúng đều đảnh lễ linh cốt Tôn giả, cung kính gieo năm vóc sát đất.

Tôn giả tuy ra đi nhưng tinh thần còn mãi mãi trên thế gian.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tôn giả Ưu Ba Ly

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: 3. ƯU BA LY TRÌ GIỚI ĐỆ NHẤT

1- XUẤT THÂN TỪ GIAI CẤP THỦ ĐÀ LA

Tôn giả Ưu-ba-ly được liệt kê trong số mười vị đại đệ tử của Phật, đối với giai cấp nghiêm khắc của xã hội Ấn Độ, không phải là chuyện dễ.

Ưu-ba-ly xuất thân từ dòng hạ tiện Thủ-đà-la, số mạng định sẵn là chỉ có làm nô bộc cho người.

Ưu-ba-ly là một cậu bé học nghề rất dễ dạy, tánh tình khiêm tốn và có thói quen vâng lời, học các kỹ thuật hớt tóc, chải bới, chẳng bao lâu Ưu-ba-ly đã học thành thạo các kiểu cách thời trang, mọi thứ cắt tỉa, thủ thuật nghề nghiệp.

2- CẠO TÓC CHO ĐỨC PHẬT

Vào khoảng gần hai mươi tuổi, Ưu-ba-ly đã là một người thợ hớt tóc lành nghề. Lúc ấy đức Phật thành đạo được ba năm, Ngài đã trở về cố hương Ca-tỳ-la. Đến ngày cạo tóc, mọi người bèn giới thiệu Ưu-ba-ly.

“Cạo tóc cho đức Phật!” Thời gian làm, Tôn giả đả chứng từ sơ thiền tới tứ thiền.

- Theo ký sự này, chúng ta có thể biết Ưu-ba-ly đã chú tâm đến mức nào trong công tác, mỗi lần nghe lời chỉ dạy của Phật đều sửa đổi thật đúng. Với bản chất ưa suy tư và tánh tình nghiêm túc, nên trong cuộc sống được nhiều người giúp đỡ, và ngay bản thân mình đã không để cho người gièm chê hoặc phê bình một lời. Do đó, về sau Ưu-ba-ly được tôn xưng là Trì giới bậc nhất, không phải không có lý do.

3- XUẤT GIA TRƯỚC LÀM SƯ HUYNH

Trong số bảy vương tử ấy có mặt Bạt-đề, A-nan và A-na-luật. Muốn xuất gia phải cạo bỏ râu tóc, các hoàng thân bắt buộc phải mang theo Ưu-ba-ly.

Ưu-ba-ly nghe nói, mừng rỡ quá đỗi, bèn theo sau tôn giả Xá-lợi-phất về bái kiến đức Phật. Đức Phật cũng hoan hỷ làm lễ thế độ cho Ưu-ba-ly và trao luôn cụ túc giới. “Nước trăm sông đều chảy về biển cả, bốn chủng tánh xuất gia, đồng một họ Thích”, đó là tinh thần của đức Phật quy định trên pháp chế, hôm nay đã thực hiện thành sự thật qua việc Ưu-ba-ly xuất gia.

Một người bị xem là kẻ nô lệ hạ tiện, đối với những người xuất gia sau, là những vương tử mình đã từng phục dịch, ở trong Phật pháp lại được lãnh thọ sự đối đãi ngang hàng, đó là việc chưa từng có ở trong một xã hội nặng nề về giai cấp như Ấn Độ.

Việc Ưu-ba-ly xuất gia khiến cho pháp chế của đức Phật dần dần thực hiện. Trong Tăng đoàn không có sự phân chia chủng tộc. Về sau Ưu-ba-ly được thành tựu, thật không cô phụ ân huệ của Phật.

4- MỘT ĐOẠN BỔN SANH

Phật sử kể lại một tiền kiếp của Tôn giả Ưu Ba Ly.

5- TAO NGỘ TRÊN ĐƯỜNG HÀNH HÓA

Đức Phật rất lưu tâm đến Tôn giả. Mỗi khi gặp các Tỳ-kheo đi hoằng hóa các nơi trở về, Ngài đều thăm hỏi:

- Các ông có gặp Tỳ-kheo Ưu-ba-ly không?

- Bạch Thế Tôn! Con có gặp, tôn giả đang giáo hóa nơi đó, nơi đó…

- Tại nơi ông ấy đi ngang, mọi người có cung kính cúng dường không?

- Bạch Thế Tôn! Có những địa phương chẳng đủ lễ với Tôn giả. Đồ chúng tại gia thì không biết Tôn giả là bậc trì giới, còn Tỳ-kheo xuất gia thì không muốn gặp Tôn giả, thậm chí còn có Tỳ-kheo ni nổi sân mắng chửi nữa!

- Như thế là làm sao? – Đức Phật hoài nghi hỏi.

Tỳ-kheo kia thật tình thưa:

- Tại vì mọi người thấy rằng sống chung với một vị Tỳ-kheo trì giới thật là bất tiện!

Đức Phật nghe xong không vui, liền triệu tập các Tỳ-kheo, dạy bảo giới rất đáng tôn quý, người trì giới như một ngọn đèn sáng, người có phẩm hạnh đoan chánh, thân tâm thanh tịnh tự nhiên ưa chỗ xán lạn. Còn những ai ưa làm điều quấy quá ám muội mới không ưa ánh sáng, thích chỗ hắc ám.

Đức Phật cho người mời các Tỳ-kheo vô lễ với Ưu-ba-ly và Tỳ-kheo ni sân hận nhục mạ Ưu-ba-ly đến. Ngài hỏi:

- Các ông cự tuyệt Ưu-ba-ly, tránh mặt không gặp và sân si ác khẩu mắng chửi ông ấy, thiệt có như vậy chăng?

6- NGƯỜI DẸP TRANH CÃI

Phật nghe xong, suy nghĩ giây lâu. Ngài muốn Ưu-ba-ly đi hóa giải, nên lại hỏi:

- Ông đi phen này mấy hôm trở về?

- Bạch Thế Tôn! Nếu như con phải đi, thì từ Xá-vệ đến nước Sa-kỳ mất hai ngày, ở lại đó hai ngày, trở về cũng mất hai ngày, một chuyến đi về cũng mất sáu ngày.

Đức Phật gật đầu nói:

- Từ nay về sau, trong thời gian an cư, Tỳ-kheo giữ trong người hai cái y, được phép trong vòng sáu ngày không phạm.

Vì muốn Ưu-ba-ly đi điều tra việc gây gổ mà đức Phật đã sửa đổi giới điều, chẳng phải là đem pháp luật chìu theo người, mà vì Ưu-ba-ly đã có địa vị trọng yếu như thế nào đối với Phật pháp!

7- HỎI PHẬT VỀ GIỚI

Giới là ý nghĩa phòng phi chỉ ác, vốn là khuôn phép cho thân tâm, mà vấn đề nam nữ rất dễ gây rắc rối, dễ đem lại phiền não bất an, tôn giả Ưu-ba-ly – Trì giới đệ nhất – đã thưa thỉnh đức Phật việc này. Trong giới luật đã liên quan đến việc hạn chế tương giao nam nữ rất nhiều.

8- PHÉP THĂM NUÔI BỆNH NHÂN

Một vị Tỳ-kheo xuất gia, cắt ái từ thân, xa cách làng xóm gia đình, gia nhập Tăng đoàn, mà lúc đau bệnh nếu không ai săn sóc sẽ rất khổ sở. Nhưng từ khi Ưu-ba-ly thưa hỏi đức Phật về cách khán bệnh thì quy củ ổn định, khi bệnh không còn bất ổn nữa. Trong tám phước điền thì khán bệnh là phước điền đệ nhất, nào là sư phụ, sư huynh, sư đệ, đệ tử đều chăm lo cho bệnh nhân. Qua câu chuyện giữa đức Phật và Ưu-ba-ly, chúng ta thấy vấn đề ấy rất quan trọng đối với Tăng chúng.

9- PHÁ TĂNG VÀ HÒA TĂNG

Công và tội của hòa Tăng và phá Tăng, không phải Ưu-ba-ly không biết, nhưng Tôn giả muốn chính kim khẩu Phật nói ra điều đó để tăng thêm sự quan trọng và sức mạnh. Tôn giả vốn là một người khiêm tốn, giữ luật, rành rẽ nghĩa lý, tác phong của Tôn giả, thái độ của Tôn giả khiến chúng ta phát khởi lòng kỉnh ái vô lượng.

10- KẾT TẬP TẠNG LUẬT

Khi đức Phật nhập Niết-bàn, Tôn giả cũng xấp xỉ bảy mươi tuổi. Các vị đại đệ tử vân tập trong hang Tất-bát-la, do Đại Ca-diếp làm thủ tọa, đã đề cử A-nan kết tập tạng Kinh, Ưu-ba-ly kết tập tạng Luật, nhưng đang khi đại chúng cung thỉnh, Tôn giả đã khiêm tốn từ chối:

Một vị xuất thân từ dòng hạ tiện, lại có địa vị cao tột như thế trong Tăng đoàn, thiệt chẳng phải là điều ngẫu nhiên. Sau hết, vì tôn giả đã chủ trì buổi kết tập Thánh điển Luật tạng, một trong ba tạng, nên được hưởng thọ sự kính ngưỡng bái phục của muôn đời sau, khiến cho các dân tộc khổ nạn thêm tín tâm mạnh mẽ, khiến cho ánh sáng bình đẳng của Phật giáo đã chiếu sáng ngàn vạn đời cho tất cả chúng sanh.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập đại đệ tử Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu 4: TU BỒ ĐỀ GIẢI KHÔNG ĐỆ NHẤT

1- ĐIỀM LÀNH “KHÔNG” SANH

Chữ KHÔNG rất huyền diệu, khó biết, nói "" chẳng trúng, nói "không" chẳng nhằm. KHÔNG, chẳng thể dùng ngôn thuyết, cũng chẳng thể dùng tâm tư để thấu đáo đạo lý đó. Dưới tòa đức Phật, trong số một ngàn hai trăm năm mươi vị đại A-la-hán, người hiểu rõ lý Không, chân thật thể chứng được diệu nghĩa của Không, chính là tôn giả Tu-bồ-đề, Giải không đệ nhất .
Lời nói của nhà thầy làm an lòng mọi người. Từ đó mọi người gọi tên "Không Sanh" hay "Thiện Cát". Ba ngày sau, tài bảo và dụng cụ trong nhà mới trở lại như trước. Tôn giả Giải Không Đệ Nhất mới sanh bày điềm là một chuyện hy hữu xưa nay ít có.

2- NHÀ TỪ THIỆN NHỎ BỐ THÍ

Thuở ấu niên, khi chưa quy y Phật, Tu-bồ-đề xem các pháp thế gian, và đối xử với mọi người chẳng giống ai.

Tuy sanh trưởng trong gia đình giàu có, cha mẹ rất cưng chiều, nhưng từ nhỏ Tu-bồ-đề đã không nô lệ vào tiền tài báu vật. Cha mẹ cho đồng nào, cậu thường đem cho người nghèo cùng. Đi đường mà gặp kẻ hành khất áo không kín thân, cậu liền cởi áo ngoài cho luôn, chỉ mặc áo ngắn quần cụt về nhà.

3- QUY Y VỚI ĐỨC PHẬT

Một hôm, đức Thế Tôn đến quê hương của Tu-bồ-đề giáo hóa. Dân làng xôn xao truyền miệng rằng Phật-đà là bậc Nhất thiết trí, trên thế gian không ai sánh bằng.

Mọi lời bàn tán đến tai Tu-bồ-đề, hơn nữa cha mẹ chàng cũng theo dân làng quy y với đức Thế Tôn. Gia đình chàng chỉ có một truyền thống là tín ngưỡng Bà-la-môn giáo, tại sao hôm nay cha mẹ lại theo mọi người dễ dàng cải giáo. Lần này đến lượt Tu-bồ-đề lại thấy cha mẹ mình kỳ quái...

4- XIN NHÀ GIÀU KHÔNG XIN NHÀ NGHÈO

- Tôi đến khất thực nhà giàu, không phải vì tham thức ăn ngon, như quả thật tham ăn tôi đã không xuất gia học đạo. Vì sao tôi không đến nhà nghèo? Vì người cùng khổ, tự họ đã sinh sống khó khăn, đâu có dư dả thức ăn mà cúng dường chúng ta? Nếu khiến họ cố ý phát tâm, thì cũng chỉ là lòng có dư mà sức không đủ. Chúng ta đã không có thức ăn cứu tế họ, đâu lẽ lại thêm gánh nặng cho họ. Trái lại, chúng ta đến xin nhà giàu, họ bố thí chút thức ăn đối với họ chẳng nhằm gì. Cho nên tôi xin nhà giàu không xin nhà nghèo là vì vậy.

- Tôn giả Tu-bồ-đề! Chúng ta là Sa-môn xuất gia, làm việc theo đạo lý, đó là phước điền của nhân gian. Chúng ta thọ sự cúng dường của họ, là để cho họ có cơ hội tăng trưởng phước huệ. Tôi đến nhà nghèo khất thực là để cho họ gieo phước điền để trừ nhân nghèo khổ cho tương lai. Người giàu đã nhiều phước đức, chúng ta cần gì thêm hoa trên gấm?

Thái độ khất thực của Tu-bồ-đề và Đại Ca-diếp thành hai thái cực đối chọi nhau. Lời nói và cung cách của hai vị, sau đức Phật biết được, Ngài đều không tán thành cả hai và từng quở trách tâm hai người không quân bình, đều không hợp với pháp khất thực...

5- RƠI LỆ TRÊN HỘI BÁT-NHÃ

Một hôm, Phật ở tại tinh xá Kỳ Viên, dự bị thuyết Kim Cang Bát Nhã...

- Bạch Phật! Từ khi con làm người đến nay, cái đạo lý sâu xa vi diệu như thế này mới được nghe đến lần đầu. Từ đây con không còn vướng vào chấp pháp và chấp ngã. Bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả cũng không thể trói buộc con. Lìa tất cả chấp trước mới thấy được lý không, lìa tất cả danh tướng mới thấu đáo nhơn sanh. Hôm nay, con đã thể hội tâm ý của Phật, như là nhận thức rõ chính con. Tu-bồ-đề khai ngộ, từ đó được xưng là bậc Giải Không Đệ nhất .

6- NGHE TÍCH XƯA TĂNG LÒNG TIN

Trong một tiền kiếp Đức Phật tu hạnh nhẫn....Tu-bồ-đề! Lúc ấy Ca-lợi Vương xuống gươm xẻo tai, móc mắt, xẻo mũi, chặt hai tay, hai chân ta đứt đoạn, mà ta vì muốn độ chúng sanh, vì lòng từ đối với chúng sanh, lúc ấy không có chút gì sân hận. Ta theo tinh thần độ sanh vô ngã, dần dần tu tập tích chứa phước huệ, trang nghiêm quả Phật. Tu-bồ-đề! Hành hung người không thể thắng người, chỉ có người hành nhẫn nhục mới là người thắng lợi tối hậu!”

Tu-bồ-đề nghe qua một đoạn sự tích nhân duyên tu hành của đức Thế Tôn thời quá khứ rất là cảm động. Tôn giả thể hội được chân lý vô ngã tối cao và đạt đến huệ KHÔNG sâu xa.

7- “KHÔNG" LÀ GÌ?

Không, chẳng phải là Không của cái chẳng có gì, cũng chẳng phải trống rỗng không ngơ; Không, chẳng hề lìa nhân quả của sự vật mà có; Không, chẳng phải là phá hoại nhân duyên sanh ra các pháp; Không, là đầy đủ tánh chất cách mạng và tánh chất tích cực.

Ông xem gian phòng này do bốn yếu tố đất, nước, gạch, ngói và các nhân duyên hòa hợp mà thành hình, nếu đem phân tán đất, nước, gạch, ngói thì tướng trạng cái phòng còn không có, mà tên gọi “gian phòng” cũng không có nốt. Từ phương diện “Tất cả đều do hòa hợp” có thể thấy lý “Không”.

Nghĩa thứ hai:
Gian phòng này mà ở trong thôn xóm này, thì thật ngon lành đẹp đẽ tinh xảo, nhưng nếu đem so sánh nó với những phòng ốc của chốn đô thành thì nó thật là xấu xí, đơn sơ, nhỏ hẹp. Những phòng ốc nguy nga cao lớn của phố thị mà đem so sánh với hoàng cung của thành Xá-vệ thì rõ ràng không đủ sức để nói. Từ mặt sự lý tương đối ấy, cũng có thể thấy lý “không”. “Không” chẳng phải là phủ định hết thảy; Không, có bối cảnh của không, có nội dung của Không. Không, đó là diện mục bổn lai của tất cả sự vật.

8- NGƯỜI THỨ NHẤT NGHINH ĐÓN ĐỨC PHẬT

Lúc ấy Tu-bồ-đề đang vá y trong một hang động tại núi Linh Thứu, nghe truyền tin đức Phật trở về, liền đứng dậy buông áo xuống cũng định đi nghinh tiếp. Ngay lúc đó, trong tâm khởi lên một ý nghĩ, Tôn giả lại ngồi xuống chỗ cũ. Tôn giả nghĩ rằng: "Ta đi đón Phật, để làm gì? Chân thân của Thế Tôn không thể thấy bằng sáu căn, ta mà đi nghinh tiếp Ngài chẳng khác nào cho rằng pháp thân Ngài do tứ đại hòa hợp, đó là ta không nhận thức được tánh Không của các pháp. Không thấy tánh Không tức là không thấy được pháp thân Phật. Vì pháp thân Phật chính là tánh Không của các pháp, không có chủ tạo tác, cũng không bị tạo tác. Muốn thấy Phật, trước tiên phải hiểu rõ ngũ uẩn, tứ đại là vô thường, biết rõ tất cả sự vật hiện có đều không tịch, biết các pháp sum la vạn tượng là vô ngã. Không ngã, không nhân, không năng tác, không sở tác. Tất cả pháp đều rỗng lặng, pháp tánh biến khắp mọi nơi, pháp thân Phật chỗ nào cũng có. Ta phụng hành giáo pháp của Phật, đã thể chứng lý Không của các pháp, ta nghĩ mình không nên lầm mê trên sự tướng".

- Các ông rất tốt, xa xôi đến mấy cũng đi đón ta, nhưng người gặp ta trước nhất chính là Tu-bồ-đề. Ông ấy lúc này đang quán sát tánh Không của các pháp trong hang núi Kỳ-xà-quật. Ông ấy mới là người chân chánh nghinh tiếp ta. Người thấy pháp mới là người thứ nhất thấy Phật, người đệ nhất nghinh tiếp Phật.
Liên Hoa Sắc và các đệ tử nghe Phật nói, mới biết đối với giáo pháp của Thế Tôn, đối với việc lãnh hội chân lý vũ trụ, mọi người đều không bằng Tu-bồ-đề.

9- VỊ A-LA-HÁN SỐ MỘT TRONG LOÀI NGƯỜI

- Thưa các vị! Đa tạ các vị có lòng yêu mến bạn đạo, nhưng xin các vị chớ có khởi lòng bất bình như vậy. Biện bạch vô ích là một thứ tranh luận, tranh luận là tâm còn hơn thua, rất trái xa chân lý. Chúng ta là người tu, đối với những lời gièm pha, phỉ báng, cho tới nghịch cảnh ma nạn đều phải xem đó như là cái duyên tăng thượng để trợ đạo. Nhờ đó mà tiêu trừ nghiệp chướng, lại tăng lòng tin mạnh mẽ. Vả lại, trong thế giới của chân lý, không có chuyện tranh cãi. Chân lý là không ta không người, không đây không kia, không có cao thấp, không còn thánh phàm. Tôi đã biết lý chân không vô trụ, một tướng bình đẳng, cho nên cái tâm của tôi, như vạn lý tình không, một chút xíu cũng không có, tôi biện bạch với họ để làm chi.

10- AN TỌA TRONG ĐỘNG ĐÁ, MƯA HOA RƠI RƠI

- Vì sao các vị ân cần khen ngợi tôi như thế?

- Chúng tôi kính trọng Tôn giả nhập Không tam muội, khéo thuyết Bát nhã.

- Tôi chưa từng nói một chữ Bát-nhã cớ sao các ông khen ngợi?

- Tôn giả không nói, chúng tôi không nghe. Không nói, không nghe là chân Bát-nhã.

Tu-bồ-đề nghe xong, hài lòng mỉm cười, khen chư Thiên:

11- CHƯ THIÊN TẤU NHẠC THĂM BỆNH

Là một vị Thánh, sức tu hành thâm hậu mà còn bệnh sao? Nhiều người không thông hiểu được chuyện này. Thật ra, sắc thân bị nghiệp báo chiêu cảm là pháp hữu vi, đã là pháp hữu vi đâu tránh khỏi hiện tượng khổ, không, vô thường. Tu-bồ-đề đã chứng Thánh quả, tinh thần của Tôn giả giải thoát, nhưng sắc thân hữu vi còn đó, sắc thân là pháp thế gian, đương nhiên phải chịu luật sanh, lão, bệnh, tử của thế gian.

Khi Tôn giả cảm thấy bệnh trầm trọng, bèn đem tọa cụ trải trên đất, và ngồi kiết già, đoan thân chánh ý tư duy:

“Cái bệnh khổ của thân này từ đâu đến? Ta phải làm gì để có thể hết bệnh?” Tu-bồ-đề tự hỏi một cách thâm sâu như thế, và nghĩ tiếp: “Nguyên nhân đưa đến thân bệnh này, hoặc là nghiệp báo quá khứ đến thời phải chịu, hoặc là chướng duyên của đời hiện tại, thuốc men chẳng thể trừ tận gốc, chỉ có tin sâu nhân quả, sám hối tội nghiệp, tu tập thiền quán, từ tâm không khổ để khiến thân không khổ.”...

Tất cả trên thế gian đều là không, chẳng có tướng ngã, chẳng có tướng nhân, không có phân biệt nam nữ, không có phải trái chẳng đồng, tất cả là pháp nhĩ như thế. Các ông thấy kia, gió dông thổi ngã đại thọ, hoặc là sương tuyết làm héo nụ hoa, làm cho cây cỏ khô gãy, như khi gặp gió xuân mưa nhẹ,ï thì tự nhiên khôi phục lại mầm sống. Các pháp rối loạn cũng có khi tự bình định.

12- XƯƠNG MINH LÝ KHÔNG TRÊN HỘI BÁT-NHÃ

Tu-bồ-đề! Bồ-tát tu học Bát-nhã ba-la-mật, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thường và vô thường, vui và khổ, ngã cùng vô ngã, không với bất không, hữu tướng và vô tướng, hữu vi và vô vi, cấu và tịnh, sanh cùng diệt, thiện với ác, hữu lậu và vô lậu, thế gian cùng với xuất thế gian, luân hồi với Niết-bàn, đều là không thể chấp trước phân biệt, và tất cả pháp khác đều như thế cả.

Này Tu-bồ-đề! Vì sao nói như thế? Khi Bồ-tát tu học Bát-nhã ba-la-mật, không nên đối với các pháp khởi tưởng phân biệt, nên trụ nơi không, trụ nơi vô phân biệt. Bồ-tát tu sáu pháp ba-la-mật và những hạnh khác không thấy có tên gọi Bồ-tát, cũng không có tên gọi Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát chỉ nên cầu Nhất thiết trí, biết tất cả là thật tướng các pháp, thật tướng ấy cũng chẳng nhơ chẳng sạch...

Này Tu-bồ-đề! Ông nói ông không thấy có pháp gọi là Bồ-tát và tên Bồ-tát, pháp cùng với pháp giới, pháp giới cùng với nhân giới, và ý giới v.v… Những pháp tương đối ấy đều đối lập nhau. Vì cớ sao? Lìa hữu vi nói vô vi cũng không đủ, lìa vô vi, hữu vi cũng không thể thành lập. Tu-bồ-đề! Bồ-tát tu tập Bát-nhã như vậy, không thấy một pháp nào, mới có thể không còn sợ hãi, tâm không trụ nơi pháp, mới không hối hận về sau. Như lời ông nói, Bồ-tát như thế mà tu tập Bát-nhã, cũng không được tên gọi Bồ-tát, đó mới thật là Bồ-tát, thật là Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó mới là giáo pháp của Bồ-tát nói ra.”
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 07/07/12 10:47 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập đại đệ tử Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu 5: PHÚ LÂU NA THUYẾT PHÁP ĐỆ NHẤT

1- DANH HIỆU MÃN TỪ TỬ

Làm đệ tử đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tu đạo thoát ly sanh tử cố nhiên là điều khẩn yếu, nhưng việc tuyên dương chân lý, thuyết pháp độ sanh, cũng rất cần thiết.

Một người xả bỏ ràng buộc ân ái của gia đình, quy y đức Thế Tôn, có hoài bão suốt đời theo việc vận động tuyên dương chân lý, đối với thế gian không hề chán nản thối chí, đối với chúng sanh vĩnh viễn từ bi và nhiệt tình, đó là tôn giả Phú-lâu-na, Thuyết pháp đệ nhất .

Danh hiệu ấy rất dài và rất nhiều. Ngài vốn được gọi là "Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử". Phú-lâu-na chỉ là tiếng gọi tắt. Danh hiệu Ngài dài như thế chính là biểu hiện cho Tôn giả khi thuyết pháp cũng trường mãn vô cùng - Hoài bão vô tận, lòng từ vô tận như núi cao sông rộng, danh xưng của Ngài được dịch là "Mãn Từ Tử" cũng chính là ý đó.

2- QUẢ VỊ SAU KHI XUẤT GIA

Xuất gia không bao lâu, Phú-lâu-na chứng quả A-la-hán. Đó là quả vị tối cao trong hàng Thanh văn, phá trừ phiền não, dứt hết sanh tử, vận dụng thần thông, có thể đi các nơi tự tại hành hóa.

3- ĐỨC PHẬT THỌ KÝ

Phú-lâu-na tương lai sẽ thành Phật? Điều ấy khiến chúng Tỳ-kheo vừa vui mừng vừa kinh ngạc. Phú-lâu-na chỉ là một vị A-la-hán không phải Bồ-tát, làm sao lại được đức Phật đích thân thọ ký?

Đức Phật biết điều ấy bảo đại chúng:

- Các Tỳ-kheo! Các ông có thấy ta vừa thọ ký cho Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử chăng? Vì ông ấy khéo thuyết pháp, tương lai sẽ ở tại quốc độ này thành Phật hiệu là Pháp Minh.

Các ông cũng nên xưng tán Phú-lâu-na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Ông ấy thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho tất cả người đồng tu học đạo, trừ đức Phật, không ai có thể biện bác ngôn luận với ông.

Các ông chớ tưởng rằng Phú-lâu-na chỉ giúp ta tuyên thuyết chánh pháp, ông ấy ở thời quá khứ chín mươi ức cõi Phật đều hộ trì trợ tuyên Phật pháp, đều được xưng là Thuyết pháp đệ nhất .

4- CÕI PHẬT VỊ LAI

Cõi Phật của Phú-lâu-na, không phân chia chủng tộc, không phân biệt mạnh yếu, không oán thù, không có kẻ nghịch, không có trộm cướp giành giựt, xâm chiếm. Mọi người tôn kính lẫn nhau, ca ngợi lẫn nhau.

Lúc ấy không còn gọi là thế giới Ta-bà mà là một cõi thiện tịch, giống như cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A-di-đà!

Lời Phật dạy hoàn toàn chân thật, từ xưa đến nay lời của Ngài không hề hư dối. Phú-lâu-na dùng sự nghiệp thuyết pháp để trang nghiêm cõi tịnh của mình. Điều ấy là một khích lệ lớn lao và thích hợp đối với người đã vì Phật tuyên hóa chân lý.

5- NGƯỜI CAN GIÁN TRONG HÀNG TỲ KHEO

Phú-lâu-na không ưa người bề ngoài mặc ca-sa xưng đệ tử Phật, mà trên thực tế làm việc gì đều toàn vì mình, không vì Phật pháp.

6- MUỐN ĐEM PHẬT PHÁP PHỔ BIẾN TRONG DÂN GIAN

Hoằng pháp là gia vụ, lợi sanh là sự nghiệp, chúng ta xuất gia làm đệ tử Phật, không nên xem Tăng đoàn là một nơi tỵ nạn, hoặc là viện dưỡng lão, đã là Tỳ-kheo chỉ cần lo phận sự cho tròn còn chuyện thế gian nên dẹp một bên. Phật pháp chưa truyền, chúng sanh chưa độ mà cho là không dính líu đến mình thật là trái lời dạy của Phật. Lòng từ nguyện bi của Ngài chắc chắn không hoan hỷ đối với tác phong ấy.

7- THÁI ĐỘ HOẰNG HÓA

Phú-lâu-na khiêm tốn đáp:

- Tôi cũng chẳng biết tôi có sức gì, tôi chỉ biết một điều đức Phật là vị Đạo sư. Trước mỗi lần thuyết pháp tôi luôn luôn hướng về đức Phật cầu nguyện, cầu nguyện từ quang của Thế Tôn che chở nhiếp hộ tôi, hỗ trợ tôi hoàn thành sự nghiệp tịnh hóa nhơn gian. Tôi không cần mọi người biết đến Phú-lâu-na, tôi chỉ mong ai ai cũng biết đức Đại giác Phật-đà. Nhỏ bé như tôi đâu có sức gì khiến người cảm động. Cảm động đến người chính là đức Thế Tôn, chính là giáo thị chân lý của Ngài.

8- QUÊ HƯƠNG KHẮP NƠI

Tôn giả Phú-lâu-na đi hành khước như mây bay gió cuốn, không có nơi chốn nhất định. Ban ngày ở đại lộ, đường hẻm, đất trống tùy duyên thuyết pháp, chiều đến thì riêng mình tọa thiền nơi núi non, rừng cây hoặc là bờ suối.

Tôn giả không trụ nơi nào cố định, đến đâu cũng xem là gia hương. Có khi, vì muốn Phật pháp thường trụ, Ngài cũng vận động kiến tạo tinh xá, giảng đường, nhưng khi xây cất xong Ngài chưa từng xem đó là tài sản tư hữu của mình. Thỉnh một vị tài đức trụ trì và Ngài lại lên đường đi nơi khác.

9- PHƯƠNG PHÁP BỐ GIÁO

Tôn giả biết rằng thuyết pháp là hoàn toàn vì chúng sanh chớ không phải vì mình, nói pháp là để cho chúng sanh nghe chớ không để cho mình nghe. Đạo lý cao sâu nhiệm mầu chỉ có số ít người lãnh hội, ở trước đại chúng Tôn giả chỉ nói những đạo lý đơn sơ dễ tiếp nhận.

Gặp hạng người nào nên nói giáo pháp nào, đó là sở trường của Phú-lâu-na.

10- THUYẾT PHÁP CHO VUA TẦN-BA-SA-LA

Nói về Phú-lâu-na từng vận thần thông. Đó là khi vua Tần-bà-sa-la bị A-xà-thế nhốt trong ngục, đức Thế Tôn sai Phú-lâu-na và Mục-kiền-liên bay vào trong ngục thất thuyết pháp và trao giới Bát quan trai cho nhà vua.

Tần-bà-sa-la là vua nước Ma-kiệt-đà. Trong các vị vua đương thời, nhà vua là người quy y Phật đầu tiên. Về sau vì Đề-bà-đạt-đa xúi giục, thái tử A-xà-thế đem vua nhốt vào ngục tối không cho ăn uống, A-xà-thế bèn lên kế vị...

...Vua Tần-bà-sa-la nghe Tôn giả nói xong trong lòng rất an ổn, thấy được ánh sáng của vấn đề chết sống. Và sau đó nhà vua an tịnh vãng sanh.

Phú-lâu-na đối với việc cứu độ chúng sanh khổ nạn không ai bì kịp, thật là khéo thuyết pháp.

11- TINH THẦN BỐ GIÁO

...Phú-lâu-na! Ông nói đúng, làm đệ tử ta bố giáo là việc tu hành trọng yếu thứ nhất, nhưng ta hỏi ông, ông đến nước Du-lô-na, nếu như họ không chấp nhận ông mà lớn tiếng chửi mắng, ông mới làm sao?

- Bạch Thế Tôn! Họ mắng chửi con, con vẫn thấy họ còn tốt vì họ cũng chưa lỗ mãng đến nỗi dùng roi gậy đánh đập con.

- Nếu như họ dùng nắm tay, gạch ngói, roi gậy đánh đập ông?

- Con vẫn thấy họ còn tốt, chưa đến nỗi đâm chém con.

- Nếu như họ dùng dao búa như thế?

- Con cũng cho họ rất tốt, họ cũng còn tình người chưa đến nỗi giết con chết.

- Nếu như họ giết ông chết?

- Như thế con lại cảm ơn họ, đã giết sắc thân của con, hỗ trợ cho đạo nghiệp của con, giúp con mau vào Niết-bàn, giúp con đem sanh mạng báo đáp ân đức của Thế Tôn. Điều ấy đối với con tuy không có trở ngại, chỉ sợ di hại ảnh hưởng không tốt cho họ thôi.

Đức Phật rất hoan hỷ, khen ngợi Tôn giả:

- Phú-lâu-na! Ông không hổ là đệ tử thứ thiệt. Tu đạo, bố giáo, nhẫn nhục, tâm cảnh của ông rất bình an. Chúng ta sẽ đưa ông lên đường.

Phú-lâu-na được Phật khuyến khích rất cảm động, tâm bố giáo bất thối chuyển càng tăng cường mạnh mẽ. Tôn giả đảnh lễ Phật xong, thẳng đến nước Du-lô-na giữa những tiếng hoan nghinh đưa tiễn của chúng Tỳ-kheo.

12- PHẬT SỰ TẠI NƯỚC DU-LÔ-NA

Khi Tôn giả mới đến, chẳng vội giáo hóa thuyết pháp ngay. Trước đó Tôn giả đã học xong ngôn ngữ địa phương Du-lô-na và trong công tác truyền giáo, ngoài ngôn ngữ ra còn phải chuẩn bị nhiều điều kiện.

Nhân dân Du-lô-na đối với tiếng nói của tôn giả không thấy cách biệt, nhưng mọi người thấy Ngài đắp y mang bát đều nhìn với cặp mắt kỳ quái. Tôn giả biết rằng tại một địa phương văn hóa lạc hậu như thế, nếu không dùng phương tiện thì khó mà khai phát lòng tin cho họ. Ngài cũng biết lúc này mà nói chân lý đàm huyền luận diệu thì chẳng có ma nào nghe, chủ yếu trước tiên là phải cải thiện nếp sống của dân chúng. Hoằng pháp không ra ngoài sinh hoạt của thế gian. Do đó, tạm thời Ngài không cho biết thân phận Sa-môn của mình, chỉ như một ông thầy thuốc mỗi ngày lo thăm bệnh và khán hộ người bịnh.

13- ĐIỀU KIỆN CỦA MỘT NHÀ BỐ GIÁO

mười đức phải có trong công tác bố giáo. Đó là:

1.Khéo biết pháp nghĩa.
2.Có thể giảng thuyết.
3.Không sợ sệt trước đám đông.
4.Biện tài vô ngại.
5.Nhiều phương tiện khéo.
6.Tùy theo pháp mà ban bố.
7.Đầy đủ oai nghi.
8.Dũng mãnh tinh tấn.
9.Thân tâm không mệt mỏi.
10.Thành tựu oai lực.

14- KHÁNG NGHỊ VỚI ĐẠI CA-DIẾP

Phú-lâu-na lắng nghe tỉ mỉ phần kết tập và đáp:

- Thưa chư tôn giả! Các vị kết tập giáo pháp như thế này khiến mọi người cảm phục! Về nội dung toàn bộ tôi không có bàn bạc gì thêm. Nhưng về phần Luật tạng, liên hệ đến tám pháp ẩm thực đều dẫn ra để cấm ngăn, tôi khó mà đồng ý, vì điều ấy trái với bản ý của Phật.

Hiện tại các vị cấm tám việc như: Chứa thức ăn trong phòng, nấu nướng trong tự viện, tự nấu, tự lấy thức ăn, từ chỗ khác đem thức ăn về, ăn các thứ trái cây, ăn những vật thực sản xuất từ hồ ao. Cấm tám điều ấy thật là rất bất tiện cho các nhà tu trong Tăng đoàn. Gặp lúc lúa bắp khan hiếm, gặp thời đói khổ, khi đi xin không được thức ăn, Phật đều cho phép tám việc trên.

Phú-lâu-na nhập Niết-bàn lúc nào, và ở đâu? Chuyện đó không có tài liệu khảo cứu, chúng ta chỉ biết rằng, sau khi Phật nhập diệt Phú-lâu-na vẫn nhiệt tâm đi giáo hóa khắp nơi. Xem cuộc kháng nghị của Tôn giả với ngài Đại Ca-diếp, chúng ta thấy Đại Ca-diếp cố giữ đúng y pháp, còn Phú-lâu-na thì đứng về phương diện tự do.

Tôn giả Phú-lâu-na luôn luôn lưu tâm đến Phật pháp, luôn luôn vì đại chúng mưu cầu hạnh phúc. Ở thời ma cường pháp nhược này, chúng ta tìm đâu ra một tinh thần và nhiệt tình bố giáo như Tôn giả?
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 07/07/12 10:46 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thập đại đệ tử Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muôn có một cái chết bình an, thì hiện đời phải tập sống một cuộc sống bình an.

Hằng ngày phải giữ cái tâm cho thanh tịnh, làm nhiều việc lành nếu có thể, tránh làm việc ác (Kinh Pháp Cú). Nếu huân tập suốt đời thì lâm chung, tâm được nhẹ nhàn thanh tịnh như lúc sống hằng ngày vậy, nên ra đi nhẹ nhàn yên ổn, sẽ được sanh vào cõi lành nhân thiên. Không bị đọa lạc trong ba đường ác.

Do vậy một người không phải là Phật Tử, không biết gì về phật pháp, không tu Phật pháp, nhưng hằng ngày sống đơn giản với tâm nhẹ nhàn an lạc, không lo nghĩ nhiều, thường làm việc thiện lành giúp người, không làm việc ác thì lúc lâm chung còn có thể ra đi được nhẹ nhàn, như sống đến 100 tuổi, ra đi trong giất ngủ. Huống gì là người Phật Tử chân thật tu hành Phật Pháp ư?

Ông ngoại của tôi ở Vĩnh Long lúc xưa là một ông thầy dạy Nho, suốt một đời sống ở thôn quê, giản dị, bình an. Lúc lâm chung biết trước liền bảo con cháu "Hôm nay ba đi, các con ra chùa mời thầy tụng kinh tiễn ba đi". Mời thầy về, vừa tụng thời kinh, ông ngoại tôi liền ra đi nhẹ nhàn.

Ông ngoại tôi họ Lưu, dòng dõi vua chúa ở Trung Quốc bao thời đại, đến đời sau suy vi, theo ông cố tôi sang Việt Nam thị nạn và lập nghiệp. Ông không có hành Phật pháp gì cả. Nhưng cả một đời dạy chữ Hán, dạy Nho văn ở thôn quê, trồng ruộng lúa cây cỏ sống qua ngày. Cảnh thôn quê thì bình yên. Nên cả đời sống với tâm an lạc bình yên, lúc chết cũng nhẹ nhàn bình yên.

Chứ không phải người Niệm Phật vãng sanh là biết trước ngày giờ đâu. Người thường cũng có thể biết ngày mình ra đi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thập đại đệ tử Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Đó là tâm thanh tịnh
Ông ngoại của ThanhTri tuy không học giáo lý nhà Phật nhưng hành thì lại tương đồng.
Càng thanh tịnh gần với tự tánh thì càng thấy được nhiều thứ hơn(không bị ngăn che bởi thức)
nhưng hằng ngày sống đơn giản với tâm nhẹ nhàn an lạc, không lo nghĩ nhiều
Này Thiện tri thức, nếu người tu hạnh bất động, chỉ khi thấy tất cả người, không thấy việc phải quấy, tốt xấu, lỗi lầm của người tức là tự tánh bất động. Này Thiện tri thức, người mê thân tuy bất động, mở miệng liền nói việc phải quấy, hay dở, tốt xấu của người là cùng đạo đã trái nhau
Hai đoạn trích trên rất đồng nhau


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách