Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Những câu chuyện này, tôi có đọc trong sách và trên mạng, trên đường du hóa của đức Phật, ngài đã hóa độ những người có duyên... Có lẽ tại bạn Lâm Nghĩa cho nguồn không chính xác (viết tắt: Nguồn TBT) nên không tìm được.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

battinh đã viết:Những câu chuyện này, tôi có đọc trong sách và trên mạng, trên đường du hóa của đức Phật, ngài đã hóa độ những người có duyên... Có lẽ tại bạn Lâm Nghĩa cho nguồn không chính xác (viết tắt: Nguồn TBT) nên không tìm được.
A Di Đà Phật, TBT là Thái Bá Tân ạ. Tôi lấy từ trang web của một thầy giáo dạy học.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

8. Con dao trong lòng:

Tại thành Xá Vệ, Đức Phật thường đi khất thực từ nhà này đến nhà nọ. Có một người thấy Phật liền khởi niệm ác cầm dao xông đến chỗ Phật. Bỗng xung quanh Đức Phật có một lớp kính trong suốt bảo vệ, anh ta xông vào chém tới tấp nhưng không nhát nào trúng được Phật. Cuối cùng anh ta nói:

- Mở ra cho tôi vào.

Phật đáp:

- Được, nhưng trước hết ông hãy bỏ con dao xuống đã.

Anh ta bỏ con dao trên tay xuống nhưng lớp kính bảo vệ vẫn không biến mất. Anh ta hỏi:

- Sao lớp kính này vẫn còn ?

- Vì con dao mà ông bỏ xuống là con dao trên tay ông, nhưng còn có một con dao khác đang ở trong trái tim ông lúc này - Đức Phật trả lời.

Anh ta liền tỏ ngộ, quỳ xuống cúi đầu tạ tội với Phật. Đức Phật từ trong lớp kính bước ra ngoài với hào quang chiếu sáng rực rỡ xung quanh thân. Ngài từ bi thuyết giảng giáo pháp cho anh ta và giúp anh ta cải tà quy chánh.

Nguồn: TBT


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lâm Nghĩa đã viết:7. Hạt giống của nhà Phật:

Một thời, Đức Phật đi khất thực ngang qua một đồng ruộng; những người nông dân thấy Phật liền chặn lại nói:

- Chúng tôi phải vất vả cày cấy và bón phân, nếu không bị trời hại, mới kiếm được miếng ăn. Trong khi đó, các vị thực ra chẳng làm gì mà vẫn ăn, ăn khỏe, còn làm bộ từ bi.

Đức Phật ôn tồn đáp lại:

- Chúng tôi cũng cấy cày, cũng bón phân đấy chứ. Và vất vả hàng ngày, chúng tôi đang gieo hạt, hạt giống của Tình Thương và Niềm Tin nhân ái. Cái ấy đâu tầm thường. Khi đến mùa thu hoạch, hạt giống này nhỏ nhoi sẽ mang lại quả thiện và An Lạc cho đời.

Những người nông dân chợt hiểu ra, hoan hỷ mời Phật vào nhà và cúng dường cơm với sữa.

- Người nhà Phật chỉ truyền giáo pháp - Phật nói rồi lắc đầu - Không phải mong được cúng dường, nếu muốn cúng hãy đợi lần sau.

Nguồn: TBT
Nhân duyên câu chuyện này là do Bà la môn Bharadvaja. Câu hỏi của Bharadvaja như sau:

- Sa môn nói Sa môn cũng cày và gieo mạ, sao chúng tôi không thấy cái ách, lưỡi cày, gậy đâm và con bò đâu cả?

Phật đáp:

- Đối với ta lòng tin là hạt giống, khổ hạnh là mưa móc, trí tuệ là lưỡi cày, tàm quí là cán cày, ý căn là dây cột, chánh niệm là gậy đâm. Ta nhổ sạch tà vạy với chân lý sự thật. Tinh tấn đưa ta đến an ổn khỏi ách nạn, chỗ ta đi không sầu. Như vậy, cày ruộng này đưa ta đến bất tử, thoát khỏi mọi khổ đau.

(Sách Tỏa Ánh Từ Quang, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu)

- Câu chuyện "Sắc đẹp vô song" là do ông chú của bà Magadiya, thứ hậu của vua Udena xứ Kiều Thượng Di (Kosambi) oán ghét Phật nên đem bà gả cho Phật.

- Câu chuyện "Con dao trong lòng" là do tích chuyện Phật độ chàng Vô Não (Angulimala: Ương Quật Ma La).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

8. Đức Phật dạy La Hầu La (1):

Đức Phật chỉ dẫn La Hầu La làm sao để suy xét mọi hành động của mình:

- Cái gương dùng để làm gì ? – Ngài hỏi.

- Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy:

- Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không ? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lâm Nghĩa đã viết:8. Đức Phật dạy La Hầu La (1):

Đức Phật chỉ dẫn La Hầu La làm sao để suy xét mọi hành động của mình:

- Cái gương dùng để làm gì ? – Ngài hỏi.

- Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy:

- Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không ? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.
Giữ thân đừng nóng giận
Điều phục thân hành động
Xa lìa thân làm ác
Dùng thân tu hạnh lành.
(Kinh Pháp Cú 231)

Giữ lời nói đừng nóng giận
Điều phục lời nói chánh chơn
Xa lìa lời nói thô ác
Dùng lời nói tu hành.
(Kinh Pháp Cú 232)

Giữ ý đừng nóng giận
Điều phục ý tinh thuần
Xa lìa ý hung ác
Dùng ý để tu chơn.
(Kinh Pháp Cú 233)

Cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch
.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lâm Nghĩa đã viết:8. Đức Phật dạy La Hầu La (1):

Đức Phật chỉ dẫn La Hầu La làm sao để suy xét mọi hành động của mình:

- Cái gương dùng để làm gì ? – Ngài hỏi.

- Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy:

- Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không ? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.
Mỗi khi quán chiếu và thấu rõ,
Các uẩn khỏi sanh rồi hoạt diệt.
Phỉ và lạc Thầy tu hưởng thọ.
Chỉ bực bất tử mới thấy biết.


Phỉ Lạc: = niềm vui sướng. Phỉ, dịch chữ Pali Piti, niềm vui khi ngồi thiền đắc định. Lạc là các thú vui, ở đây, chỉ thú vui tinh thần.

Các uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

Bất tử: chẳng Tử, chẳng chết. Bực Bất-tử là bực đã chứng được vô sanh, chẳng còn sanh lại trong lục đạo nữa nên gọi là chẳng chết, Nhục thể thì cũng giống như phàm phu, có thân tứ đại thì cũng phải theo nhân duyên mà hoạt diệt.( Bực A-la-hán)


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

9. Đức Phật dạy La Hầu La (2):

Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã nói dối. Sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm La Hầu La. La Hầu La mời cha ngồi, rồi lấy một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục hồi đó.

Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:

- Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không ?

- Dạ, con có thấy. – La Hầu La thưa.

- Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.

La Hầu La đỏ mặt lên.

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói:

- Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:

- Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như thế này nếu như người đó cố tình nói dối.

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:

- Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó Ngài dạy con:

- Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

10. Đức Phật dạy La Hầu La (3):

Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. La Hầu La và cha mình đang đi thiền hành. Trong lúc thiền hành, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và tư tưởng đó Đức Phật đã đọc được. Ngài nói với con:

- Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi, không phải là của tôi, không phải là tự ngã của tôi.

Rồi Đức Phật giảng tiếp:

- Ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ khái niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi.

Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không ăn uống gì cả suốt ngày hôm đó.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Và người khác không biết …
Đức Phật thuyết bài pháp này cho các Tỳ-kheo ở Kosambi khi Ngài ngụ tại Kỳ Viên.

5A. CÁC TỲ KHEO CÃI NHAU
Tại Kosambi, trong tinh xá Ghosita có hai Tỳ-kheo trú ngụ, một vị là luật sư, vị kia là pháp sư, mỗi vị dẫn đầu năm trăm tăng. Một hôm, vị pháp sư sau khi tắm xong đã chừa lại một ít nước trong bồn tắm và đi ra. Kế đó, vị luật sư đi vào thấy nước dư, lúc trở ra ngoài ông hỏi bạn:
- Này huynh, có phải huynh đã chừa nước lại không?

Vị pháp sư đáp:
- Vâng, huynh ạ!
- Nhưng huynh không biết là đã phạm lỗi sao?
- Thật ra tôi không biết.
- Này huynh, đó là một lỗi.
- Như thế, tôi sẽ sám hối về lỗi ấy.
- Dĩ nhiên, này huynh! Nếu huynh không cố ý làm, vô tâm thì không gọi là lỗi.

Nghe vị luật sư bảo thế, vị pháp sư yên chí xem như không có lỗi. Ấy thế mà vị luật sư lại nói với học chúng của mình:
- Vị pháp sư dù đã phạm lỗi vẫn không thấy lỗi.
Và nhóm học chúng này khi gặp nhóm học chúng của vị pháp sư liền kháo nhau:
- Thầy của các anh đã phạm lỗi mà không nhận lỗi.
Học chúng của vị pháp sư về kể lại với thầy mình. Vị pháp sư nghe qua liền đáp:
- Vị luật sư này trước đó đã nói là không lỗi, bây giờ nói có lỗi. Ông ta là người dối trá.
Học chúng của hai bên gặp nhau, rồi lời qua tiếng lại:
- Thầy của các huynh là người dối trá!
Họ tranh cãi nhau. Và vị luật sư thừa cơ hội tuyên án tẩn xuất vị pháp sư vì đã không nhận lỗi. Từ đó, ngay đến những thí chủ cúng dường cho họ cũng chia làm hai phe, ngay cả những cô ni được họ dạy, cả thiện thần hộ pháp, bạn bè và những người thân tín, chư thiên trên trời, lan đến Phạm thiên đều như thế. Mọi người, ngay cả những người chưa quy y cũng chia làm hai phe. Sự tranh cãi lan rộng từ trời Tứ thiên vương cho đến trời Đế Thích.
Đến mức độ đó thì có một Tỳ-kheo tới gần Thế Tôn thưa kể tự sự: "Những người tuyên án tẩn xuất thì giữ quan điểm rằng pháp sư bị tẩn xuất là đúng luật, ngược lại những người bênh vực thì cho rằng trái luật, và tụ họp lại để ủng hộ pháp sư mặc dù những người tuyên bố tẩn xuất cấm họ làm như vậy". Đã hai lần Thế Tôn nhắn hai bên Tỳ-kheo hãy đoàn kết, và đều nhận được câu trả lời:
- Bạch Thế Tôn! Họ không chịu đoàn kết.
Lần thứ ba, Thế Tôn bảo:
- Tăng đoàn đã bị chia rẽ!
Nói xong, Phật đến chỗ các Tỳ-kheo và chỉ cho nhóm vị Tỳ-kheo luật sư, người tuyên bố tẩn xuất, sự sai lầm trong quyết định ấy, và đối với nhóm vị Tỳ-kheo pháp sư, người không nhận lỗi, Ngài cũng chỉ sự sai lầm trong hành động ấy. Một lần nữa, Phật bắt các Tỳ-kheo kiết trai và khiến họ hành sám ngay tại chỗ, trong khu vực giới hạn. Ngài đặt luật cho các Tỳ-kheo, nếu gây gổ trong phòng ăn hoặc các nơi khác, họ bắt buộc phải ngồi chỗ riêng biệt trong trai đường.
Nhưng các Tỳ-kheo vẫn không ngừng gây nhau, đức Phật lại đi đến nơi và khuyên răn:
- Đủ rồi, các Tỳ-kheo! Đừng gây gổ nữa! Gây gổ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi, mọi thứ này đều nguy hại. Bởi lẽ vì tranh cãi một con chim bé bỏng cũng làm một con voi quý phải chết.
Và đức Phật kể chuyện Bổn Sanh "Con Chim Nhỏ". Ngài dạy tiếp:
- Các Tỳ-kheo, hãy đoàn kết! Hãy dừng tranh cãi, vì sự tranh cãi mà hàng ngàn con chim nhỏ đã mất mạng.
Và Ngài kể chuyện Bổn Sanh "Những Con Chim". Nhưng dù vậy họ vẫn không nghe lời Phật, và một ngoại đạo muốn Phật bớt phiền nhiễu, thưa rằng:
- Bạch Ngài, đấng Thế Tôn, đấng Pháp Vương! Hãy ở nhà! Đấng Thế Tôn! Ngài hãy sống một đời vô sự và tự tại ở cõi này. Chúng con có gây gổ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi nhau mới làm sáng tỏ ai phải ai trái.
Liền đó, đức Phật kể chuyện Bổn Sanh như sau: "Có một lần, này các Tỳ-kheo, Phạm-ma-đạt trị vì Ba-la-nại, là vua xứ Kāsi. Phạm-ma-đạt gây chiến với vua Dīghati KoSala, đánh chiếm vương quốc và giết vua khi đang cải trang. Con trai của Dīghati là hoàng tử Dīghāvu, mặc dù biết rằng Phạm-ma-đạt là kẻ giết cha mình, vẫn tha mạng kẻ thù. Do đó họ sống hòa bình với nhau".
Và Ngài huấn thị các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, lòng kiên nhẫn và tư cách phong nhã của những ông vua hay sử dụng dao gậy cao đẹp thế đó. Tỳ-kheo, các ông là những kẻ xuất gia được giáo huấn bằng Pháp và Luật chu đáo như thế, phải làm sao chiếu sáng thế gian hơn với lòng kiên nhẫn và tư cách cao nhã của các ông chứ.

Dù đã được khuyên nhủ như thế, các Tỳ-kheo vẫn không đoàn kết theo lời Phật. Không vui vì phải sống trong cảnh ồn náo, không thoải mái vì bị quấy rầy, hơn nữa các Tỳ-kheo này không đếm xỉa đến lời Phật dạy, nên Thế Tôn quyết định sống độc cư tránh xa đám người chộn rộn. Sau khi đi khất thực ở Câu-thâm, không từ giã Tăng đoàn, đức Phật đắp y, ôm bát, một mình đi đến Bālaka, chỗ bán muối, tại đây Ngài thuyết pháp cho Trưởng lão Bhagu về đời sống độc cư. Rồi Ngài đến Đông Trúc Lộc Giã, và thuyết pháp cho ba chàng trai gia thế về hạnh phúc an lành của sự hòa hợp. Và từ đó, Ngài đến Pārileyyaka. Ở đó, dưới gốc cây Sala đẹp đẽ, trong rừng Bảo Hộ, đức Thế Tôn đã trải qua một mùa hạ an vui, có voi Pārileyyaka phục vụ.
Khi nhóm cư sĩ ở Câu-thâm đến tinh xá và không gặp đấng Đạo sư, họ hỏi các Tỳ-kheo:
- Thưa chư Tôn giả, đấng Đạo sư đi đâu?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Vào rừng Pārileyyaka.
- Tại sao thế?
- Ngài cố gắng hòa hợp chúng tôi, nhưng chúng tôi không hòa hợp được.
- Này chư Tôn giả, có phải các vị, sau khi được chấp nhận là Tỳ-kheo dưới sự lãnh đạo của Đạo sư, lại cãi lời Ngài lúc Ngài yêu cầu các vị hòa hợp?
- Đúng thế, đạo hữu.
Rồi có người nói tiếp:
- Những vị Tỳ-kheo này, sau khi được thu nhận làm Tỳ-kheo dưới sự lãnh đạo của Đạo sư, lại không muốn hàn gắn những rạn nứt theo lời yêu cầu của Ngài. Đây hoàn toàn do lỗi của họ mà chúng ta không được gặp Phật. Đối với những Tỳ-kheo này, chúng ta nhất quyết sẽ không mời ngồi và cũng không bao giờ kính lễ hoặc cúng dường nữa.
Và từ đó họ không thèm cúng kính các Tỳ-kheo nữa. Hậu quả là các Tỳ-kheo bị thiếu vật thực và gần chết đói, nên chỉ sau vài ngày các Tỳ-kheo đã biết phục thiện. Rồi họ sám hối nhau, xin được tha thứ. Họ bảo các cư sĩ:
- Đạo hữu! Chúng tôi đã hòa hợp. Xin đối với chúng tôi như xưa.
- Thưa chư Tôn giả, các vị xin sám hối với đức Thế Tôn chưa?
- Chưa, đạo hữu.
- Vậy thì hãy xin sám hối Thế Tôn. Và ngay khi được Phật tha lỗi, chúng tôi sẽ trở lại với các vị như trước.
Nhưng vì đang giữa mùa an cư, các Tỳ-kheo không thể đến gặp Phật, và họ kiết hạ trong sự thiếu thốn, trong khi Phật thì an vui, được voi hầu hạ. Con voi này là voi đầu đàn đã rời bầy và vào rừng với lý do độc nhất là muốn được an vui. Nó nói:
Nguồn: http://thuongchieu.net/index.php?option ... Itemid=359


Có một điều kỳ khôi ở đây dù ở đời nào, thời kỳ nào, thời điểm nào, không gian nào khi có cãi nhau bảo vệ cái ý kiến này của ta là đúng thì ngày cả có Phật đên khuyên cũng khó mà chịu nghe được :((

- Bạch Ngài, đấng Thế Tôn, đấng Pháp Vương! Hãy ở nhà! Đấng Thế Tôn! Ngài hãy sống một đời vô sự và tự tại ở cõi này. Chúng con có gây gổ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi nhau mới làm sáng tỏ ai phải ai trái.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Những mẩu chuyện về Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Họ tranh cãi nhau.
- Tăng đoàn đã bị chia rẽ!
- Đủ rồi, các Tỳ-kheo! Đừng gây gổ nữa! Gây gổ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi, mọi thứ này đều nguy hại.
VoMinhDaCheMo
Có một điều kỳ khôi ở đây dù ở đời nào, thời kỳ nào, thời điểm nào, không gian nào khi có cãi nhau bảo vệ cái ý kiến này của ta là đúng thì ngày cả có Phật đên khuyên cũng khó mà chịu nghe được
Đáng thương ! Đến Đức Phật khuyên cũng khó mà chịu nghe được.
Thời bây giờ càng tội nghiệp hơn ! Vì Đức Phật đã nhập Niết Bàn rồi.
- Bạch Ngài, đấng Thế Tôn, đấng Pháp Vương! Hãy ở nhà! Đấng Thế Tôn! Ngài hãy sống một đời vô sự và tự tại ở cõi này. Chúng con có gây gổ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi nhau mới làm sáng tỏ ai phải ai trái.
Câu thời nay :" Phải bị khảo mới tiến " hoặc " Phải bị khảo mới biết đạo cao hay thấp " (phát ngôn của một vị Thầy, Cao Tăng hay Minh sư ?, phát ngôn của một vị sở chứng sở đắc ?)
" Vàng Thật hay vàng giả ?" ./..,.,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách