Truyện dài: Saptarishis - THẤT TINH BẮC ĐẨU

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
nguyenvanhien
Bài viết: 29
Ngày: 30/07/13 04:37
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Bạc Liêu

Re: Truyện dài: Saptarishis - THẤT TINH BẮC ĐẨU

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenvanhien »

Chương 11. Tôi



1. “Putalipa, hãy chậm lại và đợi mình”, Upanaha mệt nhọc thét to từ sau lưng tôi.

“Nhanh lên nào Upanaha! Chúng ta sắp trễ giờ đến lớp rồi đấy”, tôi quay lại nhìn Upanaha và thúc giục, “hôm nay đạo sư Ananda đến thuyết giảng, bạn và mình không thể bỏ lỡ cơ hội gặp mặt ông ấy”.

Khuôn mặt gầy ốm của Upanaha thoáng chút tươi cười. Tuy có chút gì gượng gạo nhưng nhìn khá hơn lần đầu tiên tôi gặp y bên bờ sông Godavari. Lần đó, Upanaha thất thểu như một người sắp chết, y đã đi suốt ngày đêm từ Delhi đến Rajahmundry mà không nghỉ ngơi. Cho đến khi hội ngộ cùng đám người di cư chúng tôi, y ngã xấp xải xuống nền cát, miệng không khớt thều thào: “Aibak. Quân Mamluk. Bọn chúng đến rồi. Chạy mau đi”.

Upanaha kể với chúng tôi, y chạy trốn khỏi trại tập trung của quân Mamluk, nơi nhốt rất nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc nhưng Qutb-ud-din Aibak không hề quan tâm cung cấp thực phẩm để họ sinh sống. Upanaha nói y là nạn nhân của cuộc đại thanh lọc, mà đại đế Sultan của vương triều Islam vừa được dựng lên tại Delhi cho tiến hành.
“Họ, những người chịu cải đạo được chuyển sang làm khổ sai còn có chút lương thực; còn những tri thức Bà-la-môn như tôi, hay giới quý tộc đều bị bỏ đói cho đến chết”, Upanaha nói qua đôi mắt chứa đựng đầy hãi hùng, “trong một cuộc bạo loạn đẫm máu, tôi và vài người khác bỏ chạy ra ngoài, rồi nhắm hướng miền nam Deccan đi thẳng mà không dám ngoái nhìn lại.”

“Tại sao bạn chạy về Deccan mà không chạy về phía đông cho gần hơn, đó cũng là một nơi mà quân Mamluk chưa xâm phạm đến?”, tôi tò mò hỏi y.

Upanaha lơ đãng nhìn dãy hàng dừa chìm nhòa trong màn hơi nước của dòng sông Godavari đang phất phả, “tôi từng nghe nói hoàng đế Prithviraj Chauhan theo chân Đạo sư Ananda chạy về hướng Deccan, và tôi quyết định đi về hướng đó.”

Tôi gật gù đồng cảm với Upanaha, vì tôi cùng gia đình may mắn rời Dehil trước khi quân Mamluk chiếm trọn được vương quốc Chauhan. Tôi nhìn dáng vẻ nằm ngủ mỏi mệt của y, cái thân xác mềm yểu và khô cạn kia tựa như chẳng còn một linh hồn nào trú ngụ trong đó. Sợ hãi. Tổn thương. Mệt mõi. Chúng dìm cái tâm tưởng bé nhỏ vào tận đáy sâu thẳm của vùng tối tăm không sự sống.

Bên ngoài căn lều tạm, hoàng hôn hiện lên sau bờ bên kia sông Godavari. Trên con nước dập dềnh, ánh nắng muộn chiều rãi lên một dãy sáng lao xao, vuốt chạm lên con thuyền nằm ngủ bên bãi cạn chút hơi nóng của ngày tàn. Tôi bước dần ra bãi cát, tận hưởng cái vùng thanh bình trầm lặng hiện lên, sinh khởi, điều mà trong suốt thời thơ ấu tôi chạm mặt mà không tận hiểu hết ý nghĩa của nó. Bên kia bờ Kovvur. Một trận gió như từ ngoài cù lao, từ một vùng thẳm xanh thổi tới rì rào; chạm vào mớ ngư cụ được ngư dân bỏ lại trên thuyền rít lên lồng lộng.

Tôi từng có mơ ước được hành hương dọc theo Godavari, con sông Hằng phương Nam. Đến vùng đất linh thiêng Dharmapuri, ngắm ngía các ngôi đền cổ, trầm mình xuống dòng nước xanh mát này và thanh tẩy. Nhưng rồi cuộc chốn trạy bạo quân Mamluk đã đánh mất niềm hứng khởi của tôi. Và tôi chỉ có thể nhìn nó trong một tâm trạng bình lặng như hiện thời.

2. Upanaha và tôi cuối cùng cũng đến trường không trễ.

Trung tâm học thuật Bắc Đẩu Saptarishis nằm giữa thủ đô Vijayanagarar, được xây dựng từ ngày đầu khi Đại sư Ananda và hoàng đế Prithviraj Chauhan tìm đến Deccan. Một cách mạng giáo dục lớn đã xảy ra tại vương quốc Vijayanagara, không một trẻ em nào bị phân biệt giai cấp hay từ chối nhận vào học; và còn có cả những thiếu nữ tìm đến thụ huấn tri thức như bao thanh niên khác mà không sợ bị cười chê.

Các học sinh tại trường Saptarishis được học đều các môn như văn học Vệ-Đà, triết học, nghệ thuật, kiến trúc, thiên văn học, chiêm tinh, y khoa… và cũng được phép lựa chọn nghiên cứu kỹ ngành học ưa thích của mình. Upanaha chọn môn hội họa và kiến trúc vì y ưa thích nó. Còn tôi quyết chọn cho mình môn văn học Vệ-Đà và tập trung nghiên cứu môn triết học bất nhị Advaita của trường phái Vedanta.

Upanaha khoe với tôi, y được chọn vào nhóm sinh viên của trường cùng tham gia sáng tạo một phong cách kiến trúc mới cho vương quốc Vijayanagara. Y muốn cái trí được yên tịnh để có sáng tạo hơn và hỏi tôi một chút về thiền định. Tôi bằng lòng chỉ cho y, đó là điều vui thú nhất khi được chia sẽ kinh nghiệm thiền định với một người. Và dặn rằng, lần sau nếu tôi ra tranh biện cùng các bạn học khác thì y phải đi ủng hộ tôi hết lòng.

Upanaha kéo tôi ngồi xuống khoảnh sân, nơi Đại sư Ananda sắp có buổi nói chuyện với sinh viên của mình. Đại sư Ananda là hiệu trưởng của trường Saptarishis, nhưng hiếm khi xuất hiện trước mặt các học sinh. Ông thường rút lui vào động đá, trầm lặng thiền định đến đầu mùa mưa mỗi năm mới xuất hiện tại đô thành Vijayanagarar.

Đây là lần thứ hai tôi gặp Đại sư Ananda trên giảng đường, và lần này tôi quyết định diện kiến ngài ấy, để mở đầu cho câu truyện về bảy vị thầy đầu tiên sáng lập trường Saptarishis mà tôi có ý tưởng. Tôi muốn đem câu truyện của họ kể lại như biểu tượng của quyết tâm từ bỏ, tìm được sự tái sinh của chính mình qua con đường thâm nhập thiện tri thức và thiền định.

Vị thầy điểm danh lướt nhìn các sinh viên ngồi xếp hàng bên dưới, và nhận ra các học trò đã đến đầy đủ, ông bước đến mời Đại sư Ananda ngồi lên bục giảng.

Các sinh viên như tôi chờ đợi ngày được lắng nghe Ananda nói chuyện như thế này từ rất lâu, hầu hết đều rất tập trung và yên lặng.

Đại sư Ananda lặng im nhìn ngắm các học sinh. Trên khuôn mặt đã vào tuổi chín mươi mà hãy trẻ trung và tràn đầy phục lạc, mỗi đường da trên đó là hiện hữu một nụ cười hoan hỉ.

“Này các bạn! Những con người mới mẻ, nền tảng cho sự tốt lành thị hiện tại vương quốc Vijayanagara. Chúng ta không nói về lịch sử. Chúng ta không nhắc về quá khứ. Chúng ta hãy bỏ ký ức của mình chôn vùi dưới sự lãng quên. Tại đây, đô thành Vijayanagarar được mở ra dành cho các bạn, nơi không có sự phân biệt nào về giai cấp, nơi không có người Bà-la-môn quyền hành khuynh loát, nơi không có người Thu-đà-la nghèo khổ chịu giày vò, nơi tất cả mọi người được tiếp cận tri thức một cách cơ bản và toàn diện nhất.”

“Bằng thiền định về tính không của sự chối từ, chúng ta hãy vứt bỏ hết đau khổ và sợ hãi của chính mình vào đoạn tuyệt. Chỉ có trong trạng thái thanh thản đó, chúng ta mới có cơ may xây dựng một xã hội hoàn toàn khác hẵn, một luân lý vượt trên tất cả luân lý, một cộng đồng mà không có sự tách rời nào đe dọa nó. Cái trí của chúng ta phải tốt lành trong bản thể tự nhiên của nó. Cái trí của chúng ta phải được tự do và không có bất kỳ sự lệ thuộc nào về vật chất hay tinh thần. Cái trí của chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc của thế giới này là gì.”

“Chúng ta cần được giáo dục nhưng học tập không phải là cách tìm kiếm một thành tựu. Việc tìm kiếm một kết quả không đem đến cho chúng ta niềm an lạc vĩnh cửu. Giáo dục là cách hoàn thiện một con người. Và với những con người hoàn thiện xã hội sẽ chẳng có bất cứ xung đột nào.”

3. Tôi rụt rè nói với thầy giám hiệu xin được diện kiến Đại sư Ananda để viết một cuốn sách về bảy vị thầy của trường Saptarishis. Ông thầy giám hiệu đang bận tay tưới luống hoa cúc đang nở vàng bông, nhìn tôi, ngập ngừng suy nghĩ và bảo “mi hãy đứng chờ ta ngoài hành lang”, rồi lật đật bước vào phòng trong.

Một chút sau thầy giám hiệu trở ra hành lang, hoan hỉ chỉ tay về phía tôi và gọi lớn “Này! Thật hãnh diện cho mi. Hiệu trưởng đang chờ ở sảnh đường, hãy mau vào đi”. Tôi gập đầu cảm ơn và bước theo sau ông.

“Con cần gặp ta làm gì?”, Đạo sư Ananda nhìn tôi và hỏi.

“Bẩm thầy, con muốn viết một quyển sách về ngài và sáu vị thầy khác trong trường Saptarishis”, tôi mau chóng mô tả cái ý tưởng từng ấp ủ của tôi.

“Ký ức của ta đã chìm vào quên lãng, có ý nghĩa gì khi bươi quá khứ lên từ đống đổ nát đó.”

Tôi nghĩ thầy sẽ không bằng lòng nếu khôn giải thích kỹ càng ý tưởng của mình, và tôi nói: “Con nghĩ rằng, mỗi người đều đối mặt với những khó khăn riêng của chính mình và cái lòng dũng cảm để họ trút bỏ nó rất đáng để suy nghiệm”

Đạo sư Ananda bật cười, “nếu con nghĩ như thế thì ta không còn cách gì khác để lựa chọn”.

“Vâng”, tôi lấy giất bút ra và lặng im chờ đợi.

“Con muốn ta bắt đầu câu chuyện từ đâu?”, thầy chăm chú hỏi tôi.

“Xin hãy bắt đầu từ tuổi thơ của thầy!”

Thầy ngập ngừng gom tụ cái ký ức bị dìm trong lãng quên, rồi khởi đầu câu truyện: “À! Ngày ấy, ta còn ở vương quốc Chintpurni…”

4. Lời đề nghị của tôi về cuộc gặp mặt sáu vị thầy còn lại của trường cũng được các vị đồng ý. Thay vì tôi cất công tìm kiếm từng người, hiệu trưởng Ananda đề xuất các thầy Bhusuku, Acinta, Prithviraj Chauhan, Chand Bardai, Keya và Sanyogita sẽ diện kiến tôi sau buổi lễ thuyết giảng của ngài được tổ chức tại ngôi đền cổ Virupaksha.
Thị trấn Hampi trực thuộc đô thành Vijayanagar, một phần được quy hoạch thành quần thể tôn giáo và triết học, với các ngôi đền lớn chuẩn bị được xây dựng với phong cách kiến trúc mới nhất, phân bố dựa trên mô hình các ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Nằm kề bên dòng sông Tungabhadra, đền thờ thần Shiva trong hóa thân của vị thần Virupaksha được chúng tôi coi như là trung tâm tôn giáo của đất nước Vijayanaga. Mọi hoạt động tôn giáo và triết học đều được nhà vua cho tổ chức tại đây, thường là các cuộc tranh biện của các học giả tự do hoặc với các sinh viên ưu tứu của trường Saptarishis quanh quan điểm bất nhị Advaita.

Trung tâm hành chính nối liền thị trấn Hampi, với dãy cung điện của nhà vua, các tòa nhà chính quyền, trụ sở tòa án, nghị viện trưởng lão đại diện cho các địa phương và các cộng đồng. Thế nhưng, hầu hết cư dân Vijayanaga đều không ưa thích kiện tụng hay phàn nàn các những khó khăn của cá nhân mình lên nhà vua. Mỗi khi có vấn đề phát sinh, người ta thường dùng học thức của mình để biện luận nhưng không phải để cưỡng đoạt sự thật, mà họ muốn cùng nhau tìm ra nguồn gốc và giải quyết nó.
Tại các địa phương, trường học thường do người dân trong làng xây dựng, họ cùng nhau thảo luận mời các giảng sư đến truyền dạy tri thức, hoặc là trưởng lão của làng đảm nhận trọng trách đó. Các giáo viên được người dân trả công hoặc được một vị hào phú địa phương tài trợ. Không một trẻ em nghèo khó nào hoặc sinh ra trong gia đình các giai cấp thấp bị từ chối nhận vào học. Nền giáo dục Vijayanagas khuyến khích mọi người luôn biết cách tự lập, không nô lệ vào ai và phải luôn biết sáng tạo trong cuộc sống của chính mình.

Nghệ thuật và âm nhạc được nhà vua Devaraya I rất ưa chuộng, ngài cho xây dựng một hí viện gần hoàng cung, mỗi tháng đều mời các đoàn kịch nghệ đường phố đến biểu diễn. Môn nghệ thuật vũ kịch ban đầu được dạy từ Sanyogita, một giảng sư của trường Saptarishis, sau được biểu diễn phổ biến khắp mọi nơi trong đô thành Vijayanagar. Các sinh viên văn học Vệ-Đà say mê sáng tác trường ca kể chuyện về các vị thần, về tình yêu… và họ lồng vào đó các giá trị minh triết Hindu cổ đại, điều đã biến mất khỏi miền Bắc khi vó ngựa của quân Mamluk rầm rập kéo vào.

Khi Đại sư Ananda cùng các vị đệ tử của ngài vượt Delhi vào Deccan, như định mệnh đã diễn ra trong giấc mộng của mình, ngài tìm đến dãy đồi Tungabhadra. Đứng trên ngọn đồi cao nhìn xuống thung lũng, ngài nhận ra thị trấn Hampi sẽ một là nơi thịnh vượng dành cho một đế chế tôn giáo tồn tại và thịnh trị đến hai ngàn năm.

Tối hôm đó, ngài đứng trên ngọn đồi quan sát bầu trời, vẻ lại biểu đồ các hành tinh xoay quanh các cung hoàng đạo để tìm ra thời điểm hoàng kim muhurta, nhưng ngài hơi thất vọng vì trật tự thành trụ của tạo hóa chỉ cho phép vương quốc đó tồn tại trong hai trăm năm.

Sáng hôm sau, ngài gọi Prithviraj đến đặt một viên đá lên ngọn đồi, rồi yêu cầu tìm người xây dựng một ngôi đền nhỏ trong bảy tuần trăng và gọi nữ thần trái đất Bhuvaneswari Devi đến trú ngụ.

Trường đại học Saptarishis của tôi cũng được xây dựng sau ngôi đền đá ít lâu, cạnh quảng trường Vidyaranya, không xa cung điện của nhà vua.

Khi Ananda và các đệ tử của ngài đến Deccan, thời đó quân Mamluk còn chưa tiến vào Delhi, dân cư của khắp vùng Vijayanaga hãy còn thưa thớt. Ngài đoán biết tướng quân Aibak sớm đánh Delhi và tàn sát người dị tộc, nên âm thầm chuẩn bị lương thực và nơi ở dành cho dân chạy loạn. Trong ba năm, nhiều khu dân cư rộng lớn được xây dựng mới. Và quả nhiên, không lâu sau hoàng thân Govindaraj thua trận, Delhi trở thành thủ đô của vương triều Islam. Để cũng đế chế mới của mình, Aibak buộc dân chúng cải đạo, những người bất phục đều bị thảm sát dưới sự thù nghịch của quân Mamluk.
Aibak nhiều lần xua quân đánh vào vương quốc Vijayanaga nhưng y đều bị thua trận, đôi khi vì thời tiết bất lợi, vì quân đội y có mâu thuẩn, rồi rút quân trở về mà không có chiến sĩ nào phải hi sinh cho độc lập. Mọi điều đều diễn ra giống như lời đại sư Ananda đoán, Vijayanaga sẽ bình an trong hai trăm năm.

- HẾT -


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Truyện dài: Saptarishis - THẤT TINH BẮC ĐẨU

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

nguyenvanhien đã viết:
TÓM TẮT CÂU TRUYỆN

Đôi dòng về lịch sử

“Thất tinh Bắc Đẩu”, một cốt truyện lịch sử hư cấu, đặt bối cảnh tại vương quốc Chauhan (Ấn Độ), dưới triều đại trị vì của hoàng đế Prithviraj Chauhan (1149-1192). Thời điểm xã hội Ấn Độ có sự phân rã về địa lý, khi quân đội Hồi giáo Mamluk do tướng quân Muhammad Ghori lãnh đạo xâm chiếm đồng bằng sông Ấn, đến khi Qutb-ud-din Aibak tự xưng là Sultan (1206-1210), thành lập vương quốc Hồi giáo Islam đầu tiên tại Dehil. Bước tiến của đoàn binh Mamluk đã tàn phá nhiều đền đài, thành quách; hoại diệt tư tưởng Vệ-Đà và đồ sát các tín đồ Phật giáo. Để tránh cuộc chiến tranh hủy diệt do người Hồi giáo gây ra, nhiều cư dân miền Tây Bắc như Vidyaranya chạy loạn về miền Đông Nam trú ẩn.

Tại cao nguyên Decan, Đạo sư Vidyaranya khuyến khích hai học trò của mình, Harihara và Bukka Raya, thành lập vương quốc Vijayanagara, một đế chế Hindu như đúng như ý nghĩa nguyên thủy của giáo lý Vệ-Đà. Vidyaranya mở đầu cuộc cải cách xã hội lớn ở Vijayanagara, xóa bỏ chế độ phân biệt giai cấp hà khắc như vốn có trước đây. Giai cấp Bà-la-môn tuy còn được trọng vọng nhưng bị giảm bớt quyền hành, họ chỉ còn tập trung vào tôn giáo và nghệ thuật. Tầng lớp quý tộc tham gia vào tư pháp địa phương, giữ gìn trật tự, nhưng bị cấm có thái độ phân biệt giai cấp. Còn các đẳng cấp thấp khác như người Thu-đà-là, như cộng đồng người Hồi giáo, người Phật giáo đều được cử người đại diện tham gia vào hoạt động xã hội của địa phương và phản ánh nguyện vọng của mình lên triều đình.

Với mong muốn thiết lập một xã hội hòa hợp, dân chúng bất kể giai cấp đều được tiếp cận giáo dục và kinh sách Vệ-Đà theo ý muốn. Sự mở rộng học hành, mau chóng đưa Vijayanagara trở thành đế chế có rất nhiều triết gia, học giả, nhà thơ nhất vào thời kỳ đó.

Các vấn đề về nữ quyền như tham gia vào hoạt động thương mại, nghệ thuật, tôn giáo, cũng được giải quyết; và Vijayanagara lần đầu tiên có học giả là phụ nữ. Sự kỳ thị kỹ nữ devadasi cũng bị bãi bõ và nghề mại dâm nữ được xem như là một công việc hợp pháp.

Trên phương diện triết học và tôn giáo, chủ nghĩa giáo điều bị lãng quên, các học giả như Vidyaranya, Dvaita chủ viết các bộ luận kinh Vệ-Đà, hay tranh biện xung quanh triết lý của các trường phái bất nhị Advaita (Vedanta). Hướng con người tới con đường tri thức của chiêm nghiệm thay thế cho con đường tế tự.

Mối liên kết trong một xã hội bình đẳng không những giúp đế chế Vijayanagara trụ vững trước những cuộc chiến của quân Hồi giáo, mà còn tạo ra một vương quốc phồn thịnh kéo dài trong hơn hai trăm năm.

Kết cấu câu truyện

Nhân vật chính Ananda (nghĩa là hỉ lạc) được xây dựng dựa trên hình tượng Đạo sư Vidyaranya, từ khởi đầu có mong muốn khám phá cảm xúc nội tại nhưng không được thỏa mãn và bỏ đi lang thang. Đến thời điểm Ananda hội ngộ đạo sư Ankura của trường phái Mật Tông Đại Thủ Ấn, rồi gặp gỡ các nhân vật như Acinta, Prithviraj Chauhan, Chand Bardai… trong một xã hội có đầy biến loạn và có dấu hiệu tan rã.

Sự tiến triển nhận thức của Ananda, cũng là tiến trình phát triển chung đến một xã hội có tư tưởng dung hòa hiếm thấy trong lịch sử Ấn, tại vương quốc Vijayanagara.

Thay vì viết câu truyện xuyên suốt dưới góc nhìn của Ananda, duy trì cảm nhận của anh ta về thế giới hiện hữu, nhưng tác giả cho rằng hơi khó thể hiện được quan niệm trong triết học Ấn, cái trực nhận về thế giới của mỗi con người chỉ qua là kinh nghiệm cá nhân chứa đầy ký ức riêng. Rồi sau khi Ananda nhập thất, bên trong nội tại, một phần nào đó mối liên lạc giữa nhận thức và ký ức bị cắt đứt, thật khó để miêu tả hình dung của anh ta về thế giới. Trong suốt câu chuyện, Ananda là sợi chỉ xâu chuỗi các cá nhân rời rạc thành một liên kết, và chỉ có thể là liên kết khi mỗi người hãy còn là một cá thể còn phân biệt sự hiện hữu, còn đối diện với những phiền não của chính mình.

Không có tư tưởng nào trong quyển sách là riêng của người viết, nó là sự tổng hợp các triết lý Ấn giáo, và như chủ đề chính của nó là tư tưởng triết học Vedanta.

Quá khó để trong thời gian sáu tháng có một tác phẩm hoàn thiện, nhưng bằng cách gỡ bỏ các khái niệm cổ điển, hy vọng quyển sách sẽ đem người đọc hòa nhập vào dòng triết học bất nhị Vedanta.

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 03 năm 2014

Nguyễn Văn Hiến
Đây là diễn đàn Phật pháp mà tác giả lại muốn tuyên truyền giáo lý này là sao ?


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
nguyenvanhien
Bài viết: 29
Ngày: 30/07/13 04:37
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Bạc Liêu

Re: Truyện dài: Saptarishis - THẤT TINH BẮC ĐẨU

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenvanhien »

thanhtam đã viết:Đây là diễn đàn Phật pháp mà tác giả lại muốn tuyên truyền giáo lý này là sao ?
Chào bạn thanhtam!

Hầu như ai cũng biết Phật giáo đi theo con đường Trung Đạo, đề xướng tính Không của Pháp.

Theo mình nghĩ, để hiểu rõ vì sao Phật lại chọn con đường Trung Đạo, có lẽ cần phải biết thêm nền tảng cơ bản của triết học Vệ-Đà.

Ví như, trong các trường phái nhị nguyên đề xuất có một Thượng Đế sáng thế, trường phái nhất nguyên thì xem Thượng Đế là một biểu tượng, còn Phật học thì có khái niệm Chân Như; và từ sự tiếp cận rộng rãi các tư tưởng khác nhau, người đọc có thể hiểu được vì sao Phật lại chọn con đường Trung Đạo.

Mục đích của truyện không phải là truyền bá tư tưởng, chỉ là để giúp đọc giả hiểu được triết lý cơ bản của Ấn giáo và qua đó hiểu rõ hơn con đường Trung Đạo mà Phật đã khởi xướng.


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Truyện dài: Saptarishis - THẤT TINH BẮC ĐẨU

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Muốn tìm hiểu về các giáo lý khác thì mọi người nên tìm đến những trang khác . Đây là trang Phật giáo , có nội qui rõ ràng , bạn không nên biến trang này thành trang tổng hợp các loại tôn giáo !

Thành Tâm kính !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách