Thơ Bùi Văn Hải

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

Bùi Hải đã viết:Hay bao nhiêu

Nhà nghèo vách đổ, ngói liêu xiêu
Cửa mở thênh thang sớm tới chiều
Áo mỏng che thân còn khoái mặc
Cơm khô lấp dạ cứ vui chiêu
Thảnh thơi đón gió, quăng luôn võ
Nhẹ nhõm trông trăng, bỏ cả kiều
Vạn sự vô thường, đau nếu giữ
Hiểu rồi vứt được, hay bao nhiêu
:D Lâu quá mới thấy đh quay lại , lành thay , lành thay bonghong


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

Thơ hay , ý cũng hay tangbong tangbong


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Bệnh không mong khỏi

Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu
Phật pháp tinh chuyên, chẳng chút sầu
Xác dẫu dật dờ, hom tựa khỉ
Thần còn an tịnh, sáng như châu
Nhẹ nhàng quán chiếu, quên đau họng
Thong thả tư duy, kệ nhức đầu
Mọi hướng hào quang luôn rạng tỏa
Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu

:)


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Bỏ mong

Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong
Đích sẽ thêm xa, rối cả lòng
Tu cứ mơ thành, quên tự tại
Đi toàn gấp đến, quẳng thong dong
Xôn xao hạ tới, ve ngân tiếng
Lặng lẽ xuân sang, lúa trổ đòng
Duyên chín việc tròn, không phải vội !
Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Bùi Hải đã viết:Bỏ mong

Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong
Đích sẽ thêm xa, rối cả lòng
Tu cứ mơ thành, quên tự tại
Đi toàn gấp đến, quẳng thong dong
Xôn xao hạ tới, ve ngân tiếng
Lặng lẽ xuân sang, lúa trổ đòng
Duyên chín việc tròn, không phải vội !
Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong

tangbong quán tự tại, hành thâm Bát nhã.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Y thơ sơ lĩnh
(Lý thuyết đông y rất khó, để chuyển thành thơ mà giữ đúng luật thơ thì sức tôi không làm nổi, vì vậy bài y thơ của tôi làm không bám luật thơ, chỉ giữ y lý, hy vọng có ích cho các bạn)

Y thơ sơ lĩnh

(Những điều thầy dạy thâm sâu
Mình đang sơ học chỉ mong hiều dần)
Bùi Hải


PHẦN I

TỰ SỰ

Từ lâu đã cảm nghề y
Cơ duyên chưa tới, biết sao thành nghề
Tới rồi lại chẳng phải thời
Nhưng mà không học, sẽ hoài băn khoăn
Lời thầy dạy vốn là văn
Muốn ghi tạc dạ, ta biên thành vần
Sơ lĩnh thiếu sót muôn phần
Nhất là phần mạch, thiết còn sơ khai
Bạn đọc rồi, phải đọc chăm
Sách chẩn thiết yếu: thầy Khai biên tài
Đừng chê mình nói dông dài
Y mà sơ lược muôn phần hiểm nguy
Lược bỏ cắt xén ở đây
Chỉ vì không đủ thời gian nên đành.
Bạn ơi cố học cho dành
Chỗ nào không hiều, mang ngay hỏi thầy.

Hà Nội ngày 15/11/2009.

PHẦN II
HỌC THUYẾT
THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

Thiên là vũ trụ bao la
Luôn tuân quy luật âm dương, ngũ hành
Người thì nhỏ bé nên đành
Là vũ trụ nhỏ, vận hành theo thiên
Thức thời, phải hiểu tự nhiên
Thích nghi, chế ngự, mới mong sinh trường
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”(1).


(1)Lương y Tuệ tĩnh

PHẦN III.
KHÁI NIỆM VỀ KHÍ,
HUYẾT, TINH, TÂN DỊCH, THUỶ, HOẢ

I. Khí:

Khí trời ở khắp mọi nơi,
Gọi là không khí, bạn quen nghe rồi
Tông khí, vệ khí: khí trời,
Hợp cùng tinh vị đồ ăn sinh thành
Tay chân, khí huyết vận hành
Là do tông khí lưu thông mạch ngầm.
Vệ khí tính chất cương cường
Đi ra ngoài mạch, da, cơ, các vùng
Làm ấm cơ, nhục, da , lông
Đóng mở tấu lý, chống xâm ngoại tà.
Thần khí là khí tâm hồn
Tinh lực, thần phách con người tạo ra
Dinh khí thì ở trong ta
Gốc từ dinh dưỡng sinh ra thôi mà
Kinh lạc, tạng phủ, huyết, tân…
Nhờ vào dinh khí sinh sôi vững vàng
Nguyên khí, khí của chân nguyên
Thiên tiên sinh trưởng, thận lưu trong lòng
Hậu thiên bổ túc không ngừng
Tam tiêu đưa lối, mới sinh dục tình
Luận về khí, vạn dạng hình
Chia thành nhiều loại, hãy tìm hiểu thêm.

II. Huyết:

Huyết là vật chất hữu hình
ở dạng thể lỏng, trong mình lưu thông
Đài tải thuỷ, hoả, khí, tân
Đi nuôi cơ thể của ta hàng ngày.

III. Tinh:

Ở trên cơ thể con người
Vật chất cơ bản cấu thành là tinh
Tiên thiên: bố mẹ truyền cho
Hậu thiên: dinh dưỡng, đồ ăn tạo thành
Làm tinh hoá khí: tiên thiên
Hậu thiên: khí hoá thành tinh, bạn à.

IV. Tân dịch:

Tân dịch là nước trong ta
Do tinh vi chất đồ ăn hoá thành
Tân trong, ở biểu, thuộc dương
Ở lý, dịch đục, thuộc âm chính là.

V. Thuỷ:

Thuỷ là vật chất hữu hình
Hoặc vô hình ở trong thân con người
Thuỷ chủ về sự lưu thông
Điều tiết chất lỏng ở trong thân mình.

VI. Hoả:

Hoả là vật chất vô hình
Chủ về điều tiết nhiệt trong thân mình
Mỗi sự chuyển hoá trong ta,
Hay trao đổi chất, hoả đều góp công.

PHẦN IV
KHÁI NIỆM VỀ LƯỠNG NGHI,
ÂM DƯƠNG, TỨ TƯỢNG, NGŨ HÀNH


I. Lưỡng nghi:

Trong vũ trụ, ở khắp nơi
Xét mọi sinh thái, và ngay con người
Tồn tại trạng thái ngược nhau
Gắn thành từng cặp, với nhau thật bền
Ví như động - tĩnh; dưới - trên
Rắn – mềm; hư – thực; âm – dương; nhiệt - hàn.
Những cặp tương ứng rõ ràng
Của các chỉnh thể gọi là lưỡng nghi

II. Âm dương.
1. Định nghĩa và các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương:

Âm là u ám, tối tăm,
Dương là cao, sáng, bay xa, vươn dài
Theo phân tích của tiền nhân
Âm dương nương tựa gọi là “hỗ căn”
Âm dương mâu thuẫn đấu tranh
Gọi là “đối lập”, như đêm với ngày
Dẫu rằng là đối lập nhau
Vẫn luôn vận động, và luôn thăng bằng
Nếu không là bất bình thường,
Vậy nên mới bảo: “âm dương bình hành”
Trong dương xét thấy có âm
Xét âm thì thấy dương nằm bên trong
Âm dương hoá chuyển không ngừng
“Bên tiêu, bên trưởng”, đổi hoài không thôi
Thịnh suy hai mặt phân đôi
Hình đồ thái cực người xưa, xem giùm.


2. Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học:
a. Đặc trưng, vị trí:

“Âm, dương” – nền tảng luận y
Dương phần bao bọc, trở che âm phần
Đặc trưng, các tính chất này:
“Hưng phấn, tích cực, tiến lên, vô hình…”
Nếu theo vị trí ta bàn
Là nông (biểu), trên, trái, sau lưng con người
Âm là cốt lõi của dương
“Trầm tĩnh, tiêu cực, rút lui, hữu hình…”
Cứ theo vị trí mà bàn
Là trong (Lý), dưới, phải, trước người ai ơi.

b. Cấu tạo sinh lý:

Xét về cấu tạo, lý sinh
Kinh dương, phủ, khí, phạm trù thuộc dương
Kinh âm, tạng, huyết, vị, âm
Phạm trù âm đó, ghi sâu trong lòng.

c. Quá trình phát sinh bệnh tật:

Bệnh tật mà có phát sinh
Là do sự mất thăng bằng âm dương
Biểu hiện: thiên thắng hay suy
Thiên thắng, dương thắng, nhiệt gây trong người
Thiên thắng, âm thắng gây hàn
Mạch trì, người lạnh, đi ngoài, tiểu trong.
Thiên suy, dương hỏng, sinh hàn
Âm hư sinh nhiệt, người gầy, bạn nghe.

III. Tứ tượng.
1. Định nghĩa tứ tượng:

Âm, dương, khi mới sinh ra
Gọi bằng chữ “thiếu”, hai bên chung phần
Thế rồi phát triển, sinh sôi
Tới mức cao nhất, gọi bằng “thái” thôi
Bốn hình tượng của âm dương
Gọi là tứ tượng, bạn hay chưa nào ?

2. Dương minh, quyết âm:

Dương minh: sự sáng của dương
Tức là dương thịnh, cũng gần “thái dương”
Quyết âm: âm khí động trong
Thúc đẩy hoạt động ở trong âm phần.

IV. Ngũ hành:

Đại diện vật chất trên đời
Năm loại cơ bản gọi tên ngũ hành.

1. Tương sinh:

Trong lòng thổ, hiện ra kim
Kim tan sinh thuỷ, thuỷ sinh, mộc tồn
Mộc bốc cháy, hoả sinh ra
Hoả thiêu vật chất thành ra thổ vàng.

2. Tương khắc:

Kim thì khắc mộc ai ơi
Tựa dao chặt củi, như cưa, cưa bàn.
Mộc lại khắc với thổ vàng
Giống cây bám đất, đâm sâu vào lòng
Mùa mưa, đất chặn nước dòng
Nên thổ, khắc thuỷ, dĩ nhiên, khỏi bàn
Nước mát giảm khát cho người
Vì thuỷ khắc hoả, thuỷ vào hoả tiêu
Hoả thì lại khắc được kim
Ai người không hiểu, hỏi ngay lò rèn.

3. Tương thừa, tương vũ:

Ở trong điều kiện bất thường
Sẽ sinh tương vũ, tương thừa ai ơi
Hành thắng vốn khắc hành thua
Nếu khắc quá mạnh – gọi tên tương thừa
Tương vũ, thì lại khác nào
Hành thắng không thắng, hành thua đánh vào.

4. Ngũ hành trong y học:

Căn cứ vào luật ngũ hành
Mà tìm cách trị bệnh ngay tại nguồn
Chính tà: tạng phủ bản thân
Hư tà tạng mẹ, thực tà tạng con
Tặc tà tạng khắc gây nên
Vi tà: khắc tạng không xong, bị đòn.

PHẦN V
TẠNG - PHỦ; KINH - LẠC

I. Tạng - phủ:
1. Ngũ tạng:

Ngũ tạng là các cơ quan
Tàng trữ tinh khí ở trong con người

a. Tạng tâm:

Vị trí số một là tâm
Chi phối sự sống, là nơi tàng thần
Thúc đẩy huyết dịch lưu thông
Qua mạch, nuôi dưỡng toàn thân hồng hào

Ngoài tâm còn có tâm bào
Thúc đẩy co bóp, chống xâm nhập tà
Tâm còn khai khiếu lưỡi mà
Lưỡi đỏ - tâm nhiệt, lưỡi xanh - huyết tồn.

Tâm hàn ngực trái cấp đau
Trầm trì mạch đập, chân tay cũng hàn.
Tâm nhiệt: mạch sác, nói nhàm
Lưỡi cứng, lưỡi nẻ, trong lòng không vui
Tâm hư mất ngủ, hay quên
Hồi hộp, sợ hãi luôn luôn bên mình
Tâm thực rối loạn tinh thần
Bực dọc, nói nhảm, lại cười luôn luôn.

b. Tạng can:

Cội nguồn hoạt động là can
Là nơi tàng huyết, nơi nương giá hồn
Can chủ về giúp khí hành
Vinh nhuận ra móng, nuôi cân đủ đầy
Mắt là khai khiếu của can
Can hư, chóng mặt, móng khô, quáng gà
Can nhiệt mắt đỏ, đau nhiều
Can thực, bực tức, sườn đau, giận nhiều
Can hàn bụng dưới đau luôn
Nôn khan ra bọt, chớ quên nghe thầy.

c. Tạng tỳ:

Tạng tỳ ngụ ở trung tiêu
Chủ về vận hoá, nước và đồ ăn
Thống huyết, chủ nhục, tứ chi
Khai khiếu ra miệng: đỏ môi, nhiệt tỳ
Tỳ hàn tiêu hoá kém đi
Nôn mửa, đau bụng, chân tay lạnh dần
Tỳ thực, bụng trướng, bí hơi
Tỳ hư mệt mỏi, kém ăn, mặt vàng.

d. Tạng phế:

Phế là nguồn cội khí thần
Điều thông thuỷ đạo, chủ về bì, mao
Phế hoà, hô hấp điều hoà
Phế mà trở ngại, ngửi không thấy mùi
Bệnh nhân sợ lạnh, ho đàm
Chảy mũi, bọt trắng, là do phế hàn
Phế thực thở gấp, ngực đầy
Phế nhiệt, máu mũi, họng đau chính là
Phế hư da trắng, sợ hàn
Hơi thở yếu, ngắn, bì mao khô đều.

e. Tạng thận:

Tạng thận tàng ẩn tinh hoa
Chủ về phát dục, chủ về tuỷ xương
Tai ù, hạn trộm, di tinh
Lưng, gối cùng mỏi, thận hư đúng rồi
Thận thực khó chịu trong người
Do hơi từ bụng dưới người dồn lên.
Thận nhiệt tiểu đỏ, đau răng
Đại tiện táo bón, chân răng máu rò
Nằm co, tiêu lỏng sớm ngày
Chân tay giá lạnh, đúng ngay thận hàn.

f. Quan hệ giữa tạng với tạng:

Tâm thì chủ huyết, tỳ sinh
Tỳ chủ cơ nhục, tỳ hư, tâm hèn
Tâm là chủ huyết, can tàng
Tâm là thủ trưởng, can là thủ kho.
Tâm dương, thuộc hoả, thận âm
Bình hành giữ thế âm dương cân bằng
Tâm và phế phối hợp nhau
Vận hành khí huyết, duy trì chức năng.
Huyết không có khí, không hành
Khí không có huyết, dựa vô nơi nào?
Phế là chủ khí, tỳ sinh
Tỳ hư thì phế cũng hư theo tỳ
Phế là chủ khí, thận xin
Thận không nạp khí, ho, hen, suyễn liền
Can thì phát động cơ quan,
Tỳ thì vận chuyển, như xe thêm dầu
Can huyết do thận tinh nuôi
Thận tinh không đủ, huyết thời kém ngay
Thận là gốc của tiên thiên
Tỳ là gốc của hậu thiên ấy mà.

2. Lục phủ:

Lục phủ là các cơ quan
Thu nạp ngũ cốc, hoá tiêu, chuyển dời
Sau khi hấp thụ đủ rồi
Bài tiết cặn bã từ trong ra ngoài.
Đởm là biểu – lý với can
Chủ về quyết đoán, dám suy, dám làm
Vị lại biểu – lý với tỳ
Chuyên về chứa đựng, làm nhừ thức ăn
Tiểu trường biểu – lývới tâm
Phân thanh, giáng trọc ở trong thân mình
Phế biểu – lý với đại trường
Đại trường thu nước, tống phân ra ngoài
Bàng quang – thận: biểu – lý nhau
Bài tiết nước tiểu, thu tân dịch vào.
Tam tiêu gồm hạ, thượng, trung
Chủ về can, thận; phế, tâm; vị, tỳ.

3. Kinh lạc:

Đường thông khí địa, thiên, nhân
Là kinh, đi dọc, lạc thì bao ngang.

PHẦN VI
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Ngoại tà là gốc ở ngoài
Gốc trong cơ thể gọi là nội nhân
Còn do bất nội ngoại nhân
Là nguyên nhân khác để sau sẽ bàn.

I. Ngoại tà:

Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài
Là do lục khí bất thường mà ra.
Hoả, thử, táo - thấp, hàn, phong
Vốn là chính khí địa - thiên qua người

Thường thì vận hoá âm dương
Giúp cho sự sống trong ta thăng bằng
Một khi thiếu, hoặc là thừa
Tức thì gây bệnh gọi chung ngoại tà

Ngoại tà khi mới vào thân
Gọi là cảm mạo “tức giai đoạn đầu”
Vệ khí, chính khí còn nhiều
Chính tà kháng cự nhiệt thời sinh ra

Muốn trị bệnh, phải phân minh
Chia ra khó, dễ, để riêng ta bàn:

Đối với hoả, thử , táo tà
Đánh nhanh rút gọn, bệnh này chẳng lo

Chỉ xem chừng thấp, hàn, phong
Có tính ẩn phục, lẩn vào kinh nhanh
Lẩn vào gây tắc đường kinh
“Bất thông tắc thống” – bệnh lưu trường kì.

1. Hoả tà:

Hoả tà có tính bốc lên
Miệng khô, mặt đỏ, sốt cao, nói xàm
Loét lưỡi là hoả ở tâm
Vị hoả sưng lợi, can đau mắt liền
Hoả tà bức huyết vong hành
Tổn thương mạch lạc, phát ban trên người

Âm hư nội hoả sinh ra
Có mồ hội trộm, trong xương nhức nhiều
Đôi gò má đỏ làm sao
Triều nhiệt, phiền uất, ho khan, lưỡi hồng

2. Thử tà:

Thử là chủ khí mùa hè
Có tính “thăng tán” chia ba dạng này
Đau đầu, sốt chẳng mồ hôi
Khát nước, mệt mỏi, gọi là dạng Thương
Trúng thử là dạng nặng hơn
Chân tay lạnh toát, mồ hôi ra nhiều
Chóng mặt, khó thở, hôn mê
Gọi là say nắng, dân gian quen rồi.
Thử thấp xung đột âm - dương-
Kiết lị, ỉa chảy, bệnh hay nhiễm trùng.

3. Táo tà:

Táo là chủ khí mùa thu
Lương táo gây sốt, họng khô, ít đờm
Đau đầu mà chẳng mồ hôi
Người thì sợ lạnh đắp chăn thêm nhiều
Ôn táo miệng khát tâm phiền
Sốt cao đau ngực, đau đầu, mũi khô
Nội táo gầy ốm lưỡi khô
Bì mao khô nốt là do sốt dài
Hoặc do ỉa chảy lâu ngày,
Hoặc do tạng nhiệt, đắng, cay quen dung

4. Thấp tà:

Trưởng hạ chủ khí thấp tà
Hợp với tà khác gây hàn, thử, phong.
Ngoại thấp xâm nhập vào trong
Gây đau nhức mỏi, thuỷ không vận hành
Đới hạ, bạch trọc sinh ra
Đầy bụng, ỉa chảy cũng do thấp này
Nội thấp là bởi tỳ hư
Thuỷ thấp ứ trệ, vận hành không xong
Nếu ứ mà ở thượng tiêu
Ngực sườn đầy tức, mắt hoa, nặng đầu
Trung tiêu thì bụng trướng đầy
Kém ăn, ỉa chảy chân tay nặng nề
Thuỷ thấp ứ ở hạ tiêu
Tiểu ít, tiểu đục, chân phù, khí hư
(Khí hư “huyết trắng” ở phụ nữ).

5. Hàn tà:

Hàn là chủ khí mùa đông
Hợp cùng phong, thấp gây bao ưu phiền

Phong hàn xem ở mục phong
Hàn thấp ỉa chảy, bụng đau, nôn hoài

Hàn vào tỳ, vị dương hư
Hàn mà phạm phải da cơ: “cảm rồi”.

Nội hàn, nội tạng sinh ra
Là do dương kém âm gây sự liền
Thượng tiêu: Tâm phế dương hư
Trung tiêu: tỳ vị dương hư, vị hàn
Hạ tiêu là thận dương hư
Gây nên hen suyễn, liệt dương cho người.

6. Phong tà:

Phong tà là thuộc về dương
Bốc lên, lan toả khắp nơi trong người
Tính hoạt biến, di chuyển nhanh
Vùng đau hay chạy chỗ này, chỗ kia.
Bệnh nặng nhẹ, chuyển thật mau
Hợp cùng tà khí dưới đây sinh phiền:

Phong hàn: ngạt mũi, mạch phù
Sợ lạnh, sợ gió, thịt xương nhức hoài
Nếu sốt mà họng đỏ đau
Lạnh thì không sợ, gió vào lại ghê
Nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ
Bắt mạch phù sác là phong nhiệt rồi.

Phong thấp đau nhức khớp xương
Bênh này thường gặp những ai tuổi nhiều.
Nội phong không phải bên ngoài
Mà do can nóng bất thường sinh ra
Chứng này hiện trạng sốt cao
Chóng mặt, hoa mắt, liệt thân, co người.

II. Nội nhân:

Thất tình là bảy thứ tình
Sinh ra cảm xúc từ trong con người
Thất tình thái quá chẳng nên
Tổn thương nội tạng, sinh sôi bệnh nhiều

Nộ quá thì tổn đến can
Cáu gắt, uất ức, nguyệt kinh không đều (Phụ nữ)
Suy tư quá độ, tổn tỳ
Gây ăn uống kém, bụng đầy, bế kinh
Tâm bào lạc tổn, do buồn
Lo lắng nhiều quá, phế thì tổn thương
Vui mừng thái quá, tổn tâm
Làm cho mất ngủ, hay quên, hay cuồng
Thận tổn, sợ quá mà nên
Mặt mày tái bệch, người như mất hồn
Kinh hoàng, đởm tổn, thật buồn
Nhiều người đột tử là do chứng này.

III. Nguyên nhân khác:

Một là dục quá chẳng nên
Sẽ làm hại thận, tổn tinh, yếu người
Hai trật đả nặng, khó hồi
Ba trùng thú cắn mà gây nhiễm trùng.

PHẦN VII
BÁT CƯƠNG

Bát cương chẩn đoán, tìm phương
Âm, dương, biểu, lý, thực, hư, nhiệt, hàn
Âm là chứng: lý, hư, hàn
Còn biểu, thực, nhiệt, chứng dương chính phần
Dương hư sinh chứng ngoại hàn
Âm hư nội nhiệt sinh sôi, đúng rồi.
Biểu chứng là bệnh ở ngoài
Lý chứng bệnh đã truyền sâu vào lòng
Hư thì chính khí nhược, hư
Thực là tà khí nhập thân gây phiền
Hàn, nhiệt: chất bệnh giúp thầy
Chẩn đoán cho đúng, đặt phương hợp thời.



PHẦN VIII
CHẨN ĐOÁN HỌC

I. Vọng chẩn:

Vọng dùng thị giác tư duy
Phân tích yếu tố mà suy bệnh tình.

1. Thần:

Còn thần mắt sáng long lanh
Tỉnh táo là nhẹ, bệnh tình tốt thôi
Thần kém mệt mỏi bơ phờ
Nói không có sức, khí suy, bệnh dài
Mất thần, chẳng phản ứng gì
Chính là sắp tới giờ qua suối vàng.

2. Sắc:

Nhìn sắc phải biết được màu
“Khách” là sắc mặt đổi do khí trời
Hoặc do lao động, rượu bia
Thay đổi tình cảm, hay phơi nắng nhiều…
“Bệnh” thì do tạng gây ra
Tạng không ổn định, mặt ta biến màu.

***
Nếu mà thuỷ thấp chẳng thông
Da không được dưỡng, chuyển sang sắc vàng
Vàng mà lại thấy thêm xanh
Biểu hiện thấp nhiệt, đớn đau trong lòng
Phong nhiệt: vàng, lại hồng hồng
Vàng như quýt chín, đúng ngay thấp tà
Vàng vàng, nhợt nhạt sắc màu
Can khí uất kết, tỳ hư nhược rồi
Ai đang có bệnh trong người
Mặt vàng, tươi nhuận, bệnh thời sắp qua.

***
Mặt người khoẻ mạnh trắng hồng
Chân sưng, mặt trắng, thì là khí hư
Thân gầy, mặt trắng: huyết khô
Trắng mập phúng phính là do tích đàm
Sắc trắng, ảm đạm, nhợt màu
Vị, phế hư yếu, nhập thêm hàn tà
Mặt trắng, má đỏ thân gầy
Âm suy, dương thoát gây nên chứng này
Trắng đục màu, giống xương khô
Bệnh này phế tuyệt, rất nguy kịch rồi
Trắng thanh tông khí dồi dào
Trắng mà bạc phếch: phế đang hư hàn
Phế tuyệt mặt trắng, ngứa đầu
Trắng bóng, nhuận đỏ, là thân điều hoà.

****
Thận, suy mặt, trán thậm đen
Đen do huyết ứ, da lên vảy liền
Thận nhiệt bí tiểu, răng khô
Đen xanh gan ngựa, bệnh nguy khó lành
Thần khí mà tuyệt đen than
Mặt đen: khí tuyệt, dương suy mất rồi.

****
Xanh do khí huyết không thông
Kinh mạch trở trệ gây đau mà thành
Bệnh phổi, kết hạch, cuối kỳ;
Viêm, giãn phế quản mặt thường xám xanh
Dạ dày, đường mật mà đau
Sẽ gây co giật, mặt coi tím bầm.

***
Nhiệt làm sắc mặt đỏ lên
Thực nhiệt toàn mặt, hư thì má thôi
Sắc đỏ xuất hiện quai hàm
Lại thêm trên má là tâm bệnh làm
Sốt, mà trưa má đỏ lên
Hai chân thì lạnh: âm hư, hoả bùng
Ỉa chảy, gò má đỏ hồng
Phân thì không chín, lạnh đều chân tay
Gọi là hàn giả nhiệt đây
Bệnh này khó chữa, thoát dương, rất phiền
Đỏ mặt mà chẳng, mồ hôi
Rất khó chữa được, sắp qua đời rồi
Má đỏ, vết bằng ngón tay
Giữa khi bệnh nặng, mất đi thăng bằng
Đứng ngồi chệnh choạng không xong
Không thể chữa được, qua đời sớm thôi.
3. Xem hình thái:

Xem hình dáng, đoán bệnh tình
Tạng, phủ hư yếu hay là khoẻ đây?
Da lông khô bởi phế hư
Cơ nhục teo nhẽo, tỳ hư đúng rồi
Phát triển chậm, bởi thận hư
Người béo: đàm thấp; mau gầy: âm hư.

4. Xem mũi:

Mũi xanh đau bụng mà ra
Mũi đen trong ngực hiện đang có đàm
Sắc trắng: mất máu, khí hư
Đỏ thì phế nhiệt, thấp lên màu vàng
Hen, xuyễn, cánh mũi phập phồng
Mũi mà chảy nước: “nhiệt”, “hàn” phong gây.

5. Xem mắt:

Khoé mắt sắc đỏ: hoả tâm
Tỳ bệnh: lòng trắng hiện lên sắc vàng
Mắt đỏ mà lại sưng đau
Can hoả phong nhiệt gây nên bệnh này.
Thận đen dưới mắt, mi trên
Trắng (phế), xanh (can) hiện ở hai nơi: khoé, lòng

6. Xem môi:

Môi đỏ khô: nhiệt mà ra
Môi mà đỏ nhợt ấy là huyết hư
Ứ huyết môi sẽ tím xanh
Âm hư hoả vượng, đỏ hồng môi lên
Môi xanh đen bởi có hàn
Môi mà lở loét là do nhiệt làm.

7. Xem lưỡi:
a. Chất lưỡi:
- Màu sắc:

Nhạt màu, hơi trắng: hư, hàn
Đỏ là thực nhiệt hoặc hư nhiệt làm
Xanh tím hàn, nhiệt khác nhau
Nhiệt ít tân dịch, lưỡi khô, tím nhiều
Hàn làm tím nhuận, lưỡi xanh
Nếu mà ứ huyết đám ban nổi nhiều

- Hình dáng:

Lưỡi mỏng, gầy nhợt: âm hư
Mọng đỏ: thực chứng; nhiệt gây: nhạt màu
Hai bên có dấu răng in
Đờm thấp ngưng tụ hoặc hư dương, hàn.
Tà nhiệt mà thịnh gai khô
Gai lên đầu lưỡi là tâm hoả nhiều
Trường vị nhiệt, giữa lưỡi gai
Can đởm nhiệt thịnh gai đâm ra dìa.

- Cử động:

Lưỡi lệch là bị trúng phong
Cứng, vận động khó là do nhiệt làm
Khinh khí rối loạn, lưỡi mềm
Can phong nội động; huyết hư run nhiều
Rụt ngắn là bệnh hiểm nguy
Tâm tỳ có nhiệt thè ngay ra ngoài.

b. Rêu lưỡi:
- Mầu sắc:

Rêu trắng là bởi bị hàn
Rêu vàng: nhiệt chứng; xám đen: nặng rồi.

- Tính chất:

Rêu mỏng là bệnh nhẹ thôi
Rêu dày tà đã vào trong lý rồi.
Lưỡi ướt tân dịch chưa sao
Lưỡi khô tân dịch hư hao ít nhiều.

II. Văn chẩn:
1. Nghe âm thanh;
a. Tiếng nói:

Hư là nói nhỏ, thều thào
Thực nói sang sảng, ngọng là trúng phong.
b. Tiếng thở:

Thở to là thực bạn ơi
Thở nông, ngắn, gấp do hư mà thành.

c. Tiếng ho:

Có đờm gốc bệnh ở tỳ
Ho khan, đờm ít, phế âm hư rồi
Ho mà sổ mũi, hắt hơi
Là do cảm mạo phong hàn gây nên
Ho từng cơn, rít như gà
Ấy là căn bệnh gọi tên ho gà.

d. Tiếng nấc:

Tiếng nấc yếu nhỏ: hư hàn
Thực nhiệt: có sức, tiếng to, liên hồi
Nấc yếu, đứt quãng thì nguy
Đó là bệnh nặng, sắp sang cửu tuyền.

2. Ngửi mùi:

Phân tanh, loãng bởi tỳ hư
Nước tiểu khai đục là do thấp làm (thấp nhiệt).


III. Vấn chẩn:

Thập vấn ca

Nhất vấn hàn nhiệt, nhị vấn hạn
Tam vấn ẩm thực, tứ vấn tiện
Ngũ vấn đầu thân, lục hung phúc
Thất lung, bát khát: cụ đương biện
Cửu vấn cựu bệnh, thập vấn nhân.

(Đại y sư Trương Cảnh Nhạc)

1. Hàn nhiệt:

Mới bệnh, sợ lạnh: phong hàn
Tay chân sợ lạnh là tỳ dương hư
Sợ lạnh lưng: thận dương hư
Bệnh lâu, sợ lạnh: dương hư, lý hàn
(kèm tay chân lạnh).

Sốt cao hoặc sốt buổi chiều
Lòng chân, tay… nóng là do nhiệt làm
Thực nhiệt ở lý sốt cao
Đại tiện ra táo, miệng khô tiểu hồng
Triều nhiệt, sốt, nhức trong xương
Đôi gò má đỏ: lý hư nhiệt rồi
Ngoại cảm mà sợ lạnh nhiều
Sốt có nhưng ít, là do biểu hàn
Biểu nhiệt ngược với biểu hàn
Sợ lạnh thì ít, sốt thì tăng thêm.
Rét nóng chẳng rõ thời giờ
Bán biểu bán lý: “thiếu dương chứng” mà.
Quy luật rét, nóng rõ ràng
Là do sốt rét trong người tạo nên.

2. Hạn:
a. Có mồ hôi và không có mồ hôi:

Sốt phong hàn, hỏi mồ hôi
Không: là biểu thực; có: là biểu hư.
Mạch hồng đại, lại sốt cao
Là lý thực nhiệt, mồ hôi ra nhiều

b. Thời gian ra mồ hôi:

Bình thường đã xuất mồ hôi
Lúc mà hoạt động, mồ hôi càng nhiều
Ra rồi ớn lạnh trong người
Gọi là tự hãn, khí dương hư rồi
Lúc ngủ thì xuất mồ hôi
Lúc tỉnh không có tại vì âm hư (mồ hôi trộm - đạo hãn).

c. Tính chất, số lượng mồ hôi:

Thấp nhiệt hãn xuất màu vàng
Hãn như dầu dính bệnh đang nặng rồi (tuyệt hãn)
Hãn mà có ở nửa người
Là điều báo trước bệnh tình trúng phong
Toàn thân đều xuất mồ hôi

Xuất đều không dứt, lạnh người: vong dương

3. Hỏi về đau ở đầu, mình, ngực, bụng, các khớp xương:
a. Vị trí:
- Đầu:

Đau đầu vùng chẩm, gáy, vai
Là do bệnh ở thái dương kinh rồi
Đau từ trán xuống hai mi
Kinh dương minh bệnh tức thì gây ra
Nửa đầu bệnh tại thiếu dương
Quyết âm mà bệnh thì đau đỉnh đầu.

- Ngực:

Ngực sườn đầy tức mà đau
Can khí uất kết, hoặc vì thiếu dương
Phế nhiệt: sốt, khạc ra đờm
Ho ra mủ máu, ngực đau nhói nhiều
Đau thắt ngực bởi âm hàn
Làm cho huyết ứ, làm cho ẩm đàm.

- Thượng vị:

Thượng vị đầy trướng mà đau
Là quản vị thống, tức đau dạ dày.

- Thiếu phúc (bụng dưới):

Ở vùng bụng dưới mà đau
Can khí uất kết, mạch không thông làm.

- Đau thắt lưng:

Thắt lưng đau bởi thận hư
Hoặc do ứ huyết, hoặc phong, thấp hàn.

b. Tính chất:

Đau rức, sợ lạnh do hàn
Sốt, sưng, nóng đỏ, đau do nhiệt làm
Bởi thấp, ê ẩm nặng nề
Vùng đau di chuyển, ngứa: là do phong
Khí trệ: đau trướng liên miên
Kim châm một chỗ: là do huyết tồn.
c. Mức độ, thời gian đau:

Bệnh mới mắc, trướng mãn nhiều
Thuộc về chứng thực, đau liền không thôi (cự án)
Bệnh cũ, trướng mãn không nhiều
Lúc đau, lúc khỏi, thuộc về chứng hư (thiện án).

4. Hỏi về ăn uống và khẩu vị:
a. Uống:

Miệng khát, uống lạnh, uống nhiều
Bởi vì thực nhiệt trong người gây nên.
Không khát, uống nóng: do hàn.
Tân dịch thương tổn: khát, rồi ỉa, nôn (ỉa chảy).
Khát: mà chẳng uống nước đâu!
Là do chứng thấp, hư hàn gây ra.

b. Ăn:

Mới bệnh, chẳng thấy muốn ăn
Là do khí trệ ở nơi vị, tỳ
Và ngoại cảm, thấp, gây nên
Thức ăn tích trệ: tạo ra chứng này.
Bệnh cũ, cũng chẳng muốn ăn
Thận dương, tỳ vị nhược hư gây phiền.
Mang bệnh, ăn được đừng lo
Vị khí chưa tổn, bệnh không quá phiền
Bệnh nặng, ăn lại nhiều lên
Vị khí khôi phục, bệnh đang hồi dần.
Vị hoả mau đói, ăn nhiều
Vị âm hư: đói, ăn thì chẳng vô.

c. Khẩu vị:

Miệng đắng: thường nhiệt đởm, can
Trường vị tích nhiệt, miệng thường chua, hôi
Miệng ngọt: thấp nhiệt ở tỳ
Đàm trọc, hư: nhạt; Thận hư mặn mồm.

5. Hỏi về ngủ:

Mất ngủ, sợ hãi, hay mê
Là do huyết ở tâm không đủ đầy.
Mất ngủ, vật vã, trọc trằn
Thường do đàm hoả nhiễu tâm gây phiền.
(hoặc do tiêu hoá không thông)
Cũng gây ra chứng ngủ hay trọc trằn.

6. Hỏi về đại tiểu tiện:
a. Đại tiện:

Đại tiện táo, giảm đi ngoài
Phân ít, khô cứng, khó đi hơn thường

Bệnh mới, táo, bụng trướng đầy
Là do thực nhiệt trong người gây nên.

Bệnh cũ, táo ở người già
Phụ nữ sau đẻ, có thai: âm tồi
Hoặc do khí, huyết hư làm
Hoặc là tân dịch giảm: phiền cho thân

Đại tiện rắn trước loãng sau
Tỳ vị hư nhược gây nên chứng này

Thấp nhiệt mà ở đại trường
Đại tiện mót rặn, mũi thì máu ra (lỵ).

b. Tiểu tiện:

Tiểu tiện phải hỏi sắc mầu
Số lần, số lượng thường đi trong ngày

Tân dịch thương tổn: mửa, nôn
Ỉa chảy, xuất hạn, tiểu ra không nhiều

Thực nhiệt: tiểu ít, nóng, vàng
Hư hàn: nhiều nước lại trong và dài
(Còn gặp ở bệnh tiêu khát “đái đường”).

Còn do thấp nhiệt bàng quang
Mót đái, tiểu gấp, đỏ, đau, rắt hoài.
Thận khí hư ở người già
Thì hay mót đái, tiểu luôn cả ngày.
Đái không tự chủ, đái dầm
Thận khí bất cố bệnh thời sinh ra
Đái dầm mà ở trẻ em
Phát dục chưa đủ; thói quen tạo thành (thói xấu).

7. Hỏi về kinh nguyệt, khí hư:
a. Kinh nguyệt:

Hỏi kinh: màu sắc, lượng kinh
Chu kỳ, tính chất, thời gian kinh hành

- Kinh nguyệt bình thường:

Chu kỳ của một vòng kinh
Bình thường là khoảng chừng hai tám ngày
Thời gian ba đến sáu ngày
Kinh đỏ, không cục, lượng kinh bình thường.

- Kinh nguyệt trước kỳ:

Huyết nhiệt kinh xuất trước kỳ
Màu kinh tươi đỏ, nhiều hơn bình thường
Nếu do khí huyết không đầy
Sắc nhạt, lượng ít, bụng đau sau hành.

- kinh nguyệt sau kỳ:

Huyết hàn, ứ: xuất sau kỳ
Sắc thẫm, có cục, bụng đau trước hành
Nếu mà do bởi huyết hư
Sắc nhạt, kinh ít, cũng ra sau kì.

- Rong kinh, rong huyết:

Rong kinh, rong huyết khác thường
Tím đen, thành khối, bụng đau: nhiệt làm
Nhạt màu, có cục, bụng đau
Hư nơi can, thận hoặc nơi vị, tỳ.

b. Khí hư:

Khí hư màu trắng, lượng nhiều
Là do tỳ, thận hư hàn gây nên
Khí hư vàng, dính, hôi, nhiều
Là do thấp nhiệt tạo ra chứng này.

IV. Thiết chẩn:
1. Xem mạch:
a. Mục đích:

Trạng thái của mạch nói ra
Thịnh suy tạng phủ; nông sâu nhiệt, hàn.

b. Nơi xem:

Mạch chia ba bộ mà xem
Thiên, nhân, địa đó, bạn xem bộ nào?
Mỗi bộ có ba chỗ xem
Thái dương; mạch má; trước tai: ở đầu
Nhưng hay hay dùng nhất: mạch quay
Mạch trụ, hợp cốc, ở nơi tay mình.
Dưới chân ta có mạch đùi;
Mu chân; sau mắt cá trong: hay dùng.

c. Mạch quay:

Mạch quay (thốn khẩu) chia ba
Gồm thốn, quan, xích, muốn coi phải tường
Quan ứng với mỏm châm quay
Xích trên, thốn dưới, từ quan ta lường

- Tay phải:

Tay phải xem khí: thuộc dương
Bộ thốn tay phải: phế, thêm đại trường
Tỳ và vị ở bộ quan
Bộ xích: dương thận, tam tiêu chính phần.

- Tay trái:

Tay trái xem huyết, thuộc âm
Bộ thốn tay trái có tâm, tiểu trường
Can và đởm ở bộ quan
Bộ xích: âm thận, bàng quang đó mà.

- Các yếu tố cần thiết để xem mạch chính xác:

Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi
Trước khi xem mạch mười lăm phút tròn.
Người bệnh thoải mái nằm ngồi
Chẩn mạch buổi sáng, lúc chưa ăn gì.
Thầy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng
Tập trung cảm giác ra đầu ngón tay.

- Mức độ ấn tay:

Có ba mức độ ấn tay
Ấn nhẹ (khinh án), rõ nhất: bệnh nhân mạch phù
Vừa phải (trung án) rõ nhất: mạch bình
Ấn sâu (trọng án) rõ nhất: bệnh nhân mạch trầm.

- Bước xem mạch:

Xem ba bộ phận một phen
Gọi là tổng khán: nắm tình hình chung
Rồi từng bộ phận ta tầm
Gọi là đơn khán: nắm tình hình riêng.

- Mạch Tượng:
+ Mạch bình:

Trung án ba bộ: mạch bình
Người lớn bảy tám mươi lần là hay
Có vị khí, có gốc, thần
Tức là mạch xích lực luôn có đều.
Thanh niên mạch có lực rồi
Mạch của phụ nữ yếu hơn là thường
Người gầy mạch thấy hơi phù
Người béo thì mạch hơi trầm bạn nghe
Thấp thì mạch ngắn ít nhiều
Người mà cao lớn, mạch thường dài hơn
Mùa thu mạch bắt hơi phù
Trầm khi đông tới, huyền xuân, hạ hồng.

+ Mạch bệnh:

Mạch khi có bệnh đổi thay
Nông sâu, nhanh chậm, nhỏ to…: lạ thường.

- Các loại mạch:
+ Mạch thất biểu:
Bảy mạch ở biểu thuộc dương
Mạch phù nổi nhất, chạm da, đập rồi
Mạch khẩn soắn, gấp và găng
Giống như vặn, xoắn, kéo, buông dây thừng
Mạch hồng không phải màu hồng
Mà là hồng thuỷ, tượng như sóng trào
Hoạt thì có nghĩa là trơn
Vọt qua, vọt lại trơn tru dễ dàng
Mạch thực rắn chắc, đặc đầy
Sức đi bức bách, lực ba mức đều
Mạch huyền căng thẳng dây cung
Tượng mạnh như bật dây xong ta sờ
Khổng thì ống rỗng cọng hành
Chính giữa không động, động lề hai bên.

+ Mạch bát lý:

Tám mạch ở lý thuộc âm
Hoãn là thong thả, nới dây bung dần
Tốc bộ mạch hoãn quân bình
Mạch sáp (sắc) rin rít như dao cạo bàn
Mạch nhu thì rất yếu mềm
Nhẹ tay thì thấy, mạnh thêm không còn
Hình tượng lơ lửng tơ mành
Sức mạnh thì chỉ như là lông bay
Mạch nhược yếu đuối suy tàn
Lúc có, lúc mất, nặng tay chẳng còn
Mạch trầm ở vị trí sâu
Như đá dưới nước, nhấn tay xuống mò
Trì: tốc độ mạch chậm hơn
Một hơi thở, mạch động hai ba lần
Mạch phục dưới cả mạch trầm
Tựa như mạch nước ở ngầm khe xương
Mạch vi nhỏ, ngắn, tới, lui
Tựa không, tựa có, lơ mơ chẳng dành.

+ Mạch cửu đạo:

Chín mạch thuộc đạo là đây
Mạch kết xít lại, chậm không chu kỳ
Mạch tán tản mát, rữa ra
Lờ mờ trọng điểm, mạnh không, nhẹ còn
Mạch tế nhỏ bé chắc căng
Sức bật yếu đuối, tay ta dễ tìm
Sác thì liên tục, chóng, mau
Một hơi hít thở mạch dao bảy lần (6-7)
Mạch động chuyển động không ngừng
Ấn mạnh tay xuống thấy luôn soay vòng
Hư là rỗng tuyếc, yếu mềm
Tay ấn nhẹ, nặng, đều bè hai bên
Xúc nghĩa là gấp, là mau
Nhanh như mạch sác, hay ngưng bất thường
Mạch đợi nhẹ yếu, đợi chờ
Tựa như mong tiếp sức rồi mới đi
Sự dừng lại có chu kỳ
Chứ không rối loạn, bất thường lên đâu
Mạch cách tướng mạch chắc mạnh
Không có trọng điểm khi mà bật lên
Trống lớn, gõ mạnh, đặt tay
Cảm giác cứ thấy rung lên phừng phừng.

+ Tam mạch:

Tam mach khác: đại đoản trường
Mạch đại khoẻ khoắn, lớn to đẫy đà
Giống như nước nổi tràn đầy
Tay mà ấn xuống, lan dần, yếu đi
Đoạn thì ngắn cụt dưới tay
Chuyển động yếu đuối, không ra khỏi đầu (đầu ngón tay)
Mạch trường là mạch đi dài
Qua hai ba bộ, cũng thường có khi.

+ Mạch thất quái:

Đối với bệnh nặng liệt giường
Chỉ còn mạch xích, thốn quan không còn
Mạch xích giống bảy tượng sau
Gọi là thất quái, thuốc thang cũng thừa
Tước tác là mạch sẻ ăn
Giống sẻ mổ thóc bị rơi sân nhà
Năm ba cái nghỉ một hồi
Thủng thăng, tý chút lại ăn thêm mà
Ốc lậu mưa nhỏ mái tranh
Nhẹ nhàng êm dịu, cứu không kịp rồi
Đạn thạch mạch tới chậm rề
Đã tới thì mạnh như là thạch sa
Giải sách gỡ đám rối ra
Ngư tường: con cá vẫy đuôi, im mình
Hà du: tôm muốn tiến đi
Phải cong người bật đuôi sinh lực nhoài
Phù phí là nước đang sôi
Tốc độ thì chậm: cơm sôi lửa tàn.

- Mạch chủ bệnh:

Mạch phù chủ ngoại cảm đây
Phong nhiệt, phong thấp, cảm phong, phong hàn…
Trầm chủ bệnh khí bạn à
Thống, trệ, uất khí, tích không lưu hành
Mạch trì lại chủ bệnh hàn
Bởi dương khí yếu, hoả chân (chân hoả) cũng tồi.
Mạch sác là bệnh nhiệt làm
Nhẹ toàn thân nóng, nặng thì hôn mê.
Mạch hoạt chỉ có bệnh đàm
Tân dịch, khí huyết kết ngưng thành đàm.
Mạch sắc (sáp) chủ bệnh huyết tinh
Nữ thì thương huyết nam thì tinh suy
Phụ nữ khi đã có thai
Mà tay mạch sắc thì thai bệnh liền
Mạch đại bệnh phát nặng rồi
Khí huyết suy yếu, chẳng mong ngự tà.
Mạch hoãn chủ các thời kỳ
Hoãn khi bệnh dữ là tà đang lui
Mạch hoãn ở lúc bình thường
Là hư khí huyết, bì phù, da khô.
Mạch động: biểu, lý nhiệt rồi
Khí huyết khô nóng gây nên bệnh này
Mạch thực cũng nhiệt mà thôi
Nhiệt trong khí huyết bệnh sinh sôi nhiều.
Huyền chủ về bệnh hư lao
Lao lực quá sức, suy tư quá nhiều
Dục phòng quá trớn bạn ơi
Suy bại cơ thể, huyết hao khí mòn.
Mạch khẩn đau đớn bởi hàn
Mạch trường nhiệt độc, khí tà đang lan
Bệnh nặng, nếu có mạch trường
Kèm theo mạch hoãn: chữa thì dễ thôi
Mạch khổng bệnh huyết đây mà
Sau khi mất máu thường ra mạch này
Mạch vi chủ khí hư hàn
Tế thì suy khí: nguyên, vinh kém làm
Nhu: báo vệ khí kém rồi
Dương khí suy yếu, hãn ra bất thường
Mạch nhược tinh huyết hao mòn
Mạch hư khí huyết kiệt suy quá mà
Cách thì hao tổn huyết tinh
Nữ hay băng lậu, năm thì di tinh
Phụ nữ mà đã có thai
Tay bắt mạch cách sẽ hư thai liền.
Mạch động mất máu bạn à
Băng lậu, tả, lỵ, bệnh dài hư lao
Mạch tán khí huyết không hoà
Mạch phục quan, cách bệnh hành cái thân
Quan là muốn đái không ra
Cách là ăn uống vào xong thổ liền.
Mạch đoản thiếu khí, đoản hơi
Phế vị hàn yếu, mệt thân cho người.
Mạch xúc nhiệt cực bởi vì
Dương khí quá thịnh, âm không đủ hoà.
Mạch kết bệnh tích hại người
Ngoại tà kết tích nội tà gây nên.
Mạch đợi chủ tạng khí suy
Nguyên khí tạng khác thay vào lại suy.

2. Sờ nắn:
a. Xem phần da thịt:
- Hàn nhiệt:

Lý nhiệt nóng cả trong ngoài
Biểu nhiệt chỉ nóng ở ngoài mà thôi
Lòng bàn tay nóng bừng bừng
Nhưng mà không sốt, là hư nhiệt rồi.

- Khô nhuận:

Da nhuận tân dịch chẳng sao
Nếu giảm (tân dịch), ứ huyết, da khô táo liền.

- Phù:

Thuỷ thũng, ấn vết lõm còn
Khí thũng vết lõm nổi đầy lên ngay.
- Mụn nhọt:
Sưng không nóng bởi âm thư
Sưng mà đau, nóng, đỏ: dương mất rồi.

b. Sờ tay chân:

Sờ lạnh, sợ lạnh dương hư
Tay chân đều nóng là do nhiệt nhiều.

c. Xem bụng:

Nếu thích xoa bóp thuộc hư (thiện án)
Nếu mà thuộc thực, không cần xoa đâu (cự án)
Bụng có khối rắn lại đau
Không di chuyển được: giun, hay huyết tồn
Khí trệ lúc có, lúc tan
Không nơi nhất định, không hay thể hình.

PHẦN IX
CÁC HỘI CHỨNG BỆNH

I. Các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân, dịch
1. Hội chứng bệnh về khí
a. Khí hư:

Khí hư ăn uống thất thường
Suy nghĩ mệt mỏi lâu ngày gây nên
Khí hư mạch sẽ tế hư
Thở ngắn, mệt mỏi, chẳng ăn uống vào
Lưỡi nhạt, tự xuất mồ hôi
Khí hư hạ hãm như sa trực tràng…

b. Khí trệ:

Khí trệ uất ức mà nên
Đường khí trở ngại, khí hư yếu hành
Bụng thấy đầy trướng và đau
Lúc nhiều, lúc ít, lại không rõ ràng
Ợ hơi, trung tiện giảm đau
Khí trệ sườn, ngực, gây đau ngực sườn
Ở ruột phúc thống (bụng đau)
Trệ ở trường vị – vị quan thống rồi.

c. Khí nghịch:

Khí nghịch đáng giáng lại thăng
Hoặc hành quá mạnh, hơn khi bình thường
Phế nghịch: ho, suyễn, ho cơn
Vị thì nôn mửa, nấc và ợ hơi
Can khí thượng nghịch đau đầu
Can khí hoành nghịch gây đau ngực sườn
Thượng vị: ỉa lỏng, nôn chua.
Can thận khí nghịch: bôn đồn chuột đi.

2. Hội chứng bệnh về huyết:
a. Huyết hư:

Huyết hư do mất máu nhiều
Tỳ vị hư nhược, hoá sinh giảm dần
Lâm sàng xanh mặt, mắt hoa
Môi nhợt, mất ngủ, tay chân tê hoài
Mạch tế, hay tế sác hư
Sắc bệnh không nhuận, ngực nghe trống dồn
Thở gấp, đoản khí kèm theo
Thì là khí huyết đều hư cả rồi.

b. Huyết ứ:

Huyết ứ: huyết chậm tuần hoàn
Nên mới ứ lại, hay ra tụ ngoài
Thường là vì bị chấn thương,
Khí trệ gây ứ, hoặc do hàn làm
Lâm sàng đau nhói dùi châm
Tại nơi ứ huyết, thấy đang sưng bầm
Tạng phủ ứ huyết to hơn
Sờ vào đau lắm, lưỡi xanh tím rồi.

c. Huyết nhiệt:

Huyết nhiệt: nội nhiệt, nhiệt tà
Lưới đỏ, vật vã, tâm phiền, miệng khô
Người nóng, chẳng uống nước đâu
Mạch tế, tế sác, ban đêm nóng nhiều
Nhiệt mạnh bức huyết ra ngoài
Gây nôn, chảy máu, chẩn, ban trên người
Đại tiện ra máu bạn ơi
Phụ nữ kinh nguyệt, nhiều ghê trước kỳ

d. Chảy máu:

Huyết nhiệt màu máu đỏ tươi
Mạch sác lưỡi đỏ, cả đêm trọc trằn
Tỳ hư không thống huyết rồi
Mạch tế vô lực, máu dai nhạt màu
Huyết ứ máu cục, sẫm màu
Mạch sác, lưỡi tím, đau như kim làm.

3. Hội chứng bệnh về tân dịch:
a. Thiếu tân dịch:

Tân dịch mà thiếu là do
Mồ hôi, ỉa chảy, tiểu, nôn quá nhiều
Hoặc do sốt nặng kéo dài
Hoặc tỳ, phế, thận: công năng loạn làm
Lâm sàng miệng khát họng khô
Da khô, táo bón, tiểu không ra nhiều
Bắt mạch tế sác bạn ơi
Sốt cao gây bệnh, khát ghê, vật nhiều
Nếu kèm thở ngắn, mệt nhiều
Mạch mà hư nhược: khí âm hư đều
Chữa phải thanh nhiệt dưỡng âm
Tăng tân bổ dịch, mới mong bệnh lành.

b. Tân dịch ứ đọng:

Tân dịch ứ đọng là do
Phế, tỳ và thận chức năng không tròn
Lâm sàng: hen., suyễn, đờm nhiều
Thở gấp, hơi ngắn, ngực nghe trống dồn
Mạng sườn, bụng bị trướng đầy
Đại lỏng, tiểu ít, ăn vô nhạt mồm
Rêu lưỡi dày, bắt mạch nhu
Cổ trướng; mặt, mắt, chân phù cả lên.

II. Hội chứng bệnh tạng phủ:
1. Tâm:
A. Hư chứng:
a. Tâm dương hư, tâm khí hư:

Tâm dương hư, tâm khí hư
Hội chứng thường gặp ở nơi người già.
Lâm sàng tự xuất mồ hôi
Trống ngực, thở ngắn, làm chăm bệnh nhiều.
Tâm khí hư sắc mặt xanh
Mạch hư, lưỡi nhạt, mệt vô lực rồi
Tâm dương hư, mặt cũng xanh
Mạch nhược kết đại, lạnh người, tay chân.
Nếu mà hư thoát tâm dương
Chân tay quyết lạnh, mồ hôi không ngừng
Mạch vi muốn tuyệt, môi xanh
Muốn chữa cứ phải tuỳ theo bệnh tình.

b. Tâm huyết hư, tâm âm hư:

Tâm huyết hư, tâm âm hư
Do sinh huyết giảm hoặc sau xuất nhiều
Lâm sàng mất ngủ hay quên
Vật vã, hồi hộp, cứ kinh sợ hoài
Tâm huyết hư sắc mạt xanh
Lưỡi nhạt mạch yếu, mắt hoa, váng đầu
Tâm âm hư: hãn tự trào
Mạch thì tế sắc, ngũ tâm nhiệt phiền
Lưỡi đỏ, rêu ít, sốt hờ
Phép chữa thì cứ dưỡng tâm an thần.

B. Thực chứng:
a. Tâm hoả thịnh:

Tâm hoả thịnh bởi lục dâm
Tình chí hoá hoả bên trong con người
Do dùng thuốc nóng quá nhiều
Hoặc đồ cay, béo ăn nhiều mà ra

b. Tâm huyết ứ đọng do trở ngại:

Âm thịnh hay tâm khí hư
Tình chí khích động hoặc dương hư làm
Đàm trọc ngưng tụ sinh ra
Chứng ứ đọng huyết ở tâm đây mà
Lâm sàng đau trước vùng tim
Lúc không, lúc có, lan dần lên vai
Nặng tay, chân lạnh, xám môi
Mạch tế hoặc sáp: ứ tâm huyết rồi.

c. Đàm hoả nhiễu tâm và đàm mê tâm khiếu:

Tinh thần kích động làm cho
Khí bị kết lại, sinh ra thấp người
Thấp hoá đàm trọc rồi đây
Thấp lâu hoá hoả làm phiền cho tâm
Lâm sàng thần chí khác thường
Nếu là đàm hoả nhiễu tâm: vật nhiều
Miệng đắng, mất ngủ, sợ kinh
Nặng thì cười nói huyên thuyên, thao cuồng
Có kẻ lại đánh mắng người
Mạch hoạt hữu lực, lưỡi rêu vàng dày
Đàm mê tâm khiếu lơ mơ
Chẳng ai bên cạnh nói luôn một mình.
Nặng thì bất chợt ngã lăn
Mạch trầm, huyền, hoạt, lưỡi rêu trắng đầy.

2. Phế:
A. Hư chứng:
a. Phế khí hư:

Phế hư do nói quá nhiều
Hoặc là tâm, thận, khí hư cũng hành
Hay tỳ chẳng vận tinh vi
Thuỷ cốc lên phế làm cho phế tồi
Lâm sàng lưỡi nhạt, mệt người
Ngại nói, nói nhỏ, mạch hư: đúng rồi.

b. Phế âm hư:

Phế âm hư: bệnh lâu ngày
Hay bệnh mới mắc, tổn thương phế làm
Lâm sàng ho nặng không đờm
Hoặc đờm ít, dính, họng khô, người gầy.
Xem lưỡi thì thấy đỏ lên
Mạch tế vô lực, dịch tân không nhiều.

Âm hư hoả vượng khát khô
Mạch thì tế sác, mồ hôi trộm nhiều,
Lưỡi đỏ, chiều phát sốt lên
Miệng thì khô khát ho ra máu liền.

B. Thực chứng:
a. Phong hàn thúc phế:

Ho mà tiếng mạnh, đau mình
Mũi chảy, sợ lạnh, đờm loang, trắng mồm (lưỡi)
Miệng không khát, mạch khẩn phù
Phong hàn thúc phế chính danh chứng rồi.

b. Phong nhiệt phạm phế:

Đau họng, khạc có đờm vàng
Bắt mạch phù sác, lưỡi xem đỏ đầu
Thanh nhiệt, tuyên phế: chữa tài
Phong nhiệt phạm phế chính danh bẹnh rồi.

c. Đàm trọc làm trở ngại phế:
Mạch hoạt, rêu lưỡi trắng dày
Khí suyễn, đờm trắng khạc ra dễ dàng
Đàm trọc trở ngại phế đây
Phép chữa: táo thấp hoá đàm là xong.

3. Tỳ:
A. Hư chứng:
a. Tỳ khí hư:

Ăn kém, tiêu hoa kém cùng
Mệt mỏi vô lực, mặt hơi trắng, vàng
Thở ngắn, ngại nói, bạn à
Là lâm sàng của bệnh tỳ khí hư.

Tỳ mất kiện vận bụng đầy
Ăn xong thì thấy lại càng đầy hơn.
Đại tiện ra lỏng, mạch hư
Chất lưỡi nhạt bệu, còn rêu trắng màu.

Tỳ hư hạ hãm: chảy rồi
Nội tạng sa xuống thứ này, thứ kia.

Nếu mà bắt mạch nhược hư
Đại tiện ra máu, kinh ra quá nhiều
Rong kinh, chất lưỡi nhạt màu
Tỳ không thống huyết chính danh bệnh rồi.


b. Tỳ dương hư:

Tỳ dương hư: bụng lạnh đau
Đầy ấm dễ chịu, tứ chi bình thường.

B. Thực chứng:
a. Tỳ bị hàn thấp bao vây:

Ăn phải đồ lạnh hoặc mưa,
Khí lạnh ẩm thấp bao vây lấy tỳ
Chức năng vận hoá rối lên
Ăn xong bụng trướng, buồn nôn uể người

Mạch nhu hoãn, rêu lưỡi dày
Ôn trung hoa thấp, thày cho thuốc vào.
b. Tỳ thấp nhiệt:

Thích ăn đồ béo, ngọt, nồng
Thấp tà uất hoả gây nên chứng này
Tỳ thấp, vị nhiệt uất nhau
Lâm sàng hoàng đản, chán ăn, rêu vàng
Sợ mỡ, sốt, bụng trướng đầy
Mạch thì nhu sác, miệng nghe đắng ngòm.

4. Can:
a. Can khí uất kết:

Tinh thần kích động làm cho
Can khí uất lại, huyết không vận hành
Lâm sàng đau ở cạnh sườn
Tính dễ cáu gắt, bắt ra mạch huyền.

B. Can hoả bốc lên trên:

Can khí uất, hoá hoả lên
Mặt đỏ, mắt đỏ, tai ù, sườn đau
Nhức đầu, dễ cáu, tiểu vàng
Miệng đắng, ho máu, máu cam đôi lần
Nôn máu, lưỡi đỏ rêu vàng
Huyền sác hữu lực đúng căn bệnh này.

c. Hàn tích trệ ở can kinh:

Hàn tà tích ở bên trong
Kinh can khí trệ gây căn bệnh này
Lâm sàng bụng dưới trệ căng
Lưỡi rêu nhuận trắng, đau lan tinh hoàn
Bắt mạch thường sẽ trầm huyền
Nếu mà muốn chữa: noãn can tán hàn.

d. Can phong:

Can hoả thì sẽ sinh phong
Sốt cao, cứng gáy, cơ co giật rồi
Tân dịch ít, lưỡi đỏ thêm
Bắt mạch huyền sác, chính căn bệnh này.
Âm hư dương vượng sinh phong
Huyền tế: chóng mặt, đau đầu ù tai.
Can huyết hư cũng sinh phong
Chi run, chóng mặt, bì tê, nhạt mồm (lưỡi).
Mạch huyền tế giống âm hư
Cách chữa thì có khác nhau đôi phần.


5. Thận:
a. Thận dương hư:

Tiên thiên không đủ sinh ra
Hay lao tổn quá; bệnh mang lâu ngày
Hoặc là suy lão làm cho
Thận dương hư mới sinh ra bệnh phiền.
Các triệu chứng thuộc hư hàn
Không cố sáp được tiểu, phân tinh trùng.
Lâm sàng sợ lạnh, liệt dương
Mặt trắng, lưỡi nhạt, đau vùng thắt lưng
Bắt mạch thì sẽ trầm trì
Hoặc hai mạch xích đều vô lực hoài.
Thận khí thêm các chứng sau
Di tinh, tiểu tiện nhiều lần, hoạt tinh
Lại không tự chủ, đái dầm,
Hoặc hay ỉa lỏng ở nơi người già.
Thận hư chẳng nạp khí, thêm:
Hen suyễn khó thở, mạch phù lực không
Thận hư không khí hoá thì:
Bụng đầy, đái ít, toàn thân bị phù
Khó thở, lưỡi nhạt, bệu mồm
Bắt mạch trầm tế: đúng rồi thận hư.

b. Thận âm hư:

Thận âm hư: mất máu nhiều
Hoặc mất tân dịch, tổn hao tinh trùng
Do uống thuốc nóng lâu ngày
Hay người mắc bệnh sốt cao kéo dài
Triệu trứng biểu hiện: nhiệt hư
Lâm sàng hoa mắt, ù tai, chóng đầu
Mồ hôi ra trộm, di tinh
Miệng khô, lưỡi đỏ, ngũ tâm nhiệt phiền.
Bắt mạch tế sác bạn à
Phép chữa: tư bổ thận âm ta làm.

6. Đởm:
Can đởm biểu lý tạng phủ
Can đởm phối hợp để sinh bệnh nhiều
Lâm sàng các triệu trứng sau:
Vàng da, rét, sốt, rồi đau mạng sườn
Miệng đắng, nôn mửa nước nhiều
Phép chữa: hoà giải thiếu dương ta làm.

7. Vị:
a. Vị hàn:

Vị hàn do sống, lạnh ăn.
Lâm sàng thượng vị đau âm ỉ, nhiều.
Gặp lạnh thì sẽ đau tăng
Trườm nóng thì đỡ, nước trong nôn hoài
Rêu lưỡi thì bị trắng, trơn
Trầm trì bước mạch, nếu không trầm huyền.
Muốn chữa ôn vị tán hàn
Bởi căn nguyên bệnh do hàn mà ra.

b. Vị nhiệt:

Vị dương bẩm tố mạnh làm,
Hay tình chí hoả; ngoại tà vào trong
Ăn cay, ngọt, béo gây nên
Lâm sàng nóng rát, mau tiêu, đói nhiều
Đau vùng vị quản, lợi, răng
Thích uống nước lạnh, miệng hôi, ợ nhiều
Chất lưỡi thì đỏ rêu vàng
Bắt mạch hoạt sác chính do nhiệt làm.

c. Ứ đọng thức ăn ở vị:

Thức ăn ứ ở vị vì
Ăn không điều độ hay ăn quá nhiều.
Lâm sàng thượng vị tức đầy
Nôn chua, chẳng muốn ăn vào nữa đâu
Đại lỏng, táo bón, rêu dày
Bắt mạch thì hoạt, đúng căn bệnh rồi.

d. Vị âm hư:

Vị âm hư bởi sốt cao
Âm dịch của vị tổn thương gây phiền.
Lâm sàng họng, miệng đều khô,
Chẳng ăn, vật vã, nôn khan, trọc trằn.
Tiện táo, sốt nhẹ, lưỡi hồng
Mạch thì tế sác, rêu không có nhiều.

8. Tiểu trường:

Tâm thì biểu lý tiểu trường
Nếu tâm hoả vượng, nhiệt qua tiểu trường
Gây nên triệu trứng hoả tâm
Môi miệng lở loét, tiểu ra đỏ màu.

Tiểu trường hư giống tỳ hư
Tiểu trường khí thống – can kinh phạm hàn (giống).

9. Đại trường:
a. Đại trường thấp nhiệt:

Đại trường thường thấp nhiệt hè
Do ăn sống, lạnh, lại không sạch gì.
Làm trường vị bị tổn thương
Thấp nhiệt lúc ấy thừa cơ đánh vào.
Lâm sàng mót rặn, lỵ đi
Đại tiện máu mũi, hậu môn nóng dần
Nước tiểu đỏ ngắn, lưỡi vàng
Mạch huyền hoạt, sác: đúng do bệnh này.

b. Táo bón do tân dịch đại trường giảm:

Do táo nhiệt ở đại trường
Vị âm hư chẳng xuống nơi đại tràng
Bệnh gặp ở những nhười già
Phụ nữ sau đẻ, đoạn sau nhiệt phiền.
(tức là còn gặp ở giai đoạn sau của bệnh nhiệt)
Lâm sàng đại tiện táo khô
Đi ngoài thì khó, mắt hoa, rêu vàng
Khô miệng, mạch tế, sáp rồi.
Nhuận trường thông tiện, chữa theo thuốc thầy.

10. Bàng quang:
a. Bàng quang thấp nhiệt:

Thấp nhiệt đổ xuống bàng quang
Lâm sàng tiểu rắt, lại đau, đục, vàng
Tiểu ra sỏi, mủ, lưỡi vàng
Bắt mạch thì sác, đúng căn bệnh rồi.

b. Bàng quang bất ước:

Bàng quang bất ước thường do
Thận khí hư tổn, đái ra nhiều lần
Đái không tự chủ, đái dầm
Muốn chữa, bổ thận, cố bàng quang đi.

III. Các hội chứng bệnh phối hợp của các tạng phủ:
1. Tâm phế khí hư:

Phế và tâm ở thượng tiêu
Tâm phế hư, phế khí hư theo cùng (ngược lại)

Lâm sàng thở ngắn, ho nhiều (lâu ngày)
Mặt trắng, trống ngực, môi xanh tím rồi
Lưỡi nhạt, mạch tế nhược đây
Bổ ích tâm phế là phương chữa tài.

2. Tâm tỳ hư:

Khí huyết tâm tỳ tổn thương
Là do suy nghĩ quá nhiều gây nên.

Lâm sàng hồi hộp, hay quên
Ngủ ít, mê lắm, ngực nghe trống dồn
Đại tiện lỏng, mệt mỏi ghê
Lưỡi thì nhạt bệu, bụng đầy, chê ăn
Bắt mạch thì tế nhược ngay
Phép chữa: bổ ích tâm tỳ là phương.

3. Tâm thận bất giao:

Tâm thận mà có bất giao
Là do âm huyết của tâm hư rồi
Hay là hư chỗ thận tinh
Dẫn tới âm thận, âm tâm hư cùng.

Lâm sàng vật vã, trọc trằn
Hay quên, mất ngủ, ngực nghe trống dồn
Ù tai khô miệng mắt hoa
Lưng, gối mềm yếu, di tinh, mê nhiều
Triều nhiệt, ra trộm mồ hôi
Bắt mạch tế sác, tiểu ngắn đỏ màu.

4. Phế tỳ khí hư:

Phế hư ảnh hưởng đến tỳ
Tỳ hư ảnh hưởng phế làm phế hư

Lâm sàng ho mãi lâu ngày
Thở ngắn, không sức, bụng đầy kém ăn
Rêu trắng, chất lưỡi nhạt màu
Đờm nhiều trắng loãng, có khi mặt nề
Bắt mạch tế nhược bạn ơi
Bổ tỳ ích phế là phương chữa tài.

5. Phế thận âm hư:

Ho nhiều, ho mãi lâu ngày
Phế âm hao tổn, thận âm cũng buồn.
Thận âm hư hoả sinh ra
Hư hoả lại đốt phế âm dần dần

Lâm sàng lưng gối yếu mềm
Triều nhiệt, thở gấp, gầy, ho ít đờm
Mồ hôi ra trộm, nhức xương
Lưỡi đỏ, rêu ít, di tinh, má hồng
Bắt mạch tế sác đúng rồi
Tư bổ phế thận chữa là phép hay.

6. Can tỳ bất hoà:

Lâm sàng đầy tức ngực sườn
Uất ức, xúc động, kém ăn, bụng đầy
Sôi bụng, trung tiện thì nhiều
Đại tiện lại lỏng: “sơ can kiện tỳ”.

7. Can vị bất hoà:

Lâm sàng vùng thượng vị đau
Ngực sườnđầy tức, ợ chua, lưỡi vàng.
Can khí phạm vị: mạch huyền
Muốn chữa cho khỏi: sơ can, vị hoà.

8. Tỳ thận dương hư:

Lâm sàng sợ lạnh, mệt người
Phù thũng, cổ trướng, lưỡi xem nhạt màu
Rêu trắng, đại lỏng, chi hàn
Mạch thì tế nhược, bổ ôn thận tỳ.

9. Can thận âm hư:

Lâm sàng lưng gối yếu mềm
Ù tai, chóng mặt, mắt hoa, đau sườn
Họng khô, má đỏ, di tinh
Đỏ lưỡi, hãn trộm, nguyệt kinh không đều.
Bắt mạch tế sác bạn à
Tư bổ can thận phép này chữa hay.

IV. Hội chứng bệnh lục kinh, dịch vệ khí huyết.
1. Hội chứng bệnh lục kinh:
a. Hội chứng thái dương:

Biểu hư tên gọi trúng phong
Biểu thực thì cứ thương hàn gọi tên
Hai chứng trên thái dương kinh
Súc thuỷ, ứ huyết, thái dương phủ rồi.

Trúng phong sợ gió, nhức đầu
Cơ thể phát sốt, mồ hôi ra nhiều
Bắt mạch phù hoãn bạn à
Phát hãn, dinh vệ điều hoà là xong

Thương hàn sợ lạnh, nhức đầu
Đau mình, khớp, suyễn, mồ hôi không trào.
Mạch thì phù khẩn bạn à
Khai biểu, phát hãn, chữa là phép hay.

b. Hội chứng dương minh:

Do tà vào lý gây phiền
Hoặc mất tân dịch vì thầy chữa sai
Làm cho táo kết vị trường (trường vị)
Ở kinh thì sẽ sốt cao, khát nhiều
Sợ nóng, vật vã, hạn ra
Chưa có táo bón, lưỡi coi rêu vàng
Mạch hồng đó, nếu thầy coi
Cứ thuốc thanh nhiệt sinh tân ta điền.

Ậ phủ cứ sốt từng cơn
Bụng đầy đau, táo, liên miên hãn trào.
Lưỡi sạm khô, hoặc vàng khô
Trầm thực hưu lực: hạ công chữa tài.

c. Hội chứng thiếu dương:

Bán biểu bán lý: thiếu dương
Do tà vốn ở thái dương truyền vào
Lâm sàng đắng miệng mắt hoa
Lúc sốt, lúc rét, họng khô thật buồn
Ngực sườn đầy tức, thèm nôn
Tâm thì bứt dứt, chán ăn, mạch huyền
Muốn chữa hoá giải thiếu dương
Dương minh hội chứng; thái dương kiêm vào.
(Hội chứng thái dương còn kiêm hội chứng phủ dương minh và thái dương)

d. Hội chứng thái âm:

Chữa sai các bệnh tam dương
Hay tà vốn ở dương minh truyền vào
Công năng tỳ vị giảm liền
Đau bụng, đầy bụng, mửa, nôn, thích chườm.
Ỉa chảy, nhạt lưỡi, chán ăn.
Mạch trầm trì hoãn, miệng không khát nhiều
Phép chữa ôn trung tán hàn
Coi thì coi kỹ kẻo đâu lại lầm.

e. Hội chứng thiếu âm:

Thiếu âm: dương hỏng (hư), lý hàn
Tâm thận suy thoái công năng mất rồi.

Hư hàn sợ lạnh vật nhiều
Tiểu trắng, muốn ngủ, lưỡi coi nhạt màu
Muốn nôn mà chẳng thể nôn
Ỉa chảy, chi lạnh, mạch vi tế rồi
Muốn chữa ắt phải hồi dương
Phù dương để chọi thiếu âm hư hàn.

Hư nhiệt không ngủ, tiểu vàng
Bứt dứt khó chịu, miệng khô lưỡi hồng (đỏ)
Rêu trắng, khô họng, tâm phiền
Mạch thời tế sác, ỉa thì chảy ra
Muốn chữa tất phải dưỡng âm
Và thêm thanh nhiệt mới mong bệnh lành.

f. Hội chứng quyết âm:

Quyết âm là cuối của âm
Bắt đầu dương đó, bạn hay chưa nào
Trong âm bỗng có dương hàn
Hàn cực sinh nhiệt nên: pha nhiệt hàn

Hàn quyết chi tất lạnh rồi
Không sốt, sợ rét, lưỡi coi nhạt màu
Mạch vi muốn tuyệt, bạn ơi
Hồ dương cứu nghịch, mau mau chữa nào.

Nhiệt quyết tiểu tiện đỏ vàng
Phiền nhiệt, chi lạnh, lưỡi rêu vàng màu
Mạch hoạt, thầy bắt mà coi
Liễm âm tiết nhiệt là phương chữa rồi.

Hồi quyết thi thoảng bồn chồn
Ăn vào nôn vội, lại thường ra run.
Chân tay quyết lạnh, mạch vi
Phép chữa: ôn vị yên giun là thường.

2. Hội chứng vệ khí dinh huyết:
a. Chứng ở phần vệ:

Phần vệ tà ở nông dương
Hơi sợ gió, lạnh, họng đau, khát nhiều.
Ho, sốt, mạch phù sác đây
Tân lương giải biểu là phương chữa tài.

b. Chứng ở phần khí:

Chứng ở phần khí chính là
Tà bệnh ấy đã vào sâu dương phần.
Mồ hôi ra lắm, khát nhiều
Sốt và sợ nóng, mạch hồng đại đây
Thanh nhiệt ở khí đúng bài
Bạn ơi nhớ lấy chữa đau cho tài.

Ôn tà mà kết ngực rồi
Sốt cao, sợ nóng, bồn chồn, hay nôn
Thanh thấu uất nhiệt là phương
Thầy mau kê thuốc, cho người qua đau.

Ôn tà vào kết vị trường (trường vị)
Đầy bụng, đau bụng, táo ra, sảng nhiều
Triều nhiệt, nhiệt kết bàng lưu
Phép chữa: công hạ, ấy là bệnh qua.

c. Chứng ở phần dinh:

Dinh phần tà bệnh: nông âm
Nặng hơn vệ khí, nhẹ hơn huyết phần
Kinh mạch chưa bị tổn thương
Chất lưỡi đỏ giáng, sốt: đêm hơn ngày
Vật vã không ngủ nói nhàm
Ban chẩn lúc hiện, lúc không rõ ràng
Mạch sẽ tế sác bạn à
Thanh dinh thấu nhiệt là phương chữa rồi.

Nếu mà nhiệt nhập tâm bào
Lưỡi thì đỏ giáng, hôn mê, nói nhàm
Tế sác, hoạt sác mạch rồi
Thanh tâm khai khiếu, chữa là khỏi thôi.

d. Chứng ở phần huyết:

Huyết phần tà bệnh: sâu âm
Giai đoạn nặng nhất, tổn thương huyết rồi

Nhiệt làm thương tổn huyết thì
Quyết lạnh, nói sảng, phát cuồng giật co
Phép chữa: lương huyết tức phong
Hoặc là thanh can tức phong mà dùng.

Huyết nhiệt: chảy máu tức thì
Bên ngoài ban chẩn, máu cam là thường
Trong thì đái máu, ỉa, nôn
Sốt cao không ngủ, nặng đêm hơn ngày
Lòng tay chân cứ nóng hoài
Mạch sác, lưỡi đỏ: đúng là nhiệt gây
Lương huyết, chỉ huyết là phương
Thầy mau nhớ lấy, đem dùng một mai.

PHẦN X
NHỮNG NGUYÊN TẮC
VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH

I. Những nguyên tắc chữa bệnh:

Chữa bệnh phải rõ nguyên nhân
Ngọn, gốc, hoãn, cấp phân minh tỏ tường
Bổ, tả, khai, hạp, lưu tâm
Chính trị, phản trị luôn luôn rạch ròi
Lại tuỳ giai đoạn mà theo
Sơ, trung, mạt đó, nhìn vào đặt phương.

1. Chữa bệnh phải tìm gốc bệnh (Trị bệnh tắc cầu kỳ bản):

Chữa bệnh phải biết ngọn nguồn
Là do sự mất cân bằng âm dương
Một là bởi có nguyên nhân
Hai vì chính khí suy nên tạo thành
Muốn thiết lập lại thăng bằng
Khu tà, phù chính nhớ ngay nghe thầy

2. Chữa bệnh phải phân rõ ngọn, gốc, hoãn, cấp (Tiêu, bản, hoãn, cấp):

Ngọn, gốc tóm tắt như sau:
Ngọn là triệu trứng, gốc là nguyên nhân
Ngọn và gốc đối lập nhau
Gốc bệnh ở dưới, thuộc ngay lý phần
Ngọn bệnh thuộc biểu, ở trên
Khi chữa cần phải theo nguyên tắc này
Cấp thì phải trị ngọn ngay
Hoãn thì trị gốc, từ từ mà lo
Cả ngọn và gốc đều nguy
Thì cần phải chữa cả hai kịp thời.

3. Chữa bệnh có bổ, có tả:

Quá trình bệnh biến là do
Chính khí, tà khí đấu tranh không ngừng
Chính hư, tà thực thì nguy
Hư thì phải bổ, thực ta tả liền.

4. Chính trị và phản trị:

Bản chất của bệnh nhiều khi
Không hợp hiện tượng, thầy luôn phải dành
Chính trị, phản trị rạch ròi
Xét suy cho kĩ kẻo thang lại nhầm.

5. Chữa bệnh phải có đóng, mở (khai, hạp):

Chữa bệnh: thầy giống tướng quân
Thuốc là quân lính, bệnh như quân thù
“Bình Nam, bổ Bắc” từng phương…
Tuỳ vào quân giặc, thầy dàn quân ta.

6. Chữa bệnh phải tuỳ giai đoạn bệnh sơ, trung, mạt:

Giai đoạn khởi phát là sơ
Ta dùng pháp tả (hãn pháp), tà ra bên ngoài
Toàn phát, bệnh gọi là trung
Vừa bổ, vừa tả đẩy lui bệnh tình
Mạt là giai đoạn phục hồi
Tà suy thì chính cũng hư hao nhiều
Phải dùng phương pháp bổ, bồi
Dưỡng cho chính khí trong thân phục hồi.

I. Bát pháp:
Chữa bệnh: cơ bản tám phương
Gọi là “bát pháp” của y cổ truyền
Tiêu, thanh, thổ, bổ, hoà, ôn
Hợp cùng hãn, hạ: tám phương cứu người.

1. Tiêu pháp:

Tiêu là phương pháp làm tiêu
Tích tụ, ngưng trệ: pháp tiêu chữa tài
Bệnh do huyết ứ mà ra
“Huyết phủ trục ứ” đúng phương cứu rồi
Khí tụ: “Tứ nghịch tán” phương
Đờm tích, phải hoá, viết thang “Nhị trần”
“Bảo hoà” thì hoá thức ăn
Nếu mà hư chứng, ta thêm bổ vào
Lưu ý cẩn thận khi dùng
Không dùng thuốc mạnh: người từng có thai
2. Thanh pháp:

Thanh là dùng thuốc hàn, lương
Tạo thành bài thuốc chữa cho nhiệt phiền
Nhiệt khí: phương “Bạch hổ thang”
Nhiệt huyết: “Tê giác địa hoàng” là phương
Nhiệt dinh: phương “Thanh dinh thang”
Nhiệt độc ở lý sinh sôi
Thanh nhiệt, giải độc: dùng thang “Tứ hoàng”

3. Thổ pháp:

Thổ pháp là phép gây nôn
Dùng khi ngộ độc, thức ăn đang còn
Người già, phụ nữ có thai
Khó thử, sau đẻ, nhớ luôn coi chừng

4. Bổ Pháp:

Phép bổ chữa các chứng hư
Âm hư: “Lục vị”; “Tả quy” ta dùng
Bổ dương: trị thận thượng hư
Thì dùng “Bát vị” hoặc là “Hữu quy”
Bổ khí :Tứ quân tử thang
Bổ huyết: “Tứ vật” là thang chuyên dùng
5. Hoà pháp:

Chứng bệnh do mất điều hoà;
Bán biểu, bán lý: hoà phương ta dùng
Rét rồi nóng, ngực sườn đầy
Buồn nôn, miệng đắng: Tiểu sài hồ thang
Sốt rét (ngược tật): dùng “tiểu sài hồ”
Thêm vào thảo quả, binh lang, thanh bì…
Can tỳ, can vị bất hoà
Dùng “Tiêu dao tán” chính là đúng thang.

6. Ôn pháp:

Ôn là dùng các thuốc ôn
Chữa hàn vào lý, hoặc khi lý hàn
Tỳ dương hư; chứng thái âm
Thì ta có phép: ôn trung trừ hàn
Thận dương hư: bổ thận dương
Có thang “Bát vị” là phương cần dùng
Phù thũng: tỳ thận dương hư
“Chân vũ thang” đó, uống ngay kẻo phiền
“Chứng ngũ canh tả” thì nên
Ôn dương, chỉ tả, dùng phương: “Tứ thần”
Thoát dương dùng phép hồi dương
Có thang “Tứ ngịch”, lên ngay tinh thần.

7. Hãn pháp:

Hãn là phép xuất mồ hôi
Dùng khi ngoại cảm, bệnh đang ở ngoài
Lưỡi trắng, sợ rét, mạch phù
Sốt mà không khát, cảm phong hàn rồi
Phù hoãn lại có mồ hôi
“Quế chi thang” có, biểu hư: trị liền
Mạch phù khẩn, chẳng mồ hôi
Gọi là biểu thực, “Ma hoàng thang” đây
Ỉa chảy, mất nước, hoặc nôn
Không dùng phép hãn chữa đâu nghe thầy
Mùa hè tránh mất nước nhiều
Bệnh cả biểu, lý, thì dùng nhiều phương.

8. Hạ pháp:

Làm xổ, hạ pháp là đây
Đưa chất ứ đọng ở trong ra ngoài
Dùng để chữa những chứng sau
Táo bón bởi huyết âm hư
Phụ nữ sau đẻ, khí hư, người già…
Chứng huyết ứ ở đại trường
Mà dùng hạ pháp thì là đúng phương.
Nếu chữa “chứng phủ dương minh”
Thừa khí thang có tuỳ theo ta dùng
(Theo bệnh, thể chất người bệnh)
Phù thũng, cổ trướng chỉ dùng
Người bệnh còn khỏe, chớ quên nghe thầy

III. Các phương pháp dùng thuốc bên ngoài:

Ngoài dùng bát pháp ở trên
Còn dùng xông, tắm, ngâm, bôi, đắp chườm
Dán, ngậm, thổi mũi, bóp, xoa
Nhét thuốc, đặt thuốc… nhiều phương vô vàn.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Bạn đạo cùng vui
(Giao lưu cùng đạo hữu mytutru)

Đời dù ngắn ngủi tựa chiêm bao
Chánh đạo tu tròn, vẫn tuyệt sao
Sân - hận -> buông lơi, tâm đã sáng
Từ - hòa -> tinh tấn, đức thêm cao
Khó khăn dẫu trải lòng không nản
Thử thách dù qua dạ chẳng chao
Khuya sớm đào viên cùng đối thoại
Bàn bè tương ái, thiết chi khao.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Chàng nghiện rượu sợ vợ

Uống trộm rượu nồng lúc chuyển canh
Mây thì chẳng trắng, trời không xanh
Nhẹ nhàng nhấc gót, đi cần chậm
Khe khẽ đưa tay, cạn phải nhanh
Kế hoạch thần sầu, mong vợ dại
Âm mưu quỷ khốc, tưởng mình lanh
Bất ngờ sư tử ngay bên cửa
Xin chớ chém chồng ! tha lỗi anh !

Chùm thơ tuổi


Tuổi thơ

Thủa ấy quanh mình tuyệt biết bao
Trời trăng mây nước diệu kỳ sao
Tung tăng tôm cá thi bơi thấp
Mơn mởn lá hoa đua mọc cao
Thơ thẩn ngóng chim liu líu hót
Ngẩn ngơ trông lá ngả nghiêng chao
Lon ton khắp chốn quên giờ học
Hàng xóm tới nhà bẻ mận khao

Tuổi thanh niên

Ý chí mình ôm lớn xiết bao
Chông gai đạp bỏ, chứ nề sao
Học hành chăm chỉ, đâu lo kém
Rèn luyện chuyên cần, quyết với cao
Hùng dũng so tài, nguy chẳng sợ
Hiên ngang đọ sức, khó nào chao
Chơi bời lang bạt bây giờ phí
Thành đạt mai này tớ sẽ khao

Tuổi già

Mới chỉ mười giờ, muộn có bao
Ngủ thêm tý nữa, đã làm sao
Mắt mờ chân chậm, đi không vững
Gối mỏi lưng còng, đứng đếch cao
Trên chiếu chăn êm, ôm khó ấm
Ngoài trời gió nhẹ, thổi là chao
Quên quên nhớ nhớ, ôi ta chán
Răng rụng hết rồi, chẳng thiết khao

Chăn Trâu

Đồi xanh cỏ mượt thật là ngon
Trâu gặm say sưa, bụng bóng tròn
Nắng xuống kêu về, đầu chẳng ngoảnh
Chiều lên bảo chạy, chân không bon
Dỗ dành: “một lúc ăn đâu hết !”
Thủ thỉ: “chục hôm chén vẫn còn !”
Mai mày muốn nữa thì lên nữa
Nghe lời, nó mới chịu lon ton.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Không, có, không

Luật ở đời từ không sinh có
Sau đó thì từ có hóa không
Có là biển rộng mênh mông
Không là bờ bến, tức nơi tìm về
Muốn được không trước tiên phải có
Hiểu có rồi bỏ có thành không
Chứ còn bám có mà trông
Thì nơi bến giác mãi hoài vẫn không


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Một lòng tu đạo
(Tặng đạo hữu Mytutru)

Một lòng tu đạo, trí nhanh khơi
Yêu - ghét, sân si, quẩn giữa đời
Tỉnh giác nên chuyên, không bê trễ
U mê chẳng bỏ, toàn buông lơi
Tham lam óc mệt, rồi xa thế
Rộng rãi tâm vui, ắt gặp thời
Uy vũ sao bằng luôn nhỏ nhẹ
Một lòng tu đạo, trí nhanh khơi


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Anh Tuấn - Chị Lành

http://dantri.com.vn/c20/s20-552096/ngu ... i-dong.htm

Giữa đời bươn trải, vẫn thanh cao
Quả phước sinh ra rất ngọt ngào
Trọn nghĩa khi mua, tiền khất gửi
Vẹn tình lúc trúng, vé nhanh trao
Chị Lành thoát khổ, vui phơi phới
Anh Tuấn gặp may, sướng dạt dào
Dẫu khó hay sang đều giữ đạo
Không màng sáu tỷ, tuyệt làm sao

Lúc thường anh Tuấn thấy chị Lành bán ế vé thì hay thương tình mà mua ủng hộ dù không sẵn tiền (không sẵn tiền nên mới phải mua chịu, có lẽ mục đích khi mua vì mong trúng số thì ít mà vì muốn giúp đỡ người thì nhiều). Bởi anh Tuấn là người tốt, nên mới được phước báo tốt vậy.

Thật cảm phục cả hai anh chị.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Thơ Bùi Văn Hải

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Lỡ chuyến đò ngang

Muộn rồi chẳng kịp chuyến đò ngang
Ở lại nơi đây cũng địa đàng
Mềm mại dường bông, mây chắn động
Vi vu tựa sáo, gió lùa hang
Trời trong, sao rụng, muôn tia bạc
Nước lặng, trăng rơi, vạn ánh vàng
Không gấp, nhẹ lòng, đâu chả vậy
Tốt đời đẹp đạo, vui mênh mang.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách